1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu chiến lược kênh phân phối chuỗi cửa hàng cà phê ông bầu

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cho người đọc cáinhìn tổng quan về kênh phân phối và mối quan hệ với các thành tố khác trong marketing –mix.Từ khóa: Ông Bầu, phân phối, chuỗi cửa hàng cà phê, chiến lược kênh phân phối,

Trang 1

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI

CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ ÔNG BẦUTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Chuyên ngành:QUẢN TRỊ MARKETING

Sinh viên thực hiện: Phan Hoài Lâm

Giảng viên hướng dẫn: ThS Huỳnh Trị An

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

KHOA MARKETING

TS GVC NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu chiến lược kênh phân phối chuỗi cửa hàng cà phêÔng Bầu” là bài viết của riêng cá nhân em Để hoàn thiện bài viết này, em đã dành thời giantìm hiểu, nghiên cứu các bài báo, bài viết cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệttình, tận tâm của Th.S Huỳnh Trị An – Giảng viên hướng dẫn Các thông tin, số liệu và kếtquả trong bài viết này là hoàn toàn được sưu tầm, chắt lọc, sắp xếp một cách hợp lý nhất từnhững nguồn thông tin đại chúng và tài liệu chính thống cùng với sự quan sát và trải nghiệmsản phẩm của cá nhân em Nếu bài viết có sự phát hiện không trung thực, em xin chịu hoàntoàn trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện:

Phan Hoài Lâm

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trườngĐại học Tài chính - Marketing nói chung và quý thầy cô khoa Marketing nói riêng đã nhiệttình giảng dạy, truyền đạt lại cho chúng em những bài học, những kinh nghiệm quý báu của

mình để chúng em có hành trang vận dụng cho việc học và đi làm sau này.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Huỳnh Trị An người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện thực hành nghềnghiệp 1 Những lời nhận xét, kinh nghiệm mà cô truyền đạt cho chúng em, thực sự là bàihọc quý báu, đề chúng em hoàn thiện báo cáo Thực hành nghề nghiệp 1 của mình.

-Trong quá trình thực hiện báo cáo Thực hành nghề nghiệp 1, vì thời gian và lượngkiến thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận đượcsự góp ý đóng của của cô để em ngày càng hoàn thiện hơn và có kiến thức tốt để vận dụngcho việc đi làm sau này.

Cuối cùng, em xin chúc ThS Huỳnh Trị An và tất cả các thầy cô khác của trường Đạihọc Tài chính - Marketing có thật nhiều sức khoẻ, luôn hạnh phúc và thành công trong cuộcsống.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện:

Phan Hoài Lâm

Trang 6

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 2 5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI 5

2.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING - MIX 5

2.1.1 Khái niệm về Marketing: 5

2.1.2 Vai trò và chức năng của marketing: 5

2.1.2.1 Vai trò của marketing 5

2.1.2.2 Chức năng của marketing: 6

2.1.3 Khái niệm về Marketing – Mix: 6

2.2 CÁC KHÁI NIỆM VỀ KÊNH PHÂN PHỐI 7

2.2.1 Khái niệm phân phối, kênh phân phối, chiến lược phân phối: 7

2.2.2 Cấu trúc kênh phân phối: 8

Trang 7

2.2.2.1 Cấu trúc kênh phân phối hàng tiêu dùng: 8

2.2.2.2 Cấu trúc kênh phân phối hàng công nghiệp: 10

2.2.3 Các dòng lưu chuyển trong kênh phân phối: 11

2.2.3.1 Khái niệm: 11

2.2.3.2 Các dòng lưu chuyển trong kênh phân phối: 12

2.2.4 Vai trò của phân phối trong hoạt động Marketing – Mix: 14

3.2 Giới thiệu Công ty Cổ phần Cà phê Ông Bầu 19

3.2.1 Sơ lược doanh nghiệp, lịch sử hình thành và phát triển 19

Trang 8

3.3.1.3 Nguồn lực của Doanh nghiệp 25

3.3.1.4 Các yếu tố môi trường 25

3.3.2 Đặc điểm cấu trúc kênh phân phối 27

3.3.2.1 Chiều dài kênh phân phối 27

3.3.2.2 Chiều rộng kênh phân phối 28

3.3.2.3 Các loại trung gian trong kênh phân phối 29

3.3.3 Các dòng chảy trong kênh phân phối 31

3.3.4.2 Mối quan hệ giữa chiến lược phân phối và chiến lược giá (Price) 35

3.3.4.3 Mối quan hệ giữa chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị(Promotion) 36

Trang 9

4.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI 39

4.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm của thương hiệu 39

4.2.2 Hợp tác với nhiều trung gian phân phối, mở rộng chiều dài kênh 40

4.2.3 Tăng cường kiểm soát với các đối tác nhượng quyền, trung gian 40

4.2.4 Xây dựng hình ảnh thương hiệu đẹp, uy tín 41

1.3 Xây dựng chiến lược Marketing Mix - MM (Marketing – Mix) b1.4 Triển khai thực hiện chiến lược Marketing – I (Implememtation) b1.5 Kiểm tra và đánh giá chiến lược Marketing – C (Control) b2 Chiến lược Marketing – Mix b2.1 Khái niệm Marketing Mix b2.2 Các thành tố trong Marketing Mix b2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix c

Trang 10

Hình 2.5: Sơ đồ yếu tố thể hiện chiều rộng kênh 10

Hình 2.6: Sơ đồ cấu trúc kênh hàng công nghiệp 11

Hình 2.7: Sơ đồ dòng lưu chuyển sản phẩm 12

Hình 2.8: Sơ đồ dòng lưu chuyển thương lượng 12

Hình 2.9: Sơ đồ dòng lưu chuyển quyền sở hữu 12

Hình 2.10: Sơ đồ dòng lưu chuyển thanh toán 13

Hình 2.11: Sơ đồ dòng lưu chuyển thông tin 13

Hình 2.12: Sơ đồ dòng lưu chuyển xúc tiến 14

Hình 2.13: Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố trong marketing - mix 14

Hình 3.1: Hình ảnh thức uống hương cà phê 16

Hình 3.2: Cửa hàng Highlands Coffee tại các trung tâm thương mại 19

Hình 3.3: Logo Thương hiệu Cà phê Ông Bầu 20

Hình 3.4: Hình ảnh 3 ông Bầu và HLV Park tại buổi khai trương cửa hàng thứ 100 21

Hình 3.5: Sản phẩm Cà phê hòa tan Ông Bầu 27

Hình 3.6: Hình ảnh sản phẩm cà phê rang xay mộc - pha phin 29

Trang 11

Hình 3.7: Hỉnh ảnh xe bán hàng lưu động Ông Bầu 30Hình 3.8: Sơ đồ dòng thông tin trong công ty Ông Bầu 31Hình 3.9: Hình ảnh Công Phượng PR cho sản phẩm cà phê hòa tan sữa đá Ông Bầu 33Hình 3.10: Thực đơn của cửa hàng Ông Bầu 36Hình 3.11: Chiến lược chiêu thị qua trò chơi dự đoán tỷ số trận đấu 37Hình PL1: Quy trình Marketing aHình PL2: Khai trương thương hiệu Cada Specialty dHình PL3: Đại diện Elisa và Ông Bầu nâng ly trong lễ khai trương f

Trang 12

TÓM TẮT

Thị trường kinh doanh ngành F&B nói chung và chuỗi thương hiệu cà phê và trà ởViệt Nam nói riêng đang thu hút rất nhiều “thực khách” xâu xé miếng bánh này Quy mô thịtrường này được ước tính khoảng 1 tỷ đô/năm và dự báo sẽ tăng thêm trong thời gian tới.Trong lúc những thương hiệu lớn đang loay hoay bảo vệ thị phần của mình ở giai đoạn đạidịch Covid-19 diễn ra phức tạp, thì thời gian này cũng có những thương hiệu bắt đầu xâmnhập vào thị trường này Điển hình là chuỗi cà phê thương hiệu Ông Bầu Báo cáo này hướngtới thương hiệu Ông Bầu và tìm hiểu chiến lược mở rộng kênh phân phối của họ Đề tài đisâu vào tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp mang tới cộng đồng Từ đó, làm rõnhững các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn kênh phân phối Ngoài ra, các dòng lưu chuyểnhay đặc điểm cấu trúc kênh của Ông Bầu cũng được nghiên cứu và làm rõ Cho người đọc cáinhìn tổng quan về kênh phân phối và mối quan hệ với các thành tố khác trong marketing –mix.

Từ khóa: Ông Bầu, phân phối, chuỗi cửa hàng cà phê, chiến lược kênh phân phối,

thị trường.

Vietnam is an extremely attractive market for F&B sector, especially the beverageindustry Annual revenue in this industry has reached approximately 1 billions USD andexpected to increase in the upcoming years At the time, big brands have been struggling toprotect their market share, during the complicated period of the covid-19 pandemic Inaddition, there are some brands start penetrate this market Typically, it is the chain of coffeeshops, Ong Bau This report aim to Ong Bau brand and also learn about their distributionchannel expansion strategy The project focuses on vision, mission and value of businessbrings to the community Following clarify the factor affecting the selection of distributionchannel Besides, Ong Bau channel also researched and clarified base on structural featureand flows of distribution channel That help readers get an overview of distribution marketand relationship between factors in marketing – mix.

Keywords: Ong Bau, distribution, chain of coffee shops, distribution channel

strategy, market.

Trang 13

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hiện nay, thị trường chuỗi cà phê ở Việt Nam được cho là một mảnh đất vô cùng màumỡ Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor công bố gần đây (cuối2019) cho biết rằng thị trường chuỗi cà phê và trà ở Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỉUSD/năm Cuộc đua chuỗi cửa hàng cà phê Việt Nam đang rất khốc liệt với các thương hiệutới từ trong nước lẫn nước ngoài Theo thống kê, 5 chuỗi cà phê lớn nhất đang chiếm khoảng15,3% thị phần chuỗi cà phê Việt Nam gọi tên: Highlands Coffee, Starbucks, The CoffeeHouse, Phúc Long và Trung Nguyên.

Với miếng bánh thị phần màu mỡ của thị trường Việt Nam, để giữ vị thế trong tâm trícủa khách hàng, những chuỗi cà phê lớn luôn thay đổi, chuyển mình theo thị trường, cho rađời những dòng sản phẩm đa dạng, cập nhật, áp dụng những phương thức, quy mô kinhdoanh mới mẻ và độc đáo.

Ngoài những thương hiệu mạnh, thị phần dành cho các chuỗi cà phê giá bình dân haytake away (cà phê mang đi) cũng vô cùng cạnh tranh với các sự góp mặt của Milano, Passio,Guta Cafe, trong đó dẫn đầu là Milano với gần khoảng 1.400 cửa hàng trên toàn quốc.

Từ cuối năm 2019 đến nay, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã bị ảnh hưởngrất nhiều bởi Đại dịch Covid-19 Kinh tế, chính trị đều có những diễn biến tệ đi; các ngànhdịch vụ như du lịch ảnh hưởng trầm trọng khiến cho nhiều doanh nghiệp đi đến bề vực phásản hoặc đang trong giai đoạn cầm cự Ngược lại cũng có một số doanh nghiệp lại phát triểnmột cách nhanh chống mặt Trong mảng F&B ở Việt Nam giai đoạn này điển hình là mô hìnhchuỗi cà phê Ông Bầu.

Trong một thời gian ngắn, hình ảnh những cửa hàng cà phê, xe bán cà phê lưu độngmang tên Ông Bầu xuất hiện ngày một dày đặc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trongmùa Covid-19 Nhắm vào đối tượng khách hàng bình dân và yêu thể thao, đặc biệt là bóng đá,hình ảnh của Cà phê Ông Bầu dần lấy được tình cảm của khách hàng Đến hiện tại, chuỗi càphê này đã có 100 cửa hàng trên toàn quốc Chiến lược nào sau những thành công như vậy,chúng ta cùng tìm hiểu về “Chiến lược kênh phân phối của chuỗi cửa hàng Cà phê Ông Bầu”.

1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Để tìm hiểu chiến lược kênh phân phối của chuỗi cửa hàng của các thương hiệu lớnnói chung và Ông Bầu nói riêng, chúng ta cần xác định mục tiêu rõ ràng.

Trang 14

Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết của Marketing, Marketing – Mix, Chiến lược kênh phânphối.

Phân tích Chiến lược kênh phân phối của chuỗi cửa hàng cà phê Ông Bầu của công tyCổ phần Cà phê Ông Bầu.

Giải pháp và đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động Chiến lược kênh phân phốicủa chuỗi cửa hàng cà phê Ông Bầu.

1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu: chiến lược phân phối chuỗi cửa hàng cà phê Ông Bầucủa công ty cổ phẩn cà phê Ông Bầu.

 Phạm vị nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: Thị trường Việt Nam

- Thời gian dữ liệu, thông tin: Từ khi thành lập (đầu 2020) đến hiện tại.

1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Có nhiều phương pháp để thực hiện báo cáo này, nhưng ở đây, sinh viên tập trungnhững phương pháp chính sau đây:

Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tìm hiểu về tình hình thị trường, ngành và công tythông qua các dữ liệu thứ cấp từ nguồn của công ty, các nguồn Internet, sách, báo.

Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình triển khai chiến lược phân phối của công tyđể đánh giá đưa ra nhận định và đề xuất hoàn thiện chiến lược cho doanh nghiệp.

Phương pháp thống kê và tổng hợp: Thống kê và tổng hợp dữ liệu, số liệu có được từcác tài liệu của doanh nghiệp và từ các nguồn thứ cấp trên internet từ năm 2020 - nay để nắmđược tình hình thị trường và số liệu liên quan về ngành.

1.5.KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài những phần nội dung phía trên, kết cấu đề tài là một phần không để thiếu trongbáo cáo này, cũng giống như những báo cáo thực hành nghề nghiệp khác, báo cáo này có 5chương gồm những nội dung chính sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài

Chương 1 đưa ra những lí do chọn để tài, các đối tượng, mục tiêu và phương phápnghiên cứu cũng như cấu trúc cơ bản của đề tài nghiên cứu hướng tới.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trang 15

Chương 2 cho ta cái nhìn tổng quan cơ sở lí thuyết về Marketing, Marketing – Mix,các khái niệm về phân phối, kênh phân phối, các chiến lược phân phối Nội dung chính tậptrung vào kênh phân phối và các chiến lược phân phối, các quyết định liên quan đến việc lựachọn kênh phân phối Ngoài ra, nghiên cứu còn đề cập tới cấu trúc, các dòng chảy và mốiquan hệ giữa kênh phân phối (Distribution) với các thành tố khác trong Marketing – Mix.

Chương 3: Thực trạng chiến lược kênh phân phối của công ty Cổ phần cà phê ÔngBầu.

Chương 3 sẽ đi sâu vào phân tích chiến lược phân phối chuỗi cửa hàng cà phê ÔngBầu và các kênh phân phối của doanh nghiệp hiện tại Chương này cung cấp cho chúng tanhững thông tin cơ bản, mới nhất và thị trường cà phê Việt Nam và hệ thống chuỗi cửa hàngbán lẻ cà phê trên thị trường Các phân khúc thị trường mà các “ông lớn” trong lĩnh vựcF&B đang xâu xé Cũng như những thông tin về Công ty Cổ phần Cà phê Ông Bầu.

Đồng thời đi sâu vào các chiến lược của Thương hiệu Ông Bầu đã và đang làm đểphát triển kênh phân phối của mình, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà từ đầu công tyđã đặt ra Nghiên cứu, tìm hiểu từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá giúp hoàn thiện hơnchiến lược kênh phân phối của doanh nghiệp.

Chương 4: Đề xuất và giải pháp

Từ những thông tin nghiên cứu của chương 3, chương 4 đưa ra những yếu tố trong mtrận SWOT làm rõ các điểm manh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của chiến lược kênhphân phối của Ông Bầu Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp trong tương lai đểphát huy và cải thiện những thứ mà doanh nghiệp có và thiếu.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Tổng kết lại nội dung toàn bộ bài báo cáo nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị, kếtluận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Như cấu trúc của một bài văn không thể thiếu phần mở bài, thân bài và kết bài.Chương 1cũng giống như phần mở đầu cho bài văn, là một phần không thể thiếu trong bấtbài nghiên cứu nào! Chương 1 mang đến cái nhìn tổng quát của đề tài: lí do chọn đề tài, mụcđích, đối tượng và cả phương pháp nghiên cứu của sinh viên khi làm đề tài này Nhìn vàochương này, dễ dàng nhận ra bài báo cáo hướng tới đối tượng là chuỗi cửa hàng Cà phê tạiViệt Nam mà nhân vật chính là thương hiệu Ông Bầu Hãy cùng tìm hiểu chiến lược nào choÔng Bầu vào những chương tiếp theo!

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI2.1.TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING - MIX

2.1.1 Khái niệm về Marketing:

Hiện nay, có thể nói Marketing xuất hiện ở khắp mọi nơi và chúng ta tiếp xúc với nómỗi ngày Tuy nhiên, mỗi người lại có một cách hiểu về Marketing khác nhau, đôi khi còn cónhững sự nhầm lẫn giữa Marketing với các lĩnh vực khác.

Marketing bao trùm nhiều lĩnh vực, cho nên ở mỗi góc nhìn khác nhau sẽ có nhữngđịnh nghĩa về Marketing khác nhau.

- Theo Philip Kotler: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cánhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự donhững sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác.”

- Với Hiệp hội Marketing Mỹ (The American Marketing Association – AMA)cho rằng: “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị vàphân phối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãnmục tiêu cá nhân và tổ chức.”

- Theo sách “Marketing căn bản” của trường Đại học Tài chính – Marketing viết:“Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thoả mãn nhu cầu ước muốncủa mình thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm với người khác.”

Chung quy, hiểu theo một cách giản đơn hơn thì “Marketing là tất cả các hoạt độngnhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và trên cơ sở đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu củamình.”

2.1.2 Vai trò và chức năng của marketing:

2.1.2.1 Vai trò của marketing

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, Marketing cũng dần khẳng định vai trò quantrọng của mình trong kinh doanh:

- Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu củakhách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạtđộng kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.

- Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dunghòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.

Trang 17

- Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tíncủa mình trên thị trường.

- Marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, cácquyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết địnhmarketing như: Sản xuất sản phẩm gì?, cho thị trường nào?, sản xuất như thế nào?, với sốlượng bao nhiêu?

2.1.2.2 Chức năng của marketing:

- Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu: bao gồm các hoạt động thu thậpthông tin về thị trường, phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tiềm năng và dựđoán triển vọng của thị trường Chức năng này giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu tìm ẩncủa thị trường.

- Thích ứng/đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi: bao gồm thích ứng nhu cầuvề sản phẩm, giá cả, tiêu thụ và thông tin.

- Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao: Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và mứcsống của người tiêu dùng ngày được nâng cao, nhu cầu của họ sẽ trở nên đa dạng, phong phúhơn Hoạt động marketing phải luôn luôn nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới với những íchdụng mới nhằm nâng cao, tối đa hoá chất lượng cuộc sống.

- Hiệu quả kinh tế: Thoả mãn nhu cầu chính là cách thức giúp doanh nghiệp códoanh số và lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả và lâu dài.

- Phối hợp: Phối hợp các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm đạt được mụctiêu chung của doanh nghiệp và hướng tới sự thoả mãn của khách hàng.

2.1.3 Khái niệm về Marketing – Mix:

Marketing hỗn hợp (Marketing mix) là một khái niệm rất thông dụng trong kinhdoanh - là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếpthị trong thị trường mục tiêu.

Thuật ngữ Marketing mix được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 khi Neil Borden –chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt rathuật ngữ “Marketing hỗn hợp”.

Một nhà marketing nổi tiếng, E Jerome Mc Carthy, đề nghị phân loại theo 4P vàonăm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi Marketing mix (4P) là một trong những kháiniệm chủ yếu của Marketing hiện đại.

Marketing mix là biểu hiện cụ thể nhất về sự linh hoạt của doanh nghiệp trước sự thayđổi ngắn hạn của thị trường mục tiêu nhằm phù hợp với tình hình mới.

Trang 18

Marketing mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sửdụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định (Chủbiên TS Ngô Thị Thu, 2011)

Các thành tố của Marketing – Mix là: Sản phẩm (Product); Giá cả (Price); Phân phối(Place); và Chiêu thị (Promotion).

2.2.CÁC KHÁI NIỆM VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

2.2.1 Khái niệm phân phối, kênh phân phối, chiến lược phân phối:

 Phân phối : Là quá trình kinh tế và những điều kiện tổ chức liên quan đến việcđiều hành và vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đên tay người tiêu dùng.

Phân phối bao gồm toàn bộ quá trình hoạt động theo không gian, thời gian nhằm đưasản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Phân phối trong Marketing gồm các yếu tố cấu thành sau: người cung cấp, ngườitrung gian, hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng, hệ thống thông tin thịtrường

 Kênh phân phối:

Có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối tùy theo quan điểm sử dụng.- Theo quan điểm của nhà sản xuất

Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp về cả nhân độc lập phụ thuộc lẫnnhau mà qua đó doanh nghiệp sản xuất thực hiện bán sản phẩm cho người sử dụng hoặcngười tiêu dùng cuối cùng.

- Theo quan điểm của nhà trung gian

Kênh phân phối là dòng chảy của việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa haydịch vụ qua các cấp trung gian.

- Theo quan điểm của chức năng phân phối

Kênh phân phối là một hệ thống hậu cần (logistics) nhằm chuyển một sản phẩm, mộtdịch vụ hay giải pháp đến tay người người tiêu dùng ở một thời điểm và một địa điểm nhấtđịnh.

- Theo quan điểm của chức năng quản trị

Kênh phân phối là một tổ chức các chức năng bên ngoài doanh nghiệp để quản lý cáchoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm nâng cao các sản phẩm nhằm đạt mục tiêu của doanhnghiệp trên thị trường.

Chúng ta cùng chú ý đến điều đặc biệt này, nó có nghĩa như sau:

1 Kênh phân phối là tổ chức quan hệ: để cập nhật chức năng trao đổi của các thànhviên trong kênh.

Trang 19

2 Kênh phân phối là bên ngoài hệ thống tổ chức: Kênh phân phối chỉ tồn tại bênngoài doanh nghiệp, các kênh tổ chức sẽ liên quan đến việc quản lý giữa các tổ chức hơn lànội bộ doanh nghiệp.

3 Kênh phân phối là bên ngoài hệ thống tổ chức để quản lý các hoạt động: Các hoạtđộng này bao gồm độc nhất hướng phát triển ban đầu đến quản lý hoạt động hàng ngày củakênh.

4 Kênh phân phối là tổ chức quan hệ bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm nângcao các mục tiêu phân phối: Kênh phân phối nhằm đạt được mục tiêu phân phối, một trongmục tiêu của hoạt động Marketing Khi có sự thay đổi hay điều chỉnh các mục tiêu phân phối ,các yếu tố trong tổ chức quan hệ bên ngoài và cách thức quản lý các hoạt động cũng sẽ thayđổi theo.

Các khái niệm trên kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng với các đơn vị sản xuất.Các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, sức mạnh để thiết lập một hệ thống phân phối,thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh phân phối với bên ngoài môi trường đểđưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất.

 Chiến lược phân phối:

Chiến lược phân phối là tập hợp những nguyên tắc nhờ đó một tổ chức hy vọng có thểđạt được các mục tiêu phân phối của họ trong thị trường mục tiêu.

2.2.2 Cấu trúc kênh phân phối:

2.2.2.1 Cấu trúc kênh phân phối hàng tiêu dùng:

 Theo chiều dài kênh phân phối ta có các loại cấu trúc phân phối như sau:

- Kênh không cấp (kênh trực tiếp): nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho ngườidùng Hình thức bán có thể thành viên bán hàng của nhà sản xuất bán đến từng nhà, bán quacác cửa hàng của nhà sản xuất, hoặc thông qua các hình thức hiện đại như thiết bị bán hàng tựđộng, bán qua mạng Internet, email, điện thoại.

Hình 2.1: Sơ đồ kênh không cấp

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

Trang 20

- Kênh một cấp: nhà sản xuất đưa ra sản phẩm của mình đến người dùng thôngqua các nhà bán lẻ (đối với sản phẩm tiêu dùng) hoặc các nhà mô giới, đại lí (đối với hàngcông nghiệp).

Hình 2.3: Sơ đồ kênh hai cấp

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

- Kênh ba cấp (kênh dài suốt): thường có đầy đủ các thành phần trung gian thamgia như đại lí, mô giới, nhà bán buôn nhà bán lẻ.

Ngườitiêudùng

Trang 21

Hình 2.5: Sơ đồ yếu tố thể hiện chiều rộng kênh

- Phân phối đại trà: Là cách thức Nhà sản xuất (nhà cung cấp) phân phối sảnphẩm, dịch vụ đến càng nhiều nhà trung gian càng tốt Hình thức này được áp dụng hầu hếtcho các mặt hàng tiêu dùng thông thường như thực phẩm tươi sống, rau xanh, đồ gia dùng,nước giải khát,…

- Phân phối chọn lọc: Là phương thức lựa chọn những Nhà Phân Phối theo tiềmnăng bán hàng, những sản phẩm được khách hàng có suy nghĩ, cân nhắc Thường được dùngcho các doanh nghiệp đã ổn định hoặc doanh nghiệp mới đang tìm cách thu hút trung gianbằng cách hứa hẹn áp dụng hình thức phân phối chọn lọc.

- Phân phối độc quyền: Nhà sản xuất chọn một Nhà phân phối độc quyền trênmột khu vực thị trường với mục đích hạn chế số lượng trung gian khi muốn duy trì quyềnkiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo hình ảnh tốt của sản phẩm Hình thức trên được sử dùngvới những sản phẩm đắt tiền, sản phẩm đòi hỏi một loạt dịch vụ hoặc kỹ thuật cao như ô tô,thiết bị điện tử, dược – mỹ phẩm,…

 Loại trung gian trong kênh phân phối thường gặp như: nhà bán buôn, nhà bánlẻ, đại lí (đại lí uỷ thác, đại lí độc quyền, địa lí hoa hồng), môi giới,…Ngoài Nhà sản xuất vàngười tiêu dùng cuối cùng, các trung gian phân phối cũng là một phần chính trong cấu trúckênh phân phối, có vai trò quan trọng không thua kém gì hai đối tượng còn lại.

2.2.2.2 Cấu trúc kênh phân phối hàng công nghiệp:

Do tính chất đặc thù của sản phẩm công nghiệp, nên kênh phân phối sản phẩm côngnghiệp thường ngắn hơn, bởi vì số lượng người sử dụng sản phẩm công nghiệp không nhiều,tập trung về mặt địa lí và thường mua với số lượng lớn Cấu trúc kênh phân phối hàng côngnghiệp được minh họa theo sơ đồ sau:

Trang 22

KÊNH B

KÊNH CKÊNH D

Hình 2.6: Sơ đồ cấu trúc kênh hàng công nghiệp

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

2.2.3 Các dòng lưu chuyển trong kênh phân phối:

2.2.3.1 Khái niệm:

- Dòng lưu chuyển trong kênh phân phối thể hiện sự vận động của các yếu tốtrong kênh phân phối khi một kênh phân phối được phát triển Các dòng lưu chuyển này cungcấp sự kết nối, ràng buộc giữa các thành viên trong kênh với nhau và giữa các tổ chức khácvới nhau.

- Dòng lưu chuyển trong kênh phân phối giúp chúng ta phân biệt hoạt động quảnlí kênh phân phối vật chất sản phẩm Quản lí kênh liên quan tới tất cả các dòng lưu chuyển,trong khi quản lí phân phối vật chất chỉ đề cập đến dòng lưu chuyển sản phẩm trong kênh.

Nhà sảnxuất

Nhà phân phốicông nghiệp

Nhà sản

xuất hay chi nhánh bán hàngĐại diện nhà sản xuất

Người tiêudùng

Người tiêudùng

Nhà sản

xuất Đại diện nhà sảnxuất hay chinhánh bán hàng

Nhà phân phốicông nghiệp

Ngườitiêudùng

Trang 23

2.2.3.2 Các dòng lưu chuyển trong kênh phân phối:

o Dòng sản phẩm: Thể hiện sự di chuyển vật chất của sản phẩm về không gianvà thời gian tất cả các thành viên tham gia vào quá trình này, từ nơi sản xuất đến nơi tiêudùng cuối cùng Sản phẩm được chuyển nhờ vào các công ty Vận tải tới các nhà máy.

Hình 2.7: Sơ đồ dòng lưu chuyển sản phẩm

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

o Dòng thương lượng: Thể hiện sự tác động qua lại của các chức năng mua vàbán liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm Các công vận tải không tham gia vào dòng lưuchuyển này do họ không tham gia vào chức năng đàm phán Đây là dòng lưu chuyển haichiều vì có sự trao đổi song phương giữa các mức độ của kênh.

Hình 2.8: Sơ đồ dòng lưu chuyển thương lượng

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

o Dòng sở hữu: Thể hiện sự chuyển sở hữu của sản phẩm từ nhà sản xuất đếnngười tiêu dùng cuối cùng Các công ty vận tải cũng không tham gia vào dòng lưu chuyểnnày do họ không sở hữu sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm.

Hình 2.9: Sơ đồ dòng lưu chuyển quyền sở hữu

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

Nhà sảnxuất

lẻ Người tiêudùng

Trang 24

o Dòng thanh toán: Dòng thanh toán mô tả sự vận động của tiền hàng từ ngườitiêu dùng qua các trung gian thương mại về đến nhà sản xuất.

Hình 2.10: Sơ đồ dòng lưu chuyển thanh toán

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

o Dòng thông tin: Thể hiện sự trao đổi thông tin từ nhà sản xuất đến người tiêudùng cuối cùng Đây là dòng lưu chuyển hai chiều vì có sự trao đổi thông tin song phươnggiữa các mức độ của kênh bao gồm các thông tin liên quan tới hoạt động phân phối như: sốlượng, chất lượng hàng, thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng, hình thức thanh toánvv Các công ty vận tải cũng tham gia vào dòng lưu chuyển này.

Hình 2.11: Sơ đồ dòng lưu chuyển thông tin

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

o Dòng xúc tiến: Thể hiện sự hỗ trợ về truyền thông của nhà sản xuất cho cácthành viên trong kênh dưới các hình thức: quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi trung gian,tuyên truyền Các Công ty vận tải cũng không tham gia vào dòng lưu chuyển này mà thaythế là các đại lý quảng cáo, họ cung cấp và thực hiện các dịch vụ quảng cáo.

Người sản

Doanhnghiệpvận tải

Ngườitiêudùng

Trang 25

Hình 2.12: Sơ đồ dòng lưu chuyển xúc tiến

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

2.2.4 Vai trò của phân phối trong hoạt động Marketing – Mix:

- Phân phối liên quan tới toàn bộ quá trình xác định và tổ chức hoạt động cácquan hệ bên ngoài nhằm đáp ứng mục tiêu phân phối của Công ty, Quan hệ giữa chiến lượcMarketing – mix với chiến lược phân phối thể hiện trong hình sau ( Hình 2.13).

- Vai trò của phân phối liên quan mật thiết với các thành tố khác đồng thời xâydựng và thực hiện các hoạt động phân phối dựa trên cơ sở mục tiêu của chiến lược marketing– mix và việc thực hiện chính sách 3P còn lại Có thể nói mỗi thành tố P trong marketing –mix đều có vai trò quan trọng như nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm của thị trường mụctiêu, mỗi công ty sẽ xác định vị trí của thành tố như thế nào để đạt mục tiêu kinh doanh trongthị trường mục tiêu đã xác định.

Hình 2.13: Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố trong marketing - mix

(Nguồn:TS Trần Thị Ngọc Trang, ThS Trần Văn Thi (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê,Trường Đại học Tài chính – Marketing.)

Chiến lượcsản phẩm

Chiến lượcgiá

Chiến lượcchiêu thịChiến lược

phân phốiNhà

Đại líquảngcáo

Ngườitiêudùng

Trang 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 2:

Chương 2 với tiêu đề “Cơ sở lý thuyết về chiến lược kênh phân phối” sẽ cũng cấp đầyđủ các khái niệm về Marketing cũng như Marketing – Mix Vai trò và chức năng cơ bản củaMarketing trong đời sống thực tiễn Ngoài ra, các lý thuyết về phân phối, kênh phân phối vàchiến lược kênh phân phối cũng được liệt kê một cách rõ ràng và chi tiết Đồng thời để xâydựng và quản trị kênh phân phối không thể thiếu cái yếu tố về trúc cấu và dòng lưu chuyểnbên trong kênh, ở đây cũng sẽ được nêu rõ Cuối cùng, vai trò của kênh phân phối trong hoạtđộng marketing – mix, nó mang lại những lợi ích gì? và lí do chúng ta cần hoàn thiện và pháttriển kênh phân phối để phối hợp với 3 yếu tố còn lại hướng tới mục tiêu chung như thế nào

Trang 27

Nếu vài năm trước, thị trường kinh doanh quán cà phê kết hợp là một cuộc chiến củacác ông lớn và các tên tuổi từ nước ngoài thì giờ đây, sân chơi này đã ghi nhận sự tham giađông đảo của nhiều chuỗi cà phê nội địa với đủ quy mô và hình thức khác nhau.

Hình 3.1: Hình ảnh thức uống hương cà phê

(Nguồn: Doko (2021), Thị trường chuỗi cà phê trong nước - Sân chơi không còn dành cho những “ông lớn”, truycập 23/4/2021, https://doko.vn/thi-truong-chuoi-ca-phe-trong-nuoc-san-choi-khong-con-danh-cho-nhung-ong-lon/)

Thời gian gần đây, thị trường kinh doanh đồ uống hương vị cafe chứng kiến nhiềuthương hiệu chuỗi cà phê mới ra đời, đa phần đều nằm trong phân khúc bình dân và trung cấp,

Trang 28

nhằm tiếp cận đến đông đảo người tiêu dùng Một số đại diện tiêu biểu như: Guta Cafe, Coffee của Trung Nguyên, Nescafe Hub, Hi-Cafe của Vinamilk, Ông Bầu,

E-Đại dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các chuỗi càphê ở Việt Nam Ở phân khúc cao cấp, nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa, chuyển mặt bằng,trong khi các chuỗi cà phê bình dân, take away vẫn đủ khả năng khai trương chi nhánh mới.Vậy nên đã đến lúc “miếng bánh thị phần” cần được chia đều lại cho các bên theo xu hướngtiêu dùng hiện tại.

Các chuỗi cà phê “ăn nên làm ra” nhờ biết cách tận dụng tốt các đồ uống có hương vịcafe làm sản phẩm chính cho thực đơn của mình Họ sáng tạo ra nhiều dòngđồ uống mới phùhợp với sở thích của giới trẻ.Như chúng ta đã nhận thấy sự hưởng ứng của mọi người với cácđồ uống hương cà phê luôn trong tình trạng đông đúc nhất.

Để giữ vững được chỗ đứng của mình, các chuỗi cà phê cần xây dựng chiến lược pháttriển, kế hoạch PR phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêudùng hơn là chỉ mải miết chạy theo xu hướng mở rộng cửa hàng.

Các chuỗi cà phê mới xuất hiện còn có thể tận dụng thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵncó như các công ty cung cấp hương liệu cà phê uy tín trên thị trường để thoả mãn nhu cầuthưởng thức cà phê chất lượng của khách hàng cũng như kiểm soát chi phí, giá cả cho cửahàng.

Sự thật là, phát triển luôn đi kèm với cạnh tranh, vì lẽ đó mà lợi nhuận cho các chuỗicà phê trong thời điểm này không thể quá cao vì đây là lĩnh vực đang thu hút lượng nhà đầutư rất lớn Điều quan trọng để chuỗi cà phê có thể đứng vững trong thời điểm này là “lấycông làm lời”, chú trọng hơn vào phong cách, quy mô quán, chất lượng đồ uống để tăng độnhận diện cho thương hiệu mình.

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng các chuỗi cà phê ngoại tiện lợi, hiện đại, quy củ…nhưng chậm đổi mới nên đã bão hoà và chỉ phát triển tự nhiên theo tốc độ đô thị hoá Vậynên để giữ vững vị thế của mình, các chuỗi cà phê nội địa cần sớm đầu tư nghiên cứu để tựlàm mới chính mình, tránh đi vào “vết xe đổ” của các thương hiệu chuỗi cà phê ngoại.

Tại MQ International, chúng công ty cung cấp sản phẩm hương cà phê đảm bảo đượchương thơm đặc trưng của cà phê rang xay tự nhiên, giữ được mùi hương lâu như cà phê rangmộc Nhờ vậy có thể mang đến cho bạn những sản phẩm đồ uống hấp dẫn nhất cho cửa hàngcủa mình.

Thị trường kinh doanh hương cà phê tại Việt Nam vẫn luôn giữ được nhịp điệu sôiđộng riêng khi người tiêu dùng đã có sẵn hành vi tiêu thụ cà phê Vì vậy, để tồn tại trong

Trang 29

mà cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố như chất lượng phục vụ, vị trí kinh doanh, câu chuyệnthương hiệu, chiến lược xây dựng hình ảnh,…

3.1.2 Tiêu thụ

Theo Euromonitor, thị trường chuỗi cà phê và trà Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỷ đô,theo đó lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng thêm 15% trong năm 2021 Cácthống kê này cũng góp phần lý giải việc các ông lớn F&B và các công tycung cấp hương liệucà phêđang nhảy vào “xâu xé” miếng bánh thị trường đầy hứa hẹn này.

Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang: “Người tiêu dùng Việt Nam đang muốnmua thực phẩm và đồ uống càng thuận tiện càng tốt” Họ luôn muốn nhanh chóng trong việcmua hàng, không tốn nhiều thời gian chờ đợi lấy đồ uống và các chuỗi cà phê với quy mônhỏ, take away dễ dàng đáp ứng được yêu cầu này.

Highlands Coffee, chuỗi cà phê đứng đầu Việt Nam với hơn 350 cửa hàng trên toànquốc với doanh thu 2,200 tỷ đồng vào năm 2019, đến nay Highlands vẫn là chuỗi thươnghiệu đứng đầu về doanh thu trong Top thương hiệu F&B nói chung và cà phê chuỗi nói riêng.Sau thời gian “chững lại” vào trước năm 2015, sau đó Highlands đã trở lại thị trường, len lỏivào các trung tâm thương mại, những mặt bằng ở vị trí đắc địa Thương hiệu này đi lên nhờđánh vào tính bao phủ thay vì khẩu vị của khách hàng Duy trì một thực đơn đồ uống đơngiản, dễ chọn với giá trung bình khiến khách hàng cảm thấy thoải mái với sự lựa chọn củamình.

Vị trí sau “Ông lớn” là cuộc chiến vô cùng khốc liệt với sự cạnh tranh gay gắt giữa 3cái tên: Starbucks, Phúc Long và The Coffee House.

Nikkei Asian Review cuối năm 2018 từng đánh giá The Coffee House là một trongnhững chuỗi có tốc độ tăng trưởng cao nhất hiện nay Điểm khác biệt của chuỗi này là khôngđầu tư cửa hàng tại những vị trí vàng, nhưng thực đơn đồ uống phong phú, giá cả vừa phải, wifitốc độ cao, diện tích rộng, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ Năm 2019, doanh thu chuỗi nàyđạt 863 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2018, vươn lên vị trí thứ hai về doanh thu Sau đó lầnlần lượt là Starbucks với 593 tỷ đồng rồi Phúc Long Tea & Coffee với 473 tỷ đồng (năm 2018).

Với sự tiêu thị mạnh mẽ của thị trường như vậy, kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Namchưa bao giờ là “đại dương xanh” như thời điểm hiện tại Sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnhtranh với nhiều phân khúc khác nhau lần lượt ra đời và đối đầu gay gắt với nhau Cũng đã nhiềuthương hiệu lớn đến từ những người bạn ngoại quốc đã phải rời bỏ cuộc chơi tại thị trường ViệtNam vì tổn thất quá nặng nề, minh chứng như The Coffee Bean & Tea Leaf, Gloria Jean’sCoffees, Caffe Bene,

Trang 30

Hình 3.2: Cửa hàng Highlands Coffee tại các trung tâm thương mại

3.2 Giới thiệu Công ty Cổ phần Cà phê Ông Bầu

3.2.1 Sơ lược doanh nghiệp, lịch sử hình thành và phát triển

Với mong muốn cho khách hàng được trải nghiệm cà phê thật, không pha tạp chất,đảm bảo hương vị cà phê…là những gì Cà phê Ông Bầu nhắm đến Ngành cà phê Việt Namtrong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, tuy nhiên, đây cũng là thị trườngvô cùng khắc nghiệt, trong thị trường này, cà phê Ông Bầu quyết định lựa chọn phân khúcbao gồm phân khúc bình dân, phục vụ giới sinh viên, văn phòng thu nhập trung bình.

Công ty Cổ phần cà phê ông Bầu được thành lập vào ngày 25/11/2019 Hoạt độngkinh doanh chính là sản xuất cà phê Đứng sau doanh nghiệp này là ba doanh nhân tên tuổi.Đứng đầu là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, tập đoàn Đồng Tâm và NutiFood Đây cũng làmột trong những yếu tố tự tin nhất của cà phê ông Bầu Ông bầu Đức (Chủ tịch tập đoànHAGL) và ông bầu Hải (Chủ tịch công ty Nutifood) là hai trong những cái tên đã góp phầnxây dựng nền tảng cho lứa cầu thủ bóng đá quốc gia đã đạt thành tích cao trong các giải bóngđá vừa qua.

Ngày đăng: 05/07/2024, 19:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN