1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa k15 khoa kinh tế quản trị trường đại học gia định

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa K15, khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định
Tác giả Nguyễn Minh Khánh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Duy Phương
Trường học Trường Đại học Gia Định
Chuyên ngành Kỹ năng mềm
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 833,06 KB

Nội dung

Chúng ta có thể thấy rõ qua việc tuyển dụng nhân viên nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu về kỹ năng chuyên môn mà còn cần có kỹ năng mềm để hỗ trợ cho công việc được vận hành một cách tốt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

  

ĐỀ TÀI:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

Trang 2

T RƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

  

ĐỀ TÀI:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

Trang 3

M ỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC HÌNH ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Kết cấu của bài: 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KỸ NĂNG MỀM 3

1.1.Khái niệm và cơ sở khoa học về kỹ năng: 3

1.1.1 Khái niệm về kỹ năng: 3

1.1.2 Cơ sở khoa học về kỹ năng: 3

1.2.Khái niệm về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: 4

1.2.1 Khái niệm kỹ năng cứng: 4

1.2.2 Khái niệm kỹ năng mềm: 4

1.3.Một số kỹ năng mềm: 4

1.3.1 Kỹ năng làm việc nhóm: 4

1.3.2 Kỹ năng tư duy phản biện: 7

1.3.3 Kỹ năng phát hiện vấn đề và đặt vấn đề một cách chính xác: 9

1.3.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề: 10

1.3.5 Kỹ năng thuyết trình: 14

1.4.Tầm quan trọng của kỹ năng mềm: 16

1.5.Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên khối ngành kinh tế: 17

1.6.Các nhân tố tác động đến việc phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN KHÓA K15, KHOA KT – QT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH 21

Trang 4

2.1.Thực trạng phát triển kỹ năng mềm của nhà trường đối với sinh viên: 21

2.2.Thực trạng phát triển kỹ năng của sinh viên khóa K15, khoa KT – QT, trường Đại học Gia Định 22

2.2.1 Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng mềm 23

2.2.2 Những điểm mạnh và hạn chế về kỹ năng mềm của sinh viên: 25

2.3.Những yếu tố tác động đến quá trình phát triển kỹ năng mềm 27

2.3.1 Sự quan tâm của giảng viên đối với kỹ năng mềm của sinh viên 28

2.3.2 Sự hỗ trợ của nhà trường đối với kỹ năng mềm của sinh viên 29

2.3.3 Khả năng vận dụng kỹ năng mềm vào trong thực tế 29

2.3.4 Thái độ rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên 30

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 31

3.1.Giải pháp cho những khó khăn đối với với khả năng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên 31

3.2.Kiến nghị 31

3.2.1 Đối với nhà trường: 31

3.2.2 Đối với giảng viên: 32

3.2.3 Đối với sinh viên: 32

KẾT LUẬN 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

PHỤ LỤC 35

Trang 5

L ỜI CẢM ƠN

“Để hoàn thành bài tiểu luận này, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Gia Định vì đã tạo điều kiện về môi trường học tập và ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập Cảm ơn giảng viên bộ môn – Th.S Nguyễn Duy Phương đã giảng dạy tận tình và chỉ dẫn chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.”

Trang 6

DANH M ỤC HÌNH

Hình 1.1 Kỹ năng làm việc nhóm

Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển của nhóm

Hình 1.3 Phân biệt tư duy phản biện với chê bai

Hình 1.4 Phương pháp đặt câu hỏi 5W1H

Hình 1.5 Quy trình giải quyết vấn đề

Hình 2.1 Một số môn KNM được đưa vào chương trình học tập

Trang 7

DANH M ỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Giới tính

Biểu đồ 2.2 Mức độ quan tâm về kỹ năng mềm

Biểu đồ 2.3 Khả năng muốn học hỏi và phát triển kỹ năng mềm

Biểu đồ 2.4 Môi trường cần trang bị kỹ năng mềm

Biểu đồ 2.5 Kỹ năng mềm có cần thiết cho sinh viên

Trang 8

DANH M ỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng đánh giá khả năng vận dụng kỹ năng mềm Bảng 2.2 Yếu tố tác động đến quá trình rèn luyện kỹ năng mềm

Trang 9

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

KT – QT Kinh tế - Quản trị GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa

KH - CN Khoa học công nghệ

CV Curriculum Vitae Hồ sơ ứng tuyển

Trang 10

M Ở ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong một xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ về văn hóa và kinh tế như hiện nay

Để có thể hội nhập và bắt kịp xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới thì thế hệ tuổi trẻ bây giờ là lực lượng không thể thiếu Đặc biệt là các bạn sinh viên có thể nói là tầng lớp tri thức góp phần phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của nước nhà Nhưng vấn đề xảy

ra hiện nay là hầu hết các bạn sinh viên đều thiếu kỹ năng mềm Chúng ta có thể thấy rõ qua việc tuyển dụng nhân viên nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu về kỹ năng chuyên môn mà còn cần có kỹ năng mềm để hỗ trợ cho công việc được vận hành một cách tốt nhất, vì theo các chuyên gia và nhà tuyển dụng để bản thân mình thành công trong một lĩnh vực nào đó thì kỹ năng cần thiết là kỹ năng chuyên môn và KNM trong đó kỹ năng

mềm chiếm đến 75% Các doanh nghiệp còn tổ chức các khóa học kỹ năng mềm cho nhân viên của họ vì họ thấy được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng KNM của sinh viên hiện nay vẫn còn hạn chế Những KNM mà các bạn sinh viên cần có như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp Bên cạnh đó để có thể lập ra một lộ trình phát triển cho bản thân trong tương lai thì bạn có thể học tập một

số kỹ năng như kỹ năng kiểm soát cảm xúc, làm chủ sự thay đổi, kỹ năng thiết lập mục tiêu Những kỹ năng này các bạn sinh viên đều có thể học tập và có thể làm chủ được Nhiều bạn sinh viên trong trường cũng đã nhận thức được rằng sự quan trọng của KNM đối với công việc, học tập và trong cuộc sống ở thời gian hiện tại và sau này Nhưng hầu như các bạn luôn cho rằng bản thân mình còn yếu về kỹ năng giao tiếp, không có khả năng giải quyết vấn đề, không có khả năng làm việc nhóm Tóm lại là các bạn sinh viên cho rằng bản thân mình còn nhiều thiết sót và cần phải cải thiện KNM Nguyên nhân này xuất phát từ việc các bạn sinh viên còn thiếu sự chủ động trong việc rèn luyện KNM, các bạn chỉ nghĩ là bản thân mình cần cải thiện nhưng không có kế hoạch và hành động Để có thể đánh giá được nhận thức của sinh viên về KNM, trình độ KNM của sinh viên ở mức độ nào, đâu là nguyên nhân tác động đến KNM, làm sao để có thể rèn luyện

và phát triển KNM thì việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp giúp cho các bạn sinh viên

có định hướng đúng đắn về việc phát triển KNM của bản thân là điều hết sức cần thiết

Vì vậy để làm rõ được vấn đề trên tác giả quyết định chọn đề tài “Thực trạng phát triển KNM của sinh viên khóa K15, Khoa Kinh tế - Quản trị, trường Đại học Gia Định”

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Giúp cho người đọc biết được khái niệm, vai trò, tầm quan trọng của KNM trong quá trình học tập, công việc và trong cuộc sống Tập trung phân tích thực trạng KNM của sinh viên hiện nay Giúp cho người đọc có được các nhìn tổng quan về thực trạng phát triển KNM của sinh viên Đại học Gia Định, khóa K15, khoa KT – QT Khẳng định được tầm quan trọng của KNM và từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục

và cải thiện những khó khăn của sinh viên trong quá trình phát triển KNM

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

• Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển và khả năng ứng dụng KNM của sinh viên trường Đại học Gia Định, khóa K15, khoa KT – QT

• Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên khóa K15, khoa KT – QT, Đại học Gia Định

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong bài tiểu luận này tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tổng hợp lý luận về khái niệm và tầm quan trọng của KNM Phân tích thực trạng của sinh viên khóa K15, khoa KT – QT, trường Đại học Gia Định

5 Kết cấu của bài:

Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính như sau:

• Chương 1: Cơ sở lý luận của kỹ năng mềm

• Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Gia Định, khóa K15, khoa KT – QT

• Chương 3: Giải pháp và kiến nghị đối với khả năng phát triển kỹ năng mềm

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KỸ NĂNG MỀM

1.1 Khái niệm và cơ sở khoa học về kỹ năng:

1.1.1 Khái niệm về kỹ năng:

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng:

Theo Viện ngôn ngữ học “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.”

Theo tác giải Nguyễn Tiến Đạt “Kỹ năng về cơ bản là một dấu hiệu chung và bao quát của sự sẵn sàng đạt được một thành tích với trình độ và cường độ phù hợp ở một thời điểm nhất định trong những điều kiện nhất định hoặc là của sự sẵn sàng học được các kiến thức và hành động cần thiết cho việc đạt được thành tích đó Mức độ đạt thành tích

có cơ sở ở hoặc là giáo dục và luyện tập, hoặc ở các yếu tố bẩm sinh, ở các tố chất cơ

bản không phụ thuộc vào kinh nghiệm Như vậy kỹ năng được hiểu là sự sẵn sàng học tập và đạt thành tích và cần dẫn tới việc giải quyết được các vấn đề thông qua lao động

Kỹ năng nó còn được xem là năng lực của một người

1.1.2 Cơ sở khoa học về kỹ năng:

Khi một người bỏ công sức để tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó người ta thường có các mục tiêu khác nhau có người thì học cho biết, có người học vì bản thân cảm thấy thích thú, đam mê về lĩnh vực đó, có người học để áp dụng vào trong cuộc sống Người học

để vận dụng vào trong cuộc sống bắt buộc phải được huấn luyện các kỹ năng

Theo nhà tâm lý học người Mỹ Benjamin Bloom và nhà tâm lý học người Anh Dave khi

đề cập đến mục đích học tập đã chỉ ra 3 lĩnh vực của mục đích học tập với các mức độ khác nhau:

Trang 13

• Lĩnh vực nhận thức: mục đích học tập liên quan đến kiến thức

• Lĩnh vực cảm xúc: mục đích học tập liên quan đến hứng thú, các thái độ và giá trị

• Lĩnh vực tâm vận: mục đích học tập liên quan đến các kỹ năng thực hành

1.2 Khái niệm về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm:

1.2.1 Khái niệm kỹ năng cứng:

Kỹ năng cứng là những kiến thức, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn mà bản thân mình có được Kỹ năng cứng thường được tích lũy và rèn luyện từ các kỹ năng khác như kỹ năng trí tuệ, kỹ năng giao tiếp căn bản (nghe, nói, đọc, viết), kỹ năng tự học, kỹ năng trí tuệ

1.2.2 Khái niệm kỹ năng mềm:

Kỹ năng mềm là một khái niệm rộng Đây là những kỹ năng thuộc tính cách con người không mang tính chuyên môn, không thể sở nắm được Ví dụ sự tận tâm, sự dễ chịu, tính lạc quan, khả năng hài hước, khả năng giao tiếp hiệu quả, khả năng ứng xử trước những lời phê bình Kỹ năng mềm cũng là khả năng, là cách thức tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn

Một trong những yếu tố giúp cho con người thành công và có cuộc sống tốt là kết hợp được hai kỹ năng đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Đó chính là năng lực của mỗi người, giúp họ lựa chọn được những phương án tối ưu để giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả nhất, tự tin vào bản thân nhưng không kêu ngạo, không nản chí trước thất bại, không chịu đầu hàng trước những khó khăn và thử thách

1.3 Một số kỹ năng mềm:

Hiện nay đối với sinh viên kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phát hiện vấn đề và đặt vấn đề một cách chính xác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình

1.3.1 Kỹ năng làm việc nhóm:

* Định nghĩa: Nhóm là một tập hợp gồm nhiều người mà ở đó mọi người đều có cùng

mục đích và cách tiếp cận công việc Chúng ta có thể thấy rõ nhất là thời gian học đại học hoặc khi đi làm đều có những đội nhóm cùng nhau làm việc

Trang 14

Hình 1.1: K ỹ năng làm việc nhóm

(Nguồn: Internet)

* Vai trò: Mỗi người đều có một khả năng và sở trường riêng của bản thân Cho nên để công việc được thực hiện một cách tốt nhất là phải biết kết hợp giữa nhiều người với nhau từ đó tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát triển được sở trường của mình để giúp công việc được hoàn thành sớm nhất và tốt nhất có thể Nếu công việc có nhiều quy trình và chỉ có một người làm hết tất cả mọi thứ thì sẽ rất khó khăn trong việc hoàn tất công việc đó Chưa kể khi làm thì sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề sẽ gây khó khăn làm cho chúng ta chán nản và có thể từ bỏ Nếu làm việc nhóm thì sẽ khác cùng nhau giải quyết vấn đề, cùng nhau vượt qua khó khăn

* Các giai đoạn phát triển của nhóm: Theo Don Hellriegel và John W.Slocum, các

nhóm phát triển qua 5 giai đoạn: Hình thành, xung đột, củng cố, hoạt động, kết thúc

Hình 1.2 : Các giai đoạn phát triển của nhóm

(Nguồn: Các tác giả Don Hellriegel và John W.Slocum)

Trang 15

* Cách t ổ chức làm việc nhóm: Lựa chọn thành viên nhóm, chọn nhóm trưởng, xác

định mục đích của nhóm, xác định chuẩn mực của nhóm, có kế hoạch làm việc, sinh hoạt nhóm, trao đổi thông tin trong nhóm

* Các khó khăn thường gặp khi làm việc nhóm và cách khắc phục: mâu thuẫn giữa

các thành viên trong nhóm, mâu thuẫn giữa chuẩn mực và sự sáng tạo, thiếu tin cậy lẫn nhau, thiếu tinh thần trách nhiệm, sợ xung đột

Giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm thì việc xác định các vấn đề đang xảy ra trong nhóm như là các thành viên thiếu tôn trọng lẫn nhau, tị nạnh nhau, các thành viên cảm thấy bất công về lợi ích khi làm việc cùng nhau là điều hết sức cần thiết Từ

đó đưa ra cách giải quyết như xem xét lại cách phân công, giải thích rõ cho các thành viên biết về sự phân chia đó nếu có sự bất công thì cần phải điều chỉnh, cần cho các thành viên hiểu rõ mỗi người đều có một sở trường riêng của bản thân không nên vì một chút thiếu sót mà thiếu tôn trọng và đặc biệt cho họ thấy được nếu để sự mâu thuẫn này tiếp tục xảy ra và không kết thúc thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu và nhiệm

vụ của nhóm đã đưa ra

Giải quyết mâu thuẫn chuẩn mực và sáng tạo khi thành viên có một sáng kiến nào đó không nên đưa vào áp dụng mà phải đưa ra cho các thành viên khác biết và từ đó các thành viên xem xét và phê duyệt thì mới được áp dụng sáng kiến đó vào quá trình làm việc Các thành viên cũng không nên bác bỏ ngay sáng kiến mà phải xem xét sáng kiến

đó nó có ưu điểm gì và còn hạn chế điều gì

Giải quyết thiếu tin cậy lẫn nhau nhóm cần phải chia sẻ ý kiến của bản thân và lắng ghe

ý kiến của nhóm nhiều hơn để các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn

Giải quyết thiếu tinh thần trách nhiệm cần cho các thành viên hiểu rõ về mục tiêu của nhóm muốn hướng đến Đánh giá mức độ hoạt động của các thành viên một cách thường xuyên nhằm hoàn thành mục tiêu đã đưa ra

Một trong những cách giải quyết sợ xung đột là cần tăng sự hiểu nhau hơn trong nhóm, cần cho các bạn trong nhóm hiểu rõ tầm quan trọng và tính cần thiết của việc phê bình

và đóng góp ý kiến, cho nhóm biết mọi ý kiến đều được chấp nhận và phải có sự phê duyệt của nhóm, cần tạo mức độ thân thiết giữa các thành viên trong nhóm cao hơn

Trang 16

* Nâng cao hi ệu quả làm việc nhóm: Một trong những cách có thể cải thiên được hiệu

quả làm việc nhóm là áp dụng phương pháp sáu chiếc mũ tư duy Phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian khi đi vào giải quyết một vấn

đề và ngoài ra nó hỗ trợ xem xét vấn đề một cách toàn diện, kích thích sự sáng tạo Có sáu chiếc mũ tương ứng với sáu màu như màu trắng, đỏ, vàng, đen, xanh lá cây, xanh

da trời Mỗi chiếc mũ sẽ có từng nhiệm vụ cụ thể khác nhau

Mũ trắng: Cung cấp thông tin Chiếc mũ này yêu cầu người đưa ra thông tin phải rõ

ràng, chính xác và đầy đủ nhất có thể

Mũ đỏ: Chiếc mũ này sẽ tượng trưng cho cảm xúc Cảm xúc cũng là thức rất quan trọng

và có ích cho việc giải quyết một vấn đề

Mũ vàng: Chiếc mũ này là nói lên những lợi ích và khả năng phát triển trong tương lai

Càng đưa ra nhiều lợi ích càng tốt

Mũ đen: Đưa ra những khó khăn, sai lầm và những điều tiêu cực Chiếc mũ này rất

quan trọng vì nó giúp ta phải xem xét lại một cách kỹ càng hơn

Màu xanh lá cây: Chiếc mũ này đại diện cho những sáng kiến hay khả năng sáng tạo Các sáng kiến đều được chấp nhận và xem xét

Màu xanh da tr ời: Đây là chiêc mũ bao quát lại toàn bộ vấn đề và đưa ra kết luận 1.3.2 Kỹ năng tư duy phản biện:

* Khái ni ệm: Tư duy phản biện (hay còn gọi là critical thinking) là khả năng suy nghĩ

rõ ràng, hợp lý và có khả năng nhận biết được các mối liên hệ logic giữa các ý tưởng hay các lập luận với nhau Hay nói cách khác tư duy phản biện là cách mà bạn suy nghĩ

về một vấn đề tại một thời điểm cụ thể bao gồm cả việc bạn vận dụng suy nghĩ độc lập

và suy nghĩ phản chiếu, nó không phải là quá trình bạn tích lũy kiến thức và thông tin

* Vai trò: Tư duy phản biện có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người

Tư duy phản biện giúp chúng ta tiếp cận đến những nền tảng kiến thức khoa học mới, cải thiện trong lỗi suy nghĩ và hành động không còn suy nghĩ theo lỗi mòn, theo khuôn mẫu Thúc đẩy sự tìm kiếm các thông tin và dữ kiện để giải quyết vấn đề, phát hiện ra nhiều kiến thức mới, mang lại góc nhìn mới, kích thích khả năng sáng tạo Tư duy phản biện giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan thoát khỏi sự nhìn

Trang 17

nhận vấn đề theo góc nhìn một chiều, phiến diện Tư duy phản biện giúp chúng ta giải quyết một vấn đề ở nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó có thể đề ra các giải pháp giải quyết vấn đề và tư duy phản biện sẽ cho chúng ta biết đâu là phương án

tốt ưu và hiệu quả nhất Tư duy phản biện bao gồm việc tiếp thu và lắng nghe ý kiến của người khác, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác do đó dễ dàng thiết lập được nhiều mối quan hệ với mọi người

Người có kỹ năng tư duy phản biện sẽ đưa ra cách xử lý vấn đề một cách khoa học Họ

có khả năng suy nghĩ độc lập, khác biệt tạo nên giá trị riêng Có thể giúp cho bản thân mình có sự lập luận chặc chẽ, sắc bén Có khả năng đưa ra lập luận, phân tích, phát triển

và chứng minh những lập luận hay ý tưởng đúng sai một cách nhanh chóng

* B ạn cần phân biệt tư duy phản biện và chê bai: Tư duy phản biện không có nghĩa

là cãi nhau, chỉ trích lẫn nhau và chê bai nhau hoặc khi bạn xem xét một vấn đề mà bản thân bạn không có kiến thức nền tảng khoa học nào chứng minh rằng lập luận của bạn đưa ra là hợp lý là chính xác mà bạn vẫn phản bác đó không phải là tư duy phản biện

Hình 1.3: Phân bi ệt tư duy phản biện với chê bai

(Nguồn: Thinking School)

* Để có tư duy phản biện ta cần phải:

• Xem xét vấn đề, đối tượng một cách khách quan

Trang 18

• Tuân thủ nguyên tắc toàn diện

• Tuân thủ các quy luật logic

• Sử dụng thành thạo các dạng thức logic khi suy luận

• Tuân thủ các quy tắc logic khi chứng minh

• Không được ngụy biện

1.3.3 Kỹ năng phát hiện vấn đề và đặt vấn đề một cách chính xác:

* Xác định vấn đề: Một trong những các xác định vấn đề đơn giản và nhanh nhất đó

chính là đặt câu hỏi cho bản thân và tự tìm kiếm câu trả lời Những câu hỏi đó sẽ giúp

bộ não chúng ta hoạt động một cách linh hoạt hơn, nhạy bén hơn và nó sẽ là một bước đệm cho việc giải quyết một vấn đề Chúng ta có thể áp dụng phương pháp đặt câu hỏi 5W1H: What, Where, Who, Why, When, How

Hình 1.4: Phương pháp đặt câu hỏi 5W1H

(Nguồn: iStock)

* Phương pháp phát hiện vấn đề:

• Đọc sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu về các chủ đề mà mình quan tâm

• So sánh một số lý thuyết đã có với thực tiễn đang chứng kiến

• Quan sát thực tế và lắng nghe

• Quan sát thực tế và phát hiện mâu thuẫn

• Xác định được những vấn đề xảy ra trong hoạt động thực tế

Trang 19

• Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo và lắng nghe tranh luận

• Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận

• Nghĩ ngược lại với cách nghĩ thông thường

• Ghi lại những ý nghĩ bất chợt nảy sinh, những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc vào lý do nào

* K ỹ năng đặt vấn đề một cách chính xác: Để đặt vấn đề một cách chính xác ta cần

xem xét vấn đề đó từ nhều góc độ khác nhau và hiểu rõ bản chất của vấn đề đó là gì Đây là cách sẽ tạo nên thuận lợi cho chúng ta có thể giải quyết được vấn đề Xác định chính xác một vấn đề là việc hết sức quan trọng nó sẽ làm cho vấn đề trở nên rõ ràng và

dễ giải quyết hơn Để xác định chính xác một vấn đề ta nên nhìn theo nhiều khía cạnh khác nhau, chia nhỏ vấn đề, đạt chúng trong nhiều vị trí khác nhau, sử dụng câu hỏi

Có 4 cách để xác định vấn đề: Tư duy từ trước ra sau, tư duy từ sau ra trước, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới

* K ỹ năng đặt tên cho vấn đề: Đặt tên cho vấn đề là rất quan trọng vì cái mà tác động

đến người đọc đầu tiên là tên vấn đề Vì thế tên của đề tài là nguyên nhân khiến người

ta quan tâm và muốn tìm hiểu Nếu tên đề tài không tốt sẽ không gây ấn tượng tốt với người nghe Cho nên hãy đặt tên cho vấn đề một cách chính xác nhất Khi ta đặt tên cho vấn đề mà mình giải quyết phải đảo bảo các yêu cầu như sau: tính hấp dẫn, tính khoa học, tính chính xác, tính hợp lý, hình thức đẹp

1.3.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề:

* Khái ni ệm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng mà bản thân có thể xử lý, giải

quyết các vấn đề phát sinh Kỹ năng này là việc tìm ra các phương pháp, giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đang gặp phải Kỹ năng này rất quan trọng trong công việc, học tập và cuộc sống nó giúp cho chất lượng cuộc sống được nâng cao

* Các phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề:

Một trong những phương pháp xử lý vấn đề hiệu quả nhất là phương pháp suy luận: Suy luận là khả năng đưa ra kết luận dựa trên cơ sở dữ liệu đã biết Có một số phương pháp suy luận được áp dụng nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề như suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp, suy luận kiểu loại suy

Trang 20

- Suy luận kiểu diễn dịch: là cách suy luận dựa trên những cái chung, trường hợp chung để đi đến những cái nhỏ, trường hợp nhỏ

- Suy luận kiểu quy nạp: là các suy luận dựa trên nhiều kết quả quan sát mà bản thân

thấy được để tổng kết lại thành một khái quát chung

- Suy luận kiểu loại suy là cách suy luận có được thông qua một suy luận khác, hay

có thể nói là từ một kết quả của việc nghiên cứu này ta suy ra được một kết quả nghiên cứu khác

Phương pháp tiếp cận thông tin để giải quyết vấn đề là một phương pháp bao gồm phương pháp tiếp cận thông tin theo quan điểm duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận thông tin theo quan điểm hệ thống cấu trúc, phương pháp tiếp cận phân tích tổng hợp, phương pháp tiếp cận định tính và định lượng, phương pháp tiếp cận lịch sử và logic, phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh Tất cả các phương pháp này đều hướng đến hoạt động thu thập đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề nhằm giải quyết vấn đề theo hướng tốt và hiệu quả nhất

Hình 1.5: Quy trình gi ải quyết vấn đề

(Nguồn: Giáo trình kỹ năng mềm.)

Trang 21

* Cách th ức chứng minh giải thuyết: giả thuyết là việc dựa trên những thông tin có

được bằng những lý lẽ và lập luận logic từ đó đưa ra các phán đoán hay giải định Để xác định giải thuyết đã đưa ra là chuẩn xác hay chưa thì ta phải tiến hành kiểm chứng

Kiểm chứng thực chất là việc xem xét các giải thuyết đã đưa ra bằng một cách khoa học

và đưa ra các bằng chứng nhằm khẳng định giải thuyết đó là chính xác hay không chính xác, bác bỏ hay chấp nhận Để có thể xác định, chứng minh một giải thuyết là chính xác hay không ta có hai cách để xác định như: Chứng minh trực tiếp và gián tiếp

- “Chứng minh trực tiếp là chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết bằng cách sử dụng các luận cứ đúng đắn, chính xác và sử dụng đúng các phép chứng minh Như vậy tính chân xác của giả thuyết được rút ra từ tính chân thực, chính xác của các luận đề, luận

cứ và các luận chứng dùng chứng minh giả thuyết đó Nếu giả thuyết đúng – vấn đề khoa học đúng – căn cứ đúng – cách chứng minh đúng thì giải thuyết đó được chấp nhận Nhưng ngược lại nếu giả thuyết sai – vấn đề khoa học sai – căn cứ sai – cách chứng minh sai thì giải thuyết đó không được chấp nhận.”

- “Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân thực và chính xác của giả thuyết được khẳng định bằng tính phi chân thực và chính xác của phản giả thuyết chứng minh gián tiếp có hai loại: chứng minh phản chứng và chứng minh phân liệt Trong đó chứng minh phản chứng là chứng minh trong đó tính chân thực và chính xác (tính chân xác của giải thuyết) được chứng minh bằng tính phi chân thực và chính xác của phản giả thuyết Ví dụ, khi chưa chứng minh được có sự sống ngoài trái đất thì lại chứng minh rằng thật vô lý khi nói chỉ duy nhất ở trái đất là có sự sống Còn chứng minh phân liệt là cách chứng minh bằng cách loại bỏ một số căn cứ này để khẳng định một số căn cứ khác Ví dụ, để chứng minh vai trò của KH - CN đối với

sự phát triển của nền kinh tế quốc dân người ta chứng minh rằng ở một số nước không

có nhiều tài nguyên mà vẫn phát triển để khẳng định không phải cứ có tài nguyên

mới phát triển kinh tế được và dẫn chứng cụ thể bằng một số nước phát triển mà GDP của họ phụ thuộc tới 60 - 70% vào yếu tố KH - CN Từ đó khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ đối với nền kinh tế quốc dân.”

* K ỹ năng lọc thông tin cốt lõi khi đọc tài liệu tham khảo: Hiện nay việc tìm kiếm

thông tin mà mình quan tâm hầu hết các thông tin và nguồn tài liệu ấy đều được ghi chép lại dưới hình thức văn bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới Các bài

Trang 22

nghiên cứu và thông tin có rất nhiều nên việc biết cách tìm kiếm và lấy được những thông tin cần thiết là điều hết sức quan trọng Để có thể lọc được những thông tin cốt lõi

về vấn đề mà chúng ta tìm kiếm thì ta cần nhận biết, hiểu rõ vấn đề Cách để có thể lọc được những thông tin quan trọng và cốt lõi của tài liệu cần phải trải qua 3 giai đoạn: Xác định lượng thông tin, phân tích thông tin đã xác định, cuối cùng là chọn lọc và tổng hợp

* K ỹ năng phỏng vấn để thu thập thông tin: Phỏng vấn là một trong những phương

pháp thu thập thông tin rất tốt nhằm giải quyết vấn đề xảy ra Mục đích của phương pháp này được xác định từ trước đó khi xảy ra cuộc phỏng vấn Phỏng vấn được chia làm hai loại phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp Để lên kế hoạch cho cuộc phỏng vấn người phỏng vấn cần xác định rõ buổi phỏng vấn đó dành cho ai, về vấn đề gì, ở đâu và khi nào phỏng vấn, phỏng vấn những gì, chuẩn bị các câu hỏi trước khi phỏng vấn Khi có một buổi

phỏng vấn đều hết sức quan trọng đó chính là đặt câu hỏi và khả năng lắng nghe Khi lắng nghe tốt thì khả năng người phỏng vấn xác định và hiểu rõ rằng về vấn đề hơn Ngoài ra lắng nghe còn thể hiện sự tôn trọng đối với người được phỏng vấn Chúng ta

có thể sử dụng một số câu hỏi trong buổi phỏng vấn như câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi định hướng

* K ỹ năng xử lý thông tin: Khi đi vào giải quyết một vấn đề hay đi vào quá trình nghiên

cứu khoa học thì hai yếu tố không thể thiếu đó là quá trình thu thập thông tin và xử lý thông tin Khi chúng ta thực hiện thu thập các thông tin cần thiết thì tiếp theo là quá trình xử lý thông tin từ đó ta rút ra được kết luận hay quy luật chung nhằm mục đích chứng minh giả thuyết đó là đúng hay sai Có hai cách xử lý thông tin đó chính là xử lý thông tin định tính và xử lý thông tin định lượng

- Xử lý thông tin định tính: Thông tin định tính chỉ thể hiện bản chất hoặc mối quan

hệ giữa các sự vật hiện tượng, xu hướng vận động và phát triển của chúng, xem xét chúng tồn tại hay không, phát triển hay suy giảm Để xử lý thông tin định tính này

ta có thể dùng các phương pháp lập luận logic, phải liên kiết được các khái niệm hay quan điểm và đi đến kết quả cuối cùng mà mình mong muốn Tất cả lập luận phải tuân thủ theo quy tắc đồng thời lập luận đó phải rõ ràng, cụ thể và hợp lý

- Xử lý thông tin định lượng: Thông tin định lượng thể hiện độ lớn, tầm cỡ hay sức

ảnh hưởng tới sự vật, hiện tượng khác Trong các nghiên cứu về kinh tế thông tin

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Harvard Business School Press, Lãnh đạ o nhóm, NXB Thông Tấn, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lãnh đạo nhóm
Nhà XB: NXB Thông Tấn
5. Nguyễn Hữu Lam, Hành vi t ổ ch ứ c, NXB Thống Kê 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi tổ chức
Nhà XB: NXB Thống Kê 2007
6. Võ Văn Huy, Hành vi t ổ ch ứ c, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại Học Kinh Tế Tài Chính Tp. H ồ Chí Minh, 2010.7. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. H: NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi tổ chức
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
1. Don Hellriegel và John W.Slocum, Organizational behavior. Thomsom – South – Western, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organizational behavior
1. Phạm Đình Nghiệm – Bùi Loan Thùy (2010), Giáo trình kỹ năng mềm, 5/5/2023, từ < http://thuvien.due.udn.vn &gt Link
2. Nguyễn Tiến Đạt, Khái niệm kỹ năng và khái niệm kỹ xảo trong đào tạo kỹ thuật và nghề nghệp//Tạp chí phát triển giáo dục. Số 6/2004.- Tr.18-20 Khác
3. Mai Hữu Khuê. Kỹ năng giáo tiếp trong hành chính/Kết quả nghiên cứu khoa học. H.: Học viện hành chính quốc gia, 1997 – Tr.21 Khác
8. Kỹ năng viết bài. H.: NXB Thông Tấn, 2006. Tr.13-19 Khác
9. Nguyễn Duy Bảo. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. H.: NXB Bưu điện, 2007. Tr.30-34 Khác
10. Michael Michalko. Độ t phá s ứ c sáng t ạ o. Bí m ậ t c ủ a nh ữ ng thiên tài sáng t ạ o. H.: NXB tri thức, 2007. Tr.402 Khác
11. Nguyễn Duy Bảo. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. H.: NXB Bưu điện, 2007. Tr.36-56 Khác
12. Angela Murray. Thuyết trình chuyên nghiệp trong kinh doanh. NXB Thành Hóa, 2007 Khác
13. Phong Liễu. Diễn thuyết trước công chúng. NXB Thanh Hóa, 2007 Khác
14. Richard Hal. Thuyết trình thật đơn giản. NXB Lao Động, 2009. Ti ếng nướ c ngoài Khác
2. H. Russel Bernard. Research Methods in Anthropology: Qualitative and Quatitative Approacches, Altamira Press, 1995 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: K ỹ năng làm việ c nhóm. - thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa k15 khoa kinh tế quản trị trường đại học gia định
Hình 1.1 K ỹ năng làm việ c nhóm (Trang 14)
Hình 1.2 : Các giai đoạ n phát tri ể n c ủ a nhóm. - thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa k15 khoa kinh tế quản trị trường đại học gia định
Hình 1.2 Các giai đoạ n phát tri ể n c ủ a nhóm (Trang 14)
Hình 1.3: Phân bi ệt tư duy phả n bi ệ n v ớ i chê bai. - thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa k15 khoa kinh tế quản trị trường đại học gia định
Hình 1.3 Phân bi ệt tư duy phả n bi ệ n v ớ i chê bai (Trang 17)
Hình 1.4: Phương pháp đặ t câu h ỏ i 5W1H. - thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa k15 khoa kinh tế quản trị trường đại học gia định
Hình 1.4 Phương pháp đặ t câu h ỏ i 5W1H (Trang 18)
Hình 1.5: Quy trình gi ả i quy ế t v ấn đề . - thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa k15 khoa kinh tế quản trị trường đại học gia định
Hình 1.5 Quy trình gi ả i quy ế t v ấn đề (Trang 20)
Hình 2.1: M ộ t s ố môn KNM được đưa vào chương trình họ c t ậ p. - thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa k15 khoa kinh tế quản trị trường đại học gia định
Hình 2.1 M ộ t s ố môn KNM được đưa vào chương trình họ c t ậ p (Trang 30)
Qua dữ liệu mà tác giả đã phân tích được thể hiện ở bảng 2.2. Bảng này thể hiện mức  độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quá trình rèn luyện kỹ năng mềm của sinh  viên khóa K15, khoa KT – QT, trường Đại học Gia Định - thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên khóa k15 khoa kinh tế quản trị trường đại học gia định
ua dữ liệu mà tác giả đã phân tích được thể hiện ở bảng 2.2. Bảng này thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quá trình rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên khóa K15, khoa KT – QT, trường Đại học Gia Định (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w