1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành Vi Sử Dụng Rượu, Bia Khi Tham Gia Giao Thông Củasinh Viên Lớp Luật 21A, Khoa Pháp Luật Hành Chính,Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.pdf

50 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Vi Sử Dụng Rượu, Bia Khi Tham Gia Giao Thông Của Sinh Viên Lớp Luật 21A, Khoa Pháp Luật Hành Chính, Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Hành Chính
Thể loại Bài Kiểm Tra Giữa Kì
Năm xuất bản 202
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 673,94 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA KHI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN LỚP LUẬT 21A, KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI...13 Khái quát về khoa Pháp Luật Hành Chín

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hà Nội – 202

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PLHC: Pháp luật Hành ChínhĐHNVHN: Đại học Nội vụ Hà Nội

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

Mục đích nghiên cứu 3

Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Đối tượng nghiên cứu 3

Phạm vi nghiên cứu 3

5.Phương pháp nghiên cứu 3

6.Đóng góp của đề tài 4

7.Cấu trúc của đề tài 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA KHI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN 5

Một số khái niệm cơ bản 5

Hành vi 5

Rượu bia 5

Sinh viên 5

Trang 4

Hành vi sử dụng rượu bia 6

Đặc điểm hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên 7 Tác động của hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đến sinh viên 7

Các quy định đối với hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông 8

Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên 10

Yếu tố chủ quan 10

Yếu tố khách quan 11

Tiểu kết chương 1 12

Chương 2 THỰC TRẠNG HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA KHI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN LỚP LUẬT 21A, KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 13

Khái quát về khoa Pháp Luật Hành Chính, trường đại học Nội vụ Hà Nội .13 Khảo sát thực trạng hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên lớp Luật 21A, khoa Pháp luật hành chính, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 14

Mức độ sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên 14

Hậu quả của hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên 16 Ý thức về hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên 17 Nhận thức của sinh viên về khung xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông 20

Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên 21

Tiểu kết chương 2 23

Trang 5

Chương 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA KHI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN LỚP LUẬT 21A, KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TRONG THỜI GIAN TỚI 24

ng cường nâng cao nhân thức về hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên 24

Tuyên truyền giáo dục về chấp hành an toàn khi tham gia giao thông 24

Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa cho sinh viên 25

Kết hợp giảng dạy an toàn khi tham gia giao thông trong tiết học 26

Xử lí nghiêm các hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông 27

Tiểu kết chương 3 27

Kết luận 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 31

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quá trình phát triển của giao thông đường bộ là một trong những biểu hiệncủa sự tiến bộ nhân loại, đời sống vật chất của con người nhờ đó mà ngày càngđược nâng cao và hoàn thiện Nhưng một trong những mặt trái của nó chính là tìnhtrạng mất an toàn và tai nạn giao thông nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu dẫnđến tai nạn giao thông có thể như: lạng lách đánh võng, tay lái còn yếu, không tuânthủ quy định an toàn giao thông và không thể không kể đến chính là các chất chứanồng độ cồn cao như rượu, bia là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai nạn khitham gia tham giao thông

Mặc dù quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn đã được đưa vào Luật Giaothông đường bộ, tuy nhiên, việc tuyên truyền, phòng, chống vi phạm nồng độ cồncòn chưa hiệu quả do thói quen uống rượu bia của người dân khá phổ biến, chénrượu được coi là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của ngườidân Bên cạnh đó ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao, việc sử dụngrượu, bia khi tham gia giao thông hiện nay vẫn còn rất phổ biến không chỉ vớinhững người trung niên lớn tuổi, mà tỉ lệ sinh viên trẻ tại thành phố lớn như Hà Nội

sử dụng rượu bia lại càng cao Sinh viên tại Hà Nội nói chung và sinh viên lớp Luật21A, khoa Pháp Luật Hành Chính, trường đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng càngphải có ý thức sâu sắc về hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Bởi lẽ,

là những sinh viên theo đuổi ngành Luật, các bạn sinh viên lớp Luật 21A không chỉtrang bị cho mình những kiến thức, thông tin cơ bản về an toàn giao thông mà cònphải có những quan điểm, lối sống và hành vi đúng mực Liệu các bạn sinh viên lớpLuật 21A, khoa Pháp Luật Hành Chính, trường đại học Nội vụ Hà Nội đã thật sựnắm bắt được tính cấp thiết và nghiêm trọng của vấn đề này?

Với tư cách là một người luôn chấp hành đúng quy định an toàn giao thôngchúng tôi luôn có những băn khoăn và trăn trở về thực trạng ấy Chỉ khi thấy rõ táchại của hành vi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông thì chúng ta mới có thể

Trang 7

tìm ra được những giải pháp đúng đắn, thích hợp để ngăn chặn hành vi sử dụngrượu

Trang 8

bia khi tham gia giao thông Chính vì những lý do trên, thúc đẩy chúng tôi lựa chọn

vấn đề “Hành vi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông của sinh viên lớp Luật 21A, khoa Pháp Luật Hành Chính, trường đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề

tài nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Tác giả Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh

Ngân, Phan Lê Thu Hằng, Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Hán với bài viết “Kiến thức, thái độ, hành vi uống rượu bia của sinh viên đa khoa hệ dài hạn trường Đại

học Y Dược Hải Phòng năm 2015” (2015) đã chỉ ra phần lớn sinh viên được giáo

dục về rượu bia (72,2%) Tuy nhiên, vẫn có bộ phận sinh viên không biết về bảnchất của rượu bia, và cho rằng rượu bia là chất bộ không gây hại, trong đó tỷ lệ lạmdụng rượu ở sinh viên (18,4%) cao hơn tỷ lệ lạm dụng bia (9,5%) Qua đó, tác giảđưa ra kiến nghị gia đình và nhà trường hỗ trợ để nâng cao nhận thức về tác hại củarượu bia, giúp cho sinh viên thay đổi thái độ về hành vi uống rượu bia, từ đó bảo vệsức khỏe của cá nhân và hoàn thiện bản thân [2]

Đề tài “Thực trạng sử dụng, kiến thức và thái độ của người uống rượu, bia tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” (2014) của tác giả Tạc Văn Nam

đã chỉ ra các đối tượng sử dụng rượu bia và các lí do để sử dụng, qua đó cho thấythực trạng thái độ về việc từ bỏ thói quen uống rượu bia, kiến thức về tác hại củaviệc lạm dụng rượu bia đến trật tự xã hội, sức khỏe con người… của người dân.Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra biện pháp để nâng cao kiến thức của người dân nơiđây, tiến tới việc thay đổi được thái độ, thực hành từ bỏ hoặc hạn chế sử dụng rượubia của những người đang lạm dụng rượu bia theo hướng tích cực [4]

Tác giả Trần Xuân An, Huỳnh Thị Lan, Hồ Thị Khuyên, Phan Văn Sang, Hồ

Thị Thùy, Hoàng Đình Tuyên, với bài viết “Thực trạng lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan của sinh viên tại một số trường Đại học và Cao đẳng ở thành phố Huế” (2016) đã khảo sát trên 550 sinh viên ở 2 trường Đại học và 2 trường Cao

đẳng tại thành phố Huế và chỉ ra có 5,3% đối tượng nghiên cứu lạm dụng rượu bia.Qua khảo sát cho thấy, giới tính, trường học, nơi ở là các yếu tố liên quan đến tình

Trang 9

Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao

thông của sinh viên nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài “Hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên lớp Luật 21A, khoa Pháp Luật Hành Chính trường đại học Nội vụ Hà Nội” Vì vậy, đề tài mang tính mới

và cần nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Từ việc khảo sát thực trạng hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thôngcủa sinh viên lớp Luật 21A, khoa Pháp Luật Hành Chính, trường đại học Nội vụ HàNội, đề xuất các giải pháp hạn chế hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giaothông của sinh viên lớp luật 21A, khoa Pháp luật hành chính, trường đại học Nội vụ

Hà Nội

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát về hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên

- Khảo sát thực trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viênlớp luật 21A, khoa Pháp luật hành chính, trường đại học Nội vụ Hà Nội

- Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thôngcủa sinh viên lớp luật 21A, khoa Pháp luật hành chính, trường Đại học Nội vụ HàNội trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông củasinh viên

Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: năm học 2021-2022

- Không gian: Trường đại học Nội vụ Hà Nội

- Khách thể: 30 sinh viên lớp Luật 21A, khoa Pháp Luật Hành chính, trườngĐại học Nội vụ Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 10

- Phương pháp thực tiễn

Trang 11

+ Phương pháp phỏng vấn

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Phương pháp thống kê toán học

+ Phương pháp quan sát

6 Đóng góp của đề tài:

Nghiên cứu về hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinhviên sẽ đưa ra được thực trạng tác hại của hành vi sử dụng rượu, bia khi tham giagiao thông của sinh viên lớp Luật 21A, khoa PLHC, trường ĐHNVHN làm cơ sở

để Nhà trường, giảng viên và cố vấn học tập có căn cứ thực tiễn đề xuất các giảipháp nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, xử lý nghiêm những hành vi viphạm nồng độ cồn và hạn chế sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông

7 Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu thành

Trang 12

Chương 1.

KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA KHI THAM GIA

GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN 1.1.Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Hành vi

Hành vi là hành động và cách cư xử được các cá nhân, sinh vật, hệ thốnghoặc các thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với các hệ thống hoặc sinh vật khácxung quanh cũng như môi trường vật lý Đó là phản ứng được tính toán của hệthống hoặc sinh vật đối với các kích thích hoặc đầu vào khác nhau, cho dù bêntrong hay bên ngoài, ý thức hay tiềm năng, công khai hoặc bí mật, tự nguyện hoặckhông tự nguyện [6]

1.1.2 Rượu bia

Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từmột hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịchđường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm [3]

Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗnhợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm menbia, hoa bia (hoa houblon), nước [3]

Ở Việt Nam rượu, bia đang được sử dụng rộng rãi Đa số mọi người cho rằng

sử dụng rượu bia không gây ra tác hại gì đáng kể Nhưng sử dụng rượu bia thườngxuyên sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe cá nhân và quan hệ xã hội

1.1.3 Sinh viên

Theo Chuyên trang học luật trực tuyến: “Sinh viên là người học tập tại cáctrường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản vềmột ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhậnqua những bằng cấp đạt được trong quá trình học”

Ở độ tuổi mới lớn, chập chững bước ra xã hội, sinh viên có những đặc điểmtâm lý như sau:

Trang 13

Sự phát triển của sinh viên khác các giai đoạn trước và sau khi vào đại học.

Sự phát triển về nhận thức và trí tuệ và cả những môi trường xã hội Sự hình thànhnhận thức và phát triển bản thân mình và nhìn nhận thế giới xung quanh mình bằngcách thực tế hơn Việc tiếp thu và khả năng vận dụng cùng tác động bên ngoài củasinh viên trở nên nhanh nhạy Và cùng với sự phát triển về trí tuệ thì việc hìnhthành nhân cách diễn ra nhanh hơn Sự tò mò, hiếu kì đã thúc đẩy sinh viên tìm tòi

về môi trường xung quanh, khám phá tính cách mới của bản thân mình Cả về sựphát triển trên phương diện tình cảm, tình cảm cá nhân và tình cảm bạn bè được sâurộng hơn

Như vậy, sinh viên là những người có những đặc điểm và tâm lý vô cùng đadạng đã được nhiều tác giả đưa ra khái niệm và đề cập đến như một bộ phận quantrọng trong sự phát triển của nền giáo dục và xã hội Vì vậy, trong phạm vi đề tài

này, chúng tôi xin đưa ra khái niệm như sau: “Sinh viên là tên gọi những người đang học trong hệ đại học và cao đẳng Sinh viên là những người trưởng thành về thể chất, tâm lý xã hội, trong độ tuổi từ 18-25 tuổi”

Hành vi sử dụng rượu, bia

Trong quá trình phát triển và đổi mới nền kinh tế trong những năm qua đãgiúp đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, rượu bia là một đồ uốngkhông thể thiếu trong các buổi gặp mặt liên hoan Hầu hết các thống kê cho biếtmức độ sử dụng rượu bia của giới trẻ ngày càng tăng cao Dường như việc sử dụngrượu bia không khác biệt giữa người trẻ tuổi, người trung niên hay người cao tuổi.Những sinh viên và người dưới 25 tuổi đã có khoảng 45,7% sử dụng rượu bia [5].Không những vậy mà việc sử dụng rượu bia khi gặp nhau còn được một số ngườicoi là việc hiển nhiên trong lối sống của họ Việc sử dụng rượu bia còn có thể gây

ra nhiều vấn đề khó khăn, hậu quả nghiêm trọng khi không kiểm soát được hành vicủa bản thân Khi sử dụng rượu, bia mỗi người cần có ý thức, trách nhiệm vớichính bản thân và cộng đồng xung quanh Như vậy, sử dụng rượu bia là công cụ màmỗi cá nhân dùng để thỏa mãn nhu cầu, mục đích khác nhau trong cuộc sống

Trang 14

Đặc điểm của hành vi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông của sinh viên

Hiện nay, có rất nhiều tài liệu liên quan đến việc sử dụng rượu bia khi thamgia giao thông Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã khái quát đặc điểm nổi bật củahành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Việc tiếp thu và khả năng vậndụng cùng tác động bên ngoài của sinh viên trở nên nhanh nhạy, từ sự phát triển vềnhận thức và trí tuệ và cả những môi trường xã hội đến sự hình thành nhận thức vàphát triển bản thân của mình và nhìn nhận thế giới xung quanh mình bằng cáchthực tế hơn Cùng với sự phát triển về trí tuệ thì việc hình thành nhân cách diễn ranhanh hơn Sự tò mò, hiếu kì đã thúc đẩy sinh viên tìm tòi về môi trường xungquanh, khám phá tính cách mới của bản thân mình Cả về sự phát triển trên phươngdiện tình cảm cá nhân và tình cảm bạn bè được sâu rộng hơn Như vậy, sinh viên lànhững người trẻ năng động và có đặc điểm tâm lý đa dạng

Tình trạng sử dụng rượu bia trong sinh hoạt đang trở thành vấn đề nóng, gâybức bối trong xã hội Dựa trên các mối quan hệ, các cuộc gặp mặt không có giớihạn thì tốc độ sử dụng rượu bia ngày càng gia tăng Không những thế, rượu, bia đặcbiệt nguy hiểm đối với những người điều khiển phương tiện khi tham gia giaothông Khi sử dụng rượu, bia dẫn đến tinh thần thiếu tỉnh táo, không làm chủ đượcbản thân và phương tiện tham gia giao thông Điều này đe dọa đến sức khỏe và tínhmạng của người tham gia giao thông

Tác động của hành vi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông của sinh viên

Hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông có tác động tiêu cực đếnđời sống của sinh viên Sự tác động rõ ràng nhất của rượu bia đến sức khỏe sinhviên là tác động vào hệ thần kinh trung ương gây cảm giác mệt mỏi

Theo thống kê mà tin xã hội cập nhật, người sử dụng rượu bia đang dần đượctrẻ hóa với 1/3 số người bắt đầu uống trước tuổi 20; tỉ lệ có uống rượu trong độ tuổi

14 – 17 là 34% và trong độ tuổi 18 – 21 là 57% Nghiên cứu được thực hiện trên

Trang 15

sinh viên nhiều trường Đại học – cao đẳng và người trưởng thành trẻ tuổi trên cảnước Kết quả khảo sát cho thấy có hơn 50% số người khảo sát tập trung ở hai mức

độ đầu tiên là “sử dụng rượu bia một cách bình thường” (37,9%) và “có xu hướnglạm dụng rượu bia” (21,3%) 20.2% “nghiện nhẹ”, 16.0% “nghiện vừa” và 4.6% rơivào mức độ “nghiện nặng” [7, Tr12] [

Hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông tiềm ẩn nhiều rủi ro vànhững hậu quả không lường trước được Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

có tác động vô cùng tiêu cực không chỉ đến bản thân sinh viên mà cả gia đình, bạn

bè và mọi người xung quanh, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần Bên cạnh đó, nó cònảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên

Hiện nay, hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viênđang ngày một tăng vì sinh viên chưa nghiêm túc chấp hành các quy định an toàngiao thông và chưa tìm hiểu rõ các hậu quả sẽ xảy ra khi thực hiện hành vi đó

Các quy định đối với hành vi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Xử phạt người điều khiển, xe ô tô và các loại xe tương tự xe

ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

- Căn cứ tại Điểm c Khoản 6 Điều 5, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá

50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở Ngoài

ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, quy định tạiĐiểm e Khoản 11 Điều 5

- Căn cứ tại Điểm c Khoản 8 Điều 5, phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến18.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá

50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến0,4 miligam/ 1 lít khí thở Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

từ 16 đến 18 tháng, quy định tại Điểm g Khoản 11 Điều 5

Trang 16

- Căn cứ tại Điểm a Khoản 10 Điều 5, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến

đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá

80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở.Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24tháng, quy định tại Điểm g Khoản 10 Điều 6

Trường hợp 2: Xử phạt người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe

máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy viphạm quy tắc giao thông đường bộ

- Căn cứ tại Điểm c Khoản 6 Điều 6, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá

50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở Ngoài

ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, quy định tạiĐiểm đ Khoản 10 Điều 6

- Căn cứ tại Điểm c Khoản 7 Điều 6, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến5.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá

50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến0,4 miligam/ 1 lít khí thở Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

từ 16 đến 18 tháng, quy định tại Điểm e Khoản 10 Điều 6

- Căn cứ tại Điểm e Khoản 8 Điều 6, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 80miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở Ngoài ra bạn sẽ

bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng, quy định tại Điểm g

Khoản 10 Điều 6.Mặc dù trong bối cảnh Covid-19, số lượng người tham gia giao thông có thểgiảm, tuy nhiên không thể phủ nhận hiệu quả sau khi áp dụng điều Luật mới Nhưvậy, khung xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông cơbản đã hoàn thiện Tuy nhiên vẫn cần sửa đổi, bổ sung thêm các quy định và nângcác mức xử phạt nhằm tăng tính răn đe ngăn chặn các hành vi sử dụng rượu bia khi

Trang 17

tham gia giao thông, tránh các tai nạn thương tâm và thiệt hại về vật chất lẫn tinhthần.

Trang 18

Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông của sinh viên

Các yếu tố chủ quan

Yếu tố thứ nhất là nhu cầu sử dụng rượu bia của sinh viên hiện nay Có thểthấy tình trạng sử dụng rượu, bia ngày nay không còn quá xa lạ đối với người vịthành niên, đặc biệt là sinh viên Qua thực tế rất dễ thấy trong các dịp lễ, kì nghỉ,buổi tụ họp, hay những bữa tiệc của sinh viên đều không thể thiếu rượu, bia Đóchính là thói quen trong các buổi họp mặt của mọi người Vì vậy, trong cuộc sống,hành vi sử dụng rượu, bia của sinh viên diễn ra thường xuyên, mức độ sử dụngrượu, bia ngày ngày một tăng cao, nhu cầu sử dụng rượu bia đối với sinh viên chưa

có biểu hiện của việc hạn chế sử dụng

Yếu tố thứ hai là do bản thân mỗi sinh viên đều mang trong mình suy nghĩ

“mình đã trưởng thành” nên có thể sử dụng rượu, bia bất kì lúc nào Ở độ tuổi sinhviên thì đã đủ tuổi sử dụng rượu bia, nhưng từ suy nghĩ đó mà đa số sinh viên trởnên lạm dụng rượu bia một cách quá mức Trong mỗi buổi tụ họp rượu, bia lạichính là loại đồ uống được sử dụng và ưu tiên hàng đầu Theo quan điểm củamột số sinh viên cho rằng uống rượu, bia chính là hành động để thể hiện bản thânmình với mọi người Những điều này đều xuất phát từ chính suy nghĩ của mỗi cánhân Bởi vậy, từ đó sinh viên tự đánh giá quá cao về bản thân mình và coi thườngnhững nguy cơ, ảnh hưởng có thể xảy ra với chính mình Vì vậy, đây cũng là mộtyếu tố được xem là nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viênkhi tham gia giao thông Yếu tố thứ ba là do sinh viên chưa có nhận thức cao về ý

thức sử dụng rượu,bia của bản thân, luôn coi việc uống rượu, bia như là một nét văn hóa, chính vì cósuy nghĩ đó mà lệ thuộc vào rượu, bia dẫn đến tình trạng lạm dụng việc sử dụngrượu bia Theo những nghiên cứu của Vasily Ho - những tác hại của rượu, bia đốivới sức khỏe con người và đó cũng là một chất kích thích gây ra rất nhiều ảnhhưởng không tốt, nhưng nhận thấy rằng tình trạng sử dụng rượu, bia của sinh viênđang diễn ra quá mức và liên tục tăng Đồng thời, nhiều sinh viên chưa nhận ra

Trang 19

được những ảnh hưởng mà rượu, bia có thế mang đến cho chính bản thân mình.Không chỉ về sức khỏe, kinh

Trang 20

tế, ảnh hưởng cho người thân và đặc biệt là bản thân mình Vậy nên có thể thấy đa

số sinh viên chưa có ý thức trong việc sử dụng rượu, bia Vẫn còn tình trạng sửdụng nhiều, coi nó như một loại đồ uống bình thường không gây hại, vẫn luôn tựdẫn bản thân mình vào việc sử dụng bia, rượu một cách đáng kể, chưa có nhữnghạn chế kìm hãm bản thân theo những buổi tụ tập bạn bè có sử dụng rượu, bia

Các yếu tố khách quan

Yếu tố thứ nhất là do bị ảnh hưởng từ người thân, bạn bè Đây là một yếu tố

có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sử dụng rượu bia của sinh viên hiện nay Đối vớisinh viên đang là lứa tuổi thanh niên, bạn bè đóng vai trò vô cùng quan trọng Vìluôn mong muốn được hòa nhập, kết bạn với mọi người nên không thể nào từ chốivới những lời mời của bạn bè Đôi khi sẽ bị bạn bè chê cười, ép buộc hoặc cónhững hành động bạo lực hơn như bắt nạt chỉ vì từ chối sử dụng bia, rượu Hay đôikhi muốn thể hiện bản thân mình qua chén rượu được mời Bởi vậy, có thể đánh giátình trạng sử dụng rượu, bia ở sinh viên thường xuyên xảy ra, trong đó nguyên nhân

do ảnh hưởng từ bạn bè chiếm phần lớn

Yếu tố thứ hai là do việc cấm buôn bán rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi

và xử phạt hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông ở nước ta chưa thực

sự nghiêm ngặt Buôn bán rượu, bia lậu hiện nay diễn ra rất nhiều và có ở mọi nơi

Từ những loại rượu có giá thành rẻ cho đến đắt đều được bày bán từ những cửahàng, siêu thị, tạp hóa… Việc buôn bán tràn lan thiếu kiểm soát cũng chính là yếu

tố khiến cho tình trạng sử dụng rượu, bia của sinh viên xảy ra nhiều Ở những nơi

tụ tập của sinh viên hoặc gần trường học cũng đều dễ tìm và đều có bán nên chưa

có những hạn chế, giảm thiểu mức độ sử dụng, chưa ý thức được những điều nguyhại của rượu, bia mang đến Vì vậy, sinh viên sử dụng rượu, bia nhiều cũng chính

từ rượu, bia được phổ biến và được bán tại nhiều nơi dễ cho độ tuổi học sinh có thểtiếp cận được

Từ những thói quen được hình thành của sinh viên theo thời gian sẽ gây ranhững hậu quả rất nghiêm trọng Cùng với đó là việc rượu, bia ngày càng được sửdụng phổ biến và xuất hiện nhiều nên sinh viên trở nên lạm dụng, kể cả có ở những

Trang 21

chính là những nguyên nhân gây tác động mạnh đến tình trạng sử dụng rượu, biacủa

Trang 22

sinh viên hiện nay Đồng thời đó là những yếu tố có ảnh hưởng, để hạn chế và thayđổi, mỗi cá nhân đều nên có những giải pháp, nhận thức đúng đắn và có ý thứctrong việc sử dụng rượu, bia.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, trong chương 1 nhóm tác giả đã khái quát các nội dung về rượu, bia

và hành vi sử dụng rượu, bia của sinh viên Nhóm nghiên cứu dựa trên cở sở kếthừa các nghiên cứu đi trước đã khái quát và đưa ra một số khái niệm cơ bản như:khái niệm về hành vi, khái niệm sử dụng rượu, bia và hành vi sử dụng rượu, bia củasinh viên, khái niệm về sinh viên Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề cập đến vấn

đề hành vi sử dụng rượu, bia của sinh viên với các khía cạnh như: đặc điểm củahành vi, tác động của hành vi trong đó có những mặt tích cực và những mặt hạnchế, các quy định đối với hành vi sử dụng rượu, bia Nhóm nghiên cứu đã khái quátnhững yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu,bia của sinh viên và cũng là cơ sở giúp cho nhóm nghiên cứu thêm về đề tài

Trang 23

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc

Bộ Nội vụ, được thành lập ngày 14/11/2011, trước đây có tên gọi là Trường Caođẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I Tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưutrữ Trung ương I, được thành lập năm 1971 Năm 1996, Trường được đổi tên thànhTrường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I Ngày 21/4/2008 đổi tênTrường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I thành Trường Cao đẳng Nội vụ HàNội đến năm 2011 đổi tên là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Địa chỉ của trường làNgõ 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.Trường đào tạo các ngành nghề như Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lýnhà nước, Chính trị học, Luật, Lưu trữ học, Quản lý văn hoá, Hệ thống thông tin,Thông tin - Thư viện, Văn hóa học…

Hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Bá Chiến Cơ cấu tổ chức của trường gồm 4đơn vị trực thuộc (bao gồm 2 Phân hiệu tại Quảng Nam và Thành phố Hồ ChíMinh); 8 phòng chức năng, 8 khoa, 3 trung tâm [phụ lục ảnh 1]

Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội là thế hệ đang nắm trong tay trithức thời đại, không chỉ vậy còn là chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội,phát triển đất nước Về mặt số lượng, sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội làmột lực lượng không nhỏ Họ là những người đã và đang được đào tạo toàn diện vàđầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xãhội, khoa học…sinh viên của trường luôn cố gắng học hỏi, nhiệt tình, năng nổ tronghọc tập cũng như luôn tham gia các hoạt động, câu lạc bộ của trường Có ý thức,trách nhiệm trong học tập và rèn luyện [phụ lục ảnh 2]

Trang 24

12 12

Ch a bao gi ư ờ Hiếếm khi Th nh tho ng ỉ ả Th ườ ng xuyến

Khảo sát thực trạng hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên lớp Luật 21A, khoa Pháp luật hành chính, trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Mức độ sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giaothông của sinh viên trên các khía cạnh: Mức độ sử dụng rượu, bia và mức độ sửdụng rượu, bia khi tham gia giao thông của sinh viên lớp Luật 21A, khoa PLHC,trường ĐHNVHN

10

6

1

Biểu đồ 1 Khảo sát mức độ sử dụng rượu, bia của sinh viên

Theo kết quả nghiên cứu, mức độ sử dụng rượu bia của sinh viên rất khácnhau Trong số 30 sinh viên lớp Luật 21, khoa PLHC, trường ĐHNVHN được tiếnhành khả sát, phần lớn sinh viên hiếm khi sử dụng rượu bia gồm có 12 sinh viên(chiếm 40%), 6 sinh viên chưa bao giờ sử dụng rượu, bia (chiếm 33,3%), 10 sinhviên chọn thi thoảng sử dụng rượu bia (chiếm 20%) và chỉ có 1 sinh viên thườngxuyên sử dụng rượu, bia (chiếm 7,7%)

Đối với những sinh viên thường xuyên sử dụng rượu bia (chiếm 7,7%) là vấn

đề đáng lo ngại, sử dụng thường xuyên là không hợp lý, bởi lẽ, những sinh viênnăm

Trang 25

M c đ s d ng r ứ ộ ử ụ ượ u bia khi tham gia giao thông

23.3%

Có Không 76.7%

nhất cần đặc biệt chú trọng đến việc học và sức khỏe, có lối sống lành mạnh, khônglạm dụng rượu bia gây tổn hại sức khỏe đến bản thân

Như vậy, dù rằng việc sử dụng rượu, bia thường xuyên (chiếm 7,7%) sinhviên lựa chọn không nhiều, nhưng sử dụng thường xuyên của sinh viên trườngĐHNVHN vẫn còn tồn tại là vấn đề cần lưu ý, nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm hướnggiải quyết phù hợp để tránh xảy ra tình trạng lạm dụng rượu bia gây mất trật tự anninh, mất an toàn giao thông khi tham gia giao thông Qua đó, để biết được liệusinh viên lớp Luật 21A, khoa PLHC, trường ĐHNVHN có sử dụng rượu, bia khitham gia giao thông hay không chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ sử dụng rượubia khi tham gia giao thông của sinh viên

Biểu đồ 2 Mức độ sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của sinh viên

Rượu, bia vốn là thức uống quen thuộc không thể thiếu của người Việt Namtrong các cuộc vui, dịp lễ, tết Tuy nhiên, hành động đã sử dụng rượu, bia vẫn thamgia giao thông của con người nói chung và sinh viên nói riêng lại là một vấn đề nangiải Để tiến hành khảo sát thực trạng vấn đề sử dụng rượu bia khi tham gia giao

thông của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi: “Bạn có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông không?” Kết quả cho thấy trong tổng số 30 sinh viên

lớp Luật 21A, khoa PLHC, trường ĐHNVHN (chiếm 100%) có 76,7% sinh viênlựa

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w