1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của chỉ số usd index, giá dầu thô và lượng vàng nắm giữ của quỹ spdr gold trust đối với giá vàng thế giới

78 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

Trang 1

TOM TAT

Vàng luôn được xem là một loại tài san đảm bảo khi nền kinh tế trở nên bất ôn Việc giá vàng tăng giảm luôn được rất nhiều người quan tâm và theo dõi Những biến động của thị trường vàng luôn là những chủ đề thật sự hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà đầu tư trên thị trường Bắt nguồn từ những van đề trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích tác động của chỉ số USD-Index, gia dau thd va

lượng vàng nắm giữ của quy SPDR Gold Trust”

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm làm sáng tỏ mức độ tác động của chỉ số USD-Index, giá dầu và lượng vàng năm giữ của quỹ SPDR Gold Trust đối với giá vàng thế giới bằng bộ số liệu được thu thập theo ngày giai đoạn 1/1/2007 đến 31/12/2011 kết hợp với phương pháp phân tích đồng tích hợp (Cointegration test) va ”

mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với

giá vàng thế giới

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng không tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến trong mô hình tức không tồn tại mối quan hệ trong dài hạn Trong ngắn hạn thì giá vàng chịu ảnh hưởng cùng chiều với giá dầu và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust Ở chiều ngược lại, thì giá vàng lại chịu ảnh hưởng trái chiều so với

chỉ số USD-Index |

Từ kết quả thu được, nghiên cứu cũng hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vàng và giúp cho các tổ chức kinh doanh vàng ra quyết định đúng đắn hơn khi nhập vàng về Việt Nam để từ đó có thể kéo giá vàng trong nước về ngang băng với giá vàng thế giới

Trang 2

; Trang

LOI CAM ĐOÁN ri H4 HH iệ, i

LỜI CẢM ƠN co c0 Tre ii

TOM TAT 0u cccsssssssesessssssssssssssssesessssssssssssssisessseeseeseseeeeeeeeecccc ¬ ¬

MUC LUC Ha A114 iv DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỎ THỊ TH HT HT HH TH TH TT HT HT vii DANH MỤC BẢNG 2c 11111011221 nen viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT 5s 2152225521152 1111 ix CHUONG I1: GIỚI THIỆU TÖNG QUAN 2 SE 1 LL Lý do chọn đểtài co St E1 ¬ 1 1.2 Đặt vấn đề nghiÊn CỨU s1 n1 S HS HT Ho I 1.3 Mục tiêu nghiên ctu ooo csecscsseseesssssssssssssssaesusseeresvsssstssserescesessecceseces, 2 1.4 Câu hỏi nghiên cứu SsctnnvEH TH nen He 2 1.5 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài LH HH ky 2

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của để tài co 0tnn SE 3

1.7 Kết cấu của luận văn c c7 “ 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT - S121 9EEEE 9111151 5

2.1 Vang va vai trò của vàng trong nền kinh tế ¬ 1Ả.ốồ 5 21.1 Vàng là gÌ? Vu SH HH Hee 5 2.1.2 Vai trò của vàng trong nên lình lẾ crrieo — 5 ZLB Gi VANG ` 6 2.1.4 Tác động của giá vàng đối với nên KEAN C6 veecececcsssescsssssesscssssseasaveveceses 7 “UV 0 nnng4 8

2.2.1 Khái quát về chỉ số USD-Index non Ga 8

2.2.2 Công thức tính chỉ số USD-lndex sec 8

2.3 Dầu thô WTI (West Texas Intermediate) 5s nho 9

2.4 Quỹ SPDR Gold Trusi tt HH1 ng 10 2.4.1 Khái quát về ETF cu tTHEn te 10 2.4.2 Các loại Quy ETF oo eesecsssssssssesssvsssssssstssssatavssrsasesaversisecececececescecce 11

Trang 3

2.3 Nghiên Cứu trƯỚC - ST HE 12

2.6 Tóm tắt ChUONg 2.0 ecsescsessesssessscssssssssssssessusasesssssssssssssessesseescesceeseeceecccc 15 CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU t2 16

3.1 Xéc dinh m6 hinh nghién CU cccceseesssssescscscsecssesseseceseceececececeececcs, 16 3.1.1 Co sé lea chon m6 hinh nghién ctu cieccccccccccssssssecsssssseseececescesesebecsce., 16

3.1.2 M6 hinh nghién ctu dit KEN cececccccsssessssssesssssssessssseseseseececececceecccccn 17

3.2 Phuong pháp ước lượng mô hình nghiên cứu - so c cv srsvsesccea 17 3.2.1 Cơ sở ước lượng mô hình nghiên Cửu sa SH 18 3.2.2 Tính dừng của chuỗi dữ liệu và bậc tích hợp TH KH TH ngư, 20 3.2.3 Kiểm định nghiệm đơn vị So eccSSE TH 21 3.2.4 Kiểm định đồng tích hợp (Cointegration ÍeSỆ) ccccs sex: ¬ 25 3.2.5 Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Mode)) 26

3.2.6 Kiém dinh Granger vceccecsecssssssssvssssssssssssssssrssssssessesserseseeeeccescececcecceccc 28

3.3, Dot ligu mghién Cu ccc secscssssscesssscescesecssssessessessessssessacteccecccessecse, 29

3.4, TOm tat hUONg 3 cccccesessssssessssssesssstssessesssssesssssulasssrsstsstcersessesceceeseece, 30 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 2S 31

4.1 Thống kê mô tẢ -c+2222+t22221212211EE111111012111E111111E.E1EEeryee 31 4.2 Kiểm định tính dừng và xác định bac tich hop cc.cccccssssessecssecsesssesssecseeesece 33

4.3 Lựa chọn độ trễ tối ưu (Optimal lag length selecfion), -<s «+ 38 4.4, Kiém dinh dong tich hop (Cointegration test) .cccccssescsesssessesesescessccecseeoeece 39 4.5 Xác định mô hình quan hệ trong ngắn hạn 5 HS 41

4.6 Kiểm định Granger 22ssESnHnEEnnn c , 43

4.7 Kết quả nghiên cứu vvvtttohhnn.22112111111 re Ad

| 4.8 So sénh vi nghién offu trUSC csscssssssscssessssesssssssssssssssssesessessesse 45 4.9, Tom tit chuong 4 cccccccsssscsssessssseesssssesssssessessssesssesesssecsin eo 46

CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -2 HH 47

5.1 Kết luận Ăn TH TT TH neo 47

3.2 Đóng góp của nghiÊn cỨu 6s sHSH1 SH Tnhh 47

Trang 4

nh HH HH1 ngu, 56

Phụ lục A: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) nho 56 Phụ lục B: Kết quả kiểm định đồng tích hợp - HE 66 Phụ lục C: Kết quả hồi quy trong ngắn hạn + stEsSEEeEE SH 70 Phụ lục D: Kết quả kiểm định GTANQEL oo ee eeeecesseeessseeesssssccssasecessseesusesessses 71

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT GOLD: Giá vàng thế giới

OIL: Gia dau thé gidi

USDX: chỉ số thể hiện sức mạnh đồng USD

SDPR: Lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust

WTI: Giá dầu thô giao dịch trên thị trường New York

ETF: chữ viết tắt của Exchange-Traded Fund WGC: hội đồng vàng thế giới

EUR: đồng Euro

JPY: đồng yên Nhật

GBP: đồng bảng Anh

CAD: đồng đôla Canada

SEK: đồng krona Thụy Điển CHF: đồng franc Thụy Sĩ

CME: tổ chức Chicago Mercantile Exchan ge IMF: Quy tién té quéc té IMF

ECM: Error Correction Models VAR: Vector Autoregressive Models

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIOI FHIEU TONG QUAN

Để có cái nhìn tổng quan về nghiên cứu, chương l của nghiên cứu xin giới thiệu về lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi cũng như giới hạn của nghiên cứu Các mục sẽ được trình bày theo trình tự như sau:

1.1 Lý do chọn đề tài

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính Mỹ vào năm 2007 vẫn chưa dứt và kéo dài mãi cho đến hiện nay Khởi đâu là sự sụp đổ của các đại gia ngân hàng như Lehman Brothers đến Merrill Lynch rồi AIG, tất | cả đều có chung một kết cục, sau đó là cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu, khởi xướng từ cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp rồi lan rộng ra khắp Châu Âu Những lý do trên đã làm cho thị trường tài chính toàn cầu trở nên bất ôn Các chỉ số chứng khoán trên tồn cầu khơng ngừng mắt điểm Từ sự khó khăn của thi trường tài chính, nhà đầu tư luôn tìm đến những kênh trú ân an toàn để bảo toàn nguồn vốn Một trong những kênh đầu tư an toàn đấy chính là đầu tư vào vàng, vì thế giá vàng không ngừng tăng giá và luôn “Xác

lập kỷ lục mới Bên cạnh đó, chỉ số thể hiện sức mạnh đồng USD là USD-Index, giá

dầu thô không ngừng biến động và tron g giai đoạn gần đây các quỹ đầu tư vàng không

ngừng mua bán vàng, đặc biệt được nói đến nhiều nhất là quỹ SPDR Gold Trust Liệu

răng các yếu tố này có tác động gì đến giá vàng? Và nếu có thì mức độ tác động của'

các yếu tố này đối với giá vàng như thế nào? Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế

đó đề tài “Phân tích tác động của chỉ số USD-Index, giá dầu thô và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust đối với giá vàng thế giới” cần được thực hiện để làm sáng tỏ thông tin nêu trên

12 Đặt vẫn đề nghiên cứu

Vàng là một loại tài sản giúp mang lại lợi nhuận cao khi thị trường tài chính bất ôn nhưng giá vàng luôn biến động không ngừng với một biên độ lớn, do đó nhà đầu tư © tìm đủ mọi cách để có thể dự báo giá vàng trong tương lai Chính vì lý do đó mà trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ của các yếu tố tác động đến giá vàng nhằm dự báo giá vàng trong tương lai

Trang 9

Chương I

chỉ số kinh tế vĩ mô của Mỹ cũng như các nước Châu Âu Trong các yếu tố trên thì đề tài tập trung nghiên cứu sự tác động của chỉ số USD-Index, giá dầu thô và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust đối với giá vàng

Dựa vào cở sở trên, vấn đề đặt ra là các yếu tố như chỉ số USD-Index, giá dầu thô và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust có thật sự tác động đến giá vàng làm cho giá vàng tăng mạnh đến vậy? Các yêu tô này có mức độ tác động và ảnh hưởng theo chiều hướng nào đối với giá vàng thế giới?

Kết quả đạt được cũng là một tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư trên thị trường vàng có được những quyết định đúng đắn cũng như các tổ chức kinh doanh vàng nên hay không nên áp dụng các công cụ phái sinh trong việc nhập khẩu vàng 1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đê tài nghiên cứu này nhắm vào các mục tiêu:

- Làm sáng tỏ môi quan hệ của chỉ số USD-Index, giá dầu thô và lượng vàng nắm „ giữ của quỹ SPDR Gold Trust đối với giá vàng thế giới;

- Xác định mức độ tác động của chỉ số USD-Index, giá đầu thô và lượng vàng năm giữ của quỹ SPDR Gold Trust đối với giá vàn g thế giới

1.4 Câu hỏi nghiên cứu - -

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu Sau:

- Chi sd USD-Index, gid dau thé và lượng nắm giữ vàng của quỹ SPDR Gold

Trust ảnh hưởng đến giá vàng thế giới như thế nào?

- - Mức độ tác động và chiều hướng tác động của các yếu tổ này đối với giá vàng thế giới ra sao?

- _ Trong các yếu tố, yếu tố nào tác động mạnh nhất đến giá vàng thế giới? 1.5 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài

Sự biến động của giá vàng thế giới trong giai đoạn gần đây luôn là tâm điểm cho các nhà đâu tư và các nhà nghiên cứu Đồng thời sự biến động của chỉ số USD-Index, giá dầu thô và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR tăng hay giảm cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư vào thị trường vàng

Trang 10

Giá vàng trong nghiên cứu được chọn là giá vàng đóng cửa trên thị trường London được thu thập từ tran g web kitco.com m6t trang chuyên cung cấp thôn g tin vé vàng và các loại hàng hóa hàn g dau trên thé ĐIớI

Đối với chỉ số USD-Index sẽ được tiễn hành thu thập dữ liệu từ trang thông tin tài chính marketwatch.com (The Wall Street Journal) chuyên cung cấp các thông tin về thương mại, phân tích thị trường chứng khoán

Việc lựa chọn giá dầu thô trong nghiên cứu chính là giá dầu WTI (West Texas Intermediate) giao dich trén thi trường New York Sở dĩ nghiên cứu chọn giá đầu WTI vì giá dầu này khá phổ biến và hơn nữa trên thế giới cũng có rat nhiéu nghiên cứu sử dụng số liệu liên quan đến giá dầu WTI nên trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước nghiên cứu này cũng lựa chọn giá dầu WTI;

Và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust sẽ được thu thập dữ liệu ngay trên chính trang thông tin của quỹ SPDR Gold Trust được cập nhật thường xuyên và

được công bố một cách minh bạch Ộ

Tổng hợp thông tin trên thì các biến trong đề tài này sẽ được tập trung nghiên cứu là giá vàng đóng cửa trên thị trường London, chỉ số USD- -Index, gid dau thé WTI (West Texas Intermediate) giao dich tren thi trườn g New York va lượn ø vàng nắm giữ của a quy SPDR Gold Trust

Nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu theo ngày của các biến trong Š năm từ

1/1/2007 đến 31/12/2011 Dữ liệu được thu thập thông qua các website của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới

Số quan sát theo ngày mà nghiên cứu thu thập trong giai đoạn 1/1/2007 đến 31/12/2011 đạt được là 1266 quan sát Có thể nói mẫu nghiên cứu là khá lớn và đáp ứng được cho nhu cầu nghiên cứu

16 Y nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận bổ ích, củng cố thêm kiến thức cho những ai quan tâm đến sự biến động của giá vàng

Khủng hoảng tài chính làm cho các kênh đầu tự vào chứng khoán hay bất động sản trở nên không còn hấp dẫn, nhà đầu tư đã có xu hướng chuyển hướng đầu tư sang vàng để bảo toàn nguồn vốn, nhưng thị trường vàng luôn biến động mạnh nên cũng

Trang 11

Chương 1

chứa đựng đây yêu tô rủi ro Vì vậy, nghiên cứu này nhằm giúp ít được phần nào cho nhà đâu tư có thê xác định được xu hướng sắp tới của giá vàng để từ đó hạn chế được rủi ro khi đầu tư vào vàng

Một trong những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước luôn chênh lệch đối với giá vàng thê giới đó là do các tô chức kinh doanh vàng đã nhập vàng về nước với mức giá quá cao Do đó, nghiên cứu cũng nhăm giúp cho các tô chức này có cái nhìn: về biến động của giá vàng trong tương lai để từ đó có quyết định đúng đắn khi ra quyết định nhập vàng thông qua việc áp dụng các cơng cụ chứng khốn phái sinh để giảm thiểu nhập với mức giá quá cao

Thông qua quá trình thực hiện nghiên cứu này cũng mang lại cho bản thân những kiến thức quý giá về phương pháp nghiên cứu làm nền tảng cho những nghiên cứu sau thiêt thực hơn

1.7 Kêt cầu của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương

- - Chương 1: Giới thiệu tổng quan, trình bày một cách ngăn gọn về lý do chọn đề tai, van dé nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cuôi cùng là kêt cầu của luận văn

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết, giới thiệu về giá vàng, chỉ số USD-Index, giá dầu thô cũng như quỹ SPDR Gold Trust Tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn này _

- - Chương 3: Mô hình nghiên cứu và di liệu nghiên cứu, trình bày mô hình nghiên cứu dự kiến, cách tiếp cận và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này đồng thời cũng trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu này

- Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, mô tả phân tích thống kê mô tả, kết quả mô hình kinh tế lượng, đánh giá các yếu tố tác động đến giá vàng thế giới

- Chương 5: Kết luận, kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo đối với biên động của giá vàng thê giới

Trang 12

CHUONG 2: CO SO LY THUYET

Nhằm giúp cho người đọc hiểu thêm về các đối tượng nghiên cứu, chương 2 xin

giới thiệu khái niệm tổng quan về giá vàng, giá dầu, chỉ số USD-Index và quỹ SPDR Gold Trust đồng thời tổng hợp lại những nghiên cứu liên quan đến vấn đẻ cần nghiên cứu để từ đó có thể đúc kết được phần nào kinh nghiệm cho việc thực hiện luận văn

này Trình tự các mục sẽ được trình bày như sau: 2.1 _ Vàng và vai trò của vàng trong nền kinh tế 2.1.1 Vàng là gì?

Theo Fei và Adibe (2010): Vàng là một kim loại quý được sử dụng như một tài sản an toàn, là thước đo sức mạnh kinh tế của các quốc gia và là nền tảng của chế độ tiền tệ quốc tế

-2.12 Vai trò của vàng trong nên kinh tỄ

Trên thê giới đã có rât nhiêu nhà nghiên cứu về vàng và những nhà nghiên cứu * này đã rút ra những kết luận rằng vai trò của vàng rất quan trọng trong nền kinh tế như:

Nghiên cứu của Baur và McDermott (2009) đưa ra kết luận rằng: Vàng đồng thời là một kênh trú ẩn ngắn hạn lẫn phòng ngừa rủi ro cho phần lớn các thị trường chứng khoán Châu Âu và Mỹ Vàng có thé tao su ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm giảm bớt các khoản thua lỗ khi thị trường chứng khoán đối diện với những cú sốc tiêu cực;

Baur và Lucey (2010) cũng đưa ra những băng chứng thực nghiệm tại Mỹ và Anh về việc vàng là một kênh trú an an toàn cho chứng khoán, nhưng trong một thời gian hạn chế - cụ thể là chỉtrong 15 ngày giao dịch của thị trường Còn trong dai hạn, vàng không còn là một kênh trú ân an toàn cho thị trường chứng khoán

Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận, vàng có xai trò là một kênh trú ân chóng lạm phát, biến động tỷ giá và bắt ổn kinh tế - chính trị Ngoài ra, vàng cũng có thể đóng vai trò là một kênh trú ấn ngắn hạn — phòng ngừa rủi ro cho thị trường chứng khoán

Trang 13

Chương 2

2.13 Giá vàng

Vàng được xem như là một tài sản đảm bảo an toàn Do đó khi nền kinh tế trở nên suy thoái thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyến sang kênh đầu tư vào vàng Những bat ôn kinh tế hiện nay mà nhà đầu tư đáng lo ngại là khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự bất ổn về tình hình chính trị đang diễn ra ở các nước Trung Đông cũng như vùng

biển Đông Châu Á |

Trên thế giới vàng được giao dịch trên các thị trường sau: - _ Thị trường giao ngay (Spot Market);

- _ Thị trường tương lai (Furture Market); - Cac quỹ tín thác ETT;

- Vang miéng va cac đồng xu 2000 1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 Jan01, 2007 Apr 01, 2007 Jul 01, 2007 Oct 01, 2007 Jan01, 2008 Oct 01, 2008 Apr 01, 2008 Jul01, 2008 Jan01, 2009 Apr 01, 2009 'Jul 01, 2009 Oct01, 2009 Jan01, 2010 Apr 01, 2010 Jul 01, 2010 Oct01, 2010 Jan01,2011 Apr 01, 2011 Jul 01, 2011 Oct01, 2011

Hình 2.1: Biến động của giá vàng thế giới từ 1/1/2007 đến 31/12/2011 Các giai đoạn biến động chính của giá vàng trong nghiên cứu:

- - Giai đoạn khởi điểm năm 2007: giai đoạn biến động mạnh của giá vàng Thị trường kim loại quý trong năm 2007 đã đạt mức tăng cao nhất trong 28 năm khi giá vàng giao ngay chỉ còn kém mức cao nhất trong lịch sử chưa đầy 20 USD/ounce va đạt đỉnh cao nhất là 843,20 USD/ounce Cho đến hết năm 2007 thì giá vàng đã tăng 30% so với năm 2006;

6

Trang 14

- _ Giai đoạn 2`vào năm 2008, thế giới lại chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục chưa từng thấy của giá vàng, các kỷ lục cũ đều bị phá vỡ với một mức tăng gây bất ngờ cho cả thế giới Đáng chú ý nhất là quý 1 và quý 2 của năm 2008, đỉnh cao của giá vàng đạt được vào ngày 17/3/2008 với mức giá 1002,8 USD/ounce Trong ngày giao dịch 17/3/2008 đã có lúc giá vàng đã vọt qua

mức giá 1030 USD/ounce; |

- Giai doan 3 vao nim 2009, giá vàng có năm tăng giá mạnh nhất trong 3 thập kỷ, đây cũng là năm thứ 9 tăng giá liên tiếp Tính theo tỉ lệ phần trim thi gid vàng tăng 24,9% so với năm 2008 và đạt đỉnh cao nhất 1220 USD/ounce vào ngày 3/12/2009;

- _ Giai đoạn 4 vào năm 2010, giá vàng giao kỳ hạn không thay đổi nhiều sau khi tăng tới 27% trong năm nay, nhu cầu đối với vàng tăng cao khi khủng hoảng nợ châu Âu trở nên căng thắng hơn Giá vàng giao kỳ hạn lên mức cao kỷ lục 1432,50 USD/ounce vào ngày 07/12/2010 và hướng đến năm tăng giá thứ 10:

liên tiếp;

- Giai đoạn 5 vào năm 2011, đây là giai đoạn bùng nỗ của giá vàng, khi giá vàng tăng cao chưa từng có trong lịch sử lên 1920,30 USD/ounce vào thang’ 9/2011 cuốn hút mọi quan tâm của tất cả nhà đầu tư cũng như các phương tiện truyền thông cho rằng vàng là kênh đầu tư hiệu quả nhất lúc này Tuy nhiên đỉnh cao của giá vàng không giữ được lâu và bắt đầu suy giảm, giá chỉ

còn đạt mức 1574,50 USD/ounee vào cuối năm 201 1, với mức giá này thì so

với năm 2010 thì giá vàng vẫn tăng 11,6% và ghi nhận năm thứ 11 tăng giá liên tiếp của vàng

2.1.4 Túc động của giá vàng dỗi với nên kinh tế

Với vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, tir dé-cho thấy tác động của vàng đối với nền kinh tế cũng không kém phần Trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhận định tương tự như:

Sari va ctg (2010) cho rằng vàng không chỉ là một hàng hóa công nghiệp mà còn là một tài sản đầu tư thường được gọi là một “nơi trú ẩn an toàn” để tránh nguy cơ ngày cảng tăng trong thị trường tài chính Vàng được sử dụng như một trong những công cụ quản lý rủi ro trong bảo hiém rui ro va da dạng hóa danh mục đâu tư;

Trang 15

Chương 2

Theo Phan Dũng Khánh (2011) “Tại Việt Nam theo số liệu của WGC (Hội đồn 8

vàng thế giới) số lượng vàng nằm trong dân lên đến cả ngàn tấn Như thế tồn tại một khối lượng tiền lớn không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và làm cho các

chính sách kiềm chế lạm phát, bình ổn khi kinh tế trở nên khó khăn hơn, việc giảm bớt

lượng tiền thừa trong nền kinh tế sẽ khó mà đạt được kết quả như mong đợi khi không “hút” được lượng tiền này để đưa nó vào nơi cần đến Và thị trường chứng khoán nơi được xem là “phong vũ biểu” của nền kinh tế sẽ khó có cơ hội đi lên”

2.2 Chỉsố USD-Index

2.2.1 Khái quát về chỉ số USD-Index

USD-Index viết tắt là USDX, ra đời tháng 3/1973 khi các cường quốc kinh tế thời kỳ đó đồng ý thả nỗi đồng tiền của mình Giá trị ban đầu của chỉ số này là 100

Cho đến nay, USDX đạt đỉnh cao nhất là 165 điểm và đáy thấp nhất là 70 điểm

_3.22 Công thức tính chỉ số USD-Index -

USDX được cấu tạo bởi sáu đồng tiền thành viên là: EUR (euro), JPY (yên

Nhật, GBP (bảng Anh), CAD (đôla Canada), SEK (krona Thuy Dién), CHF (franc Thụy Sĩ) Mặc dù nhiều đồng tiền khác không phải thành viên của USDX nhưng việc ' nó chuyển động theo các đồng tiền thành viên của chỉ số này cũng sẽ phản ánh vào mức độ cung cầu của đồng USD trên thị trường thế giới (Horowitz (2009))

Công thức tính: | |

USDX (USD-Index) = 50,14348112 x EURUSD'®S* x USDJPYV®13% x GBPUSD'°”” x USDCAD®'””! x USDSEK® x USDCHE09%

Trong đó: |

- EURUSD: ty gid héi đoái giữa đồng EUR so với USD;

- USDJPY: tý giá hối đoái giữa đồng USD so với Yên Nhật; - GBPUSD: tỷ giá hối đoái giữa đồng Bảng Anh so với USD; -_ USDCAD: tỷ giá hối đoái giữa đồng USD so với đô la Canada;

-_ U§DSEK: tỷ giá hối đoái giữa đồng USD so với đồng tiền Thụy Điển;

- USDCHF: tỷ giá hối đoái giữa đồng USD so với Nhân Dan Té

Trang 16

Cách đọc USDX:

Ví dụ: hôm nay USDX là 75 thì có nghĩa là giá trị của đồng USD hôm nay chỉ còn có 75% so với giá trị của đồng USD năm 1973 2000 100 1800 - 30 1600 OS — LS iM g0 1400 ~ 60 70 1200 pn, Lo 1000 Loa — 50 " ^^ Sa ° 600 30 400 | 20 200 10 0 T T T t T ĩ † t T t ĩ T t T T H T T T 0 ne ° oO me Q m oO œ =>” co Qo m oO o œ Ơi = or o a oc n oO a „= „m oO oS i o a ri rt ot ¬ a ed „¬ 3 œ 02 5 o 9s So 6 o 6 o =5 Oo 5 o oso So 9s K2 G won FOLD N ¬ OW ¬ N ~ N ¬ WN ˆ Mw ~ om > ™ ~ fw ¬ fN = N ¬ IN ˆ N - ao soos N m ¬ mM ¬ IN - N ¬ tr - et mm Lai ct „ ei ce ct et tn! ci ri ce ”i „ cl wt ct ei —t 2 G GC 8 09 8 @ 5 CS CỔ CỔ 6&F CỔ B&F CÔ GF CỔ CS D CC ——ễi/SDxX ã ¢ SU § 6 5 E 5 5ä 3 E R§ B 3 ĐP § s 53 Ð -

Hình 2.2: Biến động của chỉ số USDX và giá vàng thế giới từ 1/1/2007 đến 31/12/2011 ` 2.3 Dầu thô WTI (West Texas Intermediate)

Dầu thô WTI là loại dầu ở phía Bắc Mỹ có đặc điểm độ nhờn thấp và it lu

huỳnh Dầu WTI là một loại hàng hỗa cơ bản của hợp đồng tương lai thuộc tổ chức

Chicago Mercantile Exchange (CME) _ |

Chicago Mercantile Exchange (CME) thudng duoc goi la Chicago Merc hay Merc là tổ chức tài chính và thực hiện các giao dịch phái sinh về hàng hóa của Mỹ có trụ sở đặt tại Chicago CME được sáng lập vào năm 1898 với tiền thân là tổ chức trao đổi hàng hóa nông nghiệp Tháng 8, nim 2008, CME đã được sáp nhập với sàn New York Mercantile Exchange (NYMEX) và COMEX Ngày nay, Merc kinh doanh chủ yếu là các loại sản phẩm tài chính như chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa, và cả những công cụ tài chính như hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai của bất kỳ giao dịch hàng hóa nào

Trang 17

Chương 2

Dau thô là một sản phẩm rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp do đó sự

biến động của giá đầu thô cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh tế Giá dầu thô

cũng khá nhạy cảm và biến động liên tục Từ năm 2007 đến nay, giá dầu thô biến đổi không ngừng lên xuống thất thường tùy theo sự thay đổi của quan hệ cung cầu và tình hình chính trị cũng như thiên tai và tình hình chiến sự bùng nỗ trên toàn thế giới 2000 160 1800 7 /wW{ 140 1600 ^ / \ rZ - 120 1400 é 1200 100 1000 BO 800 60 600 40 400 200 - 20 0 T T 1 T ĩ T 1 ĩ ĩ T 1 ĩ ĩ T T T ĩ T T 0 RR So 0 mH SG RK G6 ao 90C06 w Oo G ow Aa oO nan G na E c & f+ Go Be o Sa oa ft aoe A eto oe 4 A ca o 2 a Q = Qo =] Oo ao o a oO oa > o o o Oo o DD m¬—GOLD N ON N nN ™N mN N mM nN my ™ ON ~ Nw tụ N N ø tN oy fit 97° 9 of 5S Ff 809 ot 5S et G0 Ge Ff vĩ A FG D5 et A fob A Gb 8 aA Ý Go ae CS eG § aA G6 ae S&S A BG a OG OL E 5 3 U § & St 5s B5 586 š§ 5 5# Đ 5 5 =  * QO ơ «x — © = =4 7 @ = 6g 7 oO ơ ô 7 â

Hình 2.3: Biến động của giá dầu và giá vàng thế giới từ 1/1/2007 đến 31/12/2011

2.4 Quỹ SPDR Gold Trust

Trước khi tìm hiểu về quỹ SPDR Gold Trust thì cần tìm hiểu ETF là gì? Về vấn

đề này, công ty Hà Nội vàng (2012) đã đưa ra một số tìm hiểu về quỹ ETE như sau:

2.4.1 Khải quát về ETF |

ETF là chữ viết tắt của Exchange-Traded Fund là một quỹ do các nhà đầu tư góp vốn Toàn bộ số tiền do các nhà đầu tư góp vốn sẽ được trải đều ra mua một loạt các cô phiếu của một chỉ số nào đó như S&P 500 hay Nasdaq 100 hoặc một mã cô phiếu đại điện cho một loại hàng hóa nào đó, ví dụ như XLB là mã các cổ phiếu thuộc thị trường các loại vật liệu căn bản (Basic Materials) hoặc XLF là mã cổ phiếu của các công ty tài chính (Financial Sector) Vì là một quỹ đầu tư nên chính quỹ này cấp các chứng chỉ sở hữu cho các nhà đâu tư và những chứng chỉ này cũng được niêm yết tại

Trang 18

thị trường chứng khốn Đhư vậy, có thể thấy rằng ETF vừa là quỹ và vừa là cỗ

phiếu/chứng chỉ

2.4.2 Cac loai quy ETF

Quỹ Chỉ Số Chứng Khoán (Index Funds): Hầu hết các quỹ ETEs là những Quỹ Đầu Tư Chỉ Số mô phỏng theo một chỉ số chứng khoán nhất định như Dow Jones, S&P

300, FTSE 100 |

Quy Dau Tu Hang Héa (Commodity ETFs): Quy Đầu Tư Chỉ Số Hàng Hóa đầu tư vào một số hàng hóa nhất định như các kim loại quý, ví dụ như vàng và dầu hoặc một rỗ các hàng hóa bằng cách nắm giữ thực sự loại hàng hóa đó hoặc dùng các hợp đồng tương lai Các Quỹ Đầu Tư Hàng Hóa thường theo dõi giá của các loại hàng hóa

nay và kiếm lời từ những biến đổi này

Cac Quy ETFs Quan Ly Cha Dong (Actively managed ETFs): ra doi ké tir 25/03/2008 ở Mỹ Cho tới nay, tất cả các quỹ đã được cấp phép đều có các thông tin về quỹ của mình một cách hoàn toàn minh bạch Điều này có nghĩa là các quỹ này phải ' -công bố những thông tin về những loại cổ phiếu họ đầu tư trên trang web của họ hàng ,

ngày Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cũng đã cho răng có thể họ sẽ cho phép những quỹ này không cần phải cung cấp hoàn toàn những thông tin lên website nữa Nguyên nhân là do việc mỉnh bạch hóa toàn bộ thông tin của các quỹ này sẽ khiến những quỹ này phải đối mặt với những rủi ro trước những đối thủ cạnh tranh trong việc đi trước

đón đầu /

2.4.3 SPDR Gold Trust

/

SPDR Gold Trust cé tién than quy StreetTracks Gold Trust là quỹ dau tu _ vàng lớn nhất thế giới StreetTracks Gold Share là chứng chỉ của Quỹ StreetTrack Gold Trust, do Hội Đồng Vàng Thế Giới bảo trợ Chứng chỉ này đã được niêm yết trên San Chứng Khoán New York vào ngày 18/11/2004 với mã là GLD

~

Trang 19

Chương 2 2000 1800 1600 — 1400 : 1200 *000 wren“ 800 yw 400 200 0 T T T t T T T T Tt T T T T T T T T T ĩ 1 nn hm mn 0 0 W Ow aan AF Hn OG FG o 6 aA we at re o cs oS o o o a oa oa oa oa o ei a cm mỉ ci ot a oA 5 ÐĐ 65 B6 G6 B5 G65 CỐ CỐ SỐ 5ö P5 oöo CUB CSB OO 1G eee BOLD nN ON N x ™N £v m mx Ol m NON nN li fx OM ™ li mm N oe ad oe Ff ft PF Ff A A eA SF FY FA A A we et A Se { COG 0G OG CS ÐĐ c CS 6b CỔ fb CS 8 fs gf ao CÔ lo OQ SPDR = nä 3 8 cs 3 8B Cc ea 2 & E nä 5 8 fe 6s 3 6 a & o oO a oo ao ¬ o 6 ơ ô4 * ơ ôx é" C = Â ` ơ ô< ` â ơ f= * BY Hình 2.4: Biến động của lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold Trust và giá vàng thế giới từ 1/1/2007 đến 31/12/2011

2.5 _ Nghiên cứu trước

Liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong đề tài này thì trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu

Một nghiên cứu từ rất sớm, Pindyck và Rotemberg (1990) sử dụng số liệu theo

tháng từ 4/1960 đến tháng 11/1985 của 7 loại hàng hóa như lúa mì, bông, đồng, dầu

thô, vàng, gỗ và ca cao Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ chuyển động trong giá cả của các mặt hàng chiến lược như dầu và vàng Bởi vì sự đột biến trong giá đầu thường kết hợp với áp lực lạm phát, nhu cầu và đo đó giá vàng sẽ tăng, kể từ khi vàng được xem như là một tài sản an toàn;

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu: được khảo sát bởi nhiều nhà nghiên cứu và được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau Trong khi, Liao và Chen (2007) thực hiện nghiên cứu về chủ đề này bằng cách sử dụng mô hình GRAPH và kết quả cho thấy sự biến động của giá vàng không có tác động đến sự biến động của giá dầu ngược lại, sự biến động của giá dầu lại có hiệu ứng tác động cùng chiều đến giá vàng: thì nghiên cứu của Le Thai Ha và Chang (2011), Šimáková (2011), Lee va ctg

12

Trang 20

(2012) thực hiện kiểm định đồng tích hợp giữa giá vàng và giá dầu thông qua kiểm

định đồng tích hợp Johansen để khảo sát mối quan hệ dài hạn của giá vàng và giá dầu Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa giá vàng và giá dầu tức tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa hai loại hàng hóa này và kết quả cũng cho thấy giá dầu tác động cùng chiều đối với giá vàng Ngoài ra, Chiu và ctg (2008) phân tích về mối tương quan giữa giá dầu thô và giá vàng tương lai giai đoạn 1994 đến 2004 với các phương pháp kiểm định Momentum và mô hình M-TAR ECM Bài nghiên cứu sử dụng số liệu theo ngày của giá đầu Brent trên thị trường International Exchange (ICE), gid dau thé WTI trên thị trường New York và giá vàng thế giới từ giai

đoạn 1/1/1994 đến 11/1/2004, nghiên cứu đã đưa ra kết luận giá dầu Brent và giá vàng

bị ảnh hưởng cùng chiều bởi giá dầu WTI trong khi đó giá vàng thì không bị ảnh hưởng bởi giá dầu Brent;

Tiếp nỗi các nghiên cứu có liên quan đến giá vàng và giá dầu, nghiên cứu của Malliaris và ctg (2011) phân tích mối quan hệ qua`lại giữa ba mặt hàng quan trọng đó là vàng, dầu và đồng Euro giai đoạn 2000 đến 2007 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích chuỗi thời gian và phương pháp phân tích mạng lưới neural (neural network) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng không tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến Sau cùng kiểm định Granger cho thấy không có mối quan hệ nhân quả qua lại giữa các biến trong thời gian nghiên cứu Tuy nhiên với việc áp dụng phương pháp mạng lưới neural (neural network) giá dầu chịu ảnh hưởng bởi giá vàng và đồng Euro và chuyển động của giá dầu cũng ảnh hưởng đến giá vàng và đồng

Euro Nghiên cứu cũng thu được kết quả khi đồng Euro tăng giá tức là USD giảm giá

sẽ làm cho giá vàng tăng Hay nghiên cứu của Cheng và ctg (2009) thực hiện khảo sát giá trị rủi ro của thị trường vàng bằng cách xem xét biến động của giá dầu thôn ø qua số

liệu theo ngày của giá vàng và giá dầu thô giai đoạn 29/4/1998 đến 20/7/2006 với

phương pháp nghiên cứu sử dụng mô hình VAR và mô hình GRAPH Kết quả đạt được cho thấy sự biến động của giá đầu đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng cùng chiều đến giá vàng

Ngoài những nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giá vàng và giá dầu, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tác động của chỉ số USDX đối với giá vàng Liên quan đến chủ đề này nhiều nhà nghiên cứu như Anzalone (2007), Toraman và ctg (2011) và

13

Trang 21

Chương 2

Baur (2010) có cùng kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số USDX tác động trái chiều đối

với giá vàng Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự đó là nghiên cứu của Kim và Dilts (2011) phân tích về mối quan hệ giữa đồng USD, vàng và dầu giai đoạn từ 1/1970 đến 7/2008 Bằng phương pháp nghiên cứu kiểm định Dickey-Fuller va

Phillppe-Perron để kiểm định tính đừng, kiểm định đồng tích hợp Johansen để kiểm

định mối quan hệ đồng tích hợp, sử dụng mô hình ECM (Error Correction Model) để phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn, sử dụng mô hình VAR (Vector Autoregression) để xác định độ trễ, cuối cùng dùng kiểm định nhân quả Granger để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến Kết quả cho thấy rằng các biến USD giá vàng và giá dầu tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp trong khi giữa USD và giá vàng,

USD và giá dầu thì không tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp Tiến hành kiểm định

Granger thì kết quả đạt được có mối tương quan ngược chiều nhau giữa USD với cả 2 loại hàng hóa vàng và dâu;

Bên cạnh các nghiên cứu của các cá nhân thì các tô chức cũng đưa ra nhận định “ˆ - về tác động trái chiều của chỉ số USDX đối với giá vàng Tổ chức World Gold Council

(2011) cho rằng “Kế từ khi chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi vào đầu năm 1970, giá trị của đồng USD đã ảnh hưởng đáng kế đến sự biến động của giá vàng trong ngăn hạn Mối quan hệ này được nghiên cứu bởi-.một số nhà kinh tế hoc, Capie va ctg

(2005) và quỹ tiền té quéc té IMF IMF ước tính trong năm 2008, 40-50% su thay déi

của giá vàng kể từ năm 2002 là liên quan đến đồng đô la, với 1% thay đổi giá trị của đồng đô la thì sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn hơn 1% trong giá vàng.”

Liên quan mối quan hệ giữa quỹ ETF và giá vàng thì chưa có một nghiên cứu nào cụ thê nhưng có một số nhận định cho rằng quỹ SPDR có ảnh hưởng đến giá vàng thế giới như Dove (2011) thì cho răng kể từ khi quỹ SPDR Gold Trust ra đời vào năm 2004 thì giá vàng đã không ngừng tăng vọt và đạt mức đỉnh cao nhất vào tháng 9/20 1 với mức giá 1920,30 USD/ounce và dựa vào một số bài báo ông đã đưa ra nhận định: “việc nắm giữ vàng của các quỹ ETF là một trong những nguyên nhân tác động đến việc tăng cao của giá vàng Vấn đề này đang còn được nhiều người tranh cãi, nhưng một số nhà đầu tư cho rằng chắc chắn có mối tương quan.”; Spence (2011) cũng có nhận định tương tự khi phát biểu rằng “Một nhóm các nhà kinh tế của Nomura lưu ý rằng, khi nói đến sự thay đổi lớn của lượng vàng nắm giữ của các quy ETF Luong

Trang 22

vàng năm giữ tăng lên có môi quan hệ mạnh đên sự tăng giá của giá vàng, trong khi đó môi quan hệ này thì yêu hơn nhiêu đôi với lượng năm giữ giảm”

2.6 Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã tìm hiểu một cách khái quát về giá vàng, giá dầu, chỉ số USDX va

quỹ SPDR Gold Trust Đồng thời cũng tổng hợp được các nghiên cứu trước cũng như cách xử lý dữ liệu mà các nghiên cứu trước đã sử dụng Điều này có thê giúp ít cho | việc tìm ra một phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài nghiên cứu này,

15

Trang 23

Chương 3

CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Sau khi tham khảo các nghiên cứu được trình bày ở chương 2, cho thấy rằng các nghiên cứu đều có một điểm chung là trước khi bắt tay vào nghiên cứu, các tác giả đều xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của mình Kế thừa từ những nghiên cứu trước thì trong nghiên cứu này cũng vậy, điều quan trọng cần làm trước tiên là xác định phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ trình bày chỉ tiết về phương : : pháp nghiên cứu, kế đến là mô tả và đo lường các biến, sau cùng là mẫu nghiên cứu và đữ liệu nghiên cứu Tuần tự các mục được trình bày như sau:

3.1 Xác định mô hình nghiên cứu 3.1.1 Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu

Tông hợp từ những nghiên cứu trước được trình bày ở chương 2 cũng như tình hình thực tế hiện nay, luận văn sẽ đưa ra những giả thiết sau:

- _ Chỉ số USDX có thể là một yếu tế ảnh hưởng khá mạnh đến sự biến động của

_ giá vàng thế giới, bởi vì giá vàng thế giới được định giá bằng đồng USD với đơn vị

tính là USD/ounce Do đó, khi chỉ số USDX tăng hay giảm sẽ làm cho giá vàng giảm hay tăng theo, điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước vì vậy trong nghiên cứu này, chỉ số USDX kỳ vọng sẽ có tác động ngược chiều đối với giá vàng thế giới;

- _ Dâu thô là một loại hàng hóa có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Giá

dầu tăng thì sẽ làm cho chỉ phí sản xuất tăng lên, đồng thời sẽ đây chỉ số lạm phát tăng theo Chỉ số lạm phát tăng sẽ làm cho thị trường tài chính trở nên khó khăn hơn, đặc

_ biệt là thị trường chứng khoán, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và thúc

đây họ đến với kênh đầu tư vàng để bảo toàn nguồn vốn Chính vì thế làm cho giá vàng tăng do lực cầu tăng, nhận định này phù hợp với những nghiên cứu trước Do đó, trong nghiên cứu này giá dầu thô kỳ vọng tác động cùng chiều với giá vàng thế giới;

" SPDR Gold Trust là một trong những quỹ đầu tư nắm giữ nhiều vàng nhất trong số các quỹ đầu tư trên thế giới, khi quỹ SPDR Gold Trust mua hay bán vàng (tức làm tăng hay giảm lượng vàng nắm giữ) sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư nắm giữ vàng khiến họ cũng mua bán vàng, từ đó làm cho giá vàng cũng sẽ tăng hay giảm theo Chính vì thế, trong nghiên cứu này lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust kỳ vọng tác động cùng chiêu đôi với giá vàng thê giới

16

Trang 24

3.1.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến

Để kiểm tra tác động của chỉ số USDX, giá dầu và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Turst đến giá vàng thế giới dựa trên giả thiết đã đưa ra trong phần trên thì

luận văn đề xuất đạng mô hình nghiên cứu như sau:

LnGOLD = Bạ+ Bi*LnUSDX + B,*LnOIL + B3*LnSPDR _ (3.1)

Với các biến: | |

Biến phụ thuộc:

LnGOLD: lấy logarithm tự nhiên của giá vàng thế giới

Biến độc lập: |

LnUSDX: lấy logarithm tự nhiên của chỉ số USDX;

LnOIL: lấy logarithm tự nhiên giá đầu thô WTI trên thị trường New York; LnSPDR: lấy logarithm tự nhiên lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust; Bị: kỳ vọng có đấu (-); ô;: kỳ vọng có đấu (+); B3: ky vong co dau (+) é

Cac bién str dụng trong mô hình được sử dụng dưới dạng logarithm tự nhiên nhằm làm giảm bớt độ phân tán cao cũng như có một số quan sát bất thường của dữ liệu gốc và việc dùng dữ liệu dưới dạng logarithm để thuận lợi trong việc nhận dạng và phân tích dữ liệu

Luận văn sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM dựa vào đữ liệu quá khứ và sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 6.0 để ước lượng mô hình nghiên cứu này

3.2 Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu

Dựa vào các nghiên cứu tham khảo ở chương 2 thì cho thấy hầu như các bài

nghiên cứu đều đưa ra một quá trình xử lý đữ liệu chuỗi thời gian đó là mô hình sai số

Trang 25

Chương 3

định đồng tích hop (Cointegration test) dé kiém tra xem có tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến và sử dụng mô hình Véctor tự hồi quy VAR dựa vào tiêu chuẩn AIC (Akike infomation criterion) để lựa chọn độ trễ của mô hình

Tổng hợp từ phương pháp của các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này cũng

sẽ sử dụng cách xử lý dữ liệu tương tự Từ đó có thể tóm tắt ngắn gọn quá trình xử lý

của các biên trong mô hình chuỗi thời gian mà nghiên cứu này sẽ thực hiện như sau: - Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu của các biến có trong mô hình bằng kiểm định nghiệm đơn vị Unit Root Test;

- _ Xác định bậc tích hợp của các biến để có chuỗi dữ liệu dừng;

- _ Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình dựa vào mô hình Véctor tự hồi quy VAR và tiêu chuẩn AIC được xem là phổ biến nhất hiện nay trong các nghiên cứu;

- Thực hiện kiểm định đồng tích hợp (Comtegration test) dựa vào phương pháp Johansen Cointegration test đề xác định xem có tôn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình hay không

- Sau khi kiểm định đồng tích hợp, nghiên cứu sẽ xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biên trong mô hình đông thời qua đó sẽ xác định mỗi quan hệ trong ngắn hạn dựa vào mô hình hiệu chỉnh sai số ECM

- Thực hiện kiểm định Granger để kiểm tra mối quan hệ qua lại giữa các biến trong mô hình

321 Cơ sở ớc lượng mô hình nghiên cứu

Mô hình hiệu chỉnh sai số EGM là một giải pháp năng động đã được phổ biến

trong những mô hình nghiên cứu về dữ liệu chuỗi thời gian dựa theo lý luận của Granger va Newbold (1977), và nó cũng được sử dụng trong công trình của Davidson, Hendry và Srba, và Yeo (1978) Mô hình được hiểu theo nghĩa thông thường là sự kết hợp những thông tỉn trong dài hạn và ngắn hạn vào phương trình mà bao gồm những thành phần dừng (stationary) hợp thành Mô hình có lợi thế là có thể được sử dụng để ước lượng sự phù hợp khi sử dụng phương pháp bình phương OLS và thực hiện theo lối thực nghiệm (theo Engle và Granger (1987)) Một điều quan trọng là nó giới thiệu mô hình quan hệ trong dài hạn và ngăn hạn giữa những chuỗi đữ liệu thời gian có quan

18

Trang 26

hệ đồng tích hợp từ khi chúng chứa đựng những biến trong nhiều bậc cùng cấp độ sai phân

Cách tiếp cận truyền thống đã tạo dựng lại mô hình cân bằng trong những điều kiện sai biệt hơn là trong những cấp bậc không sai biệt nhằm để tránh hiện hượng hồi quy “gia mạo” như lý luận của Granger và Newbold (1977), Nelson và Kang (1984) đã nhận được nhiều nhận xét từ những nhà toán kinh tế vì quan ngại rằng có thể tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa những biến không được chặt chẽ Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM cung cấp mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa những biến đã và đang phát triển Sự tương ứng khái niệm mô hình hiệu chỉnh sai số của quan hệ trong dài hạn đến khái niệm đồng tích hợp trong thống kê đã được khám phá bởi Engle và Granger (1987) Đồng tích hợp chỉ cung cấp quan hệ trong dài hạn hoặc là những tính chất của

sự thăng bằng được giải thích bởi lý thuyết kinh tế Tuy vậy, bản thân những lý thuyết

kinh tế cũng ít dé cập đến quy trình động của những biến địch chuyển đến sự cân bằng Engle và Granger (1987) đã đi đến kết luận rằng nếu hai hoặc nhiều hơn hai chuỗi di liệu thời gian tất cả đều tích hợp bậc 1 hay I(1) và đồng tích hợp thì tồn tại một cơ chế điều chỉnh sai số hướng đến ước lượng phần của mỗi sai số thăng bằng trong thời kỳ dài hạn cho các biến trong dài hạn và ngắn hạn Để đơn giản, một dạng của cơ chế điều chỉnh sai số bao gồm hai biến tích hop bac 1 I(1), y và x có thể được trình bày như sau:

= ñA% —AW-i —Yo - WX.I) + vị và v.> NID(0, ø?)

Trong đó: v là đặc trưng cho các nhiễu phân phối chuẩn độc lập (NID), cũng được biết như “White noise” với đặc điểm trung bình bằng 0, hiệp phương sai bằng 0 và phương sai không đổi Thông số đo lường ảnh hưởng ngắn hạn lên y khi x thay đổi, y, đo lường mối quan hệ thăng bằng trong dài hạn giữa X Và Y, V:= Vọ + Vự + Uy va = NID(0, 0”) (¥t-1 — Yo - YiXt- 1) trong phuong trinh trên là sai số giới hạn tương ứng với kiểu độ trễ của phương trình này, những vấn đề này được biểu thị cho sự phân kỳ từ trạng thái thăng bằng trong dài hạn Thông số xđo lường quy mô hiệu chỉnh sai số bởi sự điều chỉnh trong y, dấu hiệu phủ định của nó cho biết sự điều chỉnh được tạo ra theo hướng phục hồi lại sự thăng bằng dài hạn Sự điều chỉnh ngắn hạn vì vậy cũng được dẫn đắt và đạt được sự phù hợp bởi quan hệ thăng bằng trong dai han

Trang 27

Chương 3

Việc ước lượng mồ hình hiệu chỉnh sai SỐ, ECM sẽ được thực hiện tuần tự thông qua cơ sở lý thuyết sau:

3.2.2 Tính dừng của chuỗi dữ liệu và bậc tích hợp

Tại sao tính dừng lại quan trọng như vậy? Theo Gujarati (2003) d6i voi phan tích hồi quy, nếu chuỗi thời gian không dừng thì tất cả các kết quả điển hình của một phân tích hồi quy tuyến tính cỗ điển sẽ không có giá trị cho việc dự báo, và thường được gọi là hiện tượng “hồi quy giả mạo”

Trên cơ sở đó, khi nghiên cứu dữ liệu chuỗi thời gian thì một trong những tính chất cực kỳ quan trọng đó là xác định xem chuỗi thời gian đó dừng hay không dừng vì

vậy khi nghiên cứu về dữ liệu chuỗi thời gian thì trước tiên cần tìm hiểu về tính dừng

là gì? Theo Gujarati (2003) thì tính dừng được định nghĩa như sau: Tính dừng (Stationary)

Dữ liệu của bất kỳ chuỗi thời gian nào đều có thể được coi là được tạo ra nhờ- một quá trình ngẫu nhiên và một tập hợp đữ liệu cụ thể Sự khác biệt giữa quá trình ngẫu nhiên và kết quả của nó giống như sự khác biệt giữa tổng thể và mẫu trong dữ liệu đôi chiêu Cũng như chúng ta sử dụng các dữ liệu mâu đề suy ra các ước lượng về một tập hợp, thì trong lĩnh vực chuỗi thời gian, chúng ta dùng kết quả để suy ra các - ước lượng về quá trình ngẫu nhiên đó Một dạng của quá trình ngẫu nhiên được các nhà phân tích về chuỗi thời gian đặc biệt quan tâm và xem xét kỹ lưỡng là cái được gọi là quá trình ngẫu nhiên dừng Nói chung, một quá trình ngẫu nhiên được coi là dừng nêu như trung bình và phương sai của nó không đổi theo thời gian và giá trị của đồng phương sai giữa hai thời đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách và độ trễ về thời gian giữa hai thời đoạn này chứ không phụ thuộc vào thời điểm thực tế mà đồng phương sai

được tính ~

Để minh giải cho luận điểm trên Hãy coi Y; là một chuỗi thời gian ngẫu nhiên có các tính chất sau:

Trung bình: E(Y¿)=u

Phuong sai: Var (Y;) = E(Y, - u)” = öŸ

Đồng phuong sai: Cov(Y,, Yrs) = Pe = ELC: - H) (Yerx- 1]

Trang 28

Ở đây, p,- Đồng phương sai (hoặc sự đồng phương sai) tại độ trễ k - là phương sai giữa các giá trị Yị và Y;y; tức là giữa hai giá trị của Y ở các thời đoạn cách quãng k Nếu k=0, chúng ta có pọ, đơn giản là phương sai của Y (0°); néu k = 1, thì p; la déng phương sai giữa hai giá trị kê cận nhau của Y

Giả sử dịch chuyển chuỗi Y ban đầu từ Y; đến Y,.m Và nếu Y; là dừng, thì trung

bình, phương sai và các tự đồng phương sai của Y¿¿m phải ding bang trung binh, phương sai và các tự đồng phương sai của Y¿ Tóm lại, nếu một chuỗi thời gian là dừng, thì trung bình, phương sai và tự đồng phương sai (tại các độ trễ khác nhau) sẽ

giữ nguyên không đổi dù cho chúng được xác định vào thời điểm nào đi nữa

Bậc tích hợp (sai phân)

Nếu như một chuỗi thời gian được lấy sai phân một lần và chuỗi sai phân đó là dừng, thì ta có thể nói rằng chuỗi ban đầu (đạng bước ngẫu nhiên) là một chuỗi kết hợp bậc 1 được ký hiệu là I(1) Tương tự như vậy, nếu như chuỗi ban đầu phải được lấy sai -

phân hai lần (tức là lấy sai phân bậc 1 của sai phân bậc 1) để trở thành dừng, thì chuỗi

ban đầu đó được gọi là chuỗi kết hợp bậc 2, hoặc I(2) Tóm lại, nếu một chuỗi thời gian

phải được lấy sai phân d lần, thì nó sẽ là chuỗi kết hợp bậc d, hoặc 1(đ) Do vậy, bất kỳ

lúc nào nếu ta có một chuỗi thời gian kết hợp bậc 1 hoặc lớn hơn, thì có nghĩa là ta có một chuỗi thời gian không dừng Theo quy ước, nếu d = 0 thì quá trình I(0) hệ quả sẽ thể hiện một chuỗi thời gian đừng

323 Kiểm định nghiệm đơn vị

Trước khi tìm hiểu kiểm định nghiệm đơn vị thì cần tìm hiểu về khái niệm bước ngầu nhiên để làm cơ sở cho việc lựa chọn mô hình kiểm định nghiệm đơn vị Theo Gujarati (2003) cho răng, mặc dù mối quan tâm chính của ta là ở các chuỗi dừng, nhưng thông thường ta lại hay gặp phải các chuỗi không dừng do bản chất của chuỗi có

yếu tô xu thế hoặc ngẫu nhiên Và đó dường như là bản chất của các biến kinh tế Ví dụ

cô điển của trường hợp chuỗi không dừng là mô hình bước ngẫu nhiên Người ta cho rằng giá tài sản như giá cỗ phiếu hay tỷ giá thường theo mô hình bước ngẫu nhiên nếu thực sự là thị trường chứng khoán hoạt động thực sự hiệu quả va thông tin khá cân Xứng điêu này có nghĩa, chúng là các chuôi không dừng

Trang 29

Chương 3 I

Theo Nguyễn Trọng Hoài và ctg (2009) kinh tế lượng chuỗi thời gian thường chia bước ngẫu nhiên thành hai loại: bước ngẫu nhiên không có hằng số và bước ngẫu nhiên

`

có hang so | L-

Bước ngẫu nhiên không có hằng số

Giả sử u, là một hạng nhiễu trắng với trung bình bằng 0 và phường sai bằng ơ” Thì chuỗi Y; được gọi là một bước ngẫu nhiên nếu:

}

Y, = Yur + Uy (3.2) ot

Như vậy, theo phương trình (3.2) thì giá trị của Y tại thời điểm t băng giá trị Y tại

thời điểm t-1 cộng thêm một sai số ngẫu nhiên : “

Phương trình (3.2) có thể được viết lại theo cách khác như sau:

Y, = Yotuy i

Y,=Y,+tw=Yotuytuw Ồ t

Y3= Yotu3= Yot uy tutu;

Như vậy, nếu quy trình bắt đầu ở thời điểm 0 với giá trị Yọ, thì công thức tổng quát như sau:

Y,= Yot Su, (3.3)!

Vi thé, | | "

EY) = E(Yo+ Ew) = Yo - oH

Va | : ị

Var(Y;) =to7 (3.5)

Như vậy, giá trị trung bình của Y tại thời điểm t bằng giá trị trung bình của Y tại

thời điểm ban đầu, và là một giá trị không đổi theo thời gian nhưng, khi t tăng thì

phương sai cũng sẽ tăng lên (phương trình (3.5)) Và điều này đã vi phạm điều kiện thứ hai của một chuỗi thời gian dừng Tóm lại, bước ngẫu nhiên không có hằng số là một

chuỗi không dừng Trên thực tế Yạ thường có giá trị bằng 0, và như thế E(Y,) = 0

Phương trình (3.2) có thể được viết lại như sau:

Trang 30

(Y:-Y¿j)=AY: Su, | (3.6)

Nếu Y, là một chuỗi không đừng, thì sai phân bậc một của nó có thể là một chuỗi dừng vì một chuỗi thời gian sau khi lẫy sai phân bậc 1 thì nó đã loại trừ yếu tố xu thế hoặc ngẫu nhiên ra khỏi bản thân nó

Bước ngẫu nhiên có hằng số

Nếu điều chỉnh phương trình (3.2) theo cách sau đây:

Y,=6+ Yi + uy / (3.7)

Trong đó, 5 duge gọi là một hằng số Hằng số ö này có ý nghĩa như sau:

(Ÿ: - Y1) = AYt =ỗ + uy (3.8)

Như vậy, Y; sẽ vận động lên hay xuống tùy thuộc vào ö dương hay âm Một bước _ ngẫu nhiên có hằng số có đặc điểm như sau:

E(Yi) = E(6 + Yạ + Yu)= Yạ+tô (3.9)

Va

Var(Y;) =t 0” (3.10)

Như vậy, một bước ngẫu nhiên có hằng số có giá trị trung bình và phương sai đều tăng theo thời gian (phương trình (3.9) và (3.10)) Điều này cho thấy nó vi phạm cả hai điều kiện của chuỗi dừng Nói cách khác, một bước ngẫu nhiên có hăng số bản thân nó là chuỗi không dừng

Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test)

Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm

định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng

Trang 31

Chương 3

Yc=pYvitu, (1<p<]) (3.11)

Ta có các giả thiết:

Hạ: p = 1 (Y; là chuỗi không dừng) Hy: p < 1 (Y; là chuỗi dừng)

Phương trình (3.11) tương đương với phương trình (3.12) sau đây: Yi- Yer = pYta- Yer tu;

tà,

= (p- ])Y +u;

¬"ạố

AY, = 8Y.4,+U, (3.12) 4°

Như vậy các giả thiết ở trên có thể được viết lại như sau: Hạ: ö =0 (Y: là chuỗi không dừng)

Hi: õ < 0 (Y; là chuỗi dừng)

\

Dickey va Fuller cho rang gid tri t ước lượng của hệ số Y¿_ sẽ theo phân phối xác ! suất + (tau statistic, t = giá trị ö ước lượng/sai số của hệ số 8) Kiểm định thống kê 1+ ‘ còn được gọi là kiểm định Dickey — Fuller (DF) Kiém dinh DF được ước lượng với 3

Trang 32

AYt = Bị + P2TIME + ŠYt + uy (3.15) Để kiểm định Hạ ta so sánh giá trị thống kê + tính toán với giá trị thống kê + tra bảng DF (các phần mềm kinh tế lượng đều cung cấp giá trị thống kê z) Tuy nhiên, do có thể có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các u, do thiếu biến, nên người ta thường sử dụng kiếm định DF mở rộng là ADF (Augmented Dickey — Fuller Test) Kiểm định này được thực hiện băng cách đưa thêm vào phương trình (3.15) các biến trễ của sai phân biến phụ thuộc AY(:

AY, = B, + BoTIME + OY;.; + 0 DAY,4 + & (3.16)

Nếu giá trị tuyệt đối của thống kê + lớn hớn giá trị r tra bảng => bác bỏ giả thiết

Hạ nghĩa là Y; là một chuỗi dừng

-_ Nếu giá trị tuyệt đối của thống kê r nhỏ hơn giá trị r tra bảng > không bác bỏ

giả thiết Họ nghĩa là Y; là một chuỗi không dừng

32.4 Kiểm định đồng tich hop (Cointegration test)

7 Đồng tích hợp: Theo Engle va Granger (1987) thì một véctor x¿ bao gồm các thành phần là một chuỗi thời gian được gọi là đồng tích hợp nếu mỗi thành phần của "vécf0r này là I(1), nhưng có tồn tại một.véctor a không bằng không nonzero (được gọi l véctor đồng tích hợp) với ax¿ là I(0)

Trong đó: I(0) là chuỗi dữ liệu dừng tự nhiên;

I(1) là chuỗi dữ liệu dừng ở sai phân bậc 1

- Phương pháp kiểm tra đồng tích hợp dựa trên phương pháp VAR của

Johansen

Việc hồi quy các chuỗi thời gian không dừng thường dẫn đến kết quả hồi quy giả mạo Tuy nhiên, Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính của các chudi thoi gian không dừng có thể là một chuỗi ding và các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết Kết hợp tuyến tính dừng được gọi là phương trình đồng liên kết và có thể được giải thích như mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến Nói cách khác, nếu phần dư trong mô hình hỏi quy giữa các chuỗi thời gian không dừng là

` Eb

25

Trang 33

Chương 3 `

một chuỗi dừng, thì kết quả hồi quy là thực và thể hiện mối quan hệ cân bằng dài

hạn giữa các biên trong mô hình

Tùy vào số biến trong mô hình (ví dụ k biến) thì mô hình sẽ có k-1 phương trình đồng tích hợp Tương ứng với k-1 số phương trình đồng tích hợp đó thì sẽ có k-1 số giả

thiết

Các giả thiết quan trọng như sau:

- Ho: “None” nghia 1a không có đồng liên kết (đây là giả thiết quan tâm); “At most 1”: nghĩa là có một mối quan hệ đồng tích hợp

Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thiết Hạ cần so sánh giá trị “Trace

value” hoặc giá trị “maximum Eigenvalue” với giá trị tới hạn “critical value” ở mức ý nghĩa ơ (1%, 5% hay 10%)

- Nếu “Trace value” hay “maximum Eigenvalue” < “Critical value” > chap

nhận giả thiết Họ (không có đồng liên kết);

~ Néu “Trace value” hay “maximum Eigenvalue” > “Critical value” => bác bỏ

giả thiết Họ (tồn tại đồng liên kết)

3.2.5 Mô hình biệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model)

Theo Engle va Granger (1987) va Johansen va Juselius ( 1990) việc ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số - ECM có thể được tiến hành theo hai bước sau:

Bước 1: Kiểm tra đồng tích hợp theo kỹ thuật Johansen và Juselius (1990) Kết quả kiểm tra nếu phát hiện có tồn tại ít nhất một véctor đồng tích hợp giữa các biến khảo sát, có nghĩa là tồn tại một mối quan hệ thăng bằng trong đài hạn giữa các biến có liên quan (long — run relationship among variables) thi tiép tục thực hién

bước hai ~

Phương trình hồi quy đồng kết hợp (thể hiện mối quan hệ thang bang trong dai hạn giữa các biến khảo sát)

Y, = a+) & ECON, + ECT,

i=1

Trang 34

Véctor đồng tích hợp ECT được đo bằng các biến đổi phần dư từ phương trình hồi quy Y; lên ECON; như sau:

ECT, = Y, -» ®; ECON, — a

t=1

Trong đó:

Y, là biến phụ thuộc (giá vàng thế giới);

ECON, là các biến độc lập (chỉ số USDX, giá dầu, lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR);

ECT, là phần dư của phương trình;

@;, ơ là hệ số của ma trận tương đương về kích cỡ; m là số biến độc lập

Bước 2: Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM

-_ Nếu kết quả kết luận có đồng tích hợp giữa các biến khảo sát hay quan hệ dài hạn giữa các biên nghiên cứu tôn tại, mô hình hiệu chỉnh sai số ECM được ước lượng - như sau: p : m AY,=c+ » ụ, AŸ,_¡ + » » ®¡ AECON,.¡ + Y,ECT,_¡ + £; i=l — 4 Trong đó: | ~

AY, la sai phân bậc 1 của biến phụ thuộc;

AY,.1 la sai phan bậc 1 của biến phụ thuộc và lấy độ trễ là t-i;

AECON;x là sai phân bậc 1 của các biến độc lập (chỉ số USDX, giá dầu và lượng vàn g nắm giữ của quỹ SPDR) và lấy độ trễ t-i;

ECT,¡ là phần dư thu được từ phương trình hồi quy đồng tích hợp ở bước trên và lấy

độ trễ †-i;

©; Hi, ®; và Y( là các hệ sô của những ma trận tương đương về kích cỡ;

£, là phần dư trong phương trình hồi quy;

Trang 35

Chương 3 p và k là thông số độ trễ tương ứng; m là số biến độc lập trong phương trình (chỉ số USDX, giá dầu và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR);

Điều kiện của mô hình hiệu chỉnh sai số là phải có hệ số V, có đấu hiệu âm (-) và có giá trị nằm giữa 0 và I, điều này cho biết rằng có sự hội tụ của mô hình hướng về trạng thái cân bằng trong dài hạn, đồng thời cũng cho thấy bao nhiêu phần trăm điều chỉnh xảy ra mỗi thời đoạn

3.2.6 Kiểm định Granger

Kiểm định Granger được sử dụng phổ biến để trả lời cho câu hỏi đơn giản là có hay không sự thay đổi của X gây ra sự thay đổi của Y và ngược lại Phương trình hồi quy trong kiểm định Granger có dang: k k Y= a+ » + >, OXpy + & I=1 ¡=1 k k ‘ X= ayt » OX, + > aka + tị 1=1 I=1

- Nếu ð khác không và có ý nghĩa thống kê, nhưng pị không có ý nghĩa thì chúng ta, kết luận răng sự biến động của X là nguyên nhân gây ra sự biến động của Y (uni-

directional causality)

- Néu ỗ¡ không có ý nghĩa thống kê, nhưng p khác không và có ý nghĩa thống kê, thì chúng ta kết luận rằng X chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của Y (uni-directional

causality) “

- Nếu cả ỗ¡ và pị đều khác không và có ý nghĩa thống kê thì chúng ta kết luận rằng X và Y tác động qua lại lẫn nhau (bi-directional causality) |

- Néu ca § va p, déu không có ý nghĩa thống kê thì chúng ta kết luận rằng X và Y là độc lập với nhau

Trang 36

3.3 _ Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo ngày của giá vàng giao dịch trên thị trường London, chỉ số USDX, giá dau WTI tai thoi diém đóng cửa và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR giai đoạn 1/1/2007 đến 31/12/2011 và được trình bày theo dạng chuỗi thời gian (Time Series data) Lý do chọn dữ liệu trong thời gian này là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra trong khi thị trường chứng khoán và bắt động sản không còn là nguồn đầu tư sinh lời thì nhà đầu tư đã chuyển sang đầu tư vàng để bảo toàn nguồn vốn do đó giá vàng không ngừng tăng nên lựa chọn dữ liệu trong thời gian này sẽ đánh giá đúng sự biến động của giá vàng Ngoài ra để lý giải cho việc lựa chọn các

biến chỉ số USDX, giá dầu thô và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust là vì

các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, giá vàng được định giá bằng đồng USD nên khi USD tăng giá thì giá

vàng sẽ giảm và ngược lại;

Thứ hai, giá dầu ảnh hưởng đến lạm phát, mà lạm phát tăng thì giá vàng sẽ tăng:

Thứ ba, quỹ SPDR Gold Trust là một quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới nên khi

quỹ này mua vàng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu từ và cứ thế họ cũng sẽ mua vàng vào làm cho lượng cầu tăng nên gia vang sẽ tăng

| Dựa vào cơ sở trên, việc lựa chọn các biến số này sẽ phần nào đánh giá đúng sự biến động của giá vàng

Các biến tham gia trong nghiên cứu này (giá vàng, giá dầu, chỉ số USDX và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust) sẽ được sử dụng thang đo tỷ lệ (Scale) và được chuyển sang dạng logarithm tự nhiên nhằm làm giảm bớt độ phân tán cao cũng như có một số quan sát bất thường của dữ liệu gốc và việc dùng dữ liệu dưới dạng logarithm để thuận lợi trong việc nhận dạng và phân tích dữ liệu

Số liệu sẽ được thu thập thông qua các website của những tổ chức tài chính nỗi tiếng trên thế giới như:

- _ Chỉ số USDX: lấy dữ liệu tại http://www.marketwatch.com/;

- _ Giá dầu thô WTI: lấy đữ liệu tai http://wikiposit.org:

- Lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust: lấy dữ liệu tại http:/www.spdr go ldshares.com;

- _ Giá vàng thế giới: lấy dữ liệu tại http://kitco.com

Trang 37

Chương 3

Dữ liệu sẽ được thu thập trong giai đoạn 1/1/2007 đến 31/12/2012 dựa trên dữ liệu thứ cấp đã được công bố trên các website này Sau đó bộ dữ liệu sẽ được chuyển vào phần mềm Eviews 6.0 để tiễn hành phân tích đáp ứng cho việc nghiên cứu của đề tài này

3.4 Tóm tắt chương 3

Chương 3 của nghiên cứu đã đưa ra được phương pháp nghiên cứu và đã đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến trong đó giá vàng là biến phụ thuộc và chỉ số USDX, giá dầu thô và lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust là biến độc lập tác động đến giá vàng Nghiên cứu còn đưa ra được cách tiếp cận với nguồn đữ liệu nghiên cứu đồng thời đã giới thiệu sơ lược về các mô hình sử dụng trong nghiên cứu này mô hình ECM để xác định mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các biến, kiểm định Granger để khảo sát mối quan hệ qua lại giữa các biến, và các kiểm định như kiểm

định tính dừng Unit Root Test, kiểm định Cointegration dựa trên mô hình VAR để

kiểm định xem có mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình Cuối cùng, chương 3 đã trình bày chỉ tiết về mẫu nghiên cứu cũng như cách tiếp cận và thu thập

mau

Trang 38

CHUONG 4: PHAN TICH KET QUA NGHIEN CUU

Dựa vào phương pháp nghiên cứu đã trình bày và bộ dữ liệu đã được thu thập ở chương 3 thì trong chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu để xác định các biến tác động đến giá vàng thế giới Kết quả nghiên cứu như sau:

4.1 Thống kê mô tả

Trước khi đi vào nghiên cứu, thì cần tiến hành thống kê mô tả dữ liệu để có cái

Trang 39

Chương 4 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả chuỗi đữ liệu đã chuyển hóa dạng logarithm LnGOLD LnUSDX LnOIL LnSPDR Mean 6,930925 4.371242 4.367519 6,791209 Median 6,866543 4.368435 4,385084 7,007103 Maximum 7,546974 4,490881 4,978869 7,185720 Minimum 6,410833 - 4,267317 3,410487 6, 106488 Std Dev 0,292138 0,050977 0,272139 0,363887 Skewness 0,184606 0,170963 -0,555664 -0,530609 Kurtosis 2,053103 2,237371 3,556761 1,673373 Jarque-Bera 54,48715 36,84673 81,50053 152,2429 Probability 0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 Sum 8774,551 5533,993 5529,278 8597,670 Sum Sq Dev -_ 107,9608 3,287325 93,68513 167,5034 Observations 1266 1266 _ 1266 1266

Nguôn: Kết quả được trích xuất từ Eviews

Bảng 4.1 và 4.2 lần lượt thể hiện kết quả thống kê được thực hiện dựa trên dữ

liệu gốc và bộ dữ liệu đã chuyển đổi sang logarithm để có những nhận xét tổng quan hơn Tuy nhiên thống kê mô tả dựa trên dữ liệu gốc sẽ phản ánh đúng hơn thực trạng những biến động của chuỗi dữ liệu trong nghiên cứu Bảng 4.1 mô tá kết quá thống kê của chuỗi dữ liệu trong nghiên cứu như sau:

Tổng cộng có 1266 quan sát cho khoảng thời gian từ 1/1/2007 đến 31/12/2011 của các biến nghiên cứu giá vàng thế giới, giá dầu thô, chỉ số USDX và lượng vàng

nam gitt cha quy SPDR Gold Trust;

Giá vàng thế giới với mức giá trung bình 1068,519 USD/ounce trong vòng 5

năm từ 1/1/2007 đến 31/12/2011 Giá vàng tăng dần từ ngày 7/9/2007 với mức giá 701

USD/ounce và đạt đỉnh 1895 USD/ounce vào ngày 6/9/2011 sau đó giảm dần về mức

Trang 40

1531 USD/ounce vào ngày 30/12/2011 Nhìn chung giá vàng trong giai đoạn 5 năm theo xu hướng tăng dần và có lúc biến động rất mạnh;

Chỉ số USDX trong giai đoạn này đạt đỉnh vào ngày 3/3/2009 với mức 89,2 và đạt giá trị thấp nhất là 71,33 vào ngày 17/3/2008 Nhìn chung chỉ số USDX tăng giảm ổn định và ít biến động mạnh;

Giá dầu thế giới trong thời gian này cũng không ít biến động Giá dầu đạt đỉnh

vào ngày 3/7/2008 với mức giá 145,31 USD sau đó giảm giá một cách không phanh về mức giá 30,28 USD vào ngày 23/12/2008;

Lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust không ngừng gia tăng trong giai đoạn 5 năm và đạt mức đỉnh vào ngày 29/6/2010 với lượng vàng nắm giữ là 1320,44

, A tan;

Các biến giá vàng, chỉ số USDX và giá dầu có giá trị Skewness > 0 nên phân phối lệch phải riêng lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR có giá trị Skewness < 0 nên

phân phối lệch trái;

Kurtosis của giá dầu > 3 nên phân phối giá trị của biến này tập trung hơn mức bình thường cho thấy giá dầu có những biến động mạnh và bất thường

4.2 Kiểm định tính dừng và xác định bậc tích hợp

Như đã trình bày trong phương pháp nghiên cứu, trước khi kiểm định đồng tích, hợp thì luận văn cần tiến hành kiểm định tính dừng để xác định bậc tích hợp của mỗi

biến khảo sát Việc xác định tính dừng được thực hiện dựa vào phương pháp kiểm định

Augmented Dickey — Fuller (1979) Nhưng trước hết cần xác định mô hình nào sẽ được lựa chọn để thực hiện kiểm định ADF thông qua mô hình bước ngẫu nhiên sẽ được trình bày như sau:

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w