1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN HỌC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY TNHH NHỰA JM VIỆT NAM VÀ CÔNG TY JJP TRADING

58 1 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT, CHỈNH SỬA HỢP ĐỒNG (0)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (6)
      • 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (6)
      • 1.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (6)
      • 1.1.4. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (8)
    • 1.2. Tổng quan về hợp đồng đề xuất (8)
      • 1.2.1. Tổng quan về hợp đồng (8)
      • 1.2.2. Chủ thể của hợp đồng (8)
      • 1.2.3. Đối tượng của hợp đồng (10)
      • 1.2.4. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (10)
      • 1.2.5. Nội dung của hợp đồng mua bán (10)
    • 1.3. Phân tích, đề xuất chỉnh sửa và bổ sung điều khoản (11)
      • 1.3.1. Điều khoản tên hàng – số lượng/khối lượng – giá cả (11)
      • 1.3.2. Điều khoản chất lượng (12)
      • 1.3.3. Điều khoản ngôn ngữ của hợp đồng (13)
      • 1.3.4. Điều khoản giao hàng (13)
      • 1.3.5. Điều khoản vận chuyển (14)
      • 1.3.6. Điều khoản chứng từ (16)
      • 1.3.7. Điều khoản khiếu nại và kiểm soát (16)
      • 1.3.8. Điều khoản trọng tài (19)
      • 1.3.9. Điều khoản bất khả kháng (20)
      • 1.3.10. Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng (21)
      • 1.3.11. Điều khoản thanh toán (22)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ (24)
    • 2.1. Bill of lading ( Vận đơn ) (24)
      • 2.1.1. Tổng quan (24)
      • 2.1.2. Phân tích (27)
      • 2.1.3. Nhận xét (28)
    • 2.2. Commercial invoice (hóa đơn thương mại) (29)
      • 2.2.1. Cơ sở lý thuyết (29)
      • 2.2.2. Phân tích Hóa đơn thương mại trong Hợp đồng (31)
      • 2.2.3. Nhận xét (32)
    • 2.3. Cert of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (32)
      • 2.3.1. Cơ sở lý thuyết (32)
      • 2.3.2. Phân tích Giấy chứng nhận xuất xứ trong hợp đồng (34)
      • 2.3.3. Nhận xét (35)
    • 2.4. Packing list (Phiếu đóng gói) (35)
      • 2.4.1. Cơ sở lý thuyết (35)
      • 2.4.2. Phân tích phiếu đóng gói trong bộ chứng từ (37)
      • 2.4.3. Nhận xét (38)
    • 2.5. Tờ khai hải quan (39)
      • 2.5.1. Cơ sở lý thuyết (39)
      • 2.5.2. Phân tích (39)
      • 2.5.3. Nhận xét (49)
  • CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (50)
    • 3.1. Tổng quan về quá trình sản xuất hàng hóa (50)
    • 3.2. Xin phép xuất khẩu, C/O (50)
    • 3.3. Incoterms (51)
    • 3.4. Chuẩn bị hàng hóa (52)
    • 3.5. Thanh toán (52)
    • 3.6. Thuê phương tiện vận tải (53)
    • 3.7. Mua bảo hiểm (53)
    • 3.8. Thông quan xuất khẩu (54)
      • 3.8.1. Chuẩn bị hồ sơ tiến hành mở tờ khai (54)
      • 3.8.2. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan (54)
      • 3.8.3. Thông quan và thanh lý tờ khai (54)
    • 3.9. Giao hàng (54)
      • 3.9.1. Vận đơn (Bill of Lading) (54)
      • 3.9.2. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) (55)
      • 3.9.3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) (55)
      • 3.9.4. Phiếu đóng gói (Packing list) (55)
    • 3.10. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại (nếu có) (55)
      • 3.10.1. Đối với người khiếu nại, nghiệp vụ khiếu nại diễn ra như sau (55)
      • 3.10.2. Đối với người bị khiếu nại (56)
  • KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………..57 (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………..58 (9)

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………...5 CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT, CHỈNH SỬA HỢP ĐỒNG 6 1.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6 1.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6 1.1.4. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 8 1.2. Tổng quan về hợp đồng đề xuất 8 1.2.1. Tổng quan về hợp đồng 8 1.2.2. Chủ thể của hợp đồng 8 1.2.3. Đối tượng của hợp đồng 10 1.2.4. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 10 1.2.5. Nội dung của hợp đồng mua bán 10 1.3. Phân tích, đề xuất chỉnh sửa và bổ sung điều khoản 11 1.3.1. Điều khoản tên hàng – số lượng/khối lượng – giá cả 11 1.3.2. Điều khoản chất lượng 12 1.3.3. Điều khoản ngôn ngữ của hợp đồng 13 1.3.4. Điều khoản giao hàng 13 1.3.5. Điều khoản vận chuyển 14 1.3.6. Điều khoản chứng từ 16 1.3.7. Điều khoản khiếu nại và kiểm soát 16 1.3.8. Điều khoản trọng tài 19 1.3.9. Điều khoản bất khả kháng 20 1.3.10. Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng 21 1.3.11. Điều khoản thanh toán 22 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ 24 2.1. Bill of lading ( Vận đơn ) 24 2.1.1. Tổng quan 24 2.1.2. Phân tích 27 2.1.3. Nhận xét 28 2.2. Commercial invoice (hóa đơn thương mại) 29 2.2.1. Cơ sở lý thuyết 29 2.2.2. Phân tích Hóa đơn thương mại trong Hợp đồng 31 2.2.3. Nhận xét 32 2.3. Cert of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) 32 2.3.1. Cơ sở lý thuyết 32 3 2.3.2. Phân tích Giấy chứng nhận xuất xứ trong hợp đồng 34 2.3.3. Nhận xét 35 2.4. Packing list (Phiếu đóng gói) 35 2.4.1. Cơ sở lý thuyết 35 2.4.2. Phân tích phiếu đóng gói trong bộ chứng từ 37 2.4.3. Nhận xét 38 2.5. Tờ khai hải quan 39 2.5.1. Cơ sở lý thuyết 39 2.5.2. Phân tích 39 Nhóm phân tích tờ khai hải quan phân tích gồm 5 trang nhận thấy đầu các trang chứa thông tin, dữ kiện đều giống nhau: 40 2.5.3. Nhận xét 49 CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 50 3.1. Tổng quan về quá trình sản xuất hàng hóa: 50 3.2. Xin phép xuất khẩu, C/O 50 3.3. Incoterms 51 3.4. Chuẩn bị hàng hóa: 52 3.5. Thanh toán 52 3.6. Thuê phương tiện vận tải 53 3.7. Mua bảo hiểm 53 3.8. Thông quan xuất khẩu 54 3.8.1. Chuẩn bị hồ sơ tiến hành mở tờ khai 54 3.8.2. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan 54 3.8.3. Thông quan và thanh lý tờ khai 54 3.9. Giao hàng 54 3.9.1. Vận đơn (Bill of Lading) 54 3.9.2. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) 55 3.9.3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 55 3.9.4. Phiếu đóng gói (Packing list) 55 3.10. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại (nếu có) 55 3.10.1. Đối với người khiếu nại, nghiệp vụ khiếu nại diễn ra như sau: 55 3.10.2. Đối với người bị khiếu nại: 56 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………..57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………..58 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong kỉ nguyên số, thế giới luôn biến động không ngừng và tạo ra nhiều xu hướng mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Dưới bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng chính là cùng giao lưu, hợp tác, hội nhập đa quốc gia. Chính điều này đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực giao dịch thương mại quốc tế. Hoạt động này giờ đây không chỉ giới hạn ở việc trao đổi, mua bán hàng hoá thông thường mà ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại hơn nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, vận hành tốt các chuỗi cung ứng logistics. Bên cạnh đó, giao dịch thương mại quốc tế ngày càng khẳng định được tính chặt chẽ khi đã có hệ thống ứng dụng, phương thức, tập quán thương mại quốc tế và các nguyên tắc giao dịch áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, nguyên tắc phổ biến nhất là giao dịch thông qua hợp đồng thương mại. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng của giao dịch thương mại quốc tế, giúp đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các bên. Đi kèm với hợp đồng không thể thiếu các chứng từ quan trọng như: vận đơn, chứng nhận xuất xứ, tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại,…để đảm bảo chính xác quy trình thực hiện hợp đồng của các bên. Hiểu được tầm quan trọng của hợp đồng thương mại trong việc thực hiện giao dịch thương mại quốc tế và với đề bài của Ths Nguyễn Cương, nhóm 4 chúng em xin lựa chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY TNHH NHỰA JM VIỆT NAM VÀ CÔNG TY JJP TRADING” là đối tượng nghiên cứu và phân tích trong tiểu luận này. Nhóm 4 chúng em đã tiếp thu và vận dụng các kiến thức đã học, áp dụng mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, phân tích và đề xuất bổ sung hợp đồng. Trong quá trình làm việc, do còn thiếu sót về mặt kiến thức và hạn chế về thời gian nên bài tiểu luận khó tránh khỏi sai sót, vì vậy nhóm 4 chúng em rất hi vọng nhận được sự góp ý và nhận xét từ thầy để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy ! 5 CHƯƠNG I:PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT, CHỈNH SỬA HỢP ĐỒNG 1.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu hay hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, mà theo đó một bên được gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên được gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế -Chủ thể: các bên trong hợp đồng có thể là thương nhân, quốc gia hoặc các tổ chức kinh tế (Hợp đồng thương mại quốc tế rộng hơn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). -Nội dung của hợp đồng: Tổng hợp các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, được hình thành trong quá trình các bên thương lượng, thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, thể hiện ý chí của các bên. Việc đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, các quy định trong pháp luật quốc gia và quốc tế. -Xung đột pháp luật: nguồn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế rất đa dạng và phức tạp bởi nó có thể chịu sự điều chỉnh không chỉ pháp luật quốc gia của các bên mà còn có thể chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ quốc tế. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn nguồn luật áp dụng cho hợp đồng của mình. -Hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế: Hiện nay có hai quan điểm phổ biến về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế: ØHợp đồng thương mại quốc tế có thể được ký kết bằng bất kỳ hình thức nào như lời nói, văn bản, hành vi… do các bên tự thỏa thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước phát triển như Anh, Mỹ… ØHợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật thương mại năm 2005. 1.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ØBố cục của hợp đồng Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm hai phần: Thứ nhất, những điều khoản trình bày: -Thông tin về chủ thể -Số hiệu, địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng 6 -Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng -Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng Thứ hai, các điều khoản và điều kiện: -Điều khoản đối tượng (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì...) -Điều khoản tài chính (giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán) -Điều khoản vận tải (thời gian và địa điểm giao hàng) -Điều khoản pháp lý (luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng) ØCác điều khoản và điều kiện •Điều khoản về tên hàng: là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, nhằm giúp các bên xác định được loại hàng cần mua bán. •Điều khoản về chất lượng/phẩm chất: là điều khoản phản ánh mặt chất lượng của hàng hóa, bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng: dựa vào mẫu hàng, dựa vào tiêu chuẩn, dựa vào tài liệu kỹ thuật, dựa vào nhãn hiệu... •Điều khoản về số lượng: là đơn vị tính số lượng: đơn vị số đếm, đơn vị đo lường… Các phương pháp quy định số lượng: quy định chính xác, quy định phỏng chừng. Các phương pháp xác định trọng lượng: trọng lượng cả bì, trong lượng tịnh, trọng lượng thương mại. •Điều khoản giá cả: giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước người bán, nước người mua hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Trong điều khoản giá cả, có thể quy định thêm về giảm giá. Các phương pháp quy định giá: giá cố định, giá linh hoạt, giá quy định sau, giá di động… •Điều khoản giao hàng: thời gian giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng: giao hàng theo định kỳ, giao hàng theo điều kiện và giao hàng theo các thuật ngữ (giao hàng nhanh, giao hàng ngay lập tức, giao càng sớm càng tốt). Trong điều khoản giao hàng luôn đề cập đến nội dung phương thức giao hàng: giao về số lượng, giao về chất lượng, giao nhận sơ bộ, giao nhận cuối cùng. •Điều khoản thanh toán: đồng tiền thanh toán (currency of payment) là đồng tiền được hai bên thỏa thuận sử dụng trong thanh toán hàng hóa. Các bên có thể thống nhất thời hạn thanh toán: trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay khi giao hàng… bằng các phương thức thanh toán như thanh toán tiền mặt, thanh toán chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, thanh toán tín dụng chứng từ. •Điều khoản bao bì, ký mã hiệu: bao bì đóng gói có thể do người bán hoặc do người mua cung cấp. Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài dùng để hướng dẫn trong giao nhận, vận chuyển hoặc bảo quản hàng hóa. •Điều khoản bảo hành: là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Điều khoản này thường xuất hiện trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị. Thời hạn bảo hành của hàng hóa phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa, có thể từ một vài tháng đến một vài năm. •Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại: quy định những biện pháp chế tài khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Đây là điều khoản quy định trách nhiệm pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.

PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT, CHỈNH SỬA HỢP ĐỒNG

Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu hay hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, mà theo đó một bên được gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên được gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Chủ thể: các bên trong hợp đồng có thể là thương nhân, quốc gia hoặc các tổ chức kinh tế (Hợp đồng thương mại quốc tế rộng hơn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

- Nội dung của hợp đồng : Tổng hợp các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, được hình thành trong quá trình các bên thương lượng, thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, thể hiện ý chí của các bên Việc đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, các quy định trong pháp luật quốc gia và quốc tế.

- Xung đột pháp luật: nguồn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế rất đa dạng và phức tạp bởi nó có thể chịu sự điều chỉnh không chỉ pháp luật quốc gia của các bên mà còn có thể chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ quốc tế Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn nguồn luật áp dụng cho hợp đồng của mình.

- Hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế:

Hiện nay có hai quan điểm phổ biến về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế: ỉ Hợp đồng thương mại quốc tế cú thể được ký kết bằng bất kỳ hỡnh thức nào như lời nói, văn bản, hành vi… do các bên tự thỏa thuận Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước phát triển như Anh, Mỹ… ỉ Hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc cỏc hỡnh thức khỏc cú giỏ trị pháp lý tương đương Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật thương mại năm 2005.

1.1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ỉ Bố cục của hợp đồng

Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm hai phần:

Thứ nhất, những điều khoản trình bày:

-Thông tin về chủ thể

-Số hiệu, địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng

-Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng

-Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng

Thứ hai, các điều khoản và điều kiện:

-Điều khoản đối tượng (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì )

-Điều khoản tài chính (giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán)

-Điều khoản vận tải (thời gian và địa điểm giao hàng)

-Điều khoản pháp lý (luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng) ỉ Cỏc điều khoản và điều kiện

• Điều khoản về tên hàng: là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, nhằm giúp các bên xác định được loại hàng cần mua bán.

• Điều khoản về chất lượng/phẩm chất: là điều khoản phản ánh mặt chất lượng của hàng hóa, bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng: dựa vào mẫu hàng, dựa vào tiêu chuẩn, dựa vào tài liệu kỹ thuật, dựa vào nhãn hiệu

• Điều khoản về số lượng: là đơn vị tính số lượng: đơn vị số đếm, đơn vị đo lường… Các phương pháp quy định số lượng: quy định chính xác, quy định phỏng chừng Các phương pháp xác định trọng lượng: trọng lượng cả bì, trong lượng tịnh, trọng lượng thương mại.

• Điều khoản giá cả: giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước người bán, nước người mua hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba Trong điều khoản giá cả, có thể quy định thêm về giảm giá Các phương pháp quy định giá: giá cố định, giá linh hoạt, giá quy định sau, giá di động…

• Điều khoản giao hàng: thời gian giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng: giao hàng theo định kỳ, giao hàng theo điều kiện và giao hàng theo các thuật ngữ (giao hàng nhanh, giao hàng ngay lập tức, giao càng sớm càng tốt) Trong điều khoản giao hàng luôn đề cập đến nội dung phương thức giao hàng: giao về số lượng, giao về chất lượng, giao nhận sơ bộ, giao nhận cuối cùng.

• Điều khoản thanh toán: đồng tiền thanh toán (currency of payment) là đồng tiền được hai bên thỏa thuận sử dụng trong thanh toán hàng hóa Các bên có thể thống nhất thời hạn thanh toán: trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay khi giao hàng… bằng các phương thức thanh toán như thanh toán tiền mặt, thanh toán chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, thanh toán tín dụng chứng từ.

• Điều khoản bao bì, ký mã hiệu: bao bì đóng gói có thể do người bán hoặc do người mua cung cấp Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài dùng để hướng dẫn trong giao nhận, vận chuyển hoặc bảo quản hàng hóa.

• Điều khoản bảo hành: là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định Điều khoản này thường xuất hiện trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị Thời hạn bảo hành của hàng hóa phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa, có thể từ một vài tháng đến một vài năm.

• Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại: quy định những biện pháp chế tài khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần) Đây là điều khoản quy định trách nhiệm pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.

• Điều khoản về bảo hiểm: gồm hai nội dung cơ bản là ai phải chịu trách nhiệm và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa (người mua hay người bán) và mức mua bảo hiểm là bao nhiêu.

• Điều khoản bất khả kháng: khi xảy ra sự kiện làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được mà không ai bị coi là phải chịu trách nghiệm Chính vì vậy, điều khoản này còn được gọi là điều khoản miễn trách Trong điều khoản này, các bên có thể liệt kê ra các sự kiện bất khả kháng như bão, lụt, động đất, bạo loạn, đình công…

Tổng quan về hợp đồng đề xuất

1.2.1 Tổng quan về hợp đồng

Hợp đồng mua bán số JA22-001 được ký kết giữa JM PLASTICS VIETNAM CO.,LTD (CÔNG TY TNHH NHỰA JM VIỆT NAM) và CÔNG TY JJP TRADING vào ngày 25/1/2022 CÔNG TY TNHH NHỰA JM VIỆT NAM sẽ bán cho CÔNG TY JJP TRADING các loại hộp nhựa với thông số sau được đính kèm.

Nhận xét: Hợp đồng mua bán giữa 2 công ty là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đầy đủ các điều kiện cần có

1.2.2 Chủ thể của hợp đồng

Bên bán (bên xuất khẩu)

• Tên công ty: CÔNG TY TNHH NHỰA JM VIỆT NAM (JM PLASTICS

• Địa chỉ: Khu công nghiệp Đồng Lạng, Phú Ninh, Phú Thọ, Việt Nam

• Số tài khoản: 2700 211 000436 - CN Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn -Phú Thọ

Công ty TNHH NHỰA JM Việt Nam có mã số thuế 2600307798 do ông/bà KIM DAE GUN làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 16/04/2004 Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là “Sản xuất các sản phẩm từ plastic, sản xuất và kinh doanh các loại vải bạt Tarpaulin”, do Cục Thuế Tỉnh Phú Thọ quản lý Công ty TNHH NHỰA JM VIỆT NAM là một công ty chuyên xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường Châu Âu và nhiều khu vực trên thế giới Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chuỗi cung ứng của công ty là tương đối ổn định.

Bên mua (bên nhập khẩu)

• Tên công ty: JJP TRADING

• Địa chỉ: HENDRIK ANDRIESSENLAAN 5 3055 WX ROTTERDAM THE NETHERLAND

JJP TRADING là công ty thương mại xuất nhập khẩu có trụ sở tại Hà Lan Công ty được đăng ký với phòng thương mại Hà Lan (Kamer van Koophandel) theo số 73457855. JJP TRADING xuất khẩu đa dạng các mặt hàng như:

• Thực phẩm và đồ uống

• Hàng công nghiệp hàng tiêu dùng

Công ty có mạng lưới nhà cung cấp và khách hàng toàn cầu, đồng thời sản phẩm của công ty được bán tại hơn 50 quốc gia trên thế giới JJP TRADING là một công ty tương đối nhỏ nhưng đang phát triển nhanh chóng.

• Theo điều 6 luật Thương mại Việt Nam 2005 và nghị định 69/2018/NĐ-CP các chủ thể của hợp đồng là các thương nhân hội đủ các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

• Đây là hợp đồng mua bán quốc tế giữa các chủ thể là thương nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động thường xuyên có trụ sở thương mại giữa 2 quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên bán) và Hà Lan (bên mua).

• Hợp đồng tương đối đầy đủ và rõ về thông tin của chủ thể (tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax) Bên cạnh đó hai bên có thể bổ sung địa chỉ email để hoặc các phương thức liên lạc khác để đa dạng phương thức liên lạc Hai bên có thể bổ sung người đại diện công ty ký hợp đồng, chức vụ Có thể đính kèm điều khoản đại diện trong điều lệ công ty hoặc giấy uỷ quyền (nếu có) để làm rõ về hiệu lực pháp lý của hợp đồng.

1.2.3 Đối tượng của hợp đồng

• 100(2X3) JA22-1#& Vải bạt đã tráng phủ loại: 2M x 3M; Màu: Orange; Định lượng: 100 gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• 100(4x3) JA22-1#& Vải bạt đã tráng phủ loại: 4M x 3M; Màu: Orange; Định lượng: 100 gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• 100(6x4) JA22-1#& Vải bạt đã tráng phủ loại: 6M x 4M; Màu: Orange; Định lượng: 100 gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• 100(8x6) JA22-1#& Vải bạt đã tráng phủ loại: 8M x 6M; Màu: Orange; Định lượng: 100 gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• 100(10x6) JA22-1#& Vải bạt đã tráng phủ loại: 10M x 6M; Màu: Orange; Định lượng: 100 gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• 100(10x8) JA22-1#& Vải bạt đã tráng phủ loại: 10M x 8M; Màu: Orange; Định lượng: 100 gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• Những mặt hàng trên đều thuộc đối tượng được phép xuất nhập khẩu ở cả hai nước nên đối tượng của hợp đồng hợp pháp.

• Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diện xuất nhập khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và được xuất khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2.4 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Hợp đồng được ký kết bằng văn bản theo phương thức truyền thống, có đóng dấu đỏ Nhìn chung hợp đồng được trình bày tương đối đầy đủ và phù hợp, các mục được chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho hai bên.

Nhận xét về hợp đồng, ta thấy hình thức của hợp đồng này là hợp pháp, phù hợp với quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” (Khoản 2, Điều 27, Luật

1.2.5 Nội dung của hợp đồng mua bán

• Điều khoản tên hàng - số lượng/khối lượng - giá cả

• Điều khoản ngôn ngữ của hợp đồng

• Điều khoản khiếu nại và kiểm soát

• Điều khoản bất khả kháng

• Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng

Phân tích, đề xuất chỉnh sửa và bổ sung điều khoản

1.3.1 Điều khoản tên hàng – số lượng/khối lượng – giá cả ỉ Điều khoản tờn hàng

Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán - trao đổi Đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại.

Người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua hàng hóa có thông tin cụ thể như sau:

• Tên hàng hóa được biểu diễn bằng tên thương mại và quy cách chính của hàng hóa, không có sai sót về ký tự Bên cạnh đó, điều khoản tên hàng trong hợp đồng này cũng đã thể hiện đúng tên kỹ thuật của hàng hóa cần mua bán trao đổi bằng tiếng Anh; điều này đặc biệt quan trọng nhằm xác định chính xác đối tượng hàng hóa trong các giao dịch thương mại quốc tế, khi Người mua và Người bán có trụ sở sở tại các quốc gia sử dụng ngôn ngữ chính khác nhau.

• Tên hàng trong điều khoản này đã đề cập đến quy cách về kích cỡ, có giấy chứng nhận xuất xứ đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, mã số hàng hóa hay mô tả hàng hóa cụ thể, chi tiết Đảm bảo rằng nếu sau này có phát sinh mâu thuẫn, nhất là trong những trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích của một bên thì cả hai bên đều không thể căn cứ vào điều khoản này để hủy bỏ hợp đồng. ỉ Điều khoản số lượng, giỏ cả a) Điều khoản số lượng

Trong điều khoản khối lượng/ số lượng các bên sẽ xác định rõ mặt lượng của hàng hóa được giao dịch Khi quy định điều khoản khối lượng trong hợp đồng, người mua, người bán thường xuyên quan tâm đến các vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định khối lượng, các giấy tờ chứng minh. Đơn vị tính số lượng: được quy định là Chiếc

• Phương pháp quy định khối lượng: phương pháp quy định chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa.

• Khối lượng cụ thể o Net Weight: 8,568 KGS o

• Trong hợp đồng sử dụng đơn vị KG - đơn vị đo lường quốc tế Do đó, việc xác định khối lượng giữa Người bán và Người mua sẽ có quy chuẩn thống nhất, tránh tình trạng sai lệch do khác biệt về đơn vị đo lường tại mỗi quốc gia Điều khoản khối lượng trong hợp đồng đề cập cụ thể đến tổng trọng lượng hàng hóa và khối lượng hàng hóa. b) Điều khoản giá cả

Giá cả trong hợp đồng ngoại thương bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan bên ngoài Đồng tiền trong hợp đồng thương mại phải là đồng tiền tự do chuyển đổi và có xu hướng ổn định thường được áp dụng để quy định giá.

• Người bán đồng ý bán và Người mua đồng ý mua sản phẩm Điều khoản giá của hợp đồng quy định: Đồng tiền thanh toán: USD là một đồng tiền mạnh, ít biến động và dễ trao đổi khi tham gia hoạt động mua bán với các đối tác nước ngoài Đồng tiền này có tính chất tự do chuyển đổi, được chấp nhận với hầu hết mọi giao dịch quốc tế, ổn định về giá trị một cách tương đối Sử dụng đồng Đô la Mỹ cũng giúp việc thanh toán giữa các ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.

Phương pháp quy định giá: giá được sử dụng là giá cố định Mức giá này được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thỏa thuận khác.

• Việc quy định giá cố định cung cấp cho cả bên mua và bên bán một kịch bản có thể dự đoán được, mang lại sử ổn định cho cả hai bên trong suốt quá trình giao dịch Hợp đồng cũng trình bày rõ ràng giá của từng loại hàng hóa và tổng giá trị đơn hàng

1.3.2 Điều khoản chất lượng Điều khoản chất lượng và điều khoản chủ yếu của hợp đồng Nội dung trong điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương cần thể hiện rõ các đặc tính của hàng hóa như: tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất, của hàng hóa Một số tiêu chí để đánh giá chất lượng hàng hóa thường được đưa vào trong hợp đồng ngoại thương như sau:

• Cách quy định chất lượng hàng hóa: theo mẫu, theo phẩm cấp, tiêu chuẩn, theo tài liệu kỹ thuật

• Kiểm tra chất lượng: Địa điểm kiểm tra, Người kiểm tra, Chi phí kiểm tra và Giấy chứng nhận phẩm chất.

• Trong hợp đồng này chưa đề cập đến yêu cầu về chất lượng của hàng hóa, đây cũng là một phần vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và giao đến tay người mua đạt chất lượng tốt. Đề xuất: Bổ sung một số điều khoản chất lượng đối với sản phẩm PE Tarpaulin

• Quy cách kích thước: quy định kích thước, độ dày và độ chính xác của sản phẩm.

• Tiêu chuẩn chất lượng: quy định về độ bền và độ ổn định trong những điều kiện khác nhau (độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, tác động bên ngoài, ) đảm bảo sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài.

• Độ sáng và độ trong suốt: sản phẩm phải có màu sắc đồng đều.

• Bề mặt và kết cấu: sản phẩm phải có độ bóng, mịn và không bị lỗi kỹ thuật.

1.3.3 Điều khoản ngôn ngữ của hợp đồng

Mục đích của điều khoản ngôn ngữ trong hợp đồng là để quy định ngôn ngữ chính thức và ưu tiên được sử dụng trong trường hợp có sự khác biệt giữa các phiên bản của hợp đồng hoặc trong trường hợp có sự khác biệt giữa các bản dịch của hợp đồng. Điều này giúp đảm bảo sự hiểu rõ và đồng nhất trong việc áp dụng và thực hiện hợp đồng giữa các bên, đồng thời tránh được những tranh chấp phát sinh do sự khác biệt trong việc hiểu và áp dụng các điều khoản của hợp đồng:

- Đề xuất nội dung điều khoản:

Hợp đồng này được lập thành 4 bản bằng tiếng Anh (2 bản) và tiếng Việt (2 bản) có nội dung như nhau Mỗi bên giữ hai bản, mỗi bản một thứ tiếng Nếu có mâu thuẫn giữa hai bản, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

1.3.4 Điều khoản giao hàng ỉ Cơ sở lý thuyết

• Thời hạn giao hàng: một khoảng thời gian được ấn định cụ thể mà bên bán có quyền giao hàng bất kỳ lúc nào trong thời hạn đó mà không bị coi là vi phạm hợp đồng, và bên mua phải có nghĩa vụ nhận hàng.

• Địa điểm giao hàng: căn cứ xác định địa điểm giao hàng là điều kiện cơ sở giao hàng và phương thức vận tải.

PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ

Bill of lading ( Vận đơn )

Vận đơn (Bill of lading) viết tắt là B/L là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thường là thuyền trưởng hoặc đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền) ký phát cho người gửi hàng trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích. ỉ Phõn loại vận đơn

Trong vận tải quốc tế, căn cứ vào nhiều yếu tố, người ta chia làm nhiều loại vận đơn khác nhau.

– Căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn: ü Vận đơn chủ (Master Bill of lading): Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, được phát hành bởi hãng vận chuyển có phương tiện như hãng hàng không, hãng tàu. ü Vận đơn thứ (House Bill of lading): Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, được phát hành bởi công ty vận chuyển không có phương tiện, thường là công ty Forwarder phát hành.

– Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn, có ba loại: ü Vận đơn theo lệnh (To Order B/L): là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà ghi hai từ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng.

Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặt sau vận đơn) Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển Vận đơn theo lệnh thường áp dụng cho phương thức thanh toán LC. ü Vận đơn đích danh (Straight B/L): Thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng thực tế Là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu. ü Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi gì Người vận chuyển giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

– Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn: ü Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill Of Lading): là vận đơn được người chuyên chở ghi chú không có thiệt hoặc mất mát hàng hóa khi nhận hàng từ người gửi hàng. ü Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): là vận đơn có những phê chú xấu rõ ràng như: bao bì không đáp ứng yêu cầu, hàng có mùi hôi, hàng bị mốc, thùng hàng bị thủng hoặc vỡ, gói hàng không đạt tiêu chuẩn

– Căn cứ vào cách chuyên chở người ta chia ra: ü Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading): là vận đơn được cấp khi hàng hóa được chở qua nhiều chặng (hàng hóa được chở qua nhiều tàu, nhiều chuyến) nhưng do một người phát hành và chịu trách nhiệm về hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình chuyên chở hàng hóa ấy. ü Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): là vận đơn mà hàng hóa được chở thẳng trên một tàu từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng không qua nhiều chuyến tàu.

– Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc hàng lên tàu: ü Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L): là vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. ü Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L): là vận đơn được cấp sau khi người vận chuyển nhận hàng của người thuê vận chuyển và được đưa vào kho bãi để chuẩn bị chờ xếp lên tàu.

– Ngoài những vận đơn như đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu: ü Vận đơn đến chậm (Stale B/L): dùng trong tàu chuyến ü Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L): là vận đơn được phát hành khi hàng hóa của một bên thuê chở theo hợp đồng thuê tàu. ỉ Chức năng của vận đơn

- Vận đơn chính là biên lai của người vận tải nhằm xác nhận đã nhận hàng chuyên chở do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền kí Thông thường khi người bán gửi hàng hóa cho người mua sau khi xếp hàng và bàn giao cho bên vận chuyển sẽ được bên vận chuyển ấy cấp chứng từ vận đơn là đã nhận hàng để chuyên chở.

- Vận đơn là bằng chứng xác thực hợp đồng vận tải đã được kí kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó.

- Người vận tải chỉ giao cho người xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký ở cảng xếp hàng.

- Vận đơn dùng làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó để thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

- Vận đơn còn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn Vì thế mà vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị được dùng để cầm cố, mua bán chuyển nhượng. ỉ Nội dung của vận đơn:

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

– Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:

+ Số vận đơn (number of bill of lading)

+Địa chỉ thông báo (notify address)

+Tên tàu (vessel hay name of ship)

+Cảng xếp hàng (port of loading)

+Cảng chuyển tải (via or transhipment port)

+Nơi giao hàng (place of delivery)

+Tên hàng (name of goods)

+Kỹ mã hiệu (marks and numbers)

+Cách đóng gói và mô tả hàng hóa (kind of packages and discriptions of goods)

+Số kiện (number of packages)

+Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or measurement)

+Cước phí và chi chí (freight and charges)

+Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)

+Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)

+Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)

Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó.

– Mặt thứ hai của vận đơn: Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó Mặt sau thường gồm các nội dung như:

+Điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở

+Điều khoản xếp dỡ và giao nhận

+Điều khoản cước phí và phụ phí

+Điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở

+Điều khoản miễn trách của người chuyên chở…

Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định,nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

- Bên giao hàng (shipper/exporter):JM PLASTICS VIETNAM CO., LTD.DONG LANG INDUSTRIAL ZONE,

- Địa chỉ bên giao hàng: PHU NINH, PHU THO, VIET NAM.

- Bên nhận hàng (Consignee): JJP TRADING HENDRIK ANDRIESSENLAAN 5.

- Địa chỉ bên nhận hàng: 3055 WX ROTTERDAM THE NETHEERLAND

- Nơi nhận thông báo hàng đến (Notify Party): JJP TRADING HENDRIK

- Địa chỉ nơi nhận thông báo hàng đến: 3055 WX ROTTERDAM THE NETHERLAND

- Nơi nhận hàng xuất khẩu đầu tiên (place of Receipt): HAI PHONG, VIETNAM

- Tên tàu (Ocean Vessel/Voyage/Flag): HMM HANBADA V 004W

- Cảng bốc hàng (Port of Loading): HAI PHONG, VIETNAM

- Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): ROTTERDAM, NETHERLANDS

- Nơi giao hàng (Place of Delivery): ROTTERDAM, NETHERLANDS

- Tổng thể tích và trọng lượng (Gross weight, Measurement): 8,825kg và 25m3

-Tổng số containers hoặc kiện hàng (Bằng chữ) (Total Number of Containers or

Packages) (in Words): duy nhất một CONTAINER

- Số vận đơn (B/L No.): HDMU HPHE 39462200

- Số bản B/L gốc của vận đơn được phát hành (Number of Original B(s)/L): có 3 bản

- FREIGHT PREPAID: Đây là loại cước trả trước, người gửi trả cước tàu (ở đây là người bán) và cước tàu được trả tại cảng đi.

- Mô tả hàng hóa (Description of goods):1 x 20 container 628 boxes

- Xác nhận đã xếp hàng lên tàu:27/3/2022

- Vận đơn cơ bản có đầy đủ nội dung chính và trùng khớp với các chứng từ khác.

-Vận đơn không phải là vận đơn gốc đây là vận đơn bản sao vì có chữ copy ở phía trước vận đơn.

- Vận đơn được phát hành là vận đơn đường biển.

- Đây là vận đơn đích danh trong vì ô Consignee chỉ đích danh tên, địa chỉ của người nhận.

-Vận đơn hoàn hảo (vận đơn sạch) (Clean B/L): vận đơn không có lời phê xấu của thuyền trưởng hay nhận xét xấu về chất lượng đóng gói, hàng hóa bị ẩm mốc người gửi đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

Commercial invoice (hóa đơn thương mại)

2.2.1 Cơ sở lý thuyết ỉ Khỏi niệm

-Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể Thông thường Hóa đơn thương mại do nhà sản xuất phát hành. + Trong mua bán quốc tế, Hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ quan trọng nhất Nó không chỉ thể hiện số tiền người mua phải thanh toán cho người bán mà còn nêu rõ các thông tin khác như tên hàng, số lượng hàng, phương thức thanh toán, phương thức chuyên chở, điều kiện giao hàng

+Chứng từ này cũng là cơ sở để tính các phí liên quan như bảo hiểm, thuế hải quan. ỉ Hỡnh thức của Húa đơn thương mại

- Theo Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (UCP 600), trên Hóa đơn thương mại không cần ký.

Tuy nhiên trên thực tế, khi người bán phát hành hóa đơn vẫn sẽ ký và đóng dấu để người mua dùng vào các mục đích khác ngoài thanh toán như xuất trình cho cơ quan hải quan, lưu chứng từ của bộ phận kế toán.

- Ô tổng giá trị hóa đơn được in đậm thường được in đậm vì đây là chứng từ phục vụ mục đích thanh toán Bắt buộc ghi bằng số và không bắt buộc ghi bằng chữ, hầu hết các hóa đơn nếu ghi cả hai để đối chiếu. ỉ Phõn loại cỏc Húa đơn thương mại a) Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)

-Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn nhưng không dùng để thanh toán như Hóa đơn thương mại.

• Làm chứng từ để khai hải quan, làm thủ tục nhập khẩu

• Làm chứng từ để kê khai hàng hóa nhập vào một nước

• Làm chứng từ để ghi giấy phép ngoại tệ (nếu có), xin giấy phép xuất khẩu

• Làm chứng từ gửi kèm với hàng hóa bán theo phương thức đại lý, gửi bán ở nước ngoài

• Thay cho một hóa đơn chào hàng b) Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice)

-Còn gọi là Hóa đơn tạm tính, là hóa đơn dùng để thanh toán bước đầu giữa người bán và người mua trong thời gian chờ thanh toán chính thức Hóa đơn tạm thời được được dùng khi hai bên chấp nhận thanh toán theo kiểu hàng giao trước, chốt giá sau.

-Các trường hợp sử dụng Hóa đơn tạm thời

+Khi lô hàng giao làm nhiều lần

+Khi hợp đồng quy định thanh toán dựa vào lượng hàng/ sự biến đổi phẩm chất tại cảng đến

+Giá trị hàng hóa được tính tại thời điểm sau giao hàng c) Hóa đơn chính thức (Final Invoice)

- Là hóa đơn xác định tổng giá trị cuối cùng của lô hàng và là cơ sở thanh toán dứt khoát tiền hàng.

- Không giống như hóa đơn chiếu lệ, hóa đơn cuối cùng là một yêu cầu thanh toán. d) Hóa đơn chi tiết

-Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa trong trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại.

-Trong hóa đơn chi tiết, giá cả được chi tiết hóa theo từng chủng loại hàng hóa căn cứ vào sự thỏa thuận trong hợp đồng hay L/C. e) Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice)

- Có chữ ký của phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ hàng hóa.

- Được dùng như một chức từ có chức năng hóa đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ. g) Hóa đơn hải quan (Custom’s Invoice)

- Là hóa đơn tính giá trị hàng hóa theo thuế hải quan và tính các khoản lệ phí của hải quan. ỉ Chức năng của Húa đơn thương mại

+Đây là mục đích chủ yếu của Hóa đơn thương mại.

+Như một chứng từ hợp pháp để người bán đòi tiền người mua.

+Giá trên Hóa đơn thương mại là cơ sở để để tính thuế xuất nhập khẩu.

+ Một số thông tin như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn dùng để khai báo điện tử.

-Tính số tiền bảo hiểm: giá trên Hóa đơn thương mại là cơ sở để tính tiền bảo hiểm. ỉ Một số lưu lý liờn quan đến Húa đơn thương mại

+ Hóa đơn thương mại được phát hành sau khi gửi hàng hoặc sau khi đóng gói xong hàng vào container vì khi đó đã có thông tin chính xác về số lượng, chủng loại hàng…

+ Hóa đơn thương mại cũng có thể lập trước đó với hợp đồng giao hàng nhiều lần giống nhau hoặc khi người mua thanh toán tiền hàng trước.

-Thông tin trên hóa đơn thương mại phải thống nhất với các chứng từ khác

+Với Packing List: thể hiện thống nhất về trọng lượng và số lượng.

+ Với Hợp đồng thương mại: thể hiện thống nhất về đơn giá, số tiền, tổng tiền và Incoterms.

+ Tên hàng, mô tả hàng hóa phải thống nhất với thông tin hàng hóa trên các chứng từ khác trong Hợp đồng. ỉ Nội dung chớnh của Húa đơn thương mại

-Người bán (Seller/ Exporter): Tên, địa chỉ, Email, Số điện thoại, Fax

-Người mua (Buyer/ Importer): Thông tin như người bán

-Số Invoice (Invoice.no): Tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định

-Ngày Invoice (Invoice.date): Invoice được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên Vận đơn-Bill of Lading hay là ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển)

- Phương thức thanh toán (Terms of Payment): Thanh toán chuyển tiền T/T, thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C), thanh toán nhờ nhu cầu chứng từ D/A và D/P

-Thông tin hàng hóa: tên thông thường của sản phẩm, số lượng, trọng lượng, kích thước, số kiện hàng => tính ra được tổng số tiền cần thanh toán

-Xuất xứ hàng hóa (Origin)

-Tổng tiền (Total Amount): tổng giá trị của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán

-Một số nội dung khác thường gặp như: loại tiền, các chi phí liên quan (cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container ), cảng bốc hàng (POL) - cảng dỡ hàng (POD)

2.2.2 Phân tích Hóa đơn thương mại trong Hợp đồng

-Người bán: Công ty TNHH JM PLASTICS VIETNAM Địa chỉ: Khu công nghiệp Đồng Lạng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

-Người mua: JJP TRADING Địa chỉ: 3055 WX ROTTERDAM THE NETHERLAND

-Điều khoản giao hàng: CIF ROTTERDAM, NETHERLANDS

-Cảng bốc hàng: Hải Phòng, Việt Nam

-Cảng dỡ hàng: ROTTERDAM, THE NETHERLANDS

-Bên vận chuyển hàng hóa: HAIAN BELL V.0201E

-Dự kiến thời gian tàu khởi chạy: 27/03/2022

-Thông tin của hàng hóa:

Ký hiệu hàng hóa: P.E.TARPAULINS

STT Màu Định Kích Số Diện Khối Đơn giá Tổng giá sắc lượng thước lượng tích lượng (USD/M2) giấy (M) (PCS) tịnh

*Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) trong Hợp đồng này cơ bản bao gồm chi tiết, đầy đủ và rõ ràng những thông tin chính và cần thiết:

• Thông tin quan trọng: Tổng số tiền (Total Amount), Phương thức thanh toán (T/T) và Đơn giá được kê khai rõ ràng, chính xác.

• Thông tin cơ bản: Người bán và Người mua, Số hóa đơn, Ngày lập hóa đơn được đề cập đầy đủ, rõ ràng.

• Dẫn chiếu số hóa đơn, dẫn chiếu điều kiện giao hàng Incoterms trong hợp đồng.

• Hóa đơn thương mại ngoài ra có thêm một số thông tin như: Cảng bốc hàng (POL) - Cảng dỡ hàng (POD), Bên vận chuyển hàng hóa, Ký hiệu hàng hóa, Thời gian dự kiến khởi hành rất chi tiết và cụ thể.

* Đề xuất bổ sung một số thông tin cho Commercial Invoice của Hợp đồng

• Dẫn chiếu thêm Số hợp đồng, Ngày ký hợp đồng

• Bổ sung thêm thông tin của người bán: tài khoản thụ hưởng, số điện thoại vàEmail của người đại diện

Cert of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ)

2.3.1 Cơ sở lý thuyết ỉ Định nghĩa

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin, thường viết tắt là C/O) là một loại chứng từ quan trọng được sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm thể hiện nguồn gốc, xác nhận quốc gia, nơi sản phẩm được xuất khẩu hoặc nơi xuất xứ của một phần hoặc tất cả các bộ phận hay nguyên vật liệu được sử dụng vào quy trình hoàn thành sản phẩm Ngoài ra, giấy chứng nhận xuất xứ còn là một chứng từ quan trọng trong công bố tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá. ỉ Chức năng a Đối với người xuất khẩu

Trong trường hợp bán hàng theo kiểu DDP, C/O mang ý nghĩa của việc thống kê số lượng hàng hoá được xuất khẩu Tuy nhiên, C/O không giúp người xuất khẩu được hưởng lợi về thuế Chỉ một số ít quốc gia trên thế giới đòi hỏi giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng xuất khẩu. b Đối với người nhập khẩu

C/O giúp người nhập khẩu giảm áp lực rất lớn về thuế và hưởng nhiều ưu đãi thuế quan Trên thực tế, xảy ra nhiều trường hợp người nhập khẩu dùng nhiều thủ đoạn trong kinh doanh để nhận được xuất xứ hàng hóa từ một quốc gia được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, đặc biệt là trong trường hợp buôn bán có sự tham gia của ba đối tượng. c Đối với Nhà nước

C/O hỗ trợ chính phủ trong việc thực thi chính cách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại, duy trì hệ thống hạn ngạch, tránh gian lận thuế quan… hoặc phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia sở tại và hệ thống pháp luật quốc tế. ỉ Đặc điểm

C/O bao gồm hai đặc điểm cơ bản sau đây:

* C/O chỉ được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể

- Chứng nhận xuất xứ C/O chỉ được cung cấp cho hàng hoá tham gia vào quá trình lưu thông quốc tế và hàng hoá đó đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, địa điểm xếp hàng, địa điểm dỡ hàng, thậm chí là thông tin về phương tiện vận tải.

-Căn cứ theo quy định quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.

* C/O được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được sự chấp nhận, thừa nhận của nước nhập khẩu

- Quy tắc xuất xứ áp dụng trong C/O có thể là các quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác) Chính vì vậy, C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận.

- C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu thừa nhận các ưu đãi đó Để phản ánh C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được quy định về tên hay loại mẫu cụ thể. ỉ Nội dung cơ bản của C/O

Trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá thường sẽ có đầy đủ những thông tin sau đây:

- Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Thông tin về tên, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu

-Thông tin về vận tải, gồm: phương tiện vận tải; địa điểm xếp, dỡ hàng hóa; cảng;vận tải đơn

-Thông tin về loại hàng hóa vận chuyển, gồm: tên hàng; loại mẫu bao bì; nhãn mác; số lượng, trọng lượng cụ thể của hàng hoá; giá trị của hàng hoá

-Thông tin về xuất xứ hàng hoá, gồm: nơi xuất xứ; địa điểm xuất xứ; quốc gia xuất xứ hàng hoá

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu. ỉ Phõn loại

C/O bao gồm hai phân loại chính:

-C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.

- C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ. (indochinapost, n.d.)

2.3.2 Phân tích Giấy chứng nhận xuất xứ trong hợp đồng

-Loại mẫu C/O: Mẫu C/O trong hợp đồng này là mẫu EUR.1, quy định thực hiện

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) (Thông tư 11/2020/TT-BCT).

- Ô số 1: Thông tin người gửi hàng

• Tên công ty: Công ty TNHH JM Plastics Việt Nam

• Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ, Việt Nam

- Ô số 2: Thông tin người nhận hàng

• Tên công ty: HENDRIK ANDRIESSENLANN 5

• Địa chỉ: 3055 WX, Rotterdam, Hà Lan

• Nơi phát hành C/O: Công ty TNHH JM Plastics Việt Nam

- Ô số 3: Số và ngày phát hành hoá đơn

• Ngày phát hành hoá đơn: 25 tháng 3 năm 2022

- Ô số 4: Quốc gia xuất xứ

- Ô số 5: Chi tiết vận chuyển

• Tàu trung chuyển: Haian Bell 0201E

• Từ: Hải Phòng, Việt Nam

-Ô số 7: Ký mã hiệu, Mô tả, Xuất xứ, Tiêu chuẩn hàng hóa, Trọng lượng của cả bao bì

• Ký mã hiệu hàng hoá: N/M

• Mô tả: Bạt Polyethylene Tarpaulin (PE Tarpaulin)

• Mã số đơn hàng: JA22-001

• Tiêu chuẩn xuất xứ: “W” 3926 hay WO (Wholly Obtained) nghĩa là xuất xứ thuần túy Một sản phẩm được xem là có xuất xứ thuần túy khi sản phẩm đó thu được hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy của bên nước xuất khẩu đó.

• Trọng lượng của cả bao bì: 8,825 kgs

- Ô số 8: Tuyên bố xuất xứ, chứng nhận

• Tuyên bố xuất xứ: Công ty TNHH JM Plastics Việt Nam

VNREX2600307798VCCI02L01 xuất khẩu sản phẩm được đề cập trong tài liệu này, tuyên bố rằng, trừ khi có quy định rõ ràng khác, các sản phẩm này đều có xuất xứ ưu đãi Việt Nam theo quy tắc xuất xứ của Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Liên minh Châu Âu và tiêu chuẩn xuất xứ được đáp ứng là “W”3926.

• Chứng nhận của người gửi hàng:

• Địa điểm: Phú Thọ, Việt Nam

• Xác nhận dấu của Công ty TNHH JM Plastics Việt Nam và chữ ký của Phó Tổng Giám Đốc Jang Byung Ki.

• Giấy chứng nhận xuất xứ C/O do Công ty TNHH JM Plastics Việt Nam cung cấp đã đáp ứng cơ bản các thông tin cần có đối với mẫu C/O EUR.1 xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Châu Âu Chứng từ có đầy đủ, chi tiết và chính xác thông tin người nhận hàng; người gửi hàng; mã số và ngày lập hoá đơn; tên quốc gia xuất xứ; tên phương tiện vận tải và quãng đường vận chuyển; thông tin về ký mã hiệu, mô tả, xuất xứ, tiêu chuẩn của hàng hoá, trọng lượng cả bao bì; tuyên bố xuất xứ và chứng nhận của công ty phát hành C/O.

• Các thông tin trên C/O trùng khớp với thông tin trên hợp đồng mua bán và các chứng từ khác, có đầy đủ chữ ký và dấu của các bên liên quan Giấy chứng nhận xuất xứ này là hợp lệ và đã được các bên sử dụng. ỉ Nhược điểm

• Tuy nhiên, căn cứ theo mẫu C/O EUR.1 (Thông tư 11/2020/TT-BCT), C/ O của hợp đồng này chưa thể hiện được mã số tham chiếu, số lượng và đơn vị hàng hoá.

• C/O chưa nêu rõ điều kiện giao hàng là CIF Incoterms. Đề xuất bổ sung một số thông tin cho C/O của hợp đồng

• C/O cần bổ sung thêm các thông tin cụ thể về mã số tham chiếu, số lượng và đơn vị hàng hoá.

Packing list (Phiếu đóng gói)

2.4.1 Cơ sở lý thuyết ỉ Khỏi niệm

Phiếu đóng gói (Packing List) là bảng kê/phiếu chi tiết danh mục hàng hóa như thỏa thuận của Hợp đồng, thông tin trên bảng kê tương tự như hóa đơn nhưng không cần các thông tin liên quan đến thanh toán, đơn giá hay trị giá hoặc đồng tiền thanh toán Đây là chứng từ bắt buộc có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu do người bán phát hành sau khi hoàn thành vai trò đóng hàng gửi cho người mua. Trên Packing List thể hiện rõ người bán đã bán những gì cho người mua Người mua có thể kiểm tra và đối chiếu các thông tin (số lượng hàng hóa thực tế người bán giao cho người mua, quy cách đóng gói, kích thước hoặc trọng lượng hàng hóa ) có phù hợp với đơn đặt hàng hay không. ỉ Phõn loại

Packing List thường có 3 loại:

• Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List):

+Nội dung chi tiết cho lô hàng

+ Hai bên mua bán sử dụng loại Packing List này để kiểm tra số lượng chi tiết của hàng hóa => nếu có phát sinh xảy ra (người bán đóng hàng thiếu) sẽ truy xuất được lỗi nằm trong khâu nào của quá trình vận tải.

• Phiếu đóng gói trung lập (Neutral Packing List):

+ Không thể hiện tên người bán

+ Ít khi được sử dụng

• Phiếu đóng gói kèm bảng kê và trọng lượng (Packing and Weight List): + Tương tự như Phiếu đóng gói chi tiết

+ Có kèm theo bảng kê trọng lượng ỉ Nội dung chi tiết của Phiếu đúng gúi hàng húa

Phiếu danh sách đóng gói là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mẫu Packing List tiêu chuẩn gồm có những nội dung sau:

-Thông tin người mua, người bán (shipper - consignee): tên, địa chỉ, Tel, Fax,

-Thông tin ngày số hiệu, ngày tháng lập danh sách đóng gói

-Số tham chiếu (Ref No)

- Cảng bốc hàng và Cảng dỡ hàng (Port of Lading and Port of Destination)

-Số hiệu, chuyến và tên tàu vận chuyển (Vessel name)

-Dự kiến thời gian tàu khởi chạy (Estimated Time Delivery-ETD)

+Ký hiệu hàng hóa (Mark & Number)

+Số lượng và mô tả hàng hóa (Quantities & Description)

+Trọng lượng - bao gồm cả bao bì (Gross Weight-GWT)

+Trọng lượng - không bao gồm bao bì (Net Weight-NWT)

+Tổng (Total) ỉ Chức năng của Phiếu đúng gúi (Packing List)

Chức năng của Packing List là cung cấp những thông tin chi tiết, cần thiết của hàng hóa Packing List cho biết trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bảo bì, phương thức đóng gói hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói.

Từ đó Packing List giúp chúng ta:

-Sắp xếp kho chứa hàng

-Bố trí được phương tiện vận tải

-Bố trí nhân lực nhận hàng và và diện tích kho bãi phù hợp

-Truy xuất được thông tin ca sản xuất, số máy, quản đốc để có thể khiếu nại bên bán nếu phát sinh lỗi từ sản phẩm, có thể đổi trả hoặc tìm được kiện, pallet chứa hàng

2.4.2 Phân tích phiếu đóng gói trong bộ chứng từ

Phiếu đóng gói (Packing List) kê khai hàng hóa chi tiết trong bao bì đóng gói với nội dung như sau:

- Người bán: Công ty TNHH JM PLASTICS VIETNAM Địa chỉ: Khu công nghiệp Đồng Lạng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

- Người mua: JJP TRADING Địa chỉ: 3055 WX ROTTERDAM THE NETHERLAND

- Phương thức thanh toán: T/T (chuyển tiền bằng điện)

- Cảng đóng hàng: Hải Phòng, Việt Nam

- Cảng dỡ hàng: ROTTERDAM, THE NETHERLANDS

- Bên vận chuyển hàng hóa: HAIAN BELL V.0201E

- Dự kiến thời gian tàu khởi chạy: 27/03/2022

- Thông tin hàng hóa và đóng gói:

+Ký hiệu hàng hóa: P.E.TARPAULINS

STT Màu Định Kích Số PCS/CTN Khối Tổng Diện Số sắc lượng thước lượng lượng trọng tích thùng giấy (M) (PCS) tịnh lượng

Tổng 2,616 8,568 8,825 85,680 628 cộng PCS KGS KGS M2

-Packing List trong Hợp đồng này có thể là Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List) vì nó thể hiện rõ ràng các nội dung thông tin hàng hóa cơ bản và cần thiết như: số lượng hàng hóa thực tế trọng lượng (bao gồm và không bao gồm bao bì), kích thước, thể tích => Bên mua là JJP TRADING kiểm tra và đối chiếu thông tin hàng hóa dễ dàng với hóa đơn đã đặt Ngoài ra sử dụng Phiếu đóng gói cho tiết phù hợp cho việc truy xuất lỗi phát sinh của sản phẩm ở khâu nào trong vận tải cũng như đổi trả hoặc khiếu nại của bên mua đối với bên bán trong trường hợp giao thiếu/lỗi hàng.

-Các nội dung trên Packing List phù hợp với nội dung của Hợp đồng, Vận đơn (Bill of Lading) và Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).

-Packing List có ký hiệu hàng hóa của nhà cung cấp (bên bán) trên bao bì để tránh nhầm lẫn với các lô hàng khác trong quá trình vận chuyển.

- Packing List có số hóa đơn và ngày lập phiếu giúp xác định mốc thời gian chính xác.

- Packing List có thông tin người bán và người mua rõ ràng.

-Packing List có cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng => Hai bên có đầy đủ thông tin để điều tra và truy xuất trách nhiệm trong trường hợp số lượng, chất lượng hàng hóa không đảm bảo hoặc trong quá trình vận tải xảy ra sai sót.

-Bảng mô tả hàng hóa trong Packing List liệt kê số lượng, số kiện, trọng lượng, thể tích bao nhiêu cụ thể và rõ ràng => bên mua

-Packing List còn thiếu tên tàu và số chuyến => có thể xảy ra rủi ro nghiêm trọng cho cả hai bên khi danh tính của đơn vị vận chuyển không được đề cập đến gây trở ngại trong trường hợp cần truy xuất trách nhiệm.

-Packing List không đề cập đến điều kiện giao hàng Incoterms => gây trở ngại trong việc xác định trách nhiệm của bên mua bên bán, điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí hoặc rủi ro từ bên bán sang bên mua; dễ xảy ra tranh chấp, rủi ro giữa hai bên do hiểu nhầm Trong trường hợp hàng hóa gặp vấn đề hoặc tổn thất về chất lượng trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ sẽ không có căn cứ xác định việc hưởng lợi bảo hiểm.

3.3: Đề xuất bổ sung một số thông tin cho Packing List của Hợp đồng

- Thông tin cụ thể và rõ ràng của đơn vị vận chuyển

- Điều kiện giao hàng Incoterms (CIF) như trong Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Tờ khai hải quan

2.5.1 Cơ sở lý thuyết ỉ Khỏi niệm :

Tờ khai hải quan là một loại văn bản mà theo đó người chủ của hàng hóa phải kê khai số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm soát khi xuất nhập khẩu hàng hóa vào nước ta (hay còn gọi là xuất cảnh) Cũng có thể bạn hiểu một cách khác như, khi bạn có một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì bạn phải làm thủ tục hải quan, trong đó việc tờ khai hải quan là không thể thiếu, bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại. ỉ Chức năng của tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là chứng từ quan trọng có chức năng quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giúp đảm bảo việc hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta là những hàng hóa hợp pháp không thuộc danh mục hàng bị cấm Bên cạnh đó, dựa vào tờ khai hải quan sẽ giúp nhà nước tính và thu thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác. ỉ Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan

Phần 1: bao gồm: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai.

Phần 2: gồm: Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.

Phần 3: thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…

Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…

Phần 5: Thuế và sắt thuế phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tự động xuất ra cho mình luôn.

Phần 6: phần dành cho hệ thống hải quan trả về

Phần 7: Phần ghi chú về tờ khai hải quan

2.5.2 Phân tích ỉ Phõn tớch chung

• Nhóm phân tích tờ khai hải quan phân tích gồm 5 trang nhận thấy đầu các trang chứa thông tin, dữ kiện đều giống nhau:

• Tên tờ khai: tờ khai hàng hóa xuất khẩu(thông quan)

• Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: không có

• Mã phân loại kiểm tra: 1 hàng

Hàng hóa thuộc phân loại Xanh - thường rời vào các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về Hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

• E62: xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu

• Mã hiệu phương thức vận chuyển: 2 (đây là mã của phương thức vận chuyển bằng đường biển (container))

• Tên cơ quan/hải quan tiếp nhận tờ khai: VIETTRI HN

• Mã số thuế đại diện: 3926

• Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00

• 00: đội thủ tục xử lí hàng hóa XNK

• Ngày thay đổi đăng ký: trống

• Thời hạn tái nhập/ tái xuất: trống ỉ Phõn tớch chi tiết ü Đơn vị xuất - nhập khẩu

• Tên công ty: Công ty TNHH JM Plastics Việt Nam

• Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Đồng Lạng, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú

• Người ủy thác nhập khẩu: Trống

• Địa chỉ: HENDRIK ANDRIESSENLAAN 5 3055 WX ROTTERDAM THE

• Mã nước: NL ü Thông tin vận đơn:

• Đơn vị BX có nghĩa là boxes – hộp Được ghi dựa trên căn cứ của vận đơn, hóa đơn thương mại,phiếu đóng gói

• Tổng trọng lượng hàng (Gross): 8.625 KGM

• Đơn vị tính là KGM có nghĩa là Kilogram) Số liệu trùng với số liệu ghi trên vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói

• Địa điểm lưu kho: 01FJZ24 CTY JM PLASTICS VN

• Địa điểm xếp hàng: VNHIA CANG HAI AN

• Phương tiện vận chuyển dự kiến: 9999 HAI AN BELL 0201E (PDR)

• Phần 9999 tức là thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng ký vào hệ thống

• Ngày hàng đi dự kiến: 27/03/2022

• Ký hiệu và số hiệu: Trống

• Ở đây yêu cầu nhập ký hiệu và số hiệu của bao bì đóng gói hàng hóa (thể hiện trên kiện, thùng ) Đây là phần thông tin không bắt buộc ü Thông tin hóa đơn

• Mã hóa đơn A thể hiện đây là hóa đơn thương mại

• Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Trống

• Phương thức thanh toán: TTR

TTR là phương thức thanh toán quốc tế mà bên mua đề nghị ngân hàng phải thực hiện chuyển khoản một số tiền cho bên bán bằng điện chuyển tiền Như vậy, TTR là phương thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn thường được sử dụng trong thanh toán L/C (thanh toán thư tín dụng).

• Tổng giá trị hóa đơn: CIF - USD – 25.277,9992-

Tổng giá trị hóa đơn là 25.277,9992 theo điều kiện CIF, mã hóa đơn A thể hiện giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền

• Tổng giá trị tính thuế: 25.277,9992-

• Tổng hệ số phân bổ trị giá: 25.277,9992- ü Mục thông báo của Hải quan

• Tên trưởng đơn vị hải quan: CCT Chi cục hải quan Việt Trì

• Ngày cấp phép xuất khẩu: 25/3/2022 15:14:

• Ngày hoàn thành kiểm tra: 25/3/2022 15:14:

• Thời hạn cho phép vận chuyển bảo thuế (khởi hành): 25/03/2022

• Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: 03CES01 27/03/2022

• Địa điểm chất hàng lên xe chở hàng:

• Tên: KHO CONG TY TNHH JM PLASTICS VIET NAM

• Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Đồng Lạng, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh

• Số container: 50 ü Thông tin hoá đơn hàng hoá

• Số đính kèm khai báo điện tử: 1 ETC – 721703770120 2

• Phần ghi chú: HANG HOA DU KIEN DUA VAO DIA DIEM KTTT CTY

• Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp:

• Số quản lý người sử dụng: 00148 Đơn 1

• Mã quản lí riêng: 201PJ

• Mã phân loại tái xác nhận giá: Trống

• Mô tả hàng hoá: 100 (2x3) JA22-1#&Vải bạt đã tráng phủ loại: 2M x 3M; Màu:

Orange; Định lượng: 100gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• Đơn giá hoá đơn: 1,77017 - USD - PCE

• Trị giá tính thuế (S): 8.050.733,16 VN

• Số lượng tính thuế: Trống

• Số tiền miễn giảm: Trống

• Trị giá tính thuế (M): Trống

• Đơn giá tính thuế: 40.253,6658 - VND - PCE

• Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Trống

• Danh mục miễn thuế xuất khẩu: Trống

• Mã văn bản pháp luật khác: 1 2 3 4 5

• Miễn giảm/ Giảm/ Không chịu thuế xuất khẩu: Trống Đơn 2

• Mã quản lí riêng: 201PJ

• Mã phân loại tái xác nhận giá: Trống

• Mô tả hàng hoá: 100 (4x3) JA22-1#&Vải bạt đã tráng phủ loại: 4M x 3M; Màu:

Orange; Định lượng: 100gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• Đơn giá hoá đơn: 3,54034 - USD - PCE

• Trị giá tính thuế (S): 57.965.278,752 VN

• Số lượng tính thuế: Trống

• Số tiền miễn giảm: Trống

• Trị giá tính thuế (M): Trống

• Đơn giá tính thuế: 80.507,3316 - VND - PCE

• Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Trống

• Danh mục miễn thuế xuất khẩu: Trống

• Mã văn bản pháp luật khác: 1 2 3 4 5

• Miễn giảm/ Giảm/ Không chịu thuế xuất khẩu: Trống Đơn 3

• Mã quản lí riêng: 201PJ

• Mã phân loại tái xác nhận giá: Trống

• Mô tả hàng hoá: 100 (6x4) JA22-1#&Vải bạt đã tráng phủ loại: 6M x 4M; Màu: Orange; Định lượng: 100gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• Đơn giá hoá đơn: 7,08067 - USD - PCE

• Trị giá tính thuế (S): 127.201.404,282 VN

• Số lượng tính thuế: Trống

• Số tiền miễn giảm: Trống

• Trị giá tính thuế (M): Trống

• Đơn giá tính thuế: 161.014,4358 - VND - PCE

• Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Trống

• Danh mục miễn thuế xuất khẩu: Trống

• Mã văn bản pháp luật khác: 1 2 3 4 5

• Miễn giảm/ Giảm/ Không chịu thuế xuất khẩu: Trống Đơn 4

• Mã quản lí riêng: 201PJ

• Mã phân loại tái xác nhận giá: Trống

• Mô tả hàng hoá: 100 (8x6) JA22-1#&Vải bạt đã tráng phủ loại: 8M x 6M; Màu: Orange; Định lượng: 100gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• Đơn giá hoá đơn: 14,16134 - USD - PCE

• Trị giá tính thuế (S): 125.591.259,924 VN

• Số lượng tính thuế: Trống

• Số tiền miễn giảm: Trống

• Trị giá tính thuế (M): Trống

• Đơn giá tính thuế: 322.028,8716 - VND - PCE

• Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Trống

• Danh mục miễn thuế xuất khẩu: Trống

• Mã văn bản pháp luật khác: 1 2 3 4 5

• Miễn giảm/ Giảm/ Không chịu thuế xuất khẩu: Trống Đơn 5

• Mã quản lí riêng: 201PJ

• Mã phân loại tái xác nhận giá: Trống

• Mô tả hàng hoá: 100 (10x6) JA22-1#&Vải bạt đã tráng phủ loại: 10M x 6M; Màu: Orange; Định lượng: 100gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• Đơn giá hoá đơn: 17,70168 - USD - PCE

• Trị giá tính thuế (S): 62.795.648,154 VN

• Số lượng tính thuế: Trống

• Số tiền miễn giảm: Trống

• Trị giá tính thuế (M): Trống

• Đơn giá tính thuế: 402.536,206115 - VND - PCE

• Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Trống

• Danh mục miễn thuế xuất khẩu: Trống

• Mã văn bản pháp luật khác: 1 2 3 4 5

• Miễn giảm/ Giảm/ Không chịu thuế xuất khẩu: Trống Đơn 6

• Mã quản lí riêng: 201PJ

• Mã phân loại tái xác nhận giá: Trống

• Mô tả hàng hoá: 100 (10x8) JA22-1#&Vải bạt đã tráng phủ loại: 10M x 8M; Màu: Orange; Định lượng: 100gr/m2; (khuy nhôm, luồn dây); #&VN

• Đơn giá hoá đơn: 23,60224 - USD - PCE

• Trị giá tính thuế (S): 193.217.377,536 VN

• Số lượng tính thuế: Trống

• Số tiền miễn giảm: Trống

• Trị giá tính thuế (M): Trống

• Đơn giá tính thuế: 536.714,9376 - VND - PCE

• Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Trống

• Danh mục miễn thuế xuất khẩu: Trống

• Mã văn bản pháp luật khác: 1 2 3 4 5

• Miễn giảm/ Giảm/ Không chịu thuế xuất khẩu: Trống

• Tờ khai hải quan được làm đúng form, đầy đủ những thông tin cần thiết: Tên cơ quan hải quan, số tờ khai, thông tin bên bán, thông tin bên mua, thông tin đơn hàng, địa điểm vận chuyển, giấy phép, thông báo hải quan và chi tiết về đơn hàng xuất khẩu, và ăn nhập với các thông tin có trong Hợp đồng và các chứng từ khác

• Trùng khớp thông tin với Vận đơn, Phiếu đóng gói hàng hoá, Hoá đơn thương mại.

• Cung cấp được Số tờ khai và Mã doanh nghiệp cùng những thông tin về doanh nghiệp khác để tiện lợi hơn trong việc chứng minh tính pháp lí của doanh nghiệp

• Tờ khai còn để trống nhiều chỗ, đặc biệt trong phần giá trị tiền mặt

• Đôi chỗ vẫn còn có xuất hiện 2 loại tiền, chưa thống nhất về cùng 1 kiểu

QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Tổng quan về quá trình sản xuất hàng hóa

- Nguyên liệu: Bắt đầu quy trình bằng việc chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết, bao gồm các loại sợi và hợp chất để tạo ra vải bạt.

- Trộn: Nguyên liệu được trộn lại với nhau để tạo thành một hỗn hợp thích hợp, đảm bảo tính đồng nhất của vật liệu.

- Máy đùn: Hỗn hợp từ bước trước được đưa vào máy đùn để tạo ra các hạt nhựa nhiệt đun.

- Máy cuốn sợi: Hạt nhựa nhiệt đun được đưa vào máy cuốn sợi để tạo thành các sợi nhựa dài.

- Máy dệt: Các sợi nhựa được sử dụng để dệt thành một cuộn vải cơ bản.

- Máy tráng phủ: Cuộn vải cơ bản được đưa vào máy tráng phủ, nơi lớp phủ bề mặt chất lỏng được áp dụng lên vải.

- Máy dán bạt: Sau khi lớp tráng phủ đã khô, vải được đưa vào máy dán bạt để làm cho lớp tráng phủ bám chặt vào vải.

- Máy cắt: Vải được cắt thành các cuộn hoặc tấm nhỏ theo kích thước và yêu cầu cụ thể.

- Máy dán mép: Các mép của tấm vải được dán để tăng tính chắc chắn và ngăn nước và bụi bẩn xâm nhập.

- Máy dập khuy: Quá trình dập khuy và bổ sung các phụ kiện lên vải bạt.

- Kiểm tra chất lượng: Tấm vải bạt được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn và không có lỗi nào.

- Đóng gói: Cuối cùng, sản phẩm vải bạt đã tráng phủ được đóng gói cẩn thận để chuẩn bị cho việc vận chuyển.

Xin phép xuất khẩu, C/O

Giấy phép xuất khẩu là một loại giấy tờ pháp lý được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là bộ và các cơ quan ngang bộ Mục đích của việc xin giấy phép xuất khẩu gồm có cho phép mặt hàng nhất định được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước đó, đảm bảo độ an toàn cũng như chất lượng của mặt hàng đó từ đó tính toán và xem xét rủi ro.Trên thực tế, không phải tất cả các mặt hàng đều cần giấy phép xuất khẩu mà sẽ phải tùy thuộc vào những quy định của pháp luật Việt Nam.

Xem xét bộ chứng từ của hợp đồng, cụ thể là trong “Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan)”, mặt hàng vải bạt được tráng phủ có mã số HS là 3926 – Các sản phẩm bằng plastic và các sản phẩm bằng các vật liệu khác của các nhóm từ 39.01 đến 39.14 Dựa trên những chính sách được áp dụng, vải bạt được tráng phủ không vi phạm vào danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và các hàng hóa được quy định trong nghị định 187/ NĐ-CP /2013, vì vậy việc xin giấy phép xuất khẩu là không bắt buộc, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu.

C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ CO tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.

C/O theo thông thường được phân loại theo 2 cách sau: ü C/O cấp trực tiếp: C/O được ấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu ü C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ

C/O thuộc bộ chứng từ của hợp đồng giữa công ty A và công ty B xác định được các nội dung như sau: ü Loại mẫu C/O: C/O mẫu A (cấp cho hàng xuất khẩu đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP) ü Tên, địa chỉ người nhập khẩu: Hendrik Andriessenlaan 5; 3055 WX

Rotterdam the Netherland ü Tên, địa chỉ người xuất khẩu: Công ty TNHH nhựa JM Việt Nam; Khu công nghiệp Đồng Lạng, Phú Ninh, Phú Thọ, Việt Nam ü Tiêu chí về vận tải: ú Tàu trung chuyển: Haian Bell 0201E ú Điểm xuất phát: Cảng Hải Phòng, Việt Nam ú Cảng đích: Rotterdam, Hà Lan

Incoterms

Hợp đồng xác định bên mua và bên bán đồng ý áp dụng điều kiện CIF, Incoterms

2020 cho giao dịch giữa 2 bên.

Về CIF, nó được hiểu là điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng Thông thường, điều kiện này được viết liền với một tên cảng biển nào đó bất kỳ.

Về cơ bản, CIF phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế.

Trong giao dịch giữa Công ty TNHH Nhựa JM Việt Nam và công ty JJP Trading,trách nhiệm các bên được xác định như sau:

Bên bán phải cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan tới vận đơn, hóa đơn thương mại cho bên mua theo đúng quy định

Bên bán chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng

Bên bán có trách nhiệm giao hàng lên tàu biển theo đúng những gì đã thỏa thuận giữa 2 bên

Bên bán chịu trách nhiệm cuối cùng khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng

Bên mua có trách nhiệm thanh toán chi phí như hợp đồng đã thỏa thuận khi nhận được hàng

Bên mua có trách nhiệm nhận hàng được giao từ cảng đến

Bên mua chịu hoàn toàn rủi ro về thiệt hại, hư hỏng, mất mát hàng hóa ngay tại thời điểm hàng được xếp dỡ lên tàu thuyềnBên mua chịu mọi chi phí liên quan tới hàng hóa phát sinh ngay tại thời điểm hàng hóa được giao lên tàu

Chuẩn bị hàng hóa

Bên bán – Công ty TNHH Nhựa JM Việt Nam tiến hành thực hiện các bước chuẩn bị hàng hóa của họ tại cảng sau khi đã kiểm tra xác nhận thanh toán của bên mua – Công ty JJP Trading Bên bán thực hiện đóng gói một cách cẩn thận và an toàn nhằm bảo đảm rằng sản phẩm của họ không bị hỏng hóc hoặc hư hại trong quá trình vận chuyển Các sản phẩm được gắn nhãn phù hợp với thông tin vận chuyển chi tiết.

Phiếu đóng gói được lập đã thể hiện được về danh sách sản phẩm đồng thời với số lượng, kích thước và trọng lượng của các sản phẩm đó Bên bán liên hệ với công ty vận chuyển hoặc hãng tàu để sắp xếp việc vận chuyển sản phẩm từ cơ sở của họ đến cảng xuất khẩu và đăng ký số lô hàng để theo dõi chúng Bên bán tiến hành kiểm tra các quy định cụ thể của cảng xuất khẩu và lập kế hoạch xếp hàng trên tàu một cách an toàn và hiệu quả Cuối cùng, trước khi gửi đi, họ thực hiện một kiểm tra cuối cùng để đảm bảo rằng sản phẩm không bị hỏng hoặc hư hại trong quá trình xếp hàng.

Thanh toán

Phương thức thanh toán được thỏa thuận để sử dụng ghi trong hợp đồng là thanh toán chuyển tiền T/T Phương thức này được hiểu đơn giản là phương thức theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền (Điện Swift/telex) trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền.

Cụ thể về vai trò các bên tham gia trong phương thức thanh toán T/T:

• Người chuyển tiền (Remitter): Người yêu cầu ngân hàng thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài

• Người thụ hưởng (Beneficiary): Người nhận số tiền chuyển đến thông qua ngân hàng

• Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Ngân hàng chuyển tiền đi theo yêu cầu của người chuyển tiền

• Ngân hàng thanh toán (Paying bank): Ngân hàng nhận tiền từ ngân hàng nước ngoài và thực hiện trả tiền cho người thụ hưởng theo đúng yêu cầu của người chuyển tiền

*) Ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên trung gian nhận tiền và chuyển tiền đến người nhận theo đúng yêu cầu

Quy trình thanh toán T/T (xét trong hợp đồng):

• Bước 1 : Bên bán – Công ty TNHH Nhựa JM Việt Nam thực hiện việc đóng hàng, giao hàng kèm theo bộ chứng từ cần thiết cho bên mua – Công ty JJP Trading Bên bán tiến hành kiểm tra tính xác thực về các thông tin liên quan đến đơn hàng cũng như độ tin cậy và chính xác của bộ chứng từ.

• Bước 2 : Sau khi đã gửi hàng và chứng từ, bên mua – Công ty JJP Trading - tiến hành viết lệnh chuyển tiền đồng thời gửi hồ sơ kèm theo bộ chứng từ đến ngân hàng và yêu cầu chuyển tiền cho bên bán – Công ty TNHH Nhựa JM Việt Nam Bên mua quyết định lựa chọn phương thức chuyển tiền trả trước Theo đó, bên mua đã chuẩn bị hồ sơ bao gồm: lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương Sau khi đã nhận được hàng, bên mua thực hiện việc bổ sung thêm cho ngân hàng tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại.

• Bước 3 : Ngân hàng sau khi nhận đầy đủ các giầy tờ quan trọng và cần thiết từ bên mua đã tiến hành trích tiền cho bên bán đồng thời gửi giấy báo nợ cho bên này.

• Bước 4 : Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền và báo cáo cho bên xuất khẩu

Quy trình thành toán T/T hoàn thành

Thuê phương tiện vận tải

Điều kiện giao hàng sử dụng trong hợp đồng là CIF, tức là bên Bán (công ty TNHH JM Plastics Việt Nam) chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa và cung cấp chứng từ bảo hiểm cho bên Mua (công ty JJP Trading) Hàng hóa và rủi ro được chuyển giao cho người mua khi người bán giao hàng cho đơn vị vận chuyển do người bán chỉ định, người bán hoàn thành nghĩa vụ tại cảng bốc hàng.

Cụ thể với bản hợp đồng này, hai công ty thỏa thuận giao hàng theo CIF ROTTERDAM, NETHERLANDS (INCOTERMS 2020) vì vậy người bán phải thuê phương tiện vận tải, ở đây là thuê tàu, chở hàng tới cảng Rotterdam, Hà Lan.

Theo vận đơn đường biển số HPHE39462200, với người giao là công ty JMPLASTICS VIETNAM CO., LTD và người nhận là công ty JJP TRADING, tàu vận chuyển HAIAN BELL V.0201E xuất phát từ cảng Hải Phòng, ngày 27/03/2022, hướng tới cảng Rotterdam Các thông tin trên Bill of Lading trùng khớp với thông tin trong hợp đồng và các giấy tờ, chứng từ có liên quan.

Mua bảo hiểm

Theo điều kiện CIF, bên bán là công ty TNHH JM Plastics Việt Nam có trách nhiệm mua bảo hiểm đối với hàng hóa Sau khi có xác nhận thuê tàu bên bán cần chủ động cung cấp các thông tin cần thiết như tên công ty, tên tàu vận chuyển, ngày chuyển hàng, cảng bốc hàng, số hợp đồng ngoại thương cho công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng Bên bán sẽ được nhận bản nháp từ công ty bảo hiểm để xác nhận xem thông tin đã chính xác hay chưa Khi tàu khởi hành, bên bán cần báo lại với công ty bảo hiểm để nhận về bảo hiểm bản gốc. Ở đây, bên bán cần bổ sung các ghi chú rõ ràng về bảo hiểm, cũng như gửi cho bên mua giấy tờ liên quan đến bảo hiểm Hoặc để chủ động hơn, bên mua có thể đề nghị về vấn đề này.

Thông quan xuất khẩu

Trước khi thông quan, doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra các chính sách của Nhà nước về quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu cũng như chính sách về thuế Ở đây, mặt hàng vải bạt không thuộc danh mục cấm hay hạn chế xuất nhập khẩu, không bị áp thuế.

Quá trình thông quan gồm 3 bước: chuẩn bị khai báo, làm thủ tục, thông quan và thanh lý tờ khai.

3.8.1 Chuẩn bị hồ sơ tiến hành mở tờ khai

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, bên bán tiến hành khai các thông tin hàng hóa như tờ khai yêu cầu và truyền tờ khai hải quan, chờ kết quả phân luồng.

3.8.2 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan

Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hàng hóa để quyết định hàng hóa này có được thông quan hay không Mặt hàng trong hợp đồng thuộc luồng 1 - luồng xanh nên được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ cũng như miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

3.8.3 Thông quan và thanh lý tờ khai

Công ty TNHH JM Plastics Việt Nam nộp lại tờ khai cùng tờ mã vạch cho hãng tàu, xác thực xuất khẩu với hải quan giám sát khi hàng đã lên tàu, công ty thực hiện đầy đủ và có giấy tờ xác nhận.

Giao hàng

Bên bán sau khi thuê phương tiện vận chuyển, thông báo thời gian làm hàng, tới ngày đã quy định cần đưa hàng ra cảng, giám sát quá trình bốc hàng và nhận lại vận đơn, tiến hàng làm thủ tục cho quá trình thanh toán.

Bộ chứng từ bao thanh toán bao gồm:

3.9.1 Vận đơn (Bill of Lading)

Bên bán cần gửi các giấy tờ khai báo các thông tin sau để xác nhận đã giao hàng lên tàu:

• Mã số hóa đơn thương mại

• Tên nhà xuất khẩu (Shipper/Exporter), người nhận hàng (Consignee) và tên người nhận thông báo hàng đến (Notify party)

• Tên tàu/mã hiệu (Ocean Vessel / Voyage / Flag)

• Nơi nhận hàng (Place of receipt)

• Nơi giao hàng (Place of delivery)

• Cảng xếp hàng (Port of loading)

• Cảng dỡ hàng (Port of discharge)

• Số container – Seal (Container no – seal no.)

• Số lượng và loại kiện hàng

• Mô tả hàng hóa (Description of Packages and Goods)

• Trọng lượng và số khối (Gross weight - Measurement)

• Điều khoản thanh toán cước phí (Freight & Charges): Trả trước hay trả sau

3.9.2 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)

3.9.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

3.9.4 Phiếu đóng gói (Packing list)

Dựa vào phiếu đóng gói người bán chứng minh được hàng hóa được giao với số lượng của từng chủng loại là bao nhiêu, chi tiết đóng gói như thế nào Đây là chứng từ bắt buộc phải có trong bộ chứng từ Phía cuối Packing list cần có đầy đủ chữ kí, con dấu của bên xuất khẩu để đảm bảo tính xác thực.

Khiếu nại, giải quyết khiếu nại (nếu có)

Khi bên mua nhận hàng hóa và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đạt yêu cầu thì coi như kết thúc việc tổ chức xuất nhập khẩu hàng hóa Tuy nhiên, khi một bên bị coi là có lỗi trong quá trình thực hiện hợp đồng, những phát sinh như thiếu hàng, hàng hóa bị hỏng hay cần thay thế thì bên có quyền lợi bị ảnh hưởng được quyền khiếu nại.

3.10.1 Đối với người khiếu nại, nghiệp vụ khiếu nại diễn ra như sau: ỉ Xỏc minh và kiểm tra những phỏt sinh về hàng húa ỉ Giỏm định tổn thất và gửi hồ sơ đỳng thời hạn khiếu nại, gồm:

•Đơn khiếu nại với nội dung gồm: cơ sở khiếu nại và yêu cầu của bên khiếu nại.

•Biên bản của cơ quan bảo hiểm

•Giấy chứng nhận số lượng/xuất xứ/chất lượng

•Biên bản giao hàng với cảng

•Chứng từ khác ỉ Thảo luận với bờn bỏn để tỡm ra giải phỏp xử lý và khắc phục trờn tinh thần bỡnh đẳng, thiện chí giữa các thương nhân. ỉ Ký xỏc nhận cỏc thỏa ước, phụ lục, giỏm sỏt việc xử lý sự cố từ bờn cung cấp. ỉ Thanh lý hợp đồng.

3.10.2 Đối với người bị khiếu nại:

Khi bị khiếu nại, bên bán (xuất khẩu) thực hiện các công việc sau:

- Nghiên cứu hồ sơ khiếu nại để xác định rõ lý do khiếu nại, mức độ thiệt hại, giá trị bị khiếu nại

-Nhanh chóng phản hồi khiếu nại trên tinh thần nghiêm túc, thận trọng, giải quyết sự việc có thiện chí

Trong trường hợp giải quyết khiếu nại bằng con đường thương lượng không thành công, hai bên có thể đưa nhau ra trọng tài phân xử Với tình huống này, bên xuất khẩu cần:

-Nghiên cứu kĩ đơn kiện

- Thuê luật sư, lựa chọn trọng tài: Tùy thuộc hợp đồng quy định lựa chọn trọng tài vụ việc hay trọng tài quy chế Nếu hợp đồng không quy định, hai bên thỏa thuận với nhau về tổ chức trọng tài (nếu là trọng tài quy chế) hoặc cách thức chọn trọng tài (nếu là trọng tài vụ việc)

-Chuẩn bị đầy đủ chứng cứ

-Tạo mọi điều kiện để luật sư, trọng tài viên thu thập chứng cứ

-Cử người tham gia tranh luận tại trọng tài, tòa án

-Chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết

Phán quyết cuối cùng của trọng tài, hai bên cần nghiêm chỉnh chấp hành, và phí trọng tài do bên thua kiện đứng ra chịu.

Ngày đăng: 03/06/2024, 18:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Giao dịch Thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương, PGS.TS. Phạm Duy Liên, Nhà xuất bản Thống Kê, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao dịch Thương mại quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
4. EFY-eCONTRACT (2021). Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào?. Từ https://econtract.efy.com.vn/hddt/dieu-khoan-bat-kha-khang-trong-hop-dong-nen-ghi-nhu-the-nao.html. Truy cập lần cuối ngày 20/9/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghinhư thế nào
Tác giả: EFY-eCONTRACT
Năm: 2021
5. Th.S Phan Thị Thương Thương (2022). Tờ khai hải quan là gì? Cách truyền tờ khai hải quan trên phần mềm Vnaccs. Từ: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/to-khai-hai-quan-la-gi-cach-truyen-to-khai-hai-quan-tren-phan-mem-vnaccs.html.Truy cập lần cuối ngày 20/09/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ khai hải quan là gì? Cách truyền tờkhai hải quan trên phần mềm Vnaccs
Tác giả: Th.S Phan Thị Thương Thương
Năm: 2022
6. ND Group, Tờ khai hải quan là gì? Cách ghi và những điều cần biết. Từ https://ndgroup.vn/tin-tuc/to-khai-hai-quan-la-gi-cach-ghi-va-nhung-dieu-can-biet.Truy cập lần cuối ngày 21/09/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ khai hải quan là gì? Cách ghi và những điều cần biết
7. ThS. Nguyễn Huy Hòa (2022). Vận đơn là gì? Những thông tin liên quan đến vận đơn trong xuất nhập khẩu. Từ https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/van-don-la-gi-tat-ca-nhung-van-de-lien-quan-den-van-don.html. Truy cập lần cuối ngày 22/09/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận đơn là gì? Những thông tin liên quan đến vậnđơn trong xuất nhập khẩu
Tác giả: ThS. Nguyễn Huy Hòa
Năm: 2022

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w