1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO GIỮA KÌ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VÀ GIÁ DẦU ĐẾN TỶ GIÁ EUR/USD GIAI ĐOẠN 1999 - 2022: THỰC NGHIỆM BẰNG MÔ HÌNH VAR

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của giá vàng và giá dầu đến tỷ giá EUR/USD giai đoạn 1999 - 2022: Thực nghiệm bằng mô hình VAR
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Tài chính quốc tế
Thể loại Báo cáo giữa kỳ
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 371,78 KB

Nội dung

DANH MỤC NỘI DUNG 1. Giới thiệu chung .......................................................................................................... 2 1.1. Thực trạng ............................................................................................................. 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 3 2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................ 4 2.1. Tác động của giá vàng đến tỷ giá EUR/USD ....................................................... 4 2.2. Tác động của giá dầu đến tỷ giá EUR/USD ........................................................ 5 2.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 7 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ......................................................................... 8 3.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8 3.2. Biến số và dữ liệu .................................................................................................. 9 4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 10 4.1. Kết quả kiểm định trước hồi quy ........................................................................ 10 4.1.1. Kiểm định tính dừng ...................................................................................... 10 4.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................................................... 11 4.2. Kết quả ước lượng mô hình VAR ....................................................................... 12 4.3. Kết quả kiểm định sau hồi quy ........................................................................... 13 4.3.1. Kiểm định độ vững ........................................................................................ 13 4.3.2. Kiểm định nhân quả Granger ....................................................................... 14 4.3.3. Hàm phản ứng đẩy ........................................................................................ 15 4.3.4. Phân rã phương sai ....................................................................................... 16 5. Kết luận và hàm ý chính sách .................................................................................. 18 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Danh mục bảng Bảng 1: Chi tiết các biến trong mô hình 9 Bảng 2: Kết quả kiểm định tính dừng 11 Bảng 3: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu 11 Bảng 4: Kết quả hồi quy VAR 12 Bảng 5: Kết quả kiểm định Granger 14 Bảng 6: Kết quả kiểm định phân rã phương sai 16 Danh mục hình Hình 1: Kiểm định sự ổn định của mô hình 14 Hình 2: Phản ứng của tỷ giá hối đoái EUR/USD theo giá vàng 15 Hình 3: Phản ứng của tỷ giá hối đoái EUR/USD theo giá dầu thô 15 1 TÓM TẮT: Nghiên cứu này hướng tới xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá giữa Euro và Đô la Mỹ dựa trên dữ liệu được lấy hàng ngày trong giai đoạn 1999 - 2022, chủ yếu tập trung vào giá dầu thô và giá vàng. Dữ liệu được phân tích bằng mô hình Vector Autoregression VAR với một biến phụ thuộc là tỷ giá EUR/USD (exr) cùng với hai biến độc lập là giá dầu (crude) và giá vàng (gold). Kết quả cho thấy có giá của cả hai loại hàng hóa này đều gây ra sự thay đổi của tỷ giá EUR/USD. Trong đó, mức độ tác động của giá dầu nhìn chung tương đối yếu trong khi phản ứng của tỷ giá theo giá vàng cực kỳ mạnh mẽ. Dựa trên kết quả phân tích, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm dự đoán được biến động của EUR/USD, đóng góp vào quá trình đầu tư, hoạt động kinh doanh và hoạch định chính sách. Từ khóa: tỷ giá EUR/USD, biến động tỷ giá, thị trường ngoại hối, mô hình VAR ABSTRACT: This study aims to determine the factors that influence the exchange rate between Euro and USD based on daily data from 1999 to 2022, mainly focusing on crude oil prices and gold prices. The data is analyzed using the Vector Autoregression VAR model with one dependent variable being the EUR/USD exchange rate (exr) along with two independent variables being gold price (gold) and crude oil price (crude). The results show that the prices of both goods cause changes in the EUR/USD exchange rate. In particular, the impact of crude oil prices is generally relatively weak while the reaction of exchange rates to gold prices is extremely strong. Based on the analysis results, the authors make a number of recommendations to more effectively predict EUR/USD fluctuations, contributing to the investment process, business operations and policy making. Keywords: EUR/USD exchange rate, exchange rate fluctuations, forex market, VAR model 2 1.Giới thiệu chung 1.1. Thực trạng Kể từ thời điểm đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods về tỷ giá cố định (1971-1973) và bắt đầu thực hiện hệ thống tỷ giá thả nổi, các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ývà dành thời gian hơn vào việc giải thích sự biến động của tỷ giá hối đoái. Thị trường ngoại hối toàn cầu cũng từ thời điểm đó mà phát triển mạnh mẽ với khối lượng giao dịch hàng ngày ước tính là 7,5 nghìn tỷ USD vào năm 2022 (Statista Research Department, 2022). Trong đó, cặp tiền tệ EUR/USD được giao dịch sôi nổi nhất, chiếm gần 30% tổng khối lượng giao dịch. Bởi lẽ các tỷ giá hối đoái được chứng minh có mối tương quan với nhiều lĩnh vực như giá cả hàng hóa (Betts & Devereux, 1996), lợi nhuận tài sản và giá trị doanh nghiệp (Chow & cộng sự, 1997) hay dòng vốn thương mại quốc tế (McKenzie, 1999), nên sự biến động của một tỷ giá quan trọng như EUR/USD không chỉ ảnh hưởng đến các thị trường tài chính phạm vi rộng khắp địa cầu, mà còn tác động đến nhiều nước và khu vực kinh tế, bao gồm cả Việt Nam. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Xét về lý do khách quan, việc tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá EUR/USD có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đáng kể. Trong khi lĩnh vực kinh tế nói chung luôn giữ vai trò không thể thay thế, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, EUR/USD lại là một thành phần quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương mại quốc tế, đầu tư và hoạt động kinh tế khác trên thế giới. Vì vậy, hiểu rõ về nguồn gốc biến động của tỷ giá này sẽ đem lại cái nhìn đáng tin cậy về mối tương quan giữa các yếu tố kinh tế nổi bật hay cách thức hoạt động của thị trường tài chính, từ đó hình thành lý thuyết cần thiết để giải quyết những vấn đề kinh tế quốc gia và trong khu vực. Xét về lý do chủ quan, nhóm nghiên cứu thấy rằng Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế trên thế giới, gồm cả Mỹ và các quốc gia sử dụng đồng Euro. Do vậy, tỷ giá EUR/USD có thể gây ảnh hưởng đến giá cả và khả năng cạnh tranh hàng hóa dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam cũng như việc thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chẳng hạn như nếu tỷ giá tăng lên, đầu tư từ các quốc gia Eurozone có thể giảm và ngược lại, tác động đến tín dụng, mức lãi suất và giá trị của đồng tiền địa phương. Thêm vào đó, các doanh nghiệp liên quan xuất nhập khẩu hoặc đầu tư trên thị trường quốc tế - với kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng lớn vì sự thay đổi tỷ giá 3 (Simakova, 2017), cần hiểu về sự biến động của EUR/USD để đề ra chiến lược kinh doanh, định giá hàng hóa dịch vụ và quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, điểm nổi bật của đề tài này là góc nhìn mới về yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá EUR/USD khi xây dựng nghiên cứu trong giai đoạn với năm 1999 là khởi đầu cho việc đưa đồng Euro vào sử dụng và năm 2022 là thời điểm hậu đại dịch Covid-19. Vì thế, mặc dù đã có một số nghiên cứu đi trước, nhưng khoảng thời gian từ 1999 - 2022 vẫn có thể được coi là tổng quan nhất, quan trọng và đầy biến động trong lịch sử tỷ giá, xuất phát từ nhiều biến đổi và tương tác tỷ giá liên quan đến các yếu tố kinh tế, chính trị và tài chính trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu sâu về giai đoạn này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về tác động và cơ chế hoạt động của các yếu tố này đối với tỷ giá EUR/USD, từ đó đưa ra những tiên đoán và quyết định đáng tin cậy trong lĩnh vực tài chính kinh tế. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Để xác định mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng những câu hỏi nghiên cứu sau: •Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái EUR/USD giai đoạn 1999-2022? •Những yếu tố đó tác động ở mức độ như thế nào đến tỷ giá hối đoái EUR/USD? Mục tiêu tổng quát: tìm hiểu và phân tích tác nhân chính trong quá trình biến động của tỷ giá giữa đồng Euro và Đô la Mỹ theo thời gian 24 năm từ 1999 đến 2022. Mục tiêu cụ thể: •Xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với lý thuyết và thực tiễn của tỷ giá EUR/USD giai đoạn 1999 - 2022. •Xác định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình. •Đề xuất cách thức dự đoán xu hướng biến thiên của tỷ giá trong tương lai dựa trên cơ sở những yếu tố tác động cho các nhà hoạch định chính sách và người tham gia thị trường tài chính điều chỉnh chiến lược đầu tư. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là tỷ lệ quy đổi giữa đồng tiền chung Châu Âu (Euro - EUR) và đồng tiền của Hoa Kỳ (Đô la Mỹ - USD). Xét về phạm vi nghiên cứu: •Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2022. •Phạm vi nội dung: phần lớn nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào hai yếu tố giá dầu và giá vàng, từ đó xác định ảnh hưởng của chúng với tỷ giá EUR/USD. 2.Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tác động của giá vàng đến tỷ giá EUR/USD Nhiều nghiên cứu tập trung xem xét tác động của giá vàng đến tỷ giá hối đoái nói chung và tỷ giá EUR/USD nói riêng tạo điều kiện cho việc dự đoán tỷ giá tương lai và đưa ra quyết định cho các nhà đầu tư, chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá. Bằng các kỹ thuật đồng tích hợp, Eric & Robert (2006) cho thấy rằng có một mối quan hệ tác động ngược chiều của giá vàng đến tỷ giá hối đoái của đồng USD trong ngắn hạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa giá vàng và tỷ giá tại thị trường Mỹ. Ai Han & cộng sự (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái của đồng đô la Úc so với USD và giá vàng. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu gián tiếp (Indirect Least Squares - ILS) đã mô tả được mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ giá hối đoái và giá vàng, cả trong dài hạn và ngắn hạn. Cùng nhận định, Toraman & cộng sự (2011), Pukthuanthong & Roll (2011) đã khẳng định tác động ngược chiều của giá vàng đến tỷ giá EUR/USD với mối tương quan khá cao. Nghiên cứu kỹ hơn trong bối cảnh thị trường khủng hoảng hay ổn định thì vẫn tồn tại tác động ngược chiều đó giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái. Sử dụng mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy tổng quát dạng mũ (Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity - GARCH) (Engle, 1982), Dong & cộng sự (2019) đã nghiên cứu kỹ hơn về tác động của giá vàng đến tỷ giá EUR/USD trong các bối cảnh thị trường cụ thể. Các tác giả chia thành 3 giai đoạn: trước khủng hoảng tài chính (2000-2005), trong giai đoạn khủng hoảng tài chính (2005-2013), hậu khủng hoảng tài chính (2013-2016). Kết quả nghiên cứu cho thấy vàng và tỷ giá EUR/USD luôn có mối quan hệ tương quan ngược chiều và có xu hướng cao hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Mối tương quan giữa giá vàng và tỷ giá EUR/USD đạt giá trị thấp nhất vào năm 2008 - năm xảy ra khủng hoảng tài chính 5 lớn nhất toàn cầu. Hậu khủng hoảng thì tỷ giá có xu hướng ổn định hơn. Bài nghiên cứu cũng thấy được mối quan hệ hai chiều của giá vàng và tỷ giá. Tỷ giá có tác động đòn bẩy lên giá vàng, ngược lại giá vàng cũng có tác động làm thay đổi tỷ giá. Xu hướng mất giá của đồng tiền USD và EUR sẽ có nhiều tác động tích cực hơn là xu hướng tăng giá. Nghiên cứu vào một thời kỳ khủng hoảng tài chính khác - giai đoạn diễn ra dịch bệnh Covid-19, Dong & cộng sự (2022) chỉ ra sự ảnh hưởng đáng kể của giá vàng đến thị trường ngoại hối. Những cuộc khủng hoảng này đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải thực hiện các chính sách tiền tệ như đẩy lãi suất về mức 0 và sử dụng biện pháp nới lỏng để ổn định quan hệ tỷ giá EUR/USD và giá vàng (Baur & McDermott, 2010; Nguyen & cộng sự, 2020). 2.2. Tác động của giá dầu đến tỷ giá EUR/USD Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy rằng việc gia tăng giá dầu sẽ dẫn đến việc tụt giảm tỷ giá hối đoái như Melhem & Teraza (2007); Chen & Chen (2007); Doğan &cộng sự (2012). Amano & Norden (1998) đã tổng hợp dữ liệu từ 15 nước công nghiệp trong giai đoạn 1972 - 1993 để làm rõ mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái thực tế ở Mỹ, kết luận rằng tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa cú sốc giá dầu và tỷ giá hối đoái đồng USD trong thời kỳ hậu Bretton Woods. Do đó, kết quả của họ cho thấy giá dầu có thể là nguồn gốc hàng đầu của những cú sốc dai dẳng về tỷ giá hối đoái thực tế và giá năng lượng có thể có những tác động to lớn đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong tương lai. Tương tự, mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái thực tế cũng đã được nghiên cứu và công bố trong bài báo của Olomola & Adejumo (2006). Tác giả sử dụng mô hình tự hồi quy một chiều (Vector Autoregression - VAR) để xác định tác động của cú sốc giá dầu đối với đồng tiền Nigeria so với tỷ giá hối đoái, sản lượng, lạm phát và cung tiền của đồng USD. Nghiên cứu chỉ ra rằng cú sốc giá dầu ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá hối đoái. Cũng cho kết luận tương tự, Mothana (2012) chỉ ra sự gia tăng giá trị của USD so với đồng euro dẫn đến giá dầu giảm, hoặc tỷ giá hối đoái của đồng USD giảm khiến giá dầu tăng. Trong một nghiên cứu khác, Cifarelli & Paladino (2010) đã sử dụng mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy tổng quát dạng mũ (Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity - GARCH) để chứng minh rằng những thay đổi trong giá dầu có liên quan tiêu cực đến những thay đổi trong giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái. Turhan & cộng sự (2014) cũng sử dụng mô hình này để ước tính mối tương quan động giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái của các nước G20 và phát hiện của họ cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chuyển mối tương quan này sang tiêu cực. Giá dầu tăng nhanh trong những năm 6 gần đây trên thị trường dầu mỏ toàn cầu là kết quả của tình trạng bất ổn chính trị nhưng không có nghĩa là đồng USD mất giá vì ở đó vẫn tồn tại một số yếu tố khác liên quan đến việc tăng giá dầu, nhu cầu về dầu, gia tăng về lạm phát. Tuy nhiên, có những nghiên cứu lại đi ngược lại với kết quả trên. Bằng việc sử dụng mô hình VAR và dữ liệu theo quý của Mỹ và khu vực đồng Euro giai đoạn 2001-2021, Bruna & Tran (2022) đánh giá tác động bất cân xứng của sự thay đổi giá dầu lên tỷ giá EUR/USD. Cú sốc giá dầu tác động tích cực khiến đồng USD mất giá nhỏ hơn mức tăng giá của đồng USD khi giá dầu giảm. Đồng quan điểm, Lizado & Mollick (2010) và Golub & Krugman (1983) kết luận mối quan hệ cùng chiều dài hạn giữa giá dầu và tỷ giá EUR/USD. Tuy nhiên, phân tích của tác giả dựa trên mối quan hệ giữa ưu tiên đầu tư danh mục đầu tư của các nhà xuất khẩu dầu và biến động tỷ giá hối đoái. Quả thực, giá dầu tăng sẽ làm tăng khả năng đầu tư danh mục đầu tư của các nhà xuất khẩu dầu. Cách tiếp cận này phân tích sự biến động của tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu bởi biến động tài khoản vãng lai. Nếu giá dầu tăng dẫn đến suy giảm tài khoản vãng lai của quốc gia thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm (Arfaoui & Rejeb, 2017). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chung của hầu hết các bài nghiên cứu cho thấy cho thấy rằng có một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa giá dầu và tỷ giá đồng EUR so với đồng USD (Aimer, 2017; Lizardo & Mollick, 2010). Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã kiểm tra tác động ngược lại của tỷ giá hối đoái EUR/USD đối với giá dầu như Yousefi & Wirjanto (2004), Krichene (2005). Theo Alhajji (2017), sự mất giá của đồng USD làm giảm các hoạt động ở thượng nguồn khai thác dầu thông qua các nguồn khác nhau bao gồm lợi tức đầu tư thấp hơn, tăng chi phí, lạm phát và sức mua. Trong trường hợp đồng USD mất giá, doanh thu của các nước xuất khẩu dầu, đặc biệt là những nước có đồng nội tệ gắn liền với USD sẽ ít nhiều bị giảm. Điều này dẫn đến sự suy giảm các điều khoản thương mại của họ vì họ phải xuất khẩu nhiều lượng dầu thô hơn để có được cùng một lượng sản phẩm nhập khẩu, ví dụ, từ châu Âu so với trước khi đồng USD mất giá. Do đó, các nước xuất khẩu dầu có xu hướng duy trì giá dầu cao một cách thích hợp tương ứng với sự mất giá của đồng USD và giảm bớt tổn thất trong doanh thu dầu mỏ của họ. Samanta & Zadeh (2012) đã xem xét các biến động qua lại của một số biến vĩ mô bao gồm: giá vàng, giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái thực và giá dầu thô. Dựa trên dữ liệu hàng tháng trong 21 năm sử dụng mô hình trung bình trượt tự hồi quy dạng vector (Vector Autoregressive Moving Average - VARMA) cho các giai đoạn từ 01/1989 đến 09/2009, nghiên cứu cho thấy kết quả có một mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến. Lê & cộng sự (2011) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá của hai mặt hàng chiến lược, 7 đó là vàng và dầu theo chỉ số USD bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng từ 01/1986 đến 04/2011 nhờ mô hình tự hồi quy phân phối trễ (Autoregressive Distributed Lag - ARDL). Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa giá dầu và giá vàng; ngoài ra giá dầu có thể được sử dụng để dự đoán giá vàng. Nghiên cứu của Sujit & Kumar (2011) mô tả mối quan hệ động của giá hai hàng hóa là vàng và dầu thô với tỷ giá hối đoái và chỉ số thị trường chứng khoán. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng ngày để phân tích tác động qua lại giữa giá dầu thô, chỉ số thị trường chứng khoán và chỉ số tỷ giá theo trọng số thương mại theo một số đồng tiền chính và giá vàng, đồng thời sử dụng mô hình tự hồi quy dạng vectơ để thể hiện mối quan hệ động đó. Kết quả nghiên cứu khẳng định giá vàng và giá dầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái và chỉ số thị trường chứng cũng như chỉ ra mối quan hệ cân bằng dài hạn nhưng ở mức yếu giữa các biến. 2.3. Khoảng trống nghiên cứu Từ việc phân tích tổng quan các nghiên cứu về đề tài này cho thấy, hiện nay vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về tác động của giá dầu và giá vàng đến tỷ giá EUR/USD. Tuy nhiên các nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích góp phần hoàn thiện, làm rõ nội dung và phương pháp nghiên cứu cho mảng đề tài này. Qua tổng hợp và phân tích, nhóm tác giả nhận thấy còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu sau: Thứ nhất, các nghiên cứu trước đó lựa chọn mẫu số liệu nghiên cứu chưa đa dạng, tỷ giá hối đoái nhìn chung được lấy dưới bối cảnh riêng của từng quốc gia khác nhau nhưng những nghiên cứu về cặp tỷ giá EUR/USD vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu được thực hiện từ khá lâu (Golub & Krugman, 1983) vì thế dữ liệu và kết quả không còn phản ánh đúng tình hình hiện tại của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cỡ mẫu nghiên cứu chưa đa dạng, hầu như tập trung vào các quốc gia sử dụng hai cặp đồng tiền là Mỹ và các nước Liên minh châu Âu. Thứ hai, chưa có nhiều bài nghiên cứu đánh giá cụ thể tác động của giá dầu và giá vàng đến tỷ giá EUR/USD mà phần lớn sẽ nhắc đến tương quan giữa giá dầu, giá vàng và các tỷ giá nên chưa thấy được cụ thể hóa các tác động đến tỷ giá hối đoái. Thậm chí, có những bài nghiên cứu tỷ giá hối đoái lại tác động ngược lại các nhân tố Sujit & Kumar (2011). Các bài nghiên cứu chủ yếu phân tích tác động của riêng giá dầu như Bruna & Tran (2022) hoặc riêng giá vàng đến tỷ giá hối đoái Dong & cộng sự (2022) mà chưa có nhiều bài nghiên cứu đồng thời cả giá dầu và giá vàng.

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG -∞∞∞∞ -

BÁO CÁO GIỮA KÌ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VÀ GIÁ DẦU ĐẾN TỶ GIÁ EUR/USD GIAI ĐOẠN 1999 - 2022: THỰC NGHIỆM BẰNG MÔ HÌNH VAR

Trang 2

Họ tên Mã sinh viên Đóng góp

Trang 3

1 Giới thiệu chung 2

1.1 Thực trạng 2

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3

2 Tổng quan nghiên cứu 4

2.1 Tác động của giá vàng đến tỷ giá EUR/USD 4

2.2 Tác động của giá dầu đến tỷ giá EUR/USD 5

2.3 Khoảng trống nghiên cứu 7

3 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 8

3.1 Phương pháp nghiên cứu 8

3.2 Biến số và dữ liệu 9

4 Kết quả nghiên cứu 10

4.1 Kết quả kiểm định trước hồi quy

1 0 4.1.1 Kiểm định tính dừng

1 0 4.1.2 Lựa chọn độ trễ tối ưu 1 1 4.2 Kết quả ước lượng mô hình VAR 1 2 4.3 Kết quả kiểm định sau hồi quy 1 3 4.3.1 Kiểm định độ vững 1 3 4.3.2 Kiểm định nhân quả Granger

1 4 4.3.3 Hàm phản ứng đẩy

1 5 4.3.4 Phân rã phương sai 1 6 5 Kết luận và hàm ý chính sách 18

Trang 4

Danh mục bảng

Bảng 1: Chi tiết các biến trong mô hình 9

Bảng 2: Kết quả kiểm định tính dừng 11

Bảng 3: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu 11

Bảng 4: Kết quả hồi quy VAR 12

Bảng 5: Kết quả kiểm định Granger 14

Bảng 6: Kết quả kiểm định phân rã phương sai 16

Danh mục hình Hình 1: Kiểm định sự ổn định của mô hình 14

Hình 2: Phản ứng của tỷ giá hối đoái EUR/USD theo giá vàng 15

Hình 3: Phản ứng của tỷ giá hối đoái EUR/USD theo giá dầu thô 15

Trang 5

TÓM TẮT:

Nghiên cứu này hướng tới xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá giữa Euro và Đô la

Mỹ dựa trên dữ liệu được lấy hàng ngày trong giai đoạn 1999 - 2022, chủ yếu tập trung vàogiá dầu thô và giá vàng Dữ liệu được phân tích bằng mô hình Vector Autoregression VAR

với một biến phụ thuộc là tỷ giá EUR/USD (exr) cùng với hai biến độc lập là giá dầu (crude)

và giá vàng (gold) Kết quả cho thấy có giá của cả hai loại hàng hóa này đều gây ra sự thay

đổi của tỷ giá EUR/USD Trong đó, mức độ tác động của giá dầu nhìn chung tương đối yếutrong khi phản ứng của tỷ giá theo giá vàng cực kỳ mạnh mẽ Dựa trên kết quả phân tích,nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm dự đoán được biến động của EUR/USD, đónggóp vào quá trình đầu tư, hoạt động kinh doanh và hoạch định chính sách

Từ khóa: tỷ giá EUR/USD, biến động tỷ giá, thị trường ngoại hối, mô hình

VAR ABSTRACT:

This study aims to determine the factors that influence the exchange rate betweenEuro and USD based on daily data from 1999 to 2022, mainly focusing on crude oil pricesand gold prices The data is analyzed using the Vector Autoregression VAR model with one

dependent variable being the EUR/USD exchange rate (exr) along with two independent variables being gold price (gold) and crude oil price (crude) The results show that the prices

of both goods cause changes in the EUR/USD exchange rate In particular, the impact ofcrude oil prices is generally relatively weak while the reaction of exchange rates to goldprices is extremely strong Based on the analysis results, the authors make a number ofrecommendations to more effectively predict EUR/USD fluctuations, contributing to theinvestment process, business operations and policy making

Keywords: EUR/USD exchange rate, exchange rate fluctuations, forex market, VAR

model

Trang 6

1 Giới thiệu chung

và khu vực kinh tế, bao gồm cả Việt Nam

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Xét về lý do khách quan, việc tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá EUR/

USD có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đáng kể Trong khi lĩnh vực kinh tế nói chung luôngiữ vai trò không thể thay thế, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia,EUR/USD lại là một thành phần quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu và ảnhhưởng mạnh mẽ đến thương mại quốc tế, đầu tư và hoạt động kinh tế khác trên thế giới

Vì vậy, hiểu rõ về nguồn gốc biến động của tỷ giá này sẽ đem lại cái nhìn đáng tin cậy vềmối tương quan giữa các yếu tố kinh tế nổi bật hay cách thức hoạt động của thị trường tàichính, từ đó hình thành lý thuyết cần thiết để giải quyết những vấn đề kinh tế quốc gia vàtrong khu vực

Xét về lý do chủ quan, nhóm nghiên cứu thấy rằng Việt Nam đang phát triển nhanh

chóng và ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế trên thế giới, gồm cả Mỹ và các quốc gia sửdụng đồng Euro Do vậy, tỷ giá EUR/USD có thể gây ảnh hưởng đến giá cả và khả năngcạnh tranh hàng hóa dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam cũng như việc thu hút và quản lý đầu tưnước ngoài vào Việt Nam Chẳng hạn như nếu tỷ giá tăng lên, đầu tư từ các quốc giaEurozone có thể giảm và ngược lại, tác động đến tín dụng, mức lãi suất và giá trị của đồngtiền địa phương Thêm vào đó, các doanh nghiệp liên quan xuất nhập khẩu hoặc đầu tư trênthị trường quốc tế - với kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng lớn vì sự thay đổi tỷ giá

Trang 7

(Simakova, 2017), cần hiểu về sự biến động của EUR/USD để đề ra chiến lược kinhdoanh, định giá hàng hóa dịch vụ và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, điểm nổi bật của đề tài này là góc nhìn mới về yếu tố ảnh hưởng đến

tỷ giá EUR/USD khi xây dựng nghiên cứu trong giai đoạn với năm 1999 là khởi đầu choviệc đưa đồng Euro vào sử dụng và năm 2022 là thời điểm hậu đại dịch Covid-19 Vì thế,mặc dù đã có một số nghiên cứu đi trước, nhưng khoảng thời gian từ 1999 - 2022 vẫn cóthể được coi là tổng quan nhất, quan trọng và đầy biến động trong lịch sử tỷ giá, xuấtphát từ nhiều biến đổi và tương tác tỷ giá liên quan đến các yếu tố kinh tế, chính trị và tàichính trên thế giới Do đó, việc nghiên cứu sâu về giai đoạn này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn vềtác động và cơ chế hoạt động của các yếu tố này đối với tỷ giá EUR/USD, từ đó đưa ranhững tiên đoán và quyết định đáng tin cậy trong lĩnh vực tài chính kinh tế

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Để xác định mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng những câu hỏi nghiêncứu sau:

• Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái EUR/USD giai đoạn 2022?

1999-• Những yếu tố đó tác động ở mức độ như thế nào đến tỷ giá hối đoái

• Xác định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình

• Đề xuất cách thức dự đoán xu hướng biến thiên của tỷ giá trong tương laidựa trên cơ sở những yếu tố tác động cho các nhà hoạch định chính sách vàngười tham gia thị trường tài chính điều chỉnh chiến lược đầu tư

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 8

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là tỷ lệ quy đổi giữa đồng tiền chung Châu

Âu (Euro - EUR) và đồng tiền của Hoa Kỳ (Đô la Mỹ - USD)

Xét về phạm vi nghiên cứu:

• Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2022

• Phạm vi nội dung: phần lớn nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào hai yếu tốgiá dầu và giá vàng, từ đó xác định ảnh hưởng của chúng với tỷ giá

EUR/USD

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tác động của giá vàng đến tỷ giá EUR/USD

Nhiều nghiên cứu tập trung xem xét tác động của giá vàng đến tỷ giá hối đoái nóichung và tỷ giá EUR/USD nói riêng tạo điều kiện cho việc dự đoán tỷ giá tương lai và đưa raquyết định cho các nhà đầu tư, chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá Bằng các kỹ thuậtđồng tích hợp, Eric & Robert (2006) cho thấy rằng có một mối quan hệ tác động ngược chiềucủa giá vàng đến tỷ giá hối đoái của đồng USD trong ngắn hạn Nghiên cứu cũng chỉ ra mốiquan hệ cân bằng dài hạn giữa giá vàng và tỷ giá tại thị trường Mỹ Ai Han & cộng sự (2008)nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái của đồng đô la Úc so với USD và giá vàng.Bằng chứng thực nghiệm cho thấy kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tốithiểu gián tiếp (Indirect Least Squares - ILS) đã mô tả được mối quan hệ ngược chiều giữa tỷgiá hối đoái và giá vàng, cả trong dài hạn và ngắn hạn Cùng nhận định, Toraman & cộng sự(2011), Pukthuanthong & Roll (2011) đã khẳng định tác động ngược chiều của giá vàng đến

tỷ giá EUR/USD với mối tương quan khá cao Nghiên cứu kỹ hơntrong bối cảnh thị trườngkhủng hoảng hay ổn định thì vẫn tồn tại tác động ngược chiều đó giữa giá vàng và tỷ giá hốiđoái Sử dụng mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy tổng quát dạng

mũ (Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity - GARCH) (Engle, 1982),Dong & cộng sự (2019) đã nghiên cứu kỹ hơn về tác động của giá vàng đến tỷ giá EUR/USDtrong các bối cảnh thị trường cụ thể Các tác giả chia thành 3 giai đoạn: trước khủng hoảngtài chính (2000-2005), trong giai đoạn khủng hoảng tài chính (2005-2013), hậu khủng hoảngtài chính (2013-2016) Kết quả nghiên cứu cho thấy vàng và tỷ giá EUR/USD luôn có mốiquan hệ tương quan ngược chiều và có xu hướng cao hơn trong thời kỳ khủng hoảng Mốitương quan giữa giá vàng và tỷ giá EUR/USD đạt giá trị thấp nhất vào năm 2008 - năm xảy

ra khủng hoảng tài chính

Trang 9

lớn nhất toàn cầu Hậu khủng hoảng thì tỷ giá có xu hướng ổn định hơn Bài nghiên cứu cũngthấy được mối quan hệ hai chiều của giá vàng và tỷ giá Tỷ giá có tác động đòn bẩy lên giávàng, ngược lại giá vàng cũng có tác động làm thay đổi tỷ giá Xu hướng mất giá của đồngtiền USD và EUR sẽ có nhiều tác động tích cực hơn là xu hướng tăng giá Nghiên cứu vàomột thời kỳ khủng hoảng tài chính khác - giai đoạn diễn ra dịch bệnh Covid-19, Dong &cộng sự (2022) chỉ ra sự ảnh hưởng đáng kể của giá vàng đến thị trường ngoại hối Nhữngcuộc khủng hoảng này đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải thực hiện các chính sách tiền

tệ như đẩy lãi suất về mức 0 và sử dụng biện pháp nới lỏng để ổn định quan hệ tỷ giáEUR/USD và giá vàng (Baur & McDermott, 2010; Nguyen & cộng sự, 2020)

2.2 Tác động của giá dầu đến tỷ giá EUR/USD

Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy rằng việc gia tăng giá dầu sẽ dẫn đếnviệc tụt giảm tỷ giá hối đoái như Melhem & Teraza (2007); Chen & Chen (2007); Doğan

& cộng sự (2012) Amano & Norden (1998) đã tổng hợp dữ liệu từ 15 nước công nghiệptrong giai đoạn 1972 - 1993 để làm rõ mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái thực tế ở

Mỹ, kết luận rằng tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa cú sốc giá dầu và tỷ giá hối đoái đồngUSD trong thời kỳ hậu Bretton Woods Do đó, kết quả của họ cho thấy giá dầu có thể lànguồn gốc hàng đầu của những cú sốc dai dẳng về tỷ giá hối đoái thực tế và giá năng lượng

có thể có những tác động to lớn đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong tương lai Tương tự,mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái thực tế cũng đã được nghiên cứu và công bốtrong bài báo của Olomola & Adejumo (2006) Tác giả sử dụng mô hình tự hồi quy mộtchiều (Vector Autoregression - VAR) để xác định tác động của cú sốc giá dầu đối với đồngtiền Nigeria so với tỷ giá hối đoái, sản lượng, lạm phát và cung tiền của đồng USD Nghiêncứu chỉ ra rằng cú sốc giá dầu ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá hối đoái Cũng cho kết luậntương tự, Mothana (2012) chỉ ra sự gia tăng giá trị của USD so với đồng euro dẫn đến giádầu giảm, hoặc tỷ giá hối đoái của đồng USD giảm khiến giá dầu tăng Trong một nghiêncứu khác, Cifarelli & Paladino (2010) đã sử dụng mô hình phương sai có điều kiện của sai sốthay đổi tự hồi quy tổng quát dạng mũ (Generalized Autoregressive ConditionalHeteroskedasticity - GARCH) để chứng minh rằng những thay đổi trong giá dầu có liên quantiêu cực đến những thay đổi trong giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái Turhan & cộng sự (2014)cũng sử dụng mô hình này để ước tính mối tương quan động giữa giá dầu và tỷ giá hối đoáicủa các nước G20 và phát hiện của họ cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đãchuyển mối tương quan này sang tiêu cực Giá dầu tăng nhanh trong những năm

Trang 10

gần đây trên thị trường dầu mỏ toàn cầu là kết quả của tình trạng bất ổn chính trị nhưngkhông có nghĩa là đồng USD mất giá vì ở đó vẫn tồn tại một số yếu tố khác liên quan đếnviệc tăng giá dầu, nhu cầu về dầu, gia tăng về lạm phát Tuy nhiên, có những nghiên cứu lại

đi ngược lại với kết quả trên Bằng việc sử dụng mô hình VAR và dữ liệu theo quý của Mỹ

và khu vực đồng Euro giai đoạn 2001-2021, Bruna & Tran (2022) đánh giá tác động bất cânxứng của sự thay đổi giá dầu lên tỷ giá EUR/USD Cú sốc giá dầu tác động tích cực khiếnđồng USD mất giá nhỏ hơn mức tăng giá của đồng USD khi giá dầu giảm Đồng quan điểm,Lizado & Mollick (2010) và Golub & Krugman (1983) kết luận mối quan hệ cùng chiều dàihạn giữa giá dầu và tỷ giá EUR/USD Tuy nhiên, phân tích của tác giả dựa trên mối quan hệgiữa ưu tiên đầu tư danh mục đầu tư của các nhà xuất khẩu dầu và biến động tỷ giá hối đoái.Quả thực, giá dầu tăng sẽ làm tăng khả năng đầu tư danh mục đầu tư của các nhà xuất khẩudầu Cách tiếp cận này phân tích sự biến động của tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu bởibiến động tài khoản vãng lai Nếu giá dầu tăng dẫn đến suy giảm tài khoản vãng lai của quốcgia thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm (Arfaoui & Rejeb, 2017) Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chungcủa hầu hết các bài nghiên cứu cho thấy cho thấy rằng có một mối quan hệ cân bằng dài hạngiữa giá dầu và tỷ giá đồng EUR so với đồng USD (Aimer, 2017; Lizardo & Mollick, 2010)

Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã kiểm tra tác động ngược lại của tỷ giá hối đoái EUR/USD đốivới giá dầu như Yousefi & Wirjanto (2004), Krichene (2005) Theo Alhajji (2017), sự mấtgiá của đồng USD làm giảm các hoạt động ở thượng nguồn khai thác dầu thông qua cácnguồn khác nhau bao gồm lợi tức đầu tư thấp hơn, tăng chi phí, lạm phát và sức mua Trongtrường hợp đồng USD mất giá, doanh thu của các nước xuất khẩu dầu, đặc biệt là nhữngnước có đồng nội tệ gắn liền với USD sẽ ít nhiều bị giảm Điều này dẫn đến sự suy giảm cácđiều khoản thương mại của họ vì họ phải xuất khẩu nhiều lượng dầu thô hơn để có đượccùng một lượng sản phẩm nhập khẩu, ví dụ, từ châu Âu so với trước khi đồng USD mất giá

Do đó, các nước xuất khẩu dầu có xu hướng duy trì giá dầu cao một cách thích hợp tươngứng với sự mất giá của đồng USD và giảm bớt tổn thất trong doanh thu dầu mỏ của họ

Samanta & Zadeh (2012) đã xem xét các biến động qua lại của một số biến vĩ mô baogồm: giá vàng, giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái thực và giá dầu thô Dựa trên dữ liệu hàng thángtrong 21 năm sử dụng mô hình trung bình trượt tự hồi quy dạng vector (VectorAutoregressive Moving Average - VARMA) cho các giai đoạn từ 01/1989 đến 09/2009,nghiên cứu cho thấy kết quả có một mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến Lê & cộng sự(2011) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá của hai mặt hàng chiến lược,

Trang 11

đó là vàng và dầu theo chỉ số USD bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng từ 01/1986 đến04/2011 nhờ mô hình tự hồi quy phân phối trễ (Autoregressive Distributed Lag - ARDL).Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữagiá dầu và giá vàng; ngoài ra giá dầu có thể được sử dụng để dự đoán giá vàng Nghiêncứu của Sujit & Kumar (2011) mô tả mối quan hệ động của giá hai hàng hóa là vàng vàdầu thô với tỷ giá hối đoái và chỉ số thị trường chứng khoán Nghiên cứu sử dụng dữ liệuchuỗi thời gian hàng ngày để phân tích tác động qua lại giữa giá dầu thô, chỉ số thị trườngchứng khoán và chỉ số tỷ giá theo trọng số thương mại theo một số đồng tiền chính và giávàng, đồng thời sử dụng mô hình tự hồi quy dạng vectơ để thể hiện mối quan hệ động đó.Kết quả nghiên cứu khẳng định giá vàng và giá dầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hốiđoái và chỉ số thị trường chứng cũng như chỉ ra mối quan hệ cân bằng dài hạn nhưng ởmức yếu giữa các biến.

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Từ việc phân tích tổng quan các nghiên cứu về đề tài này cho thấy, hiện nay vẫn chưa

có nhiều tài liệu nghiên cứu về tác động của giá dầu và giá vàng đến tỷ giá EUR/USD Tuynhiên các nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích góp phần hoàn thiện, làm rõnội dung và phương pháp nghiên cứu cho mảng đề tài này Qua tổng hợp và phân tích, nhómtác giả nhận thấy còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu trước đó lựa chọn mẫu số liệu nghiên cứu chưa đa dạng,

tỷ giá hối đoái nhìn chung được lấy dưới bối cảnh riêng của từng quốc gia khác nhaunhưng những nghiên cứu về cặp tỷ giá EUR/USD vẫn còn hạn chế Bên cạnh đó, một sốbài nghiên cứu được thực hiện từ khá lâu (Golub & Krugman, 1983) vì thế dữ liệu và kếtquả không còn phản ánh đúng tình hình hiện tại của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoái Cỡ mẫu nghiên cứu chưa đa dạng, hầu như tập trung vào các quốc gia sử dụng haicặp đồng tiền là Mỹ và các nước Liên minh châu Âu

Thứ hai, chưa có nhiều bài nghiên cứu đánh giá cụ thể tác động của giá dầu và giá

vàng đến tỷ giá EUR/USD mà phần lớn sẽ nhắc đến tương quan giữa giá dầu, giá vàng vàcác tỷ giá nên chưa thấy được cụ thể hóa các tác động đến tỷ giá hối đoái Thậm chí, cónhững bài nghiên cứu tỷ giá hối đoái lại tác động ngược lại các nhân tố Sujit & Kumar(2011) Các bài nghiên cứu chủ yếu phân tích tác động của riêng giá dầu như Bruna & Tran

(2022) hoặc riêng giá vàng đến tỷ giá hối đoái Dong & cộng sự (2022) mà chưa có nhiềubài nghiên cứu đồng thời cả giá dầu và giá vàng

Trang 12

Cuối cùng, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giá dầu và giá vàng lên

tỷ giá EUR/USD đưa ra nhiều kết quả không đồng nhất, cho thấy giá vàng và giá dầu cóthể có tác động tích cực hoặc tiêu cực lên tỷ giá hối đoái ở các mẫu nghiên cứu khác nhau Như phần tổng quan trên, trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008 thì nhận thấy mối tương quan cùng chiều giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái (Lizado & Mollick, 2010) nhưng có những bài lại đưa ra kết quả tác động ngược chiều Melhem & Teraza (2007), Chen & Chen (2007), Doğan & cộng sự (2012) Ngoài ra, mặc dù có nhiều chỉ số, mô hình khác nhau được sử dụng trong các nghiên cứu về tỷ giá hối đoái nhưng không có một tiêu chuẩn chung cho việc tính toán một cách chính xác Điều này dẫn đến sự khác biệt về kết quả giữa các nghiên cứu và không thể xác định rõ được mức độ tác động cụ thể của các nhân tố giá vàng và giá dầu lên tỷ giá

3 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Xem xét tác động của giá dầu và giá vàng đến tỷ giá hối đoái giữa đồng EUR vàUSD, nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy (VAR) Mô hình VAR là một mô hình kinh

tế lượng được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến theo thời gian Trong môhình VAR, mỗi biến số được giải thích bằng một phương trình chứa các độ trễ của chínhbiến số và giá trị trễ của biến số khác Mô hình VAR được áp dụng cho nghiên cứu nàybởi: (i) ước lượng các biến số kinh tế vĩ mô nội sinh cho kết quả chính xác; (ii) phươngpháp đơn giản và sử dụng được nhiều phần mềm khác nhau; (iii) có thể phân tích nhiềuchuỗi thời gian khác nhau

Để thể hiện mối liên hệ giữa giá dầu, giá vàng và tỷ giá hối đoái EUR/USD,nghiên cứu sử dụng mô hình:

exr = f (gold, crude, X) (*)

Trong đó: exr là tỷ giá hối đoái của EUR/USD, gold là giá vàng thế giới, crude là

giá dầu thô, X là bao gồm các yếu tố khác mà nghiên cứu này cho rằng có thể ảnhhưởng tới tỷ giá hối đoái của EUR/USD

Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái EUR/USD, môhình cơ bản (*) được viết dưới dạng mô hình hồi quy VAR cụ thể như sau:

Trang 13

Trong đó: 0 : hệ số chặn của mô hình; 1 : hệ số hồi quy của giá vàng; 2 : hệ số

hồi quy của giá dầu; : các yếu tố không quan sát được; t: đại diện thời gian trong giaiđoạn 1999 – 2022; i: độ trễ thời gian

Nghiên cứu tiến hành: (i) kiểm tra tính dừng của dữ liệu thời gian và chọn độ trễtối ưu cho mô hình nghiên cứu; (ii) tiến hành ước lượng VAR; (iii) Kiểm tra tính ổn địnhcủa mô hình, tự tương quan phần dư, kiểm định Granger, hàm phản ứng đẩy và phân rãphương sai

Bảng 1: Chi tiết các biến trong mô hình

hiệu

thuộc

2 gold Biến độc Giá vàng thế giới giao USD/ounce TradingEconomics

lập ngay cuối ngày

3 crude Biến độc Giá dầu thô thế giới giao USD/ TradingEconomics

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

3.2 Biến số và dữ liệu

Các biến của nghiên cứu bao gồm: (i) Biến phụ thuộc: Tỷ giá EUR/USD; (ii) Biếnđộc lập: Giá vàng thế giới giao ngay cuối ngày (gold) và Giá dầu thô thế giới giao ngaycuối ngày (crude)

Dữ liệu được thu thập theo ngày giai đoạn 1999-2022 từ cơ sở dữ liệu công bố tạiTradingEconomics Bài nghiên cứu sử dụng tổng cộng 6034 mẫu quan sát

Ngày đăng: 09/07/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w