Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam - đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có thể được coi là một trong số những quốc gia có nhiều lễ hội nhất thế giới Các lễ hội này được tổ chức quanh năm suốt tháng ở bất kể tỉnh thành nào trên cả nước bởi có đến 54 dân tộc anh em sinh sống Được lưu giữ từ xưa đến nay với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, những giá trị văn hóa đặc sắc ấy vừa có “lễ” thể hiện sự linh thiêng, nghiêm trang mà vừa có “hội” mang theo phần hứng khởi, tấp nập Cũng có những lễ hội để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, để thờ cúng các vị thần của tạo hóa, hay các vị tổ nghề truyền thống,… Đa phần các lễ hội ở Việt Nam diễn ra vào đầu năm theo lịch âm - tức mùa xuân hàng năm, đó là khi thời tiết đẹp nhất, trăm hoa đua nở, mọi vật, mọi việc đều là những khởi đầu mới Vì vậy dân gian mới truyền câu “Tháng giêng là tháng ăn chơi” Lễ hội diễn ra mang nhiều ý nghĩa, mục đích khác nhau nhưng có một điểm chung lớn là nhằm cầu chúc cho một năm mới an khang - thịnh vượng - vạn sự như ý, an cư lập nghiệp, mùa màng bội thu, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống
Không có bất kì lễ hội nào giống nhau, lễ hội nào cũng mang trong mình nét riêng như: lễ hội Đền Hùng để ghi nhớ công ơn các vị vua Hùng, lễ hội Gầu Tào nhằm nhờ thần phù hộ xin thuận đường con cái,… Lễ hội Lồng Tồng cũng không ngoại lệ, còn gọi là lễ hội xuống đồng, dâng cúng lễ vật lên trời đất, thần Nông nhằm cảm tạ trời đất, các vị thần linh đã cho mùa màng năm qua thu hoạch tốt và cầu mong những sự lao động cần cù, vất vả trong năm mới sẽ gặt gái được nhiều thành quả Sự đặc biệt, hấp dẫn của lễ hội Lồng Tồng đã thu hút nhiều du khách bốn phương tham dự Lễ hội đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc, sinh động trong qui mô tổ chức Trước vấn đề đồng hóa về văn hóa bởi có quá nhiều lễ hội cùng thời gian tổ chức thì những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu là cần thiết để không làm mất đi một dịp lễ hội đặc sắc với đồng bào dân tộc Tày và Nùng tại trung du miền núi phía Bắc
Chính vì lý do này, cùng với việc góp phần quảng bá, xây dựng hình ảnh về văn hóa lễ hội cho bạn bè, người thân cũng như thế hệ trẻ có thêm tình yêu phong tục tập quán, lễ hội văn hóa của quê hương, đất nước, hiểu biết về lịch sửvăn hóa của tộc người Tày, giữ gìn và phát huy hết giá trị truyền thống tốt đẹp mà lễ hội mang lại mà, chúng em lựa chọn đề tài: “Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Nùng vùng Việt Bắc và tiềm năng trong phát triển du lịch” làm đề tài cho bài tiêu luận, mong muốn tìm hiểu và giới thiệu chi tiết thêm về lễ hội giúp tăng sự hiểu biết của bản thân.
Mục tiêu nghiên cứu
Miêu tả quá trình diễn ra, nguồn gốc xuất xứ của lễ hội Lồng Tồng người dân tộc vùng Việt Bắc qua việc phân tích văn hóa, con người từ đó đưa ra giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của lễ hội Qua đó giới thiệu để hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Đồng thời đưa lễ hội Lồng Tồng của người dân vùng núi cao đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin tài liệu sách, báo, internet,… về văn hóa Lễ hội Lồng Tồng
Phương pháp phân tích tổng hợp: dựa vào nguồn thông tin thu thập được đưa ra những luận điểm, giả thuyết, lựa chọn, xử lý nhằm nghiên cứu, xây dựng đề tài “Lễ hội Lồng Tồng của người dan tộc vùng Việt Bắc”
Phương pháp so sánh: sự khác nhau, chênh lệch của Lễ hội Lồng Tồng hiện tại so với ngày trước, ở từng địa điểm cư trú, từ đó phát hiện nét độc đáo mà lễ hội đem lại.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Nùng vùng Việt Bắc và tiềm năng trong phát triển du lịch
Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu và xác định một số chính sách để vùng có kế hoạch hỗ trợ nhằm đảm bảo tiềm năng trong phát triển du lịch của dân tộc Tày Nùng vùng Việt Bắc
Kết cấu của bài tiêu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Tổng quan về lễ hội và du lịch lễ hội
Trên thế giới, mỗi quốc gia lại có một loại hình sinh hoạt văn hóa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của quốc gia mình và đặc trưng đó được thể hiện qua các lễ hội được tổ chức, ví dụ như lễ hội Las Fallas – lễ hội đậm sắc màu Địa Trung Hải, diễn ra ở vùng Valencia của Tây Ban Nha; lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Phalgun theo lịch Hindu (tức ngày rằm tháng 3 Dương lịch), có ý nghĩa thể hiện sự tự do, chiến thắng của cái thiện đối với cái ác và cầu mong vào một mùa màng bội thu; hay lễ té nước Songkran của đất nước “Chùa Vàng” với mục đích gột rửa những điều xui xẻo, trút bỏ muộn phiền và mệt mỏi trong năm cũ, đồng thời đem lại sự may mắn và hạnh phúc vào năm mới Không nói đâu xa, Việt Nam là đất nước có 54 tộc người anh em cùng sinh sống, mỗi tộc người lại có cho mình những lễ hội truyền thống khác nhau, in đậm đặc trưng của dân tộc mình Theo thống kê sơ sơ của Ngành Văn hóa tính đến năm 2021, cả nước có gần
9000 lễ hội, trong đó có khoảng 7000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng, và ngoài ra còn khoảng gần 30 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Đó là chưa kể các lễ hội nội bộ (ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ, ) mà ngành văn hóa không nắm hết được, tính nhẩm trung bình thì có đến 22 lễ hội được tổ chức trong một ngày Vậy là không ngoa khi nói rằng Việt Nam là đất nước của lễ hội
Lễ hội là một hiện tượng lịch sử được hình thành từ lâu đời, có tính cộng đồng cực kì lớn, được coi là “cuộc sống thứ hai” không thể thiếu của con người, nó chứa đựng và phản ảnh nhiều mặt từ kinh tế - xã hội, văn hóa tới tín ngưỡng tôn giáo của con người Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia lại có hình thức tổ chức lễ hội khác nhau Chính vì thế mà đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hinh thái sinh hoạt này Sau đây là một số định nghĩa về lễ hội như:
- Theo nhà nghiên cứu M.Bachie (Nga) đưa ra quan điểm khi nghiên cứu về đặc tính và ý nghĩa của lễ hội: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng dân cư Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hình, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt, cao cả”
- Một giáo sư người Nhật tên Kurahayashi cũng đã đưa ra ý kiến của mình rằng: “Xét về tính chất xã hội của lễ hội, lễ hội là quảng trường tâm hồn; xét về tính chất văn nghệ, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật: mỹ thuật, nghệ thuật, giải trí, trò diễn và với ý nghĩa đó, lễ hội tồn tại và có liên hệ mật thiết với sự phát triển của văn hóa”
- Ở Việt Nam, khái niệm lễ hội cũng chỉ mới xuất hiện Trước đó hai từ “lễ” và “hội” đi tách biệt và có khái niệm tách biệt Trong đó “lễ” là những quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi thức tôn giáo như Lễ Thành Hoàng, Lễ Phật Đản, lễ gia tiên, ; còn “hội” là những cuộc vui, đám vui đông đúc như hội Xuân Núi Bà, hội Phủ Dầy, hội Thánh Gióng, Hiện nay, trong “Từ điển Tiếng Việt” đã có định nghĩa về “Lễ hội” như sau: “Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”
- Trong cuốn Cơ sở Văn hóa Việt Nam, các tác giả đã luận giải sự ra đời khái niệm lễ hội: “Cư dân Việt Nam và cư dân các dân tộc ít người ở Việt Nam là những cư dân nông nghiệp sống bằng nghề trồng lúa nước Vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ hững nhu cầu tâm linh Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp để người dân vừa cảm ơn thần linh đã phù hộ cho một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắp tới Dần dà, biến thiên thời gian đã lắng đọng nhiều phù sa văn hóa trong lễ hội Sinh hoạt văn hóa ấy của cư dân được gọi là lễ hội”
Như vậy, dù có được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau nhưng cuối cùng ta vẫn kết luận được nội dung chung đó là: Lễ hội là sự cộng hưởng các giá trị về mặt lịch sử, phong tục, văn chương, nghệ thuật, là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần, dân chủ, nhân văn đã được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử Vì thế nên thời điểm lễ hội được coi là "thời điểm mạnh" trong đời sống hội tụ những nét tích cực nhất của một trình độ tổ chức; dịp để mọi người thăng hoa, hòa nhập cái tôi cá nhân vào cái chung của cộng đồng Thông qua hình ảnh lễ hội mà ta sẽ nhìn thấy được tinh hoa văn hoá của một cộng đồng được lắng đọng trong lễ hội, thấy được những ước mơ, nguyện vọng của cả một dân tộc đang hướng về những điều tốt đẹp trong tương lai
Lễ hội là một sinh hoạt tinh thần vô cùng phong phú, đa dạng thường xuyên đan xen hòa lẫn vào nhau cả về nội dung lẫn hình thức Vì vậy, việc phân loại lễ hội rất cần thiết trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu Và cho tới nay, việc phân loại lễ hội vẫn tùy thuộc vào cách tiếp cận và tiêu chí đưa ra của mỗi nhà nghiên cứu
Căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội
Nếu căn cứ vào tiêu chí này, ta có thể chia ra thành lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại
- Lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trước năm 1945 Những lễ hội này diễn ra chủ yếu ở các làng, bản, ấp và gắn bó với cuộc sống lao động sản xuất của các tầng lớp dân cư ở các địa phương khác nhau Loại lễ hội này thường được tổ chức theo định kỳ, lặp đi lặp lại theo thời gian âm lịch với các sinh hoạt văn hóa tương đối ổn định Ví dụ như hội đền Hùng (Phú Thọ), hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Lông Tồng, lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam,…
Với số lượng lễ hội lớn cùng những nội dung phong phú thì lễ hội truyền thống cũng chia ra thành:
+ Lễ hội dân gian: Đó là kho tàng di sản văn hóa của người Việt Nam, mang dấu ấn các giai đoạn phát triển của địa phương và dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử Nó bao gồm các “lễ hội làng”, gắn với lao động sản xuất của tầng lớp cư dân địa phương khác nhau tạo nên những giá trị lớn lao trong kho tàng văn hóa quý báu của dân tộc ta: lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình, lễ hội Cầu Ngư, hội vật làng Sình Huế,
+ Lễ hội cung đình: Gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnh cao là sự các lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế
Xã Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo lễ Truyền lô và lễ Hưng quốc Khánh niệm (mùng 2 tháng 5 âm lịch)
– Lễ hội hiện đại: Lễ hội hiện đại là một sinh hoạt văn hóa đồng thời là một sinh hoạt chính trị rộng khắp chứa đựng những giá trị hiện sinh đồng thời phản ánh trình độ điều kiện và xu hướng phát triển của thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, …Lễ hội hiện đại chỉ ra đời từ sau năm 1945, thường là những hoạt động mang ý nghĩa xã hội có liên quan đến các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa thể thao – du lịch, xã hội như các hoạt động chào mừng những sự kiện nào đó, lễ khai mạc, lễ bế mạc các sự kiện quan trọng gắn với một tổ chức hay rộng hơn trên phạm vi quốc gia – dân tộc như: Lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngày Quốc khánh (2/9), ngày giải phóng miền Nam (30/4), các lễ hội hoa Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lễ hội hoa Đà Lạt Carnaval Hạ Long,OCOP…
Lễ hội hiện đại bao gồm: Lễ hội du lịch, lễ hội Văn hóa – Thể thao – Du lịch, lễ hội
Du lịch –Thương Mại, Liên hoan Du lịch, hội chợ triển lãm, festival…Lễ hội hiện đại lấy thời gian tổ chức theo dương lịch, diễn ra định kỳ ngày trong năm hoặc năm chẵn - lẻ Không gian lễ hội thường ở những trung tâm đô thị, thủ đô và các thành phố lớn của đất nước do các cơ quan chính quyền, đoàn thể tổ chức Trong lễ hội hiện đại có sử dụng các yếu tố kỹ thuật như phương tiện âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, trang phục… được truyền thông, truyền hình rộng rãi, nhanh chóng và đầy đủ, chi tiết các hoạt động của lễ hội thông qua Truyền hình, Báo in, báo điện tử…các phương tiện truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp
Căn cứ vào không gian tổ chức
Bài học trong phát triển du lịch lễ hội
Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử Lễ hội thể hiện lòng tri ân, uống nước nhớ nguồn, là dịp để ôn lại lịch sử và ghi nhận công đức của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước và bảo vệ nền độc lập của dân tộc Mang truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc, vùng miền, lễ hội phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, tính nhân văn riêng có Đến với lễ hội ngoài việc tham dự phần lễ, thì phần hội cũng không kém phần đặc sắc và phong phú với sự tham gia của cộng đồng cùng các diễn xướng, trò chơi dân gian Vì vậy lễ hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc trong mỗi người Vậy nên phát triển du lịch lễ hội rất được quan tam chú trong Trong quá trình phát triển đã để lại những bài học kinh nghiệm quá giá
Bài học kinh nghiệm quốc tế: Trên thế giứo rất nhiều nước làm tốt vông tác du lịch lễ hội, từ đó nâng cao hình ảnh của nước mình, xây dựng lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù Sự thành công đó được thể hiện khi nhắc tên lễ hội thì sự sôi đọng náo nhiệt của nó được khơi dậy ngya trong mắt mỗi du khách và lập tức trong đầu bạn sẽ hiẹn ra tên gọi của quốc gia đó Ví dụ như: Lễ hội đường phố Rio De Janeiro – Brazil với những trang phục lộng lẫy và những điệu samba bất tận; Lễ hội đêm trắng ở Saint Peterburg – Nga khi tận dụng vị trí đại lí để tạo nên những đêm hà không tắt ánh sáng mặt trời; Lễ hội té nước mùa xuân Song – kran tại Thái Lan; Lễ hội bò tót tại Tây Ban Nha,
Thông qua việc tổ chức du lịch lễ hội trên thế giới, chúng ta cần xây dựng chương trình du lịch lễ hội một cách phù họp Xem xét các yếu tố đối tương du khách, địa điểm, thời gian, tại sao phải khai thác lễ hội đó cho phục vụ du lịch, mục tiêu cần đạt được khi khai thác loại hình du lịch lễ hội, Kết hợp giữ cơ quan chính quyền và người dân địa phương trong việc xây dựng chương trình, cổ động tích cực cho lễ hội
Bài học trong nước: phát triển du lịch lễ hội trong nước cũng có những bài học vô cùng quá giá Lấy điển hình về Hội An cho mô hình phát triển du lịch lễ hội
Hội An đô thị cổ nằm ven bờ sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam, một di sản văn hóa Thế giới cũng đã tận dụng lễ hội như một sản phẩm du lịch Theo như khảo sát, Hội An có
53 lễ hội trải dài từ đầu năm đến cuối năm bao gồm các loại như lễ hội Thành Hoàng Làng, lễ hội tưởng niệm tổ sư ngành nghề, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo Nhờ sức cuốn hút và lan tỏa của Năm du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022, tổng lượt khách đến Hội An trong năm qua đạt 1.536.000 lượt, tăng 839% so với năm 2021; trong đó khách Quốc tế 614.000 lượt, tăng hơn 8.000%; khách Việt Nam 922.000 lượt, tăng hơn 490% Đón 1.206.900 lượt khách tham quan, tổng lượt khách lưu trú đạt 710.000 lượt Trong đó, sức hút của các lễ hội nơi dây không hề nhỏ
Khai thác lễ hội thành một sản phẩm du lịch, Hội An đã có những thay đổi phù hợp để vừa đáp ứng nhu cầu khách du lịch, vùa giữ gìn, bảo tồn được những giá trị truyền thống cho lễ hội địa phương Việc tổ chức đêm phố cổ lồng ghép với các hoạt động như chơi bài chòi, hát hò khoan đối đáp đã tạo được sự kết nối của quần chúng với lễ hội và khách du lịch Chính người dân địa phương - chủ nhân của lễ hội đã mang đến cho lễ hội sự gần gũi và có một sắc thái riêng, một nét hấp dẫn mà không nơi nào có được Sản phẩm du lịch lễ hội đã được sự quan tâm của chính quyền, các ngành hữu quanh, nhất là sự tham gia của cộng đồng dân cư bằng ý thức, trách nhiệm, đồng tình chia sẻ Đồng thời đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng được đào tạo chuyên sâu, đông thờ huy động tối đa nguồn lực để vận động, tuyên truyền công chúng tham gia, trực tiếp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ Phối họp giữa các ban ngành cũng trong phát triển du lịch lễ hội cũng được quan tâm
Từ đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý giá trong phát triển du lịch lễ hội tại Hội An cũng như các đại phương khác:
- Phát triển du lịch lễ hội dựa trên những yếu tố văn hóa, các giá trị di tích, di sản Vì vây, cần không ngừng giữ gìn, phát huy, tôn vinh những gía trị văn hóa, di tích, di sản, không làm phá vỡ cảnh quan, chú trọng trong công tác giữ gìn và tu bổ các công trình văn hóa làm nền tảng cho hoạt động lễ hội thành công
- Có những chiến lược dài hạn cho công tác nghiên cứu, sưu tầm đầu tư cho cơ sở vật chất, hạ tầng, các loại hình văn hóa nghệ thuật, nguồn lực điều hành hoạt động lễ hội
- Du lịch lễ hội là sản phẩm du lịch cẩn có sự chọn lọc, bỏ bớt đi những nghi thức phức tạp, không còn phù hợp vói đời sống hiện đại ngày nay, giữ lại những nghi thức mang tính giáo dục cao, mẫu mực, răn dạy về tôn ti trật tự, truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”, kế thừa phát huy những giá trị tốt đẹp cảu lễ hội
- Khuyến khích cộng động dư dân tham gia trong công tác phát triển du lịch lễ hội Đánh giá cao tinh thần cộng đồng, vận động và phát huy trách nhiệm cộng đồng trong phát triển du lịch lễ hội
- Khai thác có chọn lọc, không tràn lan, tập trung đầu tưu bảo tồn khai thác những giá trị đặc trưng riêng biệt của từng địa phương trong công tác tổ chức sinh hoạt lễ hội
- Phối hợp chặt chẽ giưac các bộ, ban, ngành, các cơ quan đoàn thể cũng như người dân để phát huy tối đa giá trị của lễ hội, cũng như tuyên truyền sau rộng lễ hội đến du khách gần xa.
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
2.1 Khái quát về vùng Việt Bắc
2.1.1 Đặc điêm tự nhiên- xã hội Việt Bắc
Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc là tên gọi một vùng đất gắn bó với một thời gian khổ mà oanh liệt của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng: là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công anh hùng của quân dân ta v.v
Năm 1947, danh từ Việt Bắc xuất hiện để chỉ chung vùng căn cứ cách mạng, tháng 10-
1954, danh từ này lại dược dùng để chỉ chung toàn căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thục dằn Pháp Năm 1956, khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên Sau này, khu tự trị Việt Bắc giải thể, danh từ này vẫn tồn tại
Hiện nay, nói tới Việt Bắc là nói tới địa bàn của sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang Tuy nhiên, ranh giới vùng văn hóa Việt Bắc sẽ rộng hơn địa bàn này Nghĩa là, nó bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh Trên bản đồ, vùng đất này nằm ở những vĩ độ cao nhất, trong các vĩ tuyến từ 21 độ đến 23 độ vĩ Bắc; vì thế, đây là vùng có môi trường tự nhiên với dấu hiệu chuyển tiếp từ tự nhiên nhiệt đới sang nhiệt đới Thực tế, vùng Việt Bắc, do nằm ở vị trí địa đầu đất nước về phía Đông Bắc nên Việt Bắc là vùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và chịu ành hưởng sâu sắc nhất, của nó Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung, tụ lại ở Tam Đảo, các cánh cung này mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc, và phần hướng lồi quay ra biển, thứ tự từ trong ra biển là các cánh cung: sông Gâm Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và Đông Triều Các dãy núi đều thuộc loại có độ cao trung bình và thấp Một số núi có độ cao là Tây Côn Lĩnh (2431m), Kiều Liên Ti (2403m) và Pu Ta Ca (2274m) Toàn vùng có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, sông Lô, hệ thống các sông Cấu, sông Thương, Lục Nam; hệ thống các sông này chảy ra Biển Đông là trục giao thông giữa miền núi và miền xuôi Sông Bằng Giang, sông Kì Cùng chảy theo hướng Nam - Bắc là thủy lộ giữa Việt Nam và Trung Quốc Nét đặc trưng của hệ thống sông ở đây là độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh nhất Mặt khác, trong vùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen v.v Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày và Nùng Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông,
Lô Lô, Sán Chay Người Tày và người Nùng, thực ra xưa kia là những tộc người có chung một nguồn gốc lịch sử, cũng thuộc khói Bách Việt Tên gọi Tày xuất hiện có thể vào nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên, Thời các vua Hùng, liên minh giữa người Âu Việt - tổ tiên của người Tày với những cư dân Lạc Việt, tổ tiên của người Việt là có thực
Thời nước Âu Lạc, liên minh ấy cảng bén chặt hơn Sự phát triển của liên mình này càng về sau cảng gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của nhà nưóc Đại Việt Và người dân vùng Việt Bắc: Tày và Nùng, càng có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ biên cương Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đầu Công Nguyên, người Tày, Nùng có tham gia vào cuộc khởi nghĩa này Truyền thuyết và kí ức của cư dân Việt Bắc còn ghi khá kĩ về tổ tiên họ tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 543, cư dãn Việt Bắc lại ùng hộ cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn chống quân nhà Lương Trong thời tự chủ, vai trò của cư dân Việt Bắc đối với cuộc chống xâm lược nhà Tống rất quan trọng Các đội quân của các thủ lĩnh địa phương tham gia đánh quân xâm lược Tống Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, nhân dân vùng Việt Bắc lại tích cực tham gia sức người sức của, góp phần vào sự đại tháng của quân dân Đại Việt Trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh, nhân dân Tày - Nùng đã tham gia rất đông đảo dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh như Nông Văn Lịch, Hoàng Thiên Hữu, Nguyễn Văn Hách, Dương Thế Châu v.v Nhà Mạc giành ngôi của nhà Lê, thất thủ ở đồng bằng, kéo quân lên miền núi xây thành, đắp lũy để chống lại nhà Lê, Một số tù trưởng đã đứng về phía nhà Lê chống lại nhà Mạc Khi vua Quang Trung chống quân xâm lược Thanh, người dân Tày - Nùng đã hưởng ứng lời kêu gọi của Quang Trung đứng lên đánh giặc Người Pháp thiết lập ách cai trị trên đất nước ta, đồng bào Tày - Nùng dã có những cuộc vận động, tổ chức đánh giặc Từ phong trào Cần Vương đến phong trào Việt Nam Quang Phục Hội, người dân ở đây đều tham gia khá tích cực Từ sau năm 1940, sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Việt Bắc đả trở thành khu căn cứ địa của cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Việt Bắc lại trở thành căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở cả nước Những năm cả nước chống giặc Mỹ, người Tày - Nùng lại có những đóng góp rất lớn Như vậy, trong diễn trình lịch sử, cư dân Việt Bắc, và chủ yếu là cư dàn Tày - Nùng cùng gắn bó số phận với các dân tộc ở vùng xuôi Thời phong kiến, các vương triều đều có ý thức vun đắp cho sự gắn bó này
Dù hiện tại là hai dân tộc nhưng người Tày và người Nùng lại có những nét gần gũi, sự gần gũi giữa họ là tương đối Trong quan hệ bởi văn hóa Hán người Nùng chịu nhiều ảnh hưởng của Hán tộc nhiều hơn người Tày, người Tày chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt nhiều hơn Về phương diện tổ chức xã hội, cư dân Tày - Nùng chủ yếu sống trong các bản ven đường, cạnh sông suối hay thung lũng Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất Các gia đình trong bản và các thành viên hợp lại thành một cộng đồng dân cư và có tổ chức Nói cách khác, bản là một công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm cơ sở Nét đáng chú ý, bản của người Tày - Nùng không làm chức năng của một đơn vị sản xuất, mà nó chỉ là một cộng đồng về mặt xã hội Sự gắn bó con người và con người về cuộc sống kinh tế đời sống văn hóa v.v , cũng chỉ tồn tại trên ranh giới của bản Mọi tổ chức xã hội cao hơn bản đã mất
Từ lâu rồi, trên bản chỉ còn những thiết chế xã hội như xã, tổng, châu hay huyện, những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị, nhưng bản thì không bao giờ thay đổi
Thành tố cấu thành các bản của người Tày hay người Nùng là những gia đình phụ quyến thuộc các dòng họ khác nhau, có bản gồm 2,3 họ, có bản trên dưới 10 họ Thiết chế dòng họ, với tư cách là lực vận hãnh xã hội, có nơi chặt chẽ, có nơi lại lỏng lẻo, nhưng quan hệ giữa những người trong họ vẫn đậm nét Trong khi đó, quan hệ cộng đồng lại có vai trò quan trọng Các bản, dù mới lập hay có từ lâu đều có miếu thờ thổ công, mà nhiều nơi gọi là thổ địa (thô tỉ), thành hoàng (thâm theng) Tổ chức xã hội được coi là chặt chẽ trong các bản của người Tày hay người Nùng là phường đám ma mà họ gọi là phe Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày - Nùng là gia đình, lại là gia đình phụ hệ, chủ gia đình "chẩn rườn" là người cha hay người chồng, làm chủ toàn bộ tài sản và quyết định mọi công việc trong nhà ngoài làng Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm trong cộng đồng, sự phân biệt đối xử còn thấy rõ trong việc phân chia mặt bằng sinh hoạt trong nhà Nhà ngoài bao giờ cũng dành cho đàn ông Trừ các bà già, phụ nữ không bao giờ được ở nhà ngoài
2.1.2 Đặc điểm vùng văn hóa Việt Bắc
Tất cả những đặc điểm trên về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội của vùng Việt Bắc sẽ tác động đến văn hóa của vùng này
Nhà ở: Người Tày - Nùng có hai loại nhà chính: nhà sàn và nhà đất Nhà sàn là dạng nhà phổ biến, có hai loại nhà sàn, sàn hai mái và sàn bốn mái Nếu là nhà sàn bốn mái, hai mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn hai mái chính Cửa có thể mở ở mặt trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên xuống bằng tre, gỗ, nhưng số bậc bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc chẵn Nhà đất là loại nhà xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng cũng có rất nhiều thay đổi so với ngôi nhà sàn về quy mô, kết cấu, bố cục bên trong Ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất, đây là một loại nhà đặc biệt, vừa có tính chất nhà đất lại vừa mang tính chất nhà sàn
Trang phục của người Tày - Nùng: có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương Y phục của nam giới Tày theo một kiểu, gồm có áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn đội đầu và giày vải Chiếc áo 4 thân được cát may theo kiểu xẻ ngực, cổ áo tròn, cao, không có cầu vai, tà áo xẻ cao, có hàng cúc vải ở trước ngực, cùng 2 túi Hàng cúc của áo này bao giờ cũng là 7 cái Quần của nam giới dược may theo kiểu đũng chéo, cả quần lẫn áo của nam giới Tày được may bằng vải chàm Về đồ trang sức, họ ít dùng đổ trang sức Vì vậy, trang phục của người đàn ông Tày khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn Giữa nam giới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong trang phục Trong khi đó trang phục của nữ giới lại đa dạng và phong phú Người phu nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với người phụ nữ Tày mặc chiếc áo lót trong màu trắng Y phục nữ Tày - Nùng gồm có áo cánh, áo dài 5 thân, quấn, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải đồ trang sức cũng đơn giản, ngày trước chị em thường đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân và xà tích bằng bạc Chiếc khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông, khi lễ tết, họ buộc thêm chỉ đỏ, xanh quanh vành khăn rối thắt nút ra phía sau Phụ nữ người Nùng có khác đôi chút là họ thường bịt răng vàng, ưa thích đố trang sức bằng bạc như vòng chân, vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, hoa tai v.v
Về mặt ăn uống: tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng Việc chế biến món ăn của cư dân Tày - Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v Họ chế biến ngô một cách tinh tế Ngô được giã, hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh thức ăn chính là gạo tẻ, nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú trọng Trong ngày tết, cốm là món đặc biệt hấp dẫn Các loại xôi màu hấp dẫn thường có mặt trong ngày lễ tết của cư dân Tày- Nùng Thịt lợn, thịt vịt quay thường được làm cấu kì như thịt lợn quay Lạng Sơn, vịt quay Thất Khê Bữa ăn của cư dân Việt Bắc, mang tính bình đẳng, nhân ái Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung một mâm Khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng Điều đáng chú ý là tầng lớp trí thức Tày - Nùng hình thành từ rất sớm Đầu tiên là các trí thức dân gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như thầy Mo, Then, Tào, Put Trong thời kì tự chủ, triều đình có quan tâm đến việc học hành của cư dân Việt Bắc Nhà Mạc khi chạy lên đóng đô ở Cao Bằng ra sức đào tạo tầng lớp nho sĩ Quan lại người Việt chạy lên đây bị Tày hóa Do vậy, tầng lớp trí thức nho học hình thành, có một số đạt tới trình độ học vấn cao như Bế Văn Phúng, Nông Quỳnh Văn, Hoàng Đức Hậu Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên toàn quốc, sau này khai thác thuộc địa lần 1, lần 2, tầng lớp trí thức nho học ít dần, tầng lớp tri thức mới được đào tạo trong các nhà trường thực dân như các ống thông, kí, thầy phán, giáo học Một số có lòng yêu nước, được người dân kính trọng, về sau đã di theo ánh sáng của Đảng để cứu nước như Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Chi v.v
Giáo dục: Trong kháng chiến chống Pháp, nhất là sau ngày hòa bình lập lại, giáo dục ở Việt Bắc được chú trọng phát triển Số trường học các cấp có ở các địa phương ngày càng nhiều Các trường đại học, cao đẳng đươc thành lập trong mấy chục năm qua như: Đại học Sư phạm Việt Bắc, Đại học Y khoa Việt Bắc v.v… Mới đây, Đảng, nhà nước ta lại tổ chức trường Đại học Thái Nguyên trên cơ sở các trường đại học ở đây, để đẩy mạnh việc đào tạo trí thức, cán bộ khoa học cho Việt Bắc Trong đào tạo, bên cạnh chữ Quốc ngữ, một số tộc như Tày, H’Mông cũng có chữ viết xây dựng trên cơ sở mẫu chữ Latinh
Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày - Nùng: hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ tiên Các thần linh của họ rất đa dạng, có khi là nhiều thần như thần núi, thần sồng, thần đất Ngoài ra lại có các vua, các Giàng Then, ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản Ý thức về gia đình, dòng họ được củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên Mỗi gia đình có một bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà Ngoài ra, trong nhà họ còn thờ vua bếp Diện mạo tôn giáo Việt Bắc cũng có những nét khác biệt Các tôn giáo như
Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc Chùa thờ Phật ít hơn dưới đồng bằng, nhưng cũng có những chùa đáng lưu ý, như chùa Hang, chùa Úc Kỳ ở Bắc Thái, chùa Diên Khánh, chùa Linh Quang, chùa Nhị Thanh, chùa Tam Thanh ờ Lạng Sơn Tam giáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng ở mức độ thấp, trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh hồn có từ lâu đời trong dân gian
Về chữ viết: vùng Việt Bắc với người Tày - Nùng, chữ viết trải qua các giai đoạn: giai đoạn cổ đại không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ Nôm, giai đoạn hiện đại, vừa có chữ Nôm vừa có chữ Latinh Năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã giúp người Tày - Nùng xây dựng hệ thống chữ viết theo lối chữ Quốc ngữ, hàng chữ cái Latinh Cũng chính vì vậy, nét đáng chú ý là cư dân Tày - Nùng ở Việt Bắc đã có những nhà văn viết văn bàng chữ viết dân tộc Đáng kể là các tác giả như Hoàng Đức Hậu Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn v.v Trong khi đó, văn học dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thế loại, phong phú về số lượng tác phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố và đồng dao
MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LẾ HỘI LỒNG TÔNG VÙNG TÂY BẮC
LẾ HỘI LỒNG TÔNG VÙNG TÂY BẮC 3.1 Quan điểm phát triển
Phát triển du lịch vùng Việt Bắc theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng với các vùng khác trong nước và liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng kết hợp du lịch lễ hội của từng địa phương nói riêng và cả vùng nói chung
Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, phát triển du lịch đồng thời với việc bảo tồn, phát huy các giá trị vốn có của dân tộc Tày Nung vùng Việt Bắc, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của các lễ hội truyền thống
Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù để tăng khả năng cạnh tranh
Phát triển du lịch vùng Việt Bắc theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Kết hợp chặt chẽ công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
3.2 Định hướng phát triển a) Định hướng về phát triển thị trường khách du lịch
Phát triển thị trường du lịch nội vùng và các vùng lân cận đặc biệt là các trung tâm du lịch lớn và từ các thành phố, chú trọng khách du lịch với mục đích nghiên cứu văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần và du lịch gia đình
Phát triển và mở rộng thị trường du lịch theo các hình thức đặc biệt ( thám hiểm rừng nguyên sinh, vượt thác, nhảy dù, kinh khí cầu, leo núi chinh phục đỉnh núi cao, tàu lượn,…)
Xây dựng và phát triển các tour du lịch mới đặc biệt là các tour du lịch kết hợp văn hóa, cộng đồng với lễ hội truyền thống ở vùng miền núi nhằm khai thác nguồn khách từ các địa phương tập trung khu vực phía bắc, vùng Việt Bắc Thu hút, phát triển các thị trường gần, có khả năng chi trả cao
Tăng cường khai thác các thị trường cao cấp và nghiên cứu mở rộng các thị trường mới b) Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển du lịch với việc lấy du lịch sinh thái là sản phẩm du lịch chủ đạo cho các vùng Việt Băc bên cạnh việc phát triển các loại hình du lịch chính như: Văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; sinh thái, nghỉ dưỡng; cộng đồng, nông thôn; thể thao, khám phá hang động mạo hiểm Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch:
-Du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa
-Du lịch lễ hội, các lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Nùng
3.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền năng cao nhận thức Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho dân tộc Tày nùng ở vùng núi Việt Bắc, công chúng tham gia về việc bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống và việc thực hiện nếp sống văn minh khi thực hành và tham gia lễ hội
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội Lồng tông, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh
Hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới triệt tiêu các hành vi tiêu cực như chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch… diễn ra trong lễ hội Lồng tông
Các nhà vệ sinh công cộng cũng cần được hoàn thiện Bên cạnh việc xây dựng các nhà vệ sinh cố định, có thể xây dựng các nhà vệ sinh lưu động để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách tham quan vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của cảnh quan và nhu cầu tất yếu của khách du lịch
Chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội Lồng tông bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích; không đưa hiện vật không có trong hồ sơ xếp hạng vào di tích, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hoá
Thực hiện tốt công tác khen thưởng trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội Lồng tông; đa dạng hóa các hình thức động viên, khích lệ; kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác tổ chức và tham gia hoạt động lễ hội
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội Lồng tông luôn cần có sự chung tay góp sức của các ngành, các tỉnh của vùng, đặc biệt là vai trò tuyên truyền định hướng dư luận của truyền thông và sự vào cuộc của cộng đồng để đưa hoạt động lễ hội ngày càng đi vào nền nếp; góp phần gìn giữ, phát huy và quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội tới mọi tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế
Với chiến lược phát triển bền vững, lễ hội dân gian phát triển song hành cùng phát triển du lịch nên vùng cần quản lý chặt chẽ phần lễ nhằm đảm bảo giá trị truyền thống của lễ hội Lồng tông; trong phần hội cần kết hợp việc tổ chức trò chơi với nhiều nhu cầu cụ thể để thu hút khách du lịch và người tham quan Ngoài ra, việc tổ chức lễ hội dân gian kết hợp với các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu về mảnh đất, con người vùng núi Việt Bắc là điều cần thiết Tuy nhiên, điều cần lưu ý là vẫn phải đảm bảo giá trị văn hóa, nếp sống văn minh gắn liền với truyền thống ở mỗi tỉnh của vùng khi diễn ra lễ hội