1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích hợp đồng và quy trình thực hiện hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế của công ty cổ phẩn khoáng sản và vật liệu xây dựng lâm đồng

80 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hợp Đồng Và Quy Trình Thực Hiện Hợp Đồng Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế Của Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản Và Vật Liệu Xây Dựng Lâm Đồng
Tác giả Đinh Thùy Diệu, Nguyễn Thị Thu Hà, Hoàng Sơn Hải, Trương Ngọc Hoa, Nguyễn Mai Hồng, Nguyễn Thị Minh Huyền, Hoàng Thị Hà My, Nguyễn Thị Trà My, Nguyễn Thị Trúc Phương, Nguyễn Ngọc Phương Thảo
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Cương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 12,47 MB

Nội dung

Khái niệm và đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.1.1 Khái niệm Là sự thoả thuận giữa những đương sự chủ thể có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN KHOÁNG SẢN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÂM ĐỒNG VÀ CÔNG TY

TNHH CON Q TẠI HÀN QUỐC

Hà Nội, tháng 8 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Tìm bộ p đồnghợ , Chương 2:

9 Nguyễn Thị Trúc Phương 2114110256 Chương 3: (Bước 1 -> Bước 6;

2.2.4)

100%

10 Nguyễn Ngọc Phương Thảo 2114110292 Chương 2: (2.3; 2.2.5; 2.2.3) 100%

Trang 3

MỤC L C LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUY T V HỀ ỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 2

1.1 Khái niệm và đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Đặc điểm 2

1.1.3 Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 3

1.1.4 Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4

1.2 Các bộ chứng từ liên quan 12

1.2.1 Hóa đơn thương mại 12

1.2.2 Chứng nhận xuất xứ 14

1.2.3 Tờ khai hải quan 16

1.2.4 Vận đơn (Bill of lading) 18

1.2.5 Bảo hiểm 20

1.2.6 Phiếu đóng gói (Packing list) 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT HỢP ĐỒNG MỚI 25

2.1 Phân tích hợp đồng 27

2.1.1 Điều khoản về tên hàng, số lượng, khối lượng, chất lượng, bao bì/ ký mã hiệu 27

2.1.2 Điều khoản giao hàng 29

2.1.3 Điều khoản giá 30

2.1.4 Điều khoản thanh toán 32

2.2 Phân tích bộ chứng từ liên quan 33

2.2.1 Hóa đơn thương mại (commercial invoice) 33

2.2.2 Chứng nhận xuất xứ CO 35

2.2.3 Tờ khai xuất khẩu 36

2.2.4 Phiếu đóng gói 41

Trang 4

2.2.5 Vận đơn 43

2.2.6 Hợp đồng bảo hiểm 45

2.3 Đánh giá chung hợp đồng thương mại quốc tế 47

2.3.1 Ưu điểm 47

2.3.2 Nhược điểm 47

2.4 Đề xuất chỉnh sửa 48

CHƯƠNG 3: TÁI HIỆN QUY TRÌNH TH C HI N HỰ Ệ ỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QU ỐC TẾ 51

Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu 51

Bước 2: Tiến hành các thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán 51

Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất 53

Bước 4: Thuê tàu 53

Bước 5: Thông quan xuất khẩu 54

Bước 6: Giao hàng 56

Bước 7: Thanh toán 57

Bước 8: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại 58

Trang 5

1

LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại quốc tế là quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trên phạm vi quốc

tế Để hàng hóa được lưu thông, trao đổi đóng vai trò là cầu nối xúc tiến tiêu dùng và sản xuất phát triển Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc trao đổi mua bán hàng hóa đã không còn chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi toàn cầu, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia

Trong quá trình trao đổi hàng hóa, hợp đồng là phương tiện quan trọng giúp các bên giao dịch hàng hóa trên với các ngoại quốc Hợp đồng thương mại quốc tế là cơ sở pháp lý đảm bảo tính ràng buộc về các nghĩa vụ mà họ đã cam kết, và khi có tranh chấp,

đó sẽ là các căn cứ quan trọng xác định trách nhiệm của các bên Vì vậy nội dung của hợp đồng cần rõ ràng, cụ thể, nêu rõ được những nghĩa vụ cần thực hiện của các bên chủ thể tham gia Đi kèm với hợp đồng thương mại quốc tế là bộ chứng từ liên quan, yếu tố nhằm đảm bảo quá trình giao dịch, lưu thông hàng hóa diễn ra hợp pháp và an toàn cho các bên

Chính vì tầm quan trọng của hợp đồng thương mại quốc tế cũng như quá trình liên quan tới dòng chảy của hàng hóa, việc am hiểu hợp đồng và các bước hoàn thành giao dịch sẽ là bước đệm cho trao đổi hàng hóa nói riêng cũng như phạm trù thương mại quốc tế nói chung Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc hơn về hợp đồng thương mại quốc tế, các chứng từ liên quan và quy trình thực hiện hợp đồng, nhóm 1 chọn đề tài “Phân tích hợp đồng và quy trình thực hiện hợp đồng của Công ty cổ phần Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng và công ty TNHH CON Q tại Hàn Quốc” làm đề tài cho bài tiểu luận giữa kì của nhóm Do sự giới hạn về thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, chúng

em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn

Trang 6

1.1.2 Đặc điểm

Chủ thể

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau; gồm các thể nhân, pháp nhân, Nhà nước (chủ thể đặc biệt) Tính quốc tế của các chủ thể căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, nơi

cư trú hoặc nơi đặt trụ sở thương mại trong từng trường hợp

Đối tượng

Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hoá hữu hình,có thể di chuyển qua biên giới, không bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tài sản khác

Nguồn luật điều chỉnh:

Đa dạng, phức tạp có thể bao gồm các điều ước thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, pháp luật của một quốc gia (bên mua, bên bán hoặc nước thứ 3), các tập quán thương mại quốc tế, nhiều nguồn bổ sung như án lệ, tiền lệ xét xử

Trang 7

TMQT 100% (10)

64

Đề thi cuối kỳ giao dịch thương mại…Giao dịch

TMQT 100% (10)

3

Incoterms-2020 bản tiếng việt

Giao dịch

TMQT 100% (9)

127

VỞ GHI GIAO DỊCHGiao dịch

TMQT 100% (5)

69

tiểu luận GDTMQTGiao dịch

Trang 8

Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 (điều 6) quy định:

1 Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh

2 Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm

3 Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ

4 Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để đảm bảo lợi ích quốc gia Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước

Đối tượng

Hàng hóa phải thỏa mãn các quy định về Quy chế hàng hoá được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán Phần lớn các loại hàng hóa đều được phép tự do mua bán ngoại trừ một số loại hàng hoá trong pháp luật các nước, đó

là các nhóm hàng bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, các nhóm hàng bị hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu (được quản lý theo hạn ngạch (quota) hoặc phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm v.v.)

Ở Việt Nam, nghị định số 12/2006/NĐ CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài có quy định: Đối tượng mua bán là hàng hóa không thuộc Danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngưng xuất nhập khẩu Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của

-BÀI TẬP PHẦN XÁC SUẤT – AAA Class…Giao dịch

TMQT 100% (4)

12

Trang 9

4

các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan Ngoài ra, ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 có quy định ở điều 5 quy định chi tiết về “hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” và điều 7 quy định về “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện”

Hình thức

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được xác lập và chứng minh dưới mọi hình thức, kể cả bằng lời khai của nhân chứng Vì vậy, các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng phải thận trọng trong việc tìm hiểu các quy định của luật có khả năng được áp dụng cho quan hệ hợp đồng Ở Việt Nam, điểm 2 điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” Điểm 15 điều 3 Luật này quy định: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản, bao gồm: Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.”

1.1.4 Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.3.1 Phần mở đầu (các điều khoản trình bày)

Thường bao gồm những thông tin dưới đây:

• Tiêu đề: Hợp đồng, Bản thỏa thuận

• Số hợp đồng: để lưu trữ, quản lý hợp đồng, tham chiếu trong các chứng từ giao dịch

Trang 10

5

• Địa điểm ký kết hợp đồng: có thể được ghi ở đầu hoặc cuối hợp đồng

• Tên và địa chỉ các bên: tên các bên ký kết hợp đồng, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, người đại diện có đủ thẩm quyền giao kết hợp đồng (hoặc người đại diện theo ủy quyền)

• Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng: định nghĩa về các hàng hóa, dịch vụ phức tạp hoặc các thuật ngữ khác được gắn một ý nghĩa riêng cho hợp đồng đang đề cập, không theo các cách hiểu thông thường

• Cơ sở pháp lý ký kết hợp đồng: các hiệp định, nghị định, sự tự nguyện và nhu cầu của các bên

• Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên: các bên cùng nhau thỏa thuận rằng bên bán cam kết bán và bên mua cam kết mua hàng hóa theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng

1.1.3.2 Phần nội dung chính

Điều khoản tên hàng

Tên hàng phản ánh đối tượng mua bán, trao đổi nên cần diễn đạt chính xác, rõ ràng tên hàng trong hợp đồng

Trong thương mại quốc tế, người ta thường dùng những cách sau đây để biểu đạt tên hàng:

- Tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông thường và tên khoa học

- Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó

- Tên hàng kèm theo nhà sản xuất ra hàng đó

- Tên hàng kèm theo nhãn hiệu

- Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó

- Tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó

- Tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong danh mục của

- Bảng phân loại và mã hóa hàng hóa – HS (Harmonized system)

Điều khoản số lượng/khối lượng

Về đơn vị tính, hiện tại có rất nhiều đơn vị tính được sử dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế như đơn vị tính – cái, chiếc, hòm, kiện; hay đơn vị tính tập thể - gross,.Đặc biệt, trên thế giới có 2 hệ thống đo lường quốc tế: hệ đo lường mét hệ (metric system) và hệ đo lường Anh – Mỹ (LT, ST, ) Khi quy định trong hợp đồng cần ghi rõ đơn vị tính theo hệ nào

Trang 11

6

Về phương pháp quy định số lượng: trong thực tiễn buôn bán quốc tế, người ta

có thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch bằng hai cách:

- Quy định chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch: thường áp dụng cho mặt hàng đếm được bằng đơn vị cái, chiếc hay khi mua bán các mặt hàng có số lượng nhỏ dễ cân đo đong đếm bằng chính xác Tuy nhiên, cách quy định này sẽ gặp khó khăn khi số lượng hàng hóa lớn hoặc khó cân đo đong đếm chính xác

- Quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch: cho phép các bên có thể giao nhận hàng trong một khoảng chênh lệch nhất định, khoảng chênh lệch đó gọi

là dung sai Trong những trường hợp cần thiết, xuất phát từ bản chất tự nhiên của hàng hóa, người mua, người bán cũng có thể quy định một tỷ lệ miễn trừ

Về phương pháp xác định khối lượng, khi mua bán, người mua và người bán phải thống nhất với nhau cách xác định khối lượng hàng hóa, những phương pháp thường dùng gồm khối lượng cả bì (gross weight), khối lượng tịnh (net weight), khối lượng thương mại (Commercial Weight) và khối lượng lý thuyết (Theoretical Weight)

Về địa điểm xác định khối lượng, khối lượng hàng có thể được xác định tại nơi gửi hàng (shipped weight) hoặc tại nơi dỡ hàng (landed weight) Các bên tham gia giám định khối lượng có thể là đại diện bên bán, bên mua hoặc cơ quan giám định Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận số lượng có thể mang tính tham khảo hoặc có giá trị cuối cùng

Về giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận có thể ban hành bởi người bán, nhà sản xuất hoặc các cơ quan giám định

Điều khoản chất lượng

Về các cách quy định chất lượng, có rất nhiều cơ sở để quy định chất lượng của hàng hóa, như dựa vào mẫu hàng, sự xem hàng trước, hiện trạng hàng hóa, phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật, quy cách của hàng hóa, dung trọng của hàng hóa, các chỉ tiêu đại khái quen dùng, hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa, số lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, mô tả hàng hóa

Về kiểm tra chất lượng

- Địa điểm kiểm tra: có thể là tại cơ sở sản xuất, địa điểm giao hàng, địa điểm hàng đơn hoặc nơi sử dụng

- Người kiểm tra: có thể là nhà sản xuất, đại diện các bên trong hợp đồng hoặc tổ chức trung gian

Trang 12

7

- Giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận phẩm chất

Điều khoản bao bì - ký mã hiệu

Căn cứ quy định điều khoản bao bì:

- Tính chất của hàng hóa

- Phương thức vận tải

- Tuyến đường vận chuyển

- Quy định của pháp luật

Phương pháp quy định bao bì:

- Quy định cụ thể: Yêu cầu về vật liệu, hình thức, kích cỡ, đai nẹp của bao bì

- Quy định chung chung chung: quy định phù hợp với 1 phương thức vận chuyển nào đó

Người cung cấp bao bì: Có thể là bên bán, bên mua hoặc người chuyên chởPhương pháp xác định trị giá bao bì:

- Giá của bao bì tính gộp vào giá hàng hoá

- Giá của bao bì do bên mua trả riêng

Điều khoản giá

Về đồng tiền tính giá, giá cả trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của 1 nước thứ 3 Việc xác định loại tiền nào là tuỳ hàng hoá, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của 1 trong 2 bên

Có 4 phương pháp quy định giá, cụ thể là:

- Giá cố định: Là giá cả được quy định lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có thỏa thuận khác Thường được áp dụng với hợp đồng có thời lượng hiệu lực ngắn, giá cả ít biến động hay mua bán ở một thị trường đặc biệt Giá linh hoạt:

Là giá được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại sau này vào lúc giao hàng Thường được áp dụng khi giá thị trường của hàng hoá có sự biến động một mức nhất định Trong hợp đồng phải quy định giá gốc, tỷ lệ biến động, thời gian định lại giá, nguồn tài liệu tham khảo

- Giá quy định sau: Giá cả không được xác định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng Giá quy định sau có thể là giá cố định hoặc giá linh hoạt

Trang 13

8

- Giá trượt: Là giá được tính dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá

cả quy định ban đầu có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng

Công thức:

P1 = P0 * (F + m* M1/ M0 + w * W1/ W0)

P0, P1: Giá sản phẩmM0, M1: Giá nguyên vật liệuW0, W1: Chi phí nhân côngF: Tỷ trọng chi phí cố địnhM: Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệuW: Tỷ trọng chi phí nhân côngCách quy định giá trong hợp đồng:

- Đơn giá: Đồng tiền tính giá/ Mức giá/ Đơn vị tính/ Incoterms

Ví dụ: 1000 USD/MT, FOB Cảng Hải Phòng, VN, Incoterms 2020

- Tổng giá: Total Price (bằng số, bằng chữ)

Ví dụ: 500.000 USD (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đô la Mỹ chẵn)

- Chi phí liên quan:

Ví dụ: Những giá trên đã bao gồm chi phí bao bì và chi phí bốc hàng tại cảng đi Điều khoản thanh toán

Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hoặc củanước thứ 3 tuỳ theo thoả thuận của các bên

- Cơ sở lựa chọn đồng tiền thanh toán là vị thế các bên trong giao dịch; tập quán thương mại; hiệp định thương mại; thỏa thuận các bên trong hợp đồng, đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán có thể là một Trong trường hợp không trùng nhau thì trong hợp đồng các bên phải xác định tỷ giá quy đổi

Về thời hạn thanh toán: Trong Thương mại quốc tế, thanh toán có thể được thực hiện theo các cách:

- Trả trước khi giao hàng, ví dụ: ứng trước, CWO, CBD,

- Trả ngay khi giao hàng, ví dụ: CAD, COD, TT, Nhờ thu, L/C…

- Trả sau khi giao hàng, ví dụ: Ghi sổ, Nhờ thu, L/C…

- Áp dụng cả 3 cách trên

Trang 14

9

Phương thức thanh toán

- Phương thức thanh toán tiền mặt:

- Phương thức thanh toán không kèm chứng từ

- Phương thức chuyển tiền: Người mua khi nhận được thông tin giao hàng hoặc khi nhận được hàng sẽ lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người bán Chuyển tiền có thể thực hiện bằng thư MT (Mail Transfer) hoặc bằng điện TT (Telegraphic Transfer)

- Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng hoặc dịch vụ sẽ uỷ thác cho ngân hàng thay mình đòi tiền người mua Nhờ thu có các hình thức sau:

+ Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection): Người bán sau khi giao hàng, lập chứng từ cho người mua để người mua đi nhận hàng Người bán lập hối phiếu (Bill of Exchange) nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua hàng

+ Nhờ thu kèm chứng từ: (Documentary Collection): Theo phương thức này, để khống chế người mua, người bán sua khi gửi hàng, lập chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua hàng Ngân Hàng chỉ chuyển chứng từ để người mua đi nhận hàng khi người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu

- Phương thức thanh toán kèm chứng từ

+ Phương thức tín dụng chứng từ: Theo đó, ngân hàng cam kết theo yêu cầu của bên mua sẽ trả tiền cho bên bán khi xuất trình đầy đủ chứng từ và thực hiện đầy đủ yêu cầu của thư tín dụng L/C (Letter of Credit)

+ Phương thức uỷ thác mua

Điều khoản giao hàng

Thời hạn giao hàng: là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng

Thời gian giao hàng cần:

- Quy định cụ thể, chính xác

- Quy định mốc thời gian chậm nhất

- Quy định khoảng thời gian

- Quy định kèm điều kiện

- Quy định chung chung

Trang 15

10

Địa điểm giao hàng: Căn cứ xác định địa điểm giao hàng

- Điều kiện cơ sở giao hàng

- Phương thức vận tải

Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng

Điều 300 Luật Thương mại năm 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận”

Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”

Điều 302 Luật Thương mại 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

(1) Có hành vi vi phạm hợp đồng;

(2) Có thiệt hại thực tế;

(3) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại Về mức phạt, Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”

Điều khoản bất khả kháng

Bất khả kháng (BKK) là những hiện tượng, sự kiện có tính chất khách quan, không thể lường trước được nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, không thể khắc phục được, xảy ra sau khi ký kết Hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng

Bên gặp BKK có quyền miễn thi hành nghĩa vụ trong khoảng thời gian xảy ra BKKcộng thêm thời gian cần thiết để khắc phục hậu quả Trường hợp BKK kéo dài quá thời gian quy định thì một bên (bên bị ảnh hưởng tới quyền lợi) có quyền xin hủy hợp đồng mà không phải bồi thường

Trang 16

11

Về nghĩa vụ của các bên, Bên gặp BKK phải thông báo BKK bằng văn bản, đồng thời phải xác nhận lại trong thời gian quy định và kèm theo giấy chứng nhận BKK của

cơ quan chức năng

Cách quy định trong Hợp đồng bao gồm:

- Quy định khái niệm và các tiêu chí

- Liệt kê đầy đủ các sự kiện được coi là BKK, thủ tục tiến hành khi xảy ra BKK

và nghĩa vụ của các bên

- Dẫn chiếu văn bản của ICC ấn phẩm số 421

- Quy định kết hợp

Điều khoản khiếu nại

Khiếu nại là việc một bên trong giao dịch yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia gây ra hoặc đã vi phạm cam kết trong hợp đồng Thời hạn khiếu nại là khoảng thời gian cần thiết để 1 trong 2 bên làm thủ tục cần thiết để đưa

vụ tranh chấp ra giải quyết Thời hạn khiếu nại phụ thuộc vào Tính chất hàng hóa, quan

hệ, thoả thuận của các bên trong hợp đồng và luật định

Về quyền và nghĩa vụ các bên, Bên bị khiếu nại phải xem xét đơn khiếu nại trong thời gian quy định và khẩn trương phúc đáp lại bên khiếu nại, xác nhận lại vấn đề khiếu nại và phối hợp với bên khiếu nại để giải quyết Còn Bên khiếu nại phải giữ nguyên trạng hàng hóa, bảo quản hàng hóa, thu thập các chứng từ cần thiết làm căn cứ khiếu nại, khẩn trương thông báo cho các bên liên quan, lập và gửi hồ sơ khiếu nại trong thời gian khiếu nại và hợp tác với bên bị khiếu nại để giải quyết KN

Điều khoản trọng tài

Trọng tài thương mại quốc tế: là trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế Hoạt động của TTTMQT dựa trên những cơ sở pháp

lý nhất định

Có 2 loại điều khoản trọng tài là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc Trọng tài quy chế: là trọng tài hoạt động có điều lệ, có trụ sở, có đội ngũ trọng tài viên Trọng tài

vụ việc là trọng tài chỉ xét xử theo từng vụ sau đó giải tán

Điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng

Trang 17

12

Cơ sở lựa chọn luật áp dụng là Luật quốc gia (gồm thỏa thuận, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp, hợp đồng mẫu quy định), Điều ước, công ước QT và Tập quán thương mại quốc tế

Điều khoản khó khăn trở ngại

Điều 6.2.2 Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm

2004 định nghĩa: “Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi

cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống, và:

(a) Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng;

(b) Bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng;

(c) Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và

(d) Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu.”

Điều khoản thời điểm hợp đồng có hiệu lực

• Thời gian hiệu lực của hợp đồng

• Quy định liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng

• Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền giữa các bên

1.2 Các bộ chứng từ liên quan

1.2.1 Hóa đơn thương mại

Trang 18

Hóa đơn thương mại có những vai trò chính như sau:

Thứ nhất, hóa đơn thương mại có chức năng cung cấp những thông tin chi tiết về hàng hóa, cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng

Thứ hai, khi thanh toán, hóa đơn thương mại là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán Trong trường hợp bộ chứng từ có kèm theo hối phiếu, dựa vào hóa đơn, người mua

có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của tờ hối phiếu Nếu số tiền ghi trên hối phiếu không đúng với hóa đơn thì hóa đơn thương mại có tác dụng thay thế hối phiếu làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền

Thứ ba, khi khai báo thủ tục hải quan, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị của hàng hoá và là minh chứng cho sự mua bán giữa hai bên và là cơ sở để kiểm tra, tính các loại tiền thuế

Thứ tư, với nghiệp vụ tín dụng, hoá đơn thương mại có chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua có thể tương đương với vai trò của chứng từ đảm bảo cho việc vay mượn.Cuối cùng, trong một số trường hợp, bản sao của hóa đơn thương mại được dùng như một loại thư từ thông báo kết quả giao hàng của người bán, để người mua có thể chuẩn bị nhập hàng và chuẩn bị trả tiền hàng trong thời gian sớm nhất

Nội dung

Một hóa đơn thương mại gồm có những nội dung cơ bản như một hóa đơn bán hàng hóa hay dịch vụ trong nước như:

- Số hóa đơn thương mại

- Ngày/tháng/năm lập hóa đơn

- Họ tên và địa chỉ người bán hàng

- Họ tên và địa chỉ của người mua (Hoặc người thanh toán)

- Điều kiện giao hàng (Theo địa điểm/thời gian)

- Điều kiện thanh toán

- Số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng

- Tổng số tiền phải thanh toán (Ghi bằng số và chữ), thuế VAT (nếu có)

Trang 19

Trường hợp giữa người bán và người mua không có quy định cụ thể về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn thương mại thì ngôn ngữ thường được sử dụng là Tiếng Anh, trong khi hóa đơn bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ trong nước thường được lập bằng các ngôn ngữ bản địa

Theo UCP 600 quy định về một hóa đơn thương mại:

- Phải thể hiện được hóa đơn thương mại là do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp đã quy định tại điều 38)

- Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong điều 38)

- Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ đã đề cập đến trong thư tín dụng

Chức năng:

Thứ nhất, giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa: Đối với nước nhập khẩu, C/O sẽ giúp họ đảm bảo hàng hóa đó được sản xuất từ nước họ mong muốn C/O đồng thời là bằng chứng chứng minh hàng hóa đó không vi phạm quy định của nhà nước, ví dụ như cấm vận Còn đối với nước xuất khẩu, đó còn là bằng chứng

Trang 20

đã được ký kết giữa các quốc gia Có nhiều mặt hàng thuế suất nhập khẩu khi có C/O

ưu đãi có thể giảm xuống 0%

Thứ ba, giấy chứng nhận xuất xứ được dùng để áp thuế chống bán phá giá Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi

Thứ tư, là thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất

xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch cũng như quản lý, đảm bảo các mặt hàng xuất nhập khẩu phù hợp với quy định của nhà nước Ngoài ra, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn có tác dụng xúc tiến thương mại

Nội dung cơ bản:

- Các thông tin tham chiếu: số C/O (Reference Number), tên form C/O, tên nước phát hành

- Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu

- Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải số chuyến, tên cảng dỡ hàng, địa - điểm xếp hàng/ dỡ hàng, ngày khởi hành, tuyến đường và phương thức vận chuyển)

- Tiêu chí về hàng hóa (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số lượng, giá trị, mã HS…)

- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)

- Thông tin về Invoice

- Xác nhận của người xin C/O

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu

Phân loại:

C/O thường được phân loại thành:

Trang 21

Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất

xứ của quốc gia mình Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian, Để tạo thuận lợi cho các hoạt động này, một số nước có quy định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ Theo quy chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo quy tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện quy định về vận chuyển trực tiếp

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O tại Việt

Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 cơ quan thẩm quyền được cấp phát C/O là: Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI (Vietnam Chamber Of Commerce and Industry): cấp các loại C/O form A, form B, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế REX, C/O, ICO, và C/O form X cho các doanh nghiệp xuất khẩu Phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ công thương: cấp các form C/O còn lại C/O do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng không chính thống và không hưởng được các chế độ ưu đãi của các nước nhập khẩu hàng hóa đó

1.2.3 Tờ khai hải quan

Khái niệm

Là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.Phân luồng tờ khai hải quan

Luồng xanh: Cách doanh nghiệp đều mong muốn được vào tờ khai luồng xanh Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi

Trang 22

17

tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa

Luồng vàng: Hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định

Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng

Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: Hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng

cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm traKiểm tra toàn bộ lô hàng: Đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan

Mặt khác nếu như mà chúng ta trong quá trình thông quan và kiểm tra hàng hóa hay trong vòng 5 năm nếu như có các khúc mắc, tranh chấp liên quan đến hàng hóa hải quan thì có thể lấy tờ khai hải quan làm căn cứ để xét xử, đây là một loại bằng chứng hiệu quả cho chúng ta có thể nâng cao các hiệu lực quản lý của nhà nước hơn

Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan

Phần 1: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng

ký tờkhai

Phần 2: Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu

Trang 23

18

Phần 3: Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng

dỡhàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…

Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…

Phần 5: Thuế và sắt thuế phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tựđộng xuất ra cho mình luôn

Phần 6: Phần dành cho hệ thống hải quan trả về

Phần 7: Phần ghi chú về tờ khai hải quan

Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay

“Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn.Phân Loại:

Phân loại theo phê chú trên vận đơn:

Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L), còn gọi là vận đơn sạch: không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì

Trang 24

19

Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L), còn gọi là vận đơn bẩn: có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì, chẳng hạn như: bao bị rách, hàng có dấu hiệu

bị ẩm

Phân loại theo tình trạng bốc xếp hàng hóa:

Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu

Vận đơn nhận hàng để bốc (Received for shipment B/L): được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu Trên vận đơn này, do đó, không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu Vận đơn này có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên.Nội dung:

Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề

Số vận đơn (Bill No.)

Tên và logo của người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải

Tên và địa chỉ của người gửi hàng (Shipper, Consignee, Sender): thường là bên bán

Tên và địa chỉ của người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, này

sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn theo lệnh thì sẽ ghi "to (the) order of "

Bên thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con tàu

Nơi nhận hàng (Place of Receive)

Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)

Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)

Nơi giao hàng (Place of Delivery)

Tên con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)

Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)

Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)

Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)

Mô tả hàng hóa (Description of Goods)

Trọng lượng tổng (Gross Weight) Trọng lượng bao gồm cả bì

Trang 25

20

Trọng lượng tịnh (Net Weight)

Ngày và nơi ký phát vận đơn

1.2.5 Bảo hiểm

Khái niệm

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển, gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở do đó gây nên tổn thất về hàng hóa

Chức năng

Bảo hiểm hàng hải là một loại bảo hiểm mà các chủ hàng hoá, chủ tàu và các bên liên quan khác có thể mua để bảo vệ chúng khỏi các rủi ro và thiệt hại liên quan đến hoạt động vận tải đường biển

Bảo vệ tài sản: Bảo hiểm hàng hải bảo vệ tài sản như hàng hóa, tàu và thiết bị liên quan khỏi các nguy cơ như mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại trong quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn và đáng tin cậy cho các bên liên quan

Bảo vệ trách nhiệm: Bảo hiểm hàng hải cung cấp bảo vệ cho các chủ hàng hoá

và chủ tàu khỏi trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến hoạt động vận chuyển đường biển

Bảo vệ tài chính: Bằng cách mua bảo hiểm hàng hải, các bên liên quan có thể chuyển rủi ro và trách nhiệm cho một công ty bảo hiểm, giảm thiểu tác động tài chính của các sự cố không mong muốn Trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc thiệt hại, các chủ hàng hoá và chủ tàu có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính từ công ty bảo hiểm để khôi phục hoạt động và tái lập hoặc thay thế tài sản bị thiệt hại, duy trì sự ổn định trong kinh doanh

Bảo hiểm hàng hải thường phải tuân thủ các quy định luật pháp và quy tắc quốc

tế, giúp đảm bảo tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình vận tải hàng

Trang 26

21

hóa đường biển, tránh các vấn đề pháp lý và tiềm ẩn các khoản phạt hoặc trách nhiệm pháp lý

Khả năng định giá rủi ro: Bảo hiểm hàng hải cung cấp một cách để định giá rủi

ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa Điều này cho phép doanh nghiệp định rõ chi phí bảo hiểm và tính toán kỹ lưỡng khi lập kế hoạch kinh doanh và xác định giá thành sản phẩm

Tóm lại, bảo hiểm hàng hải cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ tài chính cho các bên liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển, giúp giảm thiểu rủi ro và tác động tài chính của các sự cố không mong muốn

Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Điều kiện bảo hiểm C

Được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các nguyên nhân sau:

Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh

Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu

Nơi để hàng bị nước tràn vào

Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng

Trang 27

22

Điều kiện bảo hiểm A:

Ngoài những rủi ro được đề cập trong điều kiện bảo hiểm B và C như trên Nếu đối tượng được bảo hiểm rơi vào các trường hợp sau thì vẫn sẽ được bồi thường:

Mất cắp, mất trộm

Thiếu nguyên kiện

Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển

Rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn,…

1.2.6 Phiếu đóng gói (Packing list)

Khái niệm

Phiếu đóng gói là một trong những chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng

từ xuất nhập khẩu, trên đây thể hiện rõ toàn bộ những sản phẩm, hàng hóa mà người bán đã bán cho người mua để qua đó người mua có thể kiểm tra, đối chiếu lại với đơn hàng của mình Ngoài ra chứng từ này còn được người mua sử dụng để kiểm tra và đối chiếu xem số lượng hàng hóa có đúng như những gì đã đặt với người mua hay không

Chức năng

- Bố trí phương tiện vận tải phù hợp với loại hàng, thuận tiện trong việc chuẩn

bị các thiết bị, phương tiện chuyên dụng như máy móc hay thuê nhân công để bốc xếp dỡ hàng hóa

- Sắp xếp kho chứa hàng phù hợp với từng loại hàng, kích cỡ, trọng lượng của hàng hóa

- Trên các kiện thường có phiếu ghi rõ sản phẩm, nhờ phiếu đóng gói có thể xác định vị trí của hàng hóa khi kiểm tra hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan

- Chứng từ bắt buộc để khai báo hải quan trong ngành xuất nhập khẩu

- Dùng để khai báo hãng vận chuyển phát hành vận đơn

- Chứng từ hỗ trợ thanh toán, nhưng hàng hóa phải phù hợp với thông tin mô

tả trên P/L

- Người mua dễ dàng kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng (đối với giao dịch nhập khẩu)

Trang 28

đủ như thỏa thuận hay không

Ngoài ra, khi có packing list 2 bên sẽ biết được kế hoạch đóng gói, vận chuyển hàng hóa như thế nào phù hợp, cách khai thác hàng, thuê nhà kho để hàng, và chi phí nhân công dự kiến là bao nhiêu

Khi khai báo hải quan xuất nhập khẩu dựa vào thông tin trên packing list hải quan làm căn cứ để kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần

Packing list là căn cứ để 2 bên mua bán xác định rõ trách nhiệm rủi ro và chi phí, giải quyết khi xảy ra tranh chấp

Phân loại

Phiếu đóng gói thường được lập thành 03 bản:

Detailed Packing List

Đây là phiếu đóng gói chi tiết, thể hiện chi tiết trên trên lô hàng, hai bên mua bán dùng loại packing list này để kiểm tra số lượng chi tiết của hàng hóa Dựa vào đó biết bên bán đóng hàng thiếu không, trường hợp có phát sinh sẽ truy xuất được lỗi nằm ở khâu nào trong quá trình vận tải

bán, ít khi được sử dụng

có kèm theo bảng kê trọng lượng

Nội dung

Nội dung chính của phiếu đóng gói bao gồm:

- Thông tin của bên bán và bên mua

Trang 29

- Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích

- Ghi chú thêm (Số hiệu hợp đồng)

- Xác nhận của bên bán hàng; ký và đóng dấu

Trang 30

LBM chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao như bê tông tươi, gạch, đá xây dựng, vật liệu chịu lửa, kaolin và bentonite, phục vụ cho các công trình xây dựng, cầu đường và các ngành công nghiệp xây lắp Các sản phẩm của công ty đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, đảm bảo sự tin cậy và hiệu quả trong quá trình sử dụng

Với đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề, LBM sở hữu các cơ sở khai thác và sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường Điều này phản ánh cam kết của công ty với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển bền vững

Với hơn 15 năm hoạt động trong ngành khoáng sản và vật liệu xây dựng, LBM

đã xây dựng được uy tín vững chắc và lớn mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp Công

ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, cam kết cung cấp giải pháp tối ưu và dịch vụ chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường

Các thông tin tổng quát:

- Số hiệu: CQ 0217-01

- Ngày ký kết: 08/03/2023

- Hình thức: Hợp đồng nhập khẩu do 2 bên ký kết và soạn thảo bằng văn bản

- Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh

- Phương thức vận tải: nhập khẩu hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Trang 31

- Ký kết trên cơ sở tự nguyện, có chữ ký và dấu đỏ hợp pháp.

- Sử dụng ngôn ngữ phổ biến và thống nhất: Tiếng Anh

Hợp đồng giao dịch giữa công ty A và công ty B rõ ràng, hợp pháp, được soạn thảo đầy đủ các thông tin cơ bản có liên quan đến giao dịch hàng hóa quốc tế

Đối tượng của hợp đồng

Ngày hợp đồng được ký kết là ngày 08/03/2023 với mục đích mua bán đối tượng hàng

hóa sau: Ceramic Pipes - ống sứ

· Nhận xét:

Căn cứ vào Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa trên thuộc nhóm đối tượng tự

do xuất nhập khẩu, không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu và danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện Như vậy đối tượng của hợp đồng hợp pháp Chủ thể của hợp đồng

· BÊN BÁN:

Tên người bán: Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng

- Địa chỉ người bán: 87 Phù Đổng Thiên Vương, P8, Đà Lạt

- SĐT: 02633554022

· BÊN MUA:

- Tên người mua: CON Q CO., LTD

- Địa chỉ người mua: 204-1301, 73-6, SISIL-RO, Dongnae-gu, Busan, Republic of Korea

Trang 32

27

quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam Các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý

và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau Như vậy chủ thể của hợp đồng hợp pháp

Luật áp dụng

· Với một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (các bên có trụ sở thương mại tại các

nước khác nhau, có sự lưu chuyển của hàng hóa - tiền tệ xuyên biên giới) thì vấn đề luật áp dụng luôn là một vấn đề rất phức tạp

· Trong hợp đồng này không dẫn chiếu đến luật áp dụng

· Một phương án dễ dàng là Công ước Viên sẽ là luật thống nhất để điều chỉnh các vấn đề hợp đồng mà các bên chưa đồng thuận với nhau

· Đối với những vấn đề Công ước Viên không điều chỉnh (chẳng hạn, phạt vi phạm

hợp đồng), các bên vẫn cần dẫn chiếu đến pháp luật quốc gia

Trong hợp đồng này, công ty đã đề ra điều khoản tên hàng, mô tả hàng số lượng, khối lượng hàng hóa, đơn giá được thỏa thuận một cách chi tiết trong bảng sau:

Trang 33

28

Nội dung:

Về điều khoản tên hàng, hợp đồng đã nêu rõ đối tượng hàng hóa được trao đổi bao gồm

3 loại hàng hóa Ống thẳng (Straight pipe); Ống co (Elbow pipe), Ống thập (Cross pipe) với những đặc điểm kỹ thuật được chỉ rõ ở cột Mô tả hàng hóa (Description of goods)

Về điều khoản số lượng, hợp đồng đã xác định rõ số ống trong một thùng và số thùng

ở cột số lượng ống trên một thùng (Q’ty of pipe/box) và số lượng thùng được chuyển tới người mua (Q’ty of box) đối với mỗi loại hàng hóa

Về điều khoản trọng lượng, bên bán ghi rõ trọng lượng của mỗi đơn vị hàng hóa cùng tổng trọng lượng của các loại hàng hóa tại cột trọng lượng (Weight/pipe) và tổng trọng lượng (Total WT)

Về điều khoản chất lượng, những thông tin được đề cập trong bảng như mô tả hàng hóa

là một một trong những đặc điểm để đối chiếu chất lượng cho chất lượng Tuy nhiên, việc đưa ra điều khoản chất lượng như trên còn sơ sài, điều này có thể gây khó khăn nếu hai bên xảy ra tranh chấp

Điều khoản bao bì đóng gói không được đề cập trong hợp đồng này mà được quy định chi tiết trong bộ chứng từ liên quan cụ thể là phiếu đóng gói, bao bì (Packing List) Nhận xét:

Số lượng hàng hóa được trao đổi đã được ghi rõ ràng trong hợp đồng tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể tham gia Bên cạnh đó, việc biểu thị tổng giá trị hàng hóa cần được thanh toán dưới dạng chữ là hợp lý bởi nó tránh được sự sai sót đến từ các quan niệm số thập phân Cách quy định này là phù hợp bởi sự rõ ràng và hợp lý trong cách đề cập

Trang 34

29

Nguyên tắc thiện chí khi giao kết hợp đồng được hai bên thể hiện trong việc chấp nhận những lỗi sai không gây thiệt hại tới quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng của các bên khi người bán đặt nhầm số thứ tự la mã của mặt hàng Ống thập (Cross pipe) Tuy nhiên, hợp đồng chưa có điều khoản chất lượng đề cấp tới chất lượng của ống Chiếu theo bộ chứng từ liên quan, trong đó có hóa đơn thương mại, mặt hàng được đề cập chung là Ống gốm (Ceramic pipes) Để tránh những rủi ro không đáng có, hai bên nên đưa tên mặt hàng này vào hợp đồng mua bán giao dịch quốc tế Thêm vào đó, điều khoản chất lượng nên đề cập tới tiêu chuẩn của một bên thứ 3 quy định để tiện cho việc giám định hàng hóa Bên cạnh đó, hợp đồng vẫn chưa có điều khoản dung sai Hai bên nên quy định mức độ dung sai thích hợp

Hai bên nên thỏa thuận về bao bì/ ký mã hiệu và đề xuất trong hợp đồng mua bán chính thức để vừa tránh sự hư hỏng, thất lạc đối với hàng hóa, vừa đảm bảo hàng được giao trùng với mặt hàng được thỏa thuận

2.1.2 Điều khoản giao hàng

Vấn đề giao nhận là điều kiện cần đối với mỗi giao dịch thương mại hàng hóa Do vậy, điều khoản giao hàng được coi là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng mua bán quốc tế Điều khoản giao hàng là sự xác định thời gian và địa điểm giao hàng, xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao hàng

Nội dung:

Phương thức giao hàng: CIF Busan Port, Korea, Incoterms 2020

Nơi xếp hàng: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nơi dỡ hàng: Cảng Busan, Hàn Quốc

Giao hàng từng phần: Được phép

Thời hạn giao hàng trước: ETA Busan 9/4//2023 (Đóng hàng: 29/3/2023)

Nhận xét:

Phương thức giao nhận được ghi rõ ràng là điều khoản Cost Insurance Freight (viết tắt

là CIF) theo Incoterms 2020 trên hợp đồng Đối với điều khoản này, rủi ro đối với hàng hóa chuyển giao sang người mua khi hàng hóa ở trên tàu, như vậy, người bán được coi

là đã tuân thủ nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa cho dù hàng hóa có thật sự đến nơi trong tình trạng tốt, hay đủ số lượng đã được chỉ định hay không

Trang 35

30

Khi sử dụng điều khoản CIF, người bán phải giao hàng lên tàu và trả toàn bộ chi phí bốc hàng Người bán phải ký hợp đồng chuyên chở và trả các chi phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng quy định

Theo điều khoản CIF, người bán cần chuẩn bị những tài liệu, chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Chứng từ vận tải đường biển, Giấy phép xuất khẩu Bên cạnh đó, người bán cần tiến hàng thông quan xuất khẩu nhưng không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu Bên cạnh đó, người bán cần thông báo cho người mua biết ngay khi chuẩn

bị xong hàng hóa, thuế, xếp hàng lên tàu cũng như khi hàng cập cảng đích quy định để người mua chuẩn bị nhận hàng trong thời gian hợp lý

Người mua trả mọi chi phí dỡ hàng trong chừng mực các chi phí này không nằm trong cước phí vận chuyển (do người xuất khẩu trả) Người mua chịu mọi rủi ro và tổn thất

kể từ khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng xếp hàng (Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam) Bên cạnh đó, người mua có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu (trả thuế nhập khẩu và các khoản chi phí phát sinh để nhập khẩu nếu có) và làm các thủ tục cần thiết để quá cảnh qua nước thứ ba, nếu có

Về điều khoản cho phép giao hàng từng phần thì hai bên nên thỏa thuận rõ: Lịch giao hàng với số lượng cụ thể của từng lần, chế tài vi phạm nếu người bán không tuân thủ lịch giao hàng hoặc người mua không tuân thủ việc nhận hàng như thỏa thuận Nếu không quy định cụ thể, nếu người mua trì hoãn lấy hàng sẽ khiến người bán tốn nhiều chi phí lưu trữ hàng tồn kho, chi phí xuất khẩu nhiều lần Ngược lại, nếu người bán không tuân thủ đúng lịch giao hàng sẽ khiến người mua bị động trong kế hoạch sản xuất và không có hàng cho đối tác

Hợp đồng chưa có điều khoản quy định về thông báo giao hàng Đặc biệt, khi dùng điều kiện CIF, người bán phải cung cấp thông tin về tàu và thời điểm giao hàng, các chứng

từ liên quan cho người mua

Hợp đồng nên quy định thêm mức thưởng phạt đối với quá trình dỡ hàng và lượng hàng

dỡ tối thiểu trong ngày nhằm tối ưu hóa chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình

dỡ hàng hóa

2.1.3 Điều khoản giá

Về đồng tiền tính giá, giá cả trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồngtiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của 1 nước thứ 3 Việc xác định loại

Trang 36

31

tiền nào là tuỳ hàng hoá, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của

1 trong 2 bên

Cách quy định giá trong hợp đồng:

đơn giá: Đồng tiền tính giá/ mức giá/ đơn vị tính/ Incotemrs

Với STRAIGHT PIPE/ ỐNG THẲNG: 749 USD/TON, CIF BUSAN PORT, KOREA, INCOTERMS 2020

Với ELBOW PIPE/ ỐNG CO: 793 USD/TON, CIF BUSAN PORT, KOREA, INCOTERMS 2020

Với CROSS PIPE/ ỐNG THẬP: 1135 USD/TON, CIF BUSAN PORT, KOREA, INCOTERMS 2020

Tổng giá: total price (bằng số, bằng chữ)

6,353.69 (Bằng chữ: US dollars six thousand three hundred and fifty-three, and cents sixty-nine)

Nhận xét:

Hợp đồng đã quy định rõ về đơn giá là USD và đơn vị tính là TON Đồng tiền được quy định trong hợp đồng là một đồng tiền mạnh được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và có thể tự do chuyển đổi

Phương pháp được quy định giá được sử dụng là giá cố định phù hợp với mặt hàng - ống của công ty vì khoảng thời gian của hợp đồng là không quá dài

Trang 37

32

Hợp đồng đã ghi rõ tổng giá trị hóa đơn dưới cả dạng số và chữ, điều này giúp hai bên chủ thể tránh được những rủi ro không đáng có về quan niệm dấu phẩy, dấm chấm trong đơn giá giữa các bên

2.1.4 Điều khoản thanh toán

Đồng tiền thanh toán trong trường hợp này là đồng tiền của nước thứ 3 theo thỏa thuận (USD)

Thời hạn thanh toán: áp dụng trả sau khi giao hàng cụ thể là phương thức chuyển tiền bằng điện

Payment/ Thanh toán: By TT Remittance (100% within 3 days from ordering date)/ Điện chuyển tiền 100% trong vòng 3 ngày kể từ ngày đặt hàng

Advise directly through Vietnam J/S Commercial bank for Industry and Trade, Lam Dong branch/ Thanh toán tại ngân hàng Công Thương Việt Nam, chi nhánh Lâm Đồng

Bank address/ Địa chỉ: No 01 Le Dai Hanh street, Dalat city, Lam Dong province, Vietnam

Account No./ Số tài khoản 113000198830

Trang 38

Phương thức thanh toán được lựa chọn là phương thức thanh toán chuyển tiển sau (TT after shipment) Điện chuyển tiền được áp dụng với đối tác quen thuộc và mang đến rủi

ro thấp

Nhưng để tránh được rủi ro và tranh chấp (nếu có) giữa các bên trong tương lai hai bên nên thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán L/C (Letter of credit) Vì đây là phương thức được coi là an toàn nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu hàng hóa.

Kết luận:

Mặc dù hợp đồng đã bao gồm những thông tin cơ bản để giao kết hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế, tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều điều khoản liên quan tới nghĩa vụ của các bên trong trường hợp khiếu nại hoặc xảy ra tranh chấp Điều này có thể khiến cho các bên mất nhiều thời gian và chi phí nếu xảy ra tranh chấp hay các điều kiện bất khả kháng Từ những phân tích trên, nhóm đề xuất thêm nhóm các điều khoản pháp lý vào hợp đồng

2.2 Phân tích bộ chứng từ liên quan

2.2.1 Hóa đơn thương mại (commercial invoice)

Người gửi: Công ty CP Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng

Địa chỉ: 87 Đường Phù Đổng Thiên Vương, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Mã đơn hàng: CQ 0217-01

Số hóa đơn: 09-HAE/2023/LBM-CON

Ngày lập hóa đơn: 29/03/2023

Người nhận: CON Q Co., Ltd

Trang 39

34

Địa chỉ: 204-1301, 73-6, Sisil-ro, Dongnae-gu, Busan, Korea

Vận chuyển đến cảng Busan, Hàn Quốc

Vận chuyển từ Cảng Hồ Chí Minh, VIệt Nam

Tên tàu: INVICTA 1030E

Nước sản xuất: Việt Nam

Trọng lượng thực

tế (tấn)

Đơn giá (USD/Tấn)

Trang 40

35

Nhận xét:

Nhìn chung, hóa đơn thương mại đã có đầy đủ thông tin thuận tiện cho việc thanh toán của hai bên tham gia hợp đồng Việc đưa ra những thông tin như trên sẽ tạo ra sự thống nhất trong hợp đồng mua bán và bộ chứng từ liên quan Việc xác định giá tiền bằng lời và bằng chữ sẽ hạn chế việc nhầm lẫn về đơn giá do các sử dụng dấu phẩy ngăn cách khác nhau của các quốc gia

2.2.2 Chứng nhận xuất xứ CO

Số tham chiếu: VN-KR 23/02/010196

Người gửi hàng (Nhà xuất khẩu)

- Tên công ty: Công ty CP Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng

- Địa chỉ: 87 Đường Phù Đổng Thiên Vương, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Người nhận hàng (Nhà nhập khẩu)

- Tên công ty: CON Q Co., Ltd

- Địa chỉ: 204-1301, 73-6, Sisil-ro, Dongnae-gu, Busan, Korea

- Số điện thoại: +(82)10-3517-0133

Phương tiện vận tải và tuyến đường

- Ngày khởi hành: Từ Cảnh Hồ Chí Minh, Việt Nam đến Cảng Busan, Hàn QuốcVào ngày 31/03/2023

- Tên con tàu: INVICTA 1030E

- Số vận đơn: GMA2303097

- Cảng dỡ hàng: Cảng Busan, Hàn Quốc

Dùng cho cơ quan cấp phát

- Đãi ngộ từ hiệp định ASEAN – Hàn Quốc

- Không được hưởng đãi ngộ (vùi lòng kèm lý do)

Số thứ tự hàng hóa: 1

Kí hiệu và số hiệu bao bì đóng gói: Không có

Mô tả hàng hóa và số loại, kiện tương ứng

- Mặt hàng: Ống gốm, sứ

- Kệ kê hàng: 20

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w