Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu lễ hội lồng tồng của dân tộc tày nùng vùng việt bắc và tiềm năng trong phát triển du lịch (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LẾ HỘI LỒNG TÔNG VÙNG TÂY BẮC

3.4 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền

Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 41-CT/TW, vùng đã triển khai học tập, nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chỉ thị số 41-CT/TW với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông quan đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các buổi sinh hoạt đoàn thể... Công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức

lễ hội được đẩy mạnh; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành

vi lợi dụng hoạt động văn hóa, lễ hội để trục lợi, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Công tác quản lý, thu chi tiền công đức trong các hoạt động lễ hội diễn ra công khai, minh bạch; bố trí hòm công đức khoa học, hợp lý. Công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ được triển khai nghiêm túc, hiệu quả; tình trạng người bán chèo kéo khách, đổi tiền lẻ, ăn xin, xem bói tại các khu di tích, khu danh thắng được đẩy lùi; bảo đảm an toàn giao thông, an toàn thực phẩm cho du khách và Nhân dân khi tham gia các lễ hội. Trong các lễ hội, việc đốt vàng mã, dâng hương, đặt tiền công đức được thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của ban tổ chức lễ hội, ban quản lý di tích.

Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế, du lịch được chú trọng quan tâm. Theo đó, để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, năm

2015 tỉnh đã lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận 03

lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Lễ hội Đền Tả Phủ - Đền Kỳ Cùng (Thành phố Lạng Sơn), Lễ hội Ná Nhèm (huyện Bắc Sơn), Lễ hội Bủng Kham (huyện Tràng Định). Qua đó, hoạt động khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hoá trên địa bàn ngày càng được quan tâm, chú trọng và có những chuyển biến tích cực, thông qua nhiều hoạt động như: Đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích; xây dựng các tuyến du lịch gắn liền với các di tích trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các loại hình du lịch tâm linh; du lịch sinh thái, cộng đồng; du lịch văn hóa gắn với du lịch mua sắm, hoạt động

lễ hội; tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường đẩy mạnh việc tổ chức các lễ hội, chương trình sự kiện văn hóa, du lịch nhân dịp các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước. Các hoạt động lễ hội bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu thăm quan, hưởng thụ văn hoá, tinh thần của Nhân dân, thu hút đông đảo khách du lịch, tạo nguồn thu ngân sách đáng kể và giải quyết việc làm cho Nhân dân.

Bên cạnh những kết quả là cơ bản, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn còn một số hạn chế như: Công tác trùng tu, tôn tạo di tích, sưu tầm, phục dựng lại các

lễ hội truyền thống nguồn kinh phí chưa bảo đảm. Công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội còn hạn chế. Việc xúc tiến quảng bá các sản phẩm văn hoá đặc sắc có giá trị, các sản phẩm văn hóa tiêu biểu của dân tộc, của địa phương còn ít; một số lễ hội còn nặng

về phần lễ, nội dung phần hội chưa phong phú, đa dạng, nên chưa thu hút được đông đảo Nhân dân trên địa bàn tham gia. Các hoạt động trình diễn dân ca, dân vũ, tổ chức các trò chơi dân gian chính của các lễ hội chưa được tổ chức phong phú…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 41-CT/TW, trong thời gian tới các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW gắn với thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính

trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII “về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; Chỉ thị số 06/CT-TTg, ngày 20/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; Nghị định 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức

lễ hội; Nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 31/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh về công tác quản

lý và tổ chức lễ hội.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của pháp luật, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của Nhân dân.

Ba là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa và dịch

vụ văn hóa trên địa bàn; tăng cường hướng dẫn các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn khi tổ chức lễ hội, lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng bảo đảm không xảy ra các hiện tượng chen lấn, tranh cướp “lộc”, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc hoặc tổ chức các trò chơi

cá cược trá hình, dịch vụ đổi tiền lẻ để hưởng chênh lệch trái quy định...; quản lý hòm

“công đức” đúng mục đích, sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch.

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong công tác

tổ chức và quản lý lễ hội; phê phán các hành vi lợi dụng lễ hội, tín ngưỡng, tâm linh để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh trục lợi. Xử lý nghiêm các hành vi truyền bá, phát tán tài liệu, băng đĩa không được phép lưu hành, những cá nhân lợi dụng tâm linh, ngoại cảm để lừa bịp, xuyên tạc, vu khống cá nhân, tập thể, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Năm là, tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong hương ước, quy ước khối, thôn. Rà soát, quy hoạch, đầu tư xây dựng, tu bổ, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, các di tích văn hóa ở cơ sở, tạo điều kiện cho các tầng lớp Nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa.

Sáu là, tăng cường công tác quảng bá văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh đến du khách, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bằng nhiều hình thức, đặc biệt là Internet, mạng xã hội; tăng cường kết hợp quảng bá du lịch khi tham gia các chương trình xúc tiến du lịch tại các thị trường trong và ngoài tỉnh, quốc tế phù hợp với mục tiêu của tỉnh.

Bẩy là, định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá hoạt động quản lý văn hóa và tổ chức lễ hội theo quy định; khen thưởng, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân thực sự tiêu biểu trong việc thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW trên địa bàn.

Một phần của tài liệu lễ hội lồng tồng của dân tộc tày nùng vùng việt bắc và tiềm năng trong phát triển du lịch (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)