1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY TNHH NEW ADVANCED ELECTRONICS TECHNOLOGIES (VIỆT NAM) VÀ CÔNG TY GOLDEN DRAGON VENTURE (SINGAPORE) VÀ TÁI HIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

71 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA QUỐC TẾ 3 1.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Đặc điểm 3 1.1.2.1. Về chủ thể 3 1.1.2.2. Đối tượng 3 1.1.2.3. Đồng tiền thanh toán 3 1.1.2.4. Nguồn luật điều chỉnh 4 1.1.3. Nội dung 4 1.1.4. Điều kiện hiệu lực 4 1.2. Tổng quan về hợp đồng giữa hai công ty 5 1.2.1 Chủ thể hợp đồng 5 1.2.2. Đối tượng hợp đồng 6 1.2.3. Hình thức hợp đồng 6 1.2.4. Nội dung hợp đồng 6 1.3. Phân tích, đánh giá và đề xuất về các điều khoản trong hợp đồng 6 1.3.1. Điều khoản hàng hoá 6 1.3.1.1. Tên hàng hoá 6 1.3.1.2. Mô tả kích thước (đơn vị đo: cm - xen-ti-mét) 7 1.3.1.3. Số lượng (đơn vị: set) 7 1.3.1.4. Khối lượng (đơn vị đo: KGS - kilograms) 8 1.3.1.5. Giá cả 8 1.3.2. Điều khoản thanh toán 9 1.3.3. Điều khoản giao hàng 11 1.3.4. Điều khoản trọng tài 12 1.3.5. Đề xuất điều khoản bổ sung 13 1.4. Viết lại hợp đồng 14 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN 19 2.1. Hóa đơn thương mại 19 2.1.1. Cơ sở lý thuyết 19 2.1.1.1. Khái niệm 19 2.1.1.2. Chức năng 19 2.1.1.3. Phân loại 19 2.1.1.4. Hình thức 20 2.1.1.5. Nội dung cơ bản 21 2.1.2. Phân tích hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ 22 2.2. Vận đơn 23 2.2.1. Cơ sở lý thuyết 23 2.2.1.1. Khái niệm 23 2.2.1.2. Chức năng 24 2.2.1.3. Phân loại 24 2.2.1.4. Nội dung cơ bản 26 2.2.2. Phân tích vận đơn trong bộ chứng từ 27 2.3. Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan 28 2.3.1. Cơ sở lý thuyết 28 2.3.2. Phân tích danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan 29 2.4. Lệnh giao hàng 29 2.4.1. Cơ sở lý thuyết 29 2.4.1.1. Khái niệm 29 2.4.1.2. Phân loại 30 2.4.1.3. Chứng từ cần chuẩn bị để lấy D/O 30 2.4.1.4. Một số trường hợp lưu ý khi làm D/O 31 2.4.2. Phân tích lệnh giao hàng trong bộ chứng từ 32 2.5. Tờ khai hải quan 34 2.5.1. Cơ sở lý thuyết 34 2.5.1.1. Khái niệm 34 2.5.1.2. Chức năng 34 2.5.1.3. Các bước làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu 34 2.5.2 Phân tích nội dung tờ khai hải quan trong bộ chứng từ 36 2.6. Giấy báo hàng đến 43 CHƯƠNG III. TÁI HIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA HAI CÔNG TY 45 3.1. Xin giấy phép nhập khẩu 45 3.2. Thủ tục thanh toán T/T 46 3.3. Thuê phương tiện vận tải 47 3.4. Mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu 47 3.5. Quy trình giao nhận hàng hóa 48 3.6. Làm thủ tục thông quan 49 3.7. Giám định hàng hóa 52 3.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có) 53 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 56 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa quốc tế đang là xu thế của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình phát triển nền kinh tế đất nước. Việc mở rộng kết nối, hợp tác và ký kết các hiệp định thương mại tự do, các quốc gia có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường mới tiềm năng, khai thác được các lợi ích kinh tế, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và đuổi kịp được các tiến bộ khoa học của thời đại. Đặc biệt đối với Việt Nam, việc tham gia hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện giúp đất nước phát triển nhanh chóng và thích nghi với sự phát triển toàn cầu. Bởi vậy, giao dịch thương mại quốc tế là tất yếu, việc các quốc gia trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tài nguyên qua biên giới không chỉ mang lại lợi ích cho từng quốc gia mà còn có những ảnh hưởng tích cực đối với toàn bộ kinh tế thế giới và cuộc sống của con người. Bằng cách mở cửa giao dịch với nhiều đối tác, sự đa dạng trong giao dịch thương mại giúp giảm thiểu rủi ro và nguy cơ khủng hoảng kinh tế trước sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trong quá trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hoá là một nhân tố quan trọng trong việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của đôi bên khi giao kết hợp đồng. Các điều khoản chi tiết về hàng hóa cũng như các chế tài áp dụng nên được quy định cụ thể trong hợp đồng để trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nó là cơ sở pháp lý quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích hợp đồng xuất nhập khẩu máy phát điện giữa công ty TNHH New Advanced Electronics Technologies (Việt Nam) và công ty Golden Dragon Venture LTD (Singapore) và tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng”. Với vốn kiến thức được ThS Nguyễn Cương cung cấp trong bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế và các tài liệu tham khảo, nhóm chúng em sẽ phân tích bài tiểu luận dựa trên ba nội dung chính: ●Chương I: Tổng quan về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. ●Chương II: Phân tích bộ chứng từ liên quan. 1 ●Chương III: Tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng. Do kiến thức và khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận của chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của ThS Nguyễn Cương để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.1.1. Khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; Bên Mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. 1.1.2. Đặc điểm 1.1.2.1. Về chủ thể Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các cá nhân hoặc pháp nhân được có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau hoặc khu vực có hải quan riêng dưới vai trò là người bán và người mua. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. (Vũ, 2009) 1.1.2.2. Đối tượng Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được phép xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Thông thường đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế là hàng hóa chuyển qua biên giới của quốc gia; tuy nhiên, nhiều trường hợp hàng hóa qua biên giới hải quan quốc gia vẫn được xem là hoạt động mua bán quốc tế, ví dụ như hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, kho bảo thuế, kho ngoại quan. 1.1.2.3. Đồng tiền thanh toán Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ của ít nhất một bên. Tuy nhiên, hai bên cá thể có thể sử dụng đồng tiền thanh toán chung cho cả hai bên thay vì sử dụng ngoại tệ. Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là phải dùng đồng tiền Việt Nam. 3 1.1.2.4. Nguồn luật điều chỉnh Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Các nguồn luật điều chỉnh có thể là điều ước thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia hay các án lệ, tiền lệ xét xử. Các chủ thể trong hợp đồng được phép tự thỏa thuận và lựa chọn nguồn luật điều chỉnh cho hợp đồng. 1.1.3. Nội dung Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Ngoài ra, một hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường thường bao gồm: các bên tham gia hợp đồng, thông tin hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận hàng, các điều khoản, các hình thức đảm bảo hợp đồng, thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý và lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng. 1.1.4. Điều kiện hiệu lực -Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Cụ thể, chủ thể phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế. -Đối tượng: Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán và xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. -Nội dung: Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định. Luật thương mại Việt Nam không yêu cầu bắt buộc các nội dung phải có trong hợp đồng. Công ước Viên quy định trong một chào hàng hợp pháp (để cấu thành hợp đồng) cần có ba yếu tố: loại hàng, giá cả, số lượng. -Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương phải hợp pháp. Theo Luật thương mại Việt Nam, hình thức của hợp đồng phải là văn bản hoặc các hình thức tương đương văn bản. Theo một số nguồn luật khác, hình thức hợp pháp của văn bản có thể dưới dạng lời nói, văn bản hoặc tương đương văn bản. 4 1.2. Tổng quan về hợp đồng giữa hai công ty 1.2.1 Chủ thể hợp đồng -Bên mua: Công ty TNHH NEW ADVANCED ELECTRONICS TECHNOLOGIES (Việt Nam) ●Tên giao dịch trong hợp đồng: NEW ADVANCED ELECTRONICS TECHNOLOGIES CO.,LTD ●Địa chỉ: Lô CN2-3, Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng), Xã Yên Trung, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam ●Mã số thuế: 2301108949 -Bên bán: Công ty TNHH GOLDEN DRAGON VENTURE ●Tên giao dịch trong hợp đồng: GOLDEN DRAGON VENTURE LTD ●Địa chỉ: Số 10 đường Anson #33-04A International Plaza 079903, Singapore ●Điện thoại: +65-62254336 -Bên xuất hàng: Công ty TNHH FUJIAN EVERSTRONG LEGA POWER EQUIPMENTS ●Tên giao dịch trong hợp đồng ●Địa chỉ: Khu công nghiệp Hồng quang, thị trấn Dương Hạ, thành phố Phúc Thanh, Phúc Kiến, Trung Quốc ●Mã số thuế: 91350100793784801K Nhận xét: -Ưu điểm: ●Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 13 CP/2013 về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. ●Các chủ thể ký kết hợp đồng có đầy thẩm quyền đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hoàn toàn hợp lệ và đầy đủ tư cách pháp lý pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên mua) và Trung Quốc (bên bán và bên xuất hàng) -Nhược điểm: 5 ●Bên xuất hàng chưa có đầy đủ thông tin liên lạc (số điện thoại, email, số fax) điều này có thể gây khó khăn cho bên mua khi cần trao đổi cụ thể hoặc liên hệ trực tiếp thông qua thông tin ghi trên hợp đồng. 1.2.2. Đối tượng hợp đồng Máy phát điện Cummins loại mở chạy dầu diesel. Số lượng là 01 máy, đơn giá: 175.000 USD Nhận xét: -Mặt hàng trên thuộc đối tượng được phép xuất nhập khẩu ở cả hai nước nên đối tượng của hợp đồng hợp pháp. -Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diện xuất nhập khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và được xuất khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2.3. Hình thức hợp đồng Hợp đồng được ký kết bằng văn bản theo phương thức truyền thống, có đóng dấu đỏ. Nhìn chung, hợp đồng được trình bày tương đối đầy đủ, phù hơp bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung. Các mục được chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho hai bên. 1.2.4. Nội dung hợp đồng Các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng gồm các điều kiện thương mại, thời gian giao hàng, nguồn gốc xuất xứ máy móc và cách giải quyết tranh chấp hợp đồng. Các điều khoản, điều kiện đáp ứng yêu cầu về pháp luật. 1.3. Phân tích, đánh giá và đề xuất về các điều khoản trong hợp đồng 1.3.1. Điều khoản hàng hoá 1.3.1.1. Tên hàng hoá Tại bản hợp đồng này đã diễn đạt tên hàng bằng cách kết hợp: Ghi tên hàng (máy phát điện) kèm theo nhãn hiệu (Cummi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -TIỂU LUẬN

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TYTNHH NEW ADVANCED ELECTRONICS TECHNOLOGIES (VIỆTNAM) VÀ CÔNG TY GOLDEN DRAGON VENTURE (SINGAPORE)

VÀ TÁI HIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀITẬP NHÓM Nhóm 2 - Lớp: TMA

H và tênọ và tênMã sinh viênPhân công công vi cệcĐánh giá m cứcđ hoàn thànhộ hoàn thành

Trang 3

1.1.2.3 Đồng tiền thanh toán 3

1.1.2.4 Nguồn luật điều chỉnh 4

1.1.3 Nội dung 4

1.1.4 Điều kiện hiệu lực 4

1.2 Tổng quan về hợp đồng giữa hai công ty 5

1.2.1 Chủ thể hợp đồng 5

1.2.2 Đối tượng hợp đồng 6

1.2.3 Hình thức hợp đồng 6

1.2.4 Nội dung hợp đồng 6

1.3 Phân tích, đánh giá và đề xuất về các điều khoản trong hợp đồng 6

1.3.1 Điều khoản hàng hoá 6

1.3.1.1 Tên hàng hoá 6

1.3.1.2 Mô tả kích thước (đơn vị đo: cm - xen-ti-mét) 7

1.3.1.3 Số lượng (đơn vị: set) 7

1.3.1.4 Khối lượng (đơn vị đo: KGS - kilograms) 8

1.3.1.5 Giá cả 8

1.3.2 Điều khoản thanh toán 9

1.3.3 Điều khoản giao hàng 11

1.3.4 Điều khoản trọng tài 12

1.3.5 Đề xuất điều khoản bổ sung 13

1.4 Viết lại hợp đồng 14

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN 19

2.1 Hóa đơn thương mại 19

2.1.1 Cơ sở lý thuyết 19

2.1.1.1 Khái niệm 19

2.1.1.2 Chức năng 19

2.1.1.3 Phân loại 19

Trang 4

2.1.1.5 Nội dung cơ bản 21

2.1.2 Phân tích hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ 22

2.2.1.4 Nội dung cơ bản 26

2.2.2 Phân tích vận đơn trong bộ chứng từ 27

2.3 Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan 28

2.4.1.3 Chứng từ cần chuẩn bị để lấy D/O 30

2.4.1.4 Một số trường hợp lưu ý khi làm D/O 31

2.4.2 Phân tích lệnh giao hàng trong bộ chứng từ 32

2.5 Tờ khai hải quan 34

2.5.1 Cơ sở lý thuyết 34

2.5.1.1 Khái niệm 34

2.5.1.2 Chức năng 34

2.5.1.3 Các bước làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu 34

2.5.2 Phân tích nội dung tờ khai hải quan trong bộ chứng từ 36

3.3 Thuê phương tiện vận tải 47

3.4 Mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu 47

3.5 Quy trình giao nhận hàng hóa 48

3.6 Làm thủ tục thông quan 49

Trang 5

3.8 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có) 53

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 56

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa quốc tế đang là xu thế của hầu hết cácquốc gia trên thế giới, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình phát triển nền kinh tế đất nước Việc mở rộng kết nối, hợp tác và ký kết các hiệp định thương mại tự do, các quốc gia có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường mới tiềm năng, khai thác được các lợi ích kinh tế, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả vàđuổi kịp được các tiến bộ khoa học của thời đại Đặc biệt đối với Việt Nam, việc tham gia hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện giúp đất nước phát triển nhanh chóng và thích nghi với sự phát triển toàn cầu.

Bởi vậy, giao dịch thương mại quốc tế là tất yếu, việc các quốc gia trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tài nguyên qua biên giới không chỉ mang lại lợi ích cho từng quốc gia mà còn có những ảnh hưởng tích cực đối với toàn bộ kinh tế thế giới và cuộc sống của con người Bằng cách mở cửa giao dịch với nhiều đối tác, sự đa dạng trong giao dịch thương mại giúp giảm thiểu rủi ro và nguy cơ khủng hoảng kinh tế trước sự biến đổi không ngừng của xã hội.

Trong quá trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hoá là một nhân tố quan trọng trong việc xác định rõ quyền vànghĩa vụ của đôi bên khi giao kết hợp đồng Các điều khoản chi tiết về hàng hóa cũng như các chế tài áp dụng nên được quy định cụ thể trong hợp đồng để trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nó là cơ sở pháp lý quan trọng giúp bảo vệ quyền lợicủa các bên liên quan.

Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích hợp đồng xuất nhập khẩu máy phát điện giữa công ty TNHH New Advanced Electronics Technologies (Việt Nam) và công ty Golden Dragon Venture LTD (Singapore) và tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng” Với vốn kiến thức được ThS NguyễnCương cung cấp trong bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế và các tài liệu tham

khảo, nhóm chúng em sẽ phân tích bài tiểu luận dựa trên ba nội dung chính:

● Chương I: Tổng quan về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa.● Chương II: Phân tích bộ chứng từ liên quan.

Trang 7

● Chương III: Tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng.

Do kiến thức và khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận của chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận

được sự góp ý của ThS Nguyễn Cương để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 8

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1 Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1 Khái niệm

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bênxuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; Bên Mua có nghĩa vụ thanhtoán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

1.1.2 Đặc điểm

1.1.2.1 Về chủ thể

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các cá nhân hoặc phápnhân được có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau hoặc khu vực có hải quan riêng dưới vai trò là người bán và người mua Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại (Vũ, 2009)

1.1.2.2 Đối tượng

Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được phép xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật Thông thường đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế là hàng hóa chuyển qua biên giới của quốc gia; tuy nhiên, nhiều trường hợp hàng hóa qua biên giới hải quan quốc gia vẫn được xem là hoạt động mua bán quốc tế, ví dụ như hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, kho bảo thuế, kho ngoại quan.

1.1.2.3 Đồng tiền thanh toán

Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ của ít nhấtmột bên Tuy nhiên, hai bên cá thể có thể sử dụng đồng tiền thanh toán chung cho cả hai bên thay vì sử dụng ngoại tệ Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là phải dùng đồng tiền Việt Nam.

Trang 9

1.1.2.4 Nguồn luật điều chỉnh

Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp Các nguồn luật điều chỉnh có thể là điều ước thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia hay các án lệ, tiền lệ xét xử Các chủthể trong hợp đồng được phép tự thỏa thuận và lựa chọn nguồn luật điều chỉnh cho hợp đồng.

1.1.3 Nội dung

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏathuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa Ngoài ra, một hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường thườngbao gồm: các bên tham gia hợp đồng, thông tin hàng hoá, giá cả, phương thức thanhtoán, phương thức giao nhận hàng, các điều khoản, các hình thức đảm bảo hợp đồng, thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý và lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng.

1.1.4 Điều kiện hiệu lực

- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý Cụ thể, chủ thể phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế.

- Đối tượng: Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán và xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Nội dung: Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luậtpháp đã quy định Luật thương mại Việt Nam không yêu cầu bắt buộc các nội dungphải có trong hợp đồng Công ước Viên quy định trong một chào hàng hợp pháp(để cấu thành hợp đồng) cần có ba yếu tố: loại hàng, giá cả, số lượng.

- Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương phải hợp pháp TheoLuật thương mại Việt Nam, hình thức của hợp đồng phải là văn bản hoặc cáchình thức tương đương văn bản Theo một số nguồn luật khác, hình thức hợppháp của văn bản có thể dưới dạng lời nói, văn bản hoặc tương đương văn bản.

Trang 10

1.2 Tổng quan về hợp đồng giữa hai công ty

- Bên bán: Công ty TNHH GOLDEN DRAGON VENTURE

● Tên giao dịch trong hợp đồng: GOLDEN DRAGON VENTURE LTD

● Địa chỉ: Số 10 đường Anson #33-04A International Plaza 079903,Singapore

● Điện thoại: +65-62254336

- Bên xuất hàng: Công ty TNHH FUJIAN EVERSTRONG LEGAPOWER EQUIPMENTS

● Tên giao dịch trong hợp đồng

● Địa chỉ: Khu công nghiệp Hồng quang, thị trấn Dương Hạ, thành phố Phúc Thanh, Phúc Kiến, Trung Quốc

● Các chủ thể ký kết hợp đồng có đầy thẩm quyền đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hoàn toàn hợp lệ và đầy đủ tư cách pháp lý pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên mua) và Trung Quốc (bên bán và bên xuất hàng)

Trang 11

● Bên xuất hàng chưa có đầy đủ thông tin liên lạc (số điện thoại, email,số fax) điều này có thể gây khó khăn cho bên mua khi cần trao đổicụ thể hoặc liên hệ trực tiếp thông qua thông tin ghi trên hợp đồng.

1.2.3 Hình thức hợp đồng

Hợp đồng được ký kết bằng văn bản theo phương thức truyền thống, có đóngdấu đỏ Nhìn chung, hợp đồng được trình bày tương đối đầy đủ, phù hơp bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung Các mục được chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho hai bên.

1.2.4 Nội dung hợp đồng

Các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng gồm các điều kiện thương mại,thời gian giao hàng, nguồn gốc xuất xứ máy móc và cách giải quyết tranh chấphợp đồng Các điều khoản, điều kiện đáp ứng yêu cầu về pháp luật.

1.3 Phân tích, đánh giá và đề xuất về các điều khoản trong hợp đồng

1.3.1 Điều khoản hàng hoá

1.3.1.1 Tên hàng hoá

Tại bản hợp đồng này đã diễn đạt tên hàng bằng cách kết hợp: Ghi tên hàng(máy phát điện) kèm theo nhãn hiệu (Cummins) và nguyên liệu đầu vào (loại mởchạy dầu diesel).

Trang 12

Tên hàng hoá: Máy phát điện Cummins loại mở chạy dầu diesel

Tại hoá đơn thương mại và vận đơn có ghi rõ thêm về mẫu mã và mã HS củahàng hoá:

- Mẫu: C-1675R5- Mã HS: 8502.13

Nhận xét:

Các mặt hàng này đều không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diệnxuất nhập khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và được xuấtkhẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

1.3.1.2 Mô tả kích thước (đơn vị đo: cm - xen-ti-mét)

- Chiều dài: 573 cm- Chiều rộng: 216 cm- Chiều cao: 255 cm

1.3.1.3 Số lượng (đơn vị: set)

- Trong hợp đồng nêu rõ số lượng máy phát điện Cummins loại mở chạy dầudiesel mà bên bán (Golden Dragon Venture Ltd) bán cho bên mua (NewAdvanced Electronics Technologies Co., Ltd) là 1 SET.

- Trong vận đơn đường biển do hãng tàu Cosco Shipping Lines cấp, 1 SETmáy phát điện Cummins loại mở chạy dầu diesel được chia ra làm 5 kiệnhàng để vận chuyển.

Trang 13

1.3.1.4 Khối lượng (đơn vị đo: KGS - kilograms)

- Phương pháp quy định giá: Giá thỏa thuận trong hợp đồng là giá cố định.Trong hợp đồng có ghi rõ đơn giá ứng với từng loại hàng hóa Với phươngpháp này, giá được xác định ngay trong khi đàm phán ký kết hợp đồng vàkhông thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng Điều kiện giao hàng làCIF HẢI PHÒNG PORT được dẫn chiếu trong điều khoản hợp đồng nên giáđược hiểu là giá tại cảng HẢI PHÒNG và là giá thành phẩm cộng với cướcphí, bảo hiểm và các chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng thông thường,an ninh vận tải, thuế quan, thuế xuất khẩu và các chi phí cần thiết khác đểđưa hàng hóa đến cảng quy định.

- Đơn giá cụ thể:

Tổng giá: 175,000 USDNhận xét và đề xuất:

- Đồng tiền tính giá là đồng tiền của nước thứ 3, không sử dụng đồng tiền nộitệ của người bán và người mua Đồng đô la Mỹ là đồng tiền mạnh, tự dochuyển đổi và có xu hướng ổn định về mặt giá trị Điều này giúp cho việcthanh toán được thuận tiện và dễ dàng.

- Tổng giá nên được thể hiện bằng cả chữ và số để tránh gây nhầm lẫn do sự khác biệt trong cách ghi số của Việt Nam và quốc tế Nên sửa lại như sau:

● Tổng giá bằng số: 175,000 USD

● Tổng giá bằng chữ: Một trăm bảy mươi lăm nghìn đô la Mỹ- Giá được hai bên thỏa thuận rõ ràng, cụ thể.

Trang 14

- Mức giá trong hợp đồng là mức giá cố định (mức giá các bên chốt khi ký hợpđồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng) Nhượcđiểm của phương pháp này là sẽ gặp rủi ro khi giá hàng hóa biến động saukhi ký hợp đồng.

- Điều kiện Incoterms được dẫn chiếu ở điều khoản giá: CIF Cảng Hải Phòng,Vietnam.

- Nên bổ sung địa điểm cảng cụ thể ở Hải Phòng thay vì chỉ nói chung chung cảng Hải Phòng.

1.3.2 Điều khoản thanh toán

- Đồng tiền thanh toán là đồng tiền trùng với đồng tiền tính giá hàng hoá, ởđây là đồng USD Việc sử dụng đồng USD giúp tạo sự tự do chuyển đổi vàthuận tiện cho việc thanh toán của các ngân hàng.

- Hợp đồng sử dụng phương thức thanh toán T/T (Telegraphic Transfer Remittance - Điện chuyển tiền).

TT (Telegraphic Transfer Remittance) là hình thức thanh toán đơngiản trong hợp đồng thương mại, trong đó người nhập khẩu ủy nhiệm chongân hàng trích tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho ngườixuất khẩu ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định Phươngthức thanh toán T/T hiện nay khá phổ biến bởi sự tiện lợi trong hoạt độngmua bán và thường phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, hai bên đốitác tin tưởng nhau và có thời gian mua bán lâu dài.

- Tổng giá trị thanh toán: 175,000 USD

- Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Mega International

- Địa chỉ ngân hàng: Số 1, đường Thượng Hải, thành phố Đấu Lục, huyện VânLâm, tỉnh Đài Loan

- Mã SWIFT: ICBCTWTP063

Trang 15

- Tên chủ tài khoản: Công ty TNHH Golden Dragon

- Địa chỉ: Số 10, đường Anson #33-04A International Plaza 079903, Singapore- Phương thức thanh toán: Gồm 3 lần thanh toán

Thời điểm thanh toánPhần trăm (%)Số tiền tương ứng

Sau khi ký hợp đồng 30% tiền đặt cọc 52,500 USDSau khi nhận được đầy đủ các chứng từ 60% 105,000 USDđể tiến hành làm thủ tục XNK phù hợp

Ưu điểm của phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện:

- Thủ tục thanh toán đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng.

- Chi phí cho phương thức thanh toán chuyển tiền tiết kiệm hơn so với thanh toán tín dụng chứng từ L/C.

- Các chứng từ hàng hóa không phải làm cẩn thận như thanh toán L/C.

- Trong phương thức chuyển tiền bằng điện, ngân hàng chỉ là trung gian thực hiệnviệc thanh toán theo ủy quyền để nhận hoa hồng theo phí thủ tục và hoàn

toàn không bị ràng buộc.

Trang 16

1.3.3 Điều khoản giao hàng

- Cảng bốc hàng: Phúc Châu, Trung Quốc- Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng

- Địa điểm giao hàng: huyện Yên Phòng, tỉnh Bắc Ninh- Phương tiện vận tải đường biển: DE SHENG 6 B289- Ngày bốc hàng: 04/12/2021

- Ngày tàu đến cảng dỡ hàng: 04/01/2022- Thời hạn hiệu lực: 11/06/2021

Nhận xét:

- Ưu điểm:

● Điều khoản đã xác định được rõ ràng cảng bốc và cảng dỡ hàng Việc quyđịnh rõ ràng các cảng bốc dỡ hàng hóa tạo điều kiện cho các bên kiểm tra,giám sát quá trình giao nhận hàng, tránh thất lạc.

● Điều khoản đã xác định ngày giao hàng đến cảng dỡ tại Cảng Hải Phòng là50 ngày kể từ khi nhận được 30% tiền cọc Thời hạn giữ container tại cảngtối đa là 7 ngày (đến ngày 11/01/2022)

● Điều khoản đã đề cập đến nghĩa vụ thông báo trước khi giao hàng của người xuất khẩu

Trang 17

● Chưa cụ thể hóa chi tiết thông tin địa điểm người mua nhận hàng từ ngườivận tải đến điểm (Delivery Point) vì Cảng Hải Phòng được chia thành 2terminal A và B, trong đó lại có nhiều điểm cập cảng khác nhau Việc khôngnêu chi tiết điểm dỡ hàng có thể khiến chi phí cước vận tải mà người bánchịu bị tăng lên nhiều.

- Bổ sung nội dung cho phép chuyển tải.

- Bổ sung nội dung thông báo giao hàng: Người bán phải thông báo cho ngườimua qua fax những thông tin sau trong vòng 03 ngày kể từ thời điểm giaohàng:

● Tình trạng giao hàng

● Số và ngày của vận đơn được cấp● Phiếu đóng gói

● Hóa đơn thương mại

● Thời gian dự kiến tàu cập cảng dỡ hàng● Chứng từ bảo hiểm

1.3.4 Điều khoản trọng tài

Hợp đồng ghi: “Điều 5: Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng: Khi có tranhchấp xảy ra hai bên sẽ cùng bàn bạc giải quyết trên nguyên tắc bình đẳng cùng cólợi, nếu bàn bạc không thể giải quyết tranh chấp, hai bên đồng ý đệ trình lên tòa ánhoặc toà trọng tài để giải quyết”

Nhận xét:

Trang 18

Hợp đồng này không đưa ra một trọng tài cụ thể mà ghi là “đệ trình lên toà ánhoặc toà trọng tài để giải quyết”, điều này có thể hiểu là bất kể người mua hay ngườibán đều sẽ được quyền giới thiệu và quyết định trọng tài nếu có phát sinh tranh chấp.

Việc chưa đưa ra một trọng tài cụ thể cho hợp đồng sẽ làm cho bên mua vàbên bán sẽ rất mất thời gian và dễ gây ra bất đồng lớn hơn bởi sau khi tranh chấpmới lựa chọn trọng tài thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề phát sinh khác Điều này còncho thấy hợp đồng này được soạn thảo khá sơ sài, và có vẻ hai bên xuất khẩu vànhập khẩu có khả năng xảy ra tranh chấp là không cao.

Đề xuất:

Hợp đồng có thể bổ sung thêm về trọng tài và các điều khoản được sử dụngnếu xảy ra tranh chấp như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợpnày sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bêncạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụngtrọng tài của Trung tâm này.”

1.3.5 Đề xuất điều khoản bổ sung

Ngoài ra, hợp đồng này mới chỉ thể hiện những điều khoản cơ bản như là về hàng

hoá, thanh toán, giao hàng và giải quyết tranh chấp, điều này khiến cho hợp đồngchưa có sự cụ thể và không đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia mua bánhàng hoá quốc tế Như vậy, chúng tôi đề xuất bổ sung một số các điều khoản vàohợp đồng nhập khẩu máy phát điện Cummins loại chạy dầu diesel như sau:

- Điều khoản bảo hiểm: Hợp đồng quy định tập quán thương mại được áp

dụng là Incoterms 2020, trong đó CIF là điều kiện giao nhận hàng hóa do haibên thỏa thuận Điều khoản nên bổ sung thêm về trách nhiệm và cách thứcbảo hiểm của bên bảo hiểm một cách rõ ràng, cụ thể để thuận lợi cho việcgiải quyết khi có rủi ro xảy ra.

- Điều khoản luật áp dụng: Cơ sở chọn luật áp dụng:

Trang 19

● Luật Quốc gia (nước người bán, nước người mua hoặc nước thứ ba):Thỏa thuận, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp, hợp đồngmẫu quy định.

● Điều ước, Công ước quốc tế: Thỏa thuận, có ít nhất một trong hai nước là thành viên.

● Tập quán thương mại quốc tế: Thỏa thuận, quyết định cơ quan giải quyết tranh chấp, hợp đồng mẫu.

- Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng:

● Theo Điều 300 Luật thương mại 2005 thì “Phạt vi phạm là việc bên bịvi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợpđồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận:”Tức là khi một bên khôngthực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên”

● Phạt: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mứcphạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồngnhưng quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301Luật Thương Mại 2005).

- Điều khoản bồi thường thiệt hại:

● Bên vi phạm phải chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với việc bồi thường.

● Có thể áp dụng đồng thời với chế tài phạt.

1 Bên mua: Công ty TNHH NEW ADVANCED ELECTRONICSTECHNOLOGIES (Việt Nam)

Trang 20

● Tên giao dịch trong hợp đồng: NEW ADVANCEDELECTRONICS TECHNOLOGIES CO.,LTD

● Địa chỉ: Lô CN2-3, Khu công nghiệp Yên Phong (khu mởrộng), Xã Yên Trung, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, Việt

● Mã số thuế: 2301108949

2 Bên bán: Công ty TNHH GOLDEN DRAGON VENTURE

● Tên giao dịch trong hợp đồng: GOLDEN DRAGONVENTURE LTD

● Địa chỉ: Số 10 đường Anson #33-04A International Plaza 079903, Singapore

● Điện thoại: +65-62254336

3 Bên xuất hàng: Công ty TNHH FUJIAN EVERSTRONG LEGAPOWER EQUIPMENTS

● Tên giao dịch trong hợp đồng

● Địa chỉ: Khu công nghiệp Hồng quang, thị trấn Dương Hạ, thành phố Phúc Thanh, Phúc Kiến, Trung Quốc● Mã số thuế: 91350100793784801K

● Điện thoại: +86 13822933119

Hôm nay ngày 20/10/2021, ba bên cùng thương lượng thống nhất và ký kếtnội dung hợp đồng này, cụ thể như sau:

1 Điều khoản hàng hóa

STT Tên hàng hóa Số lượng Đơn giá Tổng Mô tả(USD)

Trang 21

- Chiều rộng: 216 cm- Chiều cao: 255 cmTổng cộng: C.I.F tại Cảng Nam Hải Đình Vũ, Hải Phòng

2 Điều khoản thanh toán

- Đồng tiền tính giá: USD- Đơn vị tính giá: USD/ set

- Tổng giá trị thanh toán: 175,000 USD Bằng chữ: Một trăm bảy mươi lăm nghìn đô la Mỹ

- Phương thức thanh toán: T/T (Telegraphic Transfer Remittance – Điệnchuyển tiền).

- Thông tin thanh toán:

● Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Mega International● Địa chỉ ngân hàng: Số 1, đường Thượng Hải, thành phố Đấu

Lục, huyện Vân Lâm, tỉnh Đài Loan● Mã SWIFT: ICBCTWTP063

● Số tài khoản: 063-58-00667-0

● Tên chủ tài khoản: Công ty TNHH Golden Dragon

● Địa chỉ: Số 10, đường Anson #33-04A International Plaza 079903, Singapore

- Cách thức thanh toán:

● Sau khi ký hợp đồng: thanh toán 30% tiền đặt cọc

● Sau khi nhận được đầy đủ các chứng từ để tiến hành làm thủ tục XNK phù hợp với quy định: thanh toán 60% giá trị đơn hàng

● Sau khi vận hành thử máy móc xong: thanh toán 10% giá trị đơn hàng

3 Điều khoản giao hàng

- Điều kiện giao hàng: CIF HAI PHONG, VIET NAM (Incoterms 2020)

Trang 22

- Cảng bốc hàng: Phúc Châu, Trung Quốc- Cảng dỡ hàng: sà lan số Cảng Hải Phòng

- Địa điểm giao hàng: huyện Yên Phòng, tỉnh Bắc Ninh- Phương tiện vận tải đường biển: DE SHENG 6 B289- Ngày bốc hàng: 04/12/2021

● Hóa đơn thương mại

● Thời gian dự kiến tàu cập cảng dỡ hàng● Chứng từ bảo hiểm

4 Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng:

Khi có tranh chấp xảy ra hai bên sẽ cùng bàn bạc giải quyết trênnguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, nếu bàn bạc không thể giải quyết tranhchấp, hai bên đồng ý đệ trình lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bêncạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) và giải quyếttheo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.

5 Điều khoản bảo hiểm

Người bán mua bảo hiểm loại A “100% giá trị hóa đơn bao gồm "ALL RISKS"

Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả rủi rochính (tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải những vật thể khác,mất tích…) và những rủi ro phụ( hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi, thiếuhụt, trộm cắp, không giao hàng …) do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quátrình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá.

6 Điều khoản Luật Áp dụng

Trang 23

Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Viên

Nếu có bất cứ khiếu nại nào liên quan đến đền bù sản phẩm, hai bênsẽ thương lượng để có hướng giải quyết hợp lý.

Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận của cả hai bên, khiếunại sẽ được giải quyết bởi Ủy ban trọng tài Ngoại thương Quyết định củatrọng tài sẽ là phán quyết cuối cùng mà hai bên phải tuân theo Phí trọng tàisẽ do bên thua kiện chịu Hợp đồng này được soạn bằng Tiếng Anh và đượcký thông qua Fax hoặc Email.

7 Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng

7.1 Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong Điều 302 đến Điều 307 và Điều 316 của Luật thương mại Việt Nam 2005 trong các trường hợp:

- Có thiệt hại xảy ra và thiệt hại được định lượng.

- Bên chịu thiệt hại có chứng từ chứng minh thiệt hại của mình.

- Bên chịu thiệt hại chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với việc bồi thường.

- Khi sản phẩm không được giao đúng hẹn.

- Khi bên bán không đủ điều kiện thực hiện hợp đồng và bên mua đồng ý.

- Nếu bên mua vi phạm các điều khoản đã cam kết mà dẫn đến thiệt hại cho bênbán thì bên bán có quyền yêu cầu đòi bồi thường và bên mua phải chấp nhận.- Nếu hủy hợp đồng do bên bên bán thì bên bán phải hoàn lại tiền cho bên mua.

Trang 24

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

2.1 Hóa đơn thương mại

2.1.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1.1 Khái niệm

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là một chứng từ thương mại

được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó màngười mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàngtheo những điều kiện cụ thể Thông thường hóa đơn thương mại thường do nhà sảnxuất phát hành.

2.1.1.2 Chức năng

Hóa đơn thương mại có 4 chức nănh chính như sau:

- Chức năng thanh toán: Là chức năng chính và quan trọng nhất của hóa đơn

thương mại Hóa đơn thương mại có vai trò như một chứng từ hợp pháp đểbên bán có thể yêu cầu bên mua thanh toán Trên hóa đơn thương mại sẽ ghicác thông tin liên quan tới việc thanh toán như tổng giá tiền, đơn giá, đồngtiền thanh toán, và phải có đầy đủ con dấu hay chữ ký để chắc chắn nghĩavụ thanh toán.

- Chức năng khai giá hải quan: Giá ghi trên hóa đơn thương mại là giá cơ sở

để tính thuế xuất nhập khẩu Một số thông tin cũng có thể dùng để khai báohải quan, ví dụ như số hóa đơn hay ngày phát hành hóa đơn.

- Chức năng tính số tiền bảo hiểm: Giá trên hóa đơn thương mại cũng được

dùng làm cơ sở để tính tiền bảo hiểm.

- Cơ sở đối chiếu với các chứng từ khác: Hóa đơn thương mại còn được dùng

để đối chiếu các thông tin tương ứng trên vận đơn, packing list, để chắcchắn về sự đồng nhất và không xảy ra sai phạm.

2.1.1.3 Phân loại

- Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): Là hóa đơn dùng để thanh toán bước

Trang 25

đơn tạm thời được lập khi người bán chưa rõ một hoặc một số chi tiết chínhthức cho việc thanh toán cuối cùng như giá cả, số lượng, khối lượng, phẩmchất hàng hóa.

- Hóa đơn chính thức (Final Invoice): Là hóa đơn dùng để xác định tổng giá

trị cuối cùng của lô hàng và là cơ sở để thanh toán dứt khoát tiền hàng.

- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là hóa đơn giống với hóa đơn thông

thường, có giá cả và đặc điểm hàng hóa nhưng không bao gồm ký mã hiệu hànghóa Hóa đơn này thường được dùng như là thư chào hàng đối với khách hàngtiềm năng, gửi hàng đi triển lãm, gửi bán hay làm thủ tục xin nhập khẩu, muangoại hối Hóa đơn chiếu lệ sẽ không được sử dụng để thanh toán.

- Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice): Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng

hóa trong trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại Trong hóa đơn chitiết, giá cả được chi tiết hóa theo từng chủng loại căn cứ vào thỏa thuận đượcquy định trong hợp đồng hoặc L/C.

- Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice): Là hóa đơn có chữ ký của phòng

thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hóa Hóa đơn nàyđôi khi được sử dụng như một chứng từ kiêm chức năng hóa đơn lẫn chứcnăng giấy chứng nhận xuất xứ.

- Hóa đơn hải quan (Customs Invoice): Là hóa đơn tính toán giá trị hàng hóa

theo thuế của hải quan và tính các khoản lệ phí của hải quan.

- Hóa đơn tập trung (Neutral Invoice): Là hóa đơn được dùng trong phương thức

buôn bán thông qua trung gian hoặc tạm nhập tái xuất hoặc chuyển khẩu Ngườibán hàng thực tế không muốn đứng tên trên hóa đơn, vì vậy, họ sử dụng hóađơn do một người khác ký phát chứ không phải là người bán hàng thực tế.

- Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice): Là hóa đơn xác nhận của lãnh sự nước

ngoài mua đang làm việc ở nước người bán Hóa đơn này có tác dụng thaythế cho giấy chứng nhận xuất xứ.

2.1.1.4 Hình thức

Theo Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (UCP 600), hóa đơn thương mại không cần phải ký Tuy nhiên, trên thực tế, khi người bán phát hành

Trang 26

hóa đơn vẫn ký và đóng dấu để người mua dùng vào các mục đích khác ngoài thanhtoán như xuất trình cho cơ quan hải quan hay lưu chứng từ của bộ phận kế toán.

Vì là chứng từ phục vụ mục đích thanh toán nên ở ô tổng giá trị hóa đơnthường được in đậm, bắt buộc phải ghi bằng số, không bắt buộc ghi bằng chữ,nhưng hầu hết các hóa đơn đều có ghi cả bằng chữ để tiện đối chiếu.

2.1.1.5 Nội dung cơ bản

- Người mua (Buyer/ Importer): Bao gồm đầy đủ thông tin như tên công ty, số điện thoại người đại diện, email, thông tin tài khoản ngân hàng,

- Người bán (Seller/ Exporter): Bao gồm đầy đủ thông tin như của người mua.- Số Invoice (Invoice No): Là số tên viết tắt chuẩn và hợp lệ do bên cung cấp

xuất khẩu quy định trên hóa đơn thương mại.

- Ngày Invoice (Date): Là ngày mà hợp đồng được các bên ký kết trước ngày xuất khẩu (sẽ được ghi trong vận đơn - Bill of Lading)

- Hình thức thanh toán (Terms of Payment): T/T; L/C; D/A; D/P - được dùngphổ biến hiện nay, trong đó phổ biến nhất là phương thức T/T (điện chuyểntiền), sau đó tới L/C (thanh toán tín dụng bằng chứng từ), cuối cùng là D/Avà D/P (thanh toán nhờ thu chứng từ).

- Thông tin hàng hóa (Commodity): Chủ yếu bao gồm thông tin tên hàng, tổngtrọng lượng, số khối, số kiện hàng có thể tính theo bao/ chiếc/ cái/ thùng…để tính thử được số tiền hàng cần thanh toán.

- Nước xuất xứ hàng hóa (Origin): Nhằm truy xuất nguồn gốc của hàng hóa đóđến từ quốc gia nào.

- Tổng tiền (Total Amount): Là tổng trị giá của hóa đơn hàng hóa xuất khẩu,thường được ghi bằng cả số và chữ với mệnh giá thanh toán chung cho cả 2bên.

- Điều kiện Incoterms: Sẽ ghi cùng với địa điểm cụ thể của bên xuất khẩu.- Các chi phí liên quan (nếu có): cước phi vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa

hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói, các chi phí/ phí tổnkhác.

Trang 27

2.1.2 Phân tích hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ

- Bên mua: New Advanced Electronics Technologies (Vietnam) CO.,LTD

● Địa chỉ: Lot CN2-3, YenPhong Industrial Park (Expansion Phase),YenTrung Community, YenPhong District, BacNinh Province,Vietnam.

● Mã số thuế: 2301108949

- Bên bán: Golden Dragon Venture LTD

● Địa chỉ: No.10 Anson Road #33-04A International Plaza 079903, Singapore.

● Điện thoại: +65-62254336

- Bên xuất hàng: Fujian Everstrong Lega Power Equipments CO.,LTD

● Địa chỉ: Hong Kuan Industrial Zone, Yangxia Town, Fuqing City,Fujian, China.

● Mã số thuế: 91350100793784801K

- Số hóa đơn:O.EPG.21102001-21- Ngày lập hóa đơn: 20/10/2021- Phương thức thanh toán:

● 30% tiền đặt cọc thanh toán sau khi ký hợp đồng.

● 60% thanh toán sau khi nhận được đầy đủ các chứng từ để tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu phù hợp với quy định.

● 10% giao hàng thanh toán sau khi bên mua vận hành thử máy móc xong

- Ngân hàng thanh toán:

● Thanh toán bằng: Chuyển tiền T/T tới Golden Dragon Venture LTD● Số tài khoản: 063-58-00667-0

● Ngân hàng thụ hưởng: Mega International Commercial Bank

● Địa chỉ: No 1, Shanghai Road, Tou Liu City, You Lin Hsien, Taiwan.● Mã SWIFT: ICBCTWTP063

- Thông tin hàng hóa:

Trang 28

STTTên hàng hóaSố lượngĐơn giáTổng

1 Máy phát điện Cummins loại 1 SET 175,000 175,000mở chạy dầu diesel

Tổng cộng: C.I.F tại cảng Hải Phòng, Việt Nam

- Ngày giao hàng: 50 ngày sau khi nhận được 30% tiền đặt cọc

- Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: Fujian Everstrong Lega Power Equipments

CO.,LTD, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

- Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng: Hai bên cùng bàn bạc, giải quyết

bình đẳng, cùng có lợi, nếu không thể sẽ đệ trình lên tòa án hoặc tòa trọng tàiđể giải quyết.

- Hợp đồng có dấu đỏ của bên mua: New Advanced Electronics

Technologies (Vietnam) CO.,LTD

- Thêm thông tin số điện thoại của bên mua và bên xuất hàng.- Thêm mã số thuế của bên bán.

Trang 29

(đường biển), hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc đã được nhận và đang chờ xếp lên tàu.

2.2.1.2 Chức năng

- Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõnội dung của hợp đồng đó Thực hiện chức năng này, vận đơn xác định quanhệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, trong đó, đặc biệt là giữangười vận tải và người nhận hàng.

- Vận đơn là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở.Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn hợplệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

- Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa được ghi trong vậnđơn Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được Việc mua bán,chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi giao, và với mỗilần như vậy, người cầm vận đơn gốc là chủ hàng hóa ghi trong vận đơn, cóquyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy địnhtrong vận đơn tại cảng đến.

- Vận đơn là căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.- Vận đơn là tài liệu đi kèm với hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà

người bán gửi người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.

2.2.1.3 Phân loại

- Theo tính sở hữu của vận đơn:

● Vận đơn theo lệnh (Order Bill of Lading): Là vận đơn mà trong đó ghi

rõ ràng hàng được giao theo lệnh của một người nào đó (To Order ofBank, To Order of Consignee, ) Người nào cầm vận đơn gốc và đượcxác nhận ký hậu của người giao hàng là có thể nhận hàng.

Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading): Là vận đơn được phát hành

đối với phương thức thuê tàu chợ (tàu định tuyến, tàu containers) Trongđó, vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng Người chở hàng chỉ giaođúng với tên và địa chỉ được ghi trong vận đơn.

Trang 30

● Vận đơn vô danh (Bearer Bill of Lading): Là vận đơn không ghi tên

người nhận mà hàng sẽ giao trực tiếp tới người cầm vận đơn gốc.

- Theo ghi chú trên vận đơn:

● Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading): Là vận đơn không có thêm

điều khoản hay ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.

● Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): Là vận đơn mà

trong đó người chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bìhàng hóa Đối với loại vận đơn này, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán(trừ khi có quy định riêng),

- Theo đặc điểm hành trình vận chuyển:

● Vận đơn đi thẳng (Direct Bill of Lading): Là vận đơn mà hàng hóa đi

thẳng từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng mà không chuyển tiếp ở cảngdọc đường.

● Vận đơn đi suốt (Through Bill of Lading): Là vận đơn mà hàng hóa

được vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng cuối cùng bằnghai hoặc nhiều tàu của hai hoặc nhiều người vận chuyển khác nhau.Tuy nhiên chỉ có một vận đơn có tính sở hữu duy nhất, các vận đơncòn lại được gọi là vận đơn địa hạt (Local Bill of Lading) và không cótính sở hữu, chỉ được là biên lai ghi nhận các nhà chuyển chở nhậnhàng và trao đổi hàng cho nhau.

● Vận đơn đa phương thức (Multimodal Bill of Lading/ Intermodal Billof Lading/ Combined Bill of Lading): Là vận đơn được sử dụng trong

trường hợp hàng được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hoặcnhiều phương thức khác nhau và có thể kết hợp nhiều phương thứcvận chuyển như đường bộ, đường biển, đường hàng không.

- Theo trạng thái của hàng hóa:

● Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board Bill of Lading): Là

vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu.

● Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment Bill of Lading): Là

vận đơn được cấp khi hàng hóa sẵn sàng để xếp lên tàu.

Trang 31

● Vận đơn gốc (Original Bill of Lading): Là vận đơn có dấu Original và

được đóng mộc, ký bằng tay Vận đơn gốc mang tính chủ sở hữu hànghóa.

● Vận đơn bản sao (Copy Bill of Lading): Là vận đơn có nội dung giống

với vận đơn gốc nhưng không có dấu và không được ký bằng tay, cóchữ “COPY - NOT- NEGOTIABLE” (không được chuyển nhượng).

- Theo phương thức thuê tàu:

● Vận đơn tàu chợ (Liner Bill of Lading): Là loại vận đơn thông dụng

nhất và chiếm hầu hết vận đơn trên thị trường Loại vận đơn này đượcsử dụng khi thuê container để chở hàng.

● Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill of Lading): Là loại vận đơn

phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng, thườngđi kèm “To be used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuêtàu).

2.2.1.4 Nội dung cơ bản

- Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading hoặc không cần.

- Tên và logo của người chuyên chở (Shipping Company, Carrier)- Tên và địa chỉ của người gửi hàng (Shipper, Consignor, Sender)- Tên và địa chỉ của người nhận hàng (Consignee)

- Bên thông báo (Notify Party): tên và địa chỉ người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C để thông báo về thông tin hàng hóa/ hành trình tàu.

- Nơi nhận hàng (Place of Receive)

- Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)- Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)

- Nơi giao hàng (Place of Delivery)

- Tên con tàu và số hiệu tàu (Vessel and Voyage No.)

- Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)- Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)- Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)- Mô tả hàng hóa (Discription of Goods)

Trang 32

- Trọng lượng tịnh (Net Weight)- Trọng lượng tổng (Gross Weight)- Ngày và nơi ký vận đơn

2.2.2 Phân tích vận đơn trong bộ chứng từ

- Số vận đơn: COAU7235665240- Thông tin hãng vận tải:

● Tên hãng: New Golden Sea Shipping PTE LTD.● Số điện thoại: +65 68128288

● E-Business: elines.coscoshipping.com- Thông tin người gửi:

● Tên: Fujian Everstrong Lega Power Equipments CO.,LTD.

● Địa chỉ: Hong Kuan Industrial Zone, Yangxia Town, Fuqing City,Fujian, China.

● Tax ID: 91350100793784801K- Thông tin người nhận:

● Tên: New Advanced Electronics Technologies (Vietnam) CO.,LTD.● Địa chỉ: Lot CN2-3, YenPhong Industrial Park (Expansion Phase),

YenTrung Community, YenPhong District, BacNinh Province,Vietnam.

- Bên thông báo: là bên người nhận- Nơi nhận hàng: Fuzhou, China

- Cảng bốc hàng lên tàu: Fuzhou, China- Cảng dỡ hàng: Hai Phong Port

- Nơi giao hàng: Hai Phong Port- Tên và số hiệu tàu: De Sheng 6 B289- Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng: N/M- Số lượng bản B/L được phát hành: 3- Số kiện hàng: 5

- Mô tả hàng hóa:

Trang 33

● Model: C-1675R5 Stand by Power 1675KVA● HS Code: 8502.13

● Số điện thoại: 84-222-3979799● Tax: 2301108949

● ATTN: Lee Chia Ling

● E-mail: naev-pur01@naeaudio.com● Địa chỉ: Vietnam

- Tổng trọng lượng: 10737.000kg/ 31.5600CBM- Ngày và nơi kí: 04/12/2021 - Fuzhou

Nhận xét:

- Vận đơn có đầy đủ các thông tin cơ bản, quan trọng của vận đơn Các thôngtin khớp với Hợp đồng thương mại về bên gửi hàng, bên nhận hãng và mô tảhàng hóa.

- Vận đơn có đầy đủ mã số vận đơn, tên và mã số tàu.

- Vận đơn là vận đơn đích danh, ghi rõ tên và địa chỉ của người mua hàng.- Vận đơn là vận đơn hoàn hảo, không có nhận xét, ghi chú xấu về hàng hóa.- Vận đơn là vận đơn gốc, có dấu Original.

2.3 Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan

2.3.1 Cơ sở lý thuyết

Để thực hiện quy trình thông qua khu vực giám sát hải quan, phía doanh nghiệp làmtheo quy trình các bước sau đây:

(1) Khai báo bổ sung danh sách container cho tờ khai.

(2) Lấy danh sách container qua khu vực giám sát sau khi tờ khai đã chấp nhậnthông quan.

Khi tờ khai đã được khai báo bổ sung danh sách container ở bước trên đồng thời đã làm xong thủ tục thông quan ( đối với tờ khai luồng Vàng, Đỏ) hoặc đã được chấp nhận thông quan, doanh nghiệp tiến hành lấy danh sách container qua khu vực giám sát của tờ khai bằng cách lấy thông tin tờ khai và lấy danh sách container qua khu vực giám sát

Trang 34

(3) In danh sách container dưới dạng mã vạch sau đó đem ra Hải quan giám sát để lấy hàng.

2.3.2 Phân tích danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan

2.4 Lệnh giao hàng

2.4.1 Cơ sở lý thuyết

2.4.1.1 Khái niệm

Lệnh giao hàng (delivery order) là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp

nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Khi tiến hành làm lệnh D/O sẽ mất phí gọi là phí D/O

Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do

hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trong lệnh giao hàng consignee.

Trang 35

2.4.1.2 Phân loại

Các loại lệnh giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được phânchia tùy theo đối tượng ban hành bao gồm 2 loại: D/O của forwarder và D/O củahãng tàu.

● D/O do forwarder phát hành:

Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển ban hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng đó Tuy nhiên, nếu D/O củaforwarder nhưng FWD không phải là người phát hành Bill, khi đó, người nhận hàngkhông có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo.

● D/O do hãng tàu phát hành:

Hình thức D/O này là do hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này) Thông thường, Hãngtàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.

Đây là hai loại D/O phát sinh trong hai trường hợp riêng tùy theo việc bạn làm việc trực tiếp với hãng tàu hay thuê FWD, do vậy, phí D/O chỉ thanh toán cho đơn vị trực tiếp ban hành và 1 lần duy nhất.

2.4.1.3 Chứng từ cần chuẩn bị để lấy D/O

Sau khi nhận được B/L (bill of lading) và giấy báo hàng đến từ hãng tàu vàcó được bộ chứng từ đầy đủ cùng với một vài giấy giới thiệu từ bên công ty kháchhàng gửi sang nhân viên giao nhận sẽ đến hãng tàu hoặc một đại lý giao nhận khác(trong trường hợp lệnh nối) để lấy lệnh.

Với các trường hợp thông thường để đi lấy lệnh giao hàng cần mang những chứng từ sau:

- Giấy giới thiệu (bản gốc)

- Chứng minh nhân dân người đi lấy lệnh- Thông báo hàng đến (bản photo)

Ngày đăng: 03/06/2024, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w