1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm TIỂU LUẬN MÔN HỌC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN VIETMEDICAL PHÂN PHỐI (VIỆT NAM) VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN DRGEM (HÀN QUỐC)

78 10 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế giữa Công ty Cổ phần Vietmedical Phân phối (Việt Nam) và Công ty Cổ phần DRGEM (Hàn Quốc)
Tác giả Tên Thành Viên 1, Tên Thành Viên 2, Tên Thành Viên 3
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Giao dịch thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận môn học
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 3,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: Phân tích và chỉnh sửa hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối (7)
    • 1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế (7)
      • 1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (7)
      • 1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (7)
      • 1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (8)
      • 1.4 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (9)
    • 2. Phân tích hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối . 5 (10)
      • 2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối (10)
      • 2.2 Tổng quan về hợp đồng (12)
      • 2.3 Các điều khoản trong hợp đồng (15)
    • 1. Hóa đơn thương mại (28)
      • 1.1 Tổng quan về hóa đơn thương mại (28)
      • 1.2 Phân tích và đánh giá .................................................................................... 24 2. Phiếu đóng gói hàng hóa (29)
      • 2.1 Tổng quan về phiếu đóng gói hàng hóa (31)
      • 2.2 Phân tích và đánh giá (32)
      • 3.1 Tổng quan về vận đơn hàng không (34)
    • 5. Tờ khai hải quan (40)
      • 5.1 Tổng quan về tờ khai hải quan (40)
      • 5.2 Phân tích và đánh giá (43)
      • 6.1 Tổng quan về giấy chứng nhận nguồn gốc (48)
      • 6.2 Phân tích và đánh giá (50)
    • 7. Giấy chứng nhận chất lượng (52)
      • 7.1 Tổng quan về giấy chứng nhận chất lượng (52)
      • 7.2 Phân tích và đánh giá (54)
  • CHƯƠNG 3: Tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng (56)
    • 1. Xin giấy phép nhập khẩu (56)
    • 2. Tiến hành thanh toán (57)
    • 3. Thuê và ủy thác phương tiện vận tải (58)
    • 4. Mua bảo hiểm (59)
    • 5. Thông quan xuất khẩu (60)
    • 6. Nhận hàng và thông quan nhập khẩu (60)
    • 7. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại (nếu có) (62)
  • Kết luận...................................................................................................................... 59 (64)
  • Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 60 (65)
  • Phụ lục........................................................................................................................ 61 (66)

Nội dung

MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần nội dung 2 CHƯƠNG 1: Phân tích và chỉnh sửa hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối 2 1.Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế .................................................................................................................................. 2 1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ............................................. 2 1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ....................................... 2 1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ........................................ 3 1.4 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ......................... 4 2. Phân tích hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối . 5 2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối ........................ 5 2.2 Tổng quan về hợp đồng ................................................................................... 7 2.3 Các điều khoản trong hợp đồng .................................................................... 10 3. Soạn thảo hợp đồng sau chỉnh sửa ................................................................... 20 CHƯƠNG 2: Phân tích bộ chứng từ liên quan ..................................................... 23 1. Hóa đơn thương mại .......................................................................................... 23 1.1 Tổng quan về hóa đơn thương mại ................................................................ 23 1.2 Phân tích và đánh giá .................................................................................... 24 2. Phiếu đóng gói hàng hóa ................................................................................... 26 2.1 Tổng quan về phiếu đóng gói hàng hóa ........................................................ 26 2.2 Phân tích và đánh giá .................................................................................... 27 3. Vận đơn .............................................................................................................. 29 3.1 Tổng quan về vận đơn hàng không ............................................................... 29 3.2 Phân tích và đánh giá .................................................................................... 31 4. Giấy báo hàng đến ............................................................................................. 33 4.1 Tổng quan về giấy báo hàng đến .................................................................. 33 4.2 Phân tích và đánh giá .................................................................................... 34 5. Tờ khai hải quan ................................................................................................ 35 5.1 Tổng quan về tờ khai hải quan ...................................................................... 35 5.2 Phân tích và đánh giá .................................................................................... 38 6. Giấy chứng nhận nguồn gốc ............................................................................. 43 6.1 Tổng quan về giấy chứng nhận nguồn gốc 43 6.2 Phân tích và đánh giá 45 7. Giấy chứng nhận chất lượng 47 7.1 Tổng quan về giấy chứng nhận chất lượng 47 7.2 Phân tích và đánh giá 49 CHƯƠNG 3: Tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng 51 1. Xin giấy phép nhập khẩu 51 2. Tiến hành thanh toán 52 3. Thuê và ủy thác phương tiện vận tải 53 4. Mua bảo hiểm 54 5. Thông quan xuất khẩu 55 6. Nhận hàng và thông quan nhập khẩu 55 7. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại (nếu có) 57 Kết luận 59 Tài liệu tham khảo 60 Phụ lục 61 Hợp đồng (Sales Contract) 61 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 63 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) 64 Vận đơn (Air Waybill) 65 Thông báo hàng đến (Arrival Notice) 66 Tờ khai hải quan (Customs Declaration) 67 Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of Origin) 70 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) 71 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập quốc tế được coi là xu hướng và đóng vai trò vô cùng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các quốc gia trên toàn thế giới. Quá trình hội nhập quốc tế không chỉ mở ra nhiều cơ hội lớn cho sự phát triển của nền kinh tế mà còn giúp tăng cường giao lưu văn hoá và sáng tạo khoa học công nghệ. Nhờ vào việc mở rộng thị trường và kí kết các hiệp định thương mại tự do, các quốc gia có cơ hội tiếp cận các thị trường mới và lớn hơn, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, đối với Việt Nam, việc tham gia hội nhập quốc tế giúp đất nước phát triển bền vững và hài hoà trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng. Hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại quốc tế là cơ sở pháp lý chủ yếu của giao dịch thương mại quốc tế, giúp đảm bảo được nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia để từ đó hoạt động này diễn ra thuận lợi và hợp pháp. Đi kèm với hợp đồng thương mại quốc tế còn có rất nhiều những chứng từ liên quan khác để đảm bảo về quy trình thực hiện hợp đồng của các bên. Hiểu được tầm quan trọng của hợp đồng ngoại thương trong việc thực hiện giao dịch thương mại quốc tế và với đề bài thầy giao, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài “Phân tích hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế giữa Công ty cổ phần Phân phối Vietmedical (Việt Nam) và Công ty cổ phần DRGEM (Hàn Quốc)” làm đề tài nghiên cứu trong bài tiểu luận này. Bài tiểu luận được chia làm ba phần chính: Chương I: Phân tích và đề xuất chỉnh sửa hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối Chương II: Phân tích và đánh giá bộ chứng từ liên quan Chương III: Tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng Nhóm đã tập hợp các tài liệu thực tế và tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, nêu lên mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra những nhận định, lý giải, phân tích và đề ra một số kiến nghị cho hợp đồng xuất nhập khẩu. Do thời gian có hạn và khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận của chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý và điều chỉnh của ThS. Nguyễn Cương để bài nghiên cứu được hoàn thiện và chính xác hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! 1 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH VÀ CHỈNH SỬA HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIETMEDICAL PHÂN PHỐI 1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế 1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên được gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. 1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế a. Chủ thể của hợp đồng Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là các thương nhân, có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng. b. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng trong các giao dịch thương mại quốc tế rất đa dạng và phức tạp, bao gồm bốn nguồn luật sau: Điều ước thương mại quốc tế Các điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản được các quốc gia hoặc các chủ thể khác của Công pháp quốc tế ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế. Các điều ước thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến Công ước Viên 1980 hay các thỏa thuận về khu vực thương mại tự do (FTAs) Việt Nam tham gia. Tập quán thương mại quốc tế Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được thừa nhận trong quan hệ thương mại quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là các điều kiện giao hàng trong Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành. Ngoài ra, các hợp đồng ngoại thương còn có thể được điều chỉnh bởi tập quán thương mại trong từng ngành hàng, tập quán của các cảng biển hoặc tập quán thanh toán. 2 Luật quốc gia Luật quốc gia của các bên liên quan cũng là một trong những nguồn luật điều chỉnh các hợp đồng ngoại thương. Trên thực tế, điều này có thể dẫn đến các xung đột pháp luật khi các quốc gia quy định cách xử lý khác nhau cho cùng một vấn đề. Án lệ, tiền lệ xét xử Tại Việt Nam, án lệ được định nghĩa là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Tuy đã được công nhận là một trong những nguồn luật điều chỉnh hợp đồng ngoại thương song hiện tại, việc sử dụng án lệ, tiền lệ chưa đi vào thực tiễn ở nước ta. c. Đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa hữu hình, có thể di chuyển qua biên giới. d. Đồng tiền thanh toán Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ với một hoặc cả hai chủ thể của hợp đồng. Tuy nhiên cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán được sử dụng trong hợp đồng ngoại thương không phải ngoại tệ của cả hai bên, ví dụ như giao dịch giữa các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU). Các nước này dùng chung một đồng tiền thanh toán là đồng Euro. 1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Nội dung của hợp đồng mua bán quốc tế thể hiện những thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện giữa các chủ thể của hợp đồng. Nội dung hợp đồng ấn định những nghĩa vụ và quyền hạn cụ thể của các bên đối với nhau, là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, một bản hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi nó chứa đựng những điều khoản và nội dung phù hợp với quy định của pháp luật. Một hợp đồng ngoại thương thường bao gồm hai phần: Thứ nhất, những điều khoản trình bày: -Thông tin về chủ thể -Số hiệu và địa điểm, ngày tháng ký hợp đồng -Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng -Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng 3 Thứ hai, các điều khoản và điều kiện: Tuy Luật Thương mại hiện hành ở Việt Nam không quy định số điều khoản và điều kiện tối thiểu phải có trong hợp đồng, doanh nghiệp cũng nên đảm bảo những điều khoản cơ bản được thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng để giảm thiểu rủi ro và tranh chấp không cần thiết, bao gồm: tên hàng, chất lượng, số lượng, thanh toán, giá, giao hàng. Các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng ngoại thương thường được chia vào các nhóm: -Điều khoản đối tượng (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì,...) -Điều khoản tài chính (giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán) -Điều khoản vận tải (thời gian và địa điểm giao hàng) -Điều khoản pháp lý (luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng) Nội dung chi tiết của các điều khoản sẽ được nhóm tác giả làm rõ trong phần phân tích hợp đồng thực tế để đối chiếu giữa cơ sở lý thuyết và hoạt động của doanh nghiệp trong thực tiễn. 1.4 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế, cũng như mọi loại hợp đồng khác, cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để phát huy sự ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ký hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều kiện sau: Chủ thể hợp pháp Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân Việt Nam và nước ngoài được thành lập hợp pháp. Chủ thể là thương nhân Việt Nam cần có đăng ký kinh doanh đúng theo quy định pháp luật Việt Nam. Đối với chủ thể là thương nhân nước ngoài, chủ thể cần có đủ tư cách pháp lý theo luật của nước đặt trụ sở chính. Đặc biệt, người đại diện ký kết hợp đồng của các thương nhân cần có đủ thẩm quyền để ký kết và thực hiện hợp đồng theo quy định của nơi thương nhân đó đặt trụ sở chính. Đối tượng hợp pháp Để hợp đồng có hiệu lực pháp lý, hàng hóa được mua bán trong giao dịch thương mại quốc tế đó phải hợp pháp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa xuất nhập khẩu được chia làm ba nhóm, được quy định cụ thể trong Nghị định 69/2018/NĐ-CP: 4 Hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: gồm những hàng hóa đặc biệt bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc bị cấm cả hai đầu. Cá nhân, tổ chức muốn giao dịch những hàng hóa này cần có giấy phép của Thủ tướng Chính phủ. Hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện: là những hàng hóa được phép xuất nhập khẩu dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên ngành. Những biện pháp quản lý có thể bao gồm hạn ngạch, giấy phép, chứng nhận lưu hành. Hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường: những hàng hóa không nằm trong các danh mục trên thì được phép lưu thông tự do. Hình thức hợp pháp Theo Công ước Viên 1980, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được chấp nhận dưới mọi hình thức bao gồm văn bản, lời nói và hành vi ngụ ý. Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam (Nghị định 69/2018 hướng dẫn Luật Quản lý Ngoại thương), hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có hiệu lực với hình thức văn bản hoặc tương đương văn bản. Nội dung hợp pháp Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp pháp khi không có nội dung nào trong hợp đồng vi phạm pháp luật và hợp đồng có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật. Luật Thương mại năm 2005 đã không còn quy định các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự 2015 đề xuất 8 điều khoản cần được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng bao gồm: đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng và các nội dung khác. 2. Phân tích hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối 2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối Vietmedical là một công ty thành viên thuộc tập đoàn VMED Group. Đây là doanh nghiệp chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế, vật tư tiêu hao y tế, và được nhận định là công ty phân phối thiết bị y tế chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với trụ sở Hà Nội và chi nhánh Đà Nẵng, cùng hơn 200 nhân viên hoạt động, Vietmedical đang nỗ lực hướng đến mục tiêu mang lại những thay đổi sâu sắc trong hoạt động khám chữa bệnh và sức khỏe của người dân Việt Nam. Phương châm hoạt động của Vietmedical là cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt và đặt chất lượng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 (bảo hành, bảo trì, sửa chữa và đào tạo 5 người sử dụng) lên hàng đầu. Với doanh nghiệp, sự an tâm, tin tưởng của các bác sĩ và nhân viên y tế là điều tối quan trọng. Vai trò của Vietmedical là làm cho các sản phẩm được phân phối trở nên gần gũi với khách hàng và tạo sự an tâm về hỗ trợ kỹ thuật chất lượng cao trong thời gian ngắn nhất. Vietmedical cung cấp thiết bị đa ngành, bao gồm Cứu mê hồi sức, Siêu âm, Chấn thương chỉnh hình, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Ngoại khoa, Hạ tầng và đặc biệt tập trung vào các sản phẩm liên quan đến Phòng mổ, Đơn vị Hồi sức tích cực, Sản nhi và Trung tâm tiệt trùng. Đến nay, Vietmedical là đơn vị phân phối độc quyền và chính thức của nhiều thương hiệu y tế nổi tiếng trên thế giới, ví dụ như GE Healthcare, Getinge, Siemens, Randox, Stago, Zimmer Biomet, Arthrex, Medtronic, Boston Scientific, v.v.. Bên cạnh kinh doanh phân phối thiết bị y tế, Vietmedical còn tiên phong trong việc cung cấp các “Giải pháp y tế” thông minh, toàn diện, phù hợp cho từng chuyên môn kết hợp với công nghệ thông tin. Ý thức được sự khác biệt trong nhu cầu cũng như khả năng cạnh tranh của các đơn vị y tế, Vietmedical có sự điều chỉnh, đa dạng hóa dòng sản phẩm sao cho tương thích với nhu cầu, khả năng tài chính của từng bệnh viện, và đảm bảo thiết bị có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai. Dưới đây là 5 giải pháp y tế thông minh mà Vietmedical cung cấp. 1.Giải pháp Tele - EMS: Đây là sự kết hợp giữa công nghệ kết nối, truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực của người bệnh từ xe cấp cứu về trung tâm điều hành tại bệnh viện và hệ thống các thiết bị tiên tiến, gọn nhẹ, giúp xử trí nhanh chóng, giảm di chứng và nguy cơ tử vong; 2.Giải pháp Tele - ECG: Giải pháp dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ đọc điện tim từ xa. Dữ liệu ECG của bệnh viện vệ tinh được kết nối với bệnh viện trung tâm, do đó cho phép các chuyên gia tim mạch đọc và trả kết quả trong khoảng thời gian dưới 6 phút; 3.Giải pháp Tele - ICU: Đây là giải pháp kết nối thông tin bệnh nhân giữa trung tâm chỉ huy tại bệnh viện tuyến trên với các đơn nguyên tại các bệnh viện tuyến dưới thông qua phần mềm kết nối chuyên dụng và thiết bị hồi sức hiện đại; 4.Giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn: Đây là giải pháp bao hàm được toàn bộ quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn toàn diện, từ hóa chất vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt, thiết bị khử khuẩn tiệt khuẩn cho tới phần mềm quản lý chống nhiễm khuẩn trung tâm; 6 5.Giải pháp bệnh án điện tử: Hệ thống bệnh án điện tử CHC thiết kế trên nền tảng công nghệ Microsoft giúp thay thế hoàn toàn hồ sơ bệnh án giấy đang lưu hành tại các bệnh viện. Hệ thống áp dụng công nghệ Blockchain trong bảo mật và Microsoft Office trong giao diện. Những năm vừa qua, Vietmedical còn tích cực tổ chức và thực hiện các chương trình đào tạo lớn nhỏ, từ quy mô khoa phòng đến hội nghỉ, hội thảo liên bệnh viện để cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng thực hành, sử dụng thiết bị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có các buổi chạy thử máy tại các bệnh viện trung ương và địa phương, giúp nhân viên y tế có điều kiện thực hành, luyện tập tại chỗ. Bởi vậy, Vietmedical đã tự chứng minh mình là một đối tác đáng tin cậy, uy tín và có năng lực triển khai dự án y tế lớn. Bộ chứng từ nhóm phân tích dưới đây là giao dịch nhập khẩu trang thiết bị y tế của Vietmedical từ đối tác DRGEM Corporation ở Hàn Quốc - một trong những nhà sản xuất hệ thống chẩn đoán X quang hàng đầu thế giới. 2.2 Tổng quan về hợp đồng Hợp đồng mua bán số hiệu VB.2023.01 giữa công ty VIETMEDICAL của Việt Nam và DRGEM CORPORATION của Hàn Quốc được ký kết vào ngày 28/04/2023. Chiểu theo hợp đồng, công ty VIETMEDICAL mua từ công ty DRGEM CORPORATION hệ thống chẩn đoán tia X, bao gồm 4 thiết bị sau: 1.Máy phát tia X cao tần GXR-40; 2.Bóng X quang; 3.Bộ chuẩn trực tia X; 4.Bộ dây cáp nguồn và cao áp. Nhận xét: Bản hợp đồng có đầy đủ yếu tố cơ bản và điều khoản mà một hợp đồng mua bán quốc tế cần có. Một số thông tin liên quan đến nhà sản xuất, đơn giá, tổng giá và thông tin ngân hàng được giữ bí mật theo quy định bảo mật của công ty cung cấp hợp đồng. 2.2.1 Chủ thể của hợp đồng Bên A, hay còn gọi là bên bán (bên xuất khẩu) -Tên công ty: DRGEM CORPORATION -Người đại diện: -Chức vụ: Chủ tịch (President) 7 - - - Địa chỉ: Số điện thoại: Số fax: Bên B, hay còn gọi là bên mua (bên nhập khẩu) -Tên công ty: VIETMEDICAL -Người đại diện: -Chức vụ: Phó giám đốc điều hành (Deputy managing director) -Địa chỉ: -Số điện thoại: -Số fax: Về chủ thể hợp đồng, nhóm rút ra những nhận xét như sau: -Điều 6 Luật Thương mại 2005 và nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân, bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam, trừ các hàng hóa trong danh mục Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong nghị định 60/2018/NĐ-CP; -Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này được ký kết giữa hai công ty có đầy đủ tư cách pháp lý và có trụ sở đặt ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên mua) và Hàn Quốc (bên bán); -Xét vị trí chức vụ của người ký, đại diện của cả Vietmedical và DRGEM Corporation đều có đủ thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng; -Hợp đồng đã hiển thị đầy đủ các thông tin cơ bản cần có của cả bên mua và bên bán, bao gồm tên công ty, địa chỉ, người đại diện, chức vụ và phương thức liên lạc (số điện thoại, số fax). Thông tin cụ thể từng mục được xóa đi theo quy định bảo mật của doanh nghiệp. 2.2.2 Đối tượng của hợp đồng Hợp đồng được ký kết nhằm mua bán hệ thống chẩn đoán sử dụng tia X, bao gồm 4 thiết bị sau: - - - - Máy phát tia X cao tần GRX-40; Bóng X quang; Bộ chuẩn trực tia X; Bộ dây cáp nguồn và cao áp. 8 Nhận xét: Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư 30/2015/TT-BYT, máy phát tia X cao tần và phụ kiện là trang thiết bị y tế loại B, thuộc quản lý của Bộ Y tế. Đây là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Bởi vậy, trước khi nhập khẩu, Vietmedical cần xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế và thực hiện các thủ tục liên quan, bao gồm các điều sau: -Phân loại và công khai phân loại thiết bị loại B; -Công bố tiêu chuẩn áp dụng loại B tại Sở y tế; -Làm công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế loại B; -Đảm bảo tem nhãn thực tế trên hàng chuẩn 100% với tất cả các giấy tờ. 2.2.3 Hình thức của hợp đồng -Hợp đồng được thực hiện dưới dạng tương đương văn bản, tuân theo Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa; -Hợp đồng được trình bày đầy đủ, rõ ràng, minh triết các mục và điều khoản, được soạn thảo bằng tiếng Anh; -Hợp đồng được ký kết với đóng dấu của cả hai bên và chữ ký của đại diện bên mua. Phần đóng dấu của bên bán đã được xóa đi theo quy định bảo mật của doanh nghiệp cung cấp hợp đồng. 2.2.4 Nội dung của hợp đồng Như đã đề cập ở phần lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng ngoại thương thường bao gồm hai phần: 1) các điều khoản trình bày và 2) các điều khoản và điều kiện. Xét về những điều khoản trình bày, hợp đồng ký kết giữa Vietmedical và DRGEM đảm bảo được những thông tin sau: -Thông tin về chủ thể: Bên xuất khẩu là DRGEM Corporation (Hà Quốc), bên nhập khẩu là Vietmedical (Việt Nam). Cả hai công ty đều được thành lập hợp pháp, có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, và người đại diện của cả hai bên đều có thẩm quyền ký kết cũng như thực hiện hợp đồng; -Số hiệu và ngày tháng thực hiện hợp đồng: Hợp đồng có số hiệu VB.2023.01, được ký kết vào ngày 28/04/2023 và được thực hiện khoảng 4 tuần kể từ ngày ký kết hợp đồng;

Phân tích và chỉnh sửa hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối

Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế

1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên được gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế a Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là thương nhân, có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng biệt Khi xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng này, cần xem xét đến các yếu tố như nơi ký kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, quốc tịch của các bên tham gia, bản chất của hợp đồng và các điều khoản của hợp đồng.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng trong các giao dịch thương mại quốc tế rất đa dạng và phức tạp, bao gồm bốn nguồn luật sau: Điều ước thương mại quốc tế

Các điều ước quốc tế về thương mại là thỏa thuận văn bản ràng buộc được ký kết tự nguyện giữa các quốc gia hoặc chủ thể công pháp quốc tế nhằm thiết lập, điều chỉnh hoặc chấm dứt quyền lợi, nghĩa vụ trong phạm vi thương mại quốc tế Các điều ước quốc tế về thương mại được áp dụng phổ biến tại Việt Nam bao gồm Công ước Viên 1980 và các thỏa thuận về khu vực thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.

Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được thừa nhận trong quan hệ thương mại quốc tế Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là các điều kiện giao hàng trong Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành Ngoài ra,các hợp đồng ngoại thương còn có thể được điều chỉnh bởi tập quán thương mại trong từng ngành hàng, tập quán của các cảng biển hoặc tập quán thanh toán.

Luật quốc gia của các bên liên quan cũng là một trong những nguồn luật điều chỉnh các hợp đồng ngoại thương Trên thực tế, điều này có thể dẫn đến các xung đột pháp luật khi các quốc gia quy định cách xử lý khác nhau cho cùng một vấn đề. Án lệ, tiền lệ xét xử

Tại Việt Nam, án lệ được định nghĩa là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử Tuy đã được công nhận là một trong những nguồn luật điều chỉnh hợp đồng ngoại thương song hiện tại, việc sử dụng án lệ, tiền lệ chưa đi vào thực tiễn ở nước ta. c Đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa hữu hình, có thể di chuyển qua biên giới. d Đồng tiền thanh toán Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ với một hoặc cả hai chủ thể của hợp đồng. Tuy nhiên cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán được sử dụng trong hợp đồng ngoại thương không phải ngoại tệ của cả hai bên, ví dụ như giao dịch giữa các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) Các nước này dùng chung một đồng tiền thanh toán là đồng Euro.

1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nội dung của hợp đồng mua bán quốc tế thể hiện những thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện giữa các chủ thể của hợp đồng Nội dung hợp đồng ấn định những nghĩa vụ và quyền hạn cụ thể của các bên đối với nhau, là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, một bản hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi nó chứa đựng những điều khoản và nội dung phù hợp với quy định của pháp luật.

Một hợp đồng ngoại thương thường bao gồm hai phần:

Thứ nhất, những điều khoản trình bày:

- Thông tin về chủ thể

- Số hiệu và địa điểm, ngày tháng ký hợp đồng

- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng

- Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng

Thứ hai, các điều khoản và điều kiện:

Tuy Luật Thương mại hiện hành ở Việt Nam không quy định số điều khoản và điều kiện tối thiểu phải có trong hợp đồng, doanh nghiệp cũng nên đảm bảo những điều khoản cơ bản được thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng để giảm thiểu rủi ro và tranh chấp không cần thiết, bao gồm: tên hàng, chất lượng, số lượng, thanh toán, giá, giao hàng Các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng ngoại thương thường được chia vào các nhóm:

- Điều khoản đối tượng (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì, )

- Điều khoản tài chính (giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán)

- Điều khoản vận tải (thời gian và địa điểm giao hàng)

- Điều khoản pháp lý (luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng)

Nội dung chi tiết của các điều khoản sẽ được nhóm tác giả làm rõ trong phần phân tích hợp đồng thực tế để đối chiếu giữa cơ sở lý thuyết và hoạt động của doanh nghiệp trong thực tiễn.

1.4 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế, cũng như mọi loại hợp đồng khác, cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để phát huy sự ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ký hợp đồng Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều kiện sau:

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân Việt Nam và nước ngoài được thành lập hợp pháp Chủ thể là thương nhân Việt Nam cần có đăng ký kinh doanh đúng theo quy định pháp luật Việt Nam Đối với chủ thể là thương nhân nước ngoài, chủ thể cần có đủ tư cách pháp lý theo luật của nước đặt trụ sở chính Đặc biệt, người đại diện ký kết hợp đồng của các thương nhân cần có đủ thẩm quyền để ký kết và thực hiện hợp đồng theo quy định của nơi thương nhân đó đặt trụ sở chính. Đối tượng hợp pháp Để hợp đồng có hiệu lực pháp lý, hàng hóa được mua bán trong giao dịch thương mại quốc tế đó phải hợp pháp Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa xuất nhập khẩu được chia làm ba nhóm, được quy định cụ thể trong Nghị định69/2018/NĐ-CP:

Hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm các mặt hàng đặc biệt được quy định cấm hoàn toàn hoặc một chiều Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giao dịch những mặt hàng này phải được cấp phép theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện: là những hàng hóa được phép xuất nhập khẩu dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên ngành Những biện pháp quản lý có thể bao gồm hạn ngạch, giấy phép, chứng nhận lưu hành.

Hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường: những hàng hóa không nằm trong các danh mục trên thì được phép lưu thông tự do.

Theo Công ước Viên 1980, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được chấp nhận dưới mọi hình thức bao gồm văn bản, lời nói và hành vi ngụ ý Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam (Nghị định 69/2018 hướng dẫn Luật Quản lý Ngoại thương), hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có hiệu lực với hình thức văn bản hoặc tương đương văn bản.

Phân tích hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối 5

2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Vietmedical Phân phối

Vietmedical là một công ty thành viên thuộc tập đoàn VMED Group Đây là doanh nghiệp chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế, vật tư tiêu hao y tế, và được nhận định là công ty phân phối thiết bị y tế chất lượng hàng đầu Việt Nam Với trụ sở

Hoạt động tại Hà Nội và chi nhánh tại Đà Nẵng với hơn 200 nhân sự cống hiến, Vietmedical đang kiên định thực hiện sứ mệnh kiến tạo những giá trị mới cho nền y tế nước nhà, nâng tầm chăm sóc sức khỏe và mang đến sự cải thiện tích cực trong trải nghiệm khám chữa bệnh của người dân Việt Nam.

Vietmedical hoạt động với tôn chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 (bảo hành, bảo trì, sửa chữa và đào tạo người sử dụng) Đối với các doanh nghiệp, sự tin tưởng của bác sĩ và nhân viên y tế là vô cùng quan trọng Vietmedical đóng vai trò đưa sản phẩm đến gần khách hàng, đồng thời tạo sự an tâm về hỗ trợ kỹ thuật chất lượng cao trong thời gian nhanh nhất.

Vietmedical cung cấp thiết bị đa ngành, bao gồm Cứu mê hồi sức, Siêu âm, Chấn thương chỉnh hình, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Ngoại khoa, Hạ tầng và đặc biệt tập trung vào các sản phẩm liên quan đến Phòng mổ, Đơn vị Hồi sức tích cực, Sản nhi và Trung tâm tiệt trùng Đến nay, Vietmedical là đơn vị phân phối độc quyền và chính thức của nhiều thương hiệu y tế nổi tiếng trên thế giới, ví dụ như GE Healthcare, Getinge, Siemens, Randox, Stago, Zimmer Biomet, Arthrex, Medtronic, Boston Scientific, v.v Bên cạnh kinh doanh phân phối thiết bị y tế, Vietmedical còn tiên phong trong việc cung cấp các “Giải pháp y tế” thông minh, toàn diện, phù hợp cho từng chuyên môn kết hợp với công nghệ thông tin Ý thức được sự khác biệt trong nhu cầu cũng như khả năng cạnh tranh của các đơn vị y tế, Vietmedical có sự điều chỉnh, đa dạng hóa dòng sản phẩm sao cho tương thích với nhu cầu, khả năng tài chính của từng bệnh viện, và đảm bảo thiết bị có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai Dưới đây là 5 giải pháp y tế thông minh mà Vietmedical cung cấp.

1 Giải pháp Tele - EMS: Đây là sự kết hợp giữa công nghệ kết nối, truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực của người bệnh từ xe cấp cứu về trung tâm điều hành tại bệnh viện và hệ thống các thiết bị tiên tiến, gọn nhẹ, giúp xử trí nhanh chóng, giảm di chứng và nguy cơ tử vong;

2 Giải pháp Tele - ECG: Giải pháp dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ đọc điện tim từ xa Dữ liệu ECG của bệnh viện vệ tinh được kết nối với bệnh viện trung tâm, do đó cho phép các chuyên gia tim mạch đọc và trả kết quả trong khoảng thời gian dưới 6 phút;

3 Giải pháp Tele - ICU: Đây là giải pháp kết nối thông tin bệnh nhân giữa trung tâm chỉ huy tại bệnh viện tuyến trên với các đơn nguyên tại các bệnh viện tuyến dưới thông qua phần mềm kết nối chuyên dụng và thiết bị hồi sức hiện đại;

4 Giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn: Đây là giải pháp bao hàm được toàn bộ quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn toàn diện, từ hóa chất vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt, thiết bị khử khuẩn tiệt khuẩn cho tới phần mềm quản lý chống nhiễm khuẩn trung tâm;

5 Giải pháp bệnh án điện tử: Hệ thống bệnh án điện tử CHC thiết kế trên nền tảng công nghệ Microsoft giúp thay thế hoàn toàn hồ sơ bệnh án giấy đang lưu hành tại các bệnh viện Hệ thống áp dụng công nghệ Blockchain trong bảo mật và Microsoft Office trong giao diện.

Những năm vừa qua, Vietmedical còn tích cực tổ chức và thực hiện các chương trình đào tạo lớn nhỏ, từ quy mô khoa phòng đến hội nghỉ, hội thảo liên bệnh viện để cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng thực hành, sử dụng thiết bị Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có các buổi chạy thử máy tại các bệnh viện trung ương và địa phương, giúp nhân viên y tế có điều kiện thực hành, luyện tập tại chỗ.

Bởi vậy, Vietmedical đã tự chứng minh mình là một đối tác đáng tin cậy, uy tín và có năng lực triển khai dự án y tế lớn.

Bộ chứng từ dưới đây liên quan đến giao dịch nhập khẩu trang thiết bị y tế của Vietmedical từ Tập đoàn DRGEM, Hàn Quốc - một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về hệ thống chụp chẩn đoán X quang.

2.2 Tổng quan về hợp đồng

Hợp đồng mua bán số hiệu VB.2023.01 giữa công ty VIETMEDICAL của Việt Nam và DRGEM CORPORATION của Hàn Quốc được ký kết vào ngày 28/04/2023. Chiểu theo hợp đồng, công ty VIETMEDICAL mua từ công ty DRGEM CORPORATION hệ thống chẩn đoán tia X, bao gồm 4 thiết bị sau:

1 Máy phát tia X cao tần GXR-40;

4 Bộ dây cáp nguồn và cao áp.

Nhận xét: Bản hợp đồng có đầy đủ yếu tố cơ bản và điều khoản mà một hợp đồng mua bán quốc tế cần có Một số thông tin liên quan đến nhà sản xuất, đơn giá, tổng giá và thông tin ngân hàng được giữ bí mật theo quy định bảo mật của công ty cung cấp hợp đồng.

2.2.1 Chủ thể của hợp đồng

Bên A, hay còn gọi là bên bán (bên xuất khẩu)

- Tên công ty: DRGEM CORPORATION

- Chức vụ: Chủ tịch (President)

Bên B, hay còn gọi là bên mua (bên nhập khẩu)

- Chức vụ: Phó giám đốc điều hành (Deputy managing director)

Về chủ thể hợp đồng, nhóm rút ra những nhận xét như sau:

- Điều 6 Luật Thương mại 2005 và nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân, bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam, trừ các hàng hóa trong danh mục Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong nghị định 60/2018/NĐ-CP;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này được ký kết giữa hai công ty có đầy đủ tư cách pháp lý và có trụ sở đặt ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên mua) và Hàn Quốc (bên bán);

- Xét vị trí chức vụ của người ký, đại diện của cả Vietmedical và DRGEM

Corporation đều có đủ thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng;

Hóa đơn thương mại

1.1 Tổng quan về hóa đơn thương mại a Khái niệm

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice/CI) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương, là chứng từ thương mại do người bán phát hành cho người mua để thông báo về số tiền mà người mua hàng hóa hoặc dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán theo những điều kiện cụ thể.

Thứ nhất, hóa đơn thương mại đóng vai trò là chứng từ thanh toán: đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của hóa đơn thương mại Hóa đơn thương mại đóng vai trò là một chứng từ hợp pháp để người bán đòi tiền người mua

Thứ hai, chứng từ thương mại (CI) đóng vai trò quan trọng trong việc mở tờ khai hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa Giá trị thể hiện trên hóa đơn thương mại là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu Khi cần thiết, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm các chi phí khác để tính toán thuế chính xác hơn Việc lập và cung cấp chứng từ thương mại chính xác và đầy đủ là điều kiện tiên quyết để thông quan hàng hóa thuận lợi, tránh chậm trễ hoặc phát sinh chi phí không đáng có.

Thứ ba, CI là chứng từ để mua bảo hiểm và xin các loại chứng từ khác liên quan như chứng nhận xuất xứ, giấy phép, : hóa đơn thương mại dùng để đối chiếu các thông tin tương ứng trên vận đơn, phiếu đóng gói,… để chắc chắn là đồng nhất và không có sai phạm. c Nội dung

Nội dung của hóa đơn thương mại phải bao gồm những nội dung bắt buộc, và có thể thêm những nội dung để tham chiếu hoặc được thêm vào theo yêu cầu của các bên trong lúc thỏa thuận và đàm phán hợp đồng Các nội dung chính bắt buộc của một hóa đơn thương mại gồm:

- Tên, số hiệu và ngày tháng phát hành (Invoice No & date): Bắt buộc phải có.

Số tham chiếu và ngày phát hành là những thông tin cần thiết trong quá trình khai báo Hải quan Ngoài ra, chúng còn giúp người dùng lưu trữ các hồ sơ theo số tham chiếu, giúp việc tìm kiếm và quản lý trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

- Người xuất khẩu/người gửi hàng (Exporter/Shipper): Ghi rõ tên, địa chỉ cụ thể và thông tin liên lạc.

Người nhập khẩu/người nhận hàng (Importer/Consignee): Ghi rõ tên, địa chỉ cụ thể và thông tin liên lạc.

Các thông tin chi tiết về hàng hóa như tên hàng, đơn giá, tổng giá, số lượng, chủng loại, mẫu mã, cách thức đóng gói,

Phương thức vận chuyển (mode of transport): Ghi rõ phương thức vận chuyển và điều kiện giao hàng là gì, theo Incoterms thì ghi rõ ấn bản năm bao nhiêu Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể là TT, L/C, D/A, D/P, và kèm đồng tiền thanh toán

Cảng bốc hàng (Port of Loading): Có thể ghi tên cảng bốc hàng và quốc gia tương ứng Đó có thể là sân bay hoặc cảng biển

Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): Tên cảng dỡ hàng, nơi mà hàng hóa được dỡ xuống từ máy bay hoặc tàu biển, còn gọi là cảng đích

Các thông tin khác: Bên thông báo (Notifying Party), người chuyên chở

(Carrier), … Đại diện ký phát hành

1.2 Phân tích và đánh giá

(1) Bên bán (Shipper/Seller): DRGEM CORPORATION

(2) Bên nhận hàng (Consignee): VIETMEDICAL DISTRIBUTION JOINT

(3) Bên nhận thông báo (Notifying Party): Bên mua (SAME AS CONSIGNEE)

(6), (7) Sân bay đi/đến (From/To) Sân bay Incheon, Hàn Quốc và sân bay Hà Nội, Việt Nam (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài)

Các thông tin chi tiết của Bên bán và Bên nhận hàng bao gồm địa chỉ, số điện thoại, số fax được doanh nghiệp bảo mật theo quy định của công ty.

(8) Số hóa đơn và ngày tháng phát hành: ngày phát hành là 17/05/2023 và số hóa đơn là DRGM2305S2480001VBE

(9) Bên mua (nếu khác Bên nhận hàng): không

(10)Tham chiếu khác: Nước xuất xứ: Hàn Quốc

(11) Điều khoản vận chuyển và thanh toán:

- Điều khoản vận chuyển: EXW DRGEM GUMI FACTORY

- Điều khoản thanh toán: Chuyển tiền bằng điện 100% trả trước (100% T/T

Mô tả hàng hóa, số lượng hàng hóa, đơn giá, tổng tiền: thông tin về giá bị ẩn đi do yêu cầu bảo mật của doanh nghiệp.

Shipping No Q'TY price Amount

VIETME 1W/ Components for Diagnostic X-ray System including:

DISTRUB ES frequency X-ray Generator UTION

Collimator (DXC-RML) S/N 1 EA ABC2350828A

(18) Đại diện ký phát hành/Chữ ký của người xuất khẩu: Doanh nghiệp yêu cầu ẩn thông tin do quy định bảo mật

Hóa đơn thương mại có đầy đủ các nội dung được yêu cầu bắt buộc phải có Các nội dung trong hóa đơn thương mại cơ bản thống nhất so với các nội dung trong các chứng từ và hợp đồng.

2 Phiếu đóng gói hàng hóa

2.1 Tổng quan về phiếu đóng gói hàng hóa

Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói/bảng kê/phiếu chi tiết hàng hóa danh sách hàng là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu Trên packing list thể hiện rõ người bán đã bán những cái gì cho người mua, qua đó người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.

Phiếu đóng gói thường được lập thành 03 bản: Bản 01 để trong kiện hàng cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán giao Bản 02 bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng Bản 03 lập hồ sơ lưu.

Nội dung chính của phiếu đóng gói hàng hoá bao gồm:

Thông tin người mua, người bán;

Cảng xếp hàng, dỡ hàng;

Thông tin hãng hàng không, số hiệu máy bay;

Thông tin hàng hóa: trọng lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa;

Số hiệu hợp đồng; Điều kiện giao hàng.

Packing list cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao bì,phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói Từ đó chúng ta tính toán được một số phần sau: Sắp xếp kho chứa hàng; Bố trí được phương tiện vận tải; Bốc dỡ hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân; Mặt hàng có bị kiềm hóa hay không…

2.2 Phân tích và đánh giá

Một số thông tin chi tiết được bảo mật theo quy định của đơn vị cung cấp chứng từ.

(1) Đơn vị xuất khẩu/ Đơn vị gửi hàng:

- Số hóa đơn: DRGM2305S2480001VBE

- Nơi đi: INCHEON AIRPORT SOUTH KOREA

(2) Đơn vị nhập khẩu/ Đơn vị nhận hàng:

- Công ty: VIETMEDICAL DISTRIBUTION JOINT STOCK COMPANY

(6), (7) Nơi đi/Nơi đến (From/To): Sân bay Incheon, Hàn Quốc và sân bay Hà Nội, Việt Nam (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài)

(8) Số Packing list và Ngày đóng gói: DRGM2305S2480001VBE, 17/05/2023

(9) Bên mua (nếu khác bên nhận hàng): không có

VIETMEDI 1A Product Name Serial (KG) (KG)

Components for Diagnostic X-ray System including:

GXR-MainCabinet GAD23 1 EA 154.00 189.00 High-frequency X-ray 51423A

(18) Chữ ký bên xuất khẩu: Thông tin được bảo mật theo yêu cầu của đơn vị cung cấp chứng từ

Qua phân tích, phiếu đóng gói hàng hóa này là một phiếu đóng gói chi tiết (DetailedPacking list), đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết: tên và địa chỉ của người bán,người mua; thông tin, mô tả hàng hóa, mã hàng, số lượng, khối lượng kiện hàng của từng dòng hàng Phiếu đóng gói đã được ký xác nhận của bên bán Phiếu đóng gói hàng hóa trên đã đáp ứng được tiêu chuẩn so với phiếu đóng gói hàng mẫu và những quy định, đảm bảo đúng pháp luật, được chấp nhận khi thông quan nhập khẩu. Đối chiếu với vận đơn, thông tin trên phiếu đóng gói hoàn toàn phù hợp và chính xác Số trên hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói đã khớp nhau Hàng hóa được miêu tả trùng khớp với hàng hóa trong hóa đơn thương mại và không mâu thuẫn với các chứng từ khác.

Nghĩa vụ dỡ hàng thuộc về người mua, vì vậy từ phiếu đóng gói sẽ giúp người mua cân nhắc trước được việc dỡ hàng bằng tay hay dỡ hàng bằng xe nâng hay tổng thời gian dỡ hàng dự kiến.

3.1 Tổng quan về vận đơn hàng không

Vận đơn hàng không (Airway Bill - AWB) là chứng từ cho người chuyên chở hoặc đại diện của họ phát hành cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Đặc điểm

Vận đơn hàng không có những đặc điểm sau:

Tờ khai hải quan

5.1 Tổng quan về tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan, còn được gọi là Customs Declaration, là tài liệu bắt buộc đối với chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng khi xuất nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam Tờ khai này ghi chi tiết các thông tin như loại hàng hóa, giá trị, xuất xứ và các thông tin quan trọng khác, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định hải quan và quản lý hiệu quả hàng hóa qua biên giới quốc gia.

Tờ khai hải quan là một bản khai báo về thông tin liên quan đến hàng hóa, được được xem như một tài liệu pháp lý và có tính chính xác cao, được cung cấp bởi các bên tham gia giao dịch, bao gồm người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu.

Tờ khai hải quan chứa đựng thông tin quan trọng về thông số hàng hóa, giá trị, số lượng, xuất xứ, mã HS và các yêu cầu khác từ cơ quan hải quan Những dữ liệu này đóng vai trò thiết yếu trong việc xác định thuế, phí và quy định liên quan đến quá trình thông quan hàng hóa.

Tờ khai hải quan có giá trị pháp lý trong việc xác định lượng thuế và các khoản phí liên quan khác mà hàng hóa cần phải đóng khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu qua cửa khẩu.

Thông thường, tờ khai hải quan được viết bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu Ngoài ra, có thể yêu cầu viết bằng tiếng Anh để thuận tiện cho quản lý và kiểm soát hàng hóa tại các cửa khẩu quốc tế.

Tờ khai hải quan cần có những nội dung chính như sau:

- Số tờ khai, ngày, giờ đăng ký thủ tục hải quan

- Thông tin về người xuất khẩu (Exporter) và người nhập khẩu (Importer): Tên, địa chỉ của người xuất khẩu và nhập khẩu hoặc người chỉ định nhận hàng

- Thông tin vận tải và phương tiện vận tải (tên, số hiệu của phương tiện vận tải, ngày đến, v.v.)

- Thông tin về hàng hóa: Mô tả hàng hóa, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mã số HS của hàng hóa, v.v.

- Chứng từ liên quan (như hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ)

- Chữ ký và xác nhận của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu

- Mức thuế và phí nhập khẩu, giá trị thuế nhập khẩu, mức miễn, giảm hoặc ưu đãi thuế (nếu có), chứng từ thanh toán thuế cùng các khoản phí và chi phí khác

- Xác nhận của hải quan giám sát

- Chữ ký và đóng dấu của người khai

Phân luồng tờ khai hải quan

Phân luồng hải quan là một khâu quan trọng trong việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thông quan của lô hàng đó.Hàng hóa khi thông quan được phân thành ba luồng: xanh, đỏ và vàng.

Đầu tiên, về luồng xanh: Các doanh nghiệp đều mong muốn được vào tờ khai luồng xanh vì được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa nếu chấp hành tốt quy định của pháp luật về hải quan.

Luồng vàng sẽ được hải quan kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt luật hải quan, máy móc thiết bị miễn thuế thuộc dự án đầu tư, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thứ ba, hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa theo các mức độ sau:

- Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

- Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: Hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra.

- Kiểm tra toàn bộ lô hàng đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

Chức năng của tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan chính là nơi cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến các loại hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm thông tin về sản phẩm, tên hàng, mã hàng, số lượng, các loại giấy phép kèm theo cũng như các giấy tờ thông tin về mã hiệu đơn hàng, mã số thuế đều được ghi trên tờ khai hải quan Nhờ việc có tờ khai hải quan, chính phủ có thể nắm chắc thông tin của các loại hàng hóa đi vào hay đi ra cửa khẩu, từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ và thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Mặt khác, nếu như trong quá trình thông quan và kiểm tra hàng hóa hay trong vòng

5 năm các chủ thể có khúc mắc, tranh chấp liên quan đến hàng hóa hải quan thì có thể lấy tờ khai hải quan làm căn cứ để xét xử, đây là một loại bằng chứng hiệu quả để giải quyết tranh chấp và khiếu nại trong giao dịch thương mại quốc tế.

Hiện nay, việc sử dụng tờ khai hải quan giấy không còn được sử dụng phổ biến nữa và thay thế vào đó là sử dụng tờ khai hải quan trực tuyến nhằm giảm thời gian chờ và thuận tiện hơn trong việc khai báo hải quan Để truyền tờ khai hải quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông qua phần mềm Có hai phần mềm được sử dụng phổ biến nhất là Hệ thống phần mềm ECUS5 VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm hải quan điện tử VNACCS của FPT.

5.2 Phân tích và đánh giá

Một số trường bỏ trống do yêu cầu bảo mật từ phía doanh nghiệp cung cấp chứng từ.

Giấy chứng nhận chất lượng

7.1 Tổng quan về giấy chứng nhận chất lượng

Certificate of quality (CQ hay C/Q) là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế Mục đích của loại giấy này là để chứng minh sản phẩm sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo sản phẩm đó.

Trong xuất nhập khẩu, chứng nhận chất lượng sản phẩm được phân loại dựa trên 2 hình thức chính: Chứng nhận tự nguyện và Chứng nhận bắt buộc Chứng nhận tự nguyện được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân, trong khi Chứng nhận bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Giấy chứng nhận chất lượng nhằm những mục đích sau:

- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa dùng để chứng minh được hàng hóa có đạt được đúng các chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố hay không.

- Giấy chứng nhận hàng hóa cũng được coi là một yêu cầu để người bán thực hiện các cam kết của mình đối với người mua Đồng thời, đây là căn cứ để đảm bảo được chất lượng hàng hóa

Nội dung của các Chứng nhận chất lượng thường có những mục như:

- Tên chứng từ: Certificate of quality and quantity – Weight

- Số và ngày chứng từ

- Các thông tin nội dung về: Bên bán, bên mua, địa chỉ, cảng đi, cảng đến, tên tàu, số chuyến, …

- Các chỉ tiêu và chỉ điểm được tiến hành kiểm định

- Các tiêu chuẩn hay cơ sở để tiến hành kiểm định

- Các phương pháp kiểm định được áp dụng là gì

- Thông số kết quả kiểm định ra sao

- Thông tin ngày và nơi tiến hành kiểm định

- Kết luận kiểm định về số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hóa

- Chữ ký và đóng dấu của bên kiểm định.

Chứng nhận chất lượng hàng hóa không phải chứng từ bắt buộc phải có trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa trừ một số trường hợp đặc biệt, cụ thể như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành cần có giấy phép nhập khẩu thì CQ phải được cơ quan quản lý chuyên ngành cấp.

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan thì CQ phải được cơ quan kiểm tra chất lượng cấp.

Đối với mặt hàng nhập khẩu như thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, Chứng nhận chất lượng (CQ) bắt buộc phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền Đối với các mặt hàng khác không nằm trong danh mục trên, bên mua và bên bán có thể thương lượng để đưa vào Chứng nhận chất lượng trong bộ hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu.

7.2 Phân tích và đánh giá

Chúng tôi xin chứng nhận rằng các hàng hóa sau đây được chúng tôi sản xuất theo quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy của chúng tôi và hàng hóa đã vượt qua kiểm tra chất lượng của chúng tôi một cách thỏa đáng.

- Nguồn gốc: Republic of Korea

Commodity: HIGH VOLTAGE X-RAY GENERATOR

Commodity: PARTS FOR DIAGNOSTIC X-RAY SYSTEM

Giấy chứng nhận đã có chữ ký của Dongwoo LIM, Manager of Quality Assurance team.

Như vậy, Giấy chứng nhận đầy đủ thông tin về ngày tháng năm chứng nhận, các thông tin liên quan hàng hóa như mã hàng, số lượng, năm sản xuất và nguồn gốc, chữ ký của Cơ quan chứng nhận chất lượng (trong trường hợp này là đội đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp) Thêm vào đó, nội dung của CQ phù hợp và thống nhất với nội dung của hợp đồng và các chứng từ khác.

Tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng

Xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu.

Vì thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng phải xin phép nhập khẩu Tùy theo quy định từng quốc gia và tùy từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu cũng khác nhau Nếu mặt hàng nằm trong diện phải xin phép nhập khẩu quốc gia đó, đơn vị kinh doanh bắt buộc phải xin phép mới có thể thực hiện được hợp đồng nhập khẩu.

Mặt hàng nhập khẩu là mặt hàng thiết bị y tế Căn cứ theo Nghị định 69/2018/NĐ-

CP và Thông tư 30/2015/TT-BYT, máy phát tia X cao tần và phụ kiện là trang thiết bị y tế loại B, thuộc quản lý của Bộ Y tế Đây là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, do đó Công ty cổ phần Vietmedical phải xin giấy phép nhập khẩu mặt hàng của công ty từ

Quy trình xin giấy phép nhập khẩu được Công ty cổ phần Vietmedical thực hiện như sau:

- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu về hàng hóa, đội RA (đơn vị chuyên xử lý giấy phép) thuộc Công ty cổ phần Vietmedical nộp hồ sơ xin phép đến Bộ Y tế để được cấp giấy phép.

- Sau khi Vietmedical nộp hồ sơ xin giấy phép, Bộ Y tế phân công người xử lý hồ sơ rồi báo lại cho doanh nghiệp, thời hạn để xử lý hồ sơ xin giấy phép đối với mặt hàng thiết bị y tế là khoảng từ 3 đến 4 tháng.

- Khi hồ sơ xin giấy phép được xử lý xong và đủ điều kiện nhận giấy phép, Bộ Y tế sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho công ty Vietmedical.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu được lập thành một 1 bộ Đối với mặt hàng nhập khẩu máy phát tia X cao tần và phụ kiện của công ty cổ phần Vietmedical, bộ hồ sơ xin cấp phép có thể bao gồm những tài liệu sau:

1 Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;

2 Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;

3 Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế đó có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu

4 Hợp đồng ngoại thương (Bản sao)

5 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

6 Phiếu đóng hàng (Packing list)

7 Và các chứng từ liên quan khác (Nếu có)

Tiến hành thanh toán

Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện tử (Telegraphic Transfer - T/T) phổ biến trong hợp đồng quốc tế Theo phương thức này, ngân hàng sẽ thực hiện chuyển một số tiền cụ thể đến người hưởng lợi thông qua hệ thống chuyển tiền điện tử Swift/Telex theo lệnh yêu cầu của người trả tiền.

Có 02 hình thức chuyển tiền:

- Chuyển tiền trả trước (TTR - Telegraphic Transfer Remittance): Bên mua thanh toán trước một khoản tiền cho bên bán trước khi giao hàng hoặc toàn bộ số tiền.

- Chuyển tiền sau (TT after Shipment): Bên mua thanh toán tiền cho bên bán sau một thời gian nhất định kể từ khi nhận được hàng ở cảng đích.

Trong giao dịch này, hợp đồng bao gồm:

- Điều khoản thanh toán (PAYMENT TERM): 100% T/T before shipment - Chuyển tiền trả trước

- Tên ngân hàng: Kookmin Bank chi nhánh Guro-dong

- Số tài khoản được doanh nghiệp yêu cầu bảo mật

- Địa chỉ ngân hàng: 604-19 phường Guro, quận Guro, Seoul, Hàn Quốc

- Người mua: Công ty Vietmedical

- Người hưởng lợi: DRGEM Corporation

Bước 1: Người bán hàng là DRGEM Corporation thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận, chuyển chứng từ cho người mua hàng là Vietmedical, bao gồm:

- Hóa đơn thương mại (commercial invoice): 02 bản gốc

- Phiếu đóng gói (packing list): 02 bản gốc

- Báo cáo kiểm định chất lượng: 02 bản gốc

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp bởi Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc: 01 bản gốc và 01 bản sao

Bước 2: Đại diện Vietmedical đến ngân hàng lập giấy yêu cầu chuyển tiền kèm theo hồ sơ giao dịch để ngân hàng chuyển tiền cho người bán Bộ hồ sơ bao gồm:

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

Khi ngân hàng xác nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ, khả năng thanh toán của người mua và hoàn thiện việc thẩm tra hồ sơ, ngân hàng sẽ tiến hành trích tài khoản của bên mua (Vietmedical) để chuyển tiền thanh toán cho DRGEM Corporation Sau đó, ngân hàng gửi giấy báo nợ tài khoản ngoại tệ (Còn gọi là giấy báo đã thanh toán) cho Vietmedical để xác nhận giao dịch đã được thực hiện thành công.

Bước 4: Ngân hàng người mua thanh toán cho người bán qua ngân hàng của người bán, bằng cách phát lệnh thanh toán cho ngân hàng của người bán bằng điện.

Bước 5: Ngân hàng người bán thông báo cho người hưởng lợi (DRGEM

Corporation) Quy trình thanh toán theo phương thức TT được hoàn thành.

Thuê và ủy thác phương tiện vận tải

Theo hợp đồng với điều kiện giao hàng EXW Incoterms 2010, người thuê phương tiện vận chuyển là bên mua (Vietmedical Distribution) Trong giao dịch này, bên mua (Vietmedical) ký hợp đồng với một bên thứ ba cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế (forwarder) – Công ty TNHH Rhenus Logistics Rhenus Logistics sẽ thay mặt bên mua thực hiện các nghĩa vụ nhận hàng, thuê phương tiện vận tải cũng như làm các thủ tục thông quan ở những bước tiếp theo.

Theo bản sao của vận đơn mà người bán cung cấp, hàng được vận chuyển bằng phương thức vận chuyển đường hàng không:

- Phương tiện: Máy bay, từ sân bay Incheon, Hàn Quốc

- Số hiệu máy bay: AIR NH8476

- Cảng dỡ hàng: Hà Nội Airport, Việt Nam

- Số lượng và loại kiện hàng: Gồm 4 thiết bị là Máy phát tia X cao tần GRX-40; Bóng X quang; Bộ chuẩn trực tia X; Bộ dây cáp nguồn và cao áp.

- Trọng lượng cả bì (Gross Weight): 189 KGM

Hãng máy bay có trách nhiệm kiểm đếm, sắp xếp, niêm phong hàng hóa và vận chuyển đến cảng quy định Các khoản này đã được tính trong chi phí vận tải mà người bán đã chi trả.

Quy trình hai bên thực hiện giao dịch từ khi chuẩn bị hàng đến khi thuê và ủy thác phương tiện vận chuyển diễn ra như sau:

- Vietmedical gửi đơn đặt hàng cho nhà xuất khẩu là DRGEM Corporation, bên xuất khẩu gửi báo giá cho Vietmedical

- Vietmedical chấp nhận báo giá rồi thỏa thuận điều khoản thanh toán với DRGEM

- Trường hợp nhà xuất khẩu có sẵn hàng tồn kho thì có thể giao hàng luôn Nếu cần thời gian sản xuất, nhà xuất khẩu cần thông báo thời gian chuẩn bị hàng cho nhà nhập khẩu

- Sau khi chuẩn bị hàng, DRGEM gửi cho bên mua thông báo giao hàng kèm phiếu đóng gói hàng hóa, trong đó thể hiện những thông tin về lô hàng như số lượng, khối lượng, kích thước.

Sau thông báo sẵn sàng xuất hàng và phiếu đóng gói, đơn vị giao nhận (Rhenus Logistics) sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển đến kho của bên bán để lấy hàng.

- Công ty Rhenus Logistics đặt chuyến bay và lấy xác nhận từ bên hãng bay Tiếp đó, hãng bay sẽ cung cấp thời gian nhận hàng tại xưởng của người bán và địa điểm xếp hàng lên máy bay Thông thường, thời gian nhận hàng từ địa điểm giao nhận hàng hóa sẽ là từ một đến hai ngày trước ngày máy bay cất cánh.

Mua bảo hiểm

Với hợp đồng này, người bán và người mua không mua bảo hiểm.

Do ít gặp phải rủi ro trong quá trình vận chuyển nên vận tải đường hàng không thường có phí bảo hiểm ở mức thấp Tuy điều kiện EXW không yêu cầu bên nào phải mua bảo hiểm nhưng trong trường hợp này người mua cũng nên mua bảo hiểm để tránh rủi ro, phí bảo hiểm nhỏ nhưng bù lại mua được sự bảo trợ, sự bồi thường khi xảy ra tổn thất.

Nếu bên mua yêu cầu thì bên bán phải có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm cho bên mua.

Trên thực tế người nhập khẩu không mua bảo hiểm, nhưng trong trường hợp người nhập khẩu chọn mua, để mua bảo hiểm hàng hoá, người nhập khẩu cần tiến hành các nghiệp vụ sau:

- Lựa chọn và liên hệ với công ty bảo hiểm

- Điền mẫu đơn và gửi bảo hiểm hàng hoá

- Ký kết hợp đồng về những nội dung: Loại hàng hoá được bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, suất phí bảo hiểm, thời gian, địa điểm chi trả bảo hiểm, những điều kiện thưởng phạt, miễn trách, miễn thưởng (nếu có)

- Thanh toán cước phí và nhận lấy đơn bảo hiểm làm chứng từ giao nhận hàng hoá

Thông quan xuất khẩu

Trong giao dịch theo điều khoản EXW Incoterms 2010, người mua phải tự thực hiện cả thủ tục thông quan xuất khẩu và nhập khẩu Điều này đồng nghĩa với việc người mua phải có đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan để thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu Trong tình huống này, người bán cần phải đảm bảo hỗ trợ cho người mua, và đây là một phần quan trọng trong nghĩa vụ của người bán Người mua cũng có thể ủy thác cho đại lý thủ tục hải quan để thực hiện các quy trình này.

Các bước cụ thể để thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu bao gồm:

- Khai và nộp tờ khai hải quan: Người mua cần khai báo và nộp tờ khai hải quan chứa thông tin liên quan đến hàng hoá được xuất khẩu.

- Nộp và xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan: Người mua phải nộp và xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan cần thiết để chứng minh tính hợp pháp của việc xuất khẩu.

- Đưa hàng hóa và phương tiện vận tải đến địa điểm kiểm tra thực tế (nếu cần): Trong trường hợp cần kiểm tra thực tế, người mua phải đưa hàng hóa và phương tiện vận tải đến địa điểm quy định để kiểm tra.

Người mua phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc xuất khẩu, bao gồm thanh toán thuế và lệ phí hải quan.

Nhận hàng và thông quan nhập khẩu

Công ty Vietmedical nhập khẩu từ DRGEM Corporation 1 lô hàng với sản phẩm là hệ thống X- quang chẩn đoán và phụ kiện: Máy phát tia X cao tần GXR-40, SN:

GAD2351423A, bảng điều khiển, bóng X- quang, bộ chuẩn trực tia X, bộ dây cáp cao áp, dây cáp nguồn, cáp điều khiển bóng X-quang (Mới 100%)

Các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan và thông quan nhập khẩu bao gồm:

- Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho người nhập khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu)

- Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sale Contract): 1 bản sao

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): ký đủ thành 3 bản

- Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List)

- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa (Certificate of Quality):

- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) cấp: 1 bản gốc và 2 bản copy Quy trình thông quan nhập khẩu cụ thể như sau:

Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan

Công ty Vietmedical gửi các chứng từ cần thiết cho đơn vị vận tải (Rhenus Logistics Korea Ltd.) khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ:

- Tự động cấp số hóa, xuất các chỉ tiêu liên quan như thuế suất, thông tin tên đối tượng dựa trên mã nhập liệu (ví dụ: tên nước nhập khẩu dựa trên mã quốc gia, tên đơn vị nhập khẩu dựa trên mã số doanh nghiệp, ).

- Tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế…

- Phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai IDC Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.

Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

Trong trường hợp phát hiện thông tin khai báo không chính xác sau khi kiểm tra, người khai hải quan cần sử dụng nghiệp vụ IDB để gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) Sau đó, họ sẽ tiến hành sửa đổi thông tin cần thiết và thực hiện các công việc tiếp theo theo hướng dẫn đã nêu ở trên.

Bước 2: Lấy kết quả phân luồng

Quy trình kiểm tra hải quan được thực hiện để xác định xem hàng hóa được thông quan hay không Quy trình này bao gồm hai thành phần: kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Hải quan thực hiện phân luồng tờ khai, hàng hóa y tế nhập khẩu thuộc luồng vàng có nghĩa là hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định.

Hệ thống kiểm tra thanh toán thuế Hải quan quyết định thông quan tờ khai.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Công ty Vietmedical thực hiện việc nộp thuế ngay và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định Khi nào việc nộp thuế được xác nhận trong hệ thống, hải quan mới duyệt thông quan cho lô hàng.

Khiếu nại, giải quyết khiếu nại (nếu có)

Khi nhận hàng hoá và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu đạt yêu cầu thì coi như kết thúc việc tổ chức nhập khẩu hàng hoá Tuy nhiên, trong giao dịch thương mại quốc tế thì việc các bên khiếu nại sẽ khó tránh khỏi ở bất cứ giai đoạn nào trong giao dịch cũng như vì bất kỳ lý do gì, ví dụ như về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá không đúng như thỏa thuận, v.v Đối với Vietmedical, nếu có những phát sinh về việc thiếu hàng, hàng bị hỏng hay hàng hoá cần thay thế trong thời gian bảo hành thì việc khiếu nại sẽ được tiến hành khi phát hiện ra sự việc Để thực hiện thủ tục khiếu nại, cần chuẩn bị những hồ sơ liên quan sau:

- Các chứng từ có liên quan (hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, )

- Các loại biên bản (biên bản giám định, ROROC, COR, )

- Bản tính toán tổn thất

- Biên lai bưu điện chứng nhận đã gửi bản sao hồ sơ khiếu nại cho những người có liên quan

Theo Điều 6 của hợp đồng do các bên soạn thảo: “Hợp đồng được đảm bảo trong vòng 24 tháng kể từ khi giao hàng, đối với mọi loại hàng hoá” Sau thời gian kể trên, thư khiếu nại của bên mua sẽ không còn hiệu lực. Đối với hợp đồng này, người bán và người mua không xảy ra tranh chấp nên không cần làm thủ tục khiếu nại Sau khi nhận được hàng tại cảng Sân bay Nội bài và hoàn tất thủ tục thông quan nhập khẩu, các thủ tục liên quan để nhận hàng, người nhập khẩu cũng đã thông báo lại cho người xuất khẩu về việc hoàn tất nhận hàng của mình Như vậy, quy trình nhập khẩu đã diễn ra thành công.

Ngày đăng: 03/06/2024, 18:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w