Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hiểu rõ các nguyên nhân khiến khách hàng từ bỏ giỏ hàng:+ Yếu tố về website ví dụ: quy trình thanh toán phức tạp, chi phí vận chuyển cao + Yếu tố về khách
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ - 0 0 0 -
BÀI BÁO CÁO
MÔN HỌC: NHẬP MÔN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
TÊN ĐỀ TÀI HÀNH VI TỪ BỎ GIỎ HÀNG KHI MUA SẮM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH
TẾ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
GVHD: T.S Bùi Thị Thu Hòa
Lớp: 64TMDT2 Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Nguyễn Thị Kim Chi
Kiều Mỹ Dung
Nguyễn Thị Dung Phạm Thị Dung Phạm Vân Dung Nguyễn Minh Hiếu
Hà Nội, 2023
Trang 2CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, TMĐT không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng ViệtNam Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều biến động đốivới nền kinh tế, nhưng lại góp phần tạo nên sự tăng trưởng bứt phá cho TMĐT ViệtNam đã trở thành một trong những thị trường TMĐT tiềm năng nhất khu vựcASEAN Theo báo cáo của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởngtrung bình của TMĐT giai đoạn 2016 - 2019 khoảng 30% Quy mô TMĐT bán lẻhàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USDnăm 2019 Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn lại thông tintrong báo cáo TMĐT Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Companycho thấy, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD Trong
đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyếngiảm 28% Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 -
2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT Việt Nam đạt 52 tỷ USD
Sự phát triển của TMĐT đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng ở ViệtNam Có 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến
là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến
ít nhất 1 lần mỗi tuần đạt mức 59% Đặc biệt, có 85% người tiêu dùng cho biết họđang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid-19bùng phát Có 66% người tiêu dùng cho biết họ luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhấtkhi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình Trong khi đó, 34% còn lạisẵn sàng mua các mặt hàng bất kể có giảm giá hay không trong lần mua hàng trựctuyến gần đây nhất Năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn
51 triệu người, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trựctuyến đạt 12,42 tỷ USD Có 73% người tiêu dùng cho biết họ thường xuyên mua hàngtrên các nền tảng mua sắm TMĐT và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặcmua sắm trên các website quốc tế Theo báo cáo mới đây của Ninja Van (hãng vậnchuyển hàng đầu tại thị trường tại Đông Nam Á), Việt Nam đang chiếm 15% tổng thịtrường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% vàngang bằng với Philippines Báo cáo cho thấy, người Việt Nam yêu thích việc muasắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số Nhưng vấn đề được đặt ra là mặc
dù nhiều người mua sắm online nhưng việc tạo ra thu nhập và lợi nhuận lại khôngđược cao Đừng nghĩ rằng việc thu hút khách hàng truy cập vào là đã thành công.Theo thống kê, có đến hơn 67% khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sảnphẩm, thêm sản phẩm vào giỏ nhưng từ chối bấm chọn nút Thanh toán Đây là mộttrong những vấn đề nhức nhối khiến chủ kinh doanh không thể tối ưu hóa doanh thu
cho cửa hàng mình Chính vì thế, chúng tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Hành vi từ
bỏ giỏ hàng của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Thủy Lợi”
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 3Trên cơ sở khái quát, bổ sung một số vấn đề lý luận về hành vi từ bỏ giỏ hàng khimua sắm trực tuyến, chúng tôi làm rõ khung phân tích của đề tài nghiên cứu, sử dụngkhung phân tích để mô tả hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại họcThủy Lợi, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của sinh viên Thủy Lợi Từ
đó đề xuất những hàm ý quản trị, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh trựctuyến
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hiểu rõ các nguyên nhân khiến khách hàng từ bỏ giỏ hàng:
+) Yếu tố về website (ví dụ: quy trình thanh toán phức tạp, chi phí vận chuyển cao)
+) Yếu tố về khách hàng (ví dụ: do dự về giá cả, không tin tưởng vào website) +) Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng:
+) Cải thiện trải nghiệm người dùng trên website
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Thủy Lợi Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hành vi từ bỏ giỏ hàng khi mua sắm trựctuyến của sinh viên tại Khoa Kinh tế và Quản lý
Thời gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu thu thập số liệu sẽ được thực hiện từ ngày 14/03/2024 – 16/03/2024
1.4 Cấu trúc của đề tài
Bố cục được chia làm 5 chương như sau:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 4CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
Trang 5CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm giỏ hàng thương mại điện tử
Giỏ hàng thương mại điện tử là một tính năng trên trang web bán hàng trực tuyến, chophép người dùng tạm lưu trữ và quản lý các sản phẩm mà họ muốn mua
Người dùng có thể thêm, xóa hoặc điều chỉnh số lượng của các sản phẩm trong giỏ hàng trước khi tiến hành thanh toán
2.1.1.2 Khái niệm hành vi từ bỏ giỏ hàng
Hành vi mua hàng đặc biệt rõ ràng trong bối cảnh bán lẻ trực tuyến, nơi nhiều người mua sắm đặt các mặt hàng vào giỏ hàng ảo của họ nhưng không hoàn tất việc mua hàng, do đó từ bỏ giỏ hàng của họ Được gọi là từ bỏ giỏ hàng ảo hoặc trực tuyến, chúng tôi định nghĩa hành vi này là việc người tiêu dùng đặt các mặt hàng vào giỏ hàng trực tuyến của họ mà không mua bất kỳ mặt hàng nào trong phiên mua sắm trực tuyển đó
2.1.1.3 Sàn thương mại điện tử
Sàn TMĐT là Website TMĐT cho phép các tố chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ lên đó (Khoản 2Điều 2 Thông tư 46/2010/TT-BCT (Bộ Công Thương, 2010) Trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi thực hiện dựa trên hành vi mua sắm của người tiêu dùng(Consumer) trên sàn TMĐT, vậy nên hình thức sàn TMĐT được triển khai nghiên cứu
là sàn TMĐT B2C (Doanh nghiệp với người dùng)
2.1.1.4 Khái niệm mua sắm trực tuyến
Mua sắm trực tuyến theo định nghĩa của Mastercard Worldwide Insights
(2008) là quá trình mua hàng hóa và dịch vụ từ các thương gia bán qua internet Mua sắm trực tuyến cũng được biết đến với các tên gọi khác là mua hàng qua internet, mua sắm điện tử, mua hàng trực tuyến hoặc mua sắm qua internet
2.2 Các cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
2.2.1.Lý thuyết chú ý hạn chế (Limited Attention Theory)
Sự chú ý cá nhân là một nguồn lực hạn chế và khan hiếm, đặc biệt là khi cá nhân phải đối mặt với nhiều lựa chọn phức tạp Trái ngược với các tùy chọn ít có khả năng thu hút sự chú ý của cá nhân, các tính năng quan trọng hơn có thể giúp các cá nhân đưa ra quyết định Hiệu quả thu hút sự chú ý cá nhân làm cho việc ra quyết định dễ dàng hơn.Ngược lại, khi sự chú ý hạn chế bị phân tâm bởi các thuộc tính hoặc đặc điểm không
Trang 6liên quan, cá nhân sẽ cảm thấy bối rối và áp lực cao hơn Nghiên cứu về sự chú ý hạn chế chủ yếu xoay quanh tính cách thu thập thông tin Ví dụ, các nhà đầu tư cho thấy hành vi mua bất thường trên cổ phiếu thu hút sự chú ý lớn và các cá nhân có phản ứngchậm khi đối mặt với thông tin cạnh tranh, v.v Tương tự, trong khi mua sắm, có những nhiệm tương tự, trong khi mua sắm, có những nhiệm vụ mục tiêu và nhiệm vụ không phải mục tiêu ảnh hướng đến việc lựa chọn sự chú ý.
Mua sắm trực tuyến chủ yếu nắm bắt thời gian mong muốn của người tiêu dùng Mua sắm có mục đích còn được gọi là mua sắm chỉ cần thiết Nó thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua tìm kiếm, so sánh giá, quảng cáo từ khóa, v.v và người tiêu dùng sẽ hoàn thành quá trình mua sắm một cách có mục tiêu Cụ thể, trong bối cảnh mua sắm được nhắm mục tiêu, phương pháp tìm kiếm thông tin của truy vấn thường được sử dụng Người dùng nhập từ khóa vào hộp tìm kiếm và sau đó tiến hànhlọc sự chú ý trong kết quả được trình bày trên trang web So với mua sắm với mục tiêu và nhiệm vụ, mua sắm không mục đích còn được gọi là mua sắm giải trí Nhu cầucủa người tiêu dùng là mơ hồ và chờ đợi để được đánh thức Người tiêu dùng sẽ mongmuốn được đánh thức bởi các sản phẩm mới lạ, được hỗ trợ bởi tâm trạng duyệt web
và phiêu lưu Tại thời điểm này, sự chú ý của người tiêu dùng sẽ bị phân tâm và khôngtập trung Chức năng của giỏ hàng chủ yếu tập trung vào vai trò yêu thích, và hành vi
từ bỏ giỏ hàng sẽ cao hơn nhiều so với nhiệm vụ mục tiêu Các sản phẩm được thêm vào giỏ hàng sẽ không còn được tìm kiếm tích cực nữa, điều này sẽ khiến người tiêu dùng quên
2.2.2.Lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler
Theo Philip Kotler (2000) hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là: "Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm,
sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ"
Hay theo như định nghĩa của Blackwell và các cộng sự (2006): "Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm,
sở hữu, sử dụng loại bỏ sản phẩm/dịch vụ Nó bao gồm cà những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó"
Theo David L Loudon & Albert J Della Bitta: "Hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hóa và dịch vụ"
Tương tự, theo quan điểm của Leon G Schiffman & Leslie Lazar Kanuk:"Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý loại bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ"
Từ các định nghĩa trên cho thấy, hành vi người tiêu dùng là quá trình mà cá nhân, tổ chức quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm hay dịch vụ để thoa mãn nhu cầu hoặc mong muốn của họ Định nghĩa về hành vi người tiêu dùng bao gồm nhiều hoạt động
và vai trò khác nhau của người tiêu dùng
Trang 7Hành vi người tiêu dùng có tính năng động và tương tác vì nó chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động qua lại với môi trường.Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng của mình mua sản phẩm và sử dụng như thế nào.
2.2.3.Lý thuyết hành vi của người mua Howard và Sheth (1969)
Tương tự như mua sắm truyền thống, người mua sắm trực tuyến hình thành nhu cầu hoặc mong muốn, họ tìm kiếm, xem xét các lựa chọn thay thế, đánh giá chúng và quyết định có nên mua các mặt hàng trong giỏ hàng hay không Sau khi xác định nhu cầu hoặc mong muốn, một người mua sắm trực tuyến duyệt qua các trang web trong giai đoạn tìm kiếm trực tuyến Trong khi một số người mua sắm trực tuyến tìm kiểm với động cơ mua hàng tại phiên đó, đối với những người khác, tìm kiếm là một phần của tìm kiếm liên tục có mục đích Để tối đa hóa hiệu quả thu thập thông tin và thu hẹp tình trạng quá tải thông tin, người mua sắm trực tuyến có thể sử dụng giỏ hàng ảo
để tổ chức bộ cân nhắc của họ Người mua sắm trực tuyến cũng tìm kiếm và mua sắm trực tuyến để tự do, kiểm soát hoặc vui vẻ
Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, việc xem xét xảy ra khi người mua sắm đặt các mặt hàng quan tâm vào giỏ hàng của họ Một số người mua sắm có thể đặt các mặt hàng đang được xem xét trong giỏ hàng của họ như một danh sách mong muốn, một cách để đánh dấu sản phẩm, để giải trí hoặc để có được tổng chi phí Do đó, người mua sắm có thể sử dụng giỏ hàng của họ để giúp giảm dần các tùy chọn cho một bộ cân nhắc sẽ được đánh giá thêm Sau đó, đánh giá trực tuyến xảy ra khi người mua sắm trực tuyến xem xét nội dung giỏ hàng và phân tích các mặt hàng trong bộ gợi lên dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và tiêu chí mua hàng duy nhất của họ Người mua hàng so sánh và đối chiếu các tiêu chí lựa chọn của họ, tập trung vào những thuộctính nổi bật trong động cơ của họ , chẳng hạn như tổng chi phí liên quan đến việc mua nội dung giỏ hàng Dựa trên đánh giá các mặt hàng trong giỏ hàng, người tiêu dùng quyết định có tiến hành thanh toán và mua các mặt hàng này hay không Cuối cùng, khi người tiêu dùng bắt đầu nhập thông tin cá nhân hoặc tài chính của họ trực tuyến,
họ thể hiện cam kết mua hàng
Quá trình được mô tả ở trên không nhất thiết phải tuần tự Người mua sắm trực tuyển
có thể trải qua các giai đoạn không theo trình tự vì nhiều lý do khác nhau Ví dụ, người tiêu dùng có thể không cần thông tin sản phẩm, và do kiếm thông tin hoặc hủy
bỏ giao dịch dự định tại bất kỳ thời điểm nào Cuối cùng, việc mua hàng bị hủy bỏ có thể được hoàn thành trong một cửa hàng truyền thống, cũng được khám phá ở đây.2.2.4.Quên, quá tải lựa chọn và tâm lý sở hữu
Hiện nay, việc quên mua một cái gì đó được coi là một điều bình thường Đối với các nhà bán lẻ trực tuyến, sự lãng quên của người tiêu dùng dẫn đến mất doanh số Đối với người tiêu dùng, hay quên có nghĩa là một cơ hội bị bỏ lỡ và họ phải tiêu thụ lại các nguồn lực nhận thức để vẽ lại kế hoạch mua hàng Người tiêu dùng có thể sử dụng
Trang 8tìm kiếm dựa trên bộ nhớ để mua sắm bằng cách nhớ lại các sản phẩm họ định mua từ
bộ nhớ và sau đó trực tiếp tìm kiểm sản phẩm Theo đường cong hay quên của Ebbinghaus, khi một sản phẩm lần đầu tiên được thêm vào giỏ hàng, thông tin của mọi người về sản phẩm được thêm vào có thể đạt 100%, nhưng theo thời gian, nếu họ không mở giỏ hàng thường xuyên để duyệt sản phẩm, thông tin sản phẩm của mọi người sẽ nhanh chóng giảm xuống còn khoảng 40% Sau khi người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm, họ sử dụng các chiến lược nhất định để tìm kiếm sản phẩm họ cần (tức là tìm kiếm dựa trên bộ nhớ và tìm kiếm dựa trên kích thích), điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cuối cùng họ có mua sản phẩm hay không Mặc dù hai chiến lược này (và hỗn hợp của hai chiến lược) là phổ biến, hầu hết người tiêu dùng không sử dụng các chiến lược kích thích thuần túy Tìm kiếm dựa trên bộ nhớ được thực hiện bằng cách thu hồi hàng hóa họ dự định mua từ bộ nhớ và sau đó trực tiếp tìm kiếm sản phẩm Ví dụ: người tiêu dùng có thể sử dụng chức năng tìm kiếm trong cửa hàng trực tuyến để tìm kiểm sản phẩm họ có trong đầu Tìm kiếm dựa trên kích thích đề cập đếnviệc di chuyển một cách có hệ thống qua cửa hàng, quét trực quan hàng tồn kho và chọn các mặt hàng khi cần thiết Trong nghiên cứu của Fernandes (2016), người ta thấy rắng trong bối cảnh mua sắm trực tuyển, nểu người tiêu dùng sử dụng thanh tìm kiếm để tìm kiếm hàng hóa, việc tìm kiếm ngoài bộ nhớ sẽ khiến người tiêu dùng dễ dàng quên hàng hóa mà họ không thường xuyên mua Tuy nhiên, nêu họ sử dụng tìm kiếm kích thích, họ ít có khả năng quên
Quá tải lựa chọn đề cập đến trải nghiệm tiêu cực của người tiêu dùng khi phải đối mặt với một số lượng lớn các lựa chọn Xung đột tâm lý với quá nhiều lựa chọn dẫn đến nhầm lẫn, lo lắng và không có khả năng lựa chọn, cuối cùng tránh được hiện tượng lựa chọn Sự hiện diện của quá tải lựa chọn có thể được nhìn thấy trong tất cả các khíacạnh của cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả trong các mặt hàng vật lý (như nước sốt,
sô cô la, v.v.), cũng như trong các mặt hàng ảo (như hàng điện tử, phiếu quà tặng, v.v.) Việc đo lường hiệu ứng trung gian của quá tải lựa chọn chủ yếu áp dụng hai loạichỉ số: Một là cảm nhận chủ quan của người tiêu dùng, hai là hành vi khách quan, có thể quan sát được của người tiêu dùng Nghiên cứu này sử dụng hành vi khách quan,
có thể quan sát được thứ hai của người tiêu dùng để đo lường tác động trung gian của quá tải lựa chọn Điều này được thực hiện bằng cách đo lường ba chỉ số: Trì hoãn quyết định của người tiêu dùng hoặc thậm chí không đưa ra quyết định, thay đổi quyếtđịnh trước đó và phản đối các lựa chọn lớn Các nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện ra rằng việc trình bày thông tin và phân loại sản phẩm ảnh hưởng đến việc tạo ra tình trạng quá tải lựa chọn Ví dụ, một sự sắp xếp có trật tự của việc trình bày thông tin và phân loại hàng hóa dựa trên các thuộc tính có thể so sánh và không thể so sánh
và các đặc điểm bổ sung có thể điều chỉnh ảnh hưởng của quá tải lựa chọn
Người tiêu dùng sẽ có quyền sở hữu tâm lý đối với các sân phẩm mà họ đã tưởng tượng, các sản phẩm họ chưa sở hữu hoặc đã mất Điều này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thuộc về quyền sở hữu tâm lý, và các cá nhân có thể có cảm giác thuộc về các mục khác nhau Quyền sở hữu tâm lý khác với quyền sở hữu và không yêu cầu quyền
sở hữu hợp pháp hoặc chính thức Nói cách khác, quyền sở hữu tâm lý của một mặt hàng không cần phải sở hữu vật phẩm đó - ngay cả khi nó được bao gồm trong miền độc quyền của một người, quyền sở hữu tâm lý sẽ được khơi dậy Một tình huống
Trang 9khác là khi một cá nhân thực hiện kiểm soát nhiều hơn đối với một đối tượng, ý thức
sở hữu đối tượng sẽ tăng lên Chúng tôi tin rằng giỏ hàng là một không gian tương đối riêng tư và người tiêu dùng rất có thể sẽ nghĩ đó là lãnh thổ cá nhân Đồng thời, mọi người đã đầu tư năng lượng, thời gian và sự chú ý vào bối cảnh mua sắm trực tuyển , thêm sản phẩm vào giỏ hàng, tạo ra sự kết nối giữa sản phẩm và bản thân , có thể khơi dậy quyền sở hữu tâm lý của người tiêu dùng
2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Từ những phân tích trên , nhóm chúng tôi đưa ra mô hình đề xuất như sau
Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi từ bỏ giỏ hàng khi mua hàng trực tuyến trên các sàn TMDT gồm có
- Thu nhập hàng tháng
- Số tiền chi tiêu trực tuyến
- Độ tuổi
- Tần suất đặt hàng 1 tháng
-Tần suất đặt hàng vào các dịp Flashsale
2.4 Kiểm định các giả thuyết
-H1: Thu nhập hàng tháng có mối tương quan đồng biến với xác suất từ bỏ hàng khi mua hàng trực tuyến trên các sàn TMDT
-H2 : Số tiền chi tiêu trực tuyến có mối tương quan đồng biến với xác suất từ bỏ hàng khi mua hàng trực tuyến trên các sàn TMDT
Trang 10CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.2.Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu chính của nhóm với kỹ thuật thu thập dữ liệu là sử dụng bảng câu hỏi dựa trên các quan điểm, ý kiến đánh giá của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý đang học tập tại Trường Đại học Thủy Lợi Toàn bộ dữ liệu thu thập sẽ được hỗ trợ sử lý bằng phần mềm SPSS
3.1.2.1.Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu là 110 đối tượng Phương phápthu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, điều tra trực tiếp phát phiếu khảo sát và thu lại ngay khi trả lời xong
Bảng câu hỏi do đối tượng nghiên cứu tự trả lời là công cụ chính đề thu thập dữ liệu Sau 1 tuần tiến hành thu thập dữ liệu, sẽ chọn ra các mẫu trả lời hữu ích nhất để nhập vào chương trình SPSS và phân tích dữ liệu
3.1.2.2.Phương pháp chọn mẫu
Vì đối tượng khảo sát không đồng nhất về giới tính, thu nhập,… nên nhóm lựa chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phương pháp lấy mẫu này là ph ơng pháp chọn mẫu phi xác xuất, nhóm lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi ƣ
và có thể chọn các đối tượng có thể tiếp cận được
3.2 Thang đo nghiên cứu
Trang 11Độ tuổi của bạn ?Tần suất đặt hàng 1 tháng ?
Tần suất đặt hàng vào các dịp Flashsale ?
Trang 12CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích thống kê
4.1.1 Thông tin thuộc đối tượng nghiên cứu
-Tỉ lệ giới tính mẫu quan sát
Thống kê mẫu theo giới tính
-Độ tuổi của mẫu quan sát
Thống kê mẫu theo độ tuổi
Trang 13Qua thống kê cho biết độ tuổi chủ yếu là 19 và 20 chiếm lần lượt 25,5% và 55,5% với độ tuổi trung bình là 19,77 nên có thể thấy chủ yếu phân bổ ở nhóm sinh viên năm
-Thu nhập
Thống kê mẫu theo thu nhập
Trang 18Thống kê tần suất mua hàng trong các đợt FlashSale
Trang 19Qua thống kê cho thấy các đợt FlashSale các đối tượng mua khoảng 3 đơn/ tháng
4.1.3 Thông tin hành vi từ bỏ giỏ hàng khi mua hàng trực tuyến
Thống kê thói quen từ bỏ giỏ hàng