Trang 2 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIALÀM BÀI TẬP NHĨM MƠN LUẬT HÀNH CHÍNHNgày: 17/06/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà NộiNhóm: 04 Lớp: 4720Khoa: Pháp luật ki
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Nhóm: 04 Lớp: N12.TL2
Hà Nội - Tháng 06 năm 2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Ngày: 17/06/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa: Pháp luật kinh tế Khóa: 47
Tổng số sinh viên của nhóm: 8
+ Có mặt: Đủ
+ Vắng mặt: Không Có lý do: Không Không lý do: Không
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm
Kết quả như sau:
ST
Đánh giá của sinh viên
Sinh viên kí tên
Đánh giá của giảng
viên
)
Trang 3
- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:………
+ Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2023
Trưởng nhóm
Ngô Minh Quân
Trang 4ĐỀ BÀI
Ngày 2/3/2023, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có văn bản số 560/SYT-VP đề nghị các cơ sở y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương Trong số 6 bác sĩ,
có người được cử đi đào tạo, được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng và cam kết về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo Tuy nhiên, khi làm việc chưa đủ thời thời gian cam kết, các bác sĩ đã tự ý nghỉ việc Những bác sĩ khác đã nhận 400 – 420 triệu đồng tiền thu hút nhân lực của tỉnh Bình Dương và cam kết phục vụ nhưng tự ý nghỉ việc khi chưa đủ thời gian cam kết, chưa hoàn trả số tiền đã nhận
CÂU HỎI:
1 Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao (2đ)
2 Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỉ luật không? Tại sao (2đ)
3 Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì
có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao? (2đ)
4 Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợp này (2đ)
5 Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế, đánh giá việc ban hành văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương (2đ)
Trang 5MỤC LỤC
Lời mở đầu 1 Nội dung 1
I Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao? 1
II Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỉ luật
không? Tại sao? 2
III Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao? 3
IV Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợp này? 5
V Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y
tế, đánh giá việc ban hành văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình
Dương……… 8 Kết luận 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 6Lời mở đầu
“Chảy máu chất xám” trong khu vực công và đặc biệt là lĩnh vực y tế đang là vấn đề nổi cộm được Nhà nước và đông đảo người dân quan tâm Cũng vì vậy mà các tỉnh luôn có những chính sách và ưu đãi để thu hút các bác sỹ Tuy nhiên, ở tỉnh Bình Dương nói riêng, và các tỉnh khác trên cả nước nói chung lại xuất hiện nghịch cảnh xảy ra là các bác sĩ ấy khi chưa hoàn thành cam kết thì đã tự ý nghỉ việc Trước sự việc đó, Sở Y
tế Bình Dương đã ban hành văn bản số 560/SYT-VP Cùng với sự tìm hiểu, kết hợp với kiến thức môn luật hành chính, nhóm chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này thông qua những câu hỏi ở trên
Nội dung
I Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao?
Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương không phải quyết định hành chính Vì:
Không mang tính quyền lực nhà nước:
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng Hành chính 2015 quy
định: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính
nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể Từ đó có thể thấy, công văn số
560/SYT-VP của sở Y tế Bình Dương không có tính mệnh lệnh cao khi đây chỉ là sự “đề nghị” đến các cơ sở y tế về việc không tiếp nhận 6 bác sĩ chứ không đưa ra bất cứ “quyết định” hay
Trang 7mệnh lệnh nào Và công văn cũng không được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế khi các cơ sở y tế vẫn tiếp nhận các bác sĩ vi phạm
Không đảm bảo tính pháp lý
Pháp luật hiện hành không có quy định về việc cán bộ, công chức, viên chức tự ý nghỉ việc, vi phạm cam kết về thời gian công tác khi được cử đi đào tạo hoặc hưởng chế độ thu hút
sẽ không được tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động tại các cơ quan, đơn vị và tổ chức khác Tại Điều 7 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức khi bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp hồng khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết Do vậy, việc các bác sĩ được cử đi đào tạo hoặc đã được hưởng chế độ thu hút nhưng lại tự ý nghỉ việc, khi chưa đủ thời gian cam kết, và chưa bồi hoàn chi phí đào tạo và số tiền thu hút đã được nhận là trái pháp luật, thì các cơ quan quản lý hoặc
cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý các bác sĩ này có quyền khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu Tòa án buộc các bác sĩ này phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật Vì thế, văn bản trên không đủ căn cứ để đảm bảo tính pháp lý
Bên cạnh đó, văn bản trên không có những tên gọi thông thường của quyết định hành chính trong khi quyết định hành chính về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật Từ tên và những nội dung đề mục của một Quyết định hành chính, ta có thể thấy văn bản 560/SYT-VP chỉ là một công văn của sở y tế do văn phòng soạn thảo, ngoài ra không có một đề mục cụ thể như “ĐỀ NGHỊ…” hay “THÔNG TƯ…”, “NGHỊ QUYẾT…”
Trang 8II Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỉ luật không? Tại sao?
- Theo diện chính sách của tỉnh Bình Dương, 6 bác sĩ đã được cử đi đào tạo, được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng và họ cam kết sẽ về địa phương phục vụ Sau khi trở về, họ được tuyển vào làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương theo chuyên môn đã được đào tạo Trong quá trình làm việc, 6 bác sĩ này đã kí hợp đồng với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương Căn
cứ vào Điều 2, Luật Viên chức năm 2010, thì khi bác sĩ, điều dưỡng, y tá được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc giữ ngạch lương theo trình độ thì sẽ là viên chức Vì vậy, 6 bác sĩ theo trường hợp được nêu trên được xem là viên chức
- Hành vi của các bác sĩ trên là vi phạm kỷ luật và phải chịu trách nhiệm
kỷ luật, vì: Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế,
quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ
cơ quan, tổ chức đó 6 bác sĩ là viên chức đã kí hợp đồng làm việc với Bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Dương theo chứng minh ở trên, nhưng họ lại vi phạm cam kết và tự ý nghỉ việc Theo nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý
kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức gồm 4 chương và 41 điều Trong Điều 4 của nghị định này đã nêu rõ 4 trường hợp viên
chức bị xử lý kỷ luật, trong đó có trường hợp Vi phạm các nghĩa vụ cam kết
trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập Bên cạnh đó,
theo Khoản 1, Điều 6 Nghi định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý cán bộ, công
chức, viên chức thì các hành vi dưới đây vì bị xử lý kỉ luật: Cán bộ, công chức,
viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỉ luật Từ đó có thể
chứng minh, hành vi vi phạm cam kết, làm trái với nghĩa vụ của cả 6 bác sĩ trên
Trang 9đều là vi phạm kỷ luật Khi đó, căn cứ vào tính chất và mức độ gây thiệt hại của hành vi, thì họ sẽ bị kỷ luật theo quy định áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý được nêu trong Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP
III Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao?
- Theo quy định trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức (Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 118/2006/NĐ-CP) và theo Điều 129 Bộ Luật Lao động
2019 nói về trách nhiệm vật chất đối với người lao động, trách nhiệm vật chất được hiểu là sự đền bù thiệt hại do hành vi có lỗi, vi phạm, làm mất mát, hư hỏng, thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, công ty mà mình làm việc
- Trong khi đó, các quy định về xử lý kỷ luật và các trách nhiệm của viên chức có đề cập đến trách nhiệm đền bù, hoàn trả do hành vi có lỗi, vi phạm làm mất mát, hư hỏng, thiệt hại về tài sản mà viên chức gây ra (Điều 24, Khoản 1 Điều 25 Nghị định 27/2012/NĐ-CP và điều 55 Luật viên chức) Vậy nên, viên chức hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm vật chất
- Trong trường hợp của 6 bác sĩ, họ làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
là Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương Theo nội dung văn bản, các bác sĩ đều
đã nhận chi phí đào tạo và chi phí thu hút của UBND tỉnh Bình Dương, tuy nhiên lại tự ý nghỉ việc khi chưa hết thời gian cam kết trong hợp đồng Mặc dù không gây thiệt hại hoàn toàn 100% chi phí mà các vị này đã nhận, tuy nhiên việc tự ý nghỉ việc khi chưa đến hạn cam kết cũng sẽ phần nào đó gây thiệt hại
Theo Khoản 3 Điều 25 Nghị định 27/2012/NĐ-CP “Trường hợp viên chức gây
thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường, hoàn trả trước khi thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc” theo
nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường hoàn trả của nghị định này Sở Y tế Bình Dương hoàn toàn có quyền yêu cầu 6 bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo và truy cứu trách nhiệm vật chất đối với họ nếu họ vi phạm
Trang 10- Tuy nhiên, việc yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương không phải là truy cứu trách nhiệm vật chất Nói đến truy cứu trách nhiệm pháp lý nói chung, ta có thể hiểu truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động cá biệt hóa bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật, sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với người vi phạm pháp luật và buộc họ phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi Ở văn bản 560/SYT-VP của sở y tế tỉnh Bình Dương, như đã chứng minh ở câu 1 đây không phải quyết định hành chính mà chỉ là sự
đề nghị của Sở Y tế, trong đó bao gồm cả việc yêu cầu bồi hoàn chi phí đào tạo
và chi phí thu hút Trong văn bản, ta không thấy một biện pháp cưỡng chế nào được nhắc đến ở đây mà hoàn toàn chỉ là sự đề nghị và yêu cầu của Sở Y tế đối
với những bác sĩ này Trong một bài báo ông Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc
Sở Y tế tỉnh Bình Dương, cho rằng văn bản mà sở ban hành chỉ mang tính chất khuyến cáo, để 6 bác sĩ hiểu đúng về quy định Tuy nhiên, nếu đơn vị y tế nào vẫn tiếp nhận các bác sĩ này, Bình Dương cũng không can thiệp Lãnh đạo của
Sở Y tế tỉnh Bình Dương cũng đã khẳng định việc ban hành không có tính cưỡng chế ở đây
- Vậy nên tuy các bác sĩ đã có hành vi vi phạm và có thể phải bị truy cứu trách nhiệm vật chất, tuy nhiên việc yêu cầu bồi hoàn có trong văn bản trên của
Sở thì hoàn toàn không phải là truy cứu trách nhiệm vật chất
IV Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợp này?
4.1 Ông Trần Tất Thành
- Ông Trần Tất Thành được cử đào tạo theo địa chỉ sử dụng từ năm 2010 đến năm 2016 tức là ông được cử đi 6 năm, và được hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí hàng tháng bằng 2.0 mức lương cơ sở Ông đã cam kết trở về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo, tức là phải 12 năm Tuy nhiên đến nay chưa
đủ thời gian cam kết, ông Thành đã tự ý nghỉ việc ngày 24/10/2022 Như vậy, ông Thành mới công tác được 6 năm trước khi nghỉ việc
Trang 11- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, Ông Trần Tất Thành phải thực hiện nghĩa vụ đền bù các khoản kinh phí đào tạo cho tỉnh Bình
cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp nếu có (Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP)
4.2 Ông Trần Đức Giang
- Ông Trần Đức Giang được thu hút với số tiền 400.000.000 đồng theo Quyết định số 211/QĐ-UBND ngày 10/01/2021 và cam kết phục vụ ít nhất 10 năm từ tháng 11/2019 Nhưng đến ngày 03/11/2022 ông đã tự ý nghỉ việc Tính đến thời điểm đó ông Giang mới công tác được 3 năm, vậy thời gian còn lại phục vụ theo cam kết là 7 năm
- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 14 “Nghĩa vụ của người được thu hút” Nghị quyết
số 05/2019/NQ-HĐND tỉnh Bình Dương, ông Giang phải bồi hoàn số tiền thu hút đã nhận theo tỷ lệ thời gian cam kết trừ đi thời gian đã công tác
4.3 Ông Nguyễn Hữu Tuấn
- Ông Nguyễn Hữu Tuấn được thu hút với số tiền 420.000.000 đồng theo Quyết định số 211/QĐ-UBND ngày 20/01/2021 và cam kết phục vụ ít nhất 10 năm từ tháng 11/2019 Tuy nhiên đến ngày 31/10/2022 ông đã tự ý nghỉ việc Tính đến thời điểm đó ông Tuấn đã công tác được 3 năm Vậy thời gian ông chưa phục vụ theo cam kết là 7 năm
- Căn cứ vào khoản 3 điều 14 “Nghĩa vụ của người được thu hút” Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND tỉnh Bình Dương, ông Tuấn phải bồi hoàn số tiền thu hút đã nhận theo tỷ lệ thời gian cam kết trừ đi thời gian đã công tác
4.4 Bà Nguyễn Thị Gấm
- Bà Nguyễn Thị Gấm được cử đi học từ 2019 đến 2021, nghĩa là bà sẽ đi học 2 năm theo quyết định số 2444/QĐ-UBND, với kinh phí đào tạo là 123.730.000 đồng và cam kết phục vụ gấp 03 lần thời gian đào tạo là 06 năm kể
từ tháng 01/2022 Bà Gấm còn được nhận chế độ hỗ trợ 01 lần với số tiền 100.000.000 đồng theo quyết định số 161/QĐ-UBND, cam kết phục vụ đủ 10
Trang 12năm, thời gian này sẽ được tính sau khi bà Gấm hoàn thành thời gian cam kết phục vụ sau đào tạo Nhưng đến ngày 01/11/2022 bà Gấm đã tự ý nghỉ việc Tính đến thời điểm đó, bà đã phục vụ sau đào tạo được 10 tháng, chưa phục vụ
đủ theo cam kết sau đào tạo và chưa phục vụ theo cam kết khi nhận hỗ trợ
- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 NĐ 101/2017/NĐ-CP, bà Gấm phải bồi hoàn lại chi phí đào tạo vì chưa phục vụ đủ thời gian cam kết sau đào tạo Chi phí bồi hoàn bao gồm học phí và tất cả các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp nếu có (Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP)
- Căn cứ vào Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND tỉnh Bình Dương về “Hỗ trợ cho các bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế công lập
và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội có sử dụng lao động có chuyên môn về y tế”, bà Gấm phải bồi hoàn lại số tiền hỗ trợ đã được nhận vì chưa phục vụ theo cam kết sau khi được hưởng theo chế độ hỗ trợ, mỗi năm bồi hoàn 10.000.000 đồng
4.5 Bà Nguyễn Thị Tuyết Sang
- Bà Nguyễn Thị Tuyết Sang nhận được chế độ hỗ trợ 01 lần với số tiền 100.000.000 đồng theo quyết định số 161/QĐ-UBND và cam kết phục vụ đủ 10 năm kể từ 09/2019 Đến ngày 14/11/2022, bà Sang đã tự ý nghỉ việc mà tính đến thời điểm đó bà mới chỉ công tác được 3 năm 2 tháng
- Căn cứ vào Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND tỉnh Bình Dương về “Hỗ trợ cho các bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế công lập
và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội có sử dụng lao động có chuyên môn về y tế”, vì chưa phục vụ theo cam kết sau khi nhận hỗ trợ , bà Sang phải bồi hoàn lại số tiền được hưởng từ chế độ hỗ trợ mỗi năm 10.000.000 đồng Tổng chi phí đền bù là 100.000.000 đồng
4.6 Ông Nguyễn Minh Tú
- Ông Nguyễn Minh Tú được cử đi đào tạo theo địa chỉ sử dụng từ năm 2011-2017 Được hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí hàng tháng bằng 2.0 mức lương cơ sở Cam kết trở về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo là 12