CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
2.6 Đánh giá tiềm năng của Lễ hội Lồng Tồng trong phát triển du lịch
2.6.1 Thuận lợi
Lễ hội truyền thống là một trong những loại hình di sản độc đáo và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội ngày nay đa dạng, phong phú; lễ hội lịch sử, lễ hội đền, lễ hội chùa. Những lễ hội đều gắn với tín ngưỡng linh thiêng, huyền bí, thu hút sự quan tâm của nhiều người.Là một trong những loại hình di sản độc đáo và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Ở đó thể hiện rất rõ đời sống văn hoá tâm linh, những quan niệm nhân sinh và các sinh hoạt văn hoá dân gian khác. Chính vì thế lễ hội là một trong những loại hình văn hoá đặc biệt, có sức thu hút lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Với những nội dung phong phú diễn ra trong lễ hội như hoạt cảnh văn hóa với các làn điệu dân ca, dân vũ mượt mà, chứa chan tình yêu quê hương, đất nước; thi các mâm cỗ
cúng Thần Nông của các tập thể khu dân cư, gia đình, thi múa sư tử, ném còn,… đã tạo ra một không khí vui tươi, náo nức trong những ngày đầu xuân mới, góp phần động viên các tầng lớp nhân dân thêm hăng say lao động, sản xuất, học tập và công tác để gặt hái được nhiều thành quả. Du khách còn được thưởng thức màn hát múa cầu mùa, chào mừng lễ hội
do những nghệ nhân, diễn viên quần chúng cao tuổi, các nam thanh, nữ tú thể hiện. Ý nghĩa sâu xa hơn, qua vui hội, vui xuân, nhất là lễ khai mạc được tổ chức thành công đã góp phần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần bảo tồn, làm giàu, phát huy và phát triển các di sản văn hóa của quê hương, đất nước, dân tộc, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, định hướng phát triển thương mại – du lịch – dịch vụ của vùng nhà.
Ngoài ra, các tỉnh Việt Bắc còn có những tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như văn hóa đăc sắc, có thể kết họp với lễ hội Lồng Tồng tạo nen sức hút cho vùng.
Lợi thế về địa danh lịch sử: đây là cái nôi chiến khu Cách mạng với nhiều di tích nổi
tiếng gắn liền với sự nghiệp cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh như hang Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng); Tân Trào (Tuyên Quang); ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn); ATK Định Hoá (Thái Nguyên); các di tích chiến thắng Đông Khê, Thất Khê... và các di tích gắn với lịch sử chống giặc ngoại xâm của cha ông như Ải Chi Lăng (Lạng Sơn).
Lợi thế không gian và cảnh quan: Đa số các địa phương đều có vùng núi trung bình và
thấp, địa hình đa dạng với khí hậu trong lành, cảnh quan tươi đẹp. Đây chính nguồn tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên giá trị.
Lợi thế từ hệ thống hang động, núi đá vôi đa dạng và có giá trị mỹ thuật cao gồm Nhất,
Nhị, Tam Thanh ở Lạng Sơn, Ngườm Ngao ở Cao Bằng, động Puông ở Bắc Kạn;
Tiềm năng dung lịch sông hồ tiêu biểu có Sông Nho Quế (Hà Giang), Sông Gâm, hồ
Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thang Hen (Cao Bằng); về điểm danh thắng và nghỉ mát có thác Bản Giốc (Cao Bằng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn).
Tiềm năng du lịch văn hoá đặc sắc với sự đa dạng của nhiều dân tộc anh em như Tày,
Nùng, Dao, Sán Dìu, H'Mông... trong đó bản sắc văn hoá dân tộc Tày, Nùng với nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch của các tỉnh vùng Đông Bắc đang được đầu tư để thuận lợi cho phát triển du lịch. Các công tác quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch cũng được chú trọng., quan tâm ở nhiều địa phương. Đội ngũ cán bộ quản
lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch được đào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. Đến với lễ hội Lồng Tồng là đến với những điều mộc mạc, bình dị. Qua đó, chúng ta
có thể cảm nhận và có thêm nhiều chiều liên tưởng về những lễ hội, di tích, danh thắng của
đã trường tồn và phát triển trong suốt dặm dài công cuộc dựng xây quê hương, đất nước.
Và mỗi người lại càng thấy rõ hơn ý thức, trách nhiệm của mình trong việc góp phần vun đắp, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Qua đó còn thể hiện được tấm lòng thành kính, tri ân công đức của các tầng lớp nhân dân đối với các bậc tiền nhân, danh nhân của quê hương, đất nước; thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc ta: “Uống nước nhớ nguồn”…
2.6.2 Khó khăn
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch của các tỉnh vùng Đông Bắc còn nhiều hạn chế .Khó khăn nhất của vùng Việt Bắc vẫn là giao thông, sự kết nối giữa các vùng kém, nguồn lực về lao động, con người phong phú dồi dào nhưng chưa chất lượng, chưa đáp ứng khoa học kỹ thuật mới và sáng tạo phù hợp với thời đại. Các cơ sở lưu trú chất lượng cao ở các địa phương còn thiếu. Các dịch vụ tại điểm du lịch còn hạn chế, chẳng hạn như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, hệ thống biển chỉ dẫn vào các điểm chưa đầy
đủ. Các công tác quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch còn ít được quan tâm ở nhiều địa phương. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch còn thiếu và cần được đào tạo thêm.
Hầu hết các ý kiến cho rằng các tỉnh vùng Đông Bắc đều có tiềm năng du lịch lớn với cảnh quan núi non tươi đẹp, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên du lịch vùng Đông Bắc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Như tỉnh Tuyên Quang hiện nay chủ yếu thu hút khách du lịch nội địa và điểm đến tham quan
là các di tích lịch sử như Tân Trào. Còn các tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan các cảnh đẹp thiên nhiên, khám phá văn hóa bản địa vẫn còn nhiều khoảng trống.
Thách thức lớn đặt ra với ngành du lịch Việt Bắc là phải liên tục nghiên cứu, đổi mới
và đa dạng hóa sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch giúp du khách có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với du lịch Việt Bắc. Tài nguyên du lịch phong phú của vùng chiến khu Việt Bắc có nhiều nét đặc thù, khác biệt, là các giá trị cạnh tranh cao. Nhưng việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng vẫn cần được dầu tư thêm. Các sảm phẩm cần được đặc biệt
quan tâm để hình thành và phát triển những sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng; kết nối các điểm di tích văn hóa, lịch sử cách mạng để hình thành các tuyến điểm du lịch đặc trưng của vùng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác kết hợp với các loại hình du lịch khác: du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm thiên nhiên, du lịch nông nghiệp theo hướng xanh gắn với bảo tồn di sản gìn giữ môi trường thiên nhiên.
Là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội kéo dài tới biên giới phía Bắc của đất nước, nhưng một số tỉnh trong vùng Việt Bắc còn thuộc diện khó khăn khi tỷ lệ hộ nghèo cao, các công trình kết cấu hạ tầng thiếu, chưa đồng bộ, hiện đại. Vậy nê, du lịch các tỉnh vùng Việt Bắc được coi là “chìa khóa” giảm nghèo, đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, lấy bản sắc văn hóa của các dân tộc để làm nền tảng phát triển. Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển du lịch tại vùng. Tăng cường tuyên truyền những giá trị đặc sắc của Lễ hội Lồng Tồng.