1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum

92 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 3,59 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (11)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Giả thuyết nghiên cứu (15)
  • 7. Đóng góp mới của đề tài (15)
  • 8. Cấu trúc bài nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG . 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản (17)
    • 1.1.1. Du lịch (17)
    • 1.1.2. Cộng đồng (17)
    • 1.1.3. Du lịch cộng đồng (18)
    • 1.1.4. Phát triển du lịch cộng đồng (19)
    • 1.2. Phát triển loại hình du lịch cộng đồng (19)
      • 1.2.1. Đặc điểm, nguyên tắc của phát triển du lịch cộng đồng (19)
        • 1.2.1.1. Đặc điểm của phát triển du lịch cộng đồng (19)
        • 1.2.1.2. Nguyên tắc của phát triển du lịch cộng đồng (20)
      • 1.2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng (22)
        • 1.2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch (22)
        • 1.2.2.2. Điều kiện về lao động du lịch và cộng đồng địa phương (22)
        • 1.2.2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (23)
        • 1.2.2.4. Điều kiện về chính sách phát triển du lịch (23)
      • 1.2.3. Nguồn lực tham gia vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng (24)
      • 1.2.4. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng (26)
      • 1.3.1. Yếu tố thúc đẩy người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng (27)
        • 1.3.1.1. Nhận thức của cộng đồng về tài nguyên vào hoạt động du lịch (27)
        • 1.3.1.2. Lợi ích kinh tế (28)
        • 1.3.1.3. Điều kiện về cơ chế và chính sách (28)
        • 1.3.1.4. Nguồn lực của hộ gia đình (29)
      • 1.3.2. Rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch (29)
    • 1.4. Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam (29)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ (32)
    • 2.1. Khái quát điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại (32)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (32)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lý (32)
        • 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên (32)
      • 2.1.2. Tài nguyên du lịch (33)
      • 2.1.3. Chính sách phát triển du lịch của địa phương (35)
    • 2.2. Hoạt động phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen (35)
      • 2.2.1. Tình hình khách du lịch đến khu du lịch sinh thái Măng Đen (35)
      • 2.2.2. Nguồn nhân lực phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen (36)
      • 2.2.3. Mô hình và sản phẩm du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen (38)
        • 2.2.3.1. Mô hình hoạt động du lịch cộng đồng (38)
        • 2.2.3.2. Sản phẩm du lịch cộng đồng (39)
      • 2.3.1. Thống kê mô tả về khách thể nghiên cứu (41)
      • 2.3.2. Phân tích thực trạng sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động (43)
        • 2.3.2.1. Tần suất tham gia của người dân địa phương trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch (43)
        • 2.3.2.2. Mức độ nhận thức của người dân địa phương trong công tác hoạch định chiến lược (44)
        • 2.3.2.3. Sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động tuyên truyền quảng bá (48)
        • 2.3.2.4. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cơ chế chính sách tác động đến sự tham (49)
        • 2.3.2.5. Mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm sinh kế và thu nhập tác động đến sự (51)
        • 2.3.2.6. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rào cản tác động đến sự tham gia của hộ dân vào hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng (51)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, TỈNH KON TUM (55)
    • 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp (55)
      • 3.1.1. Căn cứ chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Kon Tum (55)
      • 3.1.2. Căn cứ thực tiễn địa phương (56)
    • 3.2. Các giải pháp cụ thể dựa trên căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng (58)
      • 3.2.1. Gia tăng tần suất tham gia của người dân trong hoạt động cung ứng dịch vụ (58)
      • 3.2.2. Tăng cường mức độ nhận thức của người dân địa phương trong công tác hoạch định chiến lược (59)
      • 3.2.3. Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động tuyên truyền quảng bá (60)
      • 3.2.5. Gia tăng sự tham gia của người dân thông qua tác động của nhân tố sinh kế và thu nhập (62)
      • 3.2.6. Tháo gỡ những nhân tố rào cản tác động đến sự tham gia của hộ dân vào hoạt động du lịch cộng đồng (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (69)
  • PHỤ LỤC (73)

Nội dung

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TÊN ĐỀ TÀI: SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN,

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Những năm qua, sự tham gia của NDĐP trong hoạt động DLCĐ đang tạo ra làn sóng mới trong phát triển du lịch tại Việt Nam, do đó xuất hiện nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động DLCĐ có thể kể đến như:

Vũ Đức Cường (2014), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch “Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên – tỉnh Đồng Nai” Tác giả phân tích làm rõ về DLCĐ, và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế và xã hội Luận văn phân tích các thành tựu, hạn chế cùng với nguyên nhân của công tác phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Tiên để làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng giải pháp phát triển DLCĐ

Trần Thị Thủy, Bùi Minh Thuận (2015), Tạp chí Khoa học – Công nghệ Nghệ

An, trang 28-32 “Du lịch cộng đồng với việc khai thác các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở miền Tây tỉnh Nghệ An”, dựa vào Niên giám Thông kê về dữ liệu vật chất, văn hóa, con người Qua đó, nhóm tác giả đưa ra đánh giá thực trạng mức độ phát triển của DLCĐ của người Thái tại miền Tây tỉnh Nghệ An

Nguyễn Thu Trang (2016), Cục Di sản văn hóa, trang 06-15 “Cộng đồng với việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể”, tác giả đi vào phân tích sự tác động 2 mặt của yếu tố cộng đồng trong bảo tồn văn hóa phi vật thể Trong đó, cộng đồng vừa đóng vai trò là chủ thể sáng tạo vừa đóng vai trò là chủ thể bảo tồn văn hóa phi vật thể Ngoài ra, tác giả đã đưa ra những minh chứng cụ thể cho các biện pháp phát huy tính cộng đồng trong bảo tồn di sản pho vật thể, từ đó rút ra kết luận cộng đồng có vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế “Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi: Nghiên cứu điển hình tại Sa Pa, Lào Cai” Tác giả tiếp cận đề tài dựa theo lý thuyết trao đổi xã hội, áp dụng mô hình giải thích lý thuyết xã hội với năm yếu tố chính Bên cạnh hệ thống các quan điểm lý luận, tác giả tiến hành phân tích kết quả khảo sát, sử dụng kiểm định T-test và phân tích phương sai Dựa vào cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đóng góp một số giải pháp thực tiễn nhằm thúc đẩy sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch miền núi

Nguyễn Quyết Thắng (2017), Tạp chí Kinh tế đối ngoại, trang 23-34 “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại một số nước Asean – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” Tác giả đưa ra các hệ thống lý luận, làm sáng tỏ các quản điểm khác nhau về DLST dựa vào cộng đồng; thu thập các thông tin của khu vực Asean và trong nước nhằm đúc kết kinh nghiệm thực tiễn cho hoạt động DLST Tác giả kết luận, việc phát triển DLST dựa vào cộng đồng góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch tại Việt Nam, để đạt được điều này cần làm tốt việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm từ các nước trong khu vực

Ngô Thị Huyền Trang (2020), Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam” Bên cạnh việc nghiên

3 cứu các cơ sở lý luận cần thiết, tác giả đưa ra các phương pháp tiếp cận đề tài và khung phân tích về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc; từ đó đưa ra kết quả về các yếu lợi ích, rào cản, quản điểm người dân, chính sách Nhà nước và dự định tham gia của người dân Luận án tổng quan được

13 công trình nghiên cứu nước ngoài và 04 công trình trong nước có liên quan; hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch nông thôn, sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn; đề xuất 04 nhóm giải pháp từ mô hình nghiên cứu: hoàn thiện chính sách của Nhà nước, Tăng cường lợi ích của du lịch nông thôn, Hạn chế rao cản và nâng cao nhận thức người dân

Lã Thị Bích Quang (2021), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Luận án tiến sĩ Chuyên ngành Quản lý kinh tế “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan: Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” Tác giả tiến hành phân tích, đưa ra kết quả về các hoạt hoạt động chính để phát triển DLCĐ bền vững; chỉ rõ vai trò CQĐP, doanh nghiệp, CĐĐP, tổ chức phi Chính phủ đối với hoạt động phát triển DLCĐ tại khu vực Tây Bắc Việt Nam Từ đó tác giả đưa ra đề xuất, khuyến nghị về phát triển và nâng cao tính bền vững cho mô hình DLCĐ đối với các bên liêm quan kể trên Bối cảnh của DLCĐ tại Tây Bắc đã cung cấp một bức tranh rõ nét, một cơ hội tốt để thực hiện khám phá vai trò của các bên liên quan giúp nghiên cứu sớm phân tích và đưa ra kết luận rõ ràng.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá sự tham gia của NDĐP vào hoạt động DLCĐ tại khu DLST, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ tham gia của người dân vào hoạt động phát triển DLCĐ

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển DLST, DLCĐ và tình hình NDĐP tham gia hoạt động DLCĐ;

Phân tích hoạt động du lịch, DLCĐ và sự tham gia của người dân vào hoạt động phát triển du lịch tại khu DLST Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mức độ tham gia của người dân vào hoạt động phát triển du lịch tại khu DLST Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được tốt các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như đạt được mục tiêu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm và lựa chọn nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, các đề tài khoa học có liên quan đến đề tài “Sự tham gia của NDĐP vào hoạt động phát triển DLCĐ tại khu DLST Măng Đen, tỉnh Kon Tum.” từ đó giúp tác giả nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu và làm rõ cơ sơ lý luận

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài sử dụng phương pháp này để tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài để đưa vào phần tổng quan nghiên cứu Tác giả cũng sử dụng phương pháp này để hệ thống lại các nghiên cứu đã có liên quan đến cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ Từ đó, có sự kế thừa, phát triển hơn so với các nghiên cứu đã có

- Phương pháp so sánh: Nhằm mục đích chỉ ra những ưu điểm và hạn chế đối tượng nghiên cứu trong những không gian khác nhau Từ đó, có cách nhìn nhận, đánh giá và tiếp nhận một cách khái quát và toàn diện vấn đề

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành khảo sát ý kiến của 100 người thuộc đối tượng là người dân bất kỳ tại huyện Kon Plông Đề tài sử dụng phương pháp này để làm cơ sở bổ sung, củng cố cho các nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ và sự tham gia của NDĐP vào hoạt động DLCĐ tại khu DLST Măng

5 Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch tại khu DLST Măng Đen

- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn của đề tài, sau đó tiến hành phỏng vấn một số người dân đang sinh sống tại đây và KDL tại khu DLST Măng Đen, tỉnh Kon Tum

Quy trình thiết kế và phỏng vấn bảng hỏi được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 Quy trình thiết kế và phỏng vấn bảng hỏi

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Sự tham gia của người dân vào hoạt động DLCĐ tại khu DLST Măng Đen, tỉnh Kon Tum đã và đang nhận được sự quan tâm của CQĐP, triển khai các kế hoạch khai thác tiềm năng du lịch một cách hiệu quả

Giả thuyết 2: Chú trọng nâng cao ý thức về vai trò của cộng đồng trong hoạt động DLST tại Măng Đen, tỉnh Kon Tum tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hình thức DLST tại đây.

Đóng góp mới của đề tài

6 Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu cho sinh viên tại Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Quảng Nam nói riêng và sinh viên ở các trường nói chung trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Kết quả nghiên cứu gợi mở các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự tham gia của NDĐP vào hoạt động DLCĐ Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch tại khu DLST Măng Đen, tỉnh Kon Tum.

Cấu trúc bài nghiên cứu

Chương 1 Cơ sở khoa học về phát triển du lịch cộng đồng

Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen, tỉnh Kon Tum

Chương 3 Giải pháp nâng cao mức độ tham gia của người dân vào hoạt động phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái Măng Đen, tỉnh Kon Tum

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 7 1.1 Một số khái niệm cơ bản

Du lịch

Tại Điều 3 Luật số 09/2017/QH14 của Quốc hội có giải thích “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [16]

Giáo trình kinh tế du lịch của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2006) có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [5,tr.7]

Từ đó, có thể hiểu du lịch theo hai khía cạnh: thứ nhất là du lịch là một hoạt động nghỉ dưỡng bên ngoài nơi cư trú không quá 01 năm với các mục đích (tham quan, lưu trú, giải trí, vui chơi, ); thứ hai du lịch cũng là một ngành kinh doanh liên quan đến nhiều mặt (kinh tế, chính trị, nông nghiệp,…) mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và cho đất nước.

Cộng đồng

Cộng đồng là một khái niệm đã và đang được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học sự sống như xã hội học, văn hóa học, tâm lý học, triết học, sinh học, nhân học, Vì vậy một yêu cầu khách quan đặt ra là từ những định nghĩa về khái niệm “cộng đồng” khác nhau phải xây dựng được một định nghĩa vừa đảm bảo tính chặt chẽ, tính khoa học, vừa có tính công cụ hay tính thao tác luận cao Không chỉ vậy, nó còn là công cụ phục vụ cho những nghiên cứu về cộng đồng và các vấn đề có liên quan đến cộng đồng Đây là một vấn đề được bàn thảo khá nhiều ở nước ngoài, nhưng chưa được quan tâm ở Việt Nam

Khái niệm cộng đồng theo Keith và Ary, 1998 cho rằng cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tầng lớp chính trị [14,tr.31]

Trong cuốn Du lịch cộng đồng của Ths Bùi Thị Hải Yến xuất bản năm 2012 cũng đề cập đến khái niệm cộng đồng theo hướng định nghĩa cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội [31,tr.33]

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật 2000, cộng đồng được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc [23,tr.601]

Có rất nhiều khái niệm về cộng đồng khác nhau, mỗi khái niệm đều có một lý lẽ riêng nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này có thể hiểu một cách chung nhất “Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong một môi trường, có cùng các yếu tố, đặc điểm, tính chất và có chung một mục tiêu.”

Du lịch cộng đồng

Tác giả Trần Thị Mai (2005) Du lịch cộng đồng - Du lịch sinh thái định nghĩa, đặc trưng, các quan điểm phát triển, đã định nghĩa về DLCĐ như sau: DLCĐ là hoạt động tương hổ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho CĐĐP, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương có dự án

Ashley.C đưa ra quan điểm DLCĐ chủ yếu là hình thức du lịch quy mô nhỏ và nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội [32,tr21]

DLCĐ được định nghĩa tại khoản 15, điều 3 Luật Du Lịch Việt Nam (2017) như sau: DLCĐ là du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cồng đồng dân cư quản lí, tổ chức khai thác và hưởng lợi

Tóm lại, khái niệm DLCĐ được hiểu là một loại hình du lịch do cộng đồng và vì cộng đồng tổ chức, hướng tới thiên nhiên, văn hóa bản địa và nhằm mục đích bảo vệ môi trường, nâng cao phúc lợi cho NDĐP Đối với KDL, DLCĐ mang đến cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa địa phương

Phát triển du lịch cộng đồng

Phát triển là quá trình vận động đi lên của sự vật, hiện tượng từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Phát triển của sự vật có thể theo chiều rộng và cả chiều sâu

Phát triển cộng đồng là quá trình tự giải quyết những trở ngại, khó khăn và làm thay đổi các giá trị về kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng theo chiều hướng phát triển tốt hơn trong tương lai Sự tham gia của NDĐP cũng góp phần đến phát triển cộng đồng, điều này đang được Chính Phủ Việt Nam rất quan tâm, đã thực hiện và sẽ tiếp tục triễn khai trên phạm vi cả nước

Phát triển DLCĐ là một hình thức phát triển du lịch bền vững, tập trung vào việc tạo ra các cơ hội kinh doanh cho CĐĐP, đồng thời bảo vệ và phát triển tài nguyên và văn hóa địa phương Các hoạt động DLCĐ thường bao gồm các chương trình tham quan, trải nghiệm văn hóa, lưu trú tại nhà dân, tham gia các hoạt động văn hóa và giáo dục địa phương

Tóm lại, phát triển DLCĐ là một hướng đi lâu dài và mang lại nhiều lợi ích cho cả du khách và NDĐP.

Phát triển loại hình du lịch cộng đồng

1.2.1 Đặc điểm, nguyên tắc của phát triển du lịch cộng đồng

1.2.1.1 Đặc điểm của phát triển du lịch cộng đồng

Khi tiến hành nghiên cứu về một đối tượng nghiên cứu nhất định, cần làm rõ và nắm bắt đặc điểm của đối tượng đó Mỗi loại hình du lịch đều có đặc điểm thể hiện đặc trưng riêng biệt của nó, phân biệt với các loại hình khác Trong đề tài này, nhóm tác giả nghiên cứu về DLCĐ có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, DLCĐ là hình thức du lịch trong đó chủ thể trực tiếp quản lý điều hành là CĐĐP CĐĐP đóng vai trò là yếu tố hàng đầu trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, trực tiếp tham gia vào công tác bảo tồn, quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường du lịch phục vụ cho phát triển cộng đồng Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống, các dịch vụ cung cấp hàng hóa, tổ chức vui chơi, giải trí, hướng dẫn cho KDL diễn ra dưới sự giám sát của NDĐP

Thứ hai, CQĐP là đại diện cho cộng đồng bằng các tổ chức, quản lý các dịch vụ cộng đồng tại địa phương, tăng cường sức mạnh đoàn thể của cộng đồng Chính quyền có trách nhiệm tương tác với CĐĐP để lắng nghe ý kiến phản hồi và đáp ứng nhu cầu

10 của cộng đồng, hiểu được các tiềm năng có sẵn cộng đồng để duy trì và phát huy mọi mặt kinh tế, văn hóa, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương

Thứ ba, các công ty du lịch lữ hành là cầu nối để KDL tiếp cận được với DLCĐ Các công ty này cung cấp cho khách hàng các dịch vụ du lịch và thông tin cơ bản về du lịch địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu văn hóa và lịch sử địa phương đến KDL Các công ty du lịch lữ hành còn có thể giúp đỡ CĐĐP bằng cách giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ địa phương cho KDL Điều này có thể giúp tăng doanh thu và tạo ra các cơ hội việc làm cho CĐĐP

Thứ tư, các tổ chức, nhà tài trợ là nhân tố hỗ trợ cộng đồng trong việc thực hiện các công tác lập dự án quy hoạch, khai thác tài nguyên; hỗ trợ trong tài trợ, kêu gọi vốn; cung cấp khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm hướng tới phát triển du lịch địa phương Các tổ chức và nhà tài trợ giúp định hình mục tiêu phát triển du lịch và đề ra hướng đi phù hợp dựa vào thực tế các điều kiệu du lịch tại địa phương Khi các hoạt động đi vào ổn định, họ sẽ trao lại quyền điều hành cho CĐĐP và chính quyền

Thứ năm, DLCĐ đảm bảo duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội lâu đời tại địa phương Do đó, du lịch dựa vào cộng đồng phải được thực hiện gần nơi cư trú của NDĐP Việc này đồng thời cũng giúp nâng cao ý thức cộng đồng của người dân tại điểm du lịch, nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức bảo vệ giá trị văn hóa của địa phương, hạn chế tối đa sự du nhập của các văn hóa bên ngoài

Thứ sáu, DLCĐ là vì cộng đồng Các nguồn thu từ dịch vụ du lịch được sử dụng để phát triển cộng đồng Cộng đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch để tái đầu tư vào tài nguyên và môi trường Điều này là sự chia sẻ lợi ích nhằm giữ được tính bền vững, lâu dài của hình thức du lịch phát triển kinh tế vùng miền này

1.2.1.2 Nguyên tắc của phát triển du lịch cộng đồng Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững, bất kỳ loại hình du lịch nào cũng phải tuân thủ những nguyên tắc đã được thiết lập Vì vậy, những nguyên tắc cơ bản trong phát triển DLCĐ bao gồm:

Dựa vào cộng đồng: Hoạt động DLCĐ quan tâm đến các vấn đề như KDL (người đến trải nghiệm, tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, v.v); các công ty du lịch (khách sạn, nhà hàng, đại lý bán vé máy bay, tổ chức sự kiện, điều hành tour du lịch, v.v); các cơ quan quản lý nhà nước và du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục

Hàng không, Cục Quản lý thị trường, v.v); ngành liên quan (thương mại, sản xuất, dịch vụ, giáo dục, v.v.) và CĐĐP (địa điểm, dân tộc, cộng đồng, doanh nghiệp địa phương, v.v.) Các yếu tố trên là các chủ thể có thể tham gia vào việc quy hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn của mình Đồng thời chia sẻ lợi ích kinh tế một cách bình đẳng và đảm bảo công bằng giữa các bên

Phân chia lợi ích hợp lý: Hoạt động DLCĐ sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng, giúp giảm áp lực thất nghiệp, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập cho người dân Ngoài ra, hoạt động DLCĐ còn giúp củng cố nền kinh tế địa phương và đóng góp cho nền kinh tế đất nước DLCĐ là cơ hội để cộng đồng bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa địa phương, bảo tồn những di sản văn hóa, lịch sử quan trọng của địa phương Sự phát triển của du lịch sẽ tạo động lực để cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng của đô thị Ngoài ra, sự phát triển của cộng đồng còn tạo cơ hội nâng cao giáo dục và quảng bá đến với KDL

Người dân quyết định hoạt động du lịch: Con người đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hoạt động du lịch Bạn có thể quyết định không tham gia hoặc tham gia vào các hoạt động du lịch ở một địa điểm Điều này phụ thuộc vào mức độ hài lòng về dịch vụ du lịch, độ an toàn và bảo vệ môi trường tại nơi đó Nếu người dân không hài lòng với những điều này, họ có thể không tham gia vào các hoạt động du lịch, điều này sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch địa phương Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn và bảo vệ môi trường là rất quan trọng để thu hút và giữ chân KDL

Bảo tồn giá trị tài nguyên: là quá trình giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tài nguyên một cách bền vững, nhằm đảm bảo rằng những tài nguyên này sẽ còn tồn tại và sử dụng được cho các thế hệ sau Các tài nguyên cần được quản lý một cách hiệu quả để đảm bảo sự bền vững của các nguồn tài nguyên này và tránh tình trạng khai thác quá mức, gây ra sự suy thoái môi trường và mất mát các giá trị sinh thái Việc bảo tồn giá trị tài nguyên là một phần quan trọng của phát triển bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người mà không gây thiệt hại cho môi trường và các sinh vật sống trên đó

Bảo tồn những đặc trưng và văn hoá độc nhất của địa phương: Sự bảo vệ này giúp bảo tồn sự đa dạng văn hóa của thế giới đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế du lịch địa phương và phát triển bền vững Ngoài ra, việc bảo tồn còn giúp củng cố ý thức và giá trị của một cộng đồng, đồng thời tạo niềm tự hào và nhận

Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, DLCĐ được hiểu là sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch, loại hình du lịch này được phát triển dựa trên giá trị văn hóa của cộng đồng, được quản lý với cộng đồng dân cư, các tổ chức khai thác và hưởng lợi Nhiều địa phương biết nắm bắt cơ hội dựa trên thế mạnh sẵn có về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa vốn có ở địa phương để khai thác và phát triển DLCĐ

Từ những năm 1990 tại một số tỉnh, thành phố như Hòa Bình, Đà Lạt, Lào Cai, Khánh Hòa, Quảng Nam, Sơn La đã xuất hiện loại hình DLCĐ Đến nay loại hình du lịch này đã mở rộng trên khắp cả nước Giai đoạn 2015 - 2019 là quãng thời gian mà hoạt động du lịch này phát triển sôi động và đặc biệt thu hút sự quan tâm ở rất nhiều địa phương Đầu năm 2020, đại dịch covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam, khiến các loại hình du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng gần như phải rơi vào tình trạng “ ngủ đông” Đến năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, du lịch dần được khôi phục và có nhiều khởi sắc

Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều nơi chưa được sự hỗ trợ của CQĐP Với tầm nhìn ngắn hạn, không được hoạch định bài bản khiến việc phát triển DLCĐ nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế như:

Một số nơi đua nhau xây dựng Homestay phục vụ theo kiểu “Tây” với các món ăn “Tây”, nhập hàng hóa từ các nơi khác về phục vụ cho du khách nhằm tạo lợi nhuận cao hơn Điều này không đáp ứng được mong đợi và sự chờ đợi của du khách, thậm chí có thể gây ảnh hưởng lâu dài nếu cứ tiếp tục với loại hình kinh doanh thiếu bản sắc văn hóa như vậy Ở một số nơi, do thiếu tổ chức, thiếu sự chuẩn bị và thiếu kỹ năng, lại muốn nhanh chống thu được lợi nhuận nên đã dẫn đến tình trạng “nhà nhà làm du lịch”, tạo nên cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp mọi cách để thu hút du khách… Bên cạnh đó việc tăng giá, chén ép du khách, việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và dịch vụ cư trú cũng chưa được chú trọng và gây ức chế đến nhiều du khách Thậm chí, vì ham lợi nhuận mà họ đã đánh mất đi bản sắc văn hóa của địa phương khiến cho sự đa dạng về cơ cấu ngành nghề bị thu hẹp, đơn điệu, mai một và dẫn đến mất khả năng thu hút KDL

Vì vậy các chính sách phát triển DLCĐ cần được lồng ghép trong các chính sách khác về phát triển vùng, phát triển cộng đồng, chính sách xây dựng nông thôn mới, cũng như Nhà nước cần có chính sách đầu tư và hỗ trợ thích đáng

Trong chương 1 của đề tài đã đưa ra các khái niệm cơ bản về: du lịch, cộng đồng, du lịch, DLCĐ, phát triển DLCĐ Đồng thời làm rõ những đặc điểm, nguyên tắc, điều kiện phát triển, lực lượng tham gia và mức độ tham gia của CĐĐP Từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của NDĐP vào hoạt động DLCĐ Trên cơ sở đó, phân tích xu hướng phát triển của hoạt động DLCĐ ở Việt Nam

DLCĐ là một loại hình du lịch ra đời, phát triển dựa vào các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và do cộng đồng NDĐP trực tiếp khai thác, quản lý Có thể nói DLCĐ là loại hình du lịch điển hình và hướng đến mục tiêu phát triển một cách bền vững Đặc trưng của loại hình này là có sự tham gia trực tiếp của CĐĐP và họ cũng là người trực tiếp quản lý, điều hành và hưởng lợi từ hoạt động này DLCĐ đang là xu hướng phát triển chung của hầu hết tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Hoạt động DLCĐ đã giúp cho nhiều vùng và địa phương khó khăn về kinh tế vươn lên phát triển mạnh mẽ, thoát khỏi tình trạng nghèo đói, thiếu thốn, trở thành một điểm sáng trong phát triển du lịch của cả nước

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ

Khái quát điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Khu DLST Măng Đen là một địa điểm du lịch nằm khu vực cực Bắc của Tây Nguyên, là điểm khởi đầu của tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên” đi qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y Khu du lịch tọa lạc trong lòng thị trấn cùng tên thuộc phía nam huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, trên dãy Trường Sơn hùng vĩ Với độ cao cách từ 1000-1200m so với mặt nước biển, Măng Đen được biết đến bởi khí hậu ẩm lạnh và sương mù quanh năm tạo nên khung cảnh nên thơ, lãng mạn, giúp thu hút KDL ở mọi lứa tuổi Để đến với Măng Đen, KDL có thể lựa chọn hai con đường chính: hướng từ Kon Tum đi lên và hướng từ Quảng Ngãi đi về theo Quốc lộ 24 Nhờ lợi thế có Quốc lộ 24 chạy qua, Măng Đen dễ dàng được tiếp cận hơn với khoảng cách tới trung tâm thành phố Kon Tum 53km về phía Đông Bắc và cách thành phố Quảng Ngãi 140km về phía Tây Nam Du khách có thể lựa chọn các phương tiện phù hợp như xe máy, ô tô, ngoài ra cũng có thể di chuyển đến Măng Đen bằng xe bus an toàn và tiện lợi

Tây Nguyên được xác định là một trong 7 vùng du lịch đặc thù của Việt Nam trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó khu DLST Măng Đen là một trong 31 khu vực có tiềm năng phát triển du lịch nổi bật Măng Đen có thế mạnh vị trí địa lý, là điểm mối kết nối với các vùng du lịch trọng điểm khác trong tổng thể du lịch Tây Nguyên; bên cạnh đó còn có khu vực duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ Nằm trong vùng có địa hình nhiều gò đồi thấp, Măng Đen hiện lên với những cung đường quanh co giữa rừng thông bạt ngàn và đồi cà phê xanh ngát

Với diện tích 148,07 km 2 , Măng Đen nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình, tách biệt với thành thị xô bồ Măng Đen nằm ở đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, bốn

23 mùa mát mẻ Tại đây có nền khí hậu miền núi ôn hòa, mát dịu quanh năm, nhiệt độ trung bình năm dưới 22℃ Khu DLST Măng Đen được bao bọc bởi thảm thực vật phong phú, đa dạng, rừng nguyên sinh trải dài, độ che phủ đến hơn 80% Địa hình nơi đây đa phần là những gò đồi thấp, hệ thống sông, suối với nhiều hồ và thác nước đổ xuống tạo cho Măng Đen cảnh quan hùng vĩ Đến với Măng Đen, du khách có dịp được đắm mình trong không khí trong lành, thuần khiết của thiên nhiên mang lại, đó là món quà quý giá của tạo vật nơi đây

Nhờ có đặc điểm khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa du khách khi đến khu DLST Măng Đen có thể tham quan và tham gia các hoạt động du lịch vào bất cứ thời điểm nào trong năm Tuy nhiên, theo chia sẻ của NDĐP, cuối thu và đầu mùa đông là hai thời điểm thích hợp nhất đến ghé chân đến Măng Đen Lúc này, Kon Tum có thời tiết se lạnh nhưng vẫn xen lẫn nắng ấm, bầu trời khô ráo, ít nắng, thuận lợi cho du khách đến vui chơi, tận hưởng Ngoài ra, ở Măng Đen thời điểm này có hoa anh đào nở rộ đẹp nhất, đây cũng là dịp Tết dương lịch rất thích hợp chp một chuyến du lịch đón chào năm mới Tuy nhiên, không chỉ vào Tết dương lịch, Măng Đen có hoa nở bốn mùa Nếu đặt chân đến Măng Đen vào khoảng tháng 4–6, du khách sẽ có dịp cảm nhận thời tiết se se lạnh, không khí thoảng đãng hòa với mùi hương nhẹ nhàng của hoa mua, hoa sim tím nở rộ dọc theo các cung đường Vào thàng 6–7 trong năm, đây là thời điểm người dân bắt đầu gặt lúa trên những cánh đồng chín vàng dọc theo các sườn núi tạo nên khung cảnh trù phú với ruộng bật thang vàng ươm Tháng 8 tại Măng Đen, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn những loại hoa như hoa mâm xôi, phúc bồn tử và tháng 11–12 với hoa dã quỳ Đến với Măng Đen du khách sẽ có thể thỏa mình đắm chìm trong màu sắc tươi sáng của những loài hoa, xứng với cái tên “Nàng công chúa ngủ quên giữa Tây Nguyên đại ngàn”

Tài nguyên du lịch của huyện Kon Plông tương đối phong phú, đa dạng cả về tự nhiên và văn hóa Quyết định 298/QĐ-TTg, ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng DLST Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 Theo quy hoạch, đây là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia; vừa là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

Khu du lich sinh thái Măng Đen được tọa lạc tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Tổng diện tích rừng khoảng 140.000ha cùng với quần hệ thực vật rừng nguyên sinh đã tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc không kém phần hùng vĩ cho Măng Đen Với vị thế độc đáo này, Măng Đen đang là địa điểm du lịch và tham quan thu hút du khách khắp nơi đến trải nghiệm.Khu rừng thông già bao bọc thị trấn với khí hậu dễ chịu và mát mẻ quanh năm Đây là nơi nổi tiếng với khu sinh thái hoang sơ, vẫn giữ nguyên trong mình nhiều thảm thực vật - động vật, đa dạng và phong phú về chủng loài Hồ Đăk ke có tên gốc là hồ Toong Rơ Poong (còn được gọi là hồ trung tâm) và sáu hồ khác nằm xung quanh trung tâm như hồ Toong Đam, hồ Toong Po, hồ Toong Jơ Ri, hồ Đam Bri, hồ Toong Ly Leng, hồ Toong Ziu, hồ Toong Săng.Thác Pa Sỹ, thác Đăk ke và thác Lô ba là địa danh nổi tiếng với truyền thuyết “ Bảy hồ, ba thác” Sỡ hữu diện tích rừng sim tự nhiên rất lớn là nguyên liệu từ tự nhiên ban tặng, sim rừng trở thành vật liệu đầy tiềm năng để khai thác chế biến rượu

Thị trấn Măng Đen có tổng số dân vào năm 2022 khoảng 8.000 người, trong đó có rất nhiều dân tộc anh em khác nhau: Kinh, Mơ Nâm (Xơ Đăng), Mường, Hrê, Ka Dong và các dân tộc khác Dưới sự đa dạng về màu sắc dân tộc, dân cư sinh sống tại thị trấn Măng Đen đã tạo nên một nên văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc với các lễ nghi, phong tục tập quán Đắm mình trong nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo, những địa điểm được coi là niềm tự hào của Măng Đen như: Đồi Đức Mẹ còn được biết đến như một vùng đất linh thiêng được gọi là thánh địa, với bức tượng Đức

Mẹ bị cụt tay được đặt trên đỉnh đồi cao nhất của Măng Đen Làng Kon Pring ( còn được mệnh danh là làng văn hóa - DLCĐ Kon Pring) không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân tộc Mơ Nâm đặc trưng như: nhà rông, nhà sàn, cồng chiêng cùng với các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát mây tre và các đặc sản ẩm thực mang đậm chất bình dị mà đặc trưng Bên cạnh đó, lễ hội của người dân tộc Xê Đăng diễn ra quanh năm như lễ gieo mạ, lễ ăn lúa mới, lễ hội mừng nhà rông và những nghi lễ hỏi cưới, sinh đẻ, trưởng thành và tang lễ Bên cạnh đó, nơi đây còn là vùng đất có truyền thống cách mạng với hệ thống nhiều địa danh nổi tiếng: Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Khu di tích lịch sử Ngục

25 Đăk Glei; Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; Di tích lịch sử Măng Đen

2.1.3 Chính sách phát triển du lịch của địa phương

Các cơ chế, chính sách phát triển du lịch luôn được chú ý nhằm đổi mới hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, phát triển du lịch, thúc đẩy đầu tư và quảng bá hình ảnh du lịch tại thành phố Kon Tum nói chung cũng như huyện KonPlông nói riêng Theo chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nghành du lịch trong tình hình mới và phát triển nghành du lịch mũi nhọn cần phải đi song song với nhau Thực hiện Kế hoạch số 2058/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng Chương trình số 35 – Ctr/TU năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm triển khai Nghị quyết 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn Đây là động cơ đưa nghành du lịch tại Kon Tum bước vào thời kỳ đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Nghị quyết 15/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon tum: Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng KDL Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045 Với quyết định này, hướng tới trong tương lai không xa, KDL sinh thái Măng Đen sẽ là điểm nhấn của con đường xanh Tây Nguyên, kết nối giữa các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi và khu kinh tế Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế mở Chu Lai của tỉnh Quảng Nam Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang triển khai các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp xanh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế tại huyện Kon Plông, bước đầu cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn, được thị trường tín nhiệm.

Hoạt động phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen

2.2.1 Tình hình khách du lịch đến khu du lịch sinh thái Măng Đen

Với sự ưu ái của thiên nhiên, sự đầu tư về hạ tầng, kỹ thuật và những nổ lực không ngừng nghỉ của huyện Kon Plông trong việc bảo vệ môi trường sinh thái đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của địa phương Nhờ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, sáng tạo những lễ hội sôi động, hấp dẫn đã thu hút một lượng lớn KDL biết nhiều hơn đến KDL sinh thái quốc gia Măng Đen Có thể nói thị trường KDL của Măng Đen

26 đã không ngừng mở rộng về quy mô, theo báo cáo thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông đã đạt gần 2 triệu lượt du khách đến thị trấn Măng Đen trong giai đoạn từ 2017-2023

Bảng 2.1 Lượng KDL tới Khu DLST Măng Đen Đơn vị: Lượt khách

(Nguồn: Báo cáo Kết quả 7 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/HU của UBND huyện

Bảng 2.1 cho thấy lượng KDL trong giai đoạn này có xu hướng tăng nhanh ngoại trừ năm 2020 và 2021 (do ảnh hưởng từ dịch COVID19), với tốc độ tăng bình quân là 15% Chỉ trong năm 2022, huyện KonPlông đón hơn 600.000 lượt du khách Đặc biệt, số lượt du khách đến Măng Đen tiếp tục tăng mạnh trong năm 2023 Đến cuối năm 2023, tổng lượt du khách đến tỉnh đạt trên 1,13 triệu lượt người, riêng Măng Đen đã đón hơn 1 triệu lượt du khách

Về cơ cấu KDL, du khách nội địa luôn chiếm thị phần cao với tỷ trọng 93,84% trong tổng số lượt KDL đến Măng Đen trong suốt giai đoạn 2017-2023 Điều đáng chú ý là mặc dù lượng KDL nội địa đến thị trấn tăng lên rất nhanh nhưng số lượng khách quốc tế lại tương đối ít biến động so với lượng khách nội địa (với tỷ trọng 6,16% trong cùng thời gian đó)

Những con số ấn tượng đã giúp địa phương xác định thế mạnh, ưu tiên đầu tư cho nghành du lịch nơi đây Ngành DLST Măng Đen kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh mẽ hớn trong những năm tới

2.2.2 Nguồn nhân lực phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển của ngành du lịch Có nguồn lao động chất lượng cao sẽ là động lực tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc sắc, đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của du khách Hiện nay, ngành du lịch

27 của Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực Qua khảo sát có thể thấy mỗi năm ngành du lịch cần đến 40.000 lao động, tuy nhiên nguồn nhân lực cung cấp chỉ được 20.000 lao động, nhân lực trong ngành này đa phần không có trình độ chuyên môn cao, lao động phổ thông chiếm đa số Hàng năm, số lượng lao động được tăng lên nhưng chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện nhiều Điều này dẫn đến yêu cầu của nghề chưa đáp ứng được, hay mắc phải những sai sót trong quá trình phục vụ, tỷ lệ khách hàng phàn nàn và đánh giá không tốt về chất lượng còn khá cao

Tỉnh Kon Tum có nhiều điều kiện về tự nhiên, con người để phát triển nghành du lịch và DLCĐ Tuy nhiên, nguồn ngân sách đầu tư cho sự nghiê ̣p du lịch còn hạn hẹp, công tác xã hội hóa về du lịch chưa cao nên đã ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư, phát triển trong lĩnh vực du lịch, trong đó có việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch Vì vậy, dù đa dạng hóa về các sản phẩm du lịch nhưng nhân lực trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn chưa nhiều, trình độ chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có Trong những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở lĩnh vực du lịch trên địa bàn, trong đó chú trọng lực lượng làm công tác quản lý nhà nước, quản trị, người lao động làm việc trực tiếp tại các cơ sở lưu trú, các khu, điểm du lịch

Nguồn nhân lực là một bài toán khó đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Măng Đen nói riêng Đối với một thị trấn nhỏ và đang phát triển như Măng Đen thì việc xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch là yêu cầu vô cùng bức thiết Trong những năm qua nhằm chủ động nguồn nhân lực làm du lịch, huyện KonPlông đã đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, hướng nghiệp nguồn nhân lực phục vu ̣ cho du lịch Báo cáo Kết quả 7 năm thực hiện Nghị quyết 02- NQ/HU của UBND huyện Kon Plông cho biết: Huyện Kon Plông đã triển khai thực hiện mở các lớp đào tạo DLCĐ, nghề thủ công và các nghề phục vu ̣ du lịch cho 495 học viên là ngườ i đồng bào dân tộc thiểu số; mở các lớp truyền dạy cồng chiêng nhằm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng và phục vu ̣ KDL khi có nhu cầu 1 Tổ chức đưa các hộ dân, lãnh đạo thôn, lãnh đạo xã và một số cán bộ, công chức huyện đi học

1 Năm 2020 mở các lớp : Du lịch cộng đồng; Đan lát thủ công tại thôn Kon Vơng Kia, Măng Đen; Kon Tu Rằng, Măng Cành;

Vi Ô Lắk, Pơ ̀ Ê Năm 2021 mở các lớp Du lịch cộng đồng tại thôn -Kon Vơng Kia, Măng Đen;- Măng Pành, Măng Cành;- Vi

Rơ Ngheo, Đắk Tăng; Vi Choong, xã Hiếu.Năm 2022 mở các lớp Du lịch cộng đồng tại thôn Vi Rơ Ngheo, Đắk Tăng; Điek Chè, Ngọc Tem; Vi K Oa, Pơ ̀ Ê;- Văng Loa, Măng Bút; Vác Y Nhông, Đắk Ring; Đắk Lúp, Đắk Nên Kon Leng, Măng Đen; Đắk Ne, Măng Cành;- Vi Chring, xã Hiếu Năm 2023 mở các lớp Du lịch cộng đồng tại thôn Điek Lò, Ngọc Tem; Kon Pling, xã Hiếu; Vi Ring, Đắk Tăng.

28 tập kinh nghiệm về mô hình tổ chức làm DLCĐ tại các tỉnh phía Bắc, các tỉnh Miền trung và Tây Nguyên 2

2.2.3 Mô hình và sản phẩm du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen 2.2.3.1 Mô hình hoạt động du lịch cộng đồng

Hoạt động du lịch tại thị trấn Măng Đen đang dần trở nên nhộn nhịp, sôi nổi, được quan tâm và chú trọng trong các năm gần đây Măng Đen là cái tên đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách bởi lẽ nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, độc đáo Cuối năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045; nhằm phát triển khu du lịch trở thành khu DLST mang tầm cỡ quốc gia, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương

DLST, là mô hình du lịch mang đến lợi ích giúp phục hồi tinh thần và chăm sóc sức khỏe cùng với đó là DLCĐ đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân địa phương Chủ yếu phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan như: hệ thống khách sạn và nhà hàng chất lượng cao, khu chăm sóc sức khoẻ, vật lý trị liệu, các khu resort, Spa; điểm du lịch Thác Pa Sỹ Măng Đen, điểm du lịch Hồ Toong Rơ Poong (Đăk Ke); du lịch nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen; DLCĐ làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen; Làng DLCĐ thôn Vi

Rơ Ngheo, xã Đắk Tăng Cùng với việc tổ chức các lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ, đan lát đồ dùng gia đình từ mây, tre, nứa, để trưng bày và bán cho du khách nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập

Với ưu thế về tự nhiên, khí hậu, tỉnh Kon Tum có nhiều tiềm năng để phát triển mô hình du lịch gắn với các sự kiện, hoạt động thể thao, kết hợp tham quan, trải nghiệm văn hóa, con người của điểm đến (gọi là du lịch thể thao, du lịch dã ngoại) Hợp tác với các công ty du lịch, các hướng dẫn viên cộng tác để liên kết tổ chức các tour du lịch Gia Lai - Kon Tum - Măng Đen; Quảng Ngãi - Măng Đen - Kon Tum; Đà Nẵng - Kon Tum - Măng Đen; TP Hồ Chí Minh - Măng Đen - Tà Đùng;… Thúc đẩy du khách hòa mình tham gia vào các hoạt động ngoài trời như đi suối, cắm trại, chơi golf, tennis, dã ngoại đồng cỏ, săn mây, chèo thuyền sub,đua thuyền độc mộc, đi bộ, đạp xe ở Măng Đen

2 05 hộ dân làng Kon Pring - xã Đăk Long (nay là thị trấn Măng Đen)và 05 hộ dân làng ViôLắk - xã Pơ ̀ Ê

Du lịch văn hóa - tâm linh là điểm đến giúp du khách khi đến với Măng Đen tìm thấy tại nơi đây ý nghĩa tâm linh, sự tịnh tâm cho tâm hồn và cuộc sống Phát triển các hoạt động thăm quan nhằm tìm hiểu về các giá trị văn hóa, các điểm đến bình yên nhưng không kém phần mới lạ như: quần thể chùa Khánh Lâm; tháp chuông; Tượng đài chiến thắng Măng Đen gắn với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện; Đức mẹ Măng Đen…

GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, TỈNH KON TUM

Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1 Căn cứ chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Kon Tum

Trong quá trình cải tiến nâng cao chất lượng người dân tham gia vào DLCĐ, không thể thiếu sự chỉ đạo của CQĐP Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện các quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Kon Tum cũng đã đề ra các đề án hướng dẫn thực hiện các chương trình đẩy mạnh DLCĐ; thành lập các tổ chức chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ…, trong đó chú trọng phát triển các mô hình sinh thái cộng đồng như Măng Đen

Tại buổi làm việc ngày 20 tháng 8 năm 2023 giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ với tỉnh Kon Tum, ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum đã kiến nghị Thủ tướng các cơ chế đặc thù để phát triển vùng kinh tế huyện Kon Plông Theo đó, Chính phủ đẩy nhanh phê duyệt nhiệm vụ “Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen” để địa phương có cơ sở triển khai các bước tiếp theo Đồng thời, ông Trang kiến nghị Chính phủ cho phép tỉnh thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt việc quy hoạch phân khu song song với quy hoạch Kon Tum và quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Măng Đen Yêu cầu cấp phép cho Kon Tum tiến hành thí điểm một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù với Măng Đen

Theo Quyết định số 239/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2023 của UBND tỉnh Kon Tum, Hội Du lịch Măng Đen chính thức được thành lập Hội Du lịch Măng Đen là hội du lịch đầu tiên tại Kon Tum, hội là cầu nối giúp hội viên dễ dàng trong việc hỗ trợ, liên kết, hợp tác với nhau, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích của khác du lịch Ngày 22 tháng 5 năm 2023, Hội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2023-

2028 với sự tham gia của Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội Du lịch Măng Đen, bầu ông Bùi Viết Hà là Chủ tịch Hội Bên cạnh đó, Hội thông qua Điều lệ Hội Du lịch Măng Đen, Điều lệ thống nhất tên gọi, biểu tượng, tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc, quyền hạn, nhiệm vụ… của Hội cũng như các tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ dành cho hội viên Hội chỉ ra mục tiêu của Hội đề ra là phát triển du lịch huyện Kon Plông trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn, mang tính chuyên nghiệp,

46 đậm đà bản sắc và có sức cạnh tranh cao trên thị trường; tạo sự kết nối, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng nhau phát triển nhằm đóng góp sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng

Trong Báo cáo kết quả 07 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/HU ngày 19 tháng

4 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII “về đẩy mạnh phát triển khu DLST Măng Đen, huyện Kon Plông đến nă 2025”, Ban Thường vụ Huyện ủy đưa ra một số nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch cụ thể như: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền; nâng cao nhận thức về du lịch; thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; vận dụng cơ chế, chính sách; huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch; nâng cao phát triển du lịch, ưu tiên các sản phẩm du lịch đặc trưng, có bản sắc riêng, phát huy vai trò của Hội du lịch Măng Đen trong việc phát triển du lịch một cách bền vững

Nhìn chung, định hướng trong thời gian tới theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kon Tum tập trung phát triển nền du lịch nhanh, mạnh, bền vững, chủ trọng giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, hài hòa lợi ích giữa kinh tế và xã hội, đảm bảo an sinh xã hội cho NDĐP, đồng thời tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái

3.1.2 Căn cứ thực tiễn địa phương

Tình hình thực tiễn trên địa bàn thị trấn Măng Đen trong giai đoạn từ 2017 –

2023 đã có những thay đổi vượt bật về nhiều mặt như: Cơ sở hạ tầng phu ̣c vu ̣ phát triển du lịch ngày càng được cải thiện; hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch được xây dựng đáp ứng được yêu cầu Cơ sở lưu trú tăng về số lượng, đảm bảo chất lượng, đã có những cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 đến 4 sao như Măng Đen Mountain Resort

& Spa, Măng Đen Green Hotel, Măng Đen Luxury Homestay, Một số dự án phát triển du lịch đã được quan tâm, bỏ vốn đầ u tư và đưa vào khai thác Số lượng du khách đến Măng Đen ngày càng tăng, từ 120,000 lượt vào năm 2017 lên hơn 1 triệu lượt vào năm 2023 cho thấy sức hút ngày càng tăng của điểm đến du lịch Măng Đen Công tác thu hút đầu tư vào địa bàn có chuyển biến tích cực, nhiều nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư (SunGroup, VinGroup, TH, ); việc quảng bá xúc tiến đầu tư đã có những chuyển biến rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối các tour tuyến đón khách tham quan, du lịch dễ dàng, góp phầ n thúc đẩy phát triển du lịch Hầ u hết các chỉ số so với Nghị quyết đặt ra ban đầu đều tăng và vượt kế hoạch Đặc biệt trong

47 những năm gần đây, từng nội dung, từng việc làm đều thể hiện rõ nét sự vào cuộc của doanh nghiệp, người dân và CQĐP trong việc phát triển du lịch bền vững, thân thiện Điều này thể hiện sự đồng thuận của các cấp, các ngành, người dân và chính quyền nhằm đưa du lịch Măng Đen phát triển lên một tầm cao mới Việc ứng dung công nghệ thông tin trong công tác quảng bá du lịch, phục vu ̣ du lịch được quan tâm triển khai tích cực, các website du lịch huyện như: dulichmangden.com", Fanpage "Du lịch Măng Đen", kênh You Tube "Kon Plông TV"; thường xuyên đăng tải, cập nhật các thông tin, hình ảnh, video clip quảng bá du lịch, tiềm năng thế mạnh, chính sách thu hút đầu tư; review các khu, điểm, tour du lịch trên địa bàn với nội dung phong phú, đa dạng Công tác liên kết phát triển du lịch được chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả, trong đó việc tổ chức Hội nghị ký kết du lịch giữa các huyện, thành phố khu vực Trường sơn đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết khu, tạo ra các sản phẩm du lịch mới Hội du lịch Măng Đen được thành lập là tiền đề để liên kết, thúc đẩy sự phát triển du lịch một cách thiết thực và hiệu quả hơn Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm chú trọng; việc tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật lớn có sự tham gia của các văn nghệ sỹ có tên tuổi lớn đã tạo ra tiếng vang lớn, có sự lan tỏa rộng rãi đến công chúng về hình ảnh con ngườ i và vùng đất Măng Đen đã góp phầ n không nhỏ trong công tác quảng bá về du lịch, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương

Bên cạnh những thành tựu đã và đang đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn do quy định của Luật Quy hoạch còn thiếu sót, chưa rõ ràng và có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến tiến độ quy hoạch chậm, không đúng tiến độ đã đề ra Bên cạnh đó, những khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng và đánh giá phân loại rừng đã làm hạn chế đến việc triển khai kêu gọi thu hút đầ u tư các dự án trên địa bàn Cơ chế chính sách để phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch trên địa bàn huyện còn khó khăn, đă ̣c biệt là việc thuê đất rừng làm du lịch, việc cho phép làm dịch vu ̣ du lịch trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chưa có do đó chưa phát huy hết thế mạnh ở lĩnh vực này Cơ sở hạ tầng phu ̣c vu ̣ du lịch hàng năm đã được đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng nhu cầ u phát triển du lịch trên địa bàn, đặc biệt các dịp lễ, tết các cơ sở lưu trú đều cháy phòng Một số doanh nghiệp, nhà đầ u tư đã có quyết định chủ trương đầ u tư nhưng tiến độ triển khai dự án còn rất chậm hoặc đang tìm kiếm đối tác để chuyển

48 giao, gây khó khăn cho công tác quản lý dự án tại khu vực Sản phẩm du lịch còn ít, chưa có tính độc đáo, hấp dẫn với du khách và chưa tạo được nét đă ̣c trưng riêng cho du lịch Măng Đen Chưa được khai thác hết tiềm năng và lợi thế của các loại hình du lịch Các thông tin đến với khách hàng chưa phong phú, chưa được đầ u tư cao về hình ảnh và nội dung Hệ thống giao thông tuyến chính (Quốc lộ 24) từ huyện Kon Plông kết nối với các tỉnh duyên hải Miền Trung chưa thực sự thuận lợi cho du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng tại huyện Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chưa có giải pháp thực hiện dài hạn mới dừng ở việc quảng bá theo sự kiện hoặc một thời điểm nhất định, việc liên kết với các công ty du lịch để mở tour, tuyến và quảng bá du lịch chưa bền vững Nhân lực hoạt động du lịch số lượng ít, chất lượng thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng nhu cầ u phát triển du lịch trên địa huyện Công tác quản lý về xây dựng chưa chặt chẽ; việc xây dựng không đúng quy hoạch còn xảy ra; hiện tượng mua bán sang nhượng đất, sang nhượng dự án không đúng quy định đã xảy ra trên địa bàn điều này gây khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý và là nguy tiềm ẩn gây mất trật tự Công tác vệ sinh môi trườ ng, bảo vệ cảnh quan cây xanh, cây hoa đô thị chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng KDL xả rác, bẻ hoa, nhổ cây… tại các điểm du lịch Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho một số dự án gặp rất nhiều khó khăn trên nhiều phương diện về cơ chế cùng như quy định của pháp luật

Dựa trên căn cứ thực tiễn địa phương và những thách thức cụ thể mà Măng Đen đang đối diện, dưới đây nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để khắc phục nhằm mong muốn Măng Đen có thể vượt qua những thách thức ở hiện tại, phát triển du lịch một cách bền vững và đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội cho CĐĐP.

Các giải pháp cụ thể dựa trên căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng

3.2.1 Gia tăng tần suất tham gia của người dân trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch

Một số giải pháp có thể giúp tăng cường tần suất tham gia của người dân trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch như:

Thứ nhất, các chương trình xây dựng năng lực nhằm phát triển kỹ năng; nó có thể cung cấp đào tạo về các lĩnh vực như tiếp thị, quản lý tài chính và dịch vụ khách hàng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch một cách hiệu quả

Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp tại địa phương hợp tác và hình thành quan hệ đối tác với các bên liên quan về du lịch có thể tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào du lịch

Thứ ba, CQĐP cần đào tạo cho người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho phần nào giảm bớt áp lực trong công tác quản lý, thực hiện các thủ tục hành chính, quảng bá du lịch và các sản phẩm địa phương…

Cuối cùng, các sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng có sự tham gia của NDĐP vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định có thể làm tăng sự tham gia của cộng đồng vào du lịch Những sáng kiến này có thể tạo cơ hội cho CĐĐP tham gia vào quy hoạch và phát triển du lịch, giúp họ tạo ra các sản phẩm du lịch

3.2.2 Tăng cường mức độ nhận thức của người dân địa phương trong công tác hoạch định chiến lược

Dựa trên căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng để giúp tăng cường mức độ nhận thức của người dân trong công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch địa phương như sau:

Thứ nhất, tăng cường thông tin và giáo dục: CQĐP cần tăng cường việc thông tin và giáo dục cho người dân về quy hoạch phát triển du lịch, cũng như về quyền và trách nhiệm của họ trong quá trình này Điều này có thể bao gồm tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, hoặc phát triển các tài liệu hướng dẫn đơn giản và dễ hiểu

Thứ hai, tạo điều kiện cho sự tham gia và góp ý: Chính quyền cần tạo ra môi trường mở, nơi mà người dân cảm thấy thoải mái để tham gia và góp ý vào quá trình quyết định Các cuộc họp công khai và thường xuyên, cũng như việc sử dụng các công cụ truyền thông xã hội và truyền thông địa phương có thể giúp tăng cường sự tham gia của cộng đồng

Thứ ba, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật: Chính quyền và các tổ chức liên quan cần cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho người dân, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ và tự doanh trong lĩnh vực du lịch Điều này có thể bao gồm cung cấp vốn ưu đãi, đào tạo kỹ năng và kiến thức về quản lý kinh doanh du lịch

Thứ tư, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi: Chính quyền cần làm việc để tạo ra một môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi và dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp và người dân Điều này có thể bao gồm việc giảm bớt thủ tục hành chính, cải

50 thiện hạ tầng du lịch, và tạo ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và tự doanh

Cuối cùng là tăng cường hợp tác và liên kết: Chính quyền, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác cần tăng cường hợp tác và liên kết với nhau để cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp địa phương trong lĩnh vực du lịch

Bằng cách thực hiện những giải pháp này, CQĐP có thể tăng cường mức độ nhận thức của người dân, giúp hình thành nên một môi trường mà người dân có thể tham gia tích cực vào quản lý và phát triển du lịch địa phương, từ đó tạo ra một ngành du lịch bền vững và phát triển hài hòa với cộng đồng

3.2.3 Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động tuyên truyền quảng bá

Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Măng Đen, tăng sức hút đối với nhiều thị trường khu vực và thế giới Thực tế cho thấy những năm qua lượng du khách đến với Kon Tum hàng năm có tăng nhưng với số lượng rất thấp so với các điểm DLCĐ khác trong cả nước Hệ quả là NDĐP nơi đây không muốn tham gia vì họ chưa thấy được tiềm năng nơi đây và họ cho rằng không thể sống nhờ vào hoạt động du lịch.Vì vậy trong thời gian tới Măng Đen cần tập trung vào những hoạt động sau:

- Điều tra, đánh giá thị trường KDL: Cần tiến hành các hoạt động nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng du khách để có các sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng bá

- Đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quảng bá xúc tiến thời gian qua bằng việc xây dựng hệ thống thu thập thông tin phản hồi thường xuyên của KDL để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời Qua đó khảo sát đánh giá các điểm đến cạnh tranh trực tiếp với du lịch Măng Đen để rút ra kinh nghiệm và tránh trùng lặp trong việc quảng bá sản phẩm

- Sử dụng mọi phương tiện, hình thức để quảng bá du lịch Măng Đen Chú trọng các phương tiện quảng bá hiệu quả nhất tới từng thị trường trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể Đặc biệt coi trọng thông tin "truyền khẩu" như hình thức quảng bá hiệu quả nhất

Trong quá trình tuyên truyền, quảng bá cần chú trọng các vấn đề sau:

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Ngọc Anh (2013), Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng
Tác giả: Trịnh Ngọc Anh
Năm: 2013
2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Tác giả: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2013
3. Vũ Đức Cường (2014), Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực vườn Quốc gia Cát Tiên – tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ du lịch,Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực vườn Quốc gia Cát Tiên – tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Vũ Đức Cường
Năm: 2014
4. Lê Thành Diễn (2017), Phát triển du lịch cộng đồng huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum,Luận văn Thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế, Đại học Kinh tế, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Tác giả: Lê Thành Diễn
Năm: 2017
5. Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa
Nhà XB: Nxb. Lao động – xã hội
Năm: 2006
7. Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng - Lý thyết và vận dụng, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cộng đồng - Lý thyết và vận dụng
Tác giả: Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
9. Huyện ủy Kon Plông (2023), Báo cáo kết quả 07 năm thực hiện Nghị quyết 02- NQ/HU ngày 19-4-2012 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII “về đẩy mạnh phát triển khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2025” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả 07 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/HU ngày 19-4-2012 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII “về đẩy mạnh phát triển khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2025
Tác giả: Huyện ủy Kon Plông
Năm: 2023
10. Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Tổ chức phát triển Hà Lan SNV, Trường Đại học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Tổ chức phát triển Hà Lan SNV
Tác giả: Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương
Năm: 2007
11. Nguyễn Thị Lan (2014), Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phía Tây tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Năm: 2014
12. Nguyễn Thị Mai (2013), Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Nguyễn Thị Mai
Năm: 2013
13. Lã Thị Bích Quang (2021), Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan: Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế , Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan: Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam
Tác giả: Lã Thị Bích Quang
Năm: 2021
14. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và Vận dụng (Tập 1), Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và Vận dụng (Tập 1
Tác giả: Võ Quế
Nhà XB: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2006
15. Võ Quế - Lương Hồng Quang – Võ Chí Công, Du lịch cộng đồng lý thyết và vận dụng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (2006), tr.31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng lý thyết và vận dụng
Tác giả: Võ Quế - Lương Hồng Quang – Võ Chí Công, Du lịch cộng đồng lý thyết và vận dụng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
20. Phạm Ngọc Thắng (2009), Vai trò du lịch cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Du lịch Việt Nam (số 6), tr.18-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Du lịch Việt Nam (
Tác giả: Phạm Ngọc Thắng
Năm: 2009
23. Ngô Thị Huyền Trang (2020), Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam
Tác giả: Ngô Thị Huyền Trang
Năm: 2020
24. Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) (2000), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , tr.601 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam
Tác giả: Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2000
29. Võ Thị Yến Vi (2022). Phát triển du lịch sinh thái tại Măng Đen - tỉnh Kon Tum, Báo cáo tốt nghiệp, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái tại Măng Đen - tỉnh Kon Tum
Tác giả: Võ Thị Yến Vi
Năm: 2022
32. Bùi Thị Hải Yến – Phạm Thị Ngọc Diệp – Nguyễn Thúy Hằng và cộng sự (2012), Du lịch cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam , tr.33.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến – Phạm Thị Ngọc Diệp – Nguyễn Thúy Hằng và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
33. Ashley.C (2006), How can governments boost the local economic impacts of tourism? Options and Tools, ODI, London, The UK and SNV, The Hague the Netherlands Sách, tạp chí
Tiêu đề: How can governments boost the local economic impacts of tourism
Tác giả: Ashley.C
Năm: 2006
34. Hall D. (2003), Tourism and Sustainable Community Development, Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism and Sustainable Community Development
Tác giả: Hall D
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Quy trình thiết kế và phỏng vấn bảng hỏi - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Sơ đồ 1. Quy trình thiết kế và phỏng vấn bảng hỏi (Trang 15)
Bảng 2.1. Lượng KDL tới Khu DLST Măng Đen - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Bảng 2.1. Lượng KDL tới Khu DLST Măng Đen (Trang 36)
Bảng 2.2. Cơ cấu của đối tượng khảo sát - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Bảng 2.2. Cơ cấu của đối tượng khảo sát (Trang 41)
Bảng 2.3. Bảng đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ du - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Bảng 2.3. Bảng đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ du (Trang 43)
Bảng 2.5. Bảng đánh giá mức độ tham gia của các thành viên trong gia đình vào  các  hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh DLCĐ tại Măng Đen - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Bảng 2.5. Bảng đánh giá mức độ tham gia của các thành viên trong gia đình vào các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh DLCĐ tại Măng Đen (Trang 48)
Bảng 2.6. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ chế, chính sách tác  động đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động DLCĐ tại Khu DLST Măng - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Bảng 2.6. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ chế, chính sách tác động đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động DLCĐ tại Khu DLST Măng (Trang 49)
Bảng 2.7. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm về sinh kế và thu nhập - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Bảng 2.7. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm về sinh kế và thu nhập (Trang 51)
Bảng 2.8. Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố rào cản sẽ hạn chế sự  tham gia làm việc trong giai đoạn Covid-19 vào hoạt động DLCĐ tại Khu DLST - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Bảng 2.8. Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố rào cản sẽ hạn chế sự tham gia làm việc trong giai đoạn Covid-19 vào hoạt động DLCĐ tại Khu DLST (Trang 52)
Bảng 2.9. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm hộ gia đình tham gia vào  hoạt động DLCĐ tại Khu DLST Măng Đen trong điều kiện đại dịch Covid-19 ảnh - sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái măng đen tỉnh kon tum
Bảng 2.9. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm hộ gia đình tham gia vào hoạt động DLCĐ tại Khu DLST Măng Đen trong điều kiện đại dịch Covid-19 ảnh (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w