1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty specoltd và công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 703

67 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Giữa Công Ty Speco Ltd Và Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng 703
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Pháp Luật Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 16,21 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ (9)
    • 1.1. Khái niệm Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (9)
    • 1.2. Đặc điểm của Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (9)
    • 1.3. Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (10)
    • 1.4. Nội dung và bố cục của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (11)
      • 1.4.1. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (12)
      • 1.4.2. Bố cục của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (12)
    • 1.5. Khung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá (14)
      • 1.5.1. Điều ước quốc tế (14)
      • 1.5.2. Luật quốc gia (14)
      • 1.5.3. Tập quán thương mại quốc tế (15)
      • 1.5.4. Căn cứ pháp lý rà soát hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (15)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG (15)
    • 2.1. Tên hợp đồng, số hiệu và thời gian lập hợp đồng (15)
    • 2.2. Chủ thể của hợp đồng (16)
      • 2.2.1. Nội dung (16)
      • 2.2.2. Nhận xét (16)
    • 2.3. Về nội dung của hợp đồng (23)
    • 2.4. Hình thức hợp đồng (24)
    • 2.5. Đối tượng của hợp đồng (24)
    • 2.6. Sự kiện pháp lý làm phát sinh hợp đồng (25)
    • 2.7. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng (26)
    • 2.8. Ngôn ngữ của hợp đồng (26)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG (26)
    • 3.1. Điều khoản hàng hóa, quy cách, giá cả (27)
    • 3.2. Điều khoản giao hàng (30)
      • 3.2.1. Điều khoản giao, nhận hàng (30)
      • 3.2.2. Điều khoản thông báo (32)
      • 3.2.3. Điều khoản bao bì, ký mã hiệu (33)
      • 3.2.4. Điều khoản kiểm tra hàng hóa (34)
    • 3.3. Điều khoản về phương thức thanh toán (35)
    • 3.4. Điều khoản về trạm trộn (37)
      • 3.4.1. Trách nhiệm của bên bán (37)
      • 3.4.2. Trách nhiệm của bên mua (40)
      • 3.4.3. Về lịch trình giám sát (41)
      • 3.4.4. Chi phí cho giám sát viên (41)
    • 3.5. Điều khoản về bảo hành (42)
    • 3.6. Điều khoản về bất khả kháng (46)
    • 3.7. Điều khoản trọng tài (49)
  • CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ BỔ SUNG (50)
    • 4.1. Ưu điểm (50)
    • 4.2. Nhược điểm (52)
    • 4.3. Một số bổ sung (55)
  • KẾT LUẬN (18)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (59)

Nội dung

Điều này có thể bao gồm sự điều chỉnh các điều khoản không rõ ràng,thay đổi các cam kết để tạo điều kiện tốt hơn cho cả hai bên, và xem xét các giảipháp để giảm thiểu rủi ro trong quá tr

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

Khái niệm Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng mua bán là sự thoả thuận “theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán; nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận”

Có thể hiều hợp đồng mua bán hàng hoá là hợp đồng mua bán hành hoá có yếu tố nước ngoài, được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Đồng thời, hàng hóa đối tượng của hợp đồng sẽ được chuyển từ quốc gia này qua quốc gia khác, tức là có sự dịch chuyển giữa các biên giới các quốc gia/các vùng lãnh thổ Trong đó, biên giới có thể được hiểu là biên giới địa lý hoặc biên giới theo pháp lý (dù không có sự dịch chuyển về lãnh thổ).

Đặc điểm của Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Về chủ thể của hợp đồng: Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu Đó là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau.

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam 2005 : Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký minh doanh Ở mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện để trở thành một thương nhân cho từng đối tượng cụ thể, khi giao kết hợp đồng với đối tượng ở quốc gia nào thì cần phải xem xét điều kiện chủ thể ở quốc gia đó

Về bản chất của hợp đồng: Các bên khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hoá phải dựa trên sự tự nguyện, tự do ý chí bày tỏ và thoả thuận trong mọi vấn đề hợp đồng Những trường hợp vi phạm nguyên tắc tự nguyện là : đe doạ, cưỡng bức, lừa dối và cố tình nhầm lẫn có thể sẽ dấn đến hợp đồng vô hiệu.

Về nguồn luật điều chỉnh hợp đồng: Nguồn luật điều chỉnh có thể là luật nước ngoài đối với ít nhất một trong các bên Luật điều chỉnh hợp đồng do các bên thỏa thuận, đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế.

Về cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng:Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh doanh quốc tế có thể là tòa án hoặc trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế liên quan đến tranh chấp của các bên.

Về đồng tiền thanh toán: Đồng tiền sử dụng trong hợp đòng có thể là ngoại tệ với ít nhất một trong các bên Cũng có trường hợp đồng tiền thah toán là nội tệ với cả hai bên trong hợp đồng, đó là trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong Cộng đồng châu Âu Nhìn chung, các bên thường lựa chọn các đồng tiền mạnh có thể tụe do chuyển đổi như USD, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh…

Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Một hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là một loại giao dịch dân sự Điều 117

Bộ luật Đân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định:

“Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; Và hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật Các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng đó là “tự do giao kết không trái với pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.”

Về chủ thể tham gia mua bán hàng hóa, các chủ thể tham gia vào hợp đồng cần phải có năng lực chủ thể Đối với chủ thể là thương nhân cần phải năng lực pháp luật và năng lực hành vi thương mại, còn chủ thể khác không phải là thương nhân phải có năng lực hành vi dân sự Nếu người đại diện giao kết hợp đồng không có hoặc không đúng thẩm quyền, phạm vi đại diện thì hợp đồng đó cũng không phát sinh hiệu lực (trừ trường hợp được người giao đại diện chấp thuận).

Về đối tượng của hợp đồng, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là những hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường, không phải là những hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc đối tượng cấm kinh doanh thì hợp đồng đó mặc nhiên vô hiệu.

Về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa, theo Điều 24 Luật thương mại 2005:

“Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân thủ theo các quy định nêu trong văn bản.”

Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toán tự nguyện: Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Nội dung và bố cục của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.4.1 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa phản ánh các quyền của chủ thể trong giao dịch mua bán hàng hóa.

Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm điều khoản do các bên trong hợp đồng tự quy định và các điều khoản bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những điều khoản: Điều khoản chủ yếu: Là những điều khoản nhất thiết phải có trong hợp đồng như ngày tháng năm ký kết, chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, giá cả, quyền và nghĩa vụ các bên… Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản được quy định theo văn bản pháp luật, những điều khoản này có thể có hoặc không có trong hợp đồng. Điều khoản tùy nghi: Là điều khoản các bên tự thỏa thuận khi chưa có quy định của pháp luật, hoặc đã có nhưng các bên muốn vận dụng linh hoạt vào hợp đồng.

1.4.2 Bố cục của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tên, số và ký hiệu hợp đồng

Thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng

Căn cứ xác định hợp đồng

1.4.2.2 Phần chủ thể và thông tin hợp đồng

Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, số tài khoản ngân hàng của các bên,người đại diện ký kết.

1.4.2.3 Nội dung chính của hợp đồng Điều khoản 1: Mô tả hàng hóa và chất lượng: ghi rõ tên thông thường hoặc tên khoa học (một số mặt hàng đặc thù sẽ có tên khoa học riêng) Điều khoản 2: Điều khoản số lượng, trọng lượng Điều khoản 3: Điều khoản chất lượng Điều khoản 4: Điều khoản bao bì, quy cách đóng gói Điều khoản này cần ghi rõ ràng tránh các rủi ro phát sinh Điều khoản 5: Điều kiện giao hàng, phương thức vận chuyển, cảng đi cảng đến, hình thức giao hàng Điều khoản 6: Điều khoản giá cả Điều khoản 7: Điều kiện về thanh toán: xác định rõ phương thức thanh toán như

LC, TT Điều khoản 8: Điều khoản khiếu nại Do tính chất đặc thù, nhiều loại hàng hóa cần tới điều khoản khiếu nại, bảo hành như ác loại máy móc phức tạp hoặc các sản phẩm hàng hóa vô hình như phần mềm vận hành, quản lý. Điều khoản 9: Điều khoản trọng tài Điều khoản 10: Điều khoản bất khả kháng Đây là điều khoản đương nhiên phải có nhằm loại bỏ những tổn thất không mong muốn liên quan đến tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng mà lỗi không phải do bên nào gây ra Điều khoản 11: Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng, mục đích nhằm đảm bảo các bên tuân thủ các điều khoản của hợp đồng đã đặt ra. Điều khoản 12: Điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng Điều khoản 13: Điều khoản khó khăn trở ngại Điều khoản 14: Điều khoản thời điểm hợp đồng có hiệu lực Điều khoản khác (nếu có)

1.4.2.4 Phần kết của hợp đồng

Hợp đồng được in bao nhiêu bản

Thỏa thuận hợp đồng và ngôn ngữ lập hợp đồng

Thời hạn hiệu lực, sửa đổi bổ sung điều khoản

Chữ ký và đại diện mỗi bên

Khung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá

Một khi tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mà các vấn đề liên quan đến tranh chấp không được quy định hoặc quy định không đầy đủ thì các bên có thể dựa vào các điều ước quốc tế về kinh doanh và thương mại Điều ước quốc tế có thể chia thành nhiều loại khác nhau trên các tiêu chí khac nhau Căn cứ vào tính chất pháp lý của điều ước quốc tế về thuơng mại, có thể chia ra làm hai loại:

Loại thứ nhất đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh quốc tế Những điều ước quốc tế này không điều chỉnh các vấn đề về quyền , nghiã cụ và trách nghiệm cụ thể của các bên trong hợp đồng mà chỉ nêu những nguyên tắc pháp lí có tính chất chỉ đạo như nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia,

Loại điều ước quốc tế thứ hai là những điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm cảu các bên trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế Ví dụ: Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, Công ước Hamburg 1978 của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

Nguồn luật quốc gia được áp dụng cho hợp đồng nếu:

Trong hợp đồng quy định, ví dụ như khi các bên thoả thuận “ Mọi vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này sẽ được giải quyết theo luật Việt Nam” thì khi tranh chấp phát sinh, các bên và toà án sẽ áp dụng theo luật Việt Nam để giải quyết.

Khi toà án hoặc trọng tài quyết định: Khi tranh chấp xảy ra, nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thể thoả thuận về nguồn luật điều chình thì Hội đồn Trọng tài sẽ quyết định

1.5.3 Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được thừa nhận trong quan hệ thương mại quốc tế Tập quán thương mại phổ biến nhất trong thương mại quốc tế là các điều kiện giao hàng trong INCOTERMS do Phòng thương mại quốc tế ICC phát hành.

Tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng cho hợp đồng kinh doanh quốc tế trong các trường hợp sau:

Khi chính hợp đồng kinh doanh quốc tế quy định;

Khi các điều ước quốc tế liên quan quy định;

Khi luật quốc gia do các bên thoả thuận lựa chọn, không có quy định hoặc có quy định nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp

1.5.4 Căn cứ pháp lý rà soát hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Nguồn luật áp dụng được quy định rõ trong điều 7 của hợp đồng là Luật Việt Nam.

Vì vậy Luật Thương mại Việt Nam 2005, Bộ Luật dân sự Việt Nam 2015 , LuậtDoanh Nghiệp 2020, và Luật Quản lý Ngoại thương 2017 sẽ được sử dụng để rà soát hợp đồng mua bán trạm trộn bê tông nóng giữa Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 và Công ty TNHH SPECO.

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG

Tên hợp đồng, số hiệu và thời gian lập hợp đồng

Tên hợp đồng : Hợp đồng mua bán một trạm trộn bê tông nóng giữa Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 và Công ty TNHH SPECO

Hợp đồng số : SPECO-70JSC/03AP

Chủ thể của hợp đồng

Tên công ty: Công ty TNHH SPECO Địa chỉ: Số 313, đường Soi, phường Soi, quận Eumseong, tỉnh Chungcheongbuk, Hàn Quốc.

Người đại diện: Ông Kim Jin Kyong (Giám đốc)

Tên công ty: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 Địa chỉ: Tầng 2 tòa nhà CT1, đường Ngô Thì Nhậm, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Người đại diện: Ông Triệu Hồng Tuyến (Tổng Giám đốc)

2.2.2 Nhận xét a Bên mua : Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703

Căn cứ theo Khoản 1 điều 74 Luật dân sự Việt Nam 2005:

1 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo Khoản 2 Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 : Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Theo khoản 1 điều 6 Luật Thương mại 2005: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Theo điều 7 Luật Thương mại 2005: Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân : Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Trường hơp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.

Theo thông tin tra cứu trên trang Web Cổng thông tin chính phủ về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 được thành lập vào ngày 04/07/2003, đã đăng kí kinh doanh, được cấp giấy phép kinh doanh ngày 25/07/2003, với mã số thuế 0101387113

Cơ cấu tổ chức của công ty hiện được tổ chức theo quy định tại Luật doanh nghiệp

Công ty tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự

Vì vậy Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 là pháp nhân có năng lực chủ thể trong giao kết hợp đồng b Bên bán: Công ty TNHH SPECO

Theo điều 4 và điều 5 Bộ luật Thương Mại Hàn Quốc: Một người tham gia vào các hoạt động thương mại dưới dạng danh nghĩa của mình được gọi là thương gia”, và điều này cũng được áp dụng cho một công ty ngay cả khi công ty đó không tham gia vào các hoạt động thương mại.”

Theo Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự Hàn Quốc: Một tổ chức nhằm mục đích kiếm lợi nhuận có thể trở thành một pháp nhân phù hợp với các điều kiện quy định cho việc thành lập các công ty thương mại.

Theo thông tin được tra cứu trên website http://speco.co.kr/en/com_01.php và Tổng cục thuế Quốc gia Hàn Quốc https://www.hometax.go.kr/websquare/websquare.html? w2xPath=/ui/pp/index_pp.xm

Công ty TNHH SPECO được thành lập ngày 07/02/1070 , đã đăng ký thông tin doanh nghiệp,và có mã số thuế 1248106497

Vì vậy Công ty TNHH SPECO là pháp nhân có năng lực chủ thể trong giao kết hợp đồng

Về mặt pháp lý, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 và Công ty TNHH SPECO có đầy đủ tư cách pháp lý để có thể giao kết kinh doanh thương mại quốc tế và nhận được sự bảo hộ của nhà nước

Bên mua : Tổng Giám đốc- Ông Triệu Hồng Tuyến

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là các cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Toà án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Theo Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định : Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Theo điều lệ của công ty, người đại diện pháp luật duy nhất là ông Lê Thu Băng Chủ tịch HĐQT của công ty Ông Triệu Hồng Tuyến là 1 trong 4 Tổng Giám đốc của Công ty Do đó, ông Triệu Hồng Tuyên không phải người đại diện pháp luật của công ty.

Khoản 1 Điều 138 Luật Doanh Nghiệp 2020 “ Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho các nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.” Trong văn bản uỷ quyền cần phải quy định rõ phạm vi và đối tượng được uỷ quyền.

Vì vậy, để có đủ thẩm quyền thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá, ông Triệu

Hồng Tuyên phải được uỷ quyền bằng văn bản nhân danh ông Lê Thu Băng

Bên bán: Giám đốc – ông Kim Jin Kyong

Theo điều 562 Bộ luật Thương Mại Hàn Quốc:

(1) Một giám đốc sẽ đại diện cho công ty

Về nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng thoả thuận về việc mua bán sản phẩm trạm trộn bê tông nhựa nóng giữa Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 của Việt Nam và Công ty TNHH SPECO Hàn Quốc thông qua 7 điều khoản sau Điều 1: Điều khoản về hàng hóa, quy cách, giá cả Điều 2: Điều khoản về giao hàng xuống tàu Điều 3: Điều khoản về điều kiện với trạm trộn Điều 4: Điều khoản về phương thức thanh toán Điều 5: Điều khoản về bảo hành Điều 6: Điều khoản về trường hợp bất khả kháng Điều 7: Điều khoản về trọng tài

Căn cứ theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng

1 Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2 Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: a) Đối tượng của hợp đồng; b) Số lượng, chất lượng; c) Giá, phương thức thanh toán; d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên; e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Về cơ bản, hợp đồng đã có đầy đủ các nội dung chủ yếu được quy định Điều 398

Bộ Luật Dân sự 2015 Tuy nhiên, hợp đồng còn thiếu điều khoản về trách nghiệm do vi phạm hợp đồng được quy định tại Điểm e.

Hình thức hợp đồng

Theo khoản 2 điều 27 Luật Thương Mại 2005 Việt Nam quy định: Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương

Kết luận : Hình thức của hợp đồng là hợp lệ

Đối tượng của hợp đồng

Tên mặt hàng : Một bộ trạm trộn Bê tông nhựa nóng

Model: TSAP-1500FFW(Loại cố định và lọc bụi túi) Đặc trưng sản phẩm: Trạm trộn bê tông nhựa nóng có cấu tạo gọn, không chiếm nhiều diện tích lắp đặt như trạm trộn bê tông tươi, tuy nhiên nó có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều. Ứng dụng: là một xưởng sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa nóng bằng cách trộn các hạt đá cát nóng với nhựa đường lỏng, bột khoáng và chất phụ gia để xây dựng mặt đường ô tô, bề mặt sân bay, bến cảng Trạm gồm nhiều cụm thiết bị thuộc các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, được kết nối thành một dây chuyền có thể điều khiển tự động hoặc bán tự động.

Theo Điều 5 luật Quản lý Ngoại thương 2017, thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện.

Theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015: Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Kết luận Đối tượng của hợp đồng là hợp pháp Mặt hàng nhập khẩu là hợp lệ, không nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quy định tạiPhụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP, không vi phạm điều cấm của luật hay trái đạo đức xã hội.

Sự kiện pháp lý làm phát sinh hợp đồng

Sự kiện pháp lý làm phát sinh hợp đồng trong trường hợp này là hành vi kí kết hợp đòng mua bán sản phẩm là một bộ trạm trộn bê tông nhựa nóng với sự tham gia của hai bên là Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 và Công ty TNHH SPECO vào ngày 01/10/2020.

Trong trường hợp này, việc chấp nhận giao kết hợp đồng thể hiện mong muốn xác lập, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật Hai bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận về nội dung của giao dịch, không bị lừa lối, đe doạ hay cướng ép từ phía bên kia hoặc của người khác.

Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Đồng tiền được sử dụng là đồng ngoại tệ USD đối với cả hai bên Mức giá cố định với tổng giá là 407,497 USD, mức giá tính theo điều kiện CIF trong INCOTERM

2020, đã bao gồm lãi suất cho 360 ngày kể từ ngày phát hành B/L cho một trạm trộn bê tông nhựa nóng Tổng giá trị của hàng hoá được thể hiện cả bằng chưa và phần số, không có sai biệt.

USD là một đồng tiền mạnh, có giá trị ổn định và tính thanh khoản cao, thuận tiện trong thanh toán trên thị trường quốc tế Đối với đồng tiền thanh toán là ngoại tệ , đòi hỏi các chủ thể của hợp đồng kinh doanh quốc tế phải chú ý đến sự biến động của tỷ giá hối đoái để có biện pháp phòng ngừa rủi ro Cần có những quy định cụ thể trong hợp đồng về mức tỷ giá của đồng tiền thanh toán sẽ được quy đổi trong thời gian nhất định để tránh sai sót cho cả hai bên

Ngôn ngữ của hợp đồng

Hợp đồng song ngữ được soạn thảo bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt

Tại Điều 7 của hợp đồng đã quy định rõ “ Hợp đồng này được lập thành 4 bản tiếng Anh, 4 bản Tiếng Việt có giá trị như nhau Mỗi bên giữ 2 bản tiếng Anh, 2 bản Tiếng Việt Trong trường hợp có sự khác biệt về nội dung giữa bán tiếng Anh và bản Tiếng Việt thì ưu tiên dùng bản tiếng Việt”

Hợp đồng song ngữ có thể xảy ra tình huống sai khác về ngôn ngữ, xuất hiện những sự giải thích khác nhau dẫn đến sự sai lệch về nội dung điều khoản Những tranh chấp như vậy nếu không quy định rõ ràng ngôn ngữ được ưu tiên sử dụng sẽ rất khó xử lý Việc hợp đồng quy định rõ về ngôn ngữ được ưu tiên sẽ giúp cho cả hai bên tránh được những rủi ro phát sinh từ bất đồng ngôn ngữ.

PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG

Điều khoản hàng hóa, quy cách, giá cả

Tên mặt hàng đi kèm với nơi sản xuất, năm sản xuất, xuất xứ (Một bộ trạm trộn bê tông nhựa nóng do công ty SPECO LTD sản xuất năm 2020, xuất xứ Hàn Quốc). Ngoài ra còn liệt kê khá đầy đủ quy cách chính của hàng hóa (công suất 120 tấn/giờ với độ ẩm 4%, điện áp 400V/220V, 50Hz).

Theo nhóm phân tích, hai bên nên bổ sung đi kèm tên mặt hàng mã HS (Harmonized System Code) để xác định thuế suất nhập khẩu hàng hóa và thuận tiện cho quá trình thông quan Mã HS của sản phẩm Bộ trạm trộn bê tông là 8474.31 (máy trộn bê tông hoạt động bằng điện là 8474.3110).

Hợp đồng quy định số lượng chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa theo đơn vị tính

"trạm", cụ thể là 1 trạm.

Giá cả được hai bên thỏa thuận cụ thể, rõ ràng tổng giá là 704.497 USD Tổng giá trị của hàng hóa có phần số và phần chữ thể hiện cùng giá trị Đồng tiền tính giá là đồng tiền ngoại tệ của nước thứ ba- đô la Mỹ, đây là đồng tiền mạnh và tự do chuyển đổi.

Giá được hiểu là giá C.I.F Cảng Đà Nẵng, Việt Nam (có nghĩa là người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Đà Nẵng, người mua nhận hàng và là tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này).

Phương pháp quy định giá là giá cố định: giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng và không thay đổi Phương pháp quy định giá này phù hợp với mặt hàng trong hợp đồng vì trạm trộn là mặt hàng có ít sự biến động về giá.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 703 đã nhập khẩu theo điều kiện CIF cảng Đà Nẵng, Việt Nam, Incoterm 2010 bởi những lợi ích có được khi sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng này:

Trong điều khoản này, người bán sẽ phải chịu nhiều hơn về mặt chi phí bao gồm chi phí mang hàng đến cảng xếp, bốc hàng, cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, khai hải quan, thuế xuất, mua bảo hiểm tối thiểu cho hàng hóa cũng như các chi phí phát sinh.

Không có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.

Tuy nhiên, CIF có thể khiến người mua tốn nhiều tiền hơn vì người bán là người trực tiếp làm việc với bên vận chuyển, có được giá họ mong muốn như một cách kiếm thêm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, người mua có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát hàng hóa vì người bán đã không còn trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi hàng được xếp lên tàu nên nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình vận chuyển, người bán có thể sẽ không thể xử lý kịp thời, thông tin sẽ đến chậm với người mua do phải qua các bên trung gian.

Việc sử dụng giá CIF cảng Đà Nẵng, Việt Nam, Incoterm 2010 theo nhóm thấy chính là một điểm không sáng suốt của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 703 bởi ở các nước phát triển, khi xuất khẩu hàng hóa, người xuất khẩu thường tìm mọi cách để giao hàng với điều kiện giá CIF, khi nhập khẩu, người nhập khẩu lại luôn đàm phán để mua được hàng theo điều kiện giá FOB Tuy nhiên ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đang thực hiện theo phương thức ngược lại: xuất hàng theo giá FOB và nhập theo giá CIF Điều này đã trở thành tập quán trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam từ nhiều năm nay.

Hợp đồng quy định dựa vào tài liệu kỹ thuật, cụ thể là bản “Chi tiết kỹ thuật trạm trộn bê tông nhựa nóng” được đính kèm, cùng với yêu cầu 100% mới Tài liệu kỹ thuật trên cũng được coi là một phụ kiện đi kèm theo hợp đồng.

Tuy nhiên, trong hợp đồng chưa nói rõ về trách nhiệm của các bên có liên quan tới tài liệu kỹ thuật cũng như ngôn ngữ được sử dụng trong đó. Để giảm thiểu rủi ro cho bên mua, cần quy định rõ trách nhiệm của bên bán về việc kiểm tra phẩm chất và ban hành giấy chứng nhận phẩm chất Điều này rất có lợi cho bên nhập khẩu, để bên nhập khẩu có thể nắm được tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, đồng thời giới hạn trách nhiệm bảo đảm chất lượng của mình trong tiêu chuẩn này, nếu hàng hóa khi nhận được không đáp ứng được những yêu cầu đã quy định thì bên nhập khẩu không có quyền từ chối nhận hàng.

Hàng hóa trong hợp đồng theo thỏa thuận giữa hai bên có quy định nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại Hàn Quốc, nhà sản xuất công ty SPECO.

Hàng hóa bộ trạm trộn bê tông nhựa nóng không thuộc đối tượng bị cấm nhập khẩu (căn cứ theo nghị định 187/2013/NĐ-CP) nên đối tượng của hợp đồng hợp pháp. Đề xuất chỉnh sửa:

Bổ sung mã HS đi kèm tên mặt hàng, mã HS của sản phẩm Bộ trạm trộn bê tông là 8474.31 (máy trộn bê tông hoạt động bằng điện là 8474.3110). Ở mục chất lượng, quy định rõ trách nhiệm trách nhiệm của các bên có liên quan tới tài liệu kỹ thuật đi kèm hợp đồng cũng như ngôn ngữ được sử dụng trong đó.

Kiểm tra chính xác về chính tả và định dạng văn bản để đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Điều khoản giao hàng

3.2.1 Điều khoản giao, nhận hàng

Thời gian giao hàng: trong vòng 75 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng (tức muộn nhất ngày 14/12/2020)

Cảng đi: bất kỳ cảng nào tại Hàn Quốc

Cảng đến: Cảng Đà Nẵng - Việt Nam

Quốc gia dỡ hàng: Việt Nam

Chuyển tải: Không được phép.

Giao hàng từng phần: Không được phép Ở đây, 2 bên thỏa thuận mua hàng theo điều kiện C.I.F Cụ thể theo như INCOTERM 2010 có quy định:

Nghĩa vụ của người bán: o Chịu trách nhiê ±m về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc Trả toàn bô ± chi phí vâ ±n tải đến cảng đến. o Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định hoă ±c do bên bán chọn Trả toàn bô ± chi phí bốc hàng khóa học xuất nhập khẩu o Ký hợp đồng vâ ±n tải và trả cước phí đến cảng đích quy định. o Tiến hành thông quan XK (lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có). o Ký hợp đồng bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích qui định Trong trường hợp này người bán thường mua bảo hiểm ở mức tối thiểu, với mức giá trị bằng giá CIF + 10% (gọi là tiền lãi dự tính) và bằng đồng tiền của HĐ. o Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhâ ±n hàng. o Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vâ ±n tải hoàn hảo giấy chứng nhâ ±n và bảo hiểm hàng hóa vinatrain có tốt không o Chứng từ bắt buô ±c: Hoá đơn thương mại, Vận đơn, giấy phép Xuất khẩu và chứng từ bảo hiểm.

Nghĩa vụ của người mua: o Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng Đặc biệt là trước khi dỡ hàng. o Chấp nhâ ±n viê ±c giao hàng để gửi khi đã nhâ ±n được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vâ ±n tải (vâ ±n đơn – chứng minh hàng hóa đã được giao cho hãng vận chuyển) và tiếp nhâ ±n hàng theo từng chuyến giao hàng từ người vâ ±n tải ở cảng đích quy định. o Trả tiền dỡ hàng nếu tiền dỡ hàng không tính vào cước vâ ±n tải. o Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa (trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vâ ±n tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng báo cáo thuế theo quý o Thông quan Nhập khẩu, trả tiền thuế nhập khẩu và các chi phí khác để hàng có được nhâ ±p Làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh (ví dụ như phụ phí) để hàng có thể được quá cảnh nếu có.

Có đề cập tới thời gian giao hàng nhưng chưa đưa ra thời gian cụ thể Quy định thời hạn giao hàng theo cách này tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho cả người mua và người bán Đây là một quy định được nhiều hợp đồng sử dụng Người bán có thể giao hàng vào bất cứ ngày nào cảm thấy phù hợp với mình hoặc tính toán làm sao để việc giao nhận hàng hóa một cách thuận tiện nhất Trong điều kiện nếu hàng hóa đã sẵn sàng được bốc mà điều kiện thời tiết hoặc khách quan khác có thể gây ảnh hưởng thì người bán có thể linh hoạt lùi thời gian một vài ngày miễn là trước ngày 14/12/2020. Đối với điều kiện CIF, thì người mua là bên Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 703 sẽ tránh được những rủi ro như: Giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, chứng từ, …

Hợp đồng chưa có địa chỉ cảng cụ thể xếp dỡ

Hợp đồng quy định rõ cách thức thông báo của bên Bán cho bên Mua trước khi giao chuyến hàng (email), nội dung thông báo (số hợp đồng, mô tả hàng hóa, hóa đơn hàng hóa, tên tàu, thời hạn dự kiến tàu đến, thời hạn dự kiến tàu rời cảng, số lượng hóa đơn hàng hóa, hình ảnh lô hàng trước khi đóng thùng, trước khi xuống tàu và tên cơ quan giải quyết khiếu nại) cũng như thời hạn thông báo (3 ngày làm việc sau khi nhận hóa vận đơn đường biển).

Ngoài ra, trong vòng 3 ngày làm việc sau khi hàng giao lên tàu, hợp đồng quy định bên Bán thông báo cho bên Mua qua chuyển phát nhanh 1 bản sao vận đơn và 2 bộ chứng từ không dùng để thanh toán.

Như vậy, cách quy định thời hạn, cách thức, nội dung giao hàng như trên đã rõ ràng nhưng không có số lần thông báo cụ thể có thể dẫn đến việc hiểu nhầm, người mua chưa chuẩn bị sẵn sàng trước.

3.2.3 Điều khoản bao bì, ký mã hiệu

Quy định về đóng gói hàng chưa được cụ thể hóa, thiếu thông tin cần thiết như dung sai quy định khi vận chuyển, đóng gói bằng chất liệu gì, trọng lượng trước và sau khi đóng gói; điều khoản bao bì gói hàng, kích thước của container,…

Do bộ trạm trộn khá cồng kềnh và được vận chuyển đường biển dài, nếu không đảm bảo được quy trình đóng gói cẩn thận sẽ dễ va đập, bóp méo sản phẩm Hơn nữa, việc đóng gói này còn thuận tiện cho việc vận chuyển trong quá trình giao – nhận hàng hóa

Có thể cụ thể hóa hơn bằng cách chỉ ra kích thước container đạt chuẩn thường theo ISO 668:1995(E), các container ISO đều có chiều rộng là 2,438m (8ft) Ngoài ra, các bộ phận của trạm trộn cần được chia thành các thùng hàng riêng biệt và sử dụng bìa carton hoặc các vật liệu cứng bao quanh, dùng các tấm bìa góc để gia cố và bảo vệ các mép của kiện hàng Sau đó, hàng hóa sẽ được đặt lên các pallet gỗ có độ rộng vừa đủ với hàng và dùng dây đai cố định các kiện hàng với chân đế (pallet) Việc này sẽ giúp hàng hóa tránh tiếp xúc trực tiếp với container dẫn đến cọ xát mạnh, oxy hóa

3.2.4 Điều khoản kiểm tra hàng hóa

Có thể thấy, quy định về quy trình kiểm tra hàng hóa khá chặt chẽ, việc niêm phong hàng khi giao giúp bên Mua xác định được lô hàng còn nguyên vẹn hay không Trong khi đó, việc có sự giám sát của bên Bán khi dỡ hàng sẽ đảm bảo được hàng hóa không bị tráo đổi… Tuy nhiên, việc tháo dỡ hàng không chỉ cần giảm sát viên của bên Bán mà còn cần giám sát của cả bên Mua Điều này tạo nên sự thuận lợi và công bằng cho cả hai bên trong quá trình nhận hàng.

Hợp đồng quy định về sự cố hàng hóa như sau: o Nếu thiếu hụt hàng do giao thiếu thuộc về trách nhiệm của bên Bán, khi đó, bên Bán sẽ phải cung cấp lại trong quá trình lắp đặt trạm và trước khi vận hành. o Ngược lại, nếu bất kỳ sự hư hại và mất mát của hàng hóa do quá trình vận chuyển nội địa tại Việt Nam gây ra thì bên Mua chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Ngoài ra, trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng vào cảng đích, nếu phát hiện số lượng và chất lượng không đúng với quy cách hợp đồng, bên Mua lập tức liên hệ và cung cấp được chứng nhận kiểm tra thì bên Bán sẽ thay thế miễn phí CIF Cảng Đà Nẵng hoặc tới bất cứ cảng nào theo sự chỉ định hợp lý của bên Mua Việc yêu cầu minh chứng rất quan trọng vì người mua có thể dựa vào đó để yêu cầu bồi thường thay thế và đồng thời người bán kiểm soát được hàng hóa của mình Từ đó, tránh tình trạng mâu thuẫn khó giải quyết giữa hai phía.

Chi tiết điểm lắp đặt trạm: Quảng Trị, Việt Nam, Cần quy định về địa điểm cụ thể hơn để 2 bên dễ dàng liên hệ, làm việc.

Điều khoản về phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán sẽ được thực hiện thông qua việc mở Thư tín dụng L/C (Letter of Credit) không thể hủy ngang, bằng một số tiền tương đương 100% giá trị hợp đồng, tức là 704.497 USD, được tính bằng đô la Mỹ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng từ ngữ trong phần "Bên mua sẽ mở Thư tín dụng (L/C) không hủy ngang 360 ngày kể từ ngày Vận đơn (B/L)" cần được hiểu rõ hơn.

"Không hủy ngang 360 ngày" có thể có nghĩa là Thư tín dụng không thể bị hủy trong vòng 360 ngày tính từ ngày Vận đơn (B/L) được cung cấp Điều này có thể cần phải được rõ ràng hơn để tránh sự hiểu lầm.

Hơn nữa, ngày Vận đơn (B/L) cần phải được xác định cụ thể về việc nó được cung cấp cho bên nào, liệu đó là bên xuất khẩu hay bên nhập khẩu Thông tin này cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch trong giao dịch.

Ngoài ra, để giải quyết việc thiếu thông tin về tài khoản ngân hàng của bên thụ hưởng và thông tin về ngân hàng của người mua, bạn nên xem xét thỏa thuận bổ sung và điều chỉnh trong hợp đồng hoặc tài liệu kèm theo để đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng được cung cấp đầy đủ và chính xác.

Hợp đồng đã chi tiết và dễ hiểu về loại tiền thanh toán, phương thức thanh toán và tất cả các tài liệu liên quan.

Ngân hàng hưởng thụ có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, mã SWIFT giúp dễ dàng thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

Mọi khía cạnh của điều khoản thanh toán đã được quy định rõ ràng, đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên Tuy nhiên, có sự thiếu sót trong việc đề cập đến các biện pháp trừng phạt hoặc chế tài trong trường hợp xảy ra chậm thanh toán. Các bên có thể hợp tác để bổ sung thêm các điều khoản về trừng phạt hay xử phạt trong tình trạng chậm thanh toán, dựa trên luật pháp của cả hai quốc gia.

Việt Nam: Điều 306 Luật Thương mại 2005 về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán:

“Điều 306 Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Ngoài ra, cả hai quốc gia trong hợp đồng, Việt Nam và Hàn Quốc, đều là thành viên chính thức của CISG, vì vậy mà ta có thể bổ sung điều khoản về trừng phạt trong tình trạng chậm thanh toán, dựa trên Công Ước Viên 1980, Mục III, điều 78: “Nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác, bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó mà không ảnh hưởng đến quyền đòi bồi thường thiệt hại mà họ có quyền đòi hỏi chiếu theo Điều 74.”

Cả hai bên đã thống nhất về việc tuân thủ các quy tắc thư tín dụng trong các điều khoản thống nhất và áp dụng cho chứng từ tín dụng theo bảng hiệu đính ICC số

600, xuất bản năm 2007, cho thấy sự chặt chẽ trong hợp đồng Để tăng tính chặt chẽ cho hợp đồng, nên:

Quy định rõ cách xử lý trong trường hợp xuất hiện chứng từ không hợp lệ để tránh gây rối và chậm trễ trong quá trình thanh toán.

Doanh nghiệp có thể hợp tác với ngân hàng hoặc tìm hiểu thông tin về lịch sử kinh doanh của đối tác để đánh giá rủi ro và đưa ra các quyết định thích hợp.

Những biện pháp này giúp đảm bảo tính chặt chẽ và hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng, đặc biệt là trong quá trình thanh toán và xử lý chứng từ tín dụng.

Điều khoản về trạm trộn

3.4.1 Trách nhiệm của bên bán

Hợp đồng đã ghi rất rõ ràng và đầy đủ các trách nhiệm và công việc của bên bán về cử kỹ sư lành nghề và đào tạo nhân sự cho bên Mua cũng như việc cung cấp đầy đủ bản vẽ, tài liệu hướng dẫn cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng hàng hoá mua bán cho bên mua Do tính chất của hàng hoá là sản phẩm kỹ thuật nên hai bên đã có các điều khoản chi tiết để đảm bảo việc hướng dẫn sử dụng và sản xuất chế tạo đầy đủ bộ phận của hàng hoá tại Việt Nam và đảm bảo chuyển giao cho bên mua

Ngoài ra, hợp đồng cũng quy định rõ ràng về việc chi phí vận chuyển và chi phí quan đến việc chuyển quyền sở hữu cho bên mua phát sinh bên ngoài nước Việt liên Nam đều do bên bán chịu trách nhiệm chi trả

Các điều khoản về chi phí liên quan đến quyền sở hữu, nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng là nội dung được ghi nhận tại Điều 442,

443 Bộ luật Dân sự 2015 Cụ thể như sau: o Điều 442 Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

1 Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2 Trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

3 Trường hợp không có căn cứ xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

4 Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu. o Điều 443 Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng

Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.Tuy nhiên, trong điều khoản này chưa có quy định về thời hạn hợp lý mà bên bán phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng cho bên mua Hai bên bổ sung về thời hạn cụ thể cho việc thực hiện các trách nhiệm cung cấp và công việc của bên bán để tránh xảy ra khó khăn khi bên mua tiếp nhận hàng hóa

3.4.2 Trách nhiệm của bên mua

Nhận xét Điều khoản đã trình bày rõ trách nhiệm cung cấp của bên Mua về: nguyên vật liệu xây dựng trạm, nhân công, thiết bị và phân chia trách nhiệm về việc xây dựng trạm và chất lượng của trạm Đồng thời, điều khoản cũng quy định rõ về một số chi phí do bên mua chịu trách nhiệm

‘Các loại thuế và chi phí tài chính ngân hàng phát sinh trong nước Việt Nam’ là một khái niệm mơ hồ, chưa tham chiếu được đến bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng có thể dễ gây nhầm lẫn với hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng

‘Bên mua chịu trách nhiệm vận chuyển những bộ phận do bên Bán sản xuất tại Việt Nam’tuy nhiên chưa đề cập đến chi phí vận chuyển sẽ do bên nào chịu Điều này có thể do tập quán thương mại của 2 bên gắn liền trách nhiệm và chi phí, tuy nhiên nếu xảy ra tranh chấp thì điều này có thể trở thành một rủi ro trong hợp đồng

3.4.3 Về lịch trình giám sát

Quy định về thời gian lắp ráp và vận hành như trên chưa cụ thể, thống nhất -

“khoảng 20 ngày”, “khoảng 5 ngày” là ít hơn hay nhiều hơn 20 ngày (5 ngày), nếu nhiều/ ít hơn 20 ngày (5 ngày) thì chính xác là bao nhiêu ngày… Hơn nữa, 20 ngày (5 ngày) ấy là ngày làm việc hay ngày thông thường (bao gồm cả thứ 7 và chủ nhật hay không?), có yêu cầu yếu tố điều kiện thời tiết hay không? Việc quy định điều kiện thời gian không rõ ràng sẽ khiến bên Bán và bên Mua xảy ra hiểu nhầm, dẫn đến sai sót, làm mất thời gian.

3.4.4 Chi phí cho giám sát viên

Quy định chưa chặt chẽ vì hợp đồng đã nêu rõ “Ngay sau khi hoàn tất công tác lắp đặt, việc chạy thử phải được tiến hành ngay” nhưng lại có trường hợp

“bên Mua chưa muốn”, “công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng” như vậy rất mất thời gian của không chỉ bên Bán (kỹ sư) mà còn làm chậm tiến độ vận hành lắp đặt sản phẩm, tốn kém kinh phí của bên Mua Cả hai bên cần xem xét lại điều kiện này Trường hợp cử kỹ sư Việt Nam thay thế kỹ sư Hàn Quốc, hợp đồng cũng chưa nêu rõ tiêu chuẩn của kỹ sư (tay nghề đạt trình độ như thế nào? ) điều này rất quan trọng, nhất là đối với sản phẩm vận hành phức tạp,nhiều bộ phận cồng kềnh như máy trạm trộn.

Điều khoản về bảo hành

Điều 49 Luật Thương mại 2005 quy định:

“Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá

1 Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

2 Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

3 Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Điều 446 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.” Nhận xét về điều khoản bảo hành trong hợp đồng này cho thấy các điều khoản được trình bày đầy đủ Có thể hiểu qua một số khía cạnh sau đây:

Phạm vi bảo hành: Bên bán thực hiện nghĩa vụ bảo hành nhưng với giới hạn vào các khiếm khuyết của sản phẩm theo nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế

Phạm vi không bảo hành: Điều 445 Khoản 3 Bộ luật Dân sự 2015:

“Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây: a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua; b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ; c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.”

Như vậy, ở đây có thể phạm vi hàng hoá không được bảo hành chủ yếu nằm ở phần các khuyết tật gây ra do người mua trong quá trình sử dụng và các khuyết tật do thiên tai gây ra

Trong hợp đồng có đề cập đến những bộ phận cần có điều kiện để bảo hành như việc sử dụng nhiên liệu (dầu D/O và F/O) và dầu bôi trơn, bộ lọc Khi sử dụng biện pháp liệt kê như thế này thì cần đầy đủ hơn khi máy móc có rất nhiều bộ phận khác cũng tương tự như những bộ phận được nhắc đến Hai bên nên sử dụng câu từ có thể khái quát được điều kiện trên hoặc nếu liệt kê thì phải liệt kê rõ ràng và đầy đủ hơn.

Thời hạn bảo hành: Điều 448 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành

1 Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.

2 Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

3 Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.”

Tuy nhiên, các điều khoản về bảo hành chưa được sắp xếp theo từng khía cạnh về phạm vi, thời hạn khiến khó theo dõi

Ngoài ra, phần lớn nội dung của điều khoản bảo hành cập nhật đến những điều kiện không bảo hành của người bán Nghĩa vụ của người bán trong điều khoản bảo hành còn yếu, nên thêm những điều khoản có lợi cho người mua hơn nữa Ví dụ có thể sửa điều khoản 5.4 trở thành “Khi người mua phát hiện lỗi, thông báo người bán và chứng minh được lỗi, thì người bán có trách nhiệm gửi bộ phận thay thế hoặc tự mình thực hiện sửa chữa hoặc chi trả phí để người mua sửa chữa cho lỗi đó trong vòng 1 tuần kể từ thời điểm chứng minh được lỗi.” Hay có thể bổ sung thêm thời hạn trả hàng: Không quá

30 ngày từ ngày gửi lại hàng hóa để người bán thực hiện bảo hành

Bên cạnh đó, trong hợp đồng chưa quy định một điều khoản quan trọng về Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành Điều 449 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

1 Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.

2 Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.”

Trong thời hạn 7 ngày người bán thay thế hoặc sửa chữa hàng hoá có thể gây ra những tổn thất trong quá trình sản xuất, kinh doanh của người mua Đây cũng là một điều khoản gây bất lợi cho phía người mua cần xem xét bổ sung.

Điều khoản về bất khả kháng

Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định:

“Điều 294 Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1 Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2 Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”

Hợp đồng quy định khá chi tiết, rõ ràng về khái niệm những trường hợp như thế nào là bất khả kháng, liệt kê đầy đủ các thủ tục cần thực hiện khi xảy ra bất khả kháng.

Hợp đồng đã nêu rõ quyền miễn thi hành nghĩa vụ trong khoảng thời gian xảy ra sự việc bất khả kháng.

Hai bên có quy định thời hạn chậm trễ thực hiện hợp đồng kể từ ngày bên không bị ảnh hưởng nhận được thông báo, việc giải quyết hợp đồng sau đó đã được thỏa thuận

Tuy nhiên, hợp đồng chưa có quy định về bằng chứng bất khả kháng của phòng thương mại ở mỗi bên.

Theo Điều khoản "bất khả kháng" (miễn trách nhiệm) của Phòng thương mại quốc tế (ấn phẩm số 421 ICC)

Bất khả kháng (điều khoản miễn trách nhiệm) Điều khoản mẫu dưới đây là điều khoản bất khả kháng chuẩn do ICC khuyến nghị, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1985 Các điều khoản force majeure (bất khả kháng), thường được sử dụng trong thực tế, thậm chí cả ở những nước không nói tiếng Pháp, đôi khi được gọi là “điều khoản miễn trừ” hoặc "điều khoản miễn trách nhiệm".

Các lý do để miễn trách nhiệm

(1) Một bên không phải chịu trách nhiệm vì không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được: việc không thực hiện nghĩa vụ là do trở ngại vượt quá khả năng kiểm soát mình; và bên đó đã không thể trù liệu được trở ngại và các tác động của nó tới khả năng thực hiện hợp đồng vào thời điểm ký kết hợp đồng; vàbên đó không thể tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất là tác động của nó một cách hợp lý.

(2) Trở ngại được đề cập đến trọng đoạn (1) nêu trên có thể nảy sinh từ các sự kiện sau (sự liệt kê này chưa hoàn toàn đầy đủ): a) Chiến tranh, dù được tuyên bố hay không, nổi loạn và cách mạng, hành động cướp bóc, các hành vi phá hoại; b) Thiên tai như bão lớn, gió lốc, động đất, sóng thần, lũ lụt, sét đánh; c) Nổ, cháy, phá huỷ máy móc, nhà xưởng hoặc bất kỳ hệ thống máy móc hoặc thiết bị nào khác; d) Tẩy chay, đình công và các vụ đóng cửa để gây áp lực, lãn công, chiếm giữ nhà máy và các khu nhà, và dừng sản xuất xảy ra ở nhà máy của bên muốn được miễn trách nhiệm; e) Hành động của cơ quan có thẩm quyền, dù hợp pháp hay không hợp pháp, ngoài các hành vi mà bên muốn được miễn trách nhiệm cho là rủi ro theo các điều khoản khác của hợp đồng; và ngoài các vấn đề được đề cập trong đoạn 3 dưới đây

(3) Nhằm mục đích như đoạn 1 nêu trên và trừ khi có các quy định khác trong hợp đồng, khó khăn trở ngại không bao gồm việc thiếu sự cấp phép, thiếu giấy phép, giấy phép cư trú hoặc nhập cảnh, hoặc văn bản chấp thuận cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia của bên muốn được miễn trách nhiệm.”

Hai bên có thể xem xét và bổ sung một số điều khoản bổ sun, làm rõ trường hợp bất khả kháng như sau:

Chưa có quy định về thời gian gửi bằng chứng bất khả kháng của cơ quan có thẩm quyền cho bên không bị ảnh hưởng, dẫn tới khả năng bất khả kháng không được xem xét và gây thiệt hại cho bên bị ảnh hưởng.

Chưa có quy định thời gian giới hạn về nghĩa vụ thông báo của bên bị ảnh hưởng với bên không bị ảnh hưởng

Chưa có quy định về giới hạn thời gian cần thiết để bên bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả Để điều khoản này chặt chẽ hơn, hai bên nên bổ sung vào hợp đồng một số điều khoản như:

Thêm vào hợp đồng “Bằng chứng bằng văn bản của các Phòng Thương mại tương ứng tại quốc gia của bên bán hoặc bên mua sẽ là bằng chứng đầy đủ về sự tồn tại và thời hạn của bất khả kháng trên”

Thêm vào hợp đồng “Bằng chứng bất khả kháng sẽ được Cơ quan có thẩm quyền phát hành và được gửi cho bên kia trong vòng 7 ngày kể từ ngày có thông báo Quá thời gian trên, trường hợp bất khả kháng không được xem xét”

Thêm vào hợp đồng “Bên bị ảnh hưởng sẽ phải gửi văn bản thông báo về tình huống bất khả kháng cho bên kia trong thời vòng 15 ngày từ ngày phát sinh bất khả kháng.”

Thêm vào hợp đồng quy định về giới hạn thời gian cần thiết để bên bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả do bất khả kháng.

Điều khoản trọng tài

Hợp đồng có nguồn luật áp dụng là luật Việt Nam và xác định được loại hình trọng tài sử dụng là trọng tài quy chế/thường trực Theo hợp đồng, tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) là một tổ chức độc lập, với phán quyết chung thẩm và được công nhận, thi hành tại Việt Nam và trên 170 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới theo Công ước về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài (Công ước New York 1958).

Hợp đồng quy định rõ ràng về việc chọn hội đồng trọng tài: số lượng và quy chế lựa chọn; giới hạn thời gian chỉ định trọng tài thứ 3 nếu 2 trọng tài còn lại không thống nhất được.

Tuy nhiên, còn một điều khoản quan trọng mà hợp đồng chưa quy định là về chi phí cho trọng tài do bên nào chịu Hai bên nên bỏ sung thêm điều khoản

“Chi phí trả cho bên trọng tài và các chi phí khác sẽ do bên thua kiện chi trả” Hợp đồng cũng quy định rõ ràng về các bản hợp đồng cũng như sẽ ưu tiên hợp đồng nào trong trường hợp có sự khác biệt về nội dung.

NHẬN XÉT VÀ BỔ SUNG

Ưu điểm

Hợp đồng được ký kết ngày 01/10/2002 giữa hai chủ thể là Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 và Công ty TNHH SPECO thể hiện ý chí tự do và tự nguyện giữa bên mua và bên bán, đồng thời đáp ứng đầy đủ bốn điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Bộ luật Thương mại Việt Nam

Chủ thể hợp đồng có đủ tư cách pháp lý Đối tượng của hợp đồng hợp pháp

Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp

Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp

Nhìn chung hợp đồng đã có tương đối đầy đủ các điều khoản cần thiết:Điều khoản hàng hoá,quy cách, giá cả; Điều khoản giao hàng cuống tàu, Điều khoản về điều kiện với trạm trộn, Điều khoản về phương thức thanh toán, Điều khoản về bảo hành, Điều khoản về trường hợp bất khả kháng, Điều khoản về trọng tài, Điều khoản về luật áp dụng.

Hợp đồng quy định khá rõ ràng về các điều khoản, quyền và nghĩa vụ của hai bên, đi kèm theo hướng dẫn chi tiết kỹ thuật về hàng hoá.

Nhược điểm

Tuy chủ thể là cả hai công ty đều đã đăng ký kinh doanh, người đại diện pháp luật của bên mua là ông Lê Thu Băng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đôc Triệu Hồng Tuyến không là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 703 Người đại diện pháp luật của Công ty TNHH SPECO là ông Kim Jae Huyn chứ không phải ông Kim Jin Kyong Cũng không có tài liệu hay bất cứ văn bản uỷ quyền nào được đính kèm theo hợp đồng để chứng minh ông Kim Jin Kyong và ông Triệu Hồng Tuyến có đủ thẩm quyền để tham gia giao dịch mua bán hàng hoá giữa hai công ty Do đó, hai bên có thể trót ký hợp đồng với người không có thẩm quyền hoặc không đủ thẩm quyền Để có thể đòi bồi thường nếu tranh chấp phát sinh, phải chứng minh được bên đối phương đã đồng ý hoặc biết nhưng không ngăn cản người không có thẩm quyền hoặc không đủ thẩm quyền thực hiện giao dịch mua bán Việc chứng minh này sẽ là rất khó khăn do luật pháp chưa có quy định cụ thể

Hợp đồng cũng cần bổ sung mã HS cho hàng hóa.

Sử dụng điều kiện CIF người bán sẽ phải chịu nhiều hơn về mặt chi phí bao gồm chi phí mang hàng đến cảng xếp, bốc hàng, cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, khai hải quan, thuế xuất, mua bảo hiểm tối thiểu cho hàng hóa cũng như các chi phí phát sinh Tuy nhiên, CIF có thể khiến người mua tốn nhiều tiền hơn vì người bán là người trực tiếp làm việc với bên vận chuyển, có được giá họ mong muốn như một cách kiếm thêm lợi nhuận Người mua có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát hàng hóa vì người bán đã không còn trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi hàng được xếp lên tàu nên nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình vận chuyển, người bán có thể sẽ không thể xử lý kịp thời, thông tin sẽ đến chậm với người mua do phải qua các bên trung gian.

Hợp đồng quy định dựa vào tài liệu kỹ thuật, cụ thể là bản “Chi tiết kỹ thuật trạm trộn bê tông nhựa nóng” được đính kèm, cùng với yêu cầu 100% mới Tài liệu kỹ thuật trên cũng được coi là một phụ kiện đi kèm theo hợp đồng.Tuy nhiên, trong hợp đồng chưa nói rõ về trách nhiệm của các bên có liên quan tới tài liệu kỹ thuật cũng như ngôn ngữ được sử dụng trong đó.

Hợp đồng chưa có địa chỉ cảng cụ thể xếp dỡ, cách quy định thời hạn, cách thức, nội dung giao hàng như trên đã rõ ràng nhưng không có số lần thông báo cụ thể có thể dẫn đến việc hiểu nhầm, người mua chưa chuẩn bị sẵn sàng trước.

Quy định về đóng gói hàng chưa được cụ thể hóa, thiếu thông tin cần thiết như dung sai quy định khi vận chuyển, đóng gói bằng chất liệu gì, trọng lượng trước và sau khi đóng gói; điều khoản bao bì gói hàng, kích thước của container,… việc tháo dỡ hàng không chỉ cần giảm sát viên của bên Bán mà còn cần giám sát của cả bên Mua

Trong điều khoản trách nhiệm cung cấp và công việc của bên bán chưa có quy định về thời hạn hợp lý mà bên bán phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng cho bên mua Hai bên bổ sung về thời hạn cụ thể cho việc thực hiện các trách nhiệm cung cấp và công việc của bên bán để tránh xảy ra khó khăn khi bên mua tiếp nhận hàng hóa.

‘Các loại thuế và chi phí tài chính ngân hàng phát sinh trong nước Việt Nam’ là một khái niệm mơ hồ, chưa tham chiếu được đến bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng có thể dễ gây nhầm lẫn với hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

‘Bên mua chịu trách nhiệm vận chuyển những bộ phận do bên Bán sản xuất tạiViệt Nam’tuy nhiên chưa đề cập đến chi phí vận chuyển sẽ do bên nào chịu.Điều này có thể do tập quán thương mại của 2 bên gắn liền trách nhiệm và chi phí, tuy nhiên nếu xảy ra tranh chấp thì điều này có thể trở thành một rủi ro trong hợp đồng.

Quy định về thời gian lắp ráp và vận hành như trên chưa cụ thể, thống nhất -

“khoảng 20 ngày”, “khoảng 5 ngày” là ít hơn hay nhiều hơn 20 ngày (5 ngày), nếu nhiều/ ít hơn 20 ngày (5 ngày) thì chính xác là bao nhiêu ngày… Hơn nữa,

20 ngày (5 ngày) ấy là ngày làm việc hay ngày thông thường (bao gồm cả thứ 7 và chủ nhật hay không?), có yêu cầu yếu tố điều kiện thời tiết hay không? Việc quy định điều kiện thời gian không rõ ràng sẽ khiến bên Bán và bên Mua xảy ra hiểu nhầm, dẫn đến sai sót, làm mất thời gian.

Về điều khoản bảo hành, các điều khoản về bảo hành chưa được sắp xếp theo từng khía cạnh về phạm vi, thời hạn khiến khó theo dõi Ngoài ra, phần lớn nội dung của điều khoản bảo hành cập nhật đến những điều kiện không bảo hành của người bán Nghĩa vụ của người bán trong điều khoản bảo hành còn yếu, nên thêm những điều khoản có lợi cho người mua hơn nữa Bên cạnh đó, trong hợp đồng chưa quy định một điều khoản quan trọng về Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

Về điều khoản bất khả kháng, hợp đồng chưa có (i) quy định về bằng chứng bất khả kháng của phòng thương mại ở mỗi bên; (ii) quy định về thời gian gửi bằng chứng bất khả kháng của cơ quan có thẩm quyền cho bên không bị ảnh hưởng, dẫn tới khả năng bất khả kháng không được xem xét và gây thiệt hại cho bên bị ảnh hưởng; (iii) quy định thời gian giới hạn về nghĩa vụ thông báo của bên bị ảnh hưởng với bên không bị ảnh hưởng; (iv) quy định về giới hạn thời gian cần thiết để bên bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả

Tuy nhiên, còn một điều khoản quan trọng mà hợp đồng chưa quy định là về chi phí cho trọng tài do bên nào chịu Hai bên nên bỏ sung thêm điều khoản “Chi phí trả cho bên trọng tài và các chi phí khác sẽ do bên thua kiện chi trả”.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w