1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình giám định, bồi thường tổn thất bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

66 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình giám định, bồi thường tổn thất bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Tác giả Hoàng Thị Minh Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Chớnh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Bảo hiểm
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 16,33 MB

Nội dung

Từ những thực tế đó là nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giámđịnh, bồi thường bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật của Tổng công ty nên em đã lựa chọn dé tài: “ Tình hình giám định, bô

Trang 1

- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN ghee

KHOA BẢO HIEM

DE TAI TINH HÌNH GIÁM ĐỊNH, BOI THUONG TON THAT

TRONG BẢO HIẾM TAI SAN - KỸ THUAT TẠI

TONG CONG TY CO PHAN BẢO HIẾM BƯU ĐIỆN

Ho và tên sinh viên : Hoàng Thị Minh Ngọc

: 11193768

Lép : Bao hiém 61C

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Chính

HÀ NỘI, 04/2023

Trang 2

phần Bảo hiểm Bưu điện đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo giải đáp cho em trong suốt

thời gian thực tap.

Do thời gian thực tập chưa nhiều cũng như kinh nghiệm kiến thức chưa đủ

sâu nên chuyên đề tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em

rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô và các anhchị của Tổng công ty Cé phan Bảo hiểm Bưu điện dé chuyên dé của em được hoàn

chỉnh hơn.

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này là sự nghiên cứu của bản thân.Thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, các thông tinđược trích dẫn trong bài viết đều được ghi rõ nguồn gốc

Em đã tự mình nghiên cứu đê thực hiện chuyên đê này, tìm hiệu vê các vân đê phục vụ cho việc việt chuyên đê, vận dụng những kiên thức đã được hoc

dé vận dụng và trao đổi với giảng viên hướng dẫn va các bạn học, dé hoàn

thành chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Minh Ngọc

Trang 4

CHUONG 1: KHÁI QUÁT VE BẢO HIẾM TAI SAN - KỸ THUẬT VÀ

CONG TÁC GIÁM ĐỊNH, BOI THƯỜNG TON THAT TRONG BẢO HIẾM

TÀI SAN - KY THHUẬT 5< 5< 52s ssEssESsESseEseEssEveEvserserssrssrrsrrssre 4

1.1 Tổng quan về bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật -5 s- 5< 4

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật 41.1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật -. 5

1.2 Công tác giám định, bồi thường tốn thất trong bảo hiểm Tài sản - Kỹ

ÏDUIẬYK G00 Ọ Họ cọ Họ 0 0 00.00 00 000008 0 9

U58 Ki MiG I'®^-4 9 1.2.2 Vai tO 108 ỐÔỖỖồ.ồ ỐỐ.ỐỐỐ 10 I5C 0) (bì 54:1 12

1.2.4 Van đề trục lợi Bảo hiểm trong Tài sản - Kỹ thuật 261.3 Chỉ tiêu đánh giá công tác giám định, bồi thường bảo hiểm Tài sản -

1i 177 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BÒI THƯỜNG

BẢO HIẾM TÀI SAN - KỸ THUAT TAI TONG CÔNG TY CO PHAN BAO

HIEM 8:199Ẽ8))100002323337 30

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Cổ phan Bao hiểm Bưu điện 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2 2-2 s¿+sz+zz+£szzxzez 302.1.2 Các nghiệp vụ đang triển khai 2: 5:55 xzecx2zxczxxersesree 322.1.3 Cơ cầu tổ chức bộ máyy : ¿+ +++++2x++tx++zxrzrxerxrerxrsrxee 342.1.4 Tình hình kinh doanh bảo hiểm - - - 2 22+ £E+E+E+EE£E+EeEzezEeẻ 382.2 Thực trạng công tác giám định, bồi thường bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuậttại Tong công ty Cô phan Bảo hiểm Bưu điện - -5-«- 43

Trang 5

CHUONG 3: GIẢI PHAP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG

TÁC GIÁM ĐỊNH, BOI THƯỜNG BẢO HIẾM TÀI SAN - KỸ THUẬT TẠI

TONG CONG TY CO PHAN BẢO HIẾM BUU ĐIỆN 49

3.1 Định hướng phát triển của Tong công ty Cỗ phần Bảo hiểm Bưu điện

trong thời ØÏaIn ỐIÏ do <5 s 9 9 9 00.0009.0000 80400609406006 49

$8 000077 Ô 57

DANH MỤC CAC TÀI LIEU THAM KHẢO -°-s- s52 sse 58

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Từ viết tắt Nội dungDNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

DNBHPNT Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Pn Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

GDV Giam dinh vién

CBNV Cán bộ nhân viên

GYCBH Giấy yêu cầu bảo hiểm

GCNBH Giấy chứng nhận bảo hiểm

NĐPC Người được phân công

HĐBH Hợp đồng bảo hiểm

BH Bảo hiểm

STBH Số tiền bảo hiểm

BTV Bồi thường viên

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PTI (2018-2022) 38Bảng 2.2 : Doanh thu bảo hiểm của PTI (2018-2022) -2- 2 55¿555+¿ 39Bảng 2.3: Một số HĐBH lớn trong bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật của PTI (2018-

"20220 0 40

Bảng 2.4 :Một số HĐBH lớn trong bảo hiểm Xe cơ giới của PTI (2018-2022) 41

Bang 2.5: Một số HĐBH lớn trong bảo hiểm con người của PTI (2018-2022) 41

Bang 2.6: Một số HĐBH lớn trong bảo hiểm Hàng hải của PTI (2018-2022) 42Bảng 2.7 : Tình hình giám định tổn thất bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật của PTI (2018

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình giám định bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

Hình 1.2 : Quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật Hình 2.1: Cơ cau tô chức bộ máy hoạt động của PTI

Hình 3.1: Logo mới của PTÏÏ - 5s s++ssx+sseesseeesse

Trang 9

LOI MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Thị trường bảo hiểm là công cụ hữu ích bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư

và đến nay bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết các loại hình tai sản của mọithành phần và ngành nghề kinh tế với nhiều loại hình bảo hiểm đa dạng Cùng với

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lượng tài sản ngày một tăng lên va đi kèm với nó

là những rủi ro liên quan đến tài sản như cháy, nô, bão, lũ, lũ quét, trộm cắp, khó

lường trước được Khi rủi ro xảy ra sẽ để lại hậu quả rất lớn, ảnh hưởng đến vật chấtcũng như tỉnh thần của người dân, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đời sống của

cá nhân, doanh nghiệp, chủ đầu tư Thực tế đã chứng minh đến nay biện pháp hữuhiệu nhất dé quản lý rủi ro là phương pháp chuyền giao rủi ro và đáng kê nhất làchuyền giao cho các tô chức chuyên nghiệp hoá- các tổ chức kinh doanh bảo hiểm

Vì vậy tham gia bảo hiểm cho các tài sản đó là một trong những biện pháphữu hiệu nhất Bên cạnh đó thì bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật giúp các chủ đầu tư,

cá nhân, doanh nghiệp yên tâm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, phân b6 nguồntài chính một cách hiệu quả và tối ưu nhất, ôn định điều tiết hoạt động kinh doanh

Qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu và có cơ hội thực tập tại Ban Tàisản - Kỹ thuật, em thấy rằng nhóm bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật là thế mạnh và đemlại doanh thu lớn cho công ty Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của thị trườngtài chính cùng với xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay đã tạo nên những thách thức

mới cho các công ty bảo hiểm trong việc cạnh tranh với các đối thủ và khang định

vị thế của mình trên thị trường

Từ những thực tế đó là nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giámđịnh, bồi thường bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật của Tổng công ty nên em đã lựa chọn

dé tài: “ Tình hình giám định, bôi thường tốn thất bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật taiTổng công ty Cô phan Bảo hiểm Bưu điện ” dé làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

“ Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tông quát của dé tài là nghiên cứu thực trang tình hìnhgiám định bồi thường ton thất bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật của Tổng công ty Céphần Bảo hiểm Bưu điện , qua đó có những đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và

nguyên nhân, dé từ đó đề xuất ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiệncông tác giám định bồi thường Bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật tại Tổng công ty Cổ

phần Bảo hiểm Bưu điện trong thời gian tới

Trang 10

=" Muc tiêu nghiên cứu cụ thể

Hệ thống hóa những van dé lý thuyết về Bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật và côngtác giám định bồi thường tốn thất trong Bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giám định bồi thường Bảo hiểm Tài sản

— Kỹ thuật tại Tổng công ty Cô phan Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2018-2022

Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác giám định bồithường Bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật tại Tổng công ty Cô phan Bảo hiểm Bưu điện

trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giám định, bồi thường nghiệp vụ

Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về tình hình giám định bôi thường tổn thất bảo hiểmTài sản — Kỹ thuật của Tổng công ty Cổ phan Bảo hiểm Bưu điện

+ Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Tổng công ty Cô phan Bảo hiểm Bưu điện

+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình giám định, bồi thường bảo hiểm Tài sản

-Kỹ thuật giai đoạn 2018 - 2022.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp thu thập thôngtin, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và đánh giá Thông tin được thu

thập từ các phòng ban, bộ phận, các cán bộ nhân viên tại Tổng công ty Cổ phần Bảo

hiểm Bưu điện.

Từ đó, chuyên đề đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình giám định bồi thường

Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật tại PTI, nêu các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác giámđịnh bồi thường, tìm ra những khó khăn, thách thức trong công tác giám định, bồithường rồi từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giúp hoàn thiện hơn công tác giámđịnh, bồi thường Bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật tại PTI

5 Kết cấu của đề tài

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm: Phan mở đầu, kết luận và ba phan chính:

Chương 1: Khái quát về bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật và công tác giám định, boithường tốn thất trong Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bôi thường bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuậttại Tong công ty Cô phan Bảo hiểm Bưu điện

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác giám định, bồi thườngbảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật tại Tong công ty Cô phan Bảo hiểm Bưu điện

Trang 11

Do thời gian còn hạn chế và kiến thức kinh nghiệm chưa được phong phú nênchuyên đề tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đượcnhững góp ý, chỉnh sửa từ thầy cô giáo và các cán bộ nhận viên Tổng Công ty Cổ phần

Bảo hiểm Bưu điện để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Chính và các cán bộ, nhân viên của

Tổng công ty Cổ phan Bảo hiểm Bưu điện đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em dé emhoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này

Trang 12

CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT VE BAO HIẾM TÀI SAN - KỸ THUẬT VA CONG

TÁC GIÁM ĐỊNH, BOI THUONG TON THAT TRONG BẢO HIEM

TAI SAN - KY THUAT

1.1 Tổng quan về bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

Nguồn gốc sự ra đời của Bảo hiểm Tài sản có thé được coi là bắt nguồn từ cuộcđại hỏa hoạn tai London năm 1666 thiêu hủy hon 13000 ngôi nhà va gần như toàn bộthành phố Đây không chỉ là vụ hỏa hoạn tồi tệ nhất lịch sử nước Anh, trận đại hoanhoạn London năm 1666 còn là một trong những vụ hỏa hoạn kinh hoàng nhất từngđược ghi nhận trong lịch sử thế giới Trận đại hỏa hoạn này đã phá hủy 13.200 tòa nhà,

khiến khoảng 100.000 người rơi vào tình trạng vô gia cư, một diện tích rộng 1,62 km2

của thành phố bị thiêu rụi hoàn toàn Sau đám cháy khủng khiếp đó, những công ty bảohiểm hỏa hoạn đầu tiên đã xuất hiện ở Anh như: The Fire Office, Friendly Society FireOffice Sau đó, một loạt những công ty bảo hiểm cháy khác tiếp tục ra đời ở Anh:Amicable (1696), Sun (1713), Union (1714), London (1714) Sau đó, bảo hiểm hỏahoạn mở rộng ra các nước khác trên lục địa Châu Âu: ở Đức năm 1667, Pháp năm

1686 Sang thế ky XVIII, nhiều công ty bảo hiểm hỏa hoạn nồi tiếng ở Mỹ cũng rađời Bảo hiểm hỏa hoạn đã trở thành loại hình đầu tiên trong nghiệp vụ bảo hiểm tài

sản Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản được tiễn hành ở hầu hết các nước trên thé

giới và ngày càng phát trién

Sự ra đời của bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật còn gan liền với sự phát triển củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật ra đời muộn hơn nhiều

so với các loại hình bảo hiểm khác ví dụ như bảo hiểm Hàng hải Đơn bảo hiểm kỹthuật đầu tiên trên thé giới là đơn bảo hiểm đỗ vỡ máy móc được cấp năm 1859 Ngàynay thì bảo hiểm kỹ thuật có mặt tron hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế xãhội Từ bảo hiểm cho các máy móc, thiết bị cho tới việc bảo hiểm cho những công trìnhlớn như bến cảng, dàn khoan trên biển,

Nền kinh tế xã hội ngày nay càng phát triển với tốc độ hoạt động sản xuất kinh

doanh nhanh chóng Những chính sách hợp lý của nhà nước là một trong những nhân

tố then chốt nhằm đây nhanh tốc độ chuyền dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cau ngành,

cơ cau thành phan kinh tế và cơ cau vùng kinh tế Sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước

trong những năm qua có được sự tăng trưởng cao có đóng góp không nhỏ của sự tác

động qua lại không chỉ giữa các vùng kinh tế trọng điểm mà còn do những tác nhânquan trọng khác như: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: đường bộ, đườngthủy, sân bay, các bến, cảng trong các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh/ thành phố

Trang 13

trong cả nước nhằm mục tiêu tác động dé cùng phát triển Khu càng nhiều các khu côngnghệ cao, khu chế xuất tập trung nhiều lượng hàng hóa lớn, cùng với các dây chuyềnsản xuất cũng tiềm ân rất nhiều nguy cơ cháy n6 và nguy hiểm Cùng với đó là sự pháttriển của hoạt động sản xuất kinh doanh không cùng với sự phát triển của khoa học kỹ

thuật an toàn Nguồn vốn dau tư cho các hoạt động đề phòng, hạn chế tổn thất, các biệnpháp an toàn, phòng cháy, chữa cháy vẫn chưa thực sự được nhiều chủ doanh nghiệp

quan tâm nên tiềm ân nhiều nguy cơ rủi ro có thê xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn về tài

san va con người.

Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật giúp 6n địnhhoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong trường hợp họkhông may gặp những rủi ro như trong hợp đồng bảo hiểm đã nêu Trong điều kiện nền

kinh tế thị trường hiện nay, đa số các doanh nghiệp phải tự chủ sản xuất kinh doanh thì

chỉ với một khoản tiền phí bảo hiểm nhỏ và khi gặp phải tôn thất trong phạm vi bảo

hiểm thì người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bồi thường tôn thất một cách kịp

thời và chính xác sẽ giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả của ton thất, sớm ôn định đời sông, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật đóng vai trò rất lớn đối với cá nhân, tổ chức, cộngđồng Thứ nhất là góp phan ồn định tài chính, ôn định sản xuất kinh doanh cho cá nhân,doanh nghiệp khi không may gặp phải những rủi ro không thê lường trước được Thứhai là góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tôn thất giúp cuộc sống sinh hoạt củamọi người được an toàn hơn Thứ ba, bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật tạo chỗ dựa tinh thần

cho người tham gia bảo hiểm yên tâm trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinhdoanh, từ đó các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được phát triển hơn.Thứ tư là góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần đầu tư phát triển kinh tế xãhội Cuối cùng là bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp

bởi nghiệp vụ này luôn cần một lượng lớn nhân viên ở các vi trí khác nhau dé triển khainghiệp vụ, khai thác, giám định, bồi thường từ đó tạo công ăn việc làm cho xã hội.1.1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

a, Đối tượng bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

Đối tượng của bảo hiểm tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý haytrách nhiệm trông coi của NĐBH, và được ghi trong Danh mục tài sản kèm theo Giấy

yêu cầu bảo hiểm, tài sản phải ở trong khu vực được bảo hiểm ghi trong Danh mục tàisản kèm theo Giấy yêu cầu bảo hiểm Đối tượng của bảo hiểm tài sản là tài sản gồm

nhà cửa, kho hàng, trang thiết bị, máy móc, hàng hóa, nguyên vật liệu của NDBHtrong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cuộc sông hàng ngày ở phạm vi trong và ngoàiphạm vi lãnh thé Việt Nam và đi kèm với hai điều kiện sau:

Trang 14

- Không thuộc phạm vi loại trừ các hạng mục được nêu trong Quy tắc bảo hiểm

- Không thuộc các đối tượng/ hạng mục đặt hoặc nôi trên mặt nước, chìm một phần

hoặc toàn bộ trong nước như: sà lan, các cau trúc nồi và/hoặc các máy móc thiết bị hoạt

động trên hoặc trong nước

Đối tượng của Bảo hiểm kỹ thuật bao gồm tất cả các công trình dân dụng, công

trình công nghiệp, là các công trình có sử dụng nguyên vật liệu dé bị chịu tác động,

ton thất từ các tác nhân bên ngoài, va gồm tất cả các hạng mục lắp đặt thiết bị, máy

móc thi công của công trình đó, ví dụ như: trường học, cơ quan làm việc, nhà máy,

đường xá, công trình cấp thoát nước, Ngoài ra, đối tượng của bảo hiểm kỹ thuật cònbao gồm cả trách nhiệm đối với bên thứ ba trong quá trình thi công xây dựng lắp đặt

b, Phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

Về bảo hiểm tài sản thì NĐBH sẽ được bồi thường trong trường hợp có bất kỳtài sản nào được bảo hiểm tại địa điểm bảo hiểm bị tổn that, thiệt hại hoặc bị phá hủy

về vật chat và bất ngờ do bất kế nguyên nhân nào mà không bị loại trừ tại bất kỳ thời

điểm nào trong thời han bảo hiểm được nêu trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Hopđồng bảo hiểm

Hai phạm vi bảo hiểm chính ma các HĐBH tài sản đều bao gồm tối thiểu đó làCháy và nổ, và đây cũng là hai rủi ro bắt buộc mua bảo hiểm Dưới đây là một số điểmloại trừ bảo hiểm thường được áp dụng như sau:

- Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên;

- Thiệt hại do những biến có về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra;

- Tài sản bị đốt cháy, làm nỗ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền;

- Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiét; tai sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt;

- Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ;

- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nỗ;

- Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác độngtrực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, ròđiện do bat kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh;

- Thiệt hại do hành động cô ý gây cháy, nỗ của người được bảo hiểm; do cô ý vi phạm

các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nô;

- Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính;

- Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng

ruộng đất đai

Trên đây là nhiều điểm loại trừ nhưng trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp bảohiểm trên thị trường thường xây dựng thêm nhiều sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm

Trang 15

khác nhau để đa dạng hóa sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu khách hàng và chấp nhậnbảo hiểm cho một số những rủi ro năm trong mục loại trừ này, các rủi ro đó gồm:

+ Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các vật dụng trên các phương

tiện đó rơi vao;

+ Động đất hoặc phun trào núi lửa;

+ Cháy do tài sản tự lên men, tỏa nhiệt hay bốc cháy;

+ Đâm va bởi xe bộ hành hay súc vật không thuộc quyền sở hữu hay kiểm soát củaNgười được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ;

+ Giông, bão, lũ, lụt;

+ Vỡ hay tràn nước từ các bề chứa, thiết bị chứa nước, đường ống dẫn;

+ Nước thoát ra hay rò rỉ từ hệ thống thiết bị phòng cháy tự động;

+ Nỗi loạn, bạo động dân sự, đình công hoặc những hành động ác ý hay có liên quan

đến bat kỳ tổ chức chính trị nao;

Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp bảo hiểm còn áp dụng thêm nhiều điều khoản

b6 sung đưa vào hợp đồng dé gia tăng quyền lợi khách hàng và tính thêm phí

Bảo hiểm kỹ thuật khác với bảo hiểm tài sản, những phạm vi, quyền lợi bảohiểm rõ ràng, các thiệt hại hoặc tôn thất do các rủi ro bất ngờ không lường trước được

và không bị loại trừ trong HDBH Có hai phạm vi bảo hiểm chính:

- Những rủi ro thiên tai: gồm động đất, sóng thần, gid bão, gid xoáy, lốc; mưa lớn, lũ,

ngập lụt; sét đánh, cháy do sét, do hoạt động của núi lửa; dat đá lún, sụt lở

- Rui ro gây ra bởi con người: thiếu kinh nghiệm, bat cần, thiếu kỹ năng: trộm cắp,hành động ác ý, phá hoạt; lỗi thiết kế, lỗi vận hành

Những tốn that đối với nguyên liệu xây dựng, các trang thiết bị lắp đặt trong khivận chuyên trên khu vực công trường hay lắp đặt cũng được bao gồm trong phạm vibảo hiểm kỹ thuật

Một số điểm loại trừ bảo hiểm kỹ thuật như: những tốn thất phát sinh từ nhữnghành vi cé ý: bao lực, đình công, hành động của các thé lực thù địch; ton thất phát sinh

từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền được đăng ký bảo hiểm và được ghi trong HĐBH.STBH được xác định dựa trên cơ sở GTBH Trong bao hiểm tài sản, số tiền bảo hiểm

tối thiêu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của đối tượng bảo hiểm tại thờiđiểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết Trong trường hợp không xác định được giá trịcủa đối tượng được bảo hiểm thì các bên sẽ thoả thuận: số tiền bảo hiểm là giá trị tính

thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểmgiao kết hợp đồng bảo hiểm và/ hoặc số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài

sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan Thường thì

Trang 16

DNBH sẽ hay áp dung bảo hiểm ngang giá trị và sử dụng phương pháp tỉ lệ đối với bảohiểm dưới giá trị.

Trong bảo hiểm kỹ thuật, giá trị bảo hiểm phức tạp hơn và số tiền bảo hiểmtối thiêu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được nhỏ hơn tổng giá trịhợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có), bao gồm tổng giá trị bảo

hiểm của các mục sau: giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng/lắp đặt

của công trình theo hợp đồng, giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng tương đương giátri mua mới của máy móc đó, giá tri bảo hiểm với chi phi dọn dep hiện trường, giá tribảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trường và cuối cùng là mức trách nhiệmbảo hiểm đối với người thứ ba

c, Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí

Phí bảo hiểm được đo lường bởi rất nhiều tiêu chí kỹ thuật của đối tượng bảohiểm, được thực hiện bởi rất nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm và năng lực hoạt động

của doanh nghiệp bảo hiểm, được điều chỉnh tùy thuộc vao “khẩu vị rủi ro” của từng

doanh nghiệp bảo hiểm

d, Hợp đồng bảo hiểm

Thông thường hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

e Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo

hiểm hoặc người thụ hưởng;

e Đối tượng bảo hiểm;

e_ Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

e Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

e Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e_ Thời han bảo hiểm;

e_ Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

e Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường!

e_ Các quy định giải quyết tranh chấp;

e Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng

Ngoài những nội dung trên thì hợp đồng bảo hiểm có thé có các nội dung khác

do hai bên thỏa thuận.

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản Khi hợp đồng bảo hiểm đãđược giao kết hoặc khi có bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm đã chấpnhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm thì khi đó đã phát sinh tráchnhiệm bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm

Trang 17

1.2 Công tác giám định, bồi thường tốn thất trong bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

1.2.1 Khái niệm

Công tác giảm định

Công tác giám định là việc dùng phương pháp, cách thức áp dụng khoa học kỹ

thuật dé xác định thời gian, vị trí, nguyên nhân gây ra tổn thất, mức độ thiệt hại của tốnthất, trong đó có nguyên nhân gây ra tôn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và mức độ thiệthại thuộc trách nhiệm trả tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm Đi kèm với đó

là yêu cầu của giám định bảo hiểm là kết luận phải khách quan, trung thực, chính xác

và nhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm và người tham giabảo hiểm Kết luận của cơ quan giám định hay giám định viên thể hiện trên biên bảngiám định cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ chất lượng công

nghệ được sử dụng trong công tác giám định Trường hợp các bên không thống nhất về

nguyên nhân và mức độ ton that thì có thé thỏa thuận thuê giám định viên độc lập, trừtrường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm Trường hợp các bên khôngthỏa thuận được việc thuê giám định thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án cóthâm quyền hoặc Trọng tài trưng cầu giám định viên độc lập Kết luận của giám địnhviên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên

Những dấu vết, chứng cứ, tai liệu được đưa ra và được đo lường, xác định bởicác công nghệ giám định khoa học tiên tiến, những kết luận mang tính chất lượngchuyên môn chuyên sâu sẽ làm tâm phục khâu phục doanh nghiệp bảo hiểm và ngườitham gia bảo hiểm tuân thủ kết luận trên biên bản giám định Đồng thời biên bản giámđịnh còn là co sở dé các cơ quan công an, tòa án, trọng tài tổ chức hòa giải và xét xử

giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm

Công tác bôi thường

Sau khi việc giám định được thực hiện xong thì DNBH sẽ xem xét trong một

khoảng thời gian không quá 30 ngày và trả lời bằng văn bản cho Người được bảo hiểm

về trách nhiệm của mình đối với vụ tốn thất đang xảy ra

Nếu tốn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của DNBH thì DNBH sẽ xemxét tạm ứng trước một khoản tiền bồi thường ước tính cho vụ tôn thất đó Trong mộtkhoảng thời gian nào đó ké từ ngày nhận được day đủ hồ sơ hợp lệ, DNBH sẽ thanh

toán hết số tiền bồi thường cho Người được bảo hiểm

Nếu tốn thất xảy ra không thuộc phạm vi bao hiểm thì DNBH có quyền từ chốiđòi bồi thường bằng văn bản cho Bên mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm Trong một

khoảng thời gian được ấn định trước ké từ ngày nhận được thông báo từ chối bôi

thường, nếu bên mua bảo hiểm/người được bảo hiểm không có ý kiến gì thì việc từ

chối bồi thường coi như được chấp nhận

Trang 18

Trong trường hợp thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bao hiểm do bên thứ bagây ra, sau khi giải quyết bồi thường, Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp vănbản thé quyền cho DNBH và hỗ trợ DNBH tiến hành thu đòi người thứ ba

Trong trường hợp có hạng mục tồn that bi tổn thất toàn bộ (tổn thất toàn bộ thực

tế hoặc ton that toàn bộ ước tính) và đã được DNBH bồi thường, nếu có yêu cầu từ phíaDNBH, Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm chuyền quyền sở hữu hạng mục bị tổn thất

đó cùng với các chứng từ có liên quan cho DNBH.

1.2.2 Vai trò

Công tác giám định bồi thường có vai trò rất quan trọng trong bảo hiểm phi nhân

thọ nói chung và Bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật nói riêng Giám định và bồi thường tôn

thất là khâu cuối cùng, nhưng lại là khâu quan trọng và có ảnh hưởng đến tất cả những

khâu còn lại trong một quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm

Thứ nhất, công tác giám định bôi thường tổn thất có ảnh hưởng lớn đến côngtác khai thác Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật thông thường

bao gồm công tác khai thác, công tác đề phòng hạn chế tôn thất và công tác giám địnhbồi thường Bước đầu tiên của công tác khai thác là bước tìm kiếm, tiếp cận, hướngdẫn và tư vấn cho khách hàng Sau khi tư vấn và khách hàng đã có nhu cầu tham giabảo hiểm, các cán bộ khai thác sẽ tiếp cận khách hàng dé trao đổi, cung cấp các thôngtin liên quan đến sản phẩm và thiết kế gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.Khi khách hàng quyết định tham gia, khách hàng sẽ điền đầy đủ thông tin khai báo banđầu về đối tượng bảo hiểm và Giấy yêu cầu bảo hiểm và chuyên tới DNBH Việc khai

báo thông tin ban đầu một cách trung thực và chính xác có ảnh hưởng hai chiều đếncông tác giám định, bồi thường Khi tốn thất xảy ra thì việc khai báo thông tin ban đầuđối chiếu với kết quả giám định sẽ làm căn cứ dé DNBH quyết định chi trả hoặc khôngchỉ trả số tiền bồi thường Bước đánh giá rủi ro (phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ

lệ phí) nhằm đánh giá chính xác khả năng rủi ro có thé xảy ra của đối tượng được bảohiểm, qua đó DNBH sẽ ra quyết định có nhận bảo hiểm hay không, và xác định mứcphí bảo hiểm Các cán bộ của DNBH so sánh và phân tích những điểm giống về đốitượng được bảo hiểm của những vụ ton thất đã giải quyết trước đó cùng với đối tượngđược bảo hiểm dự kiến dé điều chỉnh phí cho phù hợp Các tài liệu đánh giá rủi ro và

Giấy yêu cầu bảo hiểm sẽ được lưu trong hồ sơ khách hàng, và khi phát sinh trách

nhiệm bồi thường thì những tài liệu đó sẽ được lay ra dé làm bằng chứng Vi vậy nêncông tác đánh giá rủi ro rất quan trọng và đóng vai trò không nhỏ đối với công tác giámđịnh bồi thường Những trường hợp đối tượng được bảo hiểm phức tạp, có giá trị lớn,

số tiền bảo hiểm lớn thì DNBH cần thiết phải thuê Giám định viên dé cùng tham giađánh giá nhằm đảm bảo được tính khách quan và chính xác Sau đó thì các cán bộ

Trang 19

DNBH chao phi bảo hiểm và hướng dẫn khách hang kê khai bảo hiểm, sau đó hoàn tat

hồ sơ bảo hiểm Việc kê khai bảo hiểm và việc hoàn tất các giấy tờ của hồ sơ bảo hiểm

là rất quan trọng, yêu cầu tính trung thực khách quan, cần thận và thống nhất đề khi có

sự kiện bảo hiểm xảy ra thì sẽ lay đó làm căn cứ hỗ trợ cho công tác giám định, bôi

thường ton that

Thứ hai, công tác giám định, bồi thường cũng góp phan không nhỏ vào công tác

dé phòng hạn chế ton thất Công tác đề phòng hạn chế tôn thất nhằm ngăn ngừa những

hậu quả rủi ro có thé xảy ra gây thiệt hai cho đối tượng bảo hiểm Qua việc thống kêtình hình giám định, bồi thường tổn thất, tìm và thống kê và phân loại những nguyênnhân chủ yếu dẫn đến tốn thất, chú ý nhiều hơn tới những rủi ro thường xuyên xảy ra

của từng loại công trình, chất liệu, điều kiện địa hình, DNBH nghiên cứu và đề xuất

triển khai những giải pháp hữu hiệu dé giảm thiểu khả năng xảy ra tôn thất Nếu công

tác đề phòng hạn chế tồn thất được thực hiện tốt thì khi có tôn thất xảy ra thì thiệt hai

sẽ được giảm hơn so với dự kiến Vì vậy sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xây dựng

nhiều biện pháp đề phòng hạn chế tôn thất đối với từng loại công trình cũng như từngloại đối tượng được bảo hiểm, từ đó giúp giảm được khả năng xảy ra của tốn that, giảm

tỷ lệ bồi thường, tăng thêm doanh thu và tạo điều kiện cho DNBH giảm phí dé tạo đượclợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường bảo hiểm

Thứ ba, kết quả của khâu giám định và bôi thường ton that là cơ sở để DNBHcăn cứ phân định trách nhiệm bảo hiểm và xác định số tiên bảo hiểm Nếu kết quả thựchiện giám định không chính xác dẫn đến việc bồi thường không đúng, có thể vượt quá

số tiền so với thực tế sẽ ảnh hưởng đến ngân quỹ của DNBH va gây ra nhiều van đềkhác Ngược lại nếu số tiền bồi thường thấp hơn thực tế thì sẽ mắt lòng tin và sự tín

nhiệm từ khách hàng, từ đó có thể làm giảm lượng khách hàng của DNBH và từ đó làm

giảm doanh thu Những điều đó đều có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động

kinh doanh của DNBH.

Thứ tư, công tác giám định được thực hiện kịp thời, công tác bôi thường diễn ramột cách nhanh chóng và chính xác sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng hiện tại vànhững khách hàng tiềm năng trong tương lai, làm tăng uy tín của DNBH và công táckhai thác sẽ dễ dàng hơn và được thực hiện tốt hơn Vì đặc thù sản phẩm bảo hiểm là

vô hình, khách hàng khi mua sản phẩm bảo hiểm sẽ nhận lại được lời hứa nhận được

số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra và nằm trong phạm vi bảo hiểm Khi tổn that

xảy ra và khách hàng được bôi thường theo như trong hợp đồng bảo hiểm thì khi đóniềm tin của khách hàng sẽ tăng lên và khách hàng cảm thấy những tài sản của mìnhđược bảo vệ Đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật, nếu việc bồithường diễn ra chậm trễ thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt

Trang 20

trễ trong biên bản giám định Tất cả các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm Tài sản —

Ky thuật đều phải được tiến hành giám định Trong trường hợp đặc biệt nếu DNBH

không thực hiện được việc lập biên bản giám định thì có thé căn cứ vao biên ban của

cơ quan chức năng, ảnh chụp, những hiện vật thu thập được, khai báo của chủ tài sản

và kết quả điều tra

Trong quá trình giám định phải có sự có mặt và ký xác nhận của chủ tài sản bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp Vì khi đó chủ tài sản hoặc người đại diện hợp pháp được theo dõi và thông tin kỊp thời trong quá trình giám định và xác minh làm rõ

một số vấn đề phát sinh trong quá trình giám định Điều này đảm bảo sự phân minh vàchính xác, trung thực đối với các bên trong quá trình giám định

Trường hợp DNBH và người tham gia bảo hiểm không thống nhất được về

nguyên nhân và mức độ ton that thì sẽ mời một bên giám định độc lập khác, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng Nếu các bên không thỏa thuận được việc mời

giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cau tòa án nơi xảy ra sự cố chỉ địnhgiám định độc lập Khi đó thì kết luận của giám định viên có gia tri đối với cả hai bên

b, Yêu cầu đối với công tác giám định

Yêu cầu của giám định là phải kết luận khách quan, trung thực, chính xác, nhanhchóng đảm bảo quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm và DNBH, doanh nghiệpbảo hiểm Trong đó thì có 3 yêu cầu chính đó là: yêu cầu về nhân sự, yêu cầu về tínhchính xác và yêu cầu về thời gian

Yêu cầu về nhân sự là yêu cầu về giám định viên cũng như các cán bộ nhân viên

có liên quan phải am hiểu về chuyên môn, trung thực, can thận và làm việc một cách

hiệu quả Vì khi đó thì việc vận hành và tổ chức bộ máy cũng như những quy trình làm

việc, quy trình giám định được diễn ra chuyên nghiệp hơn.

Trang 21

Việc giám định cần phải đảm bảo được tính chính xác, vì kết quả đảm bảo tính

chính xác thì khi đó mới tạo được sự công bằng, phân minh cho các bên, đảm bảo được

uy tín của doanh nghiệp và sự hài lòng, công nhận của khách hàng.

Yêu cầu về thời gian cũng rất quan trọng vì việc giám định cần kịp thời, càng

sớm càng tốt như việc tiếp nhận thông tin tốn thất một cách nhanh chóng, công tác đề

phòng hạn chế tôn thất được thực hiện sớm và đúng lúc giúp hạn chế tối đa những thiệt

hại không mong muốn có thể phat sinh thêm, giám định viên có mặt kịp thời dé tiếnhành giám định đảm bảo tính khách quan, sau khi có kết quả một cách sớm và nhanhchóng thì công tác bồi thường diễn ra nhanh chóng mà không bị trì hoãn thì khách hàng

sẽ sớm nhận được khoản tiền bồi thường, từ đó nhanh chóng ổn định hoạt động sản

xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp tăng lên

c, Giám định viên

Giám định viên là người trực tiếp thực hiện công việc giám định hay còn có thêgọi là chuyên viên giám định Họ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

e Công bằng, phân minh, trung thực, cần thận, hiểu biết thấu đáo về quy tắc, điều

khoản bảo hiểm, có năng lực chuyên môn,

e Khi tiến hành giám định thì giám định viên phải độc lập về lợi ích với các bên

liên quan

e Giám định viên phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhận thiệt hại, mức độ thiệt

hại trong biên bản mà mình lập ra

Trang 22

Người tiếp nhận thông tin

Lanh dao don vi

Yêu câu giám định

Thu thập, hoàn thiệnhồsơ — `

giám định và giám sát việc )

7 khac phục tôn that 4

oe _

Hình 1.1: Quy trình giám định bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

Nguồn: Tac giả tự tong hợp

Mô tả quá trình giám định Tài sản - Kỹ thuật

(1) Nhận yêu cầu giám định/ thông tin tốn thất

-Vào số theo dõi tôn thất và bồi thường

Trang 23

-Người được phân công đến ngay hiện trường (nếu có thé) dé thu thập các thông tinban đầu liên quan đến ton thất, hướng dẫn khách hàng kê khai theo mau

-Thông báo lãnh đạo đơn vị và bộ phận liên quan phối hợp giải quyết

-Trường hop ton thất trên địa bàn khác với don vi cấp đơn bảo hiểm gốc, vì điều kiện

khách quan mà đơn vị bảo hiểm gốc không thé đến ngay hiện trường thì có thể liên hệvới các Công ty thành viên gần địa điểm xảy ra ton that dé tiếp cận với hiện trường vàngười được bảo hiểm

(2) Xử lý thông tin

(2.1) Đánh giá sơ bộ tốn thất

- Trước khi tiến hành giám định cần kiểm tra các thông tin liên quan:

+ Đơn/ hợp đồng bảo hiểm, phụ lục bé sung, sửa đổi bố sung, danh mục tàisản/kỹ thuật tham gia bảo hiểm;

+ Mức miễn thường/ các điểm loại trừ áp dụng;

+ Tén thất có trong thời han bảo hiểm hay không?

+ Nơi xảy ra ton that có trùng với địa điểm được bảo hiểm ghi trên đơn/ giấychứng nhận bảo hiểm hay không?

+ Đối tượng tốn that có thuộc phạm vi bảo hiểm không?

+ Người được bảo hiểm có chậm trễ trong việc thông báo tốn thất hay không?

- Kiểm tra xác nhận thanh toán phí bảo hiểm Nếu có thỏa thuận về thời hạn thanh toánphí thì phải đính kèm hồ sơ giám định Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanhtoán phí thì báo cáo lãnh đạo để có hướng giải quyết phù hợp

Tùy theo mức độ vi phạm nghĩa vụ thanh toán phí mà DNBH có thê áp dụng các biện

pháp xử lý:

+ Thông báo chấm dứt hợp đồng và từ chối trách nhiệm bảo hiểm;

+ Tiếp tục giám định, xử ly tốn thất và áp dụng chế tài phù hợp;

- Đánh giá sơ bộ tổn thất có (hoặc có khả năng) thuộc trách nhiệm bồi thường củaDNBH hay không? Nếu tôn thất không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì có thểthông báo ngay cho khách hàng dé khách hàng có biện pháp thích hợp đối với tài sảncủa mình tránh tôn thất phát sinh thêm

(2.2) Hướng dẫn khách hàng xử lý ban đầu

GDV/NDPC hướng dẫn khách hàng:

- Yêu cầu khách hàng có các biện pháp đề phòng hạn chế ton thất đồng thời cố gắng

giữ nguyên hiện trạng ton that dé DNBH hoặc đại điện của DNBH tiến hành giám định.

Trang 24

- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo lưu quyền đồi người thứ ba của DNBH

- Thông báo tốn thất tới các cơ quan chức năng và các bên liên quan

(2.3) Tập hợp hồ sơ tài liệu có liên quan đến ton that

GĐV/NĐPC tập hợp các tài liệu, hồ sơ liên quan đến:

- Hồ sơ bảo hiểm: Don/hop đồng bảo hiểm, phụ lục bổ sung, sửa đổi bổ sung, danhmục tài sản tham gia bảo hiểm

- Điều tra thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của NDBH

+ Tình hình sản xuất kinh doanh của NĐBH (thời gian bắt đầu hoạt động, sảnphẩm chính và phụ, doanh thu, sỐ lượng công nhân, ca lam việc, )

+ Quy trình sản xuất kinh doanh (tôn thất xảy ra ở giai đoạn nào);

đơn vi hay không và báo cáo lãnh dao đơn vi hướng xử lý.

- Tất cả các sự cô tôn thất trên phân cấp đều phải thông báo (bằng fax và điện thoại)cho DNBH ngay sau khi nhận được thông báo tốn thất và sau đó lập báo cáo tôn thấttrên phân cấp, thu thập các tài liệu có liên quan gửi về DNBH Tắt cả các tài liệu gửi

về DNBH là bản gốc và/hoặc có dấu treo

- Các don vị chủ động chỉ định tô chức giám định đối với những vụ ton thất trong phancấp (theo danh sách các Công ty giám định của DNBH đã ban hành) nhưng trong quátrình xử lý nếu thấy có khả năng vượt phân cấp bồi thường phải báo cáo DNBH dé

được hướng dẫn/ chỉ đạo.

- Trường hợp khách hàng không gửi thong báo tôn thất về đơn vị bảo hiểm gốc thi don

vị đầu tiên nhận được thông báo tốn thất phải thông báo ngay cho Don vị cấp đơn baohiểm gốc và/hoặc Ban Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật của DNBH Đơn vị thành viên tại

địa phương nơi xảy ra sự cô phải có trách nhiệm và cùng phối hợp với Don vị cấp don

bảo hiém gốc thu thập hồ sơ và khắc phục hiệu quả thiệt hại

- Trường hợp muốn nhờ đơn vị khác của DNBH giám định hộ (do tốn thất xảy ra tạidia bàn của đơn vị khác) thi đơn vị phải gửi Yêu cầu giám định hộ dé được giúp đỡ

- Ban Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật của DNBH phải thông báo tôn thất cho Ban Tái bảohiểm theo hướng dẫn tái bảo hiểm hang năm của DNBH

Trang 25

- Don vi chủ động tự giảm định nếu:

+ Xét thấy tôn thất đơn giản và nhỏ, thuộc phân cấp cua đơn vi;

+ Có nguyên nhân rõ ràng, hop đồng bao hiểm gốc không bị ràng buộc bởi các điềukhoản “Kiểm soát bồi thường” (claim control), đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm;

+ Ít có khả năng tranh chấp từ phía khách hàng;

- Ngoài các trường hợp trên, GDV trình lãnh đạo đơn vi chỉ định giám định độc lập theo danh sách các Don vi giám định độc lập đã được DNBH phê duyệt.

(3.1.2) Tiêu chuẩn GĐV

Tiêu chuân GDV theo tiêu chuẩn chức danh do DNBH quy định Danh sách

GDV (cán bộ của DNBH có chức danh GDV) sẽ được DNBH thống nhất quản lý vàban hành trên toàn hệ thống

(3.1.3) Tiến hành giám định

> Công tác chuẩn bị

Trên cơ sở các thông tin thu thập được kết hợp với đánh giá sơ bộ về tôn that,GDV phải chuẩn bị:

- Kiến thức về tôn thất hoặc liên quan đến sự kiện bảo hiểm

- Những dụng cụ, thiết bị và tài liệu cần thiết phải mang theo dé phục vụ giám định

- Thống nhất với các bên liên quan thời điểm, địa điểm, thành phần giám định

> Tiến hành giám định

> Xác định tình trạng tốn thất

Mô tả mức độ thiệt hại thực tế đối với tài sản bị tốn thất

Diéu tra sự cô dẫn đến tồn thất

- Thời diém xảy ra sự cô (vào thời điêm nào, ai phát hiện ra).

Trang 26

- Lay các lời khai (có ký xác nhận), thông tin từ các đối tượng có mặt tại hiện trườngvào thời điểm xảy ra tốn that

- Diễn biến sự cố (bắt đầu ở đâu, sau đó xảy ra như thế nào?)

- Các biện pháp giảm nhẹ tồn thất đã thực hiện

-Thời điểm sự cố được khắc phục hoàn toàn

*Chụp ảnh thiệt hại

- Ảnh chụp phải đảm bảo vừa tổng thê, vừa chỉ tiết

- Tat cả các chỉ tiết thiệt hại phải được thé hiện trên ảnh Ví dụ: chụp ảnh thiết bị hưhại cần thể hiện những vị trí, chỉ tiết hư hại bộ phận

- Thể hiện đầy đủ ngày, tháng, năm trên ảnh

- Ghi chú chỉ tiết trên bản ảnh

- Ảnh chụp cần được rửa màu và đính kèm hồ sơ

- Giám định viên phải diễn tả chi tiết cách thức điều tra của mình một cách logic vềnguyên nhân gây ra ton thất trước khi đến kết luận cụ thé Có thé dùng phương pháploại trừ dé đi đến giới hạn một hoặc một số nguyên nhân có thé dẫn đến tổn that

- Đối với các vụ hỏa hoạn: Phải xác định càng chính xác càng tốt điểm phát cháy đầutiên băng cách kiểm tra hiện trường và lay lời khai của các nhân chứng, kiểm tra kỹ cáccông đoạn sử dụng nhiệt trong quá trình sản xuất Xem xét sơ đồ hệ thống điện, kiểmtra lại các đầu nối day, Kiểm tra các khu vực chứa hóa chất hoặc các nguyên vật liệu

dễ cháy no

- Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do nhiều nguyên nhân Trong đó có nguyên nhânđược bảo hiểm và không được bảo hiểm thì phải xác định rõ mức độ thiệt hại cho từngrủi ro riêng biệt gây ra dé đánh giá chính xác trách nhiệm của bảo hiểm đối với thiệt

hại đã xảy ra.

- Trường hợp vụ việc phức tạp chưa đánh giá được chính xác nguyên nhân ton thất ởlần giám định đầu tiên thì cần ghi rõ trong biên bản giám định là: trách nhiệm bảo hiểm

sẽ được xác định sau khi nguyên nhân ton thất đã được xác định chính xác

Trang 27

- Trường hợp việc xác định nguyên nhân tốn thất quá phức tap thì phải chưng cầu giámđịnh của một cơ quan chuyên ngành Đặc biệt đối với những vụ hỏa hoạn lớn, việc điềutra nguyên nhân tốn thất gần như bat buộc phải thực hiện bởi cơ quan chức năng là

cảnh sát PCCC và cảnh sát điều tra

- Kết luận điều tra của các cơ quan có thầm quyền nguyên nhân này là bang chứng pháp

lý dé xem xét trách nhiệm bảo hiểm (được đính kèm biên bản giám định)

> Cấp biên bản giám định

Khi có tốn thất, Đơn vị phải đến ngay hiện trường và lập ngay biên bản giámđịnh sơ bộ và phải được thực hiện ngay tại thời điểm giám định thiệt hại Phải đảm bảo

các yêu cầu sau:

“ Yêu cầu về hình thức biên bản giám định: Mẫu theo quy định của DNBH Biên

bản giám định phải có chữ ký xác nhận của các bên liên quan trong đó bắt buộcphải có chữ ký của GDV, chữ ký và dau xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặctrưởng bộ phận giám định bồi thường của đơn vị; Biên bản giám định rõ ràng,không tây xóa

= Yéu cau về nội dung bién ban giam dinh: phai thé hién trung thuc, khach quan;

phải thé hiện ý kiến riêng của GDV về mức độ và nguyên nhân ton thất; đính

kèm bộ ảnh chụp tại hiện trường; các tài liệu dẫn chứng kèm theo báo cáo giám

định.

(3.2) Thuê giám định

(3.2.1) Các trường hợp thuê giám định ngoài

Ngoài những trường hợp quy định tại mục 3.1.1 (các trường hợp tự giám định).

Giấy yêu cầu giám định thuê ngoài cần có xác nhận đồng ý thực hiện giám định tốnthất của đơn vị giám định được chỉ định

(3.2.2) Theo dõi quá trình giám định

- Thông báo cho khách hàng về việc chỉ định giám định để cùng phối hợp thực hiệncông tác giám định, thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình giám định; báo cáo, đềxuất ý kiến và xin chỉ đạo của lãnh đạo nhằm giải quyết các tình huống phát sinh

- Nghiên cứu, kiểm tra các báo cáo giám định/chứng thư giám định Khi nhận chứng

thư giám định, cần kiểm tra hình thức và nội dung chứng thư như quy định ở trên Đặcbiệt là kết luận về mức độ và nguyên nhân ton that, nếu chưa rõ cần có văn ban yêu cầu

Đơn vị giám định có giải thích,

Trang 28

- Đối với trường hợp ton thất lớn hoặc liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, phảibáo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị và yêu cầu khách hàng cũng như đơn vị giám địnhthực hiện các bước công việc nhằm bảo lưu quyền khiếu nại đối với người thứ ba

- Trường hợp phải sửa chữa hoặc bán đấu giá tài sản dé xác định giá trị ton thất, đàmphán với khách hàng rồi tổ chức thực hiện với sự chứng kiến của các bên liên quan theo

quy định của pháp luật và của DNBH.

- Theo dõi tình hình thanh toán phí giám định cho các Don vi giám định.

(4) Lập/trình duyệt phương án xử lý, khắc phục ton that

GDV,NDPC trình lãnh đạo xem xét duyệt phương án xử lý ton that

(5) Thu thập, hoàn thiện hồ sơ giám định va giám sát khắc phục tổn that

GĐV/NĐPC tiến hành thu thập bé sung hồ sơ khắc phục tốn thất, chuyền cho bộ

1.2.3.2 Công tác bồi thường tốn that

a, Nguyên tắc bồi thường

Khi có thiệt hại xảy ra, bồi thường phải được giải quyết theo giá trị thị trườnghiện hành của tai sản kỹ thuật, không vượt quá số tiền bảo hiểm Giá trị thị trường củatài sản tại thời điểm, nơi xảy ra sự kiện dẫn đến tổn that và mức độ thiệt hại trên thực

tế (trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm) là căn cứ dé xác địnhbồi thường trong quan hệ tai sản

Bồi thường đúng theo quy định và chế độ bảo hiểm: đúng trách nhiệm bảo hiểm

(đối tượng, rủi ro được bảo hiểm), đúng thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra, thiệt

hại thuộc phạm vi bảo hiểm

Đủ căn cứ chứng minh là đối tượng được bảo hiểm đã gặp rủi ro gây thiệt hại

trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực và đối tượng được bảo hiểm gặp rủi ro phảichứng minh được rủi ro thuộc phạm vi bao hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng, kịp thời và cóphương án thay thế khi cần thiết một cách kịp thời để đáp ứng được nhu cầu của khách

hàng và tạo cho khách hàng sự hài lòng và càng tin tưởng hơn tới doanh nghiệp bảo

hiểm mà họ đang tham gia.

b, Quy trình bồi thường

Quy trình bồi thường của bảo hiểm Tài sản — Kỹ thuật thông thường được các doanh

nghiệp áp dụng như ở hình 1.2 dưới đây.

Trang 29

Trách nhiệm Các bước thực hiện

BTV ban Tài sản-Kỹ - - :

thuật Tiép nhận, kiêm tra, bô

sung hô sơ

BTV/Lãnh đạo Ban Xét bôi thường

BTV/Lanh đạo Ban Xử lý R l ae

3ï sản-Kỹ thud khiế Thông báo cho đơn vi bôi

Tài sản-Kỹ thuật u thường từ chếi

bảo đòi bôi thứ ba sản báo

hiêm thường cáo

BTV đơn vi/BTV

DNBH

Đóng bộ hồ sơ giải quyết bồi thường

Hình 1.2 : Quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trang 30

Mô tả quy trình bồi thường

(1)Tiếp nhận, kiểm tra và bé sung hồ sơ

-BTV tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường từ bộ phận giám định vả/hoặc từ khách hàng

Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm các chứng từ theo Danh mục hồ sơ giám định, bồi

thường.

- Sau khi tiếp hồ sơ bồi thường từ bộ phận giám định và/hoặc từ khách hàng, BTV phải

ghi giấy biên nhận hồ sơ Biên nhận này phải được lưu 01 bản trong hồ sơ bồi thường,

01 bản được gửi cho BTV và/hoặc khách hàng.

- Kiểm tra tài liệu, chứng từ: Nếu bộ chứng từ được cung cấp chưa thể hiện đầy đủ các

chỉ tiết số liệu cần thiết, các chứng từ chưa hợp lệ cần phải b6 sung thì BTV làm vănbản hướng dẫn NĐBH cung cấp trong thời gian không quá 05 ngày làm việc ké từ ngày

nhận được văn bản.

- Tat cả các chứng từ liên quan đến giải quyết bồi thường tốn thất sẽ được bảo lưu vào

01 bộ hồ sơ (gọi là hồ sơ bồi thường)

- Mở hồ sơ bồi thường theo thứ tự trong Số theo dõi tổn that và bồi thường

bằng văn bản về việc quy định thời hạn thanh toán phí

"_ Kiểm tra tính hợp lệ của ton thất

Người yêu cầu bồi thường phải là người có quyên lợi bảo hiểm theo don bảo

hiém/ hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm Thôngthường quyên lợi bảo hiểm là quyền sở hữu của chủ tài sản Do đó, người khiếu nạiphải đưa ra được các chứng từ chứng minh quyền này như: Hợp đồng mua bán, phiếu

vận chuyên, chứng từ xác nhận việc thanh toán tiền hàng

Sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn hiệu lực của HĐBH thì mới thuộc phạm

vi xem xét trách nhiệm bảo hiểm Kiểm tra tôn thất đó có được bảo hiểm theo điều kiện

bảo hiểm được quy định trong đơn bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm hay không? Tổn thất

do những rủi ro bị loại trừ theo các điều kiện, điều khoản của Đơn bảo hiểm gây ra

không thuộc phạm vi xem xét trách nhiệm bảo hiểm Kiểm tra ton thất đó có vi phạm

các thỏa thuận riêng được quy định trong đơn bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm hay không

Trang 31

Khi có tốn thất thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra, chỉ những hạng mục tài sản đượcbảo hiểm, tại địa điểm được bảo hiểm được liệt kê trong hợp đồng/GCNBH hoặc trongdanh mục tai sản bảo hiểm đính kèm mới thuộc phạm vi xem xét trách nhiệm bảo hiểm

= Đánh giá trách nhiệm bảo hiểm đối với yêu câu bồi thường của người được bảo

hiểm

Nếu tồn thất được xác định thuộc phạm vi trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm

chuyền sang bước tính toán số tiền bồi thường

Trường hợp chưa đủ cơ sở đánh giá trách nhiệm bảo hiểm thì BTV làm văn bảnyêu cầu người được bảo hiểm cung cấp bé sung các chứng từ trong thời gian khôngquá 07 ngày làm việc kể từ khi nhạn được hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc tổ chức di

kiểm tra tái giám định, thu thập thông tin từ các đơn vị khác có liên quan Khi đã thực

hiện tất cả các biện pháp mà chưa xác định được có thuộc phạm vi bảo hiểm hay khôg

thì xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo

(2.2) Xác định số tiền bồi thường (khi tốn thất đã xác định thuộc phạm vi bảo hiểm)

(3) Phê duyệt bồi thường

(3.1) Đối với ton thất trên phân cấp

Hồ sơ tôn thất trên phân cấp phát sinh ở giai đoạn bồi thường do phương án sửachữa đề xuất tại thời điểm giám định không thực hiện được hoặc do biến động tỷ giálàm tăng chi phí khắc phục thiệt hại nên dẫn đến số tiền tôn thất vượt phân cấp của đơn

vị Đơn vị đề xuất bằng văn bản trình DNBH phương án giải quyết, tính toán số tiền đềxuất bồi thường kèm theo toàn bộ hồ sơ chứng từ theo quy định (có mục lục và đóng

dấu treo của đơn vị)

Bồi thường viên Ban Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật DNBH sẽ tiếp nhận hồ sơ trên

phân cấp và giải quyết theo quy trình bồi thường Tài sản - Kỹ thuật trên phân cấp vớicác bước nghiệp vụ tương tự như bồi thường trong phân cấp Ban Bảo hiểm Tài sản -

Kỹ thuật DNBH sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng/đơn vị giám định/đồng bảo hiểmthực hiện xử lý giải quyết ton thất trên phân cấp, Don vị khai thác sẽ phối hợp thực

hiện theo chỉ đạo của DNBH.

Hồ sơ bồi thường tổn thất trên phân cap được quản lý và vào số theo giải quyếttôn thất dõi tại Ban Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật DNBH Hồ sơ bồi thường ton thất trên

phân cấp do Ban bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật DNBH chu trách nhiệm trình lãnh daoDNBH phê duyệt và sẽ thông báo kết quả giải quyết bằng văn ban cho các đơn vi

Toản bộ chứng từ, tài liệu có liên quan trong bộ Hồ sơ bồi thường tôn thất trênphân cấp sẽ được làm thành 02 bản chính, 01 bản được lưu tại Ban bảo hiểm Tài sản -

Kỹ thuật của DNBH, 01 ban được lưu tại đơn vị khai thắc gốc.

(3.2) Đối với ton thất trong phân cap

Trang 32

Trình bồi thường kèm theo toàn bộ tài liệu có liên quan dé lãnh đạo bộ phận kývào tờ trình bồi thường Sau đó, trình lãnh đạo đơn vị ký duyệt bồi thường theo phâncấp Lãnh đạo xem xét và có ý kiến về việc bồi thường theo phân cấp

(4) Thông báo bồi thường/ từ chối bồi thường

(4.1) Thông báo bồi thường

Khi có quyết định về số tiền bồi thường, bồi thường viên gửi cho khách hàng

thông báo bồi thường đề nghị khách hàng xác nhận bãi nại, bảo lưu và thế quyền đòi

người thứ ba cho DNBH.

Thông báo bồi thường được lập thành 04 bản: 01 bản lưu hồ sơ bồi thường, 01

bản gửi Ban Kế hoạch, Ban Tài chính — Kế Toán, 01 bản gửi khách hàng, 01 bản lưu

văn thư.

Nếu khách hàng chấp nhận ký xác nhận đồng ý chấp nhận sé tiền bồi thường thi

bồi thường viên chuyền 01 tờ trình bồi thường (gốc) + 01 thông báo bồi thường có xác

nhận (gốc) + 01 bộ hóa đơn (gốc hoặc sao y bản gốc) cho Ban Kế hoạch, Ban Tài chính

— Kế Toán tiến hành thanh toán bồi thường

Nếu khách hàng không chấp nhận thông báo bồi thường, bồi thường viên quaylại bước 2 — Xét bồi thường và xử lý khiếu nai của khách hàng

(4.2) Thông báo từ chối bồi thường

- Nếu tôn thất xác định không thuộc trách nhiệm bảo hiểm cần phải:

- Liên hệ với khách hàng giải thích lý do từ chối bồi thường Nếu cần thiết có thê tổchức hop với khách hàng dé giải thích lý do từ chối bôi thường

- Trình lãnh đạo đơn vi/DNBH trả lời bang văn bản cho khách hàng kèm theo những

giải thích thỏa đáng.

- Trong trường hợp dẫn đến tranh chấp, thi phán quyết cuối cùng của toa án là cơ sở déxác định số tiền bồi thường

(4.3) Thanh toán bồi thường

- Vào sé theo dõi giải quyết bồi thường

- Trường hợp có tái chỉ định cho các DNBH bảo hiểm khác, đơn vị phải lấy xác nhậnchấp nhận bồi thường phan trách nhiệm nhận tái trước khi thanh toán bồi thường

- Phòng kế toán thực hiện thủ tục theo quy định đề chuyên trả tiền bồi thường cho kháchhàng và phí giám định Trường hợp trình phí giám định sau bồi thường, thủ tục thanhtoán phí giám định cũng giống như thanh toán bồi thường

(5) Triển khai công việc sau bồi thường

(5.1) Thu hồi bồi thường tái bảo hiểm

Đối với tôn thất thuộc trách nhiệm bồi thường có liên quan đến nhà nhận tái bảohiểm thì đơn vị phải gửi về DNBH 01 bộ hồ sơ photo sao y bản chính Nội dung gồm:

Trang 33

- Thông báo tồn that của khách hàng và yêu cầu trả tiền bảo hiểm

- Biên bản giám định hoặc báo cáo giám định (cuối cùng)

- Tờ trình bồi thường

- Thông báo bồi thường có ký bãi nại

- Thông báo thu phí giám định (nếu có)

(5.2) Đóng góp/ thu đòi bồi thường đối với các trường hợp tồn thất thuộc trách nhiệmbồi thường có liên quan đến hợp đồng đồng bảo hiểm

- Trường hợp đồng bảo hiểm có “leading” (một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất chịutrách nhiệm thu phí và giải quyết bồi thường):

+ Nếu DNBH là “leader”: Sau khi bồi thường cho khách hàng, bồi thường viên tiễn

hành thu đòi bồi thường và xuất hóa đơn cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác theo tỷ

lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm

+ Nếu DNBH là “follower”: Sau khi nhận được công văn yêu cầu đóng góp bồi thường

của “leader” cùng bộ hồ sơ bồi thường đính kèm, Bồi thường viên thực hiện các bước

từ B1.1 đến B1.4 dé đóng góp bồi thường Sau khi đóng góp bồi thường, bôi thườngviên yêu cầu “leader” xuất hóa đơn dé chuyên bộ phận kế toán và lưu bản copy hóađơn đó vào bộ hồ sơ bồi thường

- Trường hợp bảo hiểm không có “leading” (mỗi doanh nghiệp tham gia đồng bảo hiểm

tự chịu trách nhiệm thu phi và tự giải quyết bồi thường riêng rẽ cho khách hàng theo tỷ

lệ đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp tham gia): Bồi thường viên giải quyết bồi thường

theo các bước của quy trình này mà không phát sinh việc đóng góp/thu đòi bồi thườngđối với đơn vị đồng bảo hiểm

(5.3) Doi người thứ ba

Đối với hồ sơ bồi thường có liên quan đến việc đòi người thứ ba sẽ được quy

định theo Quy trình đòi người thứ ba.

(5.4) Thanh lý tài sản

Thực hiện thanh lý tài sản theo quy định về thanh lý tài sản của DNBH.

(5.5) Thống kê và báo cáo

Bồi thường viên làm thống kê và báo cáo theo quy trình của nghiệp vụ bảo hiểm Tài

sản - Kỹ thuật.

Trong quá trình giải quyết bồi thường, bồi thường viên luôn theo dõi và phân

tích các tiêu chí sau:

- Loại tôn thất theo loại đối tượng Tài sản - Kỹ thuật, nguyên nhân tôn thất thường gặp

- Đối tượng khách hàng/ ngành nghề kinh doanh/ địa bàn hoạt động

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w