1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thạc sỹ môn Đạo đức kinh doanh - Các giải phảp nâng cao đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Masan

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Masan
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Đạo đức kinh doanh
Thể loại Tiểu luận thạc sỹ
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 354,13 KB

Nội dung

Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ trong các khía cạnh như vốn, chiến lược, công nghệ, năng suất, chất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

-

MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Bình Dương

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Nội dung đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 3

1.1 Khái niệm về đạo đức 3

1.2 Đạo đức kinh doanh 3

1.2.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh 3

1.2.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh 4

1.3 Sự cần thiết của việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MASAN 7

2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần thực phẩm Masan 7

2.2 Thực trạng đạo đức kinh doanh tại công ty Masan 7

2.2.1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực 7

2.2.2 Đạo đức trong Marketing 8

2.2.3 Đạo đức trong hoạt động kế toán tài chính 9

2.2.4 Đối với khách hàng 10

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MASAN 12

3.1 Mục tiêu đạo đức kinh doanh Công ty Masan đến năm 2025 12

3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh tại Công ty Masan 13

3.2.1 Giải pháp đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực 13

3.2.2 Giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh cho hoạt động Marketing 14

3.2.3 Giải pháp đạo đức trong hoạt động kế toán tài chính 15

3.2.4 Giải pháp đạo đức kinh doanh với khách hàng 16

KẾT LUẬN 18

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, khi mà các nền kinh tế và doanh nghiệp trên khắp thế giới đang hợp tác và cạnh tranh mạnh mẽ Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ trong các khía cạnh như vốn, chiến lược, công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm, mà còn bằng việc xây dựng

uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh Hiện nay, trên toàn cầu, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được xem xét chủ yếu từ góc độ văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng

Nhiều quốc gia trên thế giới đã lâu đã quan tâm đến đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh được coi là một phần không thể thiếu của đạo đức xã hội tổng thể

Có nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh, nhưng có thể tóm tắt chung rằng đó là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn đạo đức hoặc luật lệ có tác dụng hướng dẫn, điều chỉnh và kiểm soát hành vi để đảm bảo chuẩn mực và tính trung thực trong hoạt động kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức Đạo đức kinh doanh không chỉ là một phần của đạo đức xã hội mà còn đòi hỏi tuân theo các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức xã hội

Đạo đức kinh doanh là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng lòng tin, tạo sự kết nối và sự trung thành của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh giúp xây dựng hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Điều này quyết định sự tồn tại, phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó, để đạt được lợi nhuận cao và thành công bền vững, doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng đạo đức kinh doanh

Xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh là một yếu tố quan trọng mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp Công ty thực phẩm Masan, một doanh nghiệp thực phẩm lớn tại Việt Nam, hiện đang đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt Xây dựng đạo đức kinh doanh là một nhiệm vụ cực kỳ cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát

triển của công ty Chính vì vậy, việc nghiên cứu về "Những khía cạnh tích cực và

Trang 4

tiêu cực trong đạo đức kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan" là một

đề tài quan trọng, giúp đóng góp vào quá trình phát triển của công ty

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề đạo đức liên quan đến nguồn nhân lực, marketing, kế toán tài chính và khách hàng

- Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty cổ phần thực phẩm Masan (Masan Group)

3 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp duy vật biện chứng

4 Nội dung đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh

Chương 2: Thực trạng đạo đức kinh doanh tại Công ty cổ phần thực phẩm Masan Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh tại Công ty cổ phần thực phẩm Masan

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.1 Khái niệm về đạo đức

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội

Từ giác độ khoa học, “Đạo đức là một bộ phận khoa học nghiên cứu về bản chất

tự nhiên của cái đúng-cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary)

1.2 Đạo đức kinh doanh

1.2.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh

Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: đạo đức kinh doanh có tính đặt thù của hoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

- Tính trung thực: Không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, không làm ăn phi pháp

- Tôn trọng con người

+ Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác

+ Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý kháchhàng

+ Đối với đối thủ cạnh trạnh: tôn trọng lợi ích của đối thủ

- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội

- Bí mật và trung thành với trách nhiệm đặc biệt

Trang 6

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh: đó là chủ thể hoạt động kinh doanh Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh:

- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh

- Khách hàng của doanh nhân

Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh

1.2.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp lý điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của chuẩn mực đạo đức xã hội Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội…

Một công ty có quan tâm đến đạo đức sẽ được các nhân viên, khách hàng và công nhận là có đạo đức Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, s ự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế hơn

Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các nhân viên

Khi các nhân viên cảm thấy môi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, họ sẽ tận tâm hơn để đạt được các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các hoạt động hàng ngày

1.3 Sự cần thiết của việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

Sự cần thiết của việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp không thể bị xem nhẹ, và có nhiều lý do cho điều này Đạo đức kinh doanh là nguyên tắc

và hành vi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh, mà doanh nghiệp nên tuân theo để

Trang 7

đảm bảo sự bền vững và thành công trong thời gian dài Một số lý do quan trọng về đạo đức kinh doanh là cần thiết trong doanh nghiệp:

Xây dựng uy tín và thương hiệu: Đạo đức kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có danh tiếng về đạo đức thường được khách hàng và đối tác tin tưởng hơn,

và điều này giúp tạo ra lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp

Tạo lợi ích dài hạn: Thực hiện đạo đức trong kinh doanh giúp doanh nghiệp xem xét tác động của họ đối với môi trường, xã hội và cộng đồng Bằng cách tạo ra giá trị xã hội và bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có thể đảm bảo lợi ích dài hạn và sự

ổn định trong kinh doanh

Thu hút nhân tài: Nhân viên và tài năng xuất sắc thường muốn làm việc cho các doanh nghiệp có đạo đức rõ ràng Thực hiện đạo đức kinh doanh giúp thu hút và giữ chân nhân tài, giúp doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh hiệu quả hơn

Tăng sự tín nhiệm: Đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng và nhà đầu tư Sự tín nhiệm là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển doanh nghiệp

Tuân thủ luật pháp: Thực hiện đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp tuân thủ luật pháp và quy định Việc này giảm nguy cơ phát sinh vấn đề pháp lý và mất danh tiếng

Đảm bảo sự bền vững: Đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp thích nghi với biến đổi xã hội và thị trường, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động không gây hại cho môi trường và xã hội

Tránh rủi ro: Các vi phạm đạo đức trong kinh doanh có thể dẫn đến rủi ro pháp

lý và tài chính Thực hiện đạo đức kinh doanh giúp giảm nguy cơ mất tiền và danh tiếng

Tạo động lực nội bộ: Việc thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp có thể tạo động lực nội bộ cho nhân viên, giúp họ cảm thấy tự hào và có mục tiêu Điều này có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và năng động

Nhìn chung, đạo đức kinh doanh không chỉ là một khía cạnh đạo đức, mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp Việc thực hiện

Trang 8

đạo đức kinh doanh giúp tạo ra lợi ích dài hạn, xây dựng uy tín và thương hiệu, và giữ vững sự tín nhiệm của khách hàng, đối tác, và nhân viên

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MASAN

2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần thực phẩm Masan

Công ty cổ phần thực phẩm Masan (Masan Group) là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam và có thành tích trong hoạt động xây dựng, mua lại và quản lý các doanh nghiệp hàng đầu trong một số lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Việt Nam Các doanh nghiệp trực thuộc Masan Group bao gồm Masan Consumer, Techcombank và Masan Resources; lần lượt là những nền tảng vận hành hàng đầu có quy mô lớn trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính và tài nguyên

Công ty cổ phần Thực phẩm Masan – Masan Food là một trong những công ty thành viên của Masan Consumer, tọa lạc tại địa chỉ: Tòa nhà Central Plaza, Phòng

802, 17 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM

Tiền thân của Masan Food là hai công ty: Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ – Thương mại Việt Tiến, được thành lập ngày 20/06/1996, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến, nhất là ngành gia vị như: nước tương, tương ớt, các loại sốt v.v và công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, thành lập ngày 31/05/2000, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu

2.2 Thực trạng đạo đức kinh doanh tại công ty Masan

2.2.1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực

- Xem nguồn nhân lực như là sức mạnh cạnh tranh, Masan đã đặt trọng tâm về chất lượng con người, bắt đầu từ khâu Thu hút- Tuyển dụng- Đào tạo và phát triển nhân viên

- Tăng cường nhận thức về các giá trị nền tảng, các nguyên tắc hành xử và kỹ năng làm việc của nhân viên từ khi mới hội nhập Masan Ngoài ra, Masan còn đào tạo huấn luyện nhân viên theo nhu cầu công việc và đặc biệt kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho các nhân viên nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt và các lĩnh vực

“mũi nhọn”

Trang 10

- Cơ hội tại Masan không có sẵn và không đến dễ dàng cho tất cả mọi người

mà đó là kết quả của sự miệt mài lao động nghiêm túc, kiên trì và thông minh , hiệu quả

- Có chính sách cam kết minh bạch trong mọi hoạt động kinh doanh – sản xuất, thể hiện phẩm chất liêm khiết- minh bạch cho mọi nhân viên, duy trì môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả và minh bạch

Masan luôn quan tâm đến đời sống người lao động thông qua các biện pháp sản xuất và chế độ đãi ngộ

Công ty hạn chế làm thêm giờ, đảm bảo đủ ngày nghỉ hàng tháng theo quy định

- 100% nhân viên được đóng bảo hiểm y tế, xã hội, ngoài lương có phụ cấp hàng tháng, hỗ trợ mỗi ngày một bữa ăn, tiền nhà trọ

- Tuân thủ, thực hiện kỷ luật, nội quy, an toàn lao động, chính sách chất lượng,

vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường

2.2.2 Đạo đức trong Marketing

Trên thị trường, mỗi sản phẩm, dịch vụ áp dụng một chiêu marketing riêng để nhằm gây chú ý cho khách hàng tiềm năng Đặc biệt có một chiêu mà nhiều công ty thường hay sử dụng để lật đổ đối thủ cạnh tranh và tôn vinh mình lên, đó là những chiêu thức quảng cáo quá sự thật Công ty cổ phần Thực phầm Masan cũng không ngoại lệ, công ty đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để giành lợi thế về mình trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt giành thị phần

- Sản phẩm hạt nêm không bột ngọt Chin-Su

Với ý đồ đánh vào tâm lý sợ bột ngọt ở người tiêu dùng, Masan đã tung ra quảng cáo “hạt nêm không bọt ngọt” để cạnh tranh với các đối thủ Tuy nhiên, ngay sau khi tung ra quảng cáo không lâu, mẫu hạt nêm không bột ngọt này của Masan đã được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung Tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM Phiếu kiểm nghiệm cho thấy bột nêm "không bột ngọt" Chin-su có hàm lượng 1,21% monosodium glumate (còn gọi là bột ngọt)

Nước mắm Nam Ngư “vì sức khỏe” nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe Một

điều dễ nhận biết là hầu hết các sản phẩm của Nam Ngư quảng cáo chiết xuất 100%

từ cá ngừ nguyên chất Tuy nhiên, theo PGS.TS Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, việc nước mắm Nam Ngư quảng cáo như

Trang 11

vậy là không đúng, lừa dối khách hàng “Khẩu hiệu “Vì sức khỏe” mà Nam Ngư đưa ra chủ yếu muốn nhấn mạnh đến công nghệ loại bỏ vi khuẩn gây hại Nhưng việc không có vi khuẩn thì phải sử dụng chất bảo quản Đã sử dụng chất bảo quản thì không thể tốt cho sức khỏe của con người”, TS Sửu nhấn mạnh

Mì Tiến Vua – Mì vì sức khỏe

Clip quảng cáo với thông điệp “Mì Tiến Vua - Mì vì sức khỏe”, “Mì Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên truyền hình, đã gây được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng vì chất béo Transfat được cảnh báo là có hại cho sức khỏe con người Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm mẫu mì Tiến Vua thì trong thành phần của mì cũng có Transfat

Mì Omachi: chỉ có 5% là khoai tây

Trong các đoạn quảng cáo, nhà sản xuất Masan khẳng định, ăn mì khoai tây không lo bị nóng Tuy nhiên, trong thành phần ghi sau gói mì này cho thấy, khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ 5% Như vậy, thành phần chính của "mì khoai tây" Omachi vẫn

là bột mì như mọi loại mỳ khác, và thậm chí được coi là dòng mì “cao cấp”, nhưng vẫn có cả chất E102 và không ghi rõ tỷ lệ bao nhiêu

Nước mắm Chin Su “hương cá hồi thượng hạn”

Theo quảng cáo ghi trên nhãn sản phẩm chỉ rõ sản phẩm nước mắm “hương cá hồi thượng hạng”, nhưng ở phía trên sản phẩm lại có ghi rõ “loại hảo hạng” Theo TCVN 5107:2003 trên đã nêu, mắm có độ đạm trên 25 độ là thượng hạng Cụ thể với 7,5g protein/100ml ghi trên chai nước mắm Chinsu hương cá hồi loại 500ml, có thể tính ra độ đạm là 12, hoàn toàn chưa đủ tiêu chuẩn để sử dụng từ “nước mắm hảo hạng”

2.2.3 Đạo đức trong hoạt động kế toán tài chính

Các báo cáo về hoạt động kế toán và tài chính của Masan khá minh bạch Hiện Masan đang sở hữu lượng cổ phần lớn tại Ngân hàng Techcombank, mỏ đa ki Núi pháo, Vinacafe, Nước suối khoáng Vĩnh Hảo, Cám Con Cò…

Lợi nhuận hằng năm của Masan đều tăng Tuy nhiên, 4 năm liên tiếp Masan đã không trả cổ tức cho các cổ đông Việc giữ lại lợi nhuận này là để phục vụ chiến lược thâu tóm, s áp nhập các công ty khác, nhằm mở rộng quy mô, thị phần Từ đó,

Ngày đăng: 09/07/2024, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Công Sơn, 2014, Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm khoa học, xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay
2. Đỗ Thị Phi Hoài, 2009, Văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội
3. Lê Thị Thúy Ngà, 2017, Sự lựa chọn lưỡng nan giữa lợi ích kinh tế - tình nghĩa đạo đức trong môi trường doanh nghiệp, Tạp chí thông tin khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự lựa chọn lưỡng nan giữa lợi ích kinh tế - tình nghĩa đạo đức trong môi trường doanh nghiệp
4. Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (2007), Văn hóa kinh doanh - Những góc nhìn, Nxb. Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa kinh doanh - Những góc nhìn
Tác giả: Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 2007
5. Bích Hà, Masan lại lừa người tiêu dùng, http://nld.com.vn/20110913074848391p1014c1016/masan-lai-lua-nguoi-tieudung. htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Masan lại lừa người tiêu dùng
6. Hải Hà, Ngã ngửa những chiêu quảng cáo lừa của đại gia Masan http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Thi-truong/Nga-ngua-nhung-chieu-quang-cao-luacua- dai-gia-Masan/58221.gd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngã ngửa những chiêu quảng cáo lừa của đại gia Masan
7. Hồng Kỹ, Cuộc chiến mì gói: Vua cũng ăn... phẩm màu, http://dantri.com.vn/su-kien/cuoc-chien-mi-goi-vua-cung-an-pham-mau- 496319.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc chiến mì gói: Vua cũng ăn... phẩm màu
9. VTC News, Mỳ Tiến Vua: Treo đầu dê, bán thịt chó http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/38101/my-tien-vua--treo-dau-de--ban-thitcho Sách, tạp chí
Tiêu đề: VTC News, Mỳ Tiến Vua: Treo đầu dê, bán thịt chó

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w