Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA QUỐC TẾ HỌCBÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022Môn: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTên đề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: Tổ chức các cuộc thi hùng biện với chủ đề: “ Chung tay hạn chế
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022 nhằm nâng cao nhận thức của người dân về
ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến với môi trường
Họ và tên sinh viên: Vũ Hồng Ngọc Lớp: HK211-MNS1053 4-TT23-21
Mã sinh viên: 21031722
Hà Nội, 2021
Trang 21 Sự kiện xã hội:
Ngày 8/8/2021, những cột khói và tro bụi cuồn cuộn biến bầu trời thành màu cam và chặn ánh nắng mặt trời phía trên Evia, hòn đảo lớn thứ hai của Hy Lạp khi trận cháy rừng kéo dài nhiều ngày nuốt chửng những khu rừng nguyên sơ và xâm lấn các ngôi làng Cảnh tượng này trông giống như ngày tận thế trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc đã gọi khu vực Địa
Trung Hải là "một điểm nóng về biến đổi khí hậu" và cảnh báo những đợt nắng nóng, hạn hán và cháy rừng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn do nhiệt độ tăng cao
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) công bố một phần báo cáo mới nhất về tình trạng biến đổi khí hậu sau quãng thời gian 8 năm Theo nhà khoa học khí hậu Kelly Levin của Quỹ Trái đất Bezos (Mỹ), báo cáo một mặt
đề cập thực tế rằng chúng ta đang phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác liên quan đến biến đổi khí hậu, một mặt cảnh báo thế giới đã bước vào vùng lãnh thổ chưa từng được biết đến
về nước biển dâng và băng tan
2 Sự kiện khoa học
Qua sự kiện trên, ta thấy được ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng của biến đối khí hậu đến môi trường xung quanh
3 Phân tích sự kiện khoa học
- Khái quát sự kiện khoa học: Qua sự kiện trên, ta thấy được rằng hiện nay môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi không ngừng của khí hậu Những năm gần đây, khi biến đổi khí hậu trở nên ngày càng trầm trọng, các nhà chức trách và người dân quan tâm hơn bao giờ hết đến
Trang 3vấn đề này Hàng loạt các sự kiện xảy ra như hồi chuông cảnh tỉnh về hiểm hoạ khôn lường do biến đổi khí hậu gây ra đối với môi trường Đó không chỉ là Đám kéo dài tại hòn đảo Evia của
Hy Lạp mà còn là nhiều sự kiện khác như đám cháy rừng ở Úc, nắng nóng ở Tây Bắc Thái Bình Dương, lốc xoáy tại Mỹ, siêu bão Ida, Texas tê liệt vì băng tuyết, trận mưa lịch sử trên đỉnh Greenland Đó chính là những hồi chuông cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của biến đối khí hậu đối với môi trường xung
quanh ta
- Mâu thuẫn: Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật Khí hậu là các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa Đáng nhẽ khí hậu và môi trường luôn có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau Nhưng ngày nay khí hậu biến đổi và khiến môi
trường bị tàn phá, ảnh hưởng nặng nề Điều này gây ra mâu thuẫn giữa môi trường và khí hậu
- Tác động “âm tính”: Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường của chúng ta Những năm gần đây
ta thấy nhiều quốc gia hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu Nhiều nơi xuất hiện thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần Đó vốn dĩ là những hiện tượng tự nhiên bình
thường và có thể dự đoán được phần nào sự xuất hiện, nhưng
do tác động của biến đổi khí hậu mà báo lũ, thiên tai xuất hiện thường xuyên và khó đoán hơn Chưa kể sức tàn phá của chúng ngày càng trở lên kinh khủng và không thể lường trước Ngoài việc những hiện tượng thiên tai xuất hiện nhiều và khó đoán, biến đổi khí hậu còn khiến băng tan ở hai cực, mực nước biển tăng cao Điều này khiến nhiều quốc gia có nguy cơ
bị ngập trong nước biển Chưa kể biến đổi khí hậu còn khiến
hệ sinh thái bị phá hủy, sự đa dạng sinh học suy giảm, nhiêu
Trang 4loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng Biến đổi khí hậu còn khiến nhiều loại dịch bệnh có cơ hội phát tác và tạo ra nhiều biến chủng khó lường gây ra hậu quả nặng nề không chỉ đối với môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường xã hội
- Từ đó nêu được sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu:
Trong khi biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh ta, chúng ta cần hành động kịp thời để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn kịp thời tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường Môi trường vô cùng quan trọng với chúng ta vì vậy ta phải bảo vệ môi trường khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu
4 Đặt tên đề tài nghiên cứu
Tổ chức các cuộc thi hùng biện với chủ đề: “ Chung tay hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022 nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến với môi trường
5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh việc tổ chức các cuộc thi hùng biện với chủ đề: “ Chung tay hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2021-2022 hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của người dân
về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến với môi
trường
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 5- Phân tích cơ sở lý luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường
- Phân tích thực trạng môi trường bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra
- Làm rõ nguyên nhân môi trường bị ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu
- Phân tích khả năng nâng cao nhận thức của người dân về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến với môi trường khi tổ chức các cuộc thi hùng biện với chủ đề: “ Chung tay hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi
trường” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022
7 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: 2021- 2022 Phạm vi
nghiên cứu thời gian trong giai đoạn 2021-2022 được lựa chọn
vì nhiều lí do Thứ nhất, năm 2021 chúng ta đã chứng kiến quá nhiều sự kiện môi trường bị tàn phá nặng nề do biến đổi khí hậu vì vậy bước sang giai đoạn mới chúng ta 2021-2022 chúng ta cần phải hành động ngay để bảo vệ môi trường khỏi những tác động của biến đổi khí hậu Thứ hai, giai đoạn năm 2021-2022 chúng ta đã có nhiều biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của dịch covid 19 vì vậy chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu đề tài thuận lợi hơn Thứ ba, đây là giai đoạn nghị định mới trong luật môi trường của Việt Nam được công bố, có thể thấy vấn đề môi trường vào giai đoạn 2022 đang được nhà nước quan tâm rất nhiều Vì những lí do trên tôi quyết định chọn phạm vi thời gian là giai đoạn 2021-2022 để tiến hành nghiên cứu
Trang 6- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Địa bàn thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội được chọn làm không gian nghiên cứu bởi nhiều lí do Thứ nhất, đây là thành phố lớn, đông dân cư,
là thủ đô của đất nước vì vậy nếu tiến hành nghiên cứu ở Hà Nội sẽ tạo được sự quan tâm từ mọi người Thứ hai, Hà Nội cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường, như việc nóng bất thường vào mùa hè hay thời tiết lạnh sâu vào mùa đông Vì vậy người dân tại địa bàn thành phố Hà Nội chắc chắn muốn quan tâm bảo vệ môi
trường của thành phố
8 Mẫu khảo sát
- Khách thể nghiên cứu: Công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Mẫu khảo sát: Khảo sát 100 công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong đó gồm:
+ Thanh thiếu niên: 40 thanh thiếu niên từ độ tuổi 6-17 tuổi trên thành phố Hà Nội; lựa chọn khảo sát những đối tượng này
vì họ đại diện cho thế hệ tương lai của đất nước Họ còn trẻ nên tiếp cận với thông tin nhanh và dễ dàng học hỏi Họ cũng
sẽ có nhiều ý tưởng và ý kiến mới
+ Những người trưởng thành: 50 người độ tuổi 18 tuổi-59 tuổi trên địa bàn thành phố; lựa chọn khảo sát những đối tượng này vì họ là những người trưởng thành đã có việc làm ổn định,
có khả năng nhìn nhận vấn đề thấu đáo, thực tế Họ chiếm đa
số và có thể tác động vào nhiều việc
+ Những người cao tuổi: 10 người cao tuổi bất kì trên toàn thành phố Hà Nội Họ là những người có nhiều kinh nghiệm,
Trang 7trải qua nhiều sự việc trong suốt thời kì lịch sử nên có nhiều lời khuyên và góc nhìn của họ đại diện cho thế hệ đi trước, những người có tiếng nói giá trị và có ảnh hưởng trong gia đình cũng như xã hội
9 Câu hỏi nghiên cứu
9.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
Việc tổ chức tổ chức các cuộc thi hùng biện với chủ đề: “
Chung tay hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2021-2022 có hiệu quả như nào trong việc nâng cao nhận thức của người dân về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến với môi trường ?
9.2 Các câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
- Người dân có nhận thức như thế nào về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường ?
- Họ có nhận thức được nguyên nhân về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường ?
- Làm cách nào để tổ chức cuộc thi hùng biện với chủ đề “ Chung tay hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2021-2022 một cách hiệu quả ?
10 Giả thuyết nghiên cứu
10.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
10.2 Các giả thuyết nghiên cứu bổ trợ
11 Phương pháp nghiên cứu
Trang 8Tham khảo Chương IV, Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Nhất thiết cần phân tích:
11.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo Chương IV, Vũ Cao Đàm (2007) để viết mục này Thống kê ít nhất 5 tài liệu có thật (khuyến khích có tài liệu được công bố ở nước ngoài) ghi theo mẫu:
- Tên tác giả (năm công bố), tên tác phẩm, nơi công bố
Ví dụ: Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
11.2 Phương pháp phỏng vấn
Tham khảo Chương IV, Vũ Cao Đàm (2007) để viết mục này Cần nêu:
- Nhóm đối tượng được phỏng vấn;
- Trong mỗi nhóm: nêu từng đối tượng được phỏng vấn, mỗi đối tượng cần soạn sẵn một/nhiều câu hỏi cụ thể;
- Cách thức phỏng vấn…
11.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tham khảo Chương IV, Vũ Cao Đàm (2007) để viết mục này
Trang 9Phân tích phương pháp xử lý thông tin thu được qua bảng hỏi
Có thể có thêm các phương pháp khác, ví dụ:
- Phương pháp khảo sát thực địa;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp trắc nghiệm xã hội…
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: Lập đề cương chi tiết các chương của đề tài trên theo gợi ý (yêu cầu làm chi tiết đến tiểu mục gồm 3 số):
CHƯƠNG 1…
1.1…
1.1.1…
Trang 101.2…
1.2.1…
1.2.2…
1.3…
CHƯƠNG 2…
2.1…
2.1.1…
2.1.2…
2.2…
2.2.1…
Trang 112.3…
CHƯƠNG 3…
3.1…
3.1.1…
3.1.2…
3.2…
3.2.1…
3.2.2…
3.3…
Trang 12KẾT LUẬN
Trang 14TRÍCH NGUỒN
- Bộ tài nguyên và môi trường – Tổng cục khí tượng thủy văn ( 5/1/2022) Bài báo “Năm 2021, thế giới trải qua 10 sự kiện khí hậu nổi bật”