1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phân tích bộ chứng từ và hợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữa Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Nantong Xiaoyan và Công ty TNHH một thành viên sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỤC LỤC PHỤ LỤC 1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM i DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ii DANH MỤC HÌNH ẢNH iii PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH, SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP MẠ KẼM GIỮA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NANTONG XIAOYAN VÀ CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THÁI BÌNH DƯƠNG VIỆT NAM 2 1.1. Tổng quan về hợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữa công ty TNHH Thương mại quốc tế Nantong Xiaoyan và Công ty TNHH MTV sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam 2 1.1.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2 1.1.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2 1.1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2 1.1.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 3 1.1.1.4. Điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT 11 1.1.2. Tổng quan về hợp đồng mua bán thép mạ kẽm 12 1.1.2.1. Chủ thể hợp đồng 12 1.1.2.3. Đối tượng hợp đồng 13 1.1.2.4. Hình thức hợp đồng 13 1.2. Đánh giá, phân tích và sửa đổi hợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữa công ty TNHH Thương mại quốc tế Nantong Xiaoyan và Công ty TNHH MTV sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam 14 1.2.1. Điều khoản tên hàng 14 1.2.2. Điều khoản chất lượng 14 1.2.3. Điều khoản số lượng 15 1.2.4. Điều khoản giá 16 1.2.5. Điều khoản giao hàng 16 1.2.6. Điều khoản thanh toán 18 1.2.7. Điều khoản đóng gói 19 1.2.8. Điều khoản bất khả kháng 19 1.2.9. Điều khoản kiểm tra và phạt vi phạm 19 1.2.10. Điều khoản trọng tài 20 1.2.11. Đề xuất bổ sung 20 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN 22 2.1. Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) 22 2.1.1. Cơ sở lý thuyết 22 2.1.2. Phân tích và nhận xét hoá đơn thương mại 24 2.1.2.1. Phân tích 24 2.1.2.2. Nhận xét 25 2.2. Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List) 25 2.2.1. Cơ sở lý thuyết 25 2.2.1.1. Khái niệm, chức năng, nội dung của Phiếu đóng gói hàng hoá 25 2.2.1.2. Phân loại phiếu đóng gói hàng hoá 26 2.2.2. Phân tích và nhận xét phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng 27 2.2.2.1. Phân tích phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng 27 2.2.2.2. Nhận xét về phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng 29 2.3. Giấy chứng nhận người thụ hưởng (Beneficiary Certificate) 30 2.3.1. Cơ sở lý thuyết 30 2.3.2. Phân tích 31 2.4. Vận đơn (Bill of Lading) 32 2.4.1. Cơ sở lý thuyết 32 2.4.1.1. Khái niệm vận đơn đường biển 32 2.4.1.2. Chức năng của vận đơn đường biển 32 2.4.1.3. Phân loại vận đơn 34 2.4.1.4. Nội dung của vận đơn 36 2.4.2. Phân tích 37 2.4.2.1. Phân tích vận đơn đường biển 37 2.4.2.2. Nhận xét 39 2.5. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) 39 2.5.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................... 39 2.5.1.1. Định nghĩa 39 2.5.1.2. Đặc điểm 40 2.5.1.3. Nội dung 40 2.5.1.4. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ 40 2.5.1.5. Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 40 2.5.1.6. Vai trò 41 2.5.1.7. Một số mẫu C/O hiện đang áp dụng tại Việt Nam 41 2.5.2. Phân tích Giấy chứng nhận xuất xứ 43 2.5.2.1. Nội dung 43 2.5.2.2. Nhận xét và đề xuất chỉnh sửa 45 2.6. Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) 45 2.6.1. Cơ sở lý thuyết 45 2.6.2. Phân tích 46 2.7. Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight) 47 2.7.1. Cơ sở lý thuyết 47 2.7.2. Phân tích 49 2.8. Đơn bảo hiểm hàng hoá (Cargo Transportation Insurance Policy) .. 50 2.8.1. Cơ sở lý thuyết 50 2.8.2. Phân tích 51 2.9. Tờ khai hải quan (Customs Declaration) 54 2.9.1. Cơ sở lý thuyết 54 2.9.2. Phân tích 55 2.9.2.1. Phân tích tờ khai hải quan 55 2.9.2.2. Nhận xét 57 CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 58 3.1. Xin phép nhập khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ 58 3.2. Yêu cầu đối tác thực hiện thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán 58 3.3. Chuẩn bị hàng hoá theo hợp đồng 60 3.4. Thuê phương tiện vận tải 60 3.5. Mua bảo hiểm 60 3.6. Thông quan xuất khẩu 61 3.6.1. Khai báo hải quan và nộp tờ khai hải quan 62 3.6.2. Xuất trình hàng hóa 62 3.6.3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính: lệ phí và thuế quan 63 3.7. Nhận hàng 63 3.8. Kiểm tra hàng hoá và giám định chất lượng 64 3.8.1. Điều kiện hàng hóa nhập khẩu 64 3.8.2. Trình tự thực hiện 65 3.8.3. Thành phần hồ sơ 66 3.8.4. Thời hạn giải quyết vấn đề 67 3.9. Tiến hành các thủ tục thành toán 67 3.9.1. Các bên liên quan 67 3.9.2. Quy trình thanh toán theo phương thức thanh toán L/C 68 3.10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 68 PHẦN KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 2. BẢN GỐC HỢP ĐỒNG VÀ BỘ CHỨNG TỪ 72 PHỤ LỤC 1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM S ĐÁNH T HỌ VÀ TÊN MSSV VAI TRÒ GIÁ* T *Kết quả đánh giá dựa trên thang điểm 100%: Thái độ làm việc (50%) và Chất lượng bài làm (50%) i DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT CHỮ CÁI Ý NGHĨA VIẾT TẮT 1 HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2 TMQT Thương mại Quốc tế 3 BLDS Bộ luật dân sự 4 VĐĐB Vận đơn đường biển 5 BLHH Bộ luật hàng hải 6 LTM Luật thương mại 7 LDN Luật doanh nghiệp 8 PĐGHH Phiếu đóng gói hàng hoá 9 B/L Bill of Lading Vận đơn 10 L/C Letter of Credit Thư tín dụng 11 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ ii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Điều khoản về giá trong hợp đồng 16 Hình 2. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng 18 Hình 3. Hoá đơn thương mại 24 Hình 4. Chữ ký trên hoá đơn thương mại 25 Hình 5.Cont. số TWCU2070272 29 Hình 6. Cont. số TLLU2038167 29 Hình 7. Chữ ký xác nhận của bên bán với PĐGHH 29 Hình 8. Dấu xác nhận của bên bán về Giấy chứng nhận người thụ hưởng 31 Hình 9. Mã số của C/O 43 Hình 10. Thông tin về người xuất khẩu trên C/O 43 Hình 11. Thông tin người nhận hàng trên C/O 44 Hình 12. Mô tả hàng hoá và số lượng kiện hàng tương ứng 44 Hình 13. Thông tin mã HS, trọng lượng và số hoá đơn thương mại trên C/O 44 Hình 14. Cam kết của nhà xuất khẩu trên C/O 45 Hình 15. Xác nhận của hải quan tỉnh Nam Kinh 45 Hình 16. Kết quả kiểm định trên C/Q 47 Hình 17. Tính chất hoá học của hàng hoá trên C/Q 47 Hình 18. Dấu đỏ của văn phòng công nhận chất lượng trên C/Q 47 Hình 19. Bên bảo hiểm cho lô hàng 51 Hình 20. Bên được bảo hiểm 51 Hình 21. Số tiền bảo hiểm 52 Hình 22. Điều kiện bảo hiểm 52 Hình 23. Quy trình đảm bảo được đền bù thiệt hại, tổn thất về hàng hoá 52 Hình 24. Hồ sơ chứng từ khiếu nại 53 Hình 25. Con dấu và chữ ký của bên bảo hiểm 53 iii PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện, với sự xuất hiện của nhiều khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới. Cùng với xu hướng ấy, thương mại quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng, đem đến nhiều cơ hội lớn giúp doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường trên thế giới. Tại Việt Nam, việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các quốc gia trong và ngoài khu vực đã và đang được đẩy mạnh. Có thể thấy, các giao dịch mua bán quốc tế diễn ra ngày càng thường xuyên và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế. Trong giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu cấu thành nên một thương vụ thành công giữa các bên tham gia, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho các hoạt động kinh doanh có yếu tố quốc tế. Chính vì vậy, cần phải khẳng định việc soạn thảo, thỏa thuận và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng nhất quyết định việc giao kết hợp đồng có diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả hay không, đồng thời cũng tránh được các tranh chấp không đáng có. Bên cạnh đó, các chứng từ hàng hoá, vận tải liên quan cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết đối với các giao dịch có tính chất quốc tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế, nhóm em đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP MẠ KẼM GIỮA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NANTONG XIAOYAN VÀ CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THÁI BÌNH DƯƠNG VIỆT NAM”. Nội dung tiểu luận dự kiến gồm 3 phần: -Phần 1: Cơ sở lý thuyết, phân tích, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữa công ty TNHH thương mại quốc tế Nantong Xiaoyan và công ty TNHH MTV sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam -Phần 2: Phân tích, đánh giá và đề xuất sửa đổi bộ chứng từ. -Phần 3: Quy trình thực hiện hợp đồng 1 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH, SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP MẠ KẼM GIỮA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NANTONG XIAOYAN VÀ CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THÁI BÌNH DƯƠNG VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về hợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữa công ty TNHH Thương mại quốc tế Nantong Xiaoyan và Công ty TNHH MTV sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam 1.1.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Hợp đồng mua bán quốc tế (Hợp đồng ngoại thương) là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. 1.1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Về phương diện pháp lý, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, kể cả các đạo luật mẫu điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ít khi bàn đến vấn đề chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều này được lý giải rằng thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do pháp luật của quốc gia được áp dụng đối với bên kí kết quy định. Từ đó, dẫn đến một hệ quả là pháp luật của các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định không giống nhau về thẩm quyền được kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân, cá nhân, tổ chức kinh tế,... có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc ởcác khu vực hải quan riêng. Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là những người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Theo Điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia). Về đối tượng của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá trực tiếp, di chuyển linh hoạt qua biên giới. Với đối tượng của hợp đồng TMQT là hàng hoá di chuyển qua biên giới của quốc gia, nhưng trong những trường hợp hàng hoá không cần qua biên giới quốc gia cũng có thể coi là giao dịch thương mại quốc tế 2 khi hàng hoá đi ra và đưa đến khu phi thuế quan, kho dự trữ thuế hoặc kho ngoại quan. Về đồng tiền thanh toán, đồng tiền được sử dụng để thanh toán nói chung sẽ là đồng nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Đồng tiền thanh toán là đồng tiền quốc gia của các bên, là đồng tiền của nước xuất khẩu/ nhập khẩu hoặc nước thứ ba tham gia vào ký kết hợp đồng. Ngoài ra đồng thanh toán và đồng tính giá là hai đồng tiền khác nhau chỉ cần xác định tỷ giá quy đổi tỷ giá hai đồng tiền này Về luật điều chỉnh hợp đồng, luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không chỉ của luật pháp nước đó mà còn chịu sự chi phối của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc án lệ để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc của giao dịch dân sự (LTM 2005, BLDS 2015): Tự nguyện - Bình đẳng - Thiện chí. 1.1.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế a.Bố cục của hợp đồng Một hợp đồng MBHHQT thường gồm hai phần: Thứ nhất, những điều khoản trình bày: -Thông tin về chủ thể -Số hiệu, địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng -Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng -Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng Thứ hai, các điều khoản và điều kiện: -Điều khoản đối tượng (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì, ...) -Điều khoản tài chính (giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán) -Điều khoản vận tải (thời gian và địa điểm giao hàng) -Điều khoản pháp lý (luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng) b. Các điều khoản và điều kiện Trong một bản HĐMBHHQT, số lượng các điều khoản nhiều hay ít, chi tiết hay sơ sài là tùy thuộc vào các bên soạn thảo. Thông thường chúng ta thấy một bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có các điều khoản và điều kiện chính sau: 3 Điều khoản tên hàng Tên hàng là điều khoản quan trọng của mỗi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi. Vì vậy người ta luôn tìm mọi cách diễn đạt thật chính xác, rõ ràng tên hàng trong hợp đồng. Trong TMQT, người ta thường dùng những cách sau đây để biểu đạt tên hàng: (1)Tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông thường và tên khoa học (2)Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó (3)Tên hàng kèm theo nhà sản xuất ra hàng đó (4)Tên hàng kèm theo nhãn hiệu (5)Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó (6)Tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó (7)Tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong danh mục Điều khoản số lượng/ khối lượng Điều khoản về số lượng/ khối lượng sẽ giúp các bên xác định rõ mặt lượng của hàng hóa được giao dịch. Khi quy định điều khoản số lượng trong hợp đồng, các bên thường quan tâm đến các vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định khối lượng, địa điểm xác định khối lượng và các giấy tờ chứng minh. Về đơn vị tính: hiện tại có rất nhiều đơn vị tính được sử dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế như đơn vị tính – cái, chiếc, hòm, kiện; hay đơn vị tính tập thể - Tá, gross,... Đặc biệt, trên thế giới có 2 hệ thống đo lường quốc tế: hệ đo lường mét hệ (metric system) và hệ đo lường Anh – Mỹ (LT, ST, ...). Khi quy định trong hợp đồng cần ghi rõ đơn vị tính theo hệ nào. Về phương pháp quy định số lượng: trong thực tiễn buôn bán quốc tế, người ta có thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch bằng hai cách: -Quy định chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch: cách quy định này thường áp dụng cho mặt hàng đếm được bằng đơn vị cái, chiếc hay khi mua bán các mặt hàng có số lượng nhỏ dễ cân đo đong đếm bằng chính xác. Tuy nhiên cách quy định này sẽ gặp khó khăn khi số lượng hàng hóa lớn hoặc khó cân đo đong đếm chính xác. 4 -Quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch: cách quy định số lượng phỏng chừng cho phép các bên có thể giao nhận hàng trong một khoảng chênh lệch nhất định, khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai. Trong những trường hợp cần thiết, xuất phát từ bản chất tự nhiên của hàng hóa, người mua, người bán cũng có thể quy định một tỷ lệ miễn trừ. Về phương pháp xác định khối lượng: khi mua bán, người mua và người bán phải thống nhất với nhau cách xác định khối lượng hàng hóa, những phương pháp thường dùng gồm khối lượng cả bì (gross weight), khối lượng tịnh (net weight), khối lượng thương mại (commercial weight) và khối lượng lý thuyết(Theoretical Weight). Về địa điểm xác định khối lượng: khối lượng hàng có thể được xác định tại nơi gửi hàng (shipped weight) hoặc tại nơi dỡ hàng (landed weight). Các bên tham gia giám định khối lượng có thể là đại diện bên bán, bên mua hoặc cơ quan giám định. Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận số lượng có thể mang tính tham khảo hoặc có giá trị cuối cùng. Về giấy chứng nhận số lượng: giấy chứng nhận có thể ban hành bởi người bán, nhà sản xuất hoặc các cơ quan giám định Điều khoản phẩm chất/chất lượng Trong điều khoản này, hai bên thỏa thuận với nhau về cách quy định chất lượng và việc kiểm tra chất lượng hàng hóa. Về các cách quy định chất lượng: có rất nhiều cơ sở để quy định chất lượng của hàng hóa, bao gồm: (1)Dựa vào sự xem hàng trước (2)Dựa vào hiện trạng hàng hóa (3)Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn (4)Dựa vào tài liệu kỹ thuật (5)Dựa vào quy cách của hàng hóa (6)Dựa vào dung trọng của hàng hóa (7)Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng (8)Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa (9)Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa 5 (10)Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa (11)Dựa vào mô tả hàng hóa (12)Dựa vào mẫu hàng Về kiểm tra chất lượng: -Địa điểm kiểm tra: có thể là tại cơ sở sản xuất, địa điểm giao hàng, địa điểm hàng đơn hoặc nơi sử dụng. -Người kiểm tra: có thể là nhà sản xuất, đại diện các bên trong hợp đồng hoặc tổ chức trung gian. -Giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận phẩm chất. Điều khoản giá Đồng tiền tính giá: Giá cả trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của 1 nước thứ. Việc xác định loại tiền nào là tuỳ hàng hoá, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của 1 trong 2 bên. Phương pháp quy định giá: -Giá cố định: Là giá cả được quy định lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có thỏa thuận khác. Thường được áp dụng với hợp đồng có thời lượng hiệu lực ngắn, giá cả ít biến động hay mua bán ở một thị trường đặc biệt. -Giá linh hoạt: Là giá được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại sau này vào lúc giao hàng. Thường được áp dụng khi giá thị trường của hàng hoá có sự biến động một mức nhất định. Trong hợp đồng phải quy định giá gốc, tỷ lệ biến động, thời gian định lại giá, nguồn tài liệu tham khảo. -Giá quy định sau: Giá cả không được xác định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Giá quy định sau có thể là giá cố định hoặc giá linh hoạt. -Giá trượt: Là giá được tính dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng. Cách quy định giá trong hợp đồng: -Đơn giá: Đồng tiền tính giá/ Mức giá/ Đơn vị tính/ Incoterms. 6 VD: 1000 USD/MT, FOB Cảng Hải Phòng, VN, Incoterms 2020. -Tổng giá: Total Price (bằng số, bằng chữ) VD: 500.000 USD (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đô la Mỹ chẵn). -Chi phí liên quan: VD: Những giá trên đã bao gồm chi phí bao bì và chi phí bốc hàng tại cảng đi. Điều khoản thanh toán: Trong một điều khoản thanh toán sẽ có các nội dung: đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, chứng từ thanh toán, … -Đồng tiền thanh toán: Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hoặc của nước thứ 3 tuỳ theo thoả thuận của các bên. Cơ sở lựa chọn đồng tiền thanh toán: Vị thế các bên trong giao dịch; Tập quán thương mại; Hiệp định thương mại; Thỏa thuận các bên trong Hợp đồng Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán có thể là một. Trong trường hợp không trùng nhau thì trong hợp đồng các bên phải xác định tỷ giá quy đổi. -Thời hạn thanh toán: Trong Thương mại quốc tế, thanh toán có thể được thực hiện theo các cách: Trả trước khi giao hàng. VD: Ứng trước, CWO, CBD… Trả ngay khi giao hàng. VD: CAD, COD, TT, Nhờ thu, L/C... Trả sau khi giao hàng. VD: Ghi sổ, Nhờ thu, L/C… Áp dụng cả 3 cách trên. -Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán tiền mặt. Phương thức thanh toán không kèm chứng từ: oPhương thức chuyển tiền: Người mua khi nhận được thông tin giao hàng hoặc khi nhận được hàng sẽ lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người bán. Chuyển tiền có thể thực hiện bằng thư MT (Mail Transfer) hoặc bằng điện TT (Telegraphic Transfer) oPhương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng hoặc dịch vụ sẽ uỷ thác cho ngân hàng thay mình đòi tiền người mua. Nhờ thu có các hình thức sau: Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là người bán sau khi giao 7 hàng, lập chứng từ cho người mua để người mua đi nhận hàng và Người bán lập hối phiếu (Bill of Exchange) nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua hàng. oNhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Theo phương thức này, để khống chế người mua, người bán sau khi gửi hàng, lập chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua hàng. Ngân hàng chỉ chuyển chứng từ để người mua đi nhận hàng khi người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Phương thức thanh toán kèm chứng từ: oPhương thức tín dụng chứng từ: Theo đó, ngân hàng cam kết theo yêu cầu của bên mua sẽ trả tiền cho bên bán khi xuất trình đầy đủ chứng từ và thực hiện đầy đủ yêu cầu của thư tín dụng L/C (Letter of Credit). oPhương thức uỷ thác mua: (Authority to Purchase-A/P) là phương thức thanh toán mà trong đó ngân hàng bên nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu ngân hàng đại lí ở nước người phát hành một A/P trong đó cam kết sẽ mua hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát với điều kiện chứng từ của người xuất khẩu xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong thư uỷ thác (A/P). Điều khoản giao hàng -Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Thời gian giao hàng cần: Quy định cụ thể, chính xác Quy định mốc thời gian chậm nhất Quy định khoảng thời gian Quy định kèm điều kiện Quy định chung chung -Địa điểm giao hàng: Căn cứ xác định địa điểm giao hàng: oĐiều kiện cơ sở giao hàng oPhương thức vận tải oThỏa thuận các bên trong Hợp đồng 8 Cách quy định: Quy định ga cảng giao hàng, cảng ga đến, cảng ga thông qua hay Quy định 1 cảng ga khẳng định hoặc nhiều cảng ga lựa chọn -Thông báo giao hàng: Căn cứ thông báo giao hàng: Incoterms. Số lần thông báo, thời điểm thông báo, phương thức và nội dung thông báo. Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thông báo giao hàng. Điều khoản bao bì -Căn cứ quy định điều khoản bao bì: Tính chất của hàng hóa Phương thức vận tải Tuyến đường vận chuyển Quy định của pháp luật -Phương pháp quy định bao bì: Quy định cụ thể: Yêu cầu về vật liệu, hình thức, kích cỡ,… của bao bì. Quy định chung chung: quy định phù hợp với một phương thức vận chuyển nào đó. -Người cung cấp bao bì: Có thể là bên bán, bên mua hoặc người chuyên chở. -Phương pháp xác định trị giá bao bì: Giá của bao bì tính gộp vào giá hàng hoá hoặc Giá của bao bì do bên mua trả riêng. Điều khoản chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng Có một số chế tài được áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng như: Chế tài phạt vi phạm1, chế tài bồi thường thiệt hại2, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng3,… Điều khoản bất khả kháng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾPhân tích bộ chứng từ và hợp đồng mua bán thépmạ kẽm giữa Công ty TNHH Thương mại Quốc tếNantong Xiaoyan và Công ty TNHH một thành viên

sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

PHỤ LỤC 1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM i

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ii

1.1 Tổng quan về hợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữa công ty TNHHThương mại quốc tế Nantong Xiaoyan và Công ty TNHH MTV sản xuấtThái Bình Dương Việt Nam 2

1.1.1 Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2

1.1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2

1.1.1.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2

1.1.1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 3

1.1.1.4 Điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT 11

1.2.1 Điều khoản tên hàng 14

1.2.2 Điều khoản chất lượng 14

1.2.3 Điều khoản số lượng 15

1.2.4 Điều khoản giá 16

1.2.5 Điều khoản giao hàng 16

1.2.6 Điều khoản thanh toán 18

1.2.7 Điều khoản đóng gói 19

1.2.8 Điều khoản bất khả kháng 19

Trang 3

1.2.9 Điều khoản kiểm tra và phạt vi phạm 19

1.2.10 Điều khoản trọng tài 20

2.2.2 Phân tích và nhận xét phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng 27

2.2.2.1 Phân tích phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng 27

2.2.2.2 Nhận xét về phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng 29

2.3 Giấy chứng nhận người thụ hưởng (Beneficiary Certificate) 30

2.3.1 Cơ sở lý thuyết 30

2.3.2 Phân tích 31

2.4 Vận đơn (Bill of Lading) 32

2.4.1 Cơ sở lý thuyết 32

2.4.1.1 Khái niệm vận đơn đường biển 32

2.4.1.2 Chức năng của vận đơn đường biển 32

2.4.1.3 Phân loại vận đơn 34

2.4.1.4 Nội dung của vận đơn 36

2.4.2 Phân tích 37

2.4.2.1 Phân tích vận đơn đường biển 37

Trang 4

2.5.1.1 Định nghĩa 39

2.5.1.2 Đặc điểm 40

2.5.1.3 Nội dung 40

2.5.1.4 Cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ 40

2.5.1.5 Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 40

2.5.1.6 Vai trò 41

2.5.1.7 Một số mẫu C/O hiện đang áp dụng tại Việt Nam 41

2.5.2 Phân tích Giấy chứng nhận xuất xứ 43

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 58

3.1 Xin phép nhập khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ 58

3.2 Yêu cầu đối tác thực hiện thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán 58

3.3 Chuẩn bị hàng hoá theo hợp đồng 60

3.4 Thuê phương tiện vận tải 60

3.5 Mua bảo hiểm 60

3.6 Thông quan xuất khẩu 61

Trang 5

3.6.1 Khai báo hải quan và nộp tờ khai hải quan 62

3.6.2 Xuất trình hàng hóa 62

3.6.3 Thực hiện nghĩa vụ tài chính: lệ phí và thuế quan 63

3.7 Nhận hàng 63

3.8 Kiểm tra hàng hoá và giám định chất lượng 64

3.8.1 Điều kiện hàng hóa nhập khẩu 64

3.8.2 Trình tự thực hiện 65

3.8.3 Thành phần hồ sơ 66

3.8.4 Thời hạn giải quyết vấn đề 67

3.9 Tiến hành các thủ tục thành toán 67

3.9.1 Các bên liên quan 67

3.9.2 Quy trình thanh toán theo phương thức thanh toán L/C 68

3.10 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 68

PHẦN KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 2 BẢN GỐC HỢP ĐỒNG VÀ BỘ CHỨNG TỪ 72

Trang 6

PHỤ LỤC 1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓMS

*Kết quả đánh giá dựa trên thang điểm 100%: Thái độ làm việc (50%) và Chất lượng bài làm (50%)

i

Trang 7

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

1 HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

11 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Điều khoản về giá trong hợp đồng 16

Hình 2 Điều khoản thanh toán trong hợp đồng 18

Hình 3 Hoá đơn thương mại 24

Hình 4 Chữ ký trên hoá đơn thương mại 25

Hình 5.Cont số TWCU2070272 29

Hình 6 Cont số TLLU2038167 29

Hình 7 Chữ ký xác nhận của bên bán với PĐGHH 29

Hình 8 Dấu xác nhận của bên bán về Giấy chứng nhận người thụ hưởng 31

Hình 9 Mã số của C/O 43

Hình 10 Thông tin về người xuất khẩu trên C/O 43

Hình 11 Thông tin người nhận hàng trên C/O 44

Hình 12 Mô tả hàng hoá và số lượng kiện hàng tương ứng 44

Hình 13 Thông tin mã HS, trọng lượng và số hoá đơn thương mại trên C/O 44

Hình 14 Cam kết của nhà xuất khẩu trên C/O 45

Hình 15 Xác nhận của hải quan tỉnh Nam Kinh 45

Hình 16 Kết quả kiểm định trên C/Q 47

Hình 17 Tính chất hoá học của hàng hoá trên C/Q 47

Hình 18 Dấu đỏ của văn phòng công nhận chất lượng trên C/Q 47

Hình 19 Bên bảo hiểm cho lô hàng 51

Hình 20 Bên được bảo hiểm 51

Hình 21 Số tiền bảo hiểm 52

Hình 22 Điều kiện bảo hiểm 52

Hình 23 Quy trình đảm bảo được đền bù thiệt hại, tổn thất về hàng hoá 52

Hình 24 Hồ sơ chứng từ khiếu nại 53

Hình 25 Con dấu và chữ ký của bên bảo hiểm 53

iii

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế của thời đại,diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện, với sự xuất hiện của nhiều khối kinhtế, mậu dịch trên thế giới Cùng với xu hướng ấy, thương mại quốc tế ngày càngphát triển và mở rộng, đem đến nhiều cơ hội lớn giúp doanh nghiệp tiếp cận tớicác thị trường trên thế giới Tại Việt Nam, việc giao lưu kinh tế - văn hoá vớicác quốc gia trong và ngoài khu vực đã và đang được đẩy mạnh Có thể thấy,các giao dịch mua bán quốc tế diễn ra ngày càng thường xuyên và góp phần tíchcực vào việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế.

Trong giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng được đánh giá là một trongnhững nhân tố quan trọng hàng đầu cấu thành nên một thương vụ thành công giữacác bên tham gia, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho các hoạt độngkinh doanh có yếu tố quốc tế Chính vì vậy, cần phải khẳng định việc soạn thảo,thỏa thuận và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu là một trong những hoạt độngquan trọng nhất quyết định việc giao kết hợp đồng có diễn ra thuận lợi, an toàn vàhiệu quả hay không, đồng thời cũng tránh được các tranh chấp không đáng có Bêncạnh đó, các chứng từ hàng hoá, vận tải liên quan cũng đóng vai trò vô cùng quantrọng, là điều kiện tiên quyết đối với các giao dịch có tính chất quốc tế.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế,

nhóm em đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “PHÂN TÍCH BỘ CHỨNGTỪ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP MẠ KẼM GIỮA CÔNG TY TNHHTHƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NANTONG XIAOYAN VÀ CÔNG TY TNHHMTV SẢN XUẤT THÁI BÌNH DƯƠNG VIỆT NAM”.

Nội dung tiểu luận dự kiến gồm 3 phần:

- Phần 1: Cơ sở lý thuyết, phân tích, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sunghợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữa công ty TNHH thương mại quốc tếNantong Xiaoyan và công ty TNHH MTV sản xuất Thái Bình DươngViệt Nam

- Phần 2: Phân tích, đánh giá và đề xuất sửa đổi bộ chứng từ.- Phần 3: Quy trình thực hiện hợp đồng

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH, SỬAĐỔI HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP MẠ KẼM GIỮA CÔNG TY TNHHTHƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NANTONG XIAOYAN VÀ CÔNG TY TNHH

MTV SẢN XUẤT THÁI BÌNH DƯƠNG VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về hợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữa công ty TNHHThương mại quốc tế Nantong Xiaoyan và Công ty TNHH MTV sảnxuất Thái Bình Dương Việt Nam

1.1.1 Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế1.1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Hợp đồng mua bán quốc tế (Hợp đồng ngoại thương) là sự thỏa thuận giữanhững đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bêngọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của mộtbên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa,bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hànghóa theo thỏa thuận.

1.1.1.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Về phương diện pháp lý, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, kể cả

các đạo luật mẫu điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ít khi bànđến vấn đề chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều này được lýgiải rằng thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do pháp luậtcủa quốc gia được áp dụng đối với bên kí kết quy định Từ đó, dẫn đến một hệquả là pháp luật của các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định không giốngnhau về thẩm quyền được kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương

nhân, cá nhân, tổ chức kinh tế, có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặcở các khu vực hải quan riêng Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu lànhững người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại Theo Điều 6Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ cácđiều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mạivà trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia).

Về đối tượng của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá trực tiếp, di

chuyển linh hoạt qua biên giới Với đối tượng của hợp đồng TMQT là hàng hoá dichuyển qua biên giới của quốc gia, nhưng trong những trường hợp hàng hoá khôngcần qua biên giới quốc gia cũng có thể coi là giao dịch thương mại quốc tế

2

Trang 11

khi hàng hoá đi ra và đưa đến khu phi thuế quan, kho dự trữ thuế hoặc kho ngoạiquan.

Về đồng tiền thanh toán, đồng tiền được sử dụng để thanh toán nói chung

sẽ là đồng nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên Đồng tiền thanh toán làđồng tiền quốc gia của các bên, là đồng tiền của nước xuất khẩu/ nhập khẩu hoặcnước thứ ba tham gia vào ký kết hợp đồng Ngoài ra đồng thanh toán và đồngtính giá là hai đồng tiền khác nhau chỉ cần xác định tỷ giá quy đổi tỷ giá haiđồng tiền này

Về luật điều chỉnh hợp đồng, luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp Điều này có nghĩa là hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không chỉ của luật phápnước đó mà còn chịu sự chi phối của luật nước ngoài (luật nước người bán, luậtnước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịusự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc án lệ đểđiều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc của giao dịch dân sự (LTM 2005,BLDS 2015): Tự nguyện - Bình đẳng - Thiện chí.

1.1.1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếa Bố cục của hợp đồng

Một hợp đồng MBHHQT thường gồm hai phần:

Thứ nhất, những điều khoản trình bày:

- Thông tin về chủ thể

- Số hiệu, địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng

- Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng

- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng

Thứ hai, các điều khoản và điều kiện:

- Điều khoản đối tượng (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì, )

- Điều khoản tài chính (giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán)

- Điều khoản vận tải (thời gian và địa điểm giao hàng)

- Điều khoản pháp lý (luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng)

b Các điều khoản và điều kiện

Trong một bản HĐMBHHQT, số lượng các điều khoản nhiều hay ít, chitiết hay sơ sài là tùy thuộc vào các bên soạn thảo Thông thường chúng ta thấy

Trang 12

Điều khoản tên hàng

Tên hàng là điều khoản quan trọng của mỗi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợpđồng hoặc nghị định thư Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi Vìvậy người ta luôn tìm mọi cách diễn đạt thật chính xác, rõ ràng tên hàng tronghợp đồng Trong TMQT, người ta thường dùng những cách sau đây để biểu đạttên hàng:

(1) Tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông thường và tên khoa học

(2) Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó(3) Tên hàng kèm theo nhà sản xuất ra hàng đó

(4) Tên hàng kèm theo nhãn hiệu

(5) Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó(6) Tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó

(7) Tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong danh mục

Điều khoản số lượng/ khối lượng

Điều khoản về số lượng/ khối lượng sẽ giúp các bên xác định rõ mặt lượngcủa hàng hóa được giao dịch Khi quy định điều khoản số lượng trong hợp đồng,các bên thường quan tâm đến các vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọnglượng) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác địnhkhối lượng, địa điểm xác định khối lượng và các giấy tờ chứng minh.

Về đơn vị tính: hiện tại có rất nhiều đơn vị tính được sử dụng trong hợp

đồng thương mại quốc tế như đơn vị tính – cái, chiếc, hòm, kiện; hay đơn vị tínhtập thể - Tá, gross, Đặc biệt, trên thế giới có 2 hệ thống đo lường quốc tế: hệđo lường mét hệ (metric system) và hệ đo lường Anh – Mỹ (LT, ST, ) Khiquy định trong hợp đồng cần ghi rõ đơn vị tính theo hệ nào.

Về phương pháp quy định số lượng: trong thực tiễn buôn bán quốc tế,

người ta có thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch bằng hai cách:

- Quy định chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch: cách quy địnhnày thường áp dụng cho mặt hàng đếm được bằng đơn vị cái, chiếchay khi mua bán các mặt hàng có số lượng nhỏ dễ cân đo đong đếmbằng chính xác Tuy nhiên cách quy định này sẽ gặp khó khăn khi sốlượng hàng hóa lớn hoặc khó cân đo đong đếm chính xác.

4

Trang 13

- Quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch: cách quy địnhsố lượng phỏng chừng cho phép các bên có thể giao nhận hàng trongmột khoảng chênh lệch nhất định, khoảng chênh lệch đó gọi là dungsai Trong những trường hợp cần thiết, xuất phát từ bản chất tự nhiêncủa hàng hóa, người mua, người bán cũng có thể quy định một tỷ lệmiễn trừ.

Về phương pháp xác định khối lượng: khi mua bán, người mua và người

bán phải thống nhất với nhau cách xác định khối lượng hàng hóa, những phươngpháp thường dùng gồm khối lượng cả bì (gross weight), khối lượng tịnh (netweight), khối lượng thương mại (commercial weight) và khối lượng lýthuyết(Theoretical Weight).

Về địa điểm xác định khối lượng: khối lượng hàng có thể được xác định

tại nơi gửi hàng (shipped weight) hoặc tại nơi dỡ hàng (landed weight) Các bêntham gia giám định khối lượng có thể là đại diện bên bán, bên mua hoặc cơ quangiám định Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận số lượng có thể mang tính thamkhảo hoặc có giá trị cuối cùng.

Về giấy chứng nhận số lượng: giấy chứng nhận có thể ban hành bởi người

bán, nhà sản xuất hoặc các cơ quan giám định

Điều khoản phẩm chất/chất lượng

Trong điều khoản này, hai bên thỏa thuận với nhau về cách quy định chấtlượng và việc kiểm tra chất lượng hàng hóa.

Về các cách quy định chất lượng: có rất nhiều cơ sở để quy định chất lượng

của hàng hóa, bao gồm:

(1) Dựa vào sự xem hàng trước(2) Dựa vào hiện trạng hàng hóa

(3) Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn(4) Dựa vào tài liệu kỹ thuật

(5) Dựa vào quy cách của hàng hóa(6) Dựa vào dung trọng của hàng hóa

(7) Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng

(8) Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa

Trang 14

(10) Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa(11) Dựa vào mô tả hàng hóa(12) Dựa vào mẫu hàngVề kiểm tra chất lượng:

- Địa điểm kiểm tra: có thể là tại cơ sở sản xuất, địa điểm giao hàng, địa điểm hàng đơn hoặc nơi sử dụng.

- Người kiểm tra: có thể là nhà sản xuất, đại diện các bên trong hợp đồng hoặc tổ chức trung gian.

- Giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận phẩm chất.

Điều khoản giá

Đồng tiền tính giá: Giá cả trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng

đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của 1 nước thứ Việc xácđịnh loại tiền nào là tuỳ hàng hoá, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồngtiền và ý đồ của 1 trong 2 bên.

Phương pháp quy định giá:

- Giá cố định: Là giá cả được quy định lúc ký kết hợp đồng và không được

sửa đổi nếu không có thỏa thuận khác Thường được áp dụng với hợpđồng có thời lượng hiệu lực ngắn, giá cả ít biến động hay mua bán ở mộtthị trường đặc biệt.

- Giá linh hoạt: Là giá được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có

thể được xem xét lại sau này vào lúc giao hàng Thường được áp dụng khigiá thị trường của hàng hoá có sự biến động một mức nhất định Tronghợp đồng phải quy định giá gốc, tỷ lệ biến động, thời gian định lại giá,nguồn tài liệu tham khảo.

- Giá quy định sau: Giá cả không được xác định ngay khi ký kết hợp đồng

mua bán mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng Giá quyđịnh sau có thể là giá cố định hoặc giá linh hoạt.

- Giá trượt: Là giá được tính dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ

sở giá cả quy định ban đầu có đề cập tới những biến động về chi phí sảnxuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng.

Cách quy định giá trong hợp đồng:

- Đơn giá: Đồng tiền tính giá/ Mức giá/ Đơn vị tính/ Incoterms.

6

Trang 15

VD: 1000 USD/MT, FOB Cảng Hải Phòng, VN, Incoterms 2020.

- Tổng giá: Total Price (bằng số, bằng chữ)

VD: 500.000 USD (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đô la Mỹ chẵn).

- Chi phí liên quan: VD: Những giá trên đã bao gồm chi phí bao bì và chi

phí bốc hàng tại cảng đi.

Điều khoản thanh toán:

Trong một điều khoản thanh toán sẽ có các nội dung: đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, chứng từ thanh toán, …

- Đồng tiền thanh toán:

Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước nhập khẩu, nước xuất khẩuhoặc của nước thứ 3 tuỳ theo thoả thuận của các bên.

Cơ sở lựa chọn đồng tiền thanh toán: Vị thế các bên trong giao dịch; Tậpquán thương mại; Hiệp định thương mại; Thỏa thuận các bên trong Hợp đồngĐồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán có thể là một Trong trường hợpkhông trùng nhau thì trong hợp đồng các bên phải xác định tỷ giá quy đổi.

- Thời hạn thanh toán: Trong Thương mại quốc tế, thanh toán có thể được

thực hiện theo các cách:

 Trả trước khi giao hàng VD: Ứng trước, CWO, CBD… Trả ngay khi giao hàng VD: CAD, COD, TT, Nhờ thu, L/C  Trả sau khi giao hàng VD: Ghi sổ, Nhờ thu, L/C…

 Áp dụng cả 3 cách trên.

- Phương thức thanh toán:

 Phương thức thanh toán tiền mặt.

 Phương thức thanh toán không kèm chứng từ:

o Phương thức chuyển tiền: Người mua khi nhận được thông tin

giao hàng hoặc khi nhận được hàng sẽ lệnh cho ngân hàng phục vụmình chuyển tiền cho người bán Chuyển tiền có thể thực hiện bằng

thư MT (Mail Transfer) hoặc bằng điện TT (Telegraphic Transfer)

o Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó người

bán sau khi giao hàng hoặc dịch vụ sẽ uỷ thác cho ngân hàng thaymình đòi tiền người mua Nhờ thu có các hình thức sau: Nhờ thu

Trang 16

hàng, lập chứng từ cho người mua để người mua đi nhận hàng và

Người bán lập hối phiếu (Bill of Exchange) nhờ ngân hàng thu tiền

từ người mua hàng.

o Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Theo phương

thức này, để khống chế người mua, người bán sau khi gửi hàng, lậpchứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từngười mua hàng Ngân hàng chỉ chuyển chứng từ để người mua đinhận hàng khi người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiềnhối phiếu.

 Phương thức thanh toán kèm chứng từ:

o Phương thức tín dụng chứng từ: Theo đó, ngân hàng cam kết theo

yêu cầu của bên mua sẽ trả tiền cho bên bán khi xuất trình đầy đủchứng từ và thực hiện đầy đủ yêu cầu của thư tín dụng L/C (Letterof Credit).

o Phương thức uỷ thác mua: (Authority to Purchase-A/P) là phương

thức thanh toán mà trong đó ngân hàng bên nhập khẩu, theo yêucầu của nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu ngân hàng đại lí ở nướcngười phát hành một A/P trong đó cam kết sẽ mua hối phiếu do nhàxuất khẩu ký phát với điều kiện chứng từ của người xuất khẩu xuấttrình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong thư uỷ thác (A/P).

Điều khoản giao hàng

- Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải

hoàn thành nghĩa vụ giao hàng Thời gian giao hàng cần: Quy định cụ thể, chính xác

Quy định mốc thời gian chậm nhất

Quy định khoảng thời gian

Quy định kèm điều kiện

Quy định chung chung- Địa điểm giao hàng:

 Căn cứ xác định địa điểm giao hàng:

o Điều kiện cơ sở giao hàngo Phương thức vận tải

o Thỏa thuận các bên trong Hợp đồng 8

Trang 17

 Cách quy định: Quy định ga cảng giao hàng, cảng ga đến, cảng ga thông qua hay Quy định 1 cảng ga khẳng định hoặc nhiều cảng ga lựa chọn

- Thông báo giao hàng:

 Căn cứ thông báo giao hàng: Incoterms.

 Số lần thông báo, thời điểm thông báo, phương thức và nội dung thông báo.

 Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thông báo giao hàng.

Điều khoản bao bì

- Căn cứ quy định điều khoản bao bì:

 Tính chất của hàng hóa Phương thức vận tải Tuyến đường vận chuyển Quy định của pháp luật

- Phương pháp quy định bao bì:

Quy định cụ thể: Yêu cầu về vật liệu, hình thức, kích cỡ,… của bao bì.

Quy định chung chung: quy định phù hợp với một phương thức vận

chuyển nào đó.

- Người cung cấp bao bì: Có thể là bên bán, bên mua hoặc người chuyên chở.

- Phương pháp xác định trị giá bao bì: Giá của bao bì tính gộp vào giá hàng

hoá hoặc Giá của bao bì do bên mua trả riêng.

Điều khoản chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng

Có một số chế tài được áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng như: Chế tàiphạt vi phạm1, chế tài bồi thường thiệt hại2, chế tài buộc thực hiện đúng hợpđồng3,…

Điều khoản bất khả kháng

1Điều 300 LTM năm 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền

phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận.”

Điều 301 Luật Thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi

phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.”

2Điều 302 LTM 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi

phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”

Trang 18

Bất khả kháng là những hiện tượng, sự kiện có tính chất khách quan, khôngthể lường trước được nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, không thể khắcphục được, xảy ra sau khi ký kết Hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩavụ của Hợp đồng.

Cách quy định trong Hợp đồng:

 Quy định khái niệm và các tiêu chí

 Liệt kê đầy đủ các sự kiện được coi là BKK, thủ tục tiến hành khi xảy ra BKK và nghĩa vụ của các bên.

 Dẫn chiếu văn bản của ICC ấn phẩm số 421 Quy định kết hợp

Điều khoản khiếu nại

Khái niệm: Khiếu nại là việc một bên trong giao dịch yêu cầu bên kia phải

giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia gây ra hoặc đã vi phạm camkết trong hợp đồng.

Thời hạn khiếu nại: là khoảng thời gian cần thiết để 1 trong 2 bên làm thủ tục

cần thiết để đưa vụ tranh chấp ra giải quyết Thời hạn khiếu nại phụ thuộc vào:

 Tính chất hàng hóa

 Quan hệ, thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Luật định

Điều khoản trọng tài:

Khái niệm: Trọng tài thương mại quốc tế: là trọng tài có thẩm quyền giải

quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế Hoạt động của trọng tàithương mại quốc tế dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định.

Phân loại:

 Trọng tài quy chế: là trọng tài hoạt động có điều lệ, có trụ sở, có đội ngũ trọng tài viên.

 Trọng tài vụ việc: là trọng tài chỉ xét xử theo từng vụ sau đó giải tán.

Điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng

Cơ sở lựa chọn luật áp dụng:

Luật quốc gia: Thỏa thuận, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp,

HĐ mẫu quy định

10

Trang 19

Điều ước, công ước quốc tế: Thỏa thuận, là thành viên

Tập quán thương mại quốc tế: Thỏa thuận, quyết định cơ quan giải quyết

tranh chấp, hợp đồng mẫu

Điều khoản khó khăn trở ngại

Điều 6.2.2 Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng TMQT năm 2004

định nghĩa: “Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổicơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩavụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đổi trừ giảm xuống, và: (a) Các sự kiệnnày xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng;

(b) Bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giaokết hợp đồng; (c) Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và(d) Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu.” Ví dụ: Đồng

tiền biến động giá, nguyên liệu đầu vào hay hàng hóa tăng giá đột biến

Điều khoản thời điểm hợp đồng có hiệu lực

Định kỳ:

 Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký

 Hợp đồng có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/5/2014

Không định kỳ: Hợp đồng có hiệu lực từ ngày cơ quan có thẩm quyền ở

nước người mua thông qua và được thông báo lại bằng văn bản cho người bán.

1.1.1.4 Điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng thông dụng trong thươngmại, hiện nay các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng không đượcquy định đầy đủ trong LTM 2005 Theo nguyên tắc chung của pháp luật đó lànếu luật chuyên ngành không có quy định cụ thể hoặc không quy định thì việcxác định sẽ dựa vào luật chung Do đó, để xác định các điều kiện để hợp đồngmua bán hàng hóa có hiệu lực sẽ căn cứ chủ yếu vào các quy định chung củaBLDS 2015 ở các phần về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự.

Theo Điều 116 BLDS Việt Nam 2015 thì hợp đồng là một giao dịch dân

sự Về điều kiện có hiệu lực dân sự của giao dịch dân sự được quy định tại

khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 như sau:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

Trang 20

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một giao dịch dân sự, vậy nên cần phải đảmbảo các điều kiện này để có hiệu lực Các bên khi giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

được quy định tại Điều 3 BLDS 20154.

Mặt khác, đối với hợp đồng ngoại thương, điều kiện để hợp đồng có hiệulực cần bốn yếu tố sau:

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp, là thương nhân Việt

Nam (theo Điều 6 LTM 20055), và thương nhân nước ngoài (theo Điều 16LTM 20056) Chủ thể này phải có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo Nghịđịnh 69/2018/NĐ-CP.

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp

Thứ ba, về hình thức hợp đồng: Văn bản hoặc tương đương văn bản:

telex, fax, điện báo, …

Thứ tư, nội dung hợp đồng phải hợp pháp gồm 6 điều kiện bắt buộc: Tên

hàng, số lượng, phẩm chất, giá, thanh toán, giao hàng.

1.1.2 Tổng quan về hợp đồng mua bán thép mạ kẽm

Dưới đây là một số thông tin tổng quan về hợp đồng nhóm nghiên cứu:- Tên hợp đồng: Hợp đồng kinh tế

- Số HĐ: 01/2023/TBD-XIA- Ngày ký kết: 18/05/2023

1.1.2.1 Chủ thể hợp đồng

Về bên bán:

- Tên: Công ty TNHH Thương mại quốc tế Nantong Xiaoyan

4“Điều 3 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1 Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tựnguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xãhội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3 Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4 Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc,lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5 Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

5Điều 6 LTM 2005: “1 Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động

thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

6Khoản 1 Điều 16 LTM 2005: “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh

doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.”

12

Trang 21

- Địa chỉ: phòng 0704, tòa 04, thành phố thế kỷ Trung Nam, đường Đào Viên, số 8, thành phố Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc

- Tel: +86-0513-81029505- Fax: +86-0513-81029505

Về bên mua:

- Tên: Công ty TNHH MTV Sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam

- Địa chỉ: Lô 1, KCN Đồng Văn 2, phường Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Việt Nam

- Tel: +84-902127878- Mã số thuế: 0700791124

- Theo Điều 6 LTM 2005 về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai

chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanhxuất nhập khẩu tại Việt Nam.

- Các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên mua) và Trung Quốc (bên bán).

- Bên cạnh đó, chủ thể ký kết hợp đồng này đối với bên mua là ông hoàngAnh Dũng - Giám đốc công ty TNHH MTV Sản xuất Thái Bình DươngViệt Nam, trùng khớp với thông tin được công bố trên Cổng Thông tin

Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp và phù hợp với quy định tại khoản 3Điều 79 LDN 20207 Vì thế, chủ thể ký kết hợp đồng này hoàn toàn hợp

pháp và có đủ thẩm quyền để ký kết.

1.1.2.3 Đối tượng hợp đồng

Đối tượng hợp đồng này là thép mạ kẽm, theo quy định tại Nghị định69/2018/NĐ-CP thì mặt hàng thép mạ kẽm thuộc đối tượng được phép xuấtnhập khẩu ở cả hai nước nên đối tượng của hợp đồng này là hợp pháp.

1.1.2.4 Hình thức hợp đồng

Hợp đồng được ký kết bằng văn bản theo phương thức truyền thống, cóđóng dấu đỏ, phù hợp với quy định của LTM Việt Nam và luật Trung Quốc Mặtkhác, hợp đồng cũng được trình bày tương đối đầy đủ và phù hợp Các mụcđược chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho hai bên.

Trang 22

1.2 Đánh giá, phân tích và sửa đổi hợp đồng mua bán thép mạ kẽm giữacông ty TNHH Thương mại quốc tế Nantong Xiaoyan và Công tyTNHH MTV sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam

1.2.1 Điều khoản tên hàng

Trong hợp đồng nêu rõ bên xuất khẩu đồng ý bán và bên nhập khẩu đồng ýmua lô hàng gồm 66 tấn thép mạ kẽm 7/0.33mm với đường kính 1.0mm, khôngrối và không đứt gãy; có hai miếng đệm tráng dầu cạnh hai má pin cuộn gỗ &dây cáp.

Đối với điều khoản tên hàng, nhóm có những nhận xét như sau:

- Mặt hàng này không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diện xuấtnhập khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và đượcxuất khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhànước có thẩm quyền.

- Tên hàng hóa được biểu diễn bằng tên thương mại và quy cách chính củahàng hóa, không có sai sót về ký tự Bên cạnh đó, điều khoản tên hàngtrong hợp đồng này cũng đã thể hiện đúng tên kỹ thuật của hàng hóa cầnmua bán trao đổi bằng tiếng Anh; điều này đặc biệt quan trọng nhằm xácđịnh chính xác đối tượng hàng hóa trong các giao dịch thương mại quốctế, khi Người mua và Người bán có trụ sở sở tại các quốc gia sử dụngngôn ngữ chính khác nhau.

- Tên hàng trong điều khoản này còn sơ sài; chỉ đề cập đến quy cách vềkích cỡ, độ cứng của hàng hóa, không có thông tin về nhà sản xuất, nhãnhiệu, mã số hàng hóa hay mô tả hàng hóa cụ thể, chi tiết Điều này khiếnNgười mua khó xác định chính xác đối tượng hàng hóa cần mua bán, cóthể dẫn đến tranh chấp trong giao dịch và khó khăn trong xác định thuếnhập khẩu, cũng như quá trình thông quan hàng hóa.

- Nên bổ sung vào tên hàng mã hàng hoá (HS code) sản phẩm để có thể xácđịnh thuế suất nhập khẩu hàng hóa chính xác và thuận tiện cho quá trìnhthông quan.

1.2.2 Điều khoản chất lượng

Hợp đồng nêu rõ tên hàng hóa, các quy định, yêu cầu của hàng hóa và các tiêu chí đánh giá sản phẩm đạt chất lượng.

- Yêu cầu chất lượng mới 100%, mạ kẽm 8G/m2

14

Trang 23

- Thép được sản xuất không rối và không đứt gãy; có hai miếng đệm trángdầu cạnh hai má pin cuộn gỗ & dây cáp; có hai miếng đệm tráng dầu cạnhhai má pin cuộn gỗ & dây cáp.

- Dung sai cho phép 5% tổng khối lượng và giá trị hợp đồng

- Lực đứt gãy tối thiểu cho 7/0.33mm là 0.95KN, tiêu chuẩn 2006

GB/T20118 Phần cuối phụ lục cũng nêu rõ các thông số kỹ thuật của thép mạ kẽmTrong trường hợp có những cuộn không đủ chiều dài như tiêu chuẩn thì bênbán sẽ đổi trả và chi phí đổi trả hàng lỗi sẽ do bên bán chịu.

Đối với điều khoản chất lượng, nhóm có những nhận xét như sau:

- Trong hợp đồng đã có quy định rõ về chất lượng và phẩm chất hàng hóa.- Vấn đề khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hóa xảy ra rất nhiều trong

thực tế, có thể là do vận chuyển, hoặc do bên xuất khẩu chuẩn bị hàng hóakhông đảm bảo

- Nếu như xảy ra tranh chấp liên quan đến điều khoản này, các bên có thể phải đền tiền, bồi hoàn hàng hóa hoặc xử lý thông qua tòa án quốc tế.- Ngoài ra, điều khoản chất lượng liên quan chặt chẽ với điều khoản giá cả,

nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về chất lượng dù rất nhỏ cũng có thể khiếnbên còn lại có thể yêu cầu điều chỉnh giá cả Tuy nhiên, khoảng thời giantừ khi ký kết hợp đồng cho đến khi giao nhận hàng hóa tương đối nhanhnên việc sử dụng giá cố định là hợp lý.

1.2.3 Điều khoản số lượng

Trong hợp đồng, người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua sảnphẩm Thép mạ kẽm 7/0.33mm Điều khoản số lượng của hợp đồng quy định,đơn vị của thép là tấn, với số lượng là: 66 tấn.

Đối với điều khoản số lượng, nhóm có những nhận xét như sau:

- Trong hợp đồng này, đơn vị được sử dụng dùng để tính số lượng là tấn,đây có thể coi là đơn vị vô cùng phổ biến khi giao dịch thương mại vớicác quốc gia khác

- Số lượng được ghi rõ trong hợp đồng và Người bán sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp đủ số lượng hàng hóa cho Người mua.

Trang 24

1.2.4 Điều khoản giá

Hình 1 Điều khoản về giá trong hợp đồng

Trong hợp đồng, người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua sản phẩm Thép mạ kẽm 7/0.33mm Điều khoản giá của hợp đồng quy định

- Đồng tiền tính giá: Đô la Mỹ (USD)- Mức giá: Cố định

- Đơn giá: 1,250 USD/TON

- Tổng giá trị lô hàng: 82,500 USD

Đối với điều khoản về giá, nhóm có những nhận xét như sau:

- Trong hợp đồng này, đồng tiền tính giá lựa chọn là USD (đồng Đô la Mỹ)là đồng tiền nước thứ 3 Đồng tiền này có tính chất tự do chuyển đổi,được chấp nhận với hầu hết mọi giao dịch quốc tế, ổn định về giá trị mộtcách tương đối Sử dụng đồng Đô la Mỹ cũng giúp việc thanh toán giữacác ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.

- Mức giá được cố định ngay trong hợp đồng và sẽ không thay đổi xuyênsuốt quá trình thực hiện hợp đồng Vì thời gian thực hiện hợp đồng khôngkéo dài, hạn chế các biến động nên đây là phương pháp quy định giá hợplý, giúp các bên tính toán rõ ràng lợi nhuận, chi phí.

- Thông tin về điều khoản giá được trình bày theo: Đơn giá trên một đơn vịsản phẩm và đã có Tổng giá trị lô hàng Ngoài ra điều khoản giá cũng khôngđề cập đến các chi phí khác dù sử dụng điều khoản Incoterms CIF 2020,người mua chỉ phải chi trả đối với các khoản phí phát sinh khi khi lô hàng

được giao lên tàu và sẽ phải đóng thuế nhập khẩu đồng thời làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng đó.

1.2.5 Điều khoản giao hàng

- Điều khoản giao hàng: CIF Hải Phòng, Việt Nam- Cảng đi: Cảng Trung Quốc

16

Trang 25

- Chuyển tải: Không được phép

- Cảng đích: Cảng Hải Phòng, Việt Nam- Giao hàng từng phần: Được phép- Thời gian giao hàng:

 07-10/06/2023: 22 tấn 14-20/06/2023: 44 tấn

- Nhãn xuất xứ sản phẩm: Trung Quốc

- Người bán phải gửi qua email chứng từ bao gồm: vận đơn, hóa đơnthương mại, danh mục hàng hóa, Form E, CO, CQ, CA trong vòng 5 ngàykể từ ngày tàu chạy

- Người bán cung cấp bảng kê trọng lượng chi tiết bao gồm số cuộn, trọng lượng tịnh, trọng lượng tổng, số lượng

Đối với điều khoản giao hàng, nhóm có những nhận xét như sau:

Về cơ bản, điều kiện giao hàng đã quy định về thời gian giao hàng cụ thể vàđiều kiện giao hàng là CIF Cảng bốc và cảng đến quy định cụ thể vì vậy ngườimua và người bán bắt buộc phải tuân thủ địa điểm đã quy định trong hợp đồng.

Hợp đồng sử dụng điều kiện CIF là phương thức vận tải được sử dụng chovận tải biển, rủi ro được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi toàn bộ lôhàng được giao qua lan can tàu, người mua sẽ tiếp nhận rủi ro sau khi hàng đãđược giao xuống boong tàu.

Người bán sẽ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng, đồng thời cótrách nhiệm chi trả kinh phí vận chuyển lô hàng đến cảng đích được chỉ định.Người mua không có trách nhiệm ký kết các hợp đồng vận chuyển chính vàcũng không phải ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng đó.

Về cước phí, người bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí để đưahàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai hải quan, làm bảo hiểm, nghĩavụ đóng thuế xuất khẩu, Người mua có trách nhiệm chi trả đối với các khoảnphí phát sinh khi khi lô hàng được giao lên tàu Ngoài ra, người mua sẽ phảiđóng thuế nhập khẩu đồng thời làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng đó.

Trang 26

1.2.6 Điều khoản thanh toán

Hình 2 Điều khoản thanh toán trong hợp đồng

Nội dung về điều khoản thanh toán trong hợp đồng như sau:

- Thanh toán: Bằng L/C trả chậm 60 ngày kể từ ngày vận đơn cho 100% giátrị hóa đơn

- Ngân hàng thụ hưởng: AGRICULTURAL BANK OF CHINA, JIANGSUBRANCH P.R.CHINA

- Địa chỉ ngân hàng: No.18, Yaogang road, Nantong City, Jiangsu China- Bên hưởng: NANTONG XIAOYAN INTERNATIONAL TRADE

- Số tài khoản ngân hàng: 107070014040006808

Đối với điều khoản thanh toán, nhóm có những nhận xét như sau:

Phương thức thanh toán bằng L/C trả chậm này vô cùng an toàn đối vớingười bán và người mua.

Đối với người bán: Ngân hàng sẽ thanh toán đúng như trong thư tín dụng

bất kể việc người mua có trả tiền hay không, Hạn chế việc chậm trễ trongchuyển chứng từ và khách hàng có thể chiết khấu L/C để có tiền trước sử dụngcho việc thực hiện hợp đồng.

Đối với người mua: Chỉ khi nhận được hàng thì người mua mới trả tiền và

người nhập khẩu yên tâm rằng người bán sẽ phải tuân thủ quy định trong L/C đểđảm bảo được thanh toán, nếu không người bán sẽ mất tiền.

Đồng tiền thanh toán được quy định ở đây là đồng USD, giống với đồngtiền tính giá hàng hóa Đây là một đồng tiền mạnh, ổn định và được nhiều doanhnghiệp sử dụng trong quá trình thanh toán quốc tế Tuy nhiên trong hợp đồngchưa nêu ra quy định về tỷ giá hối đoái, điều này có thể gây ra tranh chấp ở từng

thời điểm khác nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng Cần bổ sung thêm: “Tỷgiá hối đoái là tỷ giá của ngân hàng tại thời điểm thanh toán”.

18

Trang 27

Hợp đồng đã quy định rõ thời hạn thanh toán vào ngày cụ thể khi giới hạnngày mà người mua phải thanh toán cho người bán, điều này có thể giúp hạn chếchậm trễ cho việc giao hàng và sai thời hạn giao hàng được quy định trong điềukhoản giao hàng.

Bên cạnh đó, có thể thấy hợp đồng hoàn toàn đã đề cập đến những chứng từthanh toán cần thiết, điều này có thể gây giúp cho việc giao nhận hàng hóa vàthanh toán được diễn ra suôn sẻ.

1.2.7 Điều khoản đóng gói

Những tiêu chuẩn được đề ra vẫn còn khá sơ sài và thiếu chi tiết với yêucầu đóng gói duy nhất là cuộn có bọc bao dừa tráng nilon và phương thức vậnchuyển là bằng đường biển Hợp đồng nên có thêm một số điều khoản như trọnglượng đóng gói cho mỗi đơn vị vận chuyển cũng như phương thức đánh số vànhãn dán để có thể thống nhất, không gây nhầm lẫn giữa hai bên.

1.2.8 Điều khoản bất khả kháng

Bên bán đã khẳng định rõ về việc không chịu trách nhiệm khi xuất hiện cáctình huống bất khả kháng như chiến tranh, đình công, hành động chính phủ,thiên tai,… cũng như đưa ra giải pháp trong trường hợp xảy ra sự cố Tuy nhiênkhông đưa ra trách nhiệm hoặc hành động nếu trường hợp bất khả kháng kéo dàidưới 30 ngày.

1.2.9 Điều khoản kiểm tra và phạt vi phạm

Điều khoản kiểm tra và phạt vi phạm được quy định trong hợp đồng như sau:

- Quy cách kiểm tra: Hàng hóa được kiểm tra tại cảng đích bởi 1 đơn vị có thẩm quyền, trong đó bên mua là bên trả phí.

- Tiêu chuẩn kiểm tra: Đạt đủ chất lượng và số lượng.

- Sự chấp hành và báo cáo: Người mua có quyền khiếu nại trong vòng 45ngày đối với số lượng, 30 ngày đối với chất lượng Bên bán sẽ giải quyếttrong 30 ngày sau khi nhận được khiếu nại.

Trang 28

1.2.10 Điều khoản trọng tài

Điều khoản đã xác định đích xác được quy tắc trọng tài là CIETACSHANGHAI Theo đó, mọi tranh chấp nếu phát sinh hoặc liên quan đến hợpđồng này sẽ được đệ trình lên Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tếTrung Quốc (CIETAC) Tiểu ban (Trung tâm trọng tài) đối với trọng tài sẽ đượctiến hành theo các quy tắc trọng tài của CIETAC có hiệu lực tại thời điểm nộpđơn yêu cầu trọng tài Phán quyết trọng tài là cuối cùng và ràng buộc đối với cảhai bên.

Đây là một trong những tổ chức trọng tài lâu đời nhất ở Trung Quốc cũngnhư toàn thế giới Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng Quy tắc Trọng tàiTranh chấp CIETAC trước khi kiện (nếu có) để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợicủa mình.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài Thương mại 20108 thì trongtrường hợp này, hai bên đã thoả thuận về việc sử dụng phương thức giải quyếtbằng trọng tài khi có tranh chấp xảy ra Do đó, nếu có tranh chấp, hai bên có thểkiện luôn lên trọng tài.

1.2.11 Đề xuất bổ sung

Hai chủ thể tham gia trong hợp đồng có thể đàm phán, bổ sung điều khoảnbảo hành để quy định đầy đủ hơn về nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên khi córủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, cụ thể như sau:

Bảo hành là sự đảm bảo về chất lượng hàng hóa của người bán cho ngườimua trong một thời gian phạm vi nhất định Khi thực hiện hợp đồng mua bánhàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa máy móc, kỹ thuật công nghệ thì phải chútrọng đến điều kiện bảo hành này Trong hợp đồng mua bán, các bên thỏa thuậnvới nhau về phạm vi bảo hành, thời hạn bảo hành và nghĩa vụ của các bên.

Phạm vi bảo hành rộng hay hẹp là phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bênvà đặc tính của hàng hóa:

- Bảo hành các thiết bị chính và phụ tùng

- Bảo hành theo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong các tiêu chuẩn vàtài liệu kỹ thuật

- Bảo hành về kết cấu sản phẩm- Bảo hành về nguyên liệu chế tạo

8Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài Thương mại 2005: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các

bên có thoả thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”

20

Trang 29

Thời hạn bảo hành là khoảng thời gian giao hàng đến kể từ khi sử dụng hàng hóa, trong đó có nghĩa vụ của các bên lần lượt như sau:

- Người bán có trách nhiệm hướng dẫn cho người mua cách sử dụng hàng hóa,chịu trách nhiệm về việc sửa chữa, thay thế hàng hóa khi nó hỏng hóc.

- Người mua có trách nhiệm sử dụng hàng hóa theo đúng hướng dẫn củangười bán, khi phát hiện hàng bị hỏng thì phải báo ngay cho người bánchứ không được tự ý sửa Người mua phải giữ gìn hàng hóa cẩn thận, bảoquản không cho hỏng hóc thêm, Trong điều kiện quá thời hạn quy định,người bán không kịp thời khắc phục hỏng hóc thì phải sửa chữa với chiphí do người bán chịu, người mua có thể yêu cầu giảm giá hoặc thay thếhàng hóa khác.

Trang 30

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI BỘCHỨNG TỪ LIÊN QUAN

2.1 Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

2.1.1 Cơ sở lý thuyết

Về khái niệm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là một chứng từ

thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một sốtiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán chongười bán hàng theo những điều kiện cụ thể.

Về vai trò, hóa đơn thương mại có 4 vai trò chính như sau:

- Chức năng thanh toán: Đây là chức năng quan trọng nhất của hóa đơn

thương mại Hóa đơn thương mại có vai trò như một chứng từ hợp phápđể bên bán có thể yêu cầu bên mua thanh toán Vì vậy, trên hóa đơnthương mại sẽ ghi các thông tin liên quan tới việc thanh toán như tổng giátiền, giá của từng mặt hàng, đơn giá, đồng tiền thanh toán,… và phải cóđầy đủ con dấu hoặc chữ ký để chắc chắn nghĩa vụ thanh toán.

- Chức năng khai giá hải quan: Giá ghi trên hóa đơn thương mại là giá cơ

sở để tính thuế xuất nhập khẩu Một số thông tin cũng có thể dùng để khaibáo Hải quan như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn.

- Chức năng tính số tiền bảo hiểm: Giá trên hóa đơn thương mại cũng

dùng làm cơ sở để tính tiền bảo hiểm.

- Cơ sở để đối chiếu với các chứng từ khác: hóa đơn thương mại dùng để

đối chiếu các thông tin tương ứng trên vận đơn, packing list, để chắcchắn là đồng nhất và không có sai phạm.

Về nội dung:

Trên hóa đơn thương mại thường có rất nhiều nội dung, có những nội dungbắt buộc phải có, có những nội dung để tham chiếu hoặc thêm vào theo yêu cầucủa các bên trong lúc thỏa thuận và đàm phán hợp đồng Các nội dung chính bắtbuộc của một hóa đơn thương mại gồm:

- Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu (Exporter/Shipper)- Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu (Importer/Consignee)

- Số tham chiếu, nơi và ngày tháng phát hành (Invoice No & date)- Điều kiện cơ sở giao hàng (Terms of Delivery and Payment)- Ký hiệu mã hàng hóa (Marks and numbers)

- Mô tả hàng hóa (Description of Goods)- Số lượng hàng hóa (Quantity)

- Tổng số tiền nhà nhập khẩu phải trả (Total)

- Chi tiết về cước vận chuyển và phí bảo hiểm (Freight and Insurance)22

Trang 31

- Chữ ký của nhà xuất khẩu (Signature)

Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, do đa số trường hợp người bán vàngười mua không thể gặp nhau trực tiếp để thực hiện thanh toán nên hóa đơnthương mại quốc tế có một số điểm khác với hóa đơn bán hàng hóa hay dịch vụtrong nước Cụ thể:

- Hóa đơn trong thương mại quốc tế thông thường được lập với đơn vịtiền tệ là đồng tiền đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, có cácđiều kiện giao hàng chi tiết, thanh toán phù hợp với quy định trong hợpđồng và đảm bảo tuân thủ luật pháp hay các tập quán quốc tế trongthương mại quốc tế.

- Trường hợp giữa người bán và người mua không có quy định cụ thể vềngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn thương mại thì ngôn ngữ thườngđược sử dụng là Tiếng Anh, trong khi hóa đơn bán hàng hóa hay cung cấpdịch vụ trong nước thường được lập bằng các ngôn ngữ bản địa.

UCP 6009 quy định về một hóa đơn thương mại:

- Phải thể hiện được hóa đơn thương mại là do người thụ hưởng phát hành(trừ

- trường hợp đã quy định tại điều 38).

- Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong điều38).

- Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ đã đề cập đến trong thư tín dụng.- Không cần phải ký.

Về phân loại:

- Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): dùng trong việc thanh toán sơ bộ

tiền hàng trong các trường hợp: giao hàng nhưng giá mới là giá tạm tính,giá chính thức phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của hàng hóa tạicảng đích; hàng được giao làm nhiều lần và mỗi lần chỉ thanh toán 1phần nhất định, khi giao hết hàng mới thanh toán dứt khoát.

- Hóa đơn chính thức (Final Invoice): dùng để thanh toán dứt khoát tiền hàng.

- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): giống hóa đơn thông thường, có nêugiá cả và đặc điểm của hàng hóa, tuy nhiên không bao gồm ký mã hiệuhàng hóa, được sử dụng trong trường hợp là thư chào hàng đối với khách

Trang 32

hàng tiềm năng, gửi hàng đi triển lãm, gửi bán hoặc làm thủ tục xin nhậpkhẩu, mua ngoại hối Hóa đơn chiếu lệ không được sử dụng để thanh toán.

- Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice): có chữ ký của cơ quan chức năng,thường là Phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ củahàng hóa.

- Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice): hóa đơn trong đó phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng hóa.

- Hóa đơn hải quan (Custom’s Invoice): hóa đơn tính trị giá hàng theo giátính thuế của hải quan bao gồm các khoản lệ phí hải quan, chủ yếu dùngtrong khâu tính thuế, không có giá trị như một yêu cầu đòi tiền, vì vậy ítđược lưu thông.

- Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): hóa đơn dùng trong việc thanhtoán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng chỉ mới là tạmtính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọnglượng xác định ở khâu dỡ hàng, hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗilần chỉ thanh toán một phân cho đến khi bên bán giao xong hàng mớithanh lý.

2.1.2 Phân tích và nhận xét hoá đơn thương mại2.1.2.1 Phân tích

- Người nhận: Công ty TNHH MTV sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam- Địa chỉ: Lô 1 - KCN Đồng Văn 2 - Phường Bạch Thiện - Thị xã Duy

Tiên - Tỉnh Hà Nam - Việt Nam

- Số hóa đơn: NTXY-23043 Ngày 05/07/2023- Số hợp đồng: 01/2023/TBD-XIA

- Điều khoản giao hàng: CIF Cảng Hải Phòng, Việt Nam- Cảng bốc: Cảng Shanghai, Trung Quốc

- Cảng dỡ: Cảng Hải Phòng, Việt Nam

Hình 3 Hoá đơn thương mại

24

Trang 33

- Tổng giá trị đơn hàng: 52403.75 USD

toàn, có hiệu lực và hợp pháp.

Hình 4 Chữ ký trên hoá đơn thương mại

Tuy nhiên, hoá đơn thương mại này nên bổ sung thêm một số thông tin sau:- Thêm thông tin ngân hàng người nhập khẩu (bên mua)

- Điều khoản vận chuyển sử dụng điều khoản Incoterms và địa điểm cảng- Phần mô tả sản phẩm có đề tên

2.2 Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)

2.2.1 Cơ sở lý thuyết

2.2.1.1 Khái niệm, chức năng, nội dung của Phiếu đóng gói hàng hoá

Về khái niệm, phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) là một tài liệu được

sử dụng trong TMQT Đây là một thành phần trong bộ chứng từ xuất nhập khẩuhàng hóa, được sử dụng để mô tả chi tiết nội dung bên trong lô hàng Tuy nhiên,phiếu đóng gói hàng hóa thông thường sẽ không bao gồm thông tin giá trị lôhàng Một số cách gọi khác của PĐGHH thường gặp trong xuất nhập khẩu là:Chứng từ hàng hóa, phiếu gửi hàng, danh sách giao hàng, phiếu giao hàng,…

Trang 34

- Kê khai danh mục hàng hóa trong lô hàng đang được vận chuyển- Cung cấp thông tin quy cách đóng gói, trọng lượng và kích thước của

hàng hóa

- Là tài liệu chứng minh cho Vận đơn đường biển

- Chứa những thông tin cần thiết cho Giấy chứng nhận xuất xứ

- Cung cấp thông tin cần thiết cho phần Thông tin điện tử xuất khẩu trong hệ thống xuất khẩu tự động.

- Đóng vai trò là tài liệu chứng minh cho Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, trong trường hợp lô hàng bị coi là độc hại hoặc nguy hiểm.

- Được dùng để đặt chỗ với các công ty vận tải quốc tế, cũng như để lấy Vận đơn đường biển.

- Là thông tin hỗ trợ người môi giới Hải quan khi nhập hàng hóa được liệt kê vào cơ sở dữ liệu nhập khẩu của nước họ.

- Là căn cứ hướng dẫn cho người nhận/người mua khi kiểm tra sản phẩm trong lô hàng mà họ nhận được.

- Mang tính chất như một tài liệu hỗ trợ cho việc hoàn trả theo thư tín dụng(L/C).

Về nội dung, trên thực tế, một PĐGHH đúng quy chuẩn gồm những nội

dung cơ bản như sau:

- Số hoá đơn và ngày lập hoá đơn

- Tên và địa chỉ cụ thể của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu

- Thông tin chính xác về cảng xếp dỡ hàng hoá, cảng đi và cảng đến, - Thông tin tên tàu và số chuyến.

- Thông tin về lô hàng, điển hình là số lượng, trọng lượng, số kiện hàng, thểtích kiện hàng,

- Xác nhận của bên xuất khẩu: Ký rõ ràng và đóng dấu.- Remark: Những ghi chú thêm về lô hàng.

2.2.1.2 Phân loại phiếu đóng gói hàng hoá

PĐGHH là chứng từ thường được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu, tuynhiên, nó được phân ra nhiều loại, mỗi loại được ứng dụng trong một ngành cụthể với ý nghĩa và nội dung khác nhau Có thể chia PĐGHH thành các loại sau:

26

Trang 35

- Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list): Loại phiếu bao gồm chi

tiết của lô hàng như ngày/tháng/năm xuất nhập khẩu; địa chỉ đến đâu; Mẫu phiếu này được dùng để người mua và người bán trực tiếp giao dịch với nhau.

- Phiếu đóng gói tập trung (Neutral packing list): Về cơ bản, loại phiếu

này có nét giống với phiếu đóng gói chi tiết ở trên, chỉ khác ở chỗ là nókhông có tên của người bán hàng Thông thường, phiếu này chỉ dùng đểgiao dịch tại nơi tập kết hàng hóa trong khi chờ chuyển tiếp đến địa điểmcuối cùng.

- Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and weight list):

Là loại phiếu có đầy đủ thông tin nhất về kiện hàng, loại hàng hóa củabạn Loại phiếu này bao gồm danh sách đóng gói và trọng lượng hànghóa Điểm nổi bật của nó là giúp cho người mua và người bán dễ dàngquản lý được tình trạng hàng hóa.

2.2.2 Phân tích và nhận xét phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng2.2.2.1 Phân tích phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng

Căn cứ theo cách phân loại nói trên, PĐGHH của lô hàng này là Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list).

- Thông tin bên bán: Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Nantong

Xiaoyan (Nantong Xiaoyan International Trade Co., Ltd) kèm địa chỉ, sốđiện thoại (tel) và số fax:

Địa chỉ: Phòng 0704, Toà 04, thành phố thế kỷ Trung Nam, đường

Đào Viên, số 8, thành phố Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc. Số điện thoại: +86-513-81029505

Số fax: +86-513-81029505

- Thông tin bên mua: Công ty TNHH Sản xuất Thái Bình Dương kèm địa

chỉ, số điện thoại:

Địa chỉ: Lô 1 – KCN Đồng Văn 2 – Phường Bạch Thượng, Thị xã

Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Số điện thoại: +84902127878

- Số hóa đơn (Invoice No): NTXY-23043, ngày xuất hóa đơn: 5/7/2023- Số hợp đồng (S/C No.): 01/2023/TBD-XIA, ngày ký: 18/5/2023

Trang 36

- Hàng được gửi từ (Shipment from): Từ cảng Thượng Hải ở Trung Quốc

đến cảng Hải Phòng, Việt Nam

- Điều khoản giao hàng: CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam, Incoterms 2020- Các thông tin mô tả hàng hóa:

Tên hàng: Thép mạ kẽm 7/0.33mm

Tổng số lượng: 66 tấn, 160 cuộn

Đơn giá/tấn: 1250.00, Tổng giá tiền: 82500.00 USD

Khối lượng tịnh (Net Weight): 41923.00 KGS

Trọng lượng tịnh (Gross Weight): 44055.00 KGS

Trang 37

Hình 5.Cont số TWCU2070272

Hình 6 Cont số TLLU20381672.2.2.2 Nhận xét về phiếu đóng gói hàng hoá của lô hàng

- Phiếu đóng gói khá đầy đủ, chi tiết về các thông tin cần có của một PĐGHHnhư: Thông tin bên mua, bên bán, số PĐGHH, điều kiện giao hàng, hìnhthức vận chuyển, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, điều kiện thanh toán, tổngtrọng lượng, tổng số lượng, khối lượng tịnh, trọng lượng tịnh, thể tích,…

- Các thông tin trên PĐGHH này chính xác, trùng khớp với hóa đơn thươngmại và hợp đồng.

- Phiếu đóng gói đã có dấu xác nhận từ người có thẩm quyền của bên bán, thể hiện sự chính xác của PĐGHH này.

Hình 7 Chữ ký xác nhận của bên bán với PĐGHH

Trang 38

2.3 Giấy chứng nhận người thụ hưởng (Beneficiary Certificate)

2.3.1 Cơ sở lý thuyết

Giấy chứng nhận người thụ hưởng là một loại tài liệu chứng minh danh tínhvà quyền lợi của người được ủy quyền (người thụ hưởng) trong một giao dịch hoặcthỏa thuận nào đó Giấy chứng nhận này thường được sử dụng trong các lĩnh vựcnhư bảo hiểm, tài chính, chứng khoán, và các giao dịch thương mại quốc tế để xácđịnh người được ủy quyền nhận lợi ích hoặc thanh toán từ một hợp đồng hoặcquyền lợi cụ thể Theo đó, B/C là một tuyên bố từ người thụ hưởng hoặc người xuấtkhẩu về điều kiện cụ thể của hàng hóa hoặc lô hàng được yêu cầu bởi người muahoặc người nhập khẩu để quá trình hải quan suôn sẻ.

Trong một L/C của các giao dịch thương mại quốc tế, giấy chứng nhận ngườithụ hưởng đóng vai trò:

- Xác định người thụ hưởng: Beneficiary Certificate xác định người thụ

hưởng, tức là người hoặc công ty được quyền nhận thanh toán từ L/C.Điều này đảm bảo rằng người thụ hưởng được xác định một cách rõ ràngvà tránh sự nhầm lẫn.

- Xác minh quyền lợi: Giấy chứng nhận này cung cấp thông tin chi tiết về

quyền lợi của người thụ hưởng trong L/C Điều này bao gồm số tiền đượcthanh toán, điều kiện để nhận thanh toán, và các yêu cầu khác liên quanđến giao dịch.

- Bảo mật và xác thực: Beneficiary Certificate thường được phát hành bởi

ngân hàng của người bán (người thụ hưởng) và có tính bảo mật cao Nóthường được chứng thực bởi ngân hàng và có chứng chỉ hoặc dấu ấn bảomật để đảm bảo tính xác thực và ngăn chặn việc giả mạo.

- Phát hành và thanh toán: Người thụ hưởng cần sử dụng Beneficiary

Certificate để yêu cầu phát hành thanh toán từ ngân hàng phát hành L/Csau khi đã thực hiện đủ điều kiện trong L/C Beneficiary Certificate đóngvai trò chứng từ chính để yêu cầu thanh toán.

- Kiểm tra tương thích: Beneficiary Certificate phải tương thích hoàn toàn

với các điều khoản và điều kiện của L/C Bất kỳ không rõ ràng hoặc xungđột nào trong giấy chứng nhận có thể dẫn đến trì hoãn hoặc xung độttrong việc thanh toán.

- Minh bạch và sự thay đổi: Trong trường hợp cần thay đổi thông tin liên

quan đến người thụ hưởng hoặc quyền lợi của họ, Beneficiary Certificatecũng có thể được sử dụng để xác định các thay đổi này và được chấpthuận bởi các bên liên quan.

30

Trang 39

Tóm lại, Beneficiary Certificate đóng vai trò quan trọng trong việc xác địnhvà xác nhận quyền lợi của người thụ hưởng trong L/C, đảm bảo tính minh bạchvà bảo mật trong giao dịch thương mại quốc tế Trong một số trường hợp, việcsử dụng giấy chứng nhận người thụ hưởng có thể yêu cầu sự xác nhận từ các bênliên quan hoặc từ cơ quan quản lý tài chính hoặc pháp lý Điều này giúp đảmbảo tính minh bạch và đúng đắn trong việc xác định người thụ hưởng và quyềnlợi của họ trong các giao dịch tài chính và hợp đồng.

2.3.2 Phân tích

- Người thụ hưởng: NANTONG XIAOYAN INTERNATIONAL TRADE

CO.,LTD – chủ thể chịu trách nhiệm trong việc cung cấp tài liệu để đượcnhận thanh toán từ ngân hàng phát hành L/C

- Địa chỉ và phương thức liên hệ: Phòng 0704 tòa Zhongnan, số 8 đường

Taoyuan, thành phố Nantong, tỉnh Jiangsu, Trung Quốc.- Số điện thoại: +86-513-81029505

- Fax: +86-513-81029505

- Ngày : 9/7/2023- Nội dung:

 Số tiền người thụ hưởng chưa sử dụng hoặc chưa được thanh toán: USD

 Người thụ hưởng xác nhận rằng đã hoàn thành tất cả yêu cầu và thủ tụctheo L/C hiện tại và không cần trình bày thêm tài liệu hoặc yêu cầuthanh toán bổ sung.

- Đóng dấu xác nhận của bên bán:

Hình 8 Dấu xác nhận của bên bán về Giấy chứng nhận người thụ hưởng

Đối với Giấy chứng nhận người thụ hưởng, nhóm có một vài nhận xét nhưsau: B/C đã được xác nhận đầy đủ về thông tin và nội dung, tuy nhiên thiếu đi số vàloại L/C đi kèm Do đó có thể dẫn đến sự không rõ ràng hoặc nhầm lẫn về L/C mà

Trang 40

2.4 Vận đơn (Bill of Lading)

2.4.1 Cơ sở lý thuyết

2.4.1.1 Khái niệm vận đơn đường biển

Theo quy định trong pháp luật quốc tế, vận đơn được quy định như sau:Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, kýtại Brussels 1924 ngày 25/8/1924 (CƯ Brussels 1924) không có quy định kháiniệm về VĐĐB nhưng ghi nhận VĐĐB dưới hình thức của hợp đồng vận tải

theo điểm b Điều 1: “Hợp đồng vận tải chỉ áp dụng cho những hợp đồng vận tảiđược thể hiện bằng một vận đơn hoặc chứng từ tương tự trong chừng mựcchứng từ đó liên quan đến chuyên chở hàng hóa bằng đường biển”.

Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển(hay còn gọi là Công ước Hamburg 1978) lần đầu tiên nêu định nghĩa về VĐĐB

tại khoản 7 Điều 1: “Vận đơn đường biển là một chứng từ làm bằng chứng cho

một hợp đồng vận tải đường biển và cho việc người vận chuyển đã nhận hàngđể chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người vận chuyển cam kếtsẽ giao hàng khi vận đơn được xuất trình”.

Trên cơ sở này, pháp luật Việt Nam đã thừa kế và tiếp thu những quy địnhtruyền thống quốc tế về VĐĐB được thể hiện trong Bộ luật hàng hải Việt Nam

(BLHH Việt Nam) Tại khoản 3 Điều 81 BLHH Việt Nam 1990 định nghĩa: “Vận

đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với sốlượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trảhàng… Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” và

khoản 2 Điều 73 BLHH Việt Nam 2005 quy định: “Vận đơn là chứng từ vận

chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng,chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng;bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứngcủa hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”.

Từ những quy định trên, VĐĐB được coi là chứng từ chuyên chở hàng hóabằng đường biển xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành tớicảng đến Vận đơn thông thường được phát hành bởi người chuyên chở hoặc đạidiện được ủy quyền của người chuyên chở (thuyền trưởng, đại lý) cho người gửihàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

2.4.1.2 Chức năng của vận đơn đường biển

Vận đơn gồm 3 chức năng chính là:

- Vận đơn đường biển đóng vai trò là biên lai nhận hàng: Theo đó, vận

đơn miêu tả đặc điểm lô hàng về số lượng, ký mã hiệu, tình trạng bên ngoàicủa hàng hoá được giao ở cảng hoặc địa điểm bốc hàng Khi tàu nhận hàng,nếu tình trạng bên ngoài không tốt thì người vận chuyển sẽ có những ghi

32

Ngày đăng: 03/06/2024, 18:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w