CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
2.2. Lễ hội Lồng Tồng trong đời sống của dân tộc Tày Nùng
2.2.1. Tổng quan về lễ hội Lồng Tồng
2.2.1.4 Quy trình làm lễ
Lễ hội Lồng tồng có hai phần là phần lễ và phần hội.
2.2.1.4.1 Phần lễ
Vào sáng ngày mở hội, khi canh một gà gáy, thầy mo cùng đại diện các thôn, bản, dòng họ sẽ làm lễ rước nước từ đầu nguồn về nơi tổ chức lễ. Khi mặt trời lên, trống hội giục, các gia đình lần lượt đội mâm cúng ra thửa ruộng lớn nhất trên cánh đồng của bản mường để chuẩn bị cho nghi thức cầu mùa.
Với những nghi thức truyền thống trang trọng, mở đầu là phần rước hoa quả, cỗ bánh, mâm lễ. Đi cùng với mâm cỗ bánh là cờ thần, trống, chiêng… rộn rã, làm bừng lên không khí nhộn nhịp của cả vùng. Xen với phần lễ, các nghệ nhân, các già làng, trưởng bản cùng nhân dân các dân tộc cùng nhau trình diễn màn đồng diễn sáu điệu dậm cổ gồm: dậm chéo rứa (múa chèo thuyền), dậm đàn tính, dậm ví (múa quạt), dậm đáp (múa kiếm), dậm teo kéo, dậm quét sân rồng. Các điệu múa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự khéo léo của những đôi bàn tay con người và tinh thần thượng võ của dân tộc. Các mâm lễ được xếp thẳng hàng trước lễ đài., trên cùng là mâm của thầy Mo – người được kính trọng nhất và cũng là người giữ vai trò chủ trì các nghi lễ trong ngày hội.
Một hồi chiêng vang lên, lễ cúng mở hội bắt đầu. Người làm lễ đứng vòng quanh mâm cúng, khi hương thắp, thầy Mo thầy cúng đọc các bài khấn và thực hiện các nghi thức tạ Thiên Địa, cầu thần Nông, Sơn Thần, Thủy thần và Thành hoàng, những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng, những vị thần được cho là có sự tác động đến hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân trong cộng đồng Tày – Nùng, Dao, Chủ lễ là thầy mo người Tày của bản đứng trước mâm lễ khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản một năm mới an khang tốt lành. Sau đó, lần lượt cán bộ và nhân dân các dân tộc trong xã thắp hương cúng trời đất.
Nội dung cúng tế đại ngụ ý rằng, năm cũ đã qua năm mới tới, nhân ngày đầu xuân năm mới nhân dân các dân tộc vùng Việt Bắc làm mâm mặn mâm nhạt nhất tâm kính lễ dâng
tạ trời tạ đất tạ các thần linh Thổ địa thần nông thần Thành hoàng bản Thổ trong năm đã ban cho trần gian gặp nhiều may mắn thịnh phát; nhất tâm kính lễ dâng lên các thần linh trên Mường trời Mường đất các thần linh cổ địa thần núi thần nước thần nông thần Thành hoàng bản Thổ các vị tổ tiên khai thiên lập địa cho đất nước, dâng lên các anh hùng dân tộc đã hy sinh cao cả vì đất nước dân tộc cầu cho Quốc Thái dân an, cầu cho nhà nhà hạnh phúc, cầu xin trời đất và các chính thần năm nay phù hộ độ trì cho được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt sinh sôi nảy lộc, bản làng yên ấm.
Sau đó thầy Mo sẽ thực hiện cúng lễ bằng việc vung “nước thánh” – nước này được những cô sơn nữ đẹp nhất bản mang về từ đầu nguồn, thầy Mo tay này cầm nậm nước làm bằng vỏ bầu khô được hứng ở đầu nguồn tay kia cầm dao lia bốn lần trên bát nước cắt ngang dọc; ngửa mặt lên trời cầu khấn rồi cầm bạc trắng vẩy nước ra khắp bốn phương tượng trưng cho nước thiêng từ mường trời tưới xuống nhân gian cho cây tươi tốt, cho
ruộng nương được mùa để tất cả người dân bản mường được hưởng phúc. Tương truyền rằng, người nào hứng được “nước thánh” này sẽ gặp may mắn trong cả năm.
Trong lễ hội thì nghi thức “Xuống đồng” đóng vai trò vô cùng quan trọng, giống như tục xông đất của người Kinh.Tại mảnh ruộng tốt, dân làng sẽ chọn một người đàn ông rắn rỏi có uy, thuộc gia đình gương mẫu và là người đi cày đồng giỏi nhất sẽ đại diện cho người dân trong bản làng cày đường cày đầu tiên xuống đồng để bắt đầu một vụ mùa mới ,xem như là sự may mắn, mùa vụ năm ấy được bội thu, suôn sẻ.
Làm lễ xong ở giàn cúng chính, thầy mo đến cúng ở chân cột còn. Cúng xong thầy
mo tung cao hai quả còn cho các chàng trai tranh cướp. Ai cướp được quả còn đầu tiên thì người đó được ném còn lên vòng. Người nào ném rách phông giấy thì được thưởng ba vuông vải đỏ, quả còn đó được thầy mo rạch ra lấy các loại hạt bên trong trộn với thúng thóc rang để sẵn trước đó tung lên trên đám đông người dự hội. Mọi người ai cũng muốn hứng lấy phần nhiều để coi như năm tới sẽ có nhiều điều may tới.
2.2.1.4.2 Phần hội
Không chỉ có những hoạt động diễn ra trong ngày hội mà bắt đầu từ những ngày trước
đó, người dân đã náo nức vào hội với cuộc thi khâu còn. Đây là cuộc thi không chỉ là thể hiện sự khéo léo của các cô gái Tày duyên dáng mà còn chứa đựng yếu tố thiêng - chọn
100 quả còn để dâng cúng các vị thần. Quả còn được làm bằng vải tứ sắc, tua ngũ sắc, khâu thành 4 múi, 2 mặt, bên trong có gạo, thóc, cát (thóc tượng trưng cho hạt giống, cát tượng trưng cho đất để trồng lúa, gạo tượng trưng cho thành phẩm, là kết quả của quá trình lao động). Những quả còn được chọn sẽ có tên của gia đình, người khâu, được xếp vào mâm
để dâng cúng và để tung vào ngày Lễ hội Lồng Tồng diễn ra.
Vào ngày lễ hội được tổ chức, sau phần nghi lễ được thầy cúng và các chủ gia đình đứng ra làm lễ thì tiếp tục sẽ là phần hội trong Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày. Đây được xem là phần thu hút nhiều du khách tham gia nhất vì được gần gũi với dân làng, tham gia vui chơi cùng dân làng.
Sau đường cày khai hội là những chiếc còn xinh xắn rực rỡ sắc màu với những tua vải dài lê vút lên không trung hướng đến hồng tâm trên ngọn nêu nơi có hai vòng tròn cao thấp tượng trưng cho Âm – Dương cái gốc của vũ trụ và sinh ra vạn vật. Trò chơi ném còn rất phổ biến trong các lễ hội làng truyền thống của người dân vùng bản, sẽ được chơi ở một khu đất khá rộng rãi và được dựng lên bởi một ngọn tre cao vun vút, và sẽ đặt một vòng
tròn ở phía trên để ném. Chiếc còn rời tay của người chủ hội là dấu hiệu cuộc vui bắt đầu. Trai gái xúm lại bên những chiếc còn. Ai cũng hy vọng chiếc còn của mình đi qua hồng tâm để Âm – Dương giao hòa mùa màng được tươi tốt. Theo quan niệm của người dân tộc Tày, nếu còn được tung trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hòa báo hiệu một điềm may mắn, dấu hiệu của một năm mùa màng bội thu
và người dân bản sẽ không vui nếu còn không ném rách được miếng vải thì người dân ngầm hiểu là năm đó dân làng sẽ gặp điều không may hay tai họa ập tới.
Song song với trò chơi ném còn đầy sự thú vị thì màn thi cày ruộng của các chàng thanh niên lực lưỡng trong làng cũng được quan tâm thích thú. Bên cạnh đó thì hội thi Cấy lúa được rất nhiều người chú ý tham gia. Mỗi làng xã sẽ chọn ra những người phụ nữ nhanh nhẹn, khéo léo và cấy giỏi nhất để tham gia hội thi. Ai ai cũng sẽ tập trung dõi theo các thí sinh để tìm ra người cày kéo giỏi nhanh và năng nhất, người cấy lúa khéo và đẹp nhất.
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày còn là nơi để các chàng trai, cô gái gặp nhau, giao lưu trò chuyện, giao duyên qua những điệu hát Sli mượt mà, tình cảm với những câu Lượn giao duyên, những điệu hát then ngọt ngào hay qua những điệu nhảy truyền thống của dân tộc Tày.
Ngoài các hoạt động nổi bật như trên ra, các hoạt động khác của hội vẫn diễn ra sôi nổi và vui nhộn với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong xã và khách thập phương với các trò chơi dân gian mang đậm dấu ấn của người dân vùng bản cao như: bắn nỏ, đánh yến,đánh khăng, đu quay, cờ tướng, đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co, ném còn, nhảy bao bố, chọi gà, chọi chim, đấu vật, thi dệt thổ cẩm, thi cấy và thi trâu cày. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao đậm đà bản sắc dân tộc ở địa phương đó là hát Gọi, hát Then, rước cờ, múa sư tử , múa rối, múa võ, thi đối đáp,...
Phần thưởng dành cho người chiến thắng các trò chơi thường là mâm cỗ ngon nhất hội và hầu hết người chiến thắng sẽ đem chia cho tất cả mọi người cùng hưởng phúc lộc của ngày xuân.
Tất cả các trò chơi dân gian ấy không chỉ đơn thuần là trò chơi vui xuân, mà đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện khát vọng của con người về sự hòa hợp trời đất và sự mong ước một năm mới thật nhiều sức khỏe, mùa màng bội thu. thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng động cao của những người tham gia.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có một hội chợ thu nhỏ với các gian hàng giới thiệu các
sản phẩm nông nghiệp văn hóa ẩm thực và du lịch của địa phương. Nhằm quảng bá hoạt động du lịch địa phương tới du khách tới tham gia cũng như thu hút thêm khách du lịch tới vùng này.
2.2.2 Lễ hội Lồng Tồng là nét đẹp văn hóa dân tộc Tày Nùng
Lễ hội thể hiện chức năng lưu giữ, tái hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng. Đây là chức năng đặc thù và cơ bản nhất trong lễ hội. Bởi vì thông qua lễ hội Lồng Tồng, các giá trị về văn hóa, lịch sử phản ánh nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân của cộng đồng được lưu truyền, làm sống lại sức mạnh có từ thuở cội nguồn của dân tộc, là dịp để quảng
bá các sản phẩm sản vật của địa phương, có tác dụng giao lưu, tuyên truyền gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.Đồng thời còn cổ vũ động viên đồng bào các dân tộc trên địa bàn thi đua lao động sản xuất, tăng gia sản xuất thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng địa phương.
Thứ hai, chính lễ hội đã mang lại khoảng thời gian nhàn rỗi đáp ứng đời sống tinh thần.
Là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày, hội Lồng chú trọng những yếu tố tín ngưỡng mang tính bản địa, chứa đựng những khát vọng của người nông dân từ xã hội cổ xưa. Lễ hội đó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi, có thể nhận được thành quả tốt đẹp sau những tháng ngày lao động vất vả và mong chờ vào mùa
vụ bội thu trong tương lai.
Thứ ba là cố kết cộng đồng. Đây cũng chính là giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, một dân tộc cùng chung cội nguồn, cùng chung dòng máu, cùng chung bản sắc văn hóa. Lễ hội là dịp để người dân hội tụ giao lưu văn hoá, tình cảm, tăng thêm sự hiểu biết, đoàn kết dân tộc, ôn lại truyền thống của quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, dân tộc phát triển, kết hợp giữa văn hoá truyền thống với văn hoá đương đại, tạo nên đời sống văn hoá tinh thần vui tươi, lành mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội Lồng Tồng chính là tấm gương phản chiếu toàn diện về đời sống văn hóa của người Tày, Nùng nói riêng và của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc nói chung.
Lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trở thành điểm tựa vững