1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận theo nhóm marketing chiến lược thương hiệu mì hảo hảo công ty vina acecook

50 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 430,79 KB

Cấu trúc

  • 1. Thương hiệu mì Hảo Hảo (Công ty Vina Acecook) (6)
    • 1.1. Giới thiệu Hảo Hảo (6)
    • 1.2. Vị trí thương hiệu Hảo Hảo (6)
    • 1.3. Lợi thế cạnh tranh (6)
    • 1.4. Khách hàng mục tiêu (6)
    • 1.5. Thị trường mục tiêu (7)
    • 1.6. Định vị thương hiệu (7)
    • 1.7. Marketing Mix (7)
  • 2. Phân tích môi trường vĩ mô (8)
    • 2.1. Chính trị (8)
    • 2.2. Kinh tế (9)
    • 2.3. Xã hội (10)
    • 2.4. Công nghệ (10)
  • 3. Phân tích vi mô (11)
    • 3.1. Phân tích khách hàng (11)
    • 3.2. Xã hội (11)
    • 3.3. Cá nhân (12)
    • 3.4. Tâm lí (12)
    • 3.5. Quá trình ra quyết định mua hàng (14)
    • 3.6. Phân tích hành vi mua của khách hàng (16)
    • 3.7. Phân tích đối thủ cạnh tranh (17)
      • 3.7.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh (17)
      • 3.7.2. Cơ sở chọn đối thủ cạnh tranh (19)
      • 3.7.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết (19)
      • 3.7.4. Dự báo phản ứng của đối thủ cạnh tranh (29)
  • 4. Phân tích môi trường nội vi (30)
    • 4.1. Xác định điểm mạnh điểm yếu (30)
    • 4.2. Xác định cơ hội thách thức (33)
    • 4.3. Xác định thách thức (36)
    • 4.4. Ma trận Swot kết hợp (38)
    • 4.5. Ma trận BCG (42)
    • 4.6. Ma trận Ansoff (43)
    • 4.7. Chiến lược (45)
      • 4.7.1. Chiến lược chính (45)
      • 4.7.2. Chiến lược phụ (45)
  • 5. Kế hoạch Marketing (45)
    • 5.1. Phân khúc thị trường (45)
    • 5.2. Thị trường mục tiêu (46)
    • 5.3. Định vị (47)
  • 6. Marketing Mix (47)
    • 6.1. Chiến lược sản phẩm (47)
    • 6.2. Chiến lược giá (49)
    • 6.3. Chiến lược phân phối (49)
    • 6.4. Chiến lược chiêu thị (50)

Nội dung

 Kích cỡ cho một gói mì là 75 gram, một thùng mì có 30 gói  Chiến lược phát triển sản phẩm khá đa dạng, với các hương vị và nguyênliệu hấp dẫn: hảo hảo đậu xanh, hảo hảo gà, hảo hảo tô

Thương hiệu mì Hảo Hảo (Công ty Vina Acecook)

Giới thiệu Hảo Hảo

Mì Hảo Hảo xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào năm 2000 bởi nhà sản xuất mì ăn liền Acecook Việt Nam Những gói mì Hảo Hảo đầu tiên được bán với hương vị tôm chua cay đắm say vị giác Được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, đáp ứng đầy đủ những quy chuẩn khắt khe về thực phẩm như HACCP, BRC, IFS Food… sợi mì Hảo Hảo thơm ngon và nước súp đậm đà, bảo đảm không chứa các chất bảo quản và chất phụ gia có hại cho sức khỏe người tiêu dùng Trải qua 20 năm, Hảo Hảo không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và sáng tạo thêm nhiều hương vị, mẫu mã mới đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu của người tiêu dùng.

Vị trí thương hiệu Hảo Hảo

Trong thị trường ngành mì hiện nay, Hảo Hảo đang có vị thế dẫn đầu thị trường. Năm 2018, Hảo Hảo được tổ chức kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm Bên cạnh đó, trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, Hảo Hảo vinh dự đứng ở top 3.

Lợi thế cạnh tranh

Hảo Hảo là thương hiệu mì đầu tiên được sử dụng công nghệ Nhật Bản có mặt tại Việt Nam Với hương vị đậm đà phù hợp khẩu người Á Đông nói chung và ngườiViệt Nam nói riêng đã dễ dàng chinh phục được khẩu vị của khách hàng Với những giá trị mang đến cho người tiêu dùng, cụ thể đó là đậm đà hương vị chua cay ngon hấp dẫn, tiết kiệm thời gian và giá rẻ phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng đã nhanh chóng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Khách hàng mục tiêu

Đối tượng: Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng có thu nhập mức C, B, A1 Độ tuổi: >16 tuổi Địa lí: Toàn quốc

Tâm lí: Bận rộn, thích sự tiện lợi nhanh chóng, không biết cách nấu các món ăn phức tạp, thích tiết kiệm

Hành vi: Tần suất mua thường xuyên 1 -2 lần/tuần Mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và chợ tạp hóa Họ ưa thích các chương trình khuyến mãi khi mua số lượng lớn.

Thị trường mục tiêu

Là phân khúc dành cho khách hàng học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng(>16 tuổi) Do sản phẩm thuộc nhóm tiêu dùng thiết yếu (convenient product) nên doanh nghiệp chọn chiến lược đại trà (Undifferentiation).

Định vị thương hiệu

Doanh nghiệp định vị Hảo Hảo là nhanh-ngon-rẻ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Marketing Mix

 Đặc điểm là sản phẩm mì ăn liền được nhiều người biết đến và tin dùng. Sợi mì dai, có nhiều hương vị đặc trưng, được phân phối rộng khắp

 Nhãn hiệu Hảo Hảo mang tên gọi rất dễ nhớ, ngắn gọn, dễ thuộc.

 Bao bì như một người bán hàng thầm lặng" Bao bì Hảo Hảo rất nổi bật và bắt mắt Màu sắc truyền thống của sản phẩm là đỏ, trắng, xanh

 Kích cỡ cho một gói mì là 75 gram, một thùng mì có 30 gói

Hảo Hảo nổi bật với chiến lược phát triển sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Các hương vị hấp dẫn như đậu xanh, gà, tôm chua cay, nấm mang đến trải nghiệm ẩm thực phong phú Chiến lược này góp phần làm phong phú thêm thị trường mì ăn liền và khẳng định vị thế dẫn đầu của Hảo Hảo.

 Chiều rộng của sản phẩm: muối Hảo Hảo được xem là “ đặc sản” của thương hiệu này vì đây là vị rất được những người tiêu dùng ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Hảo Hảo đã cho ra mắt muối Hảo Hảo ( vị giống gói gia vị trong mì Hảo Hảo).

 Khách hàng chủ yếu của Hảo Hảo là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng Vì vậy Hảo Hảo đã đưa ra mức giá bán phù hợp 3.500 đồng

 Hảo Hảo sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường Trong khoảng 5 năm mì Hảo Hảo có giá là 1500 đồng/ gói Các năm tiếp theo Hảo Hảo đưa ra nhiều sản phẩm với hương vị đặc trưng với giá bán 2500 đồng/gói.

Và hiện nay là 3500 đồng/gói.

Acecook quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc với hơn 600 đại lý phân phối trải đều trong cả nước, mỗi khu vực đều có một văn phòng chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TPHCM Hảo Hảo đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng nhưng chủ yếu vẫn là phân phối theo hệ thống đại lý.

Doanh nghiệp chọn ra nhiều nhà bán sỉ (đại lý cấp 1) và nhiệm vụ là phân phối xuống các nhà bán sỉ cấp dưới rồi phủ đến các tiệm bán lẻ Khi khách hàng có nhu cầu, các tiệm bán lẻ sẽ báo lên các nhà bán sỉ và doanh nghiệp này sẽ cung cấp sản phẩm theo hình thức bán đứt

Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt là tiếp cận gần hơn các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi Chính vì vậy, Hảo Hảo đã tiến hành chiến lược phân phối các sản phẩm của mình thông qua các kênh bán lẻ này Sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng chỉ qua một nhà bán lẻ Cụ thể, Hảo Hảo được bán tại các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị Co.op-mart, hệ thống Maximax… Các siêu thị này phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng

 Quảng cáo trên các kênh truyền hình mà số lượng người xem đông như HTV7 HTV9, quảng cáo trên radio, thông qua những áp phích quảng cáo trên đường phố hay trên các trang web Có mặt trên kệ bán của các cửa hàng phân phối lớn, vừa và nhỏ, lẻ cũng là cách để người bán quảng cáo.

 Vina Acecook đã tổ chức chương trình “ăn Hảo Hảo trúng xe hơi” đây là chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm.

 Các hoạt động PR cho thương hiệu như các hoạt động vì cộng đồng tài trợ cho trẻ em nghèo ở các tỉnh miền núi.

Phân tích môi trường vĩ mô

Chính trị

Hiệp định EVFTA thu hút đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước (Kantar, 2020)

Chương trình phát triển kinh tế các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa - Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động triển khai các hoạt động, kế hoạch sản xuất, kinh doanh Các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp cũng cần triển khai các phương án xử lý biến động bất thường của thị trường để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa Đồng thời, các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại cần được xử lý nghiêm.

Chưa có một hiệp hội bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong ngành F&B - Chính phủ nhấn mạnh về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều (Website Bộ Y tế, 2020)

100% nguyên liê ̣u trước khi nhập vào nhà máy để sản xuất đều phải trải qua quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng đã thiết lập nhưTiêu chuẩn Toàn Cầu về An toàn Thực phẩm BRC, Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm thực phẩm IFS Food, Nguyên tắc về vệ sinh thực phẩmHACCP và Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001.

Kinh tế

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm khoảng 2% (giảm 71.500 đồng/tháng) so với năm 2019 (đạt 4,2945 triệu đồng/tháng) do đại dịch Coivd

Kết quả khảo sát mức sống năm 2020 của Tổng cục Thống kê ghi nhận: Nhóm 20% dân số giàu nhất có thu nhập bình quân 9,1 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm 20% dân số nghèo nhất có thu nhập 1,13 triệu đồng/tháng; nhóm người giàu có thu nhập bình quân hằng tháng gấp 8 lần nhóm người nghèo

Tốc độ CAGR ngành này giá trị hiện tại là 12% (CAGR giá trị không đổi 8% năm 2020) trong giai đoạn dự báo đạt 81,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025

Giá nguyên liệu đầu vào cho ngành thực phẩm chế biến sẵn dự kiến tăng trong năm 2021, kéo theo biên lợi nhuận giảm của các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền Chuỗi cung ứng gián đoạn và khả năng đồng Việt Nam mất giá sẽ đẩy giá nhập khẩu lên cao, tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa và dịch vụ thông qua chi phí mặt bằng tăng.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước do giá tăng bao gồm cả giá lương thực, thực phẩm do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh và đại dịch COVID Đại dịch toàn cầu đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp đáng kể ở Việt Nam do người dân không thể làm việc, nhiều doanh nghiệp không thể chịu được đã phải đóng cửa trong thời gian dài như vậy Do đó, xu hướng tăng thu nhập khả dụng trong năm

2019 sẽ đảo ngược với việc người tiêu dùng ngày càng trở nên nhạy cảm với giá cả Đại dịch COVID-19 đã buộc chính phủ phải cách ly toàn bộ các quốc gia, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm sút niềm tin kinh doanh và người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến thị trường tài chính.

Xã hội

Đại dịch COVID-19 vào năm 2020 đã thúc đẩy mạnh mẽ doanh số mì gói khi người dân tích trữ thực phẩm Dữ liệu từ Statista cho thấy sản lượng mì gói tiêu thụ tại các đô thị Việt Nam tăng 67% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của đại diện đến từ KantarWorldpanel, người tiêu dùng hiện nay đang hướng đến các sản phẩm mì ăn liền tiện lợi, tốt cho sức khỏe và đa dạng hương vị hơn

Nghiên cứu của Kantar Worldpanel cũng chỉ ra, tại kênh chợ truyền thống người tiêu dùng bình quân mua sản phẩm này với giá 4.200 đồng/gói Trong khi đó, tại cửa hàng tiện lợi và đại siêu thị, họ chấp nhận mua với giá lần lượt là 5.300 đồng và 5.500 đồng/gói

Giá trị và sản lượng tiêu thụ gạo, mì ống và mì sợi tăng lần lượt 10% và 11%, đạt 46,8 nghìn tỷ đồng và 1,4 triệu tấn vào năm 2020 Mì ăn liền tăng trưởng giá trị cao nhất 17% vào năm 2020 đạt 4,1 nghìn tỷ đồng

Một số thói quen mới hình thành vào năm 2020 có khả năng sẽ tiếp diễn, với các thương hiệu mang lại hương vị cao, chất lượng tốt và tiện lợi có thể sẽ được chấp nhận trong giai đoạn dự báo, đặc biệt là nhiều người tiêu dùng không đủ khả năng để ăn no do những hạn chế về thu nhập khả dụng của họ kể từ sau đại dịch.

Công nghệ

Các doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào các thiết bị và dây chuyền sản xuất tiên tiến từ Nhật Bản Hệ thống sản xuất hiện đại tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm, cho phép quá trình sản xuất được tự động hóa và giám sát chặt chẽ Hệ thống cân định lượng, dò kim loại và máy X-ray tiên tiến giúp phát hiện và loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu, đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm hoàn hảo nhất mới được xuất xưởng.

Vì vậy, người tiêu dùng luôn được sử dụng các sản phẩm cuối cùng với chất lượng tuyệt hảo.

Giao tiếp với khách hàng dễ dàng, thuận tiện qua các kênh social media Vận dụng social media để đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng

Phương thức thanh toán tiện lợi qua ví điện tử, thẻ ngân hàng ngày càng phổ biến (Thời báo Ngân hàng, 2020).

Cùng với việc tăng năng suất, nhiều doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đã đẩy mạnh hơn việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ chế biến khi yêu cầu thị trường đặt ra ngày càng cao Khái niệm mì gói không chỉ đơn giản là sản phẩm ăn liền cho no bụng, mà nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn thay đổi để “làm mới” quan niệm của người dùng như mì không chiên, mì làm từ khoai tây,… tăng cường tốt nhất các vi chất khác trong sợi mì như: chất xơ, canxi, vitamin… nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng cao cấp hơn.

Phân tích vi mô

Phân tích khách hàng

Văn hóa được học hỏi và lưu truyền: Ở Việt Nam, văn hóa mì ăn liền có vẻ đa dạng hơn khi có sự học hỏi và du nhập của nhiều quốc gia khác nhau Từ mì Thái chua cay, đến mì kim chi Hàn Quốc…,

Doanh nghiệp văn hóa thích nghi bằng đầu tư công nghệ nước ngoài để đảm bảo chất lượng đồng thời phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng Các sản phẩm được thiết kế tiện lợi, nhanh chóng và có mức giá hợp lý.

Nhánh văn hóa khu vực: Số lượng tiêu thụ mì ăn liền trên đầu người ở nông thôn cao hơn nhiều so với ở thành thị Báo cáo thị trường hàng tiêu dùng nhanh quý II vừa được hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel công bố cho thấy, bình quân khối lượng tiêu thụ mì ăn liền tính trên đầu người mỗi năm tại khu vực nông thôn lên đến 56 gói. Con số này tại những thành phố như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ là 36 gói.

Nhánh văn hóa tuổi tác: Giới trẻ có độ tuổi từ 16 - 30 thì có tần suất mua mì gói nhiều hơn so với các độ tuổi khác.

Xã hội

Khi đưa ra quyết định lựa chọn thương hiệu mì gói, người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng đáng kể bởi ý kiến của những người thân cận như gia đình và bạn bè Họ thường tham khảo ý kiến những người thân quen để biết được các đánh giá khách quan về mức độ ngon miệng, chất lượng của từng thương hiệu mì gói cụ thể Những thông tin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, giúp họ lựa chọn được sản phẩm mì gói phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.

Những người có thu nhập thấp, sống ở nông thôn thường mua sản phẩm tại chợ, tạp hóa.

Người tiêu dùng sống ở thành thị, họ có xu hướng chọn siêu thị, cửa hàng tiện lợi để mua sản phẩm

Cá nhân

Theo đó, thu nhập bình quân 1 người/tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,23 triệu đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019 Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung cả nước tăng bình quân 8,1%.

Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực thành thị đạt mức 5,5 triệu đồng/tháng năm 2020, gấp gần 1,6 lần so với khu vực nông thôn (3,48 triệu đồng) Mức thu nhập này cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực, với khu vực thành thị có thu nhập cao hơn đáng kể so với khu vực nông thôn.

2020 đạt 9,1 triệu đồng cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1), với mức thu nhập đạt 1,13 triệu đồng TP HCM đứng thứ hai với 6,537 triệu đồng/người/tháng Từ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, cùng mức thu nhập trung bình của người dân nông thôn dẫn đến đời sống, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng được nâng cao.

Tâm lí

 Động cơ Đối với nhiều người, mì gói là món ăn quen thuộc do giá thành cũng khá thấp. Một gói mì chỉ mất từ 3 - 5000 đồng, với giá chỉ bằng 1/10 so với các thực phẩm khác được xem là giải pháp chống đói hiệu quả và tiết kiệm hơn hẳn.

Chế biến mì ăn liền cũng đơn giản nhanh gọn, tiện lợi, ngoài ra người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn các sản phẩm mì ăn liền bởi trong ngành mì có rất nhiều thương hiệu mì khác nhau cũng như các hương vị mì gói rất đa dạng Chỉ cần cho các gói gia vị, có thể kết hợp với các thực phẩm khác như rau, thịt, hải sản… vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể Bên cạnh đó, bao bì của các gói mì cũng được cải tiến để mang lại sự tiện lợi nhất cho người tiêu dùng chẳng hạn như mì được đựng trong ly,tô.

Mì gói được phân phối rộng khắp, xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau, từ các quầy tạp hóa nhỏ ở nông thôn đến các siêu thị quy mô lớn ở thành thị Trong các siêu thị, thường có hẳn một quầy hàng lớn bày bán đa dạng các loại mì ăn liền, với mức giá dao động từ 3.000 đồng cho sản phẩm nội địa đến khoảng 30.000 đồng cho các loại mì nhập khẩu.

Hiện nay, quảng cáo mì gói đang tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng với tần suất xuất hiện dày đặc Các nhà sản xuất tập trung vào việc tạo ấn tượng mạnh về mặt thị giác và kích thích vị giác của người xem bằng cách sử dụng hình ảnh sống động Tô mì vàng óng sóng sánh với tôm, thịt và rau củ đủ màu sắc tạo ra một tổng thể hấp dẫn, đánh thức vị giác và kích thích mong muốn thưởng thức.

Các nhãn hàng mì ăn liền cũng thường xuyên thúc đẩy lượng mua sắm của khách hàng bằng chính sách khuyến mại như mua 10 tặng 1, mua cả thùng mì được giảm giá so với mua lẻ Ngoài ra, nhà sản xuất cũng phát triển các dòng sản phẩm mới phù hợp với từng phân khúc thị trường, từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập cao đều có thể dễ dàng tìm thấy loại mì ăn liền phù hợp với túi tiền của mình.

Người tiêu dùng Việt Nam vốn có lòng tự tôn dân tộc rất lớn khi hàng hóa nội địa luôn được ưu tiên lựa chọn Việc ủng hộ mỗi một sản phẩm người Việt Nam làm ra không chỉ đơn thuần vì xuất xứ rõ ràng, mà người tiêu dùng đang ủng hộ chính chất xám, công sức lao động của người Việt được đưa vào mỗi sản phẩm Kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Dư luận Xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2019 cho thấy 67% người được hỏi cho rằng kể từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bản thân họ "tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; 52% cho hay sẽ "khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen nên mua hàng Việt Nam" Các thương hiệu mì ăn liền ở Việt Nam được ưa chuộng và chọn mua nhiều nhất trong 8 năm liền, thương hiệu nổi tiếng với nhiều chương trình khuyến mãi lớn, thương hiệu đề cao sự sáng tạo và truyền cảm hứng cho bữa ăn Việt như: Hảo Hảo, Omachi, Gấu Đỏ, …

Không thể phủ nhận rằng, mì ăn liền giúp cuộc sống của người tiêu dùng trở nên tiện lợi hơn rất nhiều Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa không ít tác hại đến sức khỏe con người Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành mì cũng khuyến kích người tiêu dùng sử dụng mì gói với tần suất hợp lí và hướng dẫn người tiêu dùng cách ăn mì để mang lại chất dinh dưỡng tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.

Với ưu điểm “ăn liền” và bảo quản được lâu, mì ăn liền là sản phẩm lương thực có tính xã hội rất cao Đây được coi là thực phẩm dự trữ của gia đình, nhiều quốc gia, có “nhiệm vụ” tiếp tế, cứu trợ lương thực.

Với nguyên liệu chính là bột mì, mì ăn liền có vai trò cung cấp năng lượng(trung bình 350kcal cho 1 gói mì ăn liền 75g), và 3 nhóm chất dinh dưỡng chính là protein (chất đạm), lipid (chất béo) và carbohydrate (chất bột đường)… đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cơ bản cho cơ thể người tiêu dùng

Quá trình ra quyết định mua hàng

 Hành vi theo thói quen

Trong các tình huống cần thiết, như khi vội vã hoặc trong thời gian giãn cách, mì gói trở thành lựa chọn hàng đầu Khi đói mà không có thời gian nấu nướng, đặc biệt là bữa sáng, người tiêu dùng thường nghĩ ngay đến mì gói để tiết kiệm thời gian và no bụng Tương tự, trong những thời điểm đại dịch, khi nhận được thông tin phong tỏa, mì gói cũng nhanh chóng được mọi người tích trữ như một nguồn thực phẩm tiện dụng và no lâu.

 Hành vi giảm sự phức tạp

Người tiêu dùng sẽ chọn lựa mì gói vì đây thực phẩm ăn nhanh, giá rẻ, hương vị đậm đà và gọn nhẹ có thể dễ dàng mang theo bất cứ đâu.

 Hành vi tìm kiếm sự đa dạng

Việc thay đổi nhãn hiệu mì chỉ là để tìm kiếm sự đa dạng chứ không phải vì không hài lòng Khách hàng thay đổi sản phẩm của các thương hiệu khác nhau thường xuyên có thể vì sản phẩm đó xuất hiện nhiều, sự vô tình nhìn thấy, trải nghiệm

Khi nguồn thông tin phong phú và người tiêu dùng thông thái, họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn thương hiệu mì dựa trên chất lượng dinh dưỡng, thành phần an toàn, giá cả, nhãn hiệu và đánh giá trên các trang trực tuyến Thông qua quá trình học tập, người tiêu dùng xây dựng niềm tin và thái độ tích cực trước khi đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.

Những yếu tố kích thích bên trong:

Thực khách lựa chọn mì vì tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí Bên cạnh đó, hương vị kích thích khẩu vị cũng là yếu tố thu hút khách hàng.

Những yếu tố kích thích bên ngoài:

Nhóm xã hội (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) có tác động lớn đến nhu cầu của khách hàng Những người chọn ăn mì một phần vì sự rủ rê của bạn bè và sự tư vấn của họ khi chọn mua/ trải nghiệm thử một loại mì nào đó đang nổi trên thị trường

Ngoài ra, khách hàng chọn dùng nhãn hiệu mì nào đó là vì họ bị kích thích bởi các chương trình quảng cáo với TVC độc đáo, ấn tượng hoặc các chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Sự tìm kiếm bên trong:

Khi phát sinh nhu cầu (đói-> ăn) thì họ sẽ sẽ ra quyết định dựa trên thói quen, trí nhớ và hiểu biết hiện có

Sự tìm kiếm bên ngoài:

Người tiêu dùng có thể thu thập thông tin từ gia đình, bạn bè hoặc xem quảng cáo Mức độ tìm kiếm thông tin còn phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng như tình huống mua hàng, cá tính người mua, đặc tính sản phẩm và yếu tố thời gian

Một số xu hướng mà người tiêu dùng đánh giá giữa các nhãn hiệu: Người tiêu dùng cho rằng mỗi sản phẩm có đặc tính và đánh giá sản phẩm thông qua thuộc tính hay đặc tính của sản phẩm; Người tiêu dùng thường tin rằng mỗi nhãn hiệu đại diện cho một đặc tính, niềm tin này tạo một hình ảnh về nhãn hiệu; Người tiêu dùng sẽ chọn mua nhãn hiệu nào có thể đáp ứng cao nhất những đặc tính mà họ quan tâm.

Khi chọn mua các thương hiệu mì, người tiêu dùng sẽ so sánh uy tín của thương hiệu (có mắc phải các vấn đề tiêu cực về chất lượng) hay không, hương vị có hợp với khẩu vị hay không, bao bì bên ngoài có bắt mắt không, có chương trình khuyến mãi nào đang diễn ra…

Sau khi đánh giá, người tiêu dùng hình thành ý định mua và đi đến quyết định mua nhãn hiệu đã lựa chọn Tuy nhiên cũng có một số vấn đề xảy ra làm thay đổi quyết định mua hàng của người tiêu dùng:

 Sản phẩm đã hết hàng

 Người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mãi của các nhãn hiệu khác

 Các tin tức xấu về chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu

 Hành vi sau mua Đối với việc sau khi sử dụng các nhãn hiệu mì, người tiêu dùng thường có các hành vi sau:

 Chia sẻ trải nghiệm của họ với những người xung quanh.

 Không ít những phản hồi rằng sản phẩm không giống như những gì họ kì vọng (hình thức hoặc chất lượng sản phẩm thấp hơn) như hương vị không ngon, sợi mì không dai hay dễ bị đứt, mì nở nhanh.

 Đánh giá sản phẩm trên trang review ăn uống.

 Có thể tiếp tục mua hoặc thay đổi các sản phẩm của đối thủ.

 Đổi trả hàng (nếu phát hiện sản phẩm hết hạn).

Phân tích hành vi mua của khách hàng

Hảo Hảo Gấu đỏ Kokom i 3 miền Omachi Miliket Địa điểm mua

Mua tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống, tiệm tạp hóa.

Mua 5 gói/ lần Một tuần mua 2-3 lần

Trả bằng tiền mặt hoặc thẻ

Mua 3-4 gói/lần Một tuần mua 1-2 lần Trả bằng tiền mặt/ thẻ

Mua 2-3 gói/ lần Trả bằng tiền mặt/ thẻ

Mua 1-2 gói/ lần Trả bằng tiền mặt

Ai Sinh viên, nhân viên văn phòng, người lao động có thu nhập mức D và C Bận rộn, ít thời gian

Nhân viên văn phòng, sinh viên có thu nhập thấp.

Khẩu vị dễ chịu, dễ dàng thích ứng với các hương vị mới lạ.

Những người lao động trung niên, thu nhập thấp

Sinh viên, nhân viên văn phòng có thu nhập

B, A1 Bận rộn, ít thời gian tự nấu ăn

Các quán nhậu mua để kết hợp với các món lẩu Những khách hàng thích ăn lẩu Sinh viên/ người lao động có thu nhập

Không thích nấu các món ăn phức tạp

Họ có xu hướng tiết kiệm chi phí ăn uống thấp: mức E, F. Những người có đội tuổi từ 35-55 quen với hương vị truyền thống mì gói xa xưa đời đầu.

Tiết thời gian Giá hợp lí

Hương vị đậm đà chua cay, bột gia vị độc đáo với vị giác người tiêu dùng Sợi mì dai.

Có các chương trình khuyến mãi

Tiết kiệm Vị truyền thống.

Sợi mì dạng to, dai

Sợi mì dai, ngon, không bỡ trong thời gian dải để nguội.

Tiết kiệm thời gian, chi phí Hương vị chua cay, truyền thống.

Tiết kiệm thời gian Hương vị đa dạng, hấp dẫn Ít gây nóng khi ăn nhiều.

Sợi mì không chiên, làm từ khoai tây.

Gia vị là gói nước sốt đậm vị.

Tiết kiệm thời gianTiết kiệm chi phíThích hương vị truyền thốngHương vị nhạt,vừa ăn với các món lẩu

Phân tích đối thủ cạnh tranh

3.7.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh ( tổng quát)

Vị thế của đối thủ

Mì Hảo Hảo Mì Gấu đỏ Mì 3 miền Mì Kokomi Mì Omachi Mì Miliket

Sụ tập trung của chiến lược

Sự ổn định tài chính 0.03 5 4 4 4 5 4

Chọn làm đối thủ vì sản phẩm cùng chủng loại.Cùng khu vực thị trường là thanh thị.

Chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường.

Sản phẩm có tính năng tương tự với sản phẩm của doanh nghiệp và phục vụ cùng phân khúc khách

Chọn làm đối thủ vì có chiến lược về công nghệ sản xuất được đánh giá cao, đa dạng chủng loại sản phẩm

Chọn là đối thủ vì không chỉ bán cùng loại sản phẩm mà còn có quy trình sản xuất, hệ thống được tiêu chuẩn hoá.

Có khả năng cạnh tranh nếu tập trung mạnh hơn vào xây dựng thương hiệu và chiến lược kinh doanh

Chọn làm đối thủ vì có hoạt động về sản phẩm và truyền thông rõ ràng, có sự định hướng cũng như chiến lược kinh doanh.

Tiềm lực tài chính tốt để cạnh tranh.

Thị phần thương hiệu đứng ở vị trí thứ 2

Không chọn làm đối thủ vì Miliket tập trung vào phân khúc bình dân, không có sự đổi mới về sản phẩm và sự tập trung chiến lược yếu. hàng.

3.7.2 Cơ sở chọn đối thủ cạnh tranh (chi tiết) Điểm chung

 Đều là sản phẩm mì ăn liền

 Tập trung vào phân khúc cao cấp và trung cấp

 Có khách hàng có hành vi và đặc điểm tương tự nhau: Đều là những người bận rộn, có thu nhập ở mức C, B, A1.

 Có kênh phân phối rộng khắp toàn quốc

 Đa dạng các mẫu mã sản phẩm, hương vị

 Mức giá từ trung bình đến cao

 Có các chương trình truyền thông đầu tư nổi bật và được nhiều khách hàng biết đến

 Dựa vào các đặc điểm và tiêu chí nêu trên Nhóm loại bỏ Miliket -không chọn làm đối thủ cạnh tranh chính vì Miliket tập trung ở những khách hàng bình dân và họ đó là những người thích ăn các món lẩu ở các quán lẩu/quán nhậu Và Miliket không có các chương trình truyền thông để thôi thúc khách hàng như các thương hiệu còn lại Sản phẩm Miliket không có sự đổi mới vì chiến lược của họ là sản phẩm mang vị truyền thống

3.7.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết

Dòng sản phẩm Omachi với thông điệp rõ ràng: Sợi mì làm từ khoai tây giúp người tiêu dùng không sợ nóng Truyền tải thông điệp rất thiết thực “không sợ nóng” là một chiến lược xuất sắc của Omachi Nó đã đánh trúng tâm lí e ngại của người sử dụng cho rằng sản phẩm ăn liền gốc mì có thể gây nhiệt trong cơ thể, và đưa ra giải pháp sợi mì bằng khoai tây để xoá tan nỗi e ngại đó Điểm then chốt của thông điệp này là đánh vào sự quan tâm tới sức khoẻ người sử dụng, rất phù hợp với định vị thương hiệu vào phân khúc trung cao của Omachi.

Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây vừa chín tới, đảm bảo chất lượng (không bị cháy, không bị oxy hóa – tác nhân gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư) có loại mì khoai tây Omachi như: Cá Hồi Nấu Măng, Nghêu Hấp Thái, Lẩu Hàn Quốc, Sườn Hầm Ngũ Quả, Cải chua, Tôm Càng Riêu, Tôm Chua Cay,…

Mì khoai tây Omachi với nước súp được đặc chế theo công thức nhà hàng có nhiều rau củ quả tươi sẽ tạo nên những bát nước súp có các hương vị thơm ngon hấp dẫn Người sử dụng sẽ có cảm giác chính như đang thưởng thức các món ăn tuyệt vời ở nhà hàng Thiết kế bao bì hoàn toàn mới với phong cách sang trọng, làm cho bạn có ngay cảm giác ngon miệng và tạo niềm vui trong cuộc sống gia đình qua phong cách ẩm thực mà Omachi mang lại.

 Quyết định về đặc tính sản phẩm: Vẫn với điểm nổi bật quen thuộc là sợi mì làm từ khoai tây, không lo bị nóng, làm đẹp da, cải thiện sức khỏe.

 Quyết định về chất lượng sản phẩm: Tuy phục vụ cho phân khúc trung, giá hợp lí với khối lượng từ 75g – 90g và chất lượng vẫn được đảm bảo.

Chiến lược giá đóng vai trò quan trọng trong Marketing mix, bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu và giảm giá Giá cần phù hợp với giá trị sản phẩm đem lại cho khách hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường Theo đó, vào năm 2019, giá bán lẻ của Mì khoai tây Omachi là 8.000đ/gói và 240.000đ/thùng (30 gói).

Hệ thống phân phối và đại lý rộng lớn, Masan đã hết sức khéo léo khi biết kết hợp sự phân phối của sản phẩm Omachi với sản phẩm Chinsu vốn chiếm được trái tim, sự lựa chọn của người tiêu dùng từ lâu Chính mạng lưới phân phối vững chắc của sản phẩm Chinsu tại các điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành đã góp phần vào hệ thống phân phối Omachi một cách phổ biến, rộng khắp.

Bên cạnh đó, Masan Food còn chú trọng vị trí đặt mì Omachi trong các khu thương mại, siêu thị như METRO, BigC, Coop Mart, …Công ty đặt mì ở lối ra vào, khu khuyến mãi; trong khu bán mì ăn liền, công tay sắp xếp cho gian hàng của mình bắt mắt người tiêu dùng, vừa tầm tay lấy hàng của họ.

Quảng cáo: Với định vị trung-cao cấp, Masan cũng không ngần ngại chi tiền để thực hiện các chiến dịch quảng bá rầm rộ cho mì Omachi Các TVC với sự xuất hiện của Mỹ Linh và mì Omachi xuất hiện liên tục trên các kênh lớn Gần đây nhất, Omachi thậm chí còn mời Ngọc Trinh thực hiện bộ ảnh đầy gợi cảm trong chiến dịch quảng bá cho bộ sản phẩm “Cây tình yêu” Nhờ chiến lược khôn ngoan, Omachi đã trở thành chìa khóa mở đường cho các thương hiệu khác của Masan như Tiến Vua, Chinsu, Sagami lần lượt đổ bộ vào thị trường và phát triển mạnh mẽ.

 Quảng cáo trên các trang mạng xã hội: facebook, twitter.

 Hỗ trợ khách hàng qua các kênh mạng, hotline,

Bao bì được thiết kế bắt mắt, màu sắc hài hòa Khâu sản xuất và đóng gói, thực hiện quy trình quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, đồng thời tận dụng tối đa các ưu thế: 2 nhà máy sản xuất đều được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu; trang thiết bị, máy móc hiện đại và công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng tiên tiến

Sản phẩm đột phá với công nghệ cô đọng nước cốt tiên tiến đang được đông đảo người tiêu dùng đón nhận Vị chua, cay từ chanh, ớt và các gia vị tự nhiên hòa quyện với sợi mì dai, cùng gói nước cốt tôm thịt đậm đà mang đến món mì hấp dẫn, thơm ngon và bổ dưỡng Có tập hợp chiều rộng sản phẩm đa dạng: Mì gói, phở, hủ tiếu, gia vị (nước mắm, nước tương, hạt nêm) Ngoài ra, chiều dài sản phẩm có đa dạng các sản phẩm như: tôm chua cay, bò hầm rau thơm, lẩu gà chua cay, lẩu nấm

Chiến lược giá: Chiến lược giá cạnh tranh, phù hợp với học sinh, sinh viên Một gói mì có giá 3.700đ.

Hệ thống phân phối mở rộng khắp cả nước thông qua đa dạng kênh như truyền thống (chợ, tạp hóa), hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi), cũng như thương mại điện tử (Lazada, Tiki, Shopee) Đặc biệt tập trung phân phối tới các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa thông qua mạng lưới 150 nhà phân phối, 500 siêu thị và hơn 100.000 cửa hàng, với đội ngũ hơn 1.000 nhân viên bán hàng.

Thông điệp : “3 Miền Một Nhà – Lựa chọn ẩm thực người Việt”

Quảng cáo TVC chủ yếu trên Youtube, Facebook, Tivi

Tổ chức các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng mua mì ba miền trúng

Ngoài số tiền 30 lượng vàng đóng góp cho Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19, Tập đoàn Bitexco Group còn tích cực tài trợ cho các chương trình "Vượt lên chính mình", "Tiếp sức mùa thi", "Tư vấn mùa thi" nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn vượt qua thử thách, vươn tới tương lai tươi sáng hơn.

 Marketing Mix của Gấu Đỏ

Bao bì- đóng gói: Sản phẩm được đóng gói trong bao bì giấy OPP bảo vệ sản phẩm không bị thấm nước được xếp vào thùng giấy cứng Thiết kê bắt mắt với đặc trưng bếp trưởng Gấu Đỏ, hình ảnh minh họa còn hấp dẫn với từng loại mì như Gấu Đỏ tôm và gà sa tế hành thì có hình ảnh chú tôm đỏ đùi gà với những miếng hình cắt nhỏ bên trái tô mì với sợi mì vàng óng bốc khói hấp dẫn kích thích vị giác.

Nhãn hiệu Gấu đỏ đã được đăng kí và bảo vệ bởi pháp luật để Asia foods có thể sử dụng vĩnh viễn

Phân tích môi trường nội vi

Xác định điểm mạnh điểm yếu

Hiệu quả SW1 Tầm quan trọng Nguốn lực

TT Tiêu chí Rất mạnh Tương đối Bình thường Tương đối yếu Rất yếu Cao Trung bình Thấp SW2 ĐTCT SW3

3 Hiệu quả hoạt động trước đây x S x S 4 S3

6 Lòng trung thành của khách hàng x S x S 3

7 Chiều rộng của tập hop sản phẩm x W x 4 W1

8 Chiều sâu của dòng sản phẩm x S x S 5 W2

10 Chương trình cải tiến sản phẩm x S x S 4

11 Chương trình sản phẩm mới x W x S 4 W3

14 Sự trung thành của các t rung gian phân phối x S x 4

15 Độ bao phủ cuả điểm bán x S x S 4 S6

19 Lợi thế về nguyên liệu thô x S x 4 S8

22 USP-Định vị-Điểm khác biệt ( Hương vị) x S x S 4 S10

Nhóm yếu tố tài chính

26 Sự ổn định tài chính x S x S 5

Nhóm yếu tố sản xuất

29 Lợi thế kinh tế theo quy mô x S x 5

34 Sự linh hoạt về các nguồ n cung x S x 4

Nhóm yếu tố tổ chức

40 Khả năng thích ứng x S x S 3 ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

● W1: Chiều rộng của sản phẩm

● W2: Chiều sâu của sản phẩm

● S3: Hiệu quả hoạt động trước đây

● S6: Độ bao phủ của điểm bán

● S8: Lợi thế về nguyên liệu thô

● S10: USP-Định vị-Điểm khác biệt

● W3: Chương trình sản phẩm mới

Xác định cơ hội thách thức

KHẢ NĂNG DOANH NGHIỆP NẮM BẮT

-Đại dịch COVID-19 xuất hiện trong năm 2020 lại trở thành động lực mạnh mẽ đối với việc kinh doanh mì gói, khi mà người dân đẩy mạnh việc tích trữ lương thực thực phẩm trong giai đoạn dịch bùng phát Theo dữ liệu của Statista, sản lượng mì gói được tiêu dùng tại khu vực thành thị của Việt Nam tăng thêm tới 67% so với cùng kỳ cơ hội

-Theo nhận định của đại diện đến từ

- Hiệp định EVFTA thu hút đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước (Kantar, 2020)

-Chương trình phát triển kinh tế các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa - Chỉ thị số30-CT/TW về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

KantarWorldpanel, người tiêu dùng hiện nay đang hướng đến các sản phẩm mì ăn liền tiện lợi, tốt cho sức khỏe và đa dạng hương vị hơn

-Khảo sát từ Nielsen cũng chỉ ra thực phẩm đóng gói, nước đóng chai, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh đã trở thành những lựa chọn hàng đầu ở nước ta năm

Sau đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm tiện lợi gia tăng đáng kể Cụ thể, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền tăng 67%, thực phẩm đông lạnh tăng 40% Ngoài ra, nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp cũng ghi nhận xu hướng tăng trưởng trong thời gian này.

-Nghiên cứu của Kantar Worldpanel cũng chỉ ra, tại kênh chợ truyền thống người tiêu dùng bình quân mua sản phẩm này với giá 4.200 đồng/gói Trong khi đó, tại cửa hàng tiện lợi và đại siêu thị, họ chấp nhận mua với giá lần lượt là 5.300 đồng và 5.500 đồng/gói

-Một số thói quen mới hình thành vào năm 2020 có khả năng sẽ tiếp diễn, với các thương hiệu mang lại hương vị cao, chất lượng tốt và tiện lợi có thể sẽ được chấp nhận trong giai đoạn dự báo, đặc biệt là nhiều người tiêu dùng có khả năng không đủ khả năng để đi ăn do những hạn chế về thu nhập khả dụng của họ kể từ sau đại dịch

- Các doanh nghiệp đầu tư mạnh trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ

Nhật Bản, Dây chuyền sản xuất hiê ̣n đại đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm mang tầm vóc quốc tế, con người chỉ theo dõi, giám sát và xử lý khi cần có sự can thiệp Hệ thống cân định lượng, hê ̣ thống dò kim loại, máy X-pray (phát hiện cả những vật nhỏ 1mg), … Hệ thống này tự động đẩy ra khỏi băng chuyền những gói không đạt quy cách về trọng lượng và cho ra các sản phẩm hoàn hảo nhất Vì vậy, người tiêu dùng luôn được sử dụng các sản phẩm cuối cùng với chất lượng tuyệt hảo

-Giao tiếp với khách hàng dễ dàng, thuận tiện qua các kênh social media.

Vận dụng social media để đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng

-Sự xuất hiện của COVID-19 ở Việt

Nam và hành động sớm của chính phủ nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn khác nhau trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của vi rút, được cho là sẽ có tác động hỗn hợp đến thực phẩm đóng gói vào năm 2020

-Phương thức thanh toán tiện lợi qua ví điện tử, thẻ ngân hàng ngày càng phổ biến (Thời báo Ngân hàng, 2020).

- Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm khoảng 2% (giảm 71.500 đồng/tháng) so với năm 2019 (đạt 4,2945 triệu đồng/tháng) do đại dịch Coivd

-Kết quả khảo sát mức sống năm 2020 của Tổng cục Thống kê ghi nhận: nhóm20% dân số giàu nhất có thu nhập bình quân 9,1 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm 20% dân số nghèo nhất có thu nhập 1,13 triệu đồng/tháng.

Xác định thách thức

CAO -Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc

Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các hoạt động, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại

Giá nguyên liệu đầu vào của ngành thực phẩm chế biến sẵn dự kiến sẽ tăng cao trong năm 2021, dẫn tới tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận trong ngành.

-Đại dịch toàn cầu đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp đáng kể ở Việt Nam do người dân không thể làm việc, nhiều doanh nghiệp không thể chịu được đã phải đóng cửa trong thời gian dài như vậy Do đó, xu hướng tăng thu nhập khả dụng trong năm

2019 sẽ đảo ngược với việc người tiêu dùng ngày càng trở nên nhạy cảm với giá cả những ngành kinh doanh mì ăn liền Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và khả năng mất giá của tiền đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ có thể khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, từ đó đẩy mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao

-Cùng với việc tăng năng suất, nhiều doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đã đẩy mạnh hơn việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ ché biến khi yêu cầu thị trường đặt ra ngày càng cao Khái niệm mì gói không chỉ đơn giản là sản phẩm ăn liền cho no bụng, mà nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn thay đổi để “làm mới” quan niệm của người dùng như mì không chiên, mì làm từ khoai tây,… tăng cường tốt nhất các vi chất khác trong sợi mì như: chất xơ, Canxi, vitamin… nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng cao cấp hơn

Trước khi đi vào sản xuất, 100% nguyên liệu đều được kiểm tra và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt theo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm toàn cầu đã được thiết lập.

BRC, Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm thực phẩm

IFS Food, Nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm

HACCP và Tiêu chuẩn quản lý chất lượng

-Đại dịch COVID-19 đã buộc các chính

-Chưa có một hiệp hội bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong ngành F&B - Chính phủ nhấn mạnh về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều (Website Bộ Y tế, 2020)

-Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước do giá tăng bao gồm cả giá lương thực, thực phẩm do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh và đại dịch phủ phải cách ly toàn bộ các quốc gia, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm sút niềm tin kinh doanh và người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến thị trường tài chính.

Ma trận Swot kết hợp

BẢNG PHÂN TÍCH SWOT ĐIỂM MẠNH

● S3: Hiệu quả hoạt động trước đây

● S6: Độ bao phủ của điểm bán

● S8: Lợi thế về nguyên liệu thô

● S10: USP-Định vị-Điểm khác biệt ĐIỂM YẾU

● W1: Chiều rộng của sản phẩm

● W2: Chiều sâu của sản phẩm

● W3: Chương trình sản phẩm mới

 O1:Tốc độ CAGR ngành này giá trị hiện tại là 12% (CAGR giá trị không đổi 8% năm 2020) trong giai đoạn dự báo đạt 81,8 nghìn tỷ đồng

S1,S2,S3 + O1,O2,O3: tận dụng thị phần, danh tiếng và hiệu quả hoạt động trước đây của doanh nghiệp để đẩy tốc độ tăng trưởng của doanh

O1,O2+W1,W3: Ngành mì đang có tốc độ tăng trưởng kép ổn định trong đại dịch và có lượng tiêu thị mạnh khi mọi người tích trữ lương thực với số vào năm 2025

 O2:Đại dịch COVID-19 xuất hiện trong năm 2020 lại trở thành động lực mạnh mẽ đối với việc kinh doanh mì gói, khi mà người dân đẩy mạnh việc tích trữ lương thực thực phẩm trong giai đoạn dịch bùng phát.

Theo dữ liệu của Statista, sản lượng mì gói được tiêu dùng tại khu vực thành thị của Việt Nam tăng thêm tới

Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm mì ăn liền có ưu điểm về sự tiện lợi, tốt cho sức khỏe và đa dạng hương vị Theo nhận định của đại diện đến từ KantarWorldpanel, đây là nhu cầu chung của người tiêu dùng hiện nay.

Theo khảo sát Nielsen, sau khi dịch Covid-19 bùng phát, thực phẩm đóng gói, nước đóng chai, mì ăn liền và thực phẩm đông lạnh trở thành những lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam năm 2020 Trong đó, mì ăn liền tăng trưởng 67%, thực phẩm đông lạnh tăng 40% Nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp cũng là những ngành hàng có xu hướng tăng.

Worldpanel cũng chỉ ra, tại kênh chợ truyền thống người tiêu dùng bình nghiệp để luôn bắt kịp tốc độ tăng trưởng của ngành.

S4,S6 + O5: Mở rộng mạng lưới phân phối giúp tăng độ phủ của điểm bán, tận dụng vị thế cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở kênh truyền thống và kênh hiện đại

S8,S10 + O3,O7,O8: Với lợi thế về nguồn nguyên liệu thô và sản phẩm định vị khác biệt so với các thương hiệu mì khác trên thị trường đảm bảo đưa đến khách hàng những sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe với các hương vị đa dạng. lượng lớn nên Hảo Hảo có thể tận dụng cơ hội để thực hiện chương trinh sản phẩm mới và mở rộng chiều rộng của sản phẩm đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của NTD. O1,O3,O6+W1,W2: Ngành mì đang có tốc độ tăng trưởng kép ổn định, mọi người có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm mì ăn liền tiện lợi, tốt cho sức khỏe và đa dạng hương vị Hảo Hảo có thể tận dụng cơ hội trên để mở rộng chiều rộng danh mục sản phẩm với các loại mì với hương vị mới lạ, tốt cho sức khỏe; đồng thời mở rộng chiều sâu của sản phẩm với những loại sản phẩm bổ trợ đi kèm để đa dạng hơn và cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn

O3, O5, O6+ W2, W3: Mở rộng cung cấp sản phẩm đa dạng và cải tiến chất lượng sản phẩm mới có nhiều dưỡng chất hơn vào các cửa hàng tiện lợi vì người tiêu dùng đã bắt đầu quen với việc mua sắm từ các cửa hàng tiện lợi và chấp nhận mức giá chi trả cho các sản phẩm đóng gói có chất lượng nhưng giá thành vẫn rẻ hơn

Tận dụng mức độ tăng trưởng kép của ngành và xu hướng người tiêu dùng quân mua sản phẩm này với giá 4.200 đồng/gói Trong khi đó, tại cửa hàng tiện lợi và đại siêu thị, họ chấp nhận mua với giá lần lượt là 5.300 đồng và

Một số thói quen mới hình thành vào năm 2020 có khả năng tiếp tục, bao gồm xu hướng chấp nhận các thương hiệu cung cấp hương vị cao, chất lượng tốt và tiện lợi Đặc biệt, nhiều người tiêu dùng khó có thể tiếp tục ăn uống ngoài hàng do hạn chế về khả năng chi tiêu sau đại dịch Do đó, các thương hiệu có thể tận dụng xu hướng này bằng cách tập trung vào đổi mới sản phẩm và cung cấp các lựa chọn tiện lợi đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng và giá cả hợp lý.

 O7: Các doanh nghiệp đầu tư mạnh trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ Nhật Bản, Dây chuyền sản xuất hiê ̣n đại đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm mang tầm vóc quốc tế, con người chỉ theo dõi, giám sát và xử lý khi cần có sự can thiệp.

Hệ thống cân định lượng, hê ̣ thống dò kim loại, máy X-pray (phát hiện cả những vật nhỏ 1mg), … Hệ thống này tự động đẩy ra khỏi băng chuyền những gói không đạt quy cách về trọng lượng và cho ra các sản phẩm hoàn hảo nhất Vì vậy, người tiêu đang hướng đến các sản phẩm mì ăn liền tiện lợi tốt cho sức khỏe và xu hướng truyền thông trên mạng xã hội , Hảo Hảo nên thực hiện phát triển chiều sâu đồng thời thực hiện quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội để tăng doanh thu và củng cố thương hiệu. dùng luôn được sử dụng các sản phẩm cuối cùng với chất lượng tuyệt hảo

 O8:Giao tiếp với khách hàng dễ dàng, thuận tiện qua các kênh social media Vận dụng social media để đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng

 T1: Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công

Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các hoạt động, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Giá nguyên liệu đầu vào chính cho ngành thực phẩm chế biến sẵn dự báo tăng mạnh trong năm 2021, tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận ngành mì ăn liền Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và khả năng tăng giá sẽ tiếp tục là những thách thức lớn ảnh hưởng đến lĩnh vực này.

ST S3,S8 +T2,T3: dựa vào hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi thế về nguồn nguyên liệu thô, doanh nghiệp tăng cường tích trữ và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường không bị thiếu hụt.

S2,S6,S7 + T1: Tận dụng danh tiếng, mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc, độ bao phủ tại các điểm bán và lực lượng bán hàng được đào tạo chuyên môn nhằm đảm bảo sản phẩm cung cấp đúng chất lượng, chống hàng giả hàng nhái, và nguồn hàng luôn được cung cấp vừa đủ tại các điểm bán

Ma trận BCG

Theo báo cáo của Kantar Worldpanel, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dự kiến tăng trưởng 5-6% trong giai đoạn 2020-2025 Riêng ngành mì giá trị tăng trưởng 12% (CAGR giá trị không đổi 8% năm 2020) với tổng giá trị ước tính đạt 81,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025 Một khảo sát của Nielsen Việt Nam tiết lộ, trong bối cảnh dịch bệnh, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền đã tăng 67%.

Thị phần thương hiệu trong ngành thực phẩm đóng gói (Theo Euromonitor 2020)

Thị phần thương hiệu Hảo Hảo Omachi

Trong thị trường ngành mì gói, Acecook Việt Nam vẫn luôn dẫn đầu thị phần, chiếm khoảng 50% ở thành thị và 43% trên cả nước Bên cạnh đó, thị phần theo sản lượng Acecook chiếm 35.4%, trong khi đó thị phần theo sản lượng của Masan chiếm 27.2% Và mì Hảo Hảo chiếm thị phần lớn nhất trong Acecook, mì Omachi chiếm thị phần lớn nhất trong Masan Kết hợp với thị phần thương hiệu có thể thấy rằng thị phần tương đối của mì Hảo Hảo lớn hơn mì Omachi.

 Mì Hảo Hảo của Acecook đang ở vị trí ngôi sao Vì vậy Hỏa Hảo áp dụng chiến lược phát triển, cụ thể phát triển sản phẩm mới.

Ma trận Ansoff

- Thực hiện các chương trinh khuyến mãi khi khách hàng mua một thùng mì tặng thêm những gói mì lẻ

- Lẩu mì (khoai tây/ trứng) hải sản ( tôm, mực, mề mề, rong biển, cải chua,nấm hương khô) tự sôi

- Sản xuất thêm các loại mì với hương vị đa dạng như mì nấm cho người ăn chay, mì danh cho em bé ăn dặm

- Sản xuất các loại mì không chiên, mì bằng khoai tây để phục vụ cho phân khúc cao cấp

- Sản xuất thêm các vị nước chấm mới có thể dùng chung khi ăn mì của thương hiệu

- Sản xuất thêm các loại đồ ăn đóng hộp như xúc xích chay+ mì chay, chả lụa chay,…

 Chọn chiến lược phát triển sản phẩm mới ở thị trường hiện tại.

Chiến lược

Nhóm chọn kết hợp chiến lược thuộc mô hình SWOT (WO: O1, O3, O8+W2, W3, W4: Tận dụng mức độ tăng trưởng kép của ngành và xu hướng người tiêu dùng đang hướng đến các sản phẩm mì ăn liền tiện lợi tốt cho sức khỏe và xu hướng truyền thông trên mạng xã hội, Hảo Hảo nên thực hiện phát triển chiều sâu sản phẩm đồng thời thực hiện quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội để tăng doanh thu và củng cố thương hiệu.), chiến lược BCG (Chiến lược phát triển-phát triển sản phẩm mới ), và ma trận Ansoff (Phát triển sản phẩm mới ở thị trường hiện tại)

 Chiến lược chính của Hảo Hảo thực hiện phát triển sản phẩm mới-Lẩu tự sôi SiuNhanh.

Để thâm nhập thị trường cửa hàng tiện lợi đang phát triển, nhóm đã áp dụng chiến lược SWOT (WO: O3, O5, O6 + W2, W3) kết hợp mở rộng cung cấp sản phẩm đa dạng, cải tiến chất lượng sản phẩm mới giàu dưỡng chất hơn Đồng thời, áp dụng chiến lược BCG (Phát triển-Phát triển sản phẩm mới) và ma trận Ansoff (Phát triển sản phẩm hiện tại ở thị trường mới).

 Chiến lược phụ của Hảo Hảo là chiến lược phát triển sản phẩm - mì dinh dưỡng dành cho người ăn chay.

Kế hoạch Marketing

Phân khúc thị trường

Nhân viên văn phòng Sinh viên Phượt thủ

Geographic Thành Phố Hồ Chí Minh

-Họ là những người bận rộn với công việc, thường phải ăn ở ngoài.

-Họ là những người thích trải nghiệm, muốn khám những điều mới, đặc biệt

- Ưa thích sự gọn nhẹ, các sản phẩm có tính hữu dụng, đa chức năng.

- Lo lắng vấn đề phải tăng ca và hiếm khi nấu cơm tại nhà.

Vì khoảng cách từ nhà đến công ty khá xa nên họ sẽ ở lại công ty và gọi đồ ăn

- Họ thích sự tiện lợi nhưng đảm bảo chất lượng. thích những xu hướng mới của giới trẻ

- Họ thường không muốn tự nấu ăn, thường chọn các sản phẩm tiện lợi. lương thực mỗi khi đi chơi xa bởi thường phượt thủ không mang quá nhiều đồ ăn, vật dụng.

Behavioral - Họ thường sử dụng các dịch vụ đặt đồ ăn qua điện thoại

- Họ thường đi siêu thị mua các sản phẩm đóng họp khoảng 2 lần/ tuần

- Họ sẽ xuống canteen hoặc các siêu thị dưới công ty để mua đồ ăn hộp để tiết kiệm thời gian

- Tham khảo ý kiến của gia đình, bạn bè, tìm hiểu về chất lượng sản phẩm và công dụng trước khi quyết định mua.

-Quan tâm đến các xu hướng mới

- Thường sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn qua điện thoại

- Luôn quan tâm đến các xu hướng mới của giới trẻ

- Tham khảo bạn bè có cùng chung sở thích để giới thiệu những thực phẩm tiện dụng và ngon.

- Tham khảo trên mạng xã hội các tip, kinh nghiệm khi đi du lịch.

Market size 2.152.145 người là khách hàng mục tiêu

100.000 người là khách hàng mục tiêu

500.000 người là khách hàng mục tiêu.

Thị trường mục tiêu

Đối tượng mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là nhân viên văn phòng trong độ tuổi 23-27, có mức thu nhập thuộc B và A1, đang sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh Họ không có nhiều thời gian nấu ăn do đặc thù công việc, nhưng vẫn có nhu cầu thưởng thức các món ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng Họ ưu tiên sự tiện lợi, nhưng cũng đề cao chất lượng và uy tín thương hiệu.

Định vị

Lẩu tự sôi SiuNhanh là sản phẩm tiện lợi và chất lượng nhất vì đặc tính: Sôi siêu nhanh - Dinh dưỡng cho người tiêu dùng => Chiến lược thâm nhập vào thị trường ngách.

Marketing Mix

Chiến lược sản phẩm

Kích thước tập hợp sản phẩm được mở rộng, tăng thêm sản phẩm mới “Lẩu tự sôi SiuNhanh”.

Lợi ích cốt lõi: Vài bước chuẩn bị đơn giản trong vòng 7 phút sẽ có ngay món lẩu mang hương vị chuẩn, topping đa dạng nhiều dinh dưỡng hơn ăn cùng với sợi mì làm từ khoai tây không gây nóng với chi phí tiết kiệm, ít tốn thời gian và không gian khi thèm ăn lẩu.

 Thiết kế bao bì: Bao bì được thiết kế với 2 màu chủ đạo là vàng đỏ (Hương vị lẩu thái hải sản) và xanh vàng (Hương vị lẩu nấm)

 Số lượng các lớp bao bì cần thiết: 1 khay nhựa dùng để gói tạo nhiệt (nơi tạo độ sôi cho sản phẩm), 1 nắp sản phẩm, 1 hộp nhỏ bao bì bên trong để đựng gói gia vị và thực phẩm: 3 gói gia vị và 1 gói đựng mì khoai tây sấy khô (nơi để thêm nước và bỏ các nguyên liệu vào), 1 gói tạo nhiệt làm bằng giấy, nhãn dán

 Nhãn dán: Giấy Couche C150 giấy có chất lượng tốt, độ bám mực cao, chất lượng in đẹp, sắc nét, ngoài ra, giấy Couche có bề mặt bóng mịn lán sau khi in màu mực bám bắt mắt và sáng.

 Bọc thực phẩm: PET//PE

 Gói gia vị/ Gói tạo nhiệt: Túi màng ghép phức hợp

Nhãn hiệu: Đặt tên thương hiệu Lẩu tự sôi SiuNhanh để người dùng hiểu được hiệu quả đột phá của sản phẩm, để người tiêu dùng dễ nhận biết

Hình dáng sản phẩm: kích thước bao bì phù hợp với trọng lượng là 100gr.

Cụ thể sản phẩm bao gồm 1 kích cỡ như nhau và 1 nắp đậy.

 Hộp lớn kích thước: 15x9x10cm

 Mặt trước của dán nhãn sản phẩm: Logo Acecook, hình ảnh tượng trưng cho nồi lẩu, khối lượng tịnh, hương vị sản phẩm, thông tin về sản phẩm và ghi chú hình ảnh, đặc điểm nổi bật của sản phẩm.

 Mặt cạnh bên phải của dán nhãn sản phẩm: Thành phần: vắt mì và các gói gia vị (Tiếng Việt và Tiếng Anh), thành phần dinh dưỡng: Calories, chất béo, Carbohydrate, chất đạm, thông tin công ty (Tiếng Việt và Tiếng Anh), cách bảo quản (Tiếng Việt và Tiếng Anh), nơi sản xuất: tại Việt Nam, hướng dẫn sử dụng, mã vạch, tên sản phẩm: Lẩu tự sôi, nhà sản xuất/hạn sử dụng 9 tháng, một số biểu tượng cần thiết.

 Mặt cạnh trên trái: Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Nồi lẩu tự sôi SiuNhanh nổi bật với khả năng tự làm nóng thực phẩm bên trong mà không cần bếp đun nhờ vào túi tạo nhiệt đặc biệt Khi tiếp xúc với nước, túi này sinh ra nhiệt, làm nước nóng và khiến nồi lẩu tự động sôi như đun trên bếp Sự tiện lợi và nhanh chóng của lẩu tự sôi khiến món ăn này được nhiều người ưa chuộng Ngoài ra, đa dạng hương vị cho phép người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn theo sở thích.

 Lẩu tự sôi Hảo Hảo hương vị thái hải sản:

 Thành phần gia vị: dầu, dầu thực vật (dầu cọ, chất chống oxy hóa (BHA (320)), BHT (321)), các gia vị (hành, ớt tỏi, ngò rí, hạt hoa tiêu), muối ăn, bơ động vật, chất điều vị (mononatri L-glutamate (621), dinatri succinat(361(ii)), dinatri 5’-inosinat (631).

 Thành phần ăn kèm: đậu phụ, rau cải thảo, bạc hà, rau muống, cà chua, quế, nấm kim châm, thịt bò, mực, tôm, ngao, dầu thực vật, muối ăn, bột ngọt, tương, đường cát trắng, tỏi, gia vị, sodium erythorbate, màu điều, ớt đỏ, soy protein isolate, sodium hydrogen phosphate, sodium dehydroacetate, nisin, potassium sorbate, sodium nitrite, hương liệu, các chất bảo quản axit xi-tri, D-sodium erythorbate, potassium sorbate (Kali sorbate), SDHA

 Thành phần mì: Thành phần: Tinh bột khoai lang, tinh bột sắn, nước, gia vị, chất điều chỉnh độ acid (natri carbonat (500ii))), chất chống oxy hóa (BHA (320), BHT (321)), Chất phụ gia: Axit Citric, SDHA, ammonium aluminum sulfate hydrate

 Lẩu tự sôi Hảo Hảo hương vị nấm:

 Thành phần gia vị: ớt, muối ăn, hạt hoa tiêu, dầu thực vật, dầu mè, đường phèn, nước, đường trắng, màu, hương liệu.

 Thành phần ăn kèm: củ sen, khoai tây, rau cải, măng, mộc nhĩ, bắp, nấm kim châm, nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm bào ngư, kỷ tử, táo tàu, hoài sơn, Chất phụ gia: các chất bảo quản axit xi-tri, D-sodium erythorbate, potassium sorbate (Kali sorbate), SDHA.

 Thành phần mì: Thành phần: Tinh bột khoai tây, tinh bột sắn, nước, gia vị, chất điều chỉnh độ acid (natri carbonat (500ii)), chất chống oxy hóa (BHA (320), BHT (321)), Chất phụ gia: Axit Citric, SDHA, ammonium aluminum sulfate hydrate

 Bước 1: Mở hộp, lấy gói gia vị, ăn kèm, mì và gói tạo nhiệt ra ngoài

 Bước 2: Lấy hộp bên trên ra cho gói gia vị lẩu, ăn kèm, mì và lượng nước vừa phải vào hộp

 Bước 3: Để gói tạo nhiệt vào khay bên dước, đổ nước lạnh vào, lập tức đặt hộp thức ăn lên trên sau đó đậy nắp lại.

 Bước 4: Mở một lỗ nhỏ đã được thiết kế sẵn trên nắp để dễ dàng thoát khí

 Bước 5: Sử dụng sau 10 phút

Chiến lược giá

Sản phẩm “Lẩu tự sôi SiuNhanh” được định giá dựa trên giá trị với sự tiện lợi (có ngay một tô lẩu chỉ trong 7 phút với thiết kế tiện lợi) và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng Với kích thước 15x9x10cm trọng lượng 100g trị giá 30.000 VND

Chiến lược phân phối

Chiến lược và mục tiêu kinh doanh: Xâm nhập và phát triển chọn lọc Các thành viên kênh được lựa chọn và quản lý thông qua các chính sách của doanh nghiệp Khi phát triển sản phẩm mới “Lẩu tự sôi SiuNhanh” doanh nghiệp chọn lọc lại các thành viên kênh phù hợp với khách hàng mục tiêu từ hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 05/07/2024, 19:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng chấm điểm các đối thủ cạnh tranh chinh - bài tiểu luận theo nhóm marketing chiến lược thương hiệu mì hảo hảo công ty vina acecook
Bảng ch ấm điểm các đối thủ cạnh tranh chinh (Trang 25)
Hình   ảnh thành công - bài tiểu luận theo nhóm marketing chiến lược thương hiệu mì hảo hảo công ty vina acecook
nh ảnh thành công (Trang 26)
BẢNG MA - bài tiểu luận theo nhóm marketing chiến lược thương hiệu mì hảo hảo công ty vina acecook
BẢNG MA (Trang 33)
BẢNG MA - bài tiểu luận theo nhóm marketing chiến lược thương hiệu mì hảo hảo công ty vina acecook
BẢNG MA (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w