Mục tiêu nghiên cứu- Giải thích được bản chất của sáng tạo và tư duy sáng tạo - Nhận thức được vai trò của tư duy sáng tạo đối với sự phát triển của bản thân trong học tập , trong công v
Nội dung về tư duy sáng tạo
Điều kiện để sáng tạo
Điều kiện để quá trình sáng tạo trở thành hiện thực không phải chỉ là một điều kiện đơn độc mà đó là sự tổng hợp nhiều điều kiện Có thể kể đến một số điều kiện sau:
+ Có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề + Có sự tự tin nội tại
+ Có ý chí và sự nỗ lực + Biết hoài nghi và không vâng lời + Biết loại bỏ những suy nghĩ “thói quen”
+ Biết vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo
Có rất nhiều cách để có thể tư duy sáng tạo, sau đây là một số cách thường dùng như công não, quy nạp, diễn dịch , để chúng ta sử dụng trong các tình huống khó khăn bất ngờ
Công não là thủ thuật kích thích con người khai thác tối đa những ý tưởng khi não bị tập kích liên tục bằng cách:
+ Từng vấn đề + Lấy ý kiến, ý tưởng + Xây dựng mạng + Phân tích lựa chọn + Quyết định lựa chọn
Quy nạp là việc đi từ những sự việc riêng lẻ để đi đến một cái chung, một kết luận khái quát Phương pháp tư duy quy nạp là phương pháp đi từ cái cá biệt đến cái chung nhất, từ nhiều biểu hiện lặp lại để khái quát thành một kết luận.
Diễn dịch là sự vận động của nhận thức từ cái chung đến cái riêng, từ tổng thể đến bộ phận Phép diễn dịch là phép suy luận lấy việc lớn để suy việc nhỏ, lấy cái chung để suy cái riêng, lấy cái bản chất, cái quy luật để gắn cho cái biểu hiện, cái chi tiết
Phương pháp diễn dịch là phương pháp tư duy đi từ tiền đề tri thức chung suy ra kết luận tri thức đặc thù.
Tư duy sáng tạo là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với mỗi người chúng ta trong cuộc sống vì chính nó sẽ đáp ứng những thách thức luôn xảy ra Tư duy sáng tạo là thanh công cụ cực kỳ quan trọng để mỗi người dù ở vị trí nào, đẳng cấp nào cũng có thể vượt qua lối mòn trong suy nghĩ, hành động để hướng đến những giải pháp mới mẻ Đó không chỉ là yêu cầu của cuộc sống mà còn là những phương pháp để bạn chinh phục những khó khăn của cuộc đời.
5 Biểu hiện của tư duy sáng tạo
Các nhà tâm lí học rất coi trọng yếu tố chất lượng của ý tưởng sinh ra, lấy đó làm tiêu chí để đánh giá sáng tạo.
- Tính nhuần nhuyễn được đặc trưng bởi khả năng tạo ra một số lượng nhất định các ý tưởng Số ý tưởng nghĩ ra càng nhiều thì càng có nhiều khả năng xuất hiện ý tưởng độc đáo, trong trường hợp này số lượng làm nảy sinh chất lượng Tính nhuần nhuyễn còn thể hiện rõ nét ở 2 đặc trưng sau:
- Tính đa dạng: đa dạng của các cách xử lí khi giải toán, khả năng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau Đứng trước một vấn đề giải quyết, người có tư duy nhuần nhuyễn nhanh chóng tìm và đề xuất được nhiều phương án tối ưu.
Hai là khả năng xem xét đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có cái nhìn sinh động từ nhiều phía đối với sự vật và hiện tượng chứ không phải cái nhìn bất biến, phiến diện, cứng nhắc - Tính độc đáo: tính độc đáo của tư duy được đặc trưng bởi các khả năng: - Khả năng tìm ra những hiện tượng và những kết hợp mới - Khả năng nhìn ra những mối liên hệ trong những sự kiện mà bên ngoài liên tưởng như không có liên hệ với nhau - Khả năng tìm ra những giải pháp lạ tuy đã biết những giải pháp khác
Các yếu tố cơ bản trên không tách rời nhau mà trái lại chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau Tính mềm dẻo của tư duy sáng tạo tạo điều kiện cho việc tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau và nhờ đó đề xuất được nhiều phương án khác nhau mà có thể tìm được giải pháp lạ, đặc sắc
Các yếu tố này có quan hệ khăng khít với các yếu tố khác như: tính chính xác, tính hoàn thiện, tính nhạy cảm vấn đề Tất cả các yếu tố đặc trưng nói trên cùng góp phần tạo nên tư duy sáng tạo, đỉnh cao nhất trong các hoạt động trí tuệ của con người.
6 Ví dụ về tư duy sáng tạo.
- Cải tiến cách thức phân tích, đánh giá dữ liệu Để có thể sáng tạo ra cách giải quyết một vấn đề nào đó, trước hết, bạn phải hiểu về nó Việc phân tích dữ liệu sẽ giúp bạn đạt được điều này Những dữ liệu mà chúng ta có thể phải phân tích trong cuộc sống của mình rất đa dạng,đó có thể là văn bản, số liệu, tin tức…
Khi thực hiện báo cáo kết quả tuyển dụng nhân sự, người phụ trách có thể phân tích các số liệu bằng cách thống kê theo bảng hình cột và hàng như trong bảng tính excel
Cách làm này giúp người đọc biết được những thông số về thời gian, chi phí cụ thể nhưng lại khó hình dung được tỷ lệ giữa các nội dung trong quy trình tuyển dụng Và người có tư duy sáng tạo chỉ cần thêm vào một số đồ thị, cùng ít màu sắc phân biệt đã có thể làm rõ nội dung mong muốn.
- Tư duy cởi mở tạo nền tảng cho tư duy sáng tạo
Mỗi người chúng ta là một cá thể với những tính cách, quan điểm,định kiến… khác nhau Trong khi đó, những vấn đề chúng ta phải đối mặt đều có liên quan đến những cá thể khác Vì vậy, kh bản thân sở hữu tư duy cởi mở, khách quan, bạn sẽ nhìn nhận vấn đề tổng quát hơn, phù hợp đại đa số hơn và chắc chắn, hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn.
Trong công việc, nhiều nhân sự mới vào nhưng lớn tuổi thường ngại hỏi những nhân sự trẻ tuổi làm việc lâu năm tại phòng ban Lý do phổ biến là họ e ngại người đồng nghiệp trẻ sẽ chia sẻ kinh nghiệm với thái độ trịch thượng, sợ bị tổn thương sự tự tôn.
Thực trạng về tư duy sáng tạo của học sinh, sinh viên ngày nay
tình trạng học “đối phó” diễn ra phổ biến trong sinh viên.Sinh viên ngày nay không biết cân bằng thời gian và lập thời gian biểu cho chính mình Họ cũng lười nhác deer tìm ra kiến thức mới và thụ động trong học tập và công việc Giảng viên dạy tới đâu, sinh viên học đến đó, rập khuôn ngày qua ngày mà không có gì đổi mới sáng tạo hơn, nhiều lúc học tập cũng ngại phát biểu và xung phong đề bày tỏ sự sáng tạo của mình
Những phần nào giảng viên cho cho thi, liên quan đến điểm số thì mới đầu tư học tập.Còn những bài tập làm thêm thậm chí không thèm làm Khả năng ứng dụng và tiêu hoá kiến thức của nhiều sinh viên chưa sâu Sinh viên luôn cảm thấy những kiến thức trên đại học mơ hồ, xa rời với thực tiễn.Việc học như vậy cũng rất nhàm cvhans và họ cảm thấy không biết ứng dụng điều gì vào cuộc sống.Từ những đặc điểm nêu trên dẫn đến một hậu quả khá nghiêm trọng là khả năng nghiên cứu, sáng tạo tư duy của đa số sinh viên còn yếu kém Điều này, đồng thời, dẫn đến một hệ lụy sau cùng là sau khi ra trường, khả năng phát hiện vấn đề, xử lí tình huống, giải quyết công việc của hầu hết SV là không cao Sinh viên học thụ động vẫn còn rất nhiều, các em bước vào lớp học với tâm trí như chiếc bình rỗng để được lấp đầy kiến thức hay tiếp nhận toàn bộ kiến thức trong sách vở kỹ năng đặt câu hỏi phản biện của sinh viên còn thấp Sinh viên không “tò mò”, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời, thậm chí có thể nói là ỷ lại chờ thầy/ cô
Kỹ năng phân tích thông tin của sinh viên khi học chưa cao Mặc dù nhiều sinh viên báo cáo rằng có đặt câu hỏi để giải đáp vấn đề nhưng thực tế lại cho thấy cách đặt câu hỏi ở các em thường ở mức độ dễ, chưa có chiều sâu, tầm rộng Có rất nhiều sinh viên thiếu kỹ năng diễn giải (lập luận), thiếu ngôn ngữ phù hợp để làm rõ vấn đề đặt ra, thậm chí nhiều em không tự tin trình bày ý kiến của mình Cụ thể, khi các giảng viên giảng dạy yêu cầu sinh viên phân tích và trình bày vấn đề, có rất nhiều sinh viên nói rằng: dạ thưa thầy/ cô, em hiểu mà không biết nói thế nào ạ Kỹ năng đánh giá, rút ra kết luận để vận dụng vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn ở sinh viên khi học chưa hiệu quả Đặc biệt, trong tư tưởng của một bộ phận không nhỏ sinh viên quá đề cao môn chuyên ngành học của mình, do đó tâm thế các em học cho qua môn, không chịu hoặc không biết cách giải quyết vấn đề để rút ra kết luận, vận dụng vào thực tiễn kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng tri thức có được để trình bày, phân tích một cách rõ ràng thuyết phục có chiều sâu ở sinh viên còn thấp, các em lười sáng tạo, trau dồi kiến thức, sinh viên chưa biết khái quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực để có thể tranh viên giờ lười phát biểu?” ở một số trường ĐH và CĐ và đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "ít phát biểu" được rút ra từ 15 phiếu khảo sát tiêu biểu nhất:
(1) Do sinh viên quá lười học, không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà mà chỉ đợi lên lớp chờ giảng viên giảng rồi chép vào nên không đủ kiến thức để trả lời những câu hỏi của thầy cô
(2) Vì sợ phát biểu sai bị bạn bè cười nhạo và đôi khi sợ bị thầy cô la (hoặc có thể bị trừ điểm) thì "quê độ"
(3) Trong lớp không ai giơ tay phát biểu mà mình phát biểu thì sợ bị coi là
(4) Có khi câu hỏi quá khó vượt ngoài kiến thức hiểu biết (5) Có thể sinh viên không cảm thấy hứng thú với môn học, tiết học thiếu tranh ảnh minh họa, giảng viên giảng bài chưa cuốn hút nên sinh viên chọn cách ngồi chép bài là hơn
(6) Tán chuyện hoặc không tập trung nghe giảng nên không hiểu rõ câu hỏi (7) Đôi khi câu hỏi được đặt ra quá dễ, bạn nào cũng biết rồi nên không ai giơ tay phát biểu vì không có hứng
(8) Trong một số trường hợp giơ tay phát biểu là vì được khuyến khích cộng thêm điểm số (nhưng đây chỉ là phần thiểu số)
(9) Không khí trong lớp học không được sôi động (10) Sợ phát biểu đúng có thể thầy cô sẽ đặt tiếp những câu hỏi khác mà mình không biết trước được
(11) Không tự tin vào bản thân, ngại ngùng khi phải đứng lên và trả lời trước đám đông luận và bảo vệ luận điểm của mình với các bạn cũng như với các giảng viên
12.2 Ngày nay sinh viên khá thụ động trong việc nảy ra ý tưởng
Bên cạnh kiến thức chuyên môn sâu rộng, có thành tích học tập tốt thì thái độ chuyên nghiệp cũng là một yếu tố được đề cao đối với sinh viên ra trường đi làm Ngày nay có không ít bạn trẻ chưa thực sự hoàn thiện do tác động từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến việc ra trường đi làm trở nên thụ động.Dù là nguyên nhân gì đi nữa thì thái độ làm việc thụ động – tức trạng thái bị động tiêu cực trong công việc cũng gây ảnh hưởng đến nhóm, phòng ban và doanh nghiệp Đây là một trong những tín hiệu đáng lo ngại cần khắc phục càng sớm càng tốt để tránh những sai phạm không mong muốn
- Không quan tâm đến chương trình đào tạo và mục đích từng môn học: Sinh viên không nắm vững chương trình học toàn khóa, chương trình học của từng năm, từng học kỳ được sắp xếp như thế nào, phải làm gì để đạt được hiệu quả tối ưu từ chương trình ấy Ngoài ra sinh viên ít quan tâm đến mục đích của từng môn học mà chỉ quan tâm đến nội dung trong môn học đó để đối phó với thi cử
- Đọc chép: Sinh viên chăm chỉ đến lớp chủ yếu là để nghe giảng, ghi chép và hoàn toàn dựa vào sự chỉ bảo, hướng dẫn của giảng viên, chỉ học và thực hiện những gì giảng viên yêu cầu chứ không tự tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức Sự siêng năng, ngoan ngoãn trong giảng đường đã làm mất đi ý nghĩa tích cực, vì sinh viên không chủ động phản biện chất vấn lại Việc thụ động tiếp thu kiến thức làm cho chất lượng đào tạo kém, không bảo đảm chuẩn đầu ra
- Ít lui tới thư viện: Sinh viên chỉ lên thư viện vào mùa thi, mùa chuẩn bị làm báo cáo thực tập còn lại đa phần là trong suốt quãng thời gian học ở trường không lên thư viện.
- Im lặng trước các câu hỏi của giảng viên: Khi giảng viên đặt câu hỏi cho sinh viên thụ động đa phần nhận lại được là sự im lặng Điều này có thể xuất phát từ lý do: Sinh viên cho rằng không biết thì không cần phải trả lời, giảng viên sẽ trả lời nếu mất thời gian quá lâu cho câu hỏi đó;
Sinh viên không muốn bị chú ý khi trả lời sai, thiếu tự tin, nói vấp; Không chuẩn bị trước bài ở nhà, không hứng thú với môn học; Thiếu tập trung do tán gẫu hoặc câu hỏi không có trong giáo trình, vượt ngoài kiến thức hiểu biết…
-Lười sáng tạo: Là một trong những nguyên nhân sâu xa trong việc hình thành thói quen không tốt trong công việc Khi bạn để não hoạt động ở trạng thái ù lì, ngưng trệ lười tư duy, lười suy nghĩ để tìm ra những ý tưởng mới lạ trong công việc đồng nghĩa với việc bạn sẽ luôn tiếp nhận công việc mới trong tâm thế thụ động, chán nản Việc này lâu dài sẽ dẫn đến sự cũ kỹ, một màu trong những sản phẩm, nhất là trong những lĩnh vực công việc đòi hỏi tính sáng tạo
Giải pháp
- Sáng tạo là một quá trình tinh thần liên quan đến việc khám phá ra các ý tưởng hoặc khái niệm mới, hoặc các liên kết mới của các ý tưởng hoặc khái niệm hiện có, được thúc đẩy bởi quá trình hiểu biết có ý thức hoặc vô thức Sáng tạo không phải là thứ tự nhiên đến với tất cả mọi người Đó cũng là điều không nhất thiết được khuyến khích trong xã hội và nghề nghiệp của chúng ta Sự sáng tạo giúp bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh Có thể thấy bức tranh lớn là quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống
Cho dù đó là cuộc sống cá nhân của bạn hay một dự án công việc, bạn rất dễ bị sa lầy và bị mất thông tin chi tiết Sáng tạo và để cho tâm trí của bạn lang thang một chút cũng giống như bạn đang đi dạo trong rừng Thay vì dừng lại để tập trung vào một mảng rêu, hãy tiếp tục đi xuống con đường và mở rộng khu rừng Bạn có thể nhìn qua những cái cây, theo một cách nào đó
– Sáng tạo giúp giải quyết vấn đề: Khi bạn đang cố gắng tìm ra giải pháp cho một vấn đề, suy nghĩ sáng tạo sẽ mở ra khả năng Bạn nhìn vào tình huống từ các góc độ khác nhau Thông thường, mọi người gặp khó khăn với các giải pháp mà họ đã luôn sử dụng trong quá khứ Mặc dù nó vẫn có thể hoàn thành công việc, nhưng nó có thể hoàn thành tốt hơn nếu nó sáng tạo hơn Đó là cách chúng tôi có được những ý tưởng độc đáo và cách những người đổi mới tạo nên sự khác biệt
– Sự sáng tạo có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn: Những người sáng tạo có tâm hồn cởi mở, năng động Họ thường tràn đầy ý tưởng và bắt nguồn cảm hứng từ thế giới xung quanh Điều này thường làm cho họ làm việc hiệu quả hơn vì họ đang mang lại nhiều thứ hơn là một người không cởi mở với những gì xung quanh họ Những người sáng tạo cũng luôn tìm kiếm những cách thức mới để giải quyết vấn đề, điều này thúc đẩy sự đổi mới và tăng hiệu quả Đó là một kỹ năng có giá trị trong bất kỳ lĩnh vực nào
– Sự sáng tạo nâng cao sự tự tin của bạn: Sáng tạo giúp bạn nhìn ra bức tranh toàn cảnh, duy trì động lực và giải quyết vấn đề Điều gì có thể được thúc đẩy tự tin hơn thế? Khi bạn suy nghĩ sáng tạo và vượt qua mọi thử thách, bạn đang chứng tỏ với bản thân rằng bạn là một người có năng lực Rất ít điều tốt đẹp trong cuộc sống đến mà không cần nỗ lực Trên đường đi, sự sáng tạo làm cho quá trình đó trở nên hấp dẫn hơn cũng như bổ ích hơn
Yếu tố quan trọng không thể thiếu khi định nghĩa tư duy sáng tạo đó là phải luôn gắn liền với thực tế Để đạt được một đích, thành công thì chính bản thân ta phải có sự sáng tạo của riêng mình, đừng quá phụ thuộc vào công nghệ mà không tin tưởng chính bản thân mình Con người sáng tạo nên công nghệ nên nếu bạn cố gắng thì không gì là không thể Đừng để máy móc thay thế chính bộ não của mình
13.2 Không thỏa mãn với hiện tại
Bản thân chúng ta là những thế hệ trẻ, chúng ta có ước mơ hoài bão và có mục đích của bản thân Ai cũng muốn chính mình làm nên một điều kì tích nào đó to lớn để mang về vinh quang đất nước, gia đình và chính bản thân.Chúng ta biết chọn lọc, biết thế nào là đủ ở mọi tình huống Nhưng đối với sinh viên việc trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi tư duy sáng tạo là không bao giờ đủ Để có được vốn kiến thức rộng lớn chúng ta cần phải đáp ứng cho bản thân mình đầy đủ những tư liệu, cũng như vốn hiểu biết
Mặc dù ngày nay ứng dụng công nghệ phổ biến có đầy đủ thông tin chính xác, đáp ứng được tất cả các tìm kiếm mà người dùng muốn có được nhưng bản thân là người mang trí óc thì nên giữ có mình một bộ não có trang bị đầy đủ kiến thức, cố gắng suy nghĩ và không ngừng học hỏi Cuộc đời có thể quật ngã chúng ta, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn để đứng dậy hay tiếp tục vấp ngã Hãy nhớ! Sai thì sửa, ngã thì đứng dậy, không biết thì hỏi cChứ không đi thì chẳng bao giờ tới Đủ hay thiếu là một điều rất mông lung Nếu ta học được cách trân trọng những gì mình đã có, tiết chế những mong muốn không quan trọng, cái “đủ” sẽ khiến bạn hài lòng
Hạnh phúc là “thích thứ mình có” chứ không phải là có được thứ mình thích Nếu vẫn còn chưa học được chữ “đủ” thì hiển nhiên bạn sẽ gặp phải những điều sau đây:
Khi bạn có quá nhiều mong muốn mà không được thỏa mãn thì chính những mong muốn ấy sẽ giày vò bạn Có rất nhiều người bị ám ảnh về thành công, tiền bạc hoặc địa vị tất cả những gì họ có thể làm là tập trung thực hiện mục tiêu ấy dẫn đến việc tự gây áp lực cho bản thân Stress và những tâm lý tiêu cực khi không được “thỏa mãn nhu cầu” sẽ luôn thường trực trong cuộc sống thường nhật
Số lượng đôi khi không đi cùng với chất lượng, trừ khi bản thân bạn đạt đến sự cân bằng tuyệt đối Chính vì có quá nhiều điều muốn làm, quá nhiều thứ sở hữu mà sự tập trung của bạn sẽ bị phân tán Nếu bạn có một công việc để làm thì hãy chuyên tâm cho công việc ấy và nâng cao trình độ của bản thân theo chiều sâu, thay vì làm ba công việc cùng một lúc
Bạn sẽ khó lòng trở thành chuyên gia ở cả ba lĩnh vực Và đương nhiên, cộng sự và những người xung quanh của bạn cũng biết điều đó, họ sẽ tìm tới người chuyên nghiệp cho sự đảm bảo chắc chắn, thay vì tìm một cỗ máy đa-zi-năng
Muốn rất nhiều nhưng không biết mình thực sự muốn gì? Đó sự thực của những con người luôn muốn lấp đầy cuộc sống bằng tham vọng và sự sở hữu Bạn có biết rằng, ở một khía cạnh nào đấy thì tất cả đồng nghĩa với không có gì không?
Bởi bạn “không biết đủ” nên thói quen liên tục chinh phục, khao khát những gì chưa có sẽ khiến ta phần nào lãng quên đi thứ đang có Ai đó đã nói: “Con người dễ dàng đánh mất bản thân trong những cuộc chạy đua”
Chính vì bạn luôn trong trạng thái “có mới nới cũ”, thà có thêm chứ không chịu vứt bỏ mà sự trân trọng của bạn đối với những đồ vật, con người và cả thế giới xung quanh cuộc sống dường như nhạt nhòa Đừng bao giờ tự hỏi tại sao cuộc đời lại bất công? Tại sao những con người đó lại cư xử như vậy? Sao mình toàn gặp chuyện xui xẻo và kém may mắn? Hãy tự hỏi lại bản thân “liệu bản đã hết lòng tha thiết với cuộc đời này chưa? Đã bao giờ bạn cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc với những gì đang có hoặc thậm chí là không có gì cả? Thứ bạn nhận được chính là thứ bạn trao đi, lòng tham và lối sống ích kỷ sẽ luôn là lý do khiến chúng ta nhận được cái nhìn thiếu tôn trọng từ người khác
13.3 Thay đổi hoàn cảnh mới
-Thế giới không ngừng vận hành thay đổi mỗi ngày và con người chúng ta cũng vậy
Một số câu hỏi thử độ tư duy sáng tạo của bạn
14.1 Trong tiệc sinh nhật có 7 người tham gia Nhưng muốn chiếc bánh chia làm 8 phần với chỉ 3 đường cắt vậy làm thế nào để cắt? Đáp án: Để cắt bánh thành 8 phần chỉ với 3 đường cắt, bạn cần cắt ngang qua giữa thân bánh đứng, sau đó bạn cắt 2 đường vuông góc trên bề mặt bánh thì bạn sẽ được 8 phần tương đương nhau.
14.2 Có một hàng gồm 6 cốc nước trong đó có 3 cốc đầy nước 3 cốc không có gì Để
6 cốc đó xếp hàng xen kẽ lẫn nhau với một hành động ta cần làm gì? Đáp án: Để 6 cốc xếp xen kẽ lẫn nhau ta cần đổi chỗ cốc thứ 2 với cốc thứ 5 hoặc đổ nước từ cốc thứ 2 sang cốc thứ 5.
14.3 Không thay đổi trật tự các số dưới đây hãy thêm+ hoặc- ở giữa chúng để có kết quả là 100.Lưu ý chỉ đc sử dụng 3 dấu.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 = 100 Đáp án: Các bạn nhóm các số 1 2 3 thành một số 4 5 thành một số 6 7 thành một số 8 9 thành một số Sau đó các bạn đặt các-+ như hình bên dưới cho hợp lý
Tầm quan trọng của 4 duy sáng tạo trong công việc và học tập
Theo các nhà tâm lý học thì tư duy sáng tạo được xem là dạng hoạt động trí não cao nhất của con người Năng lực sáng tạo là cốt lõi của tư duy sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý bao gồm nhiều quá trình gắn kết như: quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm
Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra những phương án khả thi, rồi rút ra được phương án tối ưu dựa trên các phương án đã nêu ra Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra là cả một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt động trí óc Trong thực tế, có rất nhiều người thành công và nổi tiếng nhờ họ có tư duy sáng tạo, từ những nhà soạn nhạc thiên tài như Mozart, Beethoven, … đến những vị lãnh tụ vĩ đại như: Lênin, chủ tịch Hồ Chí
Minh….hay những nhà lãnh đạo hàng đầu như Bill Gates, Steve Jobs,… Tất cả những người đó trở nên nổi tiếng như vậy đều là nhờ họ dám nghĩ đến những điều không tưởng, và đã biến nó thành sự thật; hay đơn giản là luôn tìm tòi, sáng tạo những cái mới trên nền cái cũ Đó chính là biểu hiện rõ nét nhất của tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo giúp đạt thành tích cao, khiến cho việc học trở nên thú vị.
Trong học tập, để đạt kết quả cao thì phải luôn tư duy để sáng tạo và làm chủ kiến thức Sáng tạo, thể hiện trước nhất, đó là phải luôn biết khái quát vấn đề Trong một bài học muốn không bỏ sót nội dung thì ta phải biết tìm những ý lớn Từ ấy, lấy đó làm sườn và sau đó nghiên cứu tài liệu để triển khai thêm theo ý hiểu của mình Làm cho nội dung bài sẽ có tính hệ thống, không bị thiếu, bị sót Ngoài ra, nội dung còn có những ý sáng tạo thú vị và có thể gây ấn tượng tốt trong bài học, giúp sinh viên có khả năng đạt được điểm cao, đam mê học tập, việc học trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Tư duy sáng tạo đẩy nhanh tiến trình làm việc, mang lại kết quả vượt bậc, năng suất cao.Trong xây dựng các mối quan hệ, kỹ năng tư duy sáng tạo giúp bạn được những người xung quanh kính trọng và yêu quý hơn, hơn thế nữa bạn còn tìm được những người bạn thực sự, cũng như giữ gìn và làm cho những mối quan hệ ấy ngày càng tốt đẹp hơn.Kỹ năng tư duy sáng tạo chính là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển, chỉ có tư duy sáng tạo mới có khả năng giúp con người khám phá, phátminh ra những công trình vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi xã hội, giúp xã hội có những bước tiến dài trong lịch sử, bạn sẽ vươn lên phát triển nghề nghiệp trong xã hội đầy thử thách hiện nay và con đường vinh quang chào đón bạn.Với kỹ năng tư suy sáng tạo, bạn cũng sẽ dễ dàng kiếm đủ tiền cho việc học hành và thậm chí bạn có thể làm giàu ngay khi bạn còn đang là sinh viên.
15.3 Một số công trình vĩ đại nhờ sự sáng tạo của con người15.3.1 Kim tự tháp Ai Cập.
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập Có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập tính đến gần đây Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc Kim Tự Tháp vừa là biểu tượng vừa là niềm tự hào của người dân Ai Cập Nó mang trong mình cả một nền văn minh phát triển cùng với nhiều bí ẩn chưa được giải đáp Mãi cho đến ngày nay nhiều nhà khoa học và khảo cổ vẫn chưa giải thích rõ nguyên lý xây dựng của người Ai Cập cổ đại.
15.3.2 Đền thờ hoa sen – New Delhi, Ấn Độ
Cảm hứng của công trình này bắt nguồn từ hình ảnh đóa hoa sen Những cánh hoa cách điệu ôm lấy búp cũng chính là mái vòm xung quanh ngôi đền Chính điều này đã khiến cho ngôi đền được xem như kỳ quan sáng tạo trong kiến trúc Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung.Với hơn 10 năm để hình thành ý tưởng và thi công, dưới sự thiết kế và chỉ đạo của kiến trúc sư tài ba Canada gốc Iran - Faribo sahba, công trình đã chính thức ra mắt công chúng.
Là một trong những nhà thờ cao nhất Moscow với hàng triệu lượt khách du lịch ghé thăm mỗi năm, nhà thờ chính tòa Thánh Vasily là một nhà thờ Chính thống giáo Nga nằm ngay tại quảng trường Đỏ Dưới thời cai trị của các Sa hoàng, tòa thánh đã được tu sửa và thêm những chi tiết độc đáo, mới mẻ hơn Nhìn công trình nổi bật này, không ít người nghĩ đến những chiếc kem ốc quế sặc sỡ đủ mùi vị, trông vô cùng ngon mắt.
Tháp Eiffel được biết đến là một công trình kiến trúc bằng sắt nổi tiếng nằm ở thành phố Paris, Pháp Vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300 mét, công trình do Gustave Eiffel cùng các đồng nghiệp xây dựngnhân Triển lãm thế giới năm 1889, cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp Cảnh tháp Eiffel rực rỡ, lung linh trong đêm
Nhưng bạn hoàn toàn chỉ có thể ngắm mà không được chụp ảnh đăng lên mạng xã hội, như vậy sẽ được coi là "phạm pháp" Lý do bởi dàn đèn thắp sáng là một tác phẩm nghệ thuật và nó được bảo vệ bởi bản quyền tác