Thực trạng khách du lịch và doanh thu

Một phần của tài liệu lễ hội lồng tồng của dân tộc tày nùng vùng việt bắc và tiềm năng trong phát triển du lịch (Trang 50 - 57)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC

2.5 Thực trạng phát triển lễ hội Lồng Tồng vùng Việt Bắc

2.5.1 Thực trạng khách du lịch và doanh thu

Mùa xuân là mùa của lễ hội. Những ngày đầu xuân hàng năm,chính là khoảng thười gian diễn ra lễ hội Lồng Tồng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, mang những nét đẹp đặc trưng riêng để cầu mong cho con người có sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Lồng Tồng đang dần là lễ hội tiêu biểu của người Tày, Nùng các tỉnh Việt Bắc, đặc

biệt là Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng,... Lễ hội Lồng Tông chính là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, thể hiện cầu mong mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, thể hiện tín ngưỡng phồn thực cổ xưa và kết hợp với thờ Thành Hoàng làng, Địa thần, những người có công với đất nước, khai lập làng... Đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch đặc thù trong mỗi dịp Tết đến, Xuân

về. Ngày nay, lễ hội đã có nhiều bước phát triển mới và ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch đến với lễ hội.

Lễ hội Lồng Tồng tỉnh Tuyên Quang

Theo bộ Văn hóa thể thao và du lịch Tuyên Quang, sau hai năm 2020-2021, du lịch gần như tê liệt do dịch Covid-19 bùng phát trong cả nước, du lịch tỉnh khôi phục và hoạt động du lịch mới có dấu hiệu phục hồi. Tỉnh đã chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du lịch mạo hiểm bay du lịch trải nghiệm trong rừng Na Hang, Lâm Bình; triển khai mô hình đón khách du lịch ngắm cảnh, trải nghiệm theo mùa như: Lễ hội hoa lê, mùa vàng Hồng Thái, hoa cải vàng, tuyến đường hoa lê dài nhất (huyện Na Hang); hình thành trang trại nông nghiệp gắn với du lịch; chú trọng phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống phục vụ du lịch... nhằm

đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu đa dạng du khách, tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm thu hút khách du lịc dến tinh.

Nổi bật trong đó không thể không nhắc đến đó lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh. Ngày 29-1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.

Từ đó tạo nên sức hút cho du lịch địa phương. Trong năm 2022, Tuyên Quang đã đón hơn 240.000 lượt khách, nâng tổng số lượt khách du lịch đến với Tuyên Quang trong 8 tháng năm 2022 đạt 1,6 triệu khách, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt gần 240 tỷ đồng, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2021. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang, 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Tuyên Quang đón trên 1,8 triệu lượt khách du lịch đến lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng, đạt 72,9% kế hoạch, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Lễ hội Lồng Tồng tỉnh Lạng Sơn

Lễ hội Lồng tại tỉnh Lạng Sơn cũng thu hút được sự quan tâm lớn đối với các du khách gần xa. Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng, một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi hàng năm diễn ra khoảng hơn 200 lễ hội Lồng Tồng truyền thống của người Tày. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 4 Tết đến 30 tháng Giêng để mở đầu cho một mùa gieo trồng mới. Khoảng thời gian này, lễ hội Lồng Tồng được tổ chức rộn rã ở mỗi làng, xã có người Tày sinh sống.

Đến với lễ hội Lồng Tồng xứ Lạng, bạn không chỉ được hào mình trong không khí vui tươi, nô nức của lễ hội, bạn còn có thể trải nghiệm hàng loạt hấp dẫn khác. Đến với Lạng Sơn trong khoảng thời gian này, du khách như được đắm chìm vào xứ sở của hoa đào, bởi nơi đây có rất nhiều giống đào đẹp và quý như đào bạch, bích, phai, thất thốn… Lễ hội kết hợp với nhiều hoạt động như hội chợ hoa đào, trưng bày các cây hoa đào đẹp, các tour du lịch vườn đào. Với 200 ngàn cây đào trồng trên diện tích 100ha, nơi nào của Lạng Sơn cũng có hoa đào nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn và thành phố Lạng Sơn.

Từ đó tạo nên sức hút đối với lễ hội Lồng Tồng nói riêng, cũng như ngành du lịch Lạng sơn nói chung. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho biết, hoạt động du lịch, lễ hội sau thời gian dài bị hạn chế do COVID-19 thì trong năm 2022-2023 đã được triển khai bình thường trở lại, số lượng người tham gia tăng cao. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2023, Lạng Sơn

đã thu hút hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt 35,9% kế hoạch, tăng 78,6% so với cùng kỳ. Doanh thu 1.055 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch, tăng 281% so với cùng kỳ năm trước. Đưa Lạng Sơn dần trửo thành điểm sáng du lịch vùng Đông Bắc.

Lễ hội Lồng Tồng tại tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tinh có dân tộc Tày Nùng sinh sống đông. Lễ hội Lồng Tồng nơi đây cũng

có những nét đặc săc riêng biêt.

Những năm gần đây, đời sống văn hóa tinh thần của người Tày, Nùng tại Cao Bằng nói riêng, vùng Đông Bắc nói chung ngày càng được nâng cao. Và cũng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, lễ hội Lồng tồng - một lễ hội truyền thống giàu ý nghĩa nhân văn của đồng bào Tày, Nùng được tổ chức sôi nổi hơn, phong phú hơn. Sau Tết là thời gian diễn ra nhiều lễ hội Xuân. Người ta đi chơi hội để rồi chuẩn bị bước vào mùa vụ mới, do đó ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hội Lồng tồng ngày xuân thường được tổ chức đến khoảng Rằm tháng Giêng. Có lẽ cũng chính vì vậy mà người Tày, người Nùng có câu: “Nàng ơi, bươn Chiêng lầu pây liểu / Bươn nhỉ mí chịu dú đai” (Em ơi, tháng Giêng ta đi trẩy hội/Tháng

hai chân tay không ngơi nghỉ).

Lễ hội Lồng tồng đã ra đời từ rất lâu, và đã được đồng bào dân tộc Tày - Nùng lưu truyền cho đến ngày nay tại các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc. Lễ hội của đồng bào dân tộc Tày - Nùng tại tỉnh Cao Bằng diễn ra từ ngày mồng

2 đến ngày 30 tháng Giêng âm lịch, với mục đích mở mùa gieo trồng mới (tùy theo từng địa phương). Sau phần nghi lễ chính tại cánh đồng, du khách sẽ cùng được tham gia phần hội với nhiều hoạt động và trò chơi dân gian được diễn ra. Những trò chơi mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc nơi đây như là: ném còn, kéo co, đánh đu, múa lân, múa võ, hát giao duyên,...thưởng thức màn đối cao giao duyên sli thể hiện những nghi thức mang ý nghĩa cầu mùa màng, cầu mưa, cầu nước trong lễ nghi tín ngưỡng cổ truyền từ thuở xa xưa từ các chàng trai cô gái. Đây chính là dịp để người dân được giao lưu văn hóa, văn nghệ, trao đổi các kinh nghiệm phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Ngoài ra, khi đến tham quan du lịch Cao Bằng, du khách còn bị hút hồn với những danh lam thắng cảnh như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao hay khu di tích Pác Bó,..Điều

đó đã làm nên sức hút cho Cao Bằng mà không một nơi nào có được. Theo thông kê của

bộ Văn hóa Thể thao và du lịch Cao Bằng, quý I/2023, lượng khách du lịch đến Cao Bằng đạt 321.694 lượt, tăng 146% so với cùng kỳ, trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 4.291 lượt, tăng 1.495,2%; khách du lịch nội địa ước đạt 317.403 lượt, tăng 143% so với cùng kỳ năm

2022. Tổng doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 210 tỷ đồng, tăng 1.204,3% so với cùng kỳ năm 2022. Công suất sử dụng phòng đạt 35,7%.

Trải qua một quãng thời gian dài phát triển, lễ hội Lồng Tồng vẫn còn được giữ lại những nét truyền thống của nó và ngày càng được phát triển, diễn ra sôi nổi, phong phú hơn. Các yếu tố dân gian mang ý nghĩa cổ truyền cũng được lưu giữ lại để giới thiệu cho

du khách đến du lịch Cao Bằng biết đến. Du khách tới đây du lịch vào mùa lễ hội vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp lại vừa có thể tìm hiểu thêm về nền văn hóa dân tộc, đời sống sinh hoạt của người dân vùng cao cũng như được tham gia trải nghiệm những trò chơi dân gian mang đậm nét cổ truyền dân tộc.

Lễ hội Lồng Tổng tỉnh Thái Nguyên

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, ngày mùng 10 tháng Giêng là người dân vùng chiến khu cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên lại nô nức kéo về khu vực

Đèo De thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa để tham dự Lễ hội Lồng Tồng. Trong không khí xuân nhộn nhịp, du khách sẽ cảm nhận như mình "ngấm" được hết những cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu khi viết lên những câu: "Áo em thêu chỉ biếc hồng / Mùa xuân ngày hội Lồng Tồng thêm vui”. Năm 2017, lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia.

Ngay trong ngày đầu tiên (ngày 5/2/2017), Lễ hội Lồng Tồng tại ATK Định Hóa - Tuyên Quang đã thu hút khoảng 20 nghìn du khách thập phương đến thăm quan, trảy hội (tăng khoảng 5 nghìn du khách so với năm 2016). Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lễ hội năm 2023 đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự với nhiều hoạt động hấp dẫn.. Ngoài các nghi lễ truyền thống, cầu mùa, xuống đồng đầu năm còn có các hoạt động văn hóa, thể thao như: Hội trại xuân của các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Định Hóa; triển lãm ảnh; thi giã bánh giầy; ném còn; biểu diễn dân ca, dân vũ; các trò chơi dân gian... Tại lễ hội, du khách sẽ được tham gia 3 không gian văn hóa đặc trưng gồm: Không gian văn hoá trà; không gian dân ca các dân tộc huyện Định Hoá; không gian các di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia kết hợp giới thiệu sản phẩm đặc trưng ATK Định Hóa.

Thái Nguyên luôn quan tâm đến phát triển du lịch của vùng. Để đưa du lịch nơi đây phát triển mạnh mẽ thêm nữa, tỉnh đã đề ra đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 với quan điểm phát triển du lịch chuyên nghiệp, gắn truyền thống với hiện đại, coi trọng đặc biệt tới chất lượng dịch vụ và uy tín thương hiệu trong hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch; đồng thời hướng mạnh phát triển du lịch cộng đồng, lấy lợi ích của người dân địa phương là trung tâm. Theo đó, nhiều

lễ hội xuân tại Thái Nguyên được tổ chức để thu hút du khách trong và ngoài nước, như: Đình - đền - chùa Cầu Muối, đền Đuổm, Lồng Tồng ATK Định Hóa, Núi Văn - Núi Võ, Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc… Bên cạnh đó, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá và Khu di tích lịch sử Quốc gia 60 liệt sĩ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, phường Gia Sàng (TP. Thái Nguyên) thu hút đông đảo lượt khách đến dâng hương và tham quan. Đặc biệt, các khu du lịch sinh thái: Hồ Núi Cốc, Phượng Hoàng hay Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải cũng được chú trọng trong công tác tuyên truyển, xúc tiến du lịch vùng.

Theo thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, riêng 2 tháng đầu

năm 2023, khách tại các điểm tham quan du lịch đạt gần 734 nghìn lượt, khách do các cơ

sở lưu trú du lịch phục vụ đạt trên 150 nghìn lượt, khách quốc tế đạt 2.300 lượt (chủ yếu

là khách lưu trú tại các khách sạn). Tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 183 tỷ đồng. Tính riêng 03 ngày tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tết), khách đến tham quan du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đạt gần 140 nghìn lượt khách (tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2022). Khách tại các cơ sở lưu trú đạt 1.500 lượt (tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2022). Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 20,9 tỷ đồng (tăng 10 lần so với cùng kỳ năm 2022).

Vùng du lịch Việt Bắc với những tiềm năng của mình đã và đang thu hút khách du lịch đến tham quan ngày càng đông. Đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch lễ hội. Lễ hội Lồng Tồng của người Tày Nùng ngoài mang nhưng giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng

cư dân, nó còn là sức hút to lớn, tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng góp phần thúc đẩy

du lịch nơi đây.

Bảng 2.1 Khách du lịch đến các tỉnh Việt Bắc

Đơn vi tính: lượt khách

STT Tỉnh Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Khách nội địa

Khách quốc tế

Khách nội địa

Khách quốc tế

Khách nội địa

Khách quốc tế

1 Cao Bằng 1.117.955 133.245 1.364.306 185.040 605.654 12.011

2 Bắc Kạn 2.824.700 75.300 509.284 18.957 195.366 3.423

3 Lạng Sơn 1.971.000 29.000 2.500.000 452.000 1.604.000 1.447.000

4 Hà Giang 1.027.000 273.000 1.117.235 255.313 1.430.969 70.319

5 Tuyên

Quang

1.176.205 225.131 1.939.025 6.625 1.704.330 3.670

6 Thái Nguyên 1.364.306 70.000 2.824.700 75.300 1.160.000 23.000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Việt Bắc

Tuy nhiên du lịch vùng Việt Bắc phát triển chưa đồng đều, doanh thu du lịch còn thấp

so với các địa phương khác trên cả nước. Lễ hội Lồng Tồng nơi đây vẫn chưa thực sự được biết đến rộng rãi đối với các du khách.

Bảng 2.2 Doanh thu du lịch lữ hành theo giá hiện hành phân theo địa phương vùng Việt Bắc

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Tỉnh 2018 2019 2020 2021 2022

1 Cao Bằng 6.4 7.7 2.9 2.6 5.0

2 Bắc Kạn 0.1 0.1 0.1 0.4 0.8

3 Lạng Sơn 8.3 9.3 2.5 9.1 13.5

4 Hà Giang 46.6 50.2 23.9 6.4 4.8

5 Tuyên Quang 4.9 6.1 6.0 1.0 2.6

6 Thái Nguyên 32.4 36.7 18.0 29.7 170.8

Nguồn: Niên giám thống kê 2022

Theo thông kê, du ịch phát triển nhất tại Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang. Đặc biệt

là Thái Nguyên, năm 2022 doanh thu du lịch vượt bậc từ 29,7 tỷ đồng lên 170,8 tỷ đồng.

Lễ hội Lồng Tồngtại Định Hóa Thái Nguyên cũng được chú trọng và được biết đến sâu rộng. Các tỉnh như Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang doanh thu còn thấp, lễ hội Lồng Tồng vẫn chưa thu hút được đông đảo du khách.

Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày Nùng vùng Việt Bắc mang tính cộng đồng cao và

là sự quy tụ tinh hoa của những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trải qua biến động của thời gian, bản sắc văn hóa trong lễ hội Lồng tồng vẫn được đồng bào Tày, Nùng vùng Việt Bắc lưu giữ trong tiềm thức, trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng nhân dân nơi đây. Đồng thời, đây cũng là một nét văn hóal đặc sắc thu hút khách du lịch đến với mảnh đất này.

Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày Nùng vùng Việt Bắc mang tính cộng đồng cao và là

sự quy tụ tinh hoa của những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trải qua biến động của thời gian, bản sắc văn hóa trong lễ hội Lồng tồng vẫn được đồng bào Tày, Nùng vùng Việt Bắc lưu giữ trong tiềm thức, trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng nhân dân nơi đây. Đồng thời, đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc thu hút khách du lịch đến với mảnh đất này.

Một phần của tài liệu lễ hội lồng tồng của dân tộc tày nùng vùng việt bắc và tiềm năng trong phát triển du lịch (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)