CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
2.3 Giá trị của lễ hội lồng tồng
Lễ hội là một sản phẩm đặc biệt, mang lại giá trị kinh tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giới thiệu, truyền bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc, vùng miền cho du khách trong và ngoài nước. Như vậy, lễ hội tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt, kinh tế du lịch văn hóa tâm linh.
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng là một nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, gắn với tín ngưỡng về nông nghiệp là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cố kết cộng đồng, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương, cầu mong cho người dân khỏe mạnh, cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi,… Chứa đựng nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian và cũng chính là lễ hội cầu mưa của người làm nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc Tày, Nùng với các nội dung chào mừng mùa xuân mới, mừng vụ mùa trước cho mùa vụ sau bội thu, cho mọi nhà mọi người ấm no khỏe mạnh, bản làng yên vui, hạnh phúc.
Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, lễ hội là dịp để người dân hội tụ giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết, đoàn kết dân tộc, ôn lại truyền thống của quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, dân tộc phát triển, kết hợp giữa văn hóa truyền thống với văn hóa đương đại, tạo nên đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng nói riêng đã mang đến nhiều giá trị:
2.3.1 Giá trị lịch sử
Lễ hội có giá trị lịch sử quan trọng vì chúng thường mang trong mình những dấu vết
và di sản của quá khứ, đồng thời còn là cách để thế hệ hiện tại hiểu biết về lịch sử, truyền thống và nguồn gốc của mình. Một số khía cạnh về giá trị lịch sử của lễ hội:
- Bảo tồn ký ức và truyền thống: Lễ hội thường là một phần quan trọng của truyền
thống và lịch sử của một cộng đồng. Chúng giữ lại ký ức về những sự kiện, tình thần và tín ngưỡng của quá khứ, giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về nguồn gốc và cách sống của tổ tiên.
- Phản ánh tâm hồn và tư tưởng thời đại: Lễ hội thường thể hiện tâm hồn và tư tưởng của một thời kỳ lịch sử cụ thể. Chúng có thể phản ánh các giá trị, niềm tin, và phong cách sống của những người sống trong quá khứ, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tâm trạng của họ.
- Điểm mốc lịch sử: Một số lễ hội có thể liên quan trực tiếp đến các sự kiện lịch sử quan trọng, như các cuộc chiến tranh, cuộc cách mạng, hay những sự kiện quan trọng khác. Chúng có thể là một cách để kỷ niệm, tưởng nhớ và tôn vinh những thăng trầm trong quá trình phát triển của một quốc gia hay cộng đồng.
- Kết nối thế hệ: Lễ hội thường là cơ hội để thế hệ hiện tại kết nối với lịch sử và giao lưu với những người thế hệ trước. Qua việc tham gia và trải nghiệm lễ hội, người ta có cơ hội học hỏi từ kinh nghiệm của người đi trước và truyền lại kiến thức đó cho thế hệ tiếp theo.
“ Hội lễ là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá khứ dồn nén lại cho đương thời”. Hiện nay, lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế
hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.
Lễ hội Lồng tồng là điểm hội tụ của nhiều thế hệ thuộc cộng đồng người Tày, Nùng. Thông qua Lễ hội, bằng những nghi thức, tín ngưỡng dân gian, chúng ta thấy được quá trình phát triển của tộc người qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, giáo dục tính nhân văn, khơi dậy giá trị tiềm ẩn của văn hóa làng bản và là điểm hội tụ có nhiều giá trị lịch sử của làng và của tộc người.
Lễ hội Lồng tồng được tổ chức hằng năm lưu truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác, gắn liền với công lao to lớn của vị nhân thần đã có công lao xây dựng quê hương, các vị tướng đã có công đánh giặc giữ làng và các vị thần phù hộ để cho nghề nông phát triển. Thông qua các nghi thức, các hình thức diễn xướng, các trò chơi truyền thống, có thể thấy được lịch sử phát triển của một làng quê từ xa xưa đến hiện đại, qua đó giáo dục truyền thống và tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt.
Dự Lễ hội, người xem không chỉ được chứng kiến các nghi thức về một hệ thống lễ với những động tác thuần thục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao, mà còn
có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng; quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng, yêu nước được gìn giữ như một tài sản văn hóa cố kết cộng đồng của đồng bào Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
2.3.2: Giá trị văn hóa
Lễ hội là sản phẩm văn hóa kết tinh lâu đời trong tiến trình lịch sử của cộng đồng dân
cư. Việc tổ chức tốt lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng tình đoàn kết cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc. Một số khía cạnh về giá trị văn hóa của lễ hội:
- Bảo tồn và truyền thống văn hóa: Lễ hội giữ vững và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm trang phục, thực phẩm, ngôn ngữ, nghệ thuật, âm nhạc và thậm chí cả hình thức trình diễn. Chúng là cơ hội để thế hệ hiện tại tiếp xúc và học hỏi về di sản văn hóa của tổ tiên.
- Tương tác và giao lưu văn hóa: Lễ hội là thời điểm quan trọng để giao lưu và tương tác giữa các cộng đồng, dân tộc và quốc gia khác nhau.
Đây là nơi mà người ta có thể trao đổi và chia sẻ các khía cạnh văn hóa, tạo ra môi trường thúc đẩy sự hiểu biết và hòa nhập.
- Tạo nguồn cảm hứng sáng tạo: Lễ hội thường kích thích sự sáng tạo trong nghệ thuật, thiết kế, trình diễn và nhiều lĩnh vực khác. Chúng cung cấp cơ hội cho các nghệ nhân và nghệ sĩ thể hiện tài năng của họ và tạo ra những tác phẩm mới độc đáo.
- Thể hiện tâm hồn và tư duy của một cộng đồng: Lễ hội thường phản ánh tâm hồn, niềm tin và tư duy của một cộng đồng hoặc một nhóm người cụ thể. Chúng thể hiện cách người dân hiểu về thế giới xung quanh, giá trị quan trọng và thái độ đối với cuộc sống.
- Tạo ra môi trường học hỏi và giáo dục: Lễ hội có thể là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ, giúp mọi người hiểu biết về văn hóa, lịch sử và truyền thống của một cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng đối vớithế hệ trẻ, giúp họ kết nối với nguồn gốc và giữ vững bản sắc văn hóa.
Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng là nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian từ các nghi lễ, những câu truyện dân gian (huyền thoại, thần tích, các vị thần…) các làn điệu hát then, Sli, lượn, các trò chơi dân gian và các nghệ thuật trình diễn khác. Mang những đặc thù tín ngưỡng tâm linh đối với nghề làm nông. Lễ hội Lồng Tồng thật sự rất
quan trọng với nền văn hóa của tộc người Tày bởi do đây là lễ hội lớn nhất trong năm, không thể không tổ chức, có vai trò rất lớn đối với quá trình sinh hoạt cho cả một năm kế tiếp. Không những vậy còn thể hiện sự hy vọng của người dân về một năm mùa màng tươi tốt, gia đình ấm no, đủ đầy Lễ hội này đã trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa cộng đồng của tộc người Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc; trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Việc tổ chức Lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm vất vả cày bừa và đoàn tụ gia đình để hòa mình vào không khí nhộn nhịp, vui tươi mà lễ hội đem lại; gạt bỏ đi các điều ác để hướng tới cái thiện, làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày. Khi khoa học công nghệ còn chưa phát triển thì sự tôn thờ, tin tưởng của con người dành hết cho các vị thần của thiên nhiên và đấng tối cao. Ngoài ra, lễ hội Lồng Tồng còn là lễ hội quí báu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm lưu giữ, bảo tồn những phát trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Tày; đồng thời, cũng qua đó nhắc nhở, răn dạy con cháu biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng và bảo vệ bản làng, quê hương.
2.3.3: Giá trị kinh tế
Giá trị của lễ hội không chỉ ở phương diện văn hóa mà còn ở giá trị kinh tế. Bởi, lễ hội còn là sản phẩm độc đáo của du lịch, tạo nên môi trường du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, nhân tố tạo nên sự thư giãn, những ứng xử văn hóa. Không khí vui tươi, linh thiêng của ngày lễ hội làm cho mỗi người trút bỏ được những lo âu, phiền muộn của cuộc sống đời thường, thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo, sống nhân ái và yêu thương nhau hơn.
Lễ hội là một sản phẩm đặc biệt, mang lại giá trị kinh tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giới thiệu, truyền bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc, vùng miền cho du khách trong và ngoài nước. Như vậy, lễ hội tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt, kinh tế du lịch văn hóa tâm linh.
Lễ hội có thể mang lại nhiều giá trị kinh tế cho cộng đồng và quốc gia, tạo ra các cơ hội phát triển và tăng cường thu nhập. Một số khía cạnh về giá trị kinh tế của lễ hội:
- Du lịch và thu nhập du lịch: Lễ hội có thể thu hút du khách từ xa, tạo ra nhu cầu về dịch vụ như chỗ ở, thức ăn, vận chuyển và mua sắm. Điều này góp phần tạo ra thu nhập mới cho người dân và doanh nghiệp trong cộng đồng, thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch
và dịch vụ.
- Phát triển kinh tế địa phương: Lễ hội thường tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp địa phương, bao gồm việc sản xuất và bán các sản phẩm liên quan đến lễ hội như quần áo trang phục, đồ trang sức, đồ thủ công, quà lưu niệm và thực phẩm đặc sản.
- Tạo việc làm và thu nhập: Tổ chức và thực hiện các hoạt động liên quan đến lễ hội (xây dựng, trang trí, quảng cáo, biểu diễn, dịch vụ hỗ trợ, v.v.) tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương và cải thiện thu nhập của họ.
- Thúc đẩy kinh doanh và buôn bán: Lễ hội có thể thúc đẩy hoạt động mua sắm và buôn bán, đặc biệt là trong các gian hàng, chợ phiên, và sự kiện thương mại liên quan. Điều này
có thể tạo ra sự tăng cường trong hoạt động kinh doanh trong thời gian lễ hội diễn ra.
- Tăng cường hình ảnh và thương hiệu: Sự tổ chức thành công của lễ hội có thể giúp tăng cường hình ảnh và thương hiệu của một địa phương, khu vực hoặc quốc gia. Điều này
có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp, đối tác và du khách.
- Tạo ra dịch vụ mới và đa dạng hóa kinh tế: Lễ hội thường đòi hỏi các dịch vụ đa dạng như dịch vụ lưu trú, ẩm thực, giải trí, vận chuyển và thậm chí cả các dịch vụ sáng tạo mới
để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tham gia lễ hội.
Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng là những điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái…, là những địa phương có vị trí thuận lợi cho các tour du lịch ở phía Bắc.
Du khách đến tham quan lễ hội không chỉ tạo ra nhu cầu về chỗ ở, ăn uống, và vận chuyển,
mà còn giúp thúc đẩy ngành du lịch địa phương. Điều này có thể tạo ra thu nhập mới cho khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển, cửa hàng quà lưu niệm, và nhiều ngành kinh doanh khác. Lễ hội Lồng Tồng thường có các hoạt động ẩm thực và giải trí như các sự kiện biểu diễn, trò chơi dân gian và triển lãm sản phẩm. Điều này có thể thúc đẩy kinh doanh nhà hàng, quán ăn, dịch vụ giải trí và các ngành liên quan khác. Lễ hội Lồng Tồng có nhiều giá trị kinh tế cho cộng đồng địa phương, từ việc tạo ra thu nhập, việc làm, đến thúc đẩy kinh doanh và phát triển các ngành kinh tế khác nhau.
Tuy nhiên, để trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, Lễ hội Lồng tồng ở một số tỉnh phải có những điều chỉnh, đầu tư hợp lý; phải có kế hoạch trùng tu, sửa chữa theo đúng quy mô, nguyên trạng của nó trước đây; cần phải khắc phục lại mặt bằng, khuôn viên, để tạo không gian, cảnh quan môi trường cho Lễ hội. Điều này cần tới sự đóng góp của người dân và sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước; đồng thời cần có sự khôi phục các hoạt động ở cả
phần lễ và phần hội, để có được một Lễ hội Lồng tồng mang bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày, Nùng.
2.3.4 Giá trị trong đời sống hiện nay
Lễ hội Lồng Tồng có thể nói là những chuẩn mực đạo đức, những giá trị văn hóa được gom góp, chắt lọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những lối sống, nếp sống được hình thành trên những giá trị nhân văn của con người nơi đây có và sự phù hợp của các điều kiện tự nhiên và xã hội - ở những nơi dân tộc Tày, Nùng cư trú và sinh sống. Họ là những con người sống chân thành, mộc mạc, giàu lòng yêu thương, nhân ái, biết sẻ chia, biết kính trên nhường dưới, tôn kính lễ lên thánh thần; hơn thế nữa, họ biết cách sống hài hòa với thiên nhiên, luôn đặt điều thiện lên hàng đầu, tránh xa điều ác. Tất cả những giá trị này đã tạo nên những bản chất tốt đẹp của người dân tộc Tày, Nùng. Đó chính là điều kiện sống còn, là bản sắc văn hóa riêng giúp cho người dân Tày, Nùng có sức sống đã vươn lên trong mọi hoàn cảnh mà không bị hòa tan vào những dòng văn hóa khác.
2.4 Một số biến đổi hiện nay
Ngày nay, dưới tác động của nền kinh tế hội nhập và phát triển, bên cạnh những mặt tích như: khuyến khích tăng năng suât, tính hiệu quả, tính cơ động và đa dạng hóa snar phẩm,... Tồn tại những mặt trái là biến tất cả thành hàng hóa vì động cơ lợi nhuận: từ cổ vật, di tích lịch sử, nghệ thuật, lễ hội cho đến cả con người. Do đó, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tôc, giữ gìn bản sắc văn háo vì công cuộc đổi mới và phát triển
là hết sức quan trong. Bởi những di sane văn hóa là duy nhât, đã mất đi thì không cso gì có thể thay thế được. Đồng thời, nó còn có tác dụng khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, lòng tựu hào dân tộc, tinh thần cộng đồng và sự gắn bó với cộng đồng.
Bản chất của các lễ hội là sự đa dạng, mang cốt cách, sắc thái riêng, nhằm thu hút khách thập phương. Tuy nhiên, hiện nay một số lễ hội đang bị nhất thể hóa, đơn điệu hóa
vì dường như hội làng nào, vùng nào cũng có nét tương đồng nhau, làm mất đi tính đa dạng khiến du khách cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú đến trải nghiệm chơi hội nữa. Điều đó dẫn đến hệ quả là vừa tác động tiêu cực tới chủ thể văn hóa, vừa khiến cho du khách hiểu sai lệch về nền văn hóa dân tộc của địa phương. Trong các lễ hội hiện nay xuất hiện không ít các hoạt động mang tính thương mại hóa, lợi dụng những tín ngưỡng tâm linh để thu lợi bất chính để ép buộc mọi người đi trẩy hội. Đặc biệt, việc lợi dụng tín ngưỡng để buôn thần bán thánh, đặt lễ, khấn vái thuê, bói toán, đặt các hòm công đức tràn