MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 6 1.2.1. Các khái niệm liên quan .............................................................................. 6 1.2.2. Mô hình phân tích PESTEL ........................................................................ 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIỀN LẺ TRONG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM – PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DỰA TRÊN MÔ HÌNH PESTEL .................... 12 2.1. Thực trạng tiền lẻ sử dụng trong thanh toán ở Việt Nam .......................... 12 2.1.1. Tiền xu và tiền giấy mệnh giá nhỏ. ........................................................... 12 2.1.2. Sử dụng tiền lẻ trong thanh toán tại khu vực nông thôn ......................... 13 2.1.3. Sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt. ............................................. 14 2.2. Phân tích nguyên nhân tiền lẻ ít được dùng trong thanh toán ở Việt Nam 15 2.2.1. Yếu tố Chính trị .......................................................................................... 15 2.2.2. Yếu tố Kinh tế ............................................................................................. 17 2.2.3. Yếu tố Xã hội ............................................................................................... 20 2.2.4. Yếu tố Công nghệ ....................................................................................... 21 2.2.5. Yếu tố Môi trường ...................................................................................... 23 2.2.6. Yếu tố Pháp lý ............................................................................................. 24 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .............. 26 3.1 Kết quả thảo luận .............................................................................................. 26 3.2 Một số khuyến nghị ........................................................................................... 28 3.2.1 Đối với chính phủ ........................................................................................ 28 3.2.2 Đối với ngân hàng thương mại ................................................................... 28 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 1 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tỷ trọng số người nhìn thấy/sử dụng tiền xu trong thanh toán theo tần suất 12 Hình 2 Tỷ trọng các cách xử lý khi giá trị thanh toán lẻ 100 - 999 đồng 13 Hình 3: Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán (%) 15 Hình 4 Tỷ lệ lạm phát và chỉ số tiêu dùng CPI tại Việt Nam giai đoạn 1997 - 2022 17 Hình 5: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng năm 2012 – 2022 19 Hình 6: Thống kê số lượng Startup giai đoạn 2017 – 2020 22 LỜI MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Kể từ sau đại dịch COVID – 19, các quốc gia trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng kinh tế vô cùng khó khăn, đặc biệt trong khoảng từ năm 2021 tới thời điểm hiện tại. Trong đó phải kể đến việc lạm phát có chiều hướng gia tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng, sức mua của VND xuống dốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và thói quen chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam. Hơn nữa, sự bùng nổ của kỉ nguyên số như nền kinh tế số, cụ thể hơn là các phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam trong khoảng 3 năm trở lại đây. Kèm theo đó là văn hóa sử dụng tiền mệnh giá nhỏ lẻ với biểu hiện xem nhẹ giá trị những đồng tiền này đã khiến tần suất thanh toán bằng tiền giấy với mệnh giá thấp hơn 10.000 đồng có xu hướng giảm đi đáng kể. Thực tế cho thấy tại rất nhiều các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu… người dân vẫn rất coi trọng tiền xu, tiền giấy mệnh giá nhỏ và dùng để trao đổi hàng hóa thường xuyên mặc dù cũng bị ảnh hưởng chung bởi các sự kiện chính trị, văn hóa… Còn tại Việt Nam, các đồng lẻ liệu có đang mất đi giá trị theo dòng thời gian vì những sự kiện đó không? Xuất phát từ sự lo ngại đồng tiền của Việt Nam bị mất giá, tâm lý không coi trọng đồng tiền lẻ và sự bùng nổ của thanh toán không tiền mặt, nhóm tác giả nhận thấy đây là một vấn đề mới cần được tìm hiểu sâu, nhằm chỉ ra rõ nguyên nhân hơn và đưa ra các giải pháp thực tiễn. Đây cũng là động lực để nhóm nghiên cứu đề tài “Tại sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán ở Việt Nam?” Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là làm rõ nguyên nhân tại sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam thông qua các khía cạnh một cách trực quan và tổng quát nhất như Chính trị, Xã hội, Kinh tế, Công nghệ, Luật pháp và Môi trường. Bài tiểu luận có mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, đưa ra tổng quan các nghiên cứu đi trước có nội dung liên quan tới vấn đề ít sử dụng tiền mặt trong thanh toán. 1 Thứ hai, phân tích thực trạng và chỉ ra nguyên nhân tại sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam dựa trên mô hình phân tích PESTEL Thứ ba, tổng hợp kết quả thảo luận của bài tiểu luận. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là nguyên nhân tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam. Về mặt phạm vi nội dung nghiên cứu, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu nguyên nhân tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán ở Việt Nam thông qua các khía cạnh Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Luật pháp. Về phạm vi không gian, nhóm tập trung nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu của bài tiểu luận là “Tại sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam?” Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận được phối hợp các phương pháp hệ thống hóa, thu thập và phân tích số liệu, thực hiện khảo sát và phương pháp tổng hợp giữa các nghiên cứu đi trước và thực tiễn để tìm hiểu đề tài nghiên cứu. Về phương pháp hệ thống hóa, phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài dựa trên nguồn dữ liệu từ các nghiên cứu đi trước, giáo trình nhằm làm rõ các khái niệm liên quan tới phân tích nguyên nhân tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam. Thứ hai là phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu dựa trên việc thực hiện khảo sát. Nhóm đã thực hiện một khảo sát về hành vi sử dụng tiền lẻ trong thanh toán tại Việt Nam và thu về được 83 câu trả lời. Sau đó đã thực hiện phân tích dữ liệu để chứng minh cho các luận điểm trong bài tiểu luận. 2 Cuối cùng là phương pháp tổng hợp giữa các nghiên cứu và thực tiễn để đưa ra kết quả thảo luận cũng như các yếu điểm, giải pháp cho một số vấn đề được đề cập trong bài tiểu luận của nhóm. Cấu trúc bài báo cáo Bài báo cáo bao gồm 3 chương có nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Thực trạng tiền lẻ trong thanh toán tại Việt Nam – phân tích nguyên nhân dựa trên Mô hình Pestel Chương 3: Kết quả thảo luận và một số khuyến nghị 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu Tiền lẻ tại Việt Nam hiện nay so sánh với thế giới đang ít được sử dụng hơn trong thanh toán và mục đích sử dụng cũng hạn chế hơn so với các nước phát triển trên thế giới. Trong khi hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều nghiên cứu về việc tại sao tiền mặt nói chung hay tiền lẻ nói riêng vẫn đang chiếm ưu thế tại hầu hết các giao dịch vừa và nhỏ. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như trong Bagnall J. and Partners (2016), “Consumer Cash Usage: A Cross Country Comparison”, International Journal of Central Banking, Bagnall đã phân tích dựa trên lịch sử giao dịch của 7 quốc gia phát triển ra chỉ ra rằng tiền lẻ vẫn đang được sử dụng phổ biến trong các giao dịch có giá trị dưới 25 đô la hoặc tương đương. Tuy nhiên các nghiên cứu này được diễn ra tại các nước phát triển với nền tài chính sử dụng hệ thống tiền tệ gần tương đương như Euro, US Dollar... mà chưa đề cập tới tiền tệ của các nước đang phát triển như INR, VND... Hoặc với nghiên cứu của William và Wang (2017) đã chỉ ra trong “Report of the death of cash are greatly exaggerated” rằng lượng tiền mặt trong lưu thông (được tính trên tổng GDP của một quốc gia ) đều được giữ ở mức 7% - 9% tùy vào mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, nhu cầu này được chỉ ra bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như nhu cầu tiêu dùng, khủng hoảng tài chính, hoặc độ tin cậy vào các phương thức thanh toán khác. Nghiên cứu này đã chỉ ra Hồng Kông SAR và Nhật Bản có tỷ lệ sử dụng tiền lẻ cao nhất tính theo GDP và Trung Quốc đạt tỷ lệ thấp nhất do độ tiện lợi của các phương thức giao dịch trong thị trường. Nghiên cứu này đã đo lường được chính xác lượng tiền mặt lưu thông trong thị trường tại các quốc gia cụ thể tại Châu Á và các yếu tố tỷ lệ nghịch, thuận tới việc tiêu thụ tiền mặt trong thanh toán. Tuy nhiên lại chưa nhấn mạnh vào việc tiền lẻ hoặc tiền mệnh giá nhỏ trong lưu thông được sử dụng nhiều hay ít hoặc đặt ra các mốc định giá được thế nào là “tiền lẻ”. Ngược lại, cũng có một số nghiên cứu đi trước đã tìm hiểu dưới nhiều góc độ về việc tiền mặt nói chung và tiền lẻ nói riêng tại sao càng ngày càng mất vị thế trong các giao dịch. Trong nghiên cứu “Cash versus Card: Payment Discontinuities and the Burden of Holding coins”, Kim. P và Heng Chen (2017) đã chỉ ra rằng do tiền lẻ chỉ 4 được thu thập khi người mua nhận được từ thu ngân trong các giao dịch, vậy nên số lượng tiền lẻ không được đa dạng về chủng loại và số lượng do người thu ngân luôn tìm cách tối ưu hóa việc trả lại tiền thừa cho người mua. Dẫn đến việc tiền lẻ rất ít khi được sử dụng trong thanh toán do người mua không có đủ tiền lẻ. Bên cạnh đó nữa là việc đem tiền lẻ với số lượng lớn đem lại sự bất tiện cho người dùng khi họ không thể đem một lượng tiền xu lớn đi khắp nơi để chi trả cho hóa đơn cao trên 20 USD. Nghiên cứu này áp dụng đúng một phần cho Việt Nam khi người tiêu dùng Việt Nam rất khó có thể sử dụng tiền lẻ vào nhiều mục đích, giao dịch chỉ được gói gọn trong một số lĩnh vực như thờ cúng, mua hàng nhỏ lẻ, trả phí gửi xe... Nhưng cũng chưa đúng hoàn toàn với thực tế do Việt Nam là nước không sử dụng tiền xu trong lưu thông tiền tệ, việc thanh toán bằng tiền lẻ là giấy và xu cũng có sự khác biệt nhiều trong việc mang theo, cách thức thanh toán, độ linh hoạt. Hoặc để làm rõ mối quan hệ giữa tiền lẻ và tiền kỹ thuật số hơn thì trong một nghiên cứu về lần đầu tiên việc sử dụng tiền phi vật lý vượt hơn sử dụng tiền mặt tại Hà Lan, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được; việc sử dụng tiền lẻ và tiền mặt có xu hướng khác nhau dựa vào độ tuổi và thời gian trong năm. Hà Lan chứng kiến thanh thiếu niên và những người trên 75 tuổi chủ yếu sử dụng tiền lẻ trong thanh toán do nhu cầu chi tiêu và vấn đề pháp lý. Tiền lẻ cũng được sử dụng bùng nổ trong các tháng du lịch, tháng hè do có nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, nhiều du khách hơn vào mùa hè. Nghiên cứu “From cash to cards: How debit cards payment overtook cash in Netherlands” chỉ gói gọn nghiên cứu hành vi trong nước mà chưa có nhiều mẫu so sánh liên quan đa quốc gia cho vấn đề tiền lẻ ít được quan tâm này. Các nghiên cứu trên đã nghiên cứu rất sâu về các khía cạnh so sánh giữa tiền lẻ và các phương thức thanh toán khác, đa phần đều có những quan điểm hợp lý, có minh chứng định lượng về việc tiền lẻ vẫn được ưa chuộng tại một số nước và lại không được mấy quan tâm tại các nước nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn đang nằm trong một phạm vi nhất định mang tính tổng quan, hoặc nghiên cứu mang tính quốc gia chưa mô tả hết được đại cục. Trong đó các nghiên cứu tài chính trong nước tại Việt Nam lại chưa đề cập đến việc tại sao nền tài chính Việt Nam; một nền tài chính không sử dụng tiền xu trong lưu thông lại ít ưa chuộng việc sử dụng tiền lẻ trong thanh toán các giao 5 dịch bán lẻ hàng ngày. Do đó nhóm tác giả đã căn cứ vào vấn đề này để tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài “Tại sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán ở Việt Nam?”. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Các khái niệm liên quan a. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán (%) là một chỉ số thường được sử dụng để đo lường sự phổ biến của tiền mặt trong hệ thống thanh toán của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Chỉ số này thể hiện phần trăm tiền mặt (tiền giấy và tiền xu) có sẵn trong tất cả các phương tiện thanh toán mà người dân và doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính hàng ngày. Tỷ trọng này có thể biến đổi đáng kể từ quốc gia này sang quốc gia khác và thậm chí còn có thể thay đổi theo thời gian do sự phát triển của các phương tiện thanh toán điện tử và các dịch vụ tài chính trực tuyến. Thông thường, những quốc gia có tỷ trọng tiền mặt lưu thông cao có nền kinh tế dựa vào tiền mặt và thường có dân số hoặc khu vực nông thôn lớn. Trong khi đó, những quốc gia có tỷ trọng tiền mặt lưu thông thấp thường phát triển hơn trong việc sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng và các dịch vụ thanh toán trực tuyến. b. Tổng phương tiện thanh toán Tổng phương tiện thanh toán gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng; các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ dân cư, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ dân cư; các loại giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cho các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam. Công thức tính: A = B – C Trong đó: A:Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng B:Tổng số tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành 6 C:Tiền mặt tồn quỹ tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1.2.2. Mô hình phân tích PESTEL Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng để đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Mô hình này bao gồm 6 yếu tố là thành phần chủ yếu của môi trường vĩ mô, đó là: Kinh tế (Economic), Chính trị (Political), Xã hội (Social), Công nghệ (Technological), Môi trường (Environmental), và Pháp lý (Legal). a. Yếu tố Chính trị Môi trường chính trị bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của của Nhà nước và những diễn biến chính trị trong nước. Có thể hình dung su tác động của yếu tố chính trị đối với các doanh nghiệp như sau: Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích của quốc gia. Chính phủ có một vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp (trong các chương trình chi tiêu của chính phủ), và sau cùng chính phủ cũng đóng vai trò là một nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như cung cấp các thông tin vĩ mô,các dịch vụ công cộng khác... Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những tín hiệu và mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những biển động phức tạp trong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và rủi ro đối với các doanh nghiệp, ví dụ một quốc gia thường xuyên có xung đột, nội chiến xảy ra liên miên,đường lối chính sách không nhất quán sẽ là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp. Xu thế hoà bình, hợp tác, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc đang là xu thế chủ đạo hiện nay. 7 b. Yếu tố Kinh tế Đây là một yếu tổ rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên có tóm tắt môi trường kinh tế tác động đến doanh nghiệp ở 2 khía cạnh chính là cầu thị trường và chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố cơ bản của môi trường kinh tế. Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân: số liệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập tính bình quân đầu người. Từ đó cho phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến mức lời của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống. Cán cân thanh toán quốc tế do quan hệ xuất nhập khẩu quyết định. Những căn bệnh trong nền kinh tế có thể nảy sinh do sự thâm thủng mậu dịch và trong chừng mực nào đó làm thay đổi môi trường kinh tế nói chung. Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt nó có tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu. Thông thuòng, chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Mức độ lạm phát: lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
Tiền lẻ tại Việt Nam hiện nay so sánh với thế giới đang ít được sử dụng hơn trong thanh toán và mục đích sử dụng cũng hạn chế hơn so với các nước phát triển trên thế giới. Trong khi hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều nghiên cứu về việc tại sao tiền mặt nói chung hay tiền lẻ nói riêng vẫn đang chiếm ưu thế tại hầu hết các giao dịch vừa và nhỏ.
Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như trong Bagnall J and Partners (2016),
“Consumer Cash Usage: A Cross Country Comparison”, International Journal of Central Banking, Bagnall đã phân tích dựa trên lịch sử giao dịch của 7 quốc gia phát triển ra chỉ ra rằng tiền lẻ vẫn đang được sử dụng phổ biến trong các giao dịch có giá trị dưới 25 đô la hoặc tương đương Tuy nhiên các nghiên cứu này được diễn ra tại các nước phát triển với nền tài chính sử dụng hệ thống tiền tệ gần tương đương như Euro, US Dollar mà chưa đề cập tới tiền tệ của các nước đang phát triển như INR, VND
Hoặc với nghiên cứu của William và Wang (2017) đã chỉ ra trong “Report of the death of cash are greatly exaggerated” rằng lượng tiền mặt trong lưu thông (được tính trên tổng GDP của một quốc gia ) đều được giữ ở mức 7% - 9% tùy vào mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, nhu cầu này được chỉ ra bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như nhu cầu tiêu dùng, khủng hoảng tài chính, hoặc độ tin cậy vào các phương thức thanh toán khác Nghiên cứu này đã chỉ ra Hồng Kông SAR và Nhật Bản có tỷ lệ sử dụng tiền lẻ cao nhất tính theo GDP và Trung Quốc đạt tỷ lệ thấp nhất do độ tiện lợi của các phương thức giao dịch trong thị trường Nghiên cứu này đã đo lường được chính xác lượng tiền mặt lưu thông trong thị trường tại các quốc gia cụ thể tại Châu Á và các yếu tố tỷ lệ nghịch, thuận tới việc tiêu thụ tiền mặt trong thanh toán Tuy nhiên lại chưa nhấn mạnh vào việc tiền lẻ hoặc tiền mệnh giá nhỏ trong lưu thông được sử dụng nhiều hay ít hoặc đặt ra các mốc định giá được thế nào là “tiền lẻ”.
Ngược lại, cũng có một số nghiên cứu đi trước đã tìm hiểu dưới nhiều góc độ về việc tiền mặt nói chung và tiền lẻ nói riêng tại sao càng ngày càng mất vị thế trong các giao dịch Trong nghiên cứu “Cash versus Card: Payment Discontinuities and theBurden of Holding coins”, Kim P và Heng Chen (2017) đã chỉ ra rằng do tiền lẻ chỉ được thu thập khi người mua nhận được từ thu ngân trong các giao dịch, vậy nên số lượng tiền lẻ không được đa dạng về chủng loại và số lượng do người thu ngân luôn tìm cách tối ưu hóa việc trả lại tiền thừa cho người mua Dẫn đến việc tiền lẻ rất ít khi được sử dụng trong thanh toán do người mua không có đủ tiền lẻ Bên cạnh đó nữa là việc đem tiền lẻ với số lượng lớn đem lại sự bất tiện cho người dùng khi họ không thể đem một lượng tiền xu lớn đi khắp nơi để chi trả cho hóa đơn cao trên 20 USD Nghiên cứu này áp dụng đúng một phần cho Việt Nam khi người tiêu dùng Việt Nam rất khó có thể sử dụng tiền lẻ vào nhiều mục đích, giao dịch chỉ được gói gọn trong một số lĩnh vực như thờ cúng, mua hàng nhỏ lẻ, trả phí gửi xe Nhưng cũng chưa đúng hoàn toàn với thực tế do Việt Nam là nước không sử dụng tiền xu trong lưu thông tiền tệ, việc thanh toán bằng tiền lẻ là giấy và xu cũng có sự khác biệt nhiều trong việc mang theo, cách thức thanh toán, độ linh hoạt Hoặc để làm rõ mối quan hệ giữa tiền lẻ và tiền kỹ thuật số hơn thì trong một nghiên cứu về lần đầu tiên việc sử dụng tiền phi vật lý vượt hơn sử dụng tiền mặt tại Hà Lan, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được; việc sử dụng tiền lẻ và tiền mặt có xu hướng khác nhau dựa vào độ tuổi và thời gian trong năm Hà Lan chứng kiến thanh thiếu niên và những người trên 75 tuổi chủ yếu sử dụng tiền lẻ trong thanh toán do nhu cầu chi tiêu và vấn đề pháp lý Tiền lẻ cũng được sử dụng bùng nổ trong các tháng du lịch, tháng hè do có nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, nhiều du khách hơn vào mùa hè Nghiên cứu “From cash to cards: How debit cards payment overtook cash in Netherlands” chỉ gói gọn nghiên cứu hành vi trong nước mà chưa có nhiều mẫu so sánh liên quan đa quốc gia cho vấn đề tiền lẻ ít được quan tâm này.
Các nghiên cứu trên đã nghiên cứu rất sâu về các khía cạnh so sánh giữa tiền lẻ và các phương thức thanh toán khác, đa phần đều có những quan điểm hợp lý, có minh chứng định lượng về việc tiền lẻ vẫn được ưa chuộng tại một số nước và lại không được mấy quan tâm tại các nước nhất định Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn đang nằm trong một phạm vi nhất định mang tính tổng quan, hoặc nghiên cứu mang tính quốc gia chưa mô tả hết được đại cục Trong đó các nghiên cứu tài chính trong nước tại Việt Nam lại chưa đề cập đến việc tại sao nền tài chính Việt Nam; một nền tài chính không sử dụng tiền xu trong lưu thông lại ít ưa chuộng việc sử dụng tiền lẻ trong thanh toán các giao dịch bán lẻ hàng ngày Do đó nhóm tác giả đã căn cứ vào vấn đề này để tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài “Tại sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán ở Việt Nam?”.
Cơ sở lý thuyết
1.2.1 Các khái niệm liên quan a Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán (%) là một chỉ số thường được sử dụng để đo lường sự phổ biến của tiền mặt trong hệ thống thanh toán của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể Chỉ số này thể hiện phần trăm tiền mặt (tiền giấy và tiền xu) có sẵn trong tất cả các phương tiện thanh toán mà người dân và doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính hàng ngày.
Tỷ trọng này có thể biến đổi đáng kể từ quốc gia này sang quốc gia khác và thậm chí còn có thể thay đổi theo thời gian do sự phát triển của các phương tiện thanh toán điện tử và các dịch vụ tài chính trực tuyến.
Thông thường, những quốc gia có tỷ trọng tiền mặt lưu thông cao có nền kinh tế dựa vào tiền mặt và thường có dân số hoặc khu vực nông thôn lớn Trong khi đó, những quốc gia có tỷ trọng tiền mặt lưu thông thấp thường phát triển hơn trong việc sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng và các dịch vụ thanh toán trực tuyến. b Tổng phương tiện thanh toán
Tổng phương tiện thanh toán gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng; các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ dân cư, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ dân cư; các loại giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cho các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam.
A: Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
B: Tổng số tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành
C: Tiền mặt tồn quỹ tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1.2.2 Mô hình phân tích PESTEL
Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng để đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ Mô hình này bao gồm 6 yếu tố là thành phần chủ yếu của môi trường vĩ mô, đó là: Kinh tế (Economic), Chính trị (Political), Xã hội (Social), Công nghệ (Technological), Môi trường (Environmental), và Pháp lý (Legal). a Yếu tố Chính trị
Môi trường chính trị bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của của Nhà nước và những diễn biến chính trị trong nước Có thể hình dung su tác động của yếu tố chính trị đối với các doanh nghiệp như sau:
Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích của quốc gia Chính phủ có một vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, và các chương trình chi tiêu của mình Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp (trong các chương trình chi tiêu của chính phủ), và sau cùng chính phủ cũng đóng vai trò là một nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như cung cấp các thông tin vĩ mô,các dịch vụ công cộng khác
Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những tín hiệu và mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh Những biển động phức tạp trong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và rủi ro đối với các doanh nghiệp, ví dụ một quốc gia thường xuyên có xung đột, nội chiến xảy ra liên miên,đường lối chính sách không nhất quán sẽ là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Xu thế hoà bình, hợp tác, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc đang là xu thế chủ đạo hiện nay. b Yếu tố Kinh tế Đây là một yếu tổ rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị.
Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một yếu tố khác của môi trường vĩ mô Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp Tuy nhiên có tóm tắt môi trường kinh tế tác động đến doanh nghiệp ở 2 khía cạnh chính là cầu thị trường và chi phí đầu vào của doanh nghiệp Dưới đây là những yếu tố cơ bản của môi trường kinh tế.
Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân: số liệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập tính bình quân đầu người Từ đó cho phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp.
Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến mức lời của các doanh nghiệp Lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.
Cán cân thanh toán quốc tế do quan hệ xuất nhập khẩu quyết định Những căn bệnh trong nền kinh tế có thể nảy sinh do sự thâm thủng mậu dịch và trong chừng mực nào đó làm thay đổi môi trường kinh tế nói chung.
Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt nó có tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu Thông thuòng, chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Mức độ lạm phát: lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ Trái lại, thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng.
Hệ thống thuế và mức thuế: các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành dược cụ thể hoá thông qua luật thuế Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc những nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.
THỰC TRẠNG TIỀN LẺ TRONG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM – PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DỰA TRÊN MÔ HÌNH PESTEL
Thực trạng tiền lẻ sử dụng trong thanh toán ở Việt Nam
2.1.1 Tiền xu và tiền giấy mệnh giá nhỏ
Trong quá trình thanh toán, các cửa hàng kinh doanh trên khắp cả nước đều từ chối nhận tiền xu vì tốc độ trượt giá của VND nên loại tiền này hầu như không còn được sử dụng rộng rãi Về phía người tiêu dùng, họ chỉ sưu tầm tiền xu vì chứ không dùng để thanh toán nữa vì các cửa hàng kinh doanh từ chối nhận loại tiền này Hơn nữa, tiền xu ởViệt Nam để lâu thường bị oxi hóa trông khá mất thẩm mỹ, nặng túi nên nhiều người ngại sử dụng tiền xu để thanh toán.Theo khảo sát của nhóm thực hiện, có tới 81,9% tổng số người tham gia khảo sát cho rằng họ không bao giờ; 15,7% tổng số người tham gia hiếm khi nhìn thấy, hoặc/và sử dụng tiền xu trong thanh toán.
Hình 1: Tỷ trọng số người nhìn thấy/sử dụng tiền xu trong thanh toán theo tần suất
Nguồn: Khảo sát do nhóm thực hiện
Bên cạnh đó, theo các nguồn thông tin uy tín như Báo Vietnamnet và Báo Lao động, tiền giấy mệnh giá nhỏ lẻ (dưới 10.000 đồng) vẫn được các cửa hàng kinh doanh chấp nhận trong thanh toán bình thường nhưng hay xảy ra tình trạng làm tròn giá hàng hóa Ví dụ, hàng hóa ở các siêu thị thường có giá lẻ ra khoảng 200 – 500 đồng và nhân viên khi thanh toán tự động làm tròn thành 1000 đồng; có nơi thì để giá hàng hóa là
99.000 đồng, 199.000 đồng; khi thanh toán nhân viên cũng làm tròn giá với lý do cửa hàng không có tiền lẻ trả lại Trong khi đó, tiền giấy mệnh giá nhỏ lẻ (dưới 10.000 đồng) vẫn được người tiêu dùng sử dụng khi thanh toán, có trường hợp khi thanh toán họ không lấy lại đồng lẻ (1.000 đồng, 2.000 đồng cho đến 5.000 đồng) vì cảm thấy không đáng hoặc ngại cầm tiền giấy.
Theo khảo sát của nhóm thực hiện, trong số 83 câu trả lời thì có tới 66 người nói rằng họ làm tròn đồng lẻ (100 – 999 đồng) trong thanh toán lên hoặc xuống 1000 đồng – chiếm 79,5% số người làm khảo sát, xếp thứ hai là lựa chọn thanh toán điện tử với 42,2% người lựa chọn, các lựa chọn sau như nhận lại tiền mặt có giá trị gần nhất, nhận lại hiện vật có giá trị tương đương và mua thêm các sản phẩm để thanh toán nhiều hơn chiếm từ xấp xỉ 1% tới 20,5%.
Hình 2 Tỷ trọng các cách xử lý khi giá trị thanh toán lẻ 100 - 999 đồng
Nguồn: Khảo sát do nhóm thực hiện 2.1.2 Sử dụng tiền lẻ trong thanh toán tại khu vực nông thôn
Theo một vài báo cáo của Vụ Thanh toán - NHNNVN, mặc dù Chính phủ đã có chủ trương Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, đồng thời đưa ra Đề ánPhát triển thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng chủ yếu thanh toán không tiền mặt phát triển ở khu vực thành thị Người dân khu vực nông thôn vẫn sử dụng tiền mặt trong thanh toán rất phổ biến, trong đó tiền mệnh giá nhỏ lẻ chiếm một lượng đáng kể do tính chất giao dịch phần lớn là hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo…
Theo Báo Điện tử Chính phủ, lý do thứ nhất của sự bất cập này là tâm lý e ngại của người dân ở khu vực nông thôn khi tiếp nhận các sản phẩm công nghệ tài chính hoàn toàn mới Thứ hai là mạng lưới chi nhánh và cơ sở hạ tầng thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ đa phần tập trung ở khu vực đô thị, còn ở khu vực nông thôn, mặc dù cũng phát triển, nhưng tốc độ phát triển chưa được như kỳ vọng Thứ ba là một số sản phẩm dịch vụ thanh toán không tiền mặt chưa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng khu vực nông thôn Thứ tư là cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý hiện vẫn đang trong giai đoạn thí điểm Thứ năm là vấn đề về tội phạm công nghệ cao phát triển ngày càng nhiều, dẫn đến tâm lý e ngại sử dụng dịch vụ, đặc biệt đối với những người dân ở nông thôn, khu vực vùng sâu vùng xa do kiến thức công nghệ thông tin còn hạn chế.
2.1.3 Sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt
Kể từ sau đại dịch COVID – 19, hành vi của người tiêu dùng là phải giữ khoảng cách và thanh toán không tiếp xúc thì thanh toán không tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến chẳng hạn như ví điện tử – điển hình là Payoo và Momo, dịch vụ Smartbanking,
QR code… Các tiện ích này vừa giải quyết được vấn đề ngại tiếp xúc khi thanh toán, vừa giải quyết sự khan hiếm tiền mệnh giá lẻ khi thanh toán các mặt hàng nhỏ trên thị trường Hơn nữa thanh toán không tiền mặt còn giúp NHNN giảm chi phí phát hành tiền, đồng thời giảm thiểu lãng phí cho xã hội, dẫn đến nhu cầu tiền mặt trong nền kinh tế có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là nhu cầu tiền mệnh giá nhỏ.
Theo nguồn dữ liệu từ Vụ Thanh toán – NHNNVN, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán (%) có xu hướng giảm dần từ tháng 1/2021 là 12,11% xuống 8,67% vào tháng 6/2023 Điều này được giải thích là do sự bùng nổ của các dịch vụ thanh toán không tiền mặt trong khoảng từ năm 2020 cho tới hiện tại ở Việt Nam.
Hình 3: Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán (%)
Nguồn: Vụ Thanh toán - NHNNVN
Phân tích nguyên nhân tiền lẻ ít được dùng trong thanh toán ở Việt Nam 15 1 Yếu tố Chính trị
Từ việc phân tích thực trạng của tiền lẻ trong thanh toán tại Việt Nam, nhóm chúng em đã lựa chọn mô hình PESTEL với sáu yếu tố Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Môi trường và Pháp luật để tìm hiểu và làm rõ câu hỏi “Vì sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam?”.
2.2.1 Yếu tố Chính trị a Chính sách tiền tệ
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có vai trò quyết định trong việc phát hành tiền tệ và quản lý chính sách tiền tệ Các quyết định về việc in tiền, kiểm soát lạm phát và giữ vững giá trị của đồng tiền đều có ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào đồng tiền và sử dụng tiền lẻ. b Chính sách thanh toán không tiền mặt Để phù hợp với thời đại công nghệ số, chính phủ và ngân hàng nhà nước đã đưa ra chính sách nhằm khuyến khích việc sử dụng các phương tiện thanh toán không tiền mặt như thẻ tín dụng, chuyển khoản điện tử và ví điện tử thông qua các chính sách và ưu đãi bởi sự tiện lợi và dễ tiếp cận của chúng Chính phủ Việt Nam chủ trương sẽ dần chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán này thay vì tiền mặt.
Cụ thể, để thực hiện Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (Nghị quyết số 01), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023 Chỉ định đã chỉ rõ các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát, trong đó bao gồm: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc cung ứng các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. c Chính sách ổn định
Chính phủ và ngân hàng nhà nước đã đưa ra rất nhiều biện pháp kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế Với nền kinh tế diễn biến phúc tạp, lạm phát tăng cao sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ, khẳng định Chính phủ đủ khả năng và điều kiện kiểm soát kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát như Nghị quyết Quốc hội đã giao Gần đây nhất, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 225/TB-VPCP ngày 15/06/2023 và số 332/TB-VPCP ngày 17/08/2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các chính sách kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế này làm cho người dân cảm thấy tự tin hơn về đồng tiền quốc gia dù thực tế là đồng tiền đang dần mất giá, dẫn đến hành vi kém ưa chuộng sử dụng tiền lẻ hơn trong thanh toán. d Ảnh hưởng từ các sự kiện chính trị và xu hướng quốc tế
Tình hình chính trị và các sự kiện thế giới như sự thay đổi trong chính phủ, khủng hoảng chính trị hay chiến tranh gây ra biến động lớn đến việc sử dụng tiền lẻ tại Việt Nam thông qua việc tác động lên tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại tệ.
Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng Covid-19 hay sự xung đột giữa Nga và Ukraine đã đẩy tiền Việt Nam đồng ở mức lạm phát rất cao, đồng tiền mất giá Điều này khiến người dân thiếu thông tin nhất quán về tiền tệ, mất lòng tin vào hệ thống tài chính của quốc gia, e ngại và không muốn sử dụng tiền lẻ.
Như vậy, yếu tố chính trị tác động lớn đến niềm tin của người dân vào đồng tiền quốc gia và có ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng sử dụng tiền lẻ trong thanh toán tại việt Nam Với bối cảnh xã hội và tình hình chính trị hiện tại, người dân.
2.2.2 Yếu tố Kinh tế a Lạm phát và giá cả không ổn định
Hình 4 Tỷ lệ lạm phát và chỉ số tiêu dùng CPI tại Việt Nam giai đoạn 1997 - 2022
Biểu đổ trên thể hiện tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam trong giai đoạn năm 1996 – 2022 Từ biểu đồ, ta có thể thấy những khoảng thời gian có sự biến động mạnh về lạm phát và tỷ giá tiêu dùng CPI đều trùng khớp với cột mốc thời gian của các sự kiện kinh tế Những cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Việt Nam, cụ thể là khiến lạm phát tăng cao, đồng tiền Việt Nam bị mất giá.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ Thái Lan khi Bangkok ngừng neo tỷ giá đồng THB với đồng USD khiến đồng tiền mất giá và dòng vốn rút khỏi nước này Tình trạng tương tự đã lan rộng sang các quốc gia lân cận, đặc biệt là Philippines, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc Ở Việt Nam, tỷ lệ lạm phát năm
1997 là 3.2 và chạm mức 7.3 vào năm 1998, tăng hơn 228% chỉ trong 1 năm.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 xuất phát từ sự đổ vỡ bong bóng nhà đất tại Mỹ, kéo theo một loạt các sự kiện như tình trạng nợ tín dụng gia tăng, giá nhà đất chạm đáy, thị trường chứng khoán sụp đổ, hệ thống ngân hàng lao đao, thất nghiệp tăng cao… trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam Có thể nói tiền Việt Nam đồng giai đoạn 2007-2008 lao dốc không phanh khi tỷ lệ lạm phát tăng từ 8.3% lên 23.1%, vượt ngưỡng báo động.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 thì xung đột giữa Nga và Ukraine lại càng thêm phần làm tình hình kinh tế toàn cầu biến động Là một nước có độ mở kinh tế cao đang trong thời kỳ hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ về hoạt động thương mại và đầu tư, chuỗi cung ứng nguyên nhiên vật liệu, giá xăng dầu cao, giá cả hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lạm phát Trong giai đoạn 2019 – 2022, tỷ lệ lạm phát luôn dao động trong mức 1.8% - 3.2%.
Lạm phát tăng cao và tiền Việt Nam đồng bị mất giá sau ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến tiền lẻ tại Việt Nam gần như mất giá trị hoàn toàn, sức mua yếu kém Do đó, người dân hầu như chỉ trân trọng tiền có mệnh giá lớn mà ít quan tâm đến tiền lẻ. b Tình hình kinh tế cá nhân
Tình hình kinh tế cá nhân của mỗi người ảnh hưởng lớn đến cách họ sử dụng tiền lẻ Có rất nhiều yếu tố tạo nên tình hình kinh tế cá nhân, nhóm tác giả lựa chọn yếu tố thu nhập để xem xét mối quan hệ giữa tình hình kinh tế cá nhân và xu hướng tiêu dùng tiền lẻ.
Theo báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2022 (KSMS 2022) được tiến hành theo Quyết định số 939/QĐ-TCTK ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn Thu nhập bình quân 1 người
1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm
KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả thảo luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam, tiền xu gần như không còn được sử dụng trong thanh toán do tốc độ trượt giá nhanh chóng và sự từ chối từ phía các cửa hàng Tiền giấy mệnh giá nhỏ vẫn được chấp nhận trong thanh toán, nhưng thường xảy ra tình trạng làm tròn giá hàng hóa Tuy nhiên, tại các khu vực nông thôn, việc sử dụng tiền mặt vẫn rất phổ biến do sự ngại sử dụng công nghệ tài chính mới và thiếu hụt hạ tầng thanh toán không tiền mặt Sau đại dịch COVID-19, thanh toán không tiền mặt đang lên ngôi và giúp giảm sự khan hiếm tiền mệnh giá nhỏ trong thanh toán hàng hóa.
Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm, phản ánh xu hướng chuyển đổi từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. Để giải thích và làm rõ câu hỏi “Vì sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam?”, nhóm chúng em đã phân tích nguyên nhân dựa trên mô hình Pestel với sáu yếu tố Politics – Chính trị, Economics – Kinh tế, Social – Xã hội, Technology – Công nghệ, Environment – Môi trường và Legal – Pháp luật Cụ thể:
Yếu tố chính trị đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tại sao tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam Chính sách tiền tệ, chính sách thanh toán không tiền mặt và chính sách ổn định kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ViệtNam đều có tác động lớn đến tình hình sử dụng tiền lẻ Chính sách tiền tệ thể hiện sự quyết định về việc in tiền, kiểm soát lạm phát và giữ vững giá trị của đồng tiền, tạo nên niềm tin của người dân vào đồng tiền và tiền lẻ Đồng thời, chính phủ đã khuyến khích việc sử dụng các phương tiện thanh toán không tiền mặt như thẻ tín dụng và ví điện tử thông qua các chính sách ưu đãi, làm tăng sự tiện lợi và dễ tiếp cận của chúng Sự ổn định kinh tế được duy trì thông qua kiểm soát lạm phát và các biện pháp khác cũng tạo nên lòng tin của người dân vào tiền lẻ Ngoài ra, các sự kiện chính trị và quốc tế như thay đổi chính phủ, khủng hoảng chính trị và chiến tranh có thể tạo ra biến động lớn đối với việc sử dụng tiền lẻ thông qua tác động lên tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại tệ, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào đồng tiền quốc gia Tóm lại, yếu tố chính trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thay đổi trong việc sử dụng tiền lẻ trong thanh toán tại Việt Nam.
Sau khi phân tích yếu tố kinh tế dựa trên mô hình PESTEL cho việc sử dụng tiền lẻ trong thanh toán tại Việt Nam, nhóm chúng em thấy rằng tình hình kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự biến đổi của việc sử dụng tiền lẻ Lạm phát và biến động giá cả đã làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá, giảm sức mua của người dân và làm cho tiền lẻ trở nên ít hấp dẫn hơn Tuy nhiên, tình hình kinh tế cá nhân ngày càng cải thiện, với thu nhập tăng đều, đã tạo ra sự ưa chuộng đối với việc đầu tư và gửi tiền tại các ngân hàng Như vậy, sự phát triển của kinh tế cá nhân và sự ổn định của môi trường kinh tế quốc gia đang có tác động tích cực đối với việc tiền lẻ ít được sử dụng trong thanh toán tại Việt Nam, trong khi tình hình lạm phát và biến động giá cả cần được kiểm soát để tạo ra sự tin dùng tốt hơn đối với tiền lẻ.
Xã hội và công nghệ đang có một tác động lớn đối với việc sử dụng tiền lẻ trong thanh toán tại Việt Nam Khả năng chấp nhận tiền mặt ngày càng giảm, đặc biệt trong các giao dịch lớn, và điều này đang tạo áp lực để người dân chuyển sang thanh toán điện tử Thời gian và công sức cần thiết khi sử dụng tiền mặt cũng là một yếu tố khiến người dùng tìm kiếm các phương tiện thanh toán tiện lợi hơn Thói quen làm tròn tiền lẻ và tâm lý không tôn trọng tiền lẻ cũng làm cho tiền giấy có mệnh giá nhỏ lẻ ít được sử dụng hơn.
Trong khi đó, công nghệ đang cung cấp các giải pháp an toàn và tiện ích cho thanh toán điện tử Các ứng dụng thanh toán điện tử được tích hợp với nhiều tiện ích hữu ích, giúp người dùng quản lý tài chính cá nhân, tiết kiệm thời gian và công sức, và tham gia vào nền kinh tế số Sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam đang tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giảm sử dụng tiền mặt và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong thanh toán.
Một số khuyến nghị
Chính phủ có vai trò quyết định trong việc khuyến khích việc sử dụng tiền lẻ Thứ nhất, khuyến khích đầu tư trong hệ thống tiền mặt: Để tạo niềm tin vào đồng tiền quốc gia, Chính phủ có thể đầu tư trong việc cải thiện và hiện đại hóa hệ thống tiền mặt, đảm bảo tiền lẻ luôn có sẵn và dễ dàng tiếp cận cho người dân.
Thứ hai, giảm phí và đề xuất ưu đãi cho giao dịch sử dụng tiền lẻ: Ngân hàng có thể giảm phí và cung cấp ưu đãi cho việc rút tiền mặt tại ATM hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền lẻ để khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn.
Thứ ba, chương trình giáo dục về tài chính: Tạo ra các chương trình giáo dục về tài chính để giúp người dân hiểu rõ hơn về cách quản lý tiền lẻ và lợi ích của việc sử dụng tiền lẻ trong tài chính cá nhân.
Thứ tư, xây dựng mạng lưới ngân hàng dự phòng: Mở thêm nhiều chi nhánh và
ATM để tiếp cận dễ dàng hơn cho người dân, đặc biệt ở các khu vực nông thôn và xa xôi Bằng cách này, Chính phủ có thể:
Một là, thúc đẩy tạo dựng lợi ích từ việc sử dụng tiền lẻ: Chính phủ có thể tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành cho người dân sử dụng tiền lẻ, như giảm giá cho các sản phẩm và dịch vụ thanh toán bằng tiền lẻ.
Hai là, kiểm soát lạm phát và tạo ổn định cho tiền tệ: Đảm bảo rằng chính phủ duy trì kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế để người dân có niềm tin vào đồng tiền quốc gia.
Những khuyến nghị này có thể giúp tạo sự cân bằng giữa việc sử dụng tiền lẻ và tiền không lẻ tại Việt Nam và khuyến khích người dân sử dụng tiền lẻ một cách hiệu quả hơn.
3.2.2 Đối với ngân hàng thương mại
Vấn đề ít sử dụng tiền lẻ tại Việt Nam có thể được giải quyết bằng nhiều cách khác nhau:
Thứ nhất, phát triển hệ thống thanh toán điện tử: Các ngân hàng thương mại nên đầu tư và phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, bao gồm cả ứng dụng di động, ví điện tử và thẻ thanh toán trực tuyến Điều này sẽ làm cho việc thanh toán dễ dàng hơn và thuận tiện hơn cho người dùng.
Thứ hai, khuyến mãi sử dụng thẻ thanh toán: Ngân hàng có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi và ưu đãi cho việc sử dụng thẻ thanh toán Điều này có thể bao gồm giảm giá, hoặc tích điểm thưởng cho các giao dịch sử dụng thẻ.
Thứ ba, hợp tác với doanh nghiệp: Hợp tác với các doanh nghiệp để thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử Các cửa hàng, nhà hàng và dịch vụ khác có thể được khuyến khích chấp nhận thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử Giáo dục và tạo nhận thức: Ngân hàng thương mại có thể tổ chức các chương trình giáo dục và tạo nhận thức về lợi ích của thanh toán điện tử và nguy cơ liên quan đến việc mang tiền mặt lớn theo người.
Thứ tư, phí giao dịch hợp lý: Điều chỉnh các phí giao dịch liên quan đến sử dụng tiền mặt có thể tạo sự động viên cho người dùng chuyển sang sử dụng thanh toán điện tử.
Thứ năm, cải thiện hạ tầng thanh toán: Đảm bảo rằng hạ tầng thanh toán, bao gồm các máy POS và máy ATM, được cải thiện và phổ biến hóa đối với tất cả các người dùng ở cả các khu vực đô thị và nông thôn.
Thứ sáu, sử dụng công nghệ mới: Các ngân hàng thương mại nên khám phá và sử dụng công nghệ mới như blockchain và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hệ thống thanh toán của họ và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Thứ bảy, chính sách hỗ trợ: Chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng thanh toán điện tử bằng cách thực hiện các chính sách hỗ trợ, như giảm thuế hoặc cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại để phát triển hệ thống thanh toán điện tử.
Những giải pháp này có thể giúp ngân hàng thương mại tại Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sử dụng tiền mặt ít hơn và thúc đẩy thanh toán điện tử Tuy nhiên, cần phải có sự hợp tác giữa ngân hàng, chính phủ và các đối tác khác để đảm bảo rằng việc thực hiện các giải pháp này đạt được hiệu quả tốt nhất.