1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại thành phố hà nội

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

Chủ nhiệm đề tài : Hồ Thị Thanh

Thành viên tham gia : Vũ Thị Phương Anh 2205QDLA002

Phạm Thanh Tâm 2205QDLA033 Đào An Huy 2205QDLA017

Lớp/Khoa : 2205QDLA / Quản lý xã hội

HÀ NỘI, 5/2024

Trang 3

1.Sự cấp thiết của đề tài 2

2.Tổng quan nghiên cứu đề tài 3

3.Mục đích nghiên cứu 6

4.Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6.Phương pháp nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7

1.1 Khái niệm về du lịch 7

1.1.1 Khái niệm về du lịch 7

1.1.2 Khái niệm về điểm đến du lịch 8

1.1.3 Khái niệm phát triển du lịch 9

1.2 Những vấn đề cơ bản về ứng dụng Công nghệ thông tin trong du lịch 10

1.2.1 Khái niệm về công nghệ thông tin trong du lịch 10

1.2.2 Giới thiệu một số ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trong du lịch 10

1.2.3 Những nét đặc trưng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch 14

1.2.4 Những điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch 14

1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch 15

1.2.6 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 222.1 Tổng quan về Hà Nội và công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong phát

Trang 4

2.3 Kết quả kinh doanh du lịch Hà Nội 28

2.4 Thực trạng ứng dụng một số loại hình công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại Hà Nội 30

2.4.1 Ứng dụng Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) 30

2.4.2 Ứng dụng Công nghệ Internet vạn vật (IoT) 36

2.4.3 Ứng dụng Công nghệ Blockchain 42

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 48

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HÀ NỘI 49

3.1 Giải pháp về thu hút đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch 49

3.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin 51

3.3 Nâng cao trình độ người dùng công nghệ 51

3.4 Giải pháp quảng bá xúc tiến ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại Hà Nội 52

3.5 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường tại Hà Nội 54

3.6 Giải pháp về nâng cao chất lượng phục vụ du lịch 56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI 64

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Bản đồ địa giới Hành chính Hà Nội 23

Hình 2.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú tại Hà Nội giai đoạn 2021-2023 28

Hình 2.3 Số lượt khách du lịch đến Hà Nội quý I các năm 2021 – 2024 30

Hình 2.4 Các ứng dụng AI được du khách sử dụng tại Hà Nội 33

Hình 2.5 Mức độ hài lòng của du khách khi sử dụng ứng dụng AI 34

Hình 2.6 Các ứng dụng IoT được du khách sử dụng tại Hà Nội 39

Hình 2.7 Mức độ hài lòng của du khách khi sử dụng ứng dụng IoT 41

Hình 2.8 Số lượt du khách sử dụng các ứng dụng Công nghệ Blockchain 45

Hình 2.9 Mức độ hài lòng của du khách khi sử dụng ứng dụng Bockchain 46

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng tôi rất vui mừng khi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng Công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại Hà Nội" và muốn gửi lời cảm ơn tới các cá nhân, tổ chức và cơ quan đã hỗ trợ và động viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu Những sự giúp đỡ, hỗ trợ đó đã giúp nhóm chúng tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại và hoàn thành bài nghiên cứu một cách thành công.

Đầu tiên, chúng tôi muốn thể hiện lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô Lê Thị Thanh Tuyền đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu Cô là người giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về chủ đề cần nghiên cứu, cung cấp các kiến thức liên quan và hướng dẫn chúng tôi trong quá trình tìm kiếm thông tin.

Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.Đồng thời, chúng tôi cũng muốn bày tỏ sự cảm kích tới các cá nhân, tổ chức đã quan tâm và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu Cảm ơn bạn bè và người thân đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, động viên và cổ vũ chúng tôi vượt qua mọi khó khăn trở ngại.

Bài nghiên cứu khoa học được thực hiện dựa trên sự tham khảo và đúc rút kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan trước đó cũng như sách báo chuyên ngành của các trường Đại học và các tổ chức nghiên cứu.

Dù đã cố gắng hết sức nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế, bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi vẫn không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy/Cô cùng các chuyên gia để đề tài được hoàn thiện hơn.

Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Sự cấp thiết của đề tài

Công nghệ ảnh hưởng đến việc quản lý và tiếp thị chiến lược của các tổ chức hiện đại, như là một sự thay đổi mô hình, có thể chuyển đổi thực tiễn kinh doanh “tốt nhất” trên toàn cầu Công nghệ biến đổi vị trí chiến lược của các tổ chức bằng cách thay đổi hiệu quả, sự khác biệt, chi phí hoạt động và thời gian phản ứng Wahab (2017) khi nói đến tiến bộ công nghệ, lĩnh vực lữ hành và du lịch đã trở thành một trong những lĩnh vực đầu tiên được cách mạng hóa nhờ sự phát triển của Công nghệ thông tin Trên thực tế, Công nghệ thông tin hay IT đã đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong sự phát triển của du lịch mà còn giúp truyền bá hiện tượng du lịch đến mọi nơi trên thế giới và khiến việc đi lại trở nên an toàn hơn Trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là vào cuối thiên niên kỷ trước và đầu thiên niên kỷ mới, IT đã mang lại một số thay đổi căn bản làm thay đổi cục diện của du lịch và lữ hành, giúp việc đi lại trở nên dễ dàng hơn, thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và các quốc gia khác

Với những thách thức của sự phát triển không ngừng của xã hội, khi các phương tiện quảng cáo truyền thống như sách báo, tạp chí, tivi… không còn giữ được vai trò chủ đạo như trước nữa thì nhu cầu về một phương tiện quảng cáo mới là tất yếu Thay vào đó, trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và đặc biệt là Internet và những công cụ của nó đã giải quyết được những vấn đề bức xúc của các phương tiện quảng cáo truyền thống là thời gian ngắn và không gian rộng, hiệu quả cao và chi phí thấp, từ đó mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ có cơ hội khai thác một hình thức quảng cáo tiếp thị mới đầy hiệu quả với chi phí thấp

Thế kỷ 21 là thời đại của nền kinh tế thông tin Với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, mức sống vật chất và văn hóa của người dân tiếp tục được cải thiện và thời gian giải trí tiếp tục tăng lên, du lịch ngày càng trở nên phổ biến như một hình thức giải trí Ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội là xu hướng tất yếu của tương lai Đây được coi là giải pháp hiệu quả để vực dậy ngành Du lịch Thủ đô sau giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 Bài viết trình bày thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch Hà Nội, từ đó đưa ra những đánh giá chung và xác định các định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới

Trang 8

Trước sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, các công ty du lịch tại Hà Nội như Vietravel, Hanoitourist, Vietrantour, Goldentour, VietSense và nhiều công ty khác đã tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động quản lý và phát triển sản phẩm mới Họ đã triển khai ứng dụng di động để kết nối du khách với các dịch vụ du lịch, cho phép họ mua vé và thanh toán từ xa thông qua các hình thức thanh toán điện tử Ngoài ra, họ cũng áp dụng công nghệ tự động hóa trong việc thuyết minh về các điểm đến du lịch và sử dụng công nghệ 3D để mang lại trải nghiệm khám phá di sản văn hóa và lịch sử một cách sống động cho du khách

Có thể nói, trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động và lan tỏa trên phạm vi rất rộng như hiện nay, ngành du lịch vừa được hưởng lợi, đồng thời cũng phải đối mặt với áp lực lớn bởi sự cạnh tranh của các quốc gia đi trước và đạt được nhiều thành tựu cả về nghiên cứu chuyên sâu cũng như hoạt động thực tiễn Đòi hỏi tất cả các thành phần trong ngành du lịch, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các công ty cấp sản phẩm - dịch vụ du lịch, phải hành động kịp thời, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, thực hiện quá trình chuyển đổi số càng sớm càng tốt nếu không muốn bị chậm chân so với các nước trong khu vực Những biện pháp này không chỉ giúp ngành du lịch ở Hà Nội thích ứng với tình hình mới mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc tăng cường trải nghiệm và tiện ích cho du khách Xuất phát từ những lí do

trên nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong

phát triển du lịch tại thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học

2 Tổng quan nghiên cứu đề tài

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 2289/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030, nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Trên cơ sở đó, công nghệ thông tin được sử dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch, đặc biệt là khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ và diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới càng khiến việc chính phủ các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng công nghệ số trong nền kinh tế nói chung và trong ngành du lịch nói riêng Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Các công trình nghiên cứu này đã phần nào hệ thống hóa được các khái niệm về

Trang 9

ứng dụng công nghệ trong du lịch nói chung Những công trình này chủ yếu dưới dạng các bài báo khoa học và các đề tài nghiên cứu Với cách tiếp cận và phân tích khác nhau, các công trình nghiên cứu này đã khái quát bức tranh về ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

a Trong nước

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua cũng đã khái quát được những vấn đề về công nghệ nói chung trong du lịch, cụ thể có thể để cập đến các vấn đề như:

Ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch Việt Nam với các công trình tiêu biểu bao gồm "Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch ở Việt Nam" của tác giả Phạm Thị Thùy Linh trên Tạp chí công thương ngày 13/06/2020; "Phát triển kinh tế du lịch từ ứng dụng công nghệ thông tin" của tác giả Mai Anh Vũ, Trịnh Văn Anh - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; "Ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch" của tác giả Hà Khuê, Báo Đà Nẵng Online, Các tác giả trên đều cho rằng: Trước tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực du lịch được coi là giải pháp đột phá để tạo lợi thế thu hút du khách, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong ngành Du lịch ở Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng Các bài viết đã nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT cũng như nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong phát triển du lịch ở Việt Nam, cũng như phân tích những điểm khác biệt, cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Những bài viết này cũng cho thấy thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch đã mang lại những kết quả đáng kể cho sự tăng trưởng ấn tượng của ngành Dù vậy, nó mới chỉ dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành kinh doanh du lịch Vì vậy, các cơ quan quản lý, các địa phương đến các đơn vị kinh doanh cần tăng cường hiệu quả hơn nữa việc ứng dụng CNTT để quảng bá du lịch Việt Nam và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Bên cạnh đó các bài báo như: "Thực trạng chuyển đổi số trong phát triển du lịch thông minh tại một số quốc gia trên thế giới" của tác giả Nguyễn Thị Huyền Thương - Tạp chí Thông tin và Truyền thông; "Quá trình chuyển đổi số tác động đến

Trang 10

du lịch như thế nào?" của tác giả Minh Anh và "Việt Nam thời chuyển đổi số" của tác giả Trương Đình Tuyền - Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam Các tác giả này đã giới thiệu về số hóa trong du lịch, về áp dụng chuyển đổi số trong ngành du lịch và dịch vụ khách sạn của một số quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là tại Philippines, Bồ Đào Nha, Malaysia, từ đó liên hệ đến thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hậu dịch Covid-19, làm tiền đề đưa ra giải pháp trong những nghiên cứu tiếp theo cùng chủ đề Qua đó có thể thấy khả năng ứng dụng rất to lớn của kỹ thuật số, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam cần đầu tư hơn để bắt kịp các xu hướng mới trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ.

b Ngoài nước

Các đề tài nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài có thể đề cập đến các bài viết như "Tourism and Environment: A Sustainable Relationship?" của Colin Hunter và Howard Green; "The Impact of Implementing the Internet of Things (IoT) on Customer Satisfaction: Evidence from Egypt" của nhóm tác giả Mohamed Ahmed, Maha Yehia Kamel, Aliaa Mokhtar Elnagar,

Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đang tìm kiếm sự tương tác mạnh mẽ hơn với khách hàng, đồng thời muốn hiểu biết sâu sắc hơn về sở thích của khách hàng và hiệu suất hoạt động Các thiết bị được kết nối và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ mang đến nhiều cơ hội để làm cho các hoạt động đó hiệu quả hơn, đồng thời cho phép hợp tác và chia sẻ tài sản giữa các doanh nghiệp Công nghệ cũng sẽ có tác động đến lực lượng lao động trong ngành, với các nhân viên được trao quyền bởi thông tin thời gian thực và hỗ trợ ra quyết định từ AI để tập trung vào thế mạnh cốt lõi của họ.

Ứng dụng công nghệ số cho phép thực hiện chuyển đổi số trong ngành du lịch Nhờ đó, sự gia tăng của Internet và phát triển phần mềm du lịch đã loại bỏ thách thức về địa lý, cho phép các công ty tiếp cận khách hàng của họ thông qua màn hình Vậy nên xu thế hiện nay chỉnh là chuyển đổi kỹ thuật số phát triển sâu rộng của ngành du lịch và lữ hành.

Từ tổng quan nghiên cứu các vấn đề ở trên, nhóm nghiên cứu rút ra, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch đã được một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nói trên chưa nghiên cứu và tiếp cận một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội.

Trang 11

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch Hà Nội, đưa ra thực trạng nghiên cứu Dựa vào kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại Hà Nội

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhận diện, tìm hiểu các công nghệ thông tin đang áp dụng trong phát triển du lịch gồm: Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI); Công nghệ Internet vạn vật (IoT) và Công nghệ Blockchain

- Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong phát triển du lịch tại Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch tại thành phố Hà Nội nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại Hà Nội nói riêng

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu:

▪ Phạm vi về mặt không gian: tại Hà Nội ▪ Phạm vi về mặt thời gian: 2023-2024

6 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu khoa học sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

▪ Tìm kiếm, thu thập, chắt lọc và xử lý tư liệu, số liệu: thăm dò các nguồn thông tin có sẵn như sách, báo cáo, bài báo khoa học và các tài liệu trực tuyến Sau đó, dữ liệu thu thập được cần được chắt lọc, loại bỏ những thông tin không cần thiết hoặc không liên quan đến nghiên cứu Quá trình này đòi hỏi sự kỹ lưỡng

và chú ý đến sự chính xác và tính khách quan của dữ liệu (số liệu thứ cấp – bài

báo, công trình, luận văn… số liệu thứ cấp – điều tra bảng hỏi…), phương pháp tổng hợp (SPSS)

▪ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: được thực hiện thông qua việc phân phát các bản phiếu hỏi cho một nhóm người tham gia nghiên cứu Các câu hỏi trong phiếu hỏi thường được thiết kế để thu thập ý kiến, thông tin, hoặc phản hồi từ người tham gia về một chủ đề cụ thể liên quan đến nghiên cứu.

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Khái niệm về du lịch 1.1.1 Khái niệm về du lịch

Ngành du lịch rất quan trọng vì nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước đang phát triển và phát triển Du lịch là một ngành năng động và cạnh tranh, đòi hỏi khả năng thích ứng liên tục với nhu cầu và mong muốn luôn thay đổi của khách hàng, vì sự hài lòng, an toàn và thích thú của khách hàng đặc biệt là trọng tâm của các doanh nghiệp du lịch Các nhà nghiên cứu hàng đầu đã thừa nhận tầm quan trọng của sản phẩm du lịch: “Sự hiểu lầm về sản phẩm du lịch thường là trở ngại cho một hệ thống du lịch vận hành trơn tru” Phát triển sản phẩm du lịch bao gồm dịch vụ thông tin, vận chuyển, lưu trú và thu hút (Gunn, 1994) Sản phẩm du lịch được mô tả là một loạt các yếu tố quyết định từ các điểm đến khác nhau, tạo ra sản phẩm đầu ra cho khách du lịch Cơ sở vật chất là cốt lõi của sản phẩm du lịch, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài sản cố định (như chỗ ở), khả năng tiếp cận, chất lượng môi trường chấp nhận được, thời tiết tốt và số lượng khách du lịch thích hợp khác (Smith, 2000)

Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới và nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như kích thích sự tăng trưởng của các nền kinh tế khác (Osman và Sentosa, 2013) Được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”, ngành du lịch vượt trội so với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2019 và phát triển nhanh hơn sản xuất, bán lẻ, dịch vụ tài chính và truyền thông Du lịch mang lại nhiều lợi ích khác cho cả kinh tế và xã hội như tăng doanh thu, tạo nhiều cơ hội việc làm, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực trọng điểm của du lịch Việt Nam Bên cạnh đó, ngành du lịch còn góp phần tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích vật thể và phi vật thể ở địa phương Sự phát triển của du lịch góp phần đáng kể vào việc giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khi đời sống người dân khá hơn thì nhu cầu du lịch cũng trở nên phổ biến Quả thực, việc đi du lịch mang lại rất nhiều lợi ích như xả stress, trải nghiệm những điều mới mẻ, nâng cao kiến thức về văn hóa, truyền thống, ẩm thực ở những vùng đất xa lạ (Goliath-Ludic và Yekela, 2020)

Theo Hunter và Green (1995), du lịch là hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi của con người liên quan đến việc đi du lịch và lưu trú ở những nơi ngoài môi

Trang 13

trường thường ngày của họ để giải trí, chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần, mục đích nâng cao kiến thức, cùng với việc tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên, giá trị kinh tế và văn hóa Theo Setokoe (2020), du lịch bao gồm các hoạt động liên quan đến việc con người đi du lịch đến những địa điểm ngoài môi trường thường ngày của họ để tham quan, học tập, thư giãn và giải trí

Theo Luật du lịch 2017, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

1.1.2 Khái niệm về điểm đến du lịch

Gorman (1980) và Lancaster (1966) đã phát triển khung đặc trưng mô tả hàng hóa tiêu dùng như những gói hàng có đặc điểm khác nhau, việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng đã mở ra một kỷ nguyên mới Lợi ích thu được từ việc tiêu dùng một sản phẩm có thể được biểu diễn dưới dạng tổng lợi ích có trọng số được cung cấp bởi mỗi đặc tính của sản phẩm Như vậy, điểm đến du lịch có thể được coi là sự kết hợp của nhiều thuộc tính điểm đến khác nhau (Papatheodorou, 2002) Wu, Zhang và Fujiwara (2011) đã phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của khách du lịch thành ba nhóm Hai nhóm đầu tiên, cụ thể là các yếu tố thay thế cụ thể và các yếu tố tình huống, lần lượt có liên quan đến các thuộc tính lâu dài và tạm thời của điểm đến Nhóm thứ ba, cụ thể là các yếu tố đặc thù của người ra quyết định, gắn liền với đặc điểm của khách du lịch

Nhận thức của khách du lịch về hình ảnh điểm đến như một sự lựa chọn ưa thích khi đi du lịch là rất quan trọng Theo Augustyn và Ho (1998), với sự hiểu biết tốt hơn về nhu cầu và động cơ của khách du lịch và điều chỉnh các điều khoản cho phù hợp, việc tiếp thị điểm đến có thể được tạo điều kiện thuận lợi Hui, Wan và Ho (2007) chỉ ra rằng tầm quan trọng ngày càng tăng của du lịch đối với nền kinh tế quốc gia của một quốc gia đã làm tăng thêm sự gia tăng các nghiên cứu khám phá nhằm cung cấp những hiểu biết mang tính phân tích hơn về động cơ và sự hài lòng của khách du lịch

Gunn (1994) đã trình bày rõ ràng các yếu tố quan trọng của một điểm đến du lịch đang hoạt động trong chuyên luận sâu sắc của mình về quy hoạch du lịch Ông khẳng định rằng một điểm đến kết hợp một khối lượng quan trọng các yếu tố hoặc địa điểm phía cung đa dạng và có liên quan với nhau, bao gồm các điểm tham quan, địa điểm

Trang 14

vận chuyển và các loại dịch vụ lưu trú, ăn uống, bán lẻ và hỗ trợ đa dạng Hơn nữa, những địa điểm tạo nên một điểm đến du lịch chức năng thường bao gồm các lĩnh vực kinh doanh, phi lợi nhuận và chính phủ của nền kinh tế

Điểm đến du lịch không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn mà còn có cả nhiều điều kiện khác để trở nên hấp dẫn, đặc biệt là các sản phẩm du lịch Mối liên kết giữa sản phẩm du lịch và điểm đến là rất quan trọng vì bản chất của ngành du lịch đó là sự kết hợp của nhiều thành phần được phục vụ trong một điểm đến để du khách có sự cảm nhận và trải nghiệm sâu sắc trong và sau chuyến đi của họ (Chui, 2010)

Điểm đến du lịch thông minh là điểm đến du lịch sáng tạo, được xây dựng trên cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sự phát triển bền vững của các khu du lịch, mọi người đều có thể tiếp cận, hòa nhập với môi trường xung quanh, tăng chất lượng trải nghiệm tại điểm đến và cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư (Gretzel và cộng sự, 2015) Điểm đến du lịch thông minh có thể được xác định bằng không gian du lịch với sự hỗ trợ của các ứng dụng ICT và các công nghệ nâng cao khác (Internet vạn vật, điện toán đám mây và các hệ thống dịch vụ Internet người dùng cuối,…) nhằm cố gắng cải thiện trải nghiệm của du khách khi tiếp cận điểm đến đó, đồng thời cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân (Nguyễn Thị Minh Nghĩa và cộng sự, 2019)

Theo Luật du lịch 2017, Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch

1.1.3 Khái niệm phát triển du lịch

Theo cách tiếp cận truyền thống, phát triển du lịch là mở rộng quy mô, cơ cấu sản phẩm du lịch đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại điểm du lịch

Theo cách tiếp cận về kinh tế du lịch, phát triển du lịch là nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ du lịch, kích thích khách du lịch tăng nhu cầu tiêu dùng dịch vụ du lịch, cải thiện điều kiện hoạt động dịch vụ du lịch và môi trường hoạt động du lịch của các điểm đến du lịch

Vì vậy, phát triển du lịch là tăng số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý các loại hình dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch, cung cấp dịch vụ du lịch cho khách du lịch tốt hơn và mang lại lợi ích cho các bên liên quan khác (như chính quyền địa phương, văn phòng du lịch và cộng đồng dân cư), từ đó

Trang 15

đảm bảo lợi ích kinh tế và phát triển bền vững các điểm, điểm du lịch

1.2 Những vấn đề cơ bản về ứng dụng Công nghệ thông tin trong du lịch 1.2.1 Khái niệm về công nghệ thông tin trong du lịch

Theo Daintith John (2009), công nghệ thông tin (IT - Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin Một cách dễ hiểu hơn, công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin Công nghệ thông tin là quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ và phổ biến các giọng nói, hình ảnh, văn bản và thông tin số bằng một ví điện tử dựa trên sự kết hợp của máy tính và viễn thông

Công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng trong các ngành công nghiệp Ngành du lịch và khách sạn cũng đang phát triển nhanh hơn với sự đột phá của công nghệ thông tin Sự phát triển của công nghệ hiện đại đã tạo ra hàng loạt thay đổi trong thị trường du lịch, thể hiện trên cả yếu tố cung cấp du lịch và nhu cầu du lịch (Januszewska, Jaremen & Nawrocka, 2015)

Du lịch để truy cập thông tin đáng tin cậy và chính xác cũng như để thực hiện việc đặt chỗ trong một phần thời gian, chi phí và sự bất tiện yêu cầu bởi các phương pháp thông thường CNTT cải thiện dịch vụ chất lượng và góp phần nâng cao sự hài lòng của du khách Sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác và toàn diện của thông tin cụ thể về khả năng tiếp cận của điểm đến, cơ sở vật chất, thu hút du khách và các hoạt động khác Vì vậy, CNTT tạo điều kiện cho các yếu tố thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng

1.2.2 Giới thiệu một số ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trong du lịch

Wahab (2017) một số Ứng dụng của Du lịch điện tử:

- Hệ thống theo dõi chuyến bay: Công nghệ du lịch được sử dụng để giám sát

cũng như quản lý việc đi lại và bao gồm cả hệ thống theo dõi chuyến bay Các phần mềm hàng không toàn cầu như Plane Finder, RadarBox24, Flight Stats.com, v.v rất hữu ích trong việc theo dõi hoạt động của các chuyến bay từ khắp nơi trên thế giới

- Bao bì động: Khách hàng có quyền tự do tạo gói du lịch của riêng mình bằng

cách chọn dịch vụ vận chuyển, vé máy bay, loại chỗ ở, hoạt động tham gia, dịch vụ cho thuê, v.v thay vì chọn gói do đại lý xác định trước là được gọi là bao bì

Trang 16

động Loại bao bì này chứng kiến nguồn cung ứng theo thời gian thực của các chuyến bay, tàu hỏa, khách sạn, ô tô, v.v theo yêu cầu của khách hàng

- Hệ thống đặt trước máy tính (Computer Reservation System): CRS nổi tiếng

với khả năng lưu trữ thông tin và truy xuất thông tin khi được yêu cầu Nó cũng được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến đặt phòng khách sạn, vé máy bay, thuê ô tô, v.v Một số CRS được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới là Amadeus, Abacus (hiện thuộc sở hữu của Sabre), KIU, Mercator, Navitaire, Sabre, Travel Technology Interactive, Travel Sky, Travelport, v.v Hệ thống phân phối toàn cầu là CRS bán vé cho các hãng hàng không lớn trên toàn cầu

- Hệ thống phân phối toàn cầu (Global Distribution System): GDS tạo thành

mối liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành du lịch như hãng hàng không, khách sạn, công ty cho thuê xe và cho phép giao dịch tự động giữa nhà cung cấp dịch vụ du lịch và đại lý du lịch Chủ yếu thông qua GDS, công ty du lịch có thể đáp ứng nhu cầu của mình về các dịch vụ liên quan đến du lịch khác nhau, cho người dùng cuối, tức là khách hàng Nó tập trung vào ba lĩnh vực chính của ngành, đó là chỗ ở (đặt phòng khách sạn), đặt vé máy bay và cho thuê ô tô Nó không chỉ liên kết việc đặt chỗ mà còn liên kết mức giá của từng dịch vụ có sẵn GDS nổi tiếng là Amadeus, Galileo, Sabre, Worldspan, v.v

- Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language): Các công nghệ

dựa trên Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng có tầm quan trọng rất lớn trong ngành du lịch và lữ hành Hỗ trợ việc đặt vé cho các hãng hàng không hoặc thực hiện chức năng bán hàng và các dịch vụ tùy chọn trong quá trình đặt vé Một ứng dụng quan trọng khác của XML là thiết lập các kết nối trực tiếp giữa các hãng hàng không và các đại lý du lịch Để tạo ra một tiêu chuẩn XML được chấp nhận rộng rãi, Nhóm Trục Mở đã được thành lập

- Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management): CRM

nổi tiếng vì sự tiện lợi mà nó mang lại khi quản lý sự tương tác của tổ chức, không chỉ với khách hàng hiện tại mà còn cả khách hàng tương lai CRM giúp phân tích dữ liệu khách hàng và lấy ra lịch sử khi cần, giúp công ty hiểu được nhu cầu của khách hàng và những gì cần đáp ứng Điều này đóng một vai trò trong việc giữ chân khách hàng bằng cách duy trì mối quan hệ kinh doanh lý

Trang 17

tưởng với khách hàng và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng

- Audio Tours: Một sự phát triển thú vị khác trong thế giới tích hợp công nghệ

thông tin vào du lịch là Chuyến tham quan bằng âm thanh Chuyến tham quan bằng âm thanh là một tin nhắn hoặc bài bình luận được ghi âm trước bao gồm thông tin chi tiết về những địa điểm mà khách du lịch ghé thăm Thường được đưa vào một thiết bị cầm tay có tai nghe, bài bình luận cung cấp thông tin cơ bản và bối cảnh khác liên quan đến địa điểm ghé thăm Thường được sử dụng trong các di tích lịch sử và bảo tàng, Audio Tours cũng có sẵn các chuyến tham quan ngoài trời tại các địa điểm được chọn

- GPS Tours: Chuyến tham quan bằng GPS, tương tự như chuyến tham quan

bằng âm thanh, bao gồm bình luận bằng âm thanh được ghi trước thông qua thiết bị cầm tay, dành cho các ứng dụng di động như tàu hỏa, chuyến tham quan đi bộ, xe buýt, thuyền, xe đẩy, v.v Chuyến tham quan bằng GPS sử dụng vị trí của khách truy cập qua vệ tinh công nghệ và cung cấp thông tin liên quan cho họ Các chuyến tham quan này có sẵn đồng thời bằng nhiều ngôn ngữ, có thể tải xuống điện thoại di động và giúp khai thác vị trí sở thích chung của khách truy cập bằng cách sử dụng dữ liệu từ nhiều người dùng

- Biometric Passport: Còn được gọi là Hộ chiếu điện tử, chứa thông tin sinh trắc

học có thể được sử dụng để nhận dạng khách du lịch Nó kết hợp hộ chiếu giấy cùng với thông tin sinh trắc học điện tử của chủ sở hữu Sinh trắc học là tất cả về việc phân tích các đặc điểm thể chất duy nhất của một người Nó có thể bao gồm dấu vân tay, quét võng mạc và chữ ký Nó sử dụng công nghệ thẻ thông minh không tiếp xúc, bao gồm chip vi xử lý và ăng-ten được lắp ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc trang giữa của hộ chiếu Các đặc điểm của tài liệu và chip được ghi lại trong Tài liệu 9303 của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)

- Virtual Tour: Chuyến tham quan ảo là một bản trình bày truyền thông trực

tuyến thể hiện một địa điểm thực ở dạng thực tế nhất có thể Nó bao gồm các video cũng như hình ảnh ngưỡng cửa và có thể bao gồm các hiệu ứng âm thanh, văn bản, lời tường thuật và âm nhạc Chuyến tham quan ảo rất nổi tiếng trong ngành du lịch Đặc biệt là các chuỗi khách sạn cung cấp cái nhìn 360 độ không chỉ về việc mua phòng mà còn về tiện nghi và tài sản nói chung

Trang 18

- Công nghệ Di động: Các phát triển tiên tiến như dịch vụ Hệ thống Định vị

Toàn cầu, Gắn thẻ Địa lý, tìm kiếm dựa trên vị trí và cơ sở lập bản đồ trực tuyến, có thể thực hiện được thông qua dịch vụ di động, có nhiều hơn nữa để cung cấp cho khách du lịch tại các điểm đến du lịch tương ứng của họ Trợ lý cá nhân trong du lịch là một tiến bộ khác đang cách mạng hóa ngành du lịch và lữ hành Những ứng dụng này hỗ trợ du khách có một chuyến đi suôn sẻ và an toàn Họ cũng đóng góp phần lớn vào việc phân phối thông tin hữu ích bao gồm các ưu đãi hấp dẫn và các giao dịch quan trọng

- Mạng xã hội: Sự phát triển của các trang mạng xã hội liên quan đến lữ hành và du

lịch cho phép khách du lịch xây dựng mạng lưới những khách du lịch khác và chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm du lịch của họ Những đánh giá và phản hồi do những khách du lịch khác để lại mang lại bức tranh thực tế về điểm đến hoặc nhà cung cấp dịch vụ Các trang web như Trip Advisor, Matador, Tripsay, Couchsurfing, GeckoGo, Travbuddy, v.v đều là ví dụ về các trang web như vậy

- Du lịch không gian: Một trong những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực lữ hành

và du lịch là khái niệm đưa người thường xuyên lên vũ trụ Với mục đích vui chơi, giải trí hoặc kinh doanh Là một loại hình du lịch thay thế, Du lịch vũ trụ được quảng bá bởi các tổ chức như Liên đoàn các chuyến bay vũ trụ thương mại, Cơ quan vũ trụ Nga, v.v Nghiên cứu đáng chú ý vẫn đang diễn ra trong lĩnh vực này Một cái tên đáng nói là Elon Musk của SpaceX, người đặt mục tiêu bay hai khách du lịch vũ trụ quanh mặt trăng vào năm 2018

- Công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (NFC): Ứng dụng này

tạo ra một sự tương tác rất lớn giữa việc kinh doanh du lịch và nghiên cứu du lịch, là một trong những bước đột phá về công nghệ phục vụ trong lĩnh vực du lịch Ngành khách sạn là một đối tượng để áp dụng công nghệ NFC hiệu quả như hệ thống đăng ký khách sạn tự động cung cấp cho khách du lịch thông tin nhận đặt phòng, khóa kỹ thuật số thông qua ứng dụng NFC Do đó, khi khách đến khách sạn, du khách không cần phải đợi trong đường nhận phòng và có thể tiến hành trực tiếp đến phòng được phân bổ và mở nó bằng thiết bị của riêng mình, hoặc du khách có thể dùng công nghệ này để điều khiển một số tính năng như điều chỉnh ánh sáng, máy sưởi, tivi, thanh toán tiền khách sạn tại quầy có hỗ trợ dịch vụ NFC được đặt tại sảnh lễ tân

Trang 19

1.2.3 Những nét đặc trưng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch

- Tăng cường tiện ích và trải nghiệm khách hàng: Công nghệ thông tin cho phép du khách dễ dàng truy cập, tìm kiếm và đặt dịch vụ du lịch trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi Từ việc tìm kiếm thông tin về điểm đến, đặt phòng khách sạn, đến việc mua vé máy bay, tất cả đều có thể được thực hiện nhanh chóng

- Tối ưu hóa chi phí quản lý và vận hành: giúp các doanh nghiệp du lịch quản lý tài nguyên, nhân sự và dịch vụ một cách hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng các hệ thống quản lý thông minh, giúp giảm thiểu lãng phí và tăng cường năng suất

- Công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp lữ hành thu thập, phân tích thị trường và hành vi của khách hàng Giúp họ điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cung cấp dịch vụ tốt hơn và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

1.2.4 Những điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch

Theo Đăng Khoa (2021), Để áp dụng công nghệ thông tin vào phát triển du lịch tại điểm đến du lịch, các điều kiện sau là cần thiết:

- Liên kết và chia sẻ công nghệ: Các đơn vị trong ngành du lịch cần hợp tác để

chia sẻ công nghệ và thông tin, từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung đến việc phát triển ứng dụng và tiện ích du lịch

- Đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật: Để hỗ trợ việc số hóa và tối ưu hóa trải nghiệm

du lịch, cần đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, bao gồm mạng lưới internet, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, và các thiết bị điện tử

- Số hóa thông tin du lịch: Việc chuyển đổi thông tin du lịch thành dạng số hóa,

bao gồm bản đồ số hóa và các nền tảng dữ liệu số, giúp du khách dễ dàng tra cứu và tiếp cận thông tin về điểm đến

- Tích hợp tiện ích cho du khách: Các trang web và ứng dụng du lịch cần cung

cấp nhiều tiện ích như thông tin về điểm đến, hoạt động giải trí, mua sắm, nhà hàng, y tế, an ninh và các dịch vụ khác, đồng thời phải tương thích và thân thiện trên mọi thiết bị di động và máy tính

- Chuyển đổi hình thức tiếp thị và bán hàng: Các doanh nghiệp cần thích ứng

Trang 20

với xu hướng tiếp thị và bán hàng trực tuyến thông qua việc phát triển nền tảng trực tuyến, kinh doanh điện tử và các hình thức kinh tế chia sẻ

- Đầu tư vào phát triển công nghệ: Cần đầu tư vào việc phát triển các phần

mềm, hệ thống, ứng dụng và tiện ích thông minh phục vụ ngành du lịch, đồng thời nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ du lịch thông minh và chất lượng cao

1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch

- Yếu tố hạ tầng công nghệ: Hạ tầng công nghệ đã tác động đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch Sự phát triển của hạ tầng mạng internet và viễn thông đã tạo ra một môi trường kết nối liên tục và rộng lớn, giúp du khách dễ dàng truy cập thông tin về điểm đến, thanh toán và các hoạt động giải trí Việc có một hạ tầng mạng internet độ ổn định và tốc độ cao rộng rãi cũng tạo điều kiện cho việc phát triển các ứng dụng di động, website du lịch và các nền tảng đặt phòng giúp du khách dễ dàng tìm kiếm, đặt vé và quản lý lịch trình du lịch của mình Cùng với đó là sự tiên tiến trong công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra những trải nghiệm du lịch mới mẻ và hấp dẫn Tiếp đến, việc áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý dữ liệu cần được xây dựng để lưu trữ và xử lý dữ liệu du lịch hiệu quả Hệ thống quản lý khách sạn, đặt vé hay quản lý lịch trình sử dụng các phần mềm quản lý tập trung và hệ thống đám mây, giúp các doanh nghiệp du lịch tăng cường hiệu suất và cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng Chúng ta không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hạ tầng công nghệ trong việc thúc đẩy sự phát triển du lịch thông qua việc cải thiện trải nghiệm của du khách và cung cấp dịch vụ du lịch hiệu quả hơn

- Khả năng tiếp cận và sử dụng CNTT: Một trong những ảnh hưởng chính của khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin là kiến thức và kỹ năng của du khách Du khách và người dân địa phương cần có những hiểu biết và trải nghiệm thực tế với việc sử dụng công nghệ thông tin để có thể sử dụng các dịch vụ du lịch thông minh một cách dễ dàng và đạt được hiệu quả cao Ngoài ra, các nhà phát triển ứng dụng và phần mềm du lịch nên thiết kế đa dạng ngôn ngữ để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế Về khả năng tiếp cận, để đảm

Trang 21

bảo cho mọi đối tượng du khách, bao gồm người già, người khuyết tật đều có thể sử dụng dịch vụ du lịch thông thì các nền tảng và ứng dụng du lịch cần được thiết kế một cách linh hoạt, dễ sử dụng và có khả năng tương thích với các thiết bị và công nghệ hỗ trợ Đối với người già, cần cung cấp giao diện người dùng đơn giản, cỡ chữ lớn và các chức năng dễ dàng sử dụng giúp họ có thể truy cập thông tin và thực hiện các giao dịch trực tuyến một cách thuận tiện Đối với người khuyết tật, việc cung cấp các tính năng đặc thù như mô tả bằng âm thanh và công cụ đọc màn hình sẽ tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho họ Nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy phát triển du lịch như thu hút khách hàng tiềm năng và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho du khách Khả năng tiếp cận và sử dụng CNTT là yếu tố có sức ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong phát triển du lịch Nâng cấp khả năng tiếp cận và sử dụng CNTT là giải phát thiết yếu để thúc đẩy ứng dụng CNTT hiệu quả, góp phần phát triển du lịch bền vững

- Chất lượng dữ liệu: Dữ liệu du lịch cần được cập nhật liên tục và đảm bảo tính chính xác cao để du khách có thể tin tưởng và sử dụng các nguồn thông tin trực tuyến Nếu thông tin sai lệch, điều này có thể dẫn đến sự thất vọng và không hài lòng từ phía du khách, gây ảnh hưởng đến trải nhiệm du lịch và uy tín của doanh nghiệp Tiếp theo là tính đầy đủ của dữ liệu Cần cung cấp đầy đủ thông tin về các điểm tham quan, dịch vụ lữ hành, cũng như các tiện ích xung quanh điểm du lịch Việc này giúp du khách có thể dễ dàng lựa chọn và lập kế hoạch cho chuyến đi của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả Hơn nữa, dữ liệu cần được liên kết giữa các ứng dụng, dịch vụ khác nhau để tạo ra trải nghiệm liền mạch cho du khách như thông về các điểm đến tham quan cần được kết hợp với dịch vụ đặt vé, đặt phòng khách sạn và gợi ý các hoạt động giải trí khác Điều này giúp tăng cường trải nghiệm của du khách và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch thông qua cải thiện tính hấp dẫn và tiện ích của các ứng dụng du lịch

- Chính sách và quy định: Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ đóng vai trò quyết định Chính phủ cần thiết lập các chính sách hỗ trợ để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch trong việc ứng dụng công nghệ thông tin như cung cấp các khoản tài trợ, các chương trình đào tạo kỹ năng và

Trang 22

hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực về CNTT cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch Tiếp đến là quy về bảo mật thông tin là một yếu tố không thể thiếu Đặc biệt khi trong môi trường trực tuyến, quy định về bảo mật thông tin cá nhân của du khách lại càng cực kỳ quan trọng để có thể bảo vệ quyền lợi và sự riêng tư của du khách Ngày nay, chúng ta có thể thấy việc thông tin của hành khách du lịch luôn bị đánh cắp và các hacker sử dụng những thông tin đó cho mục đích xấu Vậy nên, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng hàng rào bảo vệ, thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân được thiết lập một cách an toàn và tốt nhất Các doanh nghiệp du lịch nên tuân thủ theo tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, cung cấp thông tin rõ ràng về việc thu thập và sử dụng dữ liệu, thiết lập các biện pháp bảo mật cao nhất để ngăn chặn những truy cập trái phép vào thông tin cá nhân của du khách Chính sách và quy định có ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch Chính phủ cần hỗ trợ và khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong ngành du lịch thông qua các chính sách hỗ trợ, đồng thời đảm bảo rằng quy định về bảo mật thông tin được thiết lập và tuân thủ đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của du khách

- Nguồn nhân lực: Trước hết, nhân lực nên có chuyên môn cao về CNTT để phát triển và vận hành các ứng dụng du lịch thông minh Đội ngũ nhân lực cần có kiến thức sâu rộng về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toàn đám mây hay internet vạn vật Họ cần có khả năng xây dựng và duy trì các hệ thống thông tin du lịch một cách hiệu cao và đảm bảo tính ổn định, an toàn của các dịch vụ trực tuyến Ngoại ra, nhân lực am hiểu về ngành du lịch là không thể thiếu Đội ngũ cần cần có hiểu biết sâu sắc về các điểm đến du lịch, các hoạt động giải trí, văn hóa và lịch địa phương Họ cần có khả năng tư vấn và hỗ trợ du khách trong việc sử dụng các dịch vụ du lịch thông minh, giúp họ tạo ra trải nghiệm du lịch đáng nhớ và tối ưu Sự kết hợp giữa nhân lực có chuyện môn về CNTT và nhân lực am hiểu về ngành du lịch là rất cần thiết để đảm bảo rằng các ứng dụng du lịch thông minh không chỉ hiệu quả về mặt công nghệ mà còn mang lại giá trị và trải nghiệm tốt nhất cho du khách Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong cả hai lĩnh vực này cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển ngành du lịch hiện đại và tiến bộ

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại các điểm đến không

Trang 23

chỉ tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho du khách mà còn giúp các doanh nghiệp du lịch tối ưu hóa quản lý và vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp các giải pháp tiên tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường du lịch hiện đại

Wahab (2017) cho rằng du lịch điện tử hay Công nghệ du lịch là số hóa tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong ngành du lịch, lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống cho phép các tổ chức tối đa hóa hiệu suất và hiệu suất của họ Phạm vi của du lịch điện tử không chỉ bao gồm hệ thống đặt chỗ trên máy tính mà còn kết hợp với lĩnh vực du lịch rộng hơn cũng như tập hợp con của nó là ngành khách sạn Công nghệ du lịch, bao gồm tất cả các chức năng kinh doanh như –

- Thương mại điện tử và tiếp thị điện tử - Tài chính điện tử và kế toán điện tử - E-HRM

- Đấu thầu điện tử - Chiến lược điện tử - Quy hoạch điện tử - Quản lý điện tử

Wahab (2017) cho rằng Sự phát triển trong lĩnh vực IT và ICT đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức các doanh nghiệp du lịch thực hiện hoạt động của mình Tiêu chuẩn dịch vụ đã tăng khá cao và khách hàng mong đợi được phục vụ 27/7 quanh năm và dịch vụ không chỉ giới hạn trong giờ hành chính Dẫn đến sự ra đời của các cổng trực tuyến, hoạt động kinh doanh du lịch đã được cách mạng hóa mãi mãi vì những cổng này đã thành công trong việc tổ chức và phân phối hiệu quả các kho dữ liệu du lịch còn hạn chế cho khách hàng Nhiều chuỗi khách sạn, công viên giải trí, tàu hỏa sang trọng và chắc chắn nhất là các hãng hàng không hàng đầu đều đang sử dụng IT để tiếp cận khách hàng và cho phép họ truy cập trực tiếp vào hệ thống đặt chỗ của mình

Việc ứng dụng IT hoặc ICT như vậy chỉ giúp các công ty này hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và cũng giúp họ mang lại cho họ quyền tự do lựa chọn CNTT rất quan trọng đối với việc quản lý chiến lược của các tổ chức vì chúng cho phép –

- Mở rộng sang thị trường mới - Trao quyền cho nhân viên - Giảm chi phí

- Tăng cường phân phối

Trang 24

1.2.6 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch

Ngành du lịch luôn tiến hóa và phát triển không ngừng, và công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cạnh tranh của ngành này Nó là yếu tố then chốt đối với sự thành công của bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành Ngành du lịch là một trong những ngành phụ thuộc vào công nghệ Nếu như không có công nghệ thông tin, việc quản lý hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được

Công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn cách các tổ chức hiện đại quản lý và tiếp thị chiến lược, tạo ra sự chuyển đổi trong mô hình kinh doanh toàn cầu Việc sử dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi vị trí chiến lược của các tổ chức thông qua việc tăng cường hiệu quả, sự phân biệt, giảm chi phí hoạt động và tăng cường thời gian phản ứng Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, các phương tiện quảng cáo truyền thống như sách báo, tạp chí, tivi, Không còn đáp ứng được như trước nữa thì sẽ dẫn đến sự ra đời của một cách quảng cáo khác như một điều tất yếu

Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet và những công cụ của nó đã giải quyết được những mặt hạn chế của các phương tiện quảng cáo truyền thống trong thời gian ngắn và có độ phổ quát rộng rãi, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, từ đó có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, điều này sẽ giúp phát triển và mở rộng thị trường du lịch, tạo đà cho ngành du lịch phát triển hơn trong tương lai

Đặc biệt công nghệ thông tin đã có tác động tích cực trong hoạt động và phân phối của ngành du lịch Ví dụ rõ ràng nhất là có các ứng dụng cho phép người tiêu dùng đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, mua các sản phẩm du lịch, Qua đó, du khách sẽ nhận thấy được sự tiện lợi trong các quyết định du lịch của mình, đồng thời nâng cao mức độ hài lòng và đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm và chương trình du lịch cũng được tăng lên

Khi áp dụng công nghệ thông tin vào du lịch, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và lựa chọn chuyến đi phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ Điều này dẫn đến sự tập trung vào du lịch cá nhân hóa và các gói năng động, giúp cải thiện dịch vụ du lịch và mang lại trải nghiệm du lịch liền mạch Đồng thời, giúp các doanh nghiệp du

Trang 25

lịch nâng cao sức cạnh tranh và phát triển trong môi trường ngày càng phức tạp Trong bối cảnh phát triển của ngành du lịch, việc tận dụng công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi ích lớn cho khách du lịch và doanh nghiệp du lịch mà còn cho chính ngành du lịch

Công nghệ thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp dịch vụ du lịch Bằng việc ứng dụng các công nghệ mới nhất, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động, tăng cường hiệu quả và cải thiện dịch vụ, trải nghiệm cho khách hàng Và điều này giúp giảm chi phí, tăng doanh thu và đảm bảo lợi nhuận lâu dài

Trang 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của bài nghiên cứu tập trung vào trình bày về Lý thuyết: du lịch, điểm đến du lịch, các khải niệm về ứng dụng Công nghệ thông tin trong du lịch Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật để ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch ở Hà Nội, trước ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid 19 tại Hà Nội, chuyển đổi số được các công ty du lịch triển khai mạnh mẽ hơn

Giới thiệu và đề xuất các ứng dụng, bao gồm: Ứng dụng Công nghệ Internet vạn vật (IoT); Ứng dụng Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI); Ứng dụng Công nghệ Blockchain Những giả thiết này không chỉ là một khung vững chắc để tiến hành nghiên cứu mà còn mang tính động viên để tiếp tục khám phá tầm quan trọng của các yếu tố này trong việc Phát triển du lịch tại Hà Nội

Nghiên cứu ở Chương 1 trong việc tạo ra nền tảng cơ bản cho những bước tiếp theo Những thông tin và phân tích trong chương này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chương 2

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Hà Nội và công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch

Trong 10 năm qua, lượng khách đến thăm quan, khám phá và trải nghiệm ở Hà Nội liên tục tăng trong vòng 10 năm (từ 2009-2019) Sự phát triển của khoa học công nghệ, nền tảng số, mạng xã hội làm cho hoạt động truyền thông, quảng bá về du lịch Hà Nội ngày càng được cải thiện Trước đây, việc truyền thông thường được thực hiện trực tiếp, thông qua việc tổ chức các hội thảo, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, trải nghiệm về du lịch Ngày nay, với sự phát triển khoa học công nghệ, các nền tảng xã hội, hệ thống mạng internet và các ứng dụng trong du lịch, các thiết bị thông minh đã dần làm thay đổi về căn bản về hoạt động truyền thông trong lĩnh vực du lịch (Thương, 2022)

Hà Nội được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch phong phú đặc sắc, trong đó có 5.847 di tích; 1.350 làng nghề; lượng khách du lịch tăng ổn định bình quân 10%/năm, doanh thu từ du lịch tăng bình quân 15,5%/năm Hệ thống cơ sở lưu trú phát triển đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách, đặc biệt là khách cao cấp Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn thành phố có 576 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số buồng đạt 21.757 buồng, trong đó phòng khách sạn 5 sao là 4.789 buồng, phòng khách sạn 4 sao là 2.239 buồng, Trong 6 tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 12 triệu lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020; khách quốc tế đạt gần 5 triệu lượt, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020 (Lê, 2022)

Trước ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid 19, chuyển đổi số được các công ty du lịch triển khai mạnh mẽ hơn Các app ứng dụng kết nối dịch vụ cho phép du khách mua vé tham quan, thanh toán dịch vụ từ xa, sử dụng hệ thống thuyết minh tự động, khám phá di sản bằng công nghệ 3D, đã được triển khai (Thương, 2022)

Trong thời gian qua, du lịch Hà Nội triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số, mạng xã hội trong hoạt động thăm quan, du lịch của Thành phố, như cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch trên thiết bị thông minh, bản đồ du lịch số, từ đó tạo điều kiện cho khách du lịch tra cứu thông tin, tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ du lịch của Hà Nội

Trang 28

2.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật để ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch ở Hà Nội

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên

2.2.1.1 Vị trí địa lý

Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây

Hình 2.1 Bản đồ địa giới Hành chính Hà Nội

Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

2.2.1.2 Diện tích tự nhiên

Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc

Trang 29

huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn

Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng

2.2.1.3 Thủy văn

Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông” Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam) Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội

Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là vết tích của những khúc sông chết để lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầy thụt thành hồ Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…

Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành - tiểu khí hậu đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội

Trang 30

2.2.1.4 Khí hậu - Thời tiết

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4 Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C

Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82% Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm)

Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi bất thường của khí hậu - thời tiết Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt nắng khủng khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC Tháng 1 năm 1955, mùa đông giá buốt nhất trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến 2,7oC Và gần đây nhất tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy Hầu như tất cả các tuyến phố đều ngập chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi dự báo đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể

2.2.2 Đặc điểm Kinh tế - xã hội

Vị thế dẫn đầu trong thu hút đầu tư và phát triển về mặt kinh tế của Hà Nội được biểu hiện xuyên suốt trong những năm tháng khi còn là kinh thành Thăng Long, trải qua nhiều chặng đường dài để có sự phồn vinh như ngày nay

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội (2023), Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương và Nhân dân cả nước, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,05%, là kết quả tích cực và thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới Bên cạnh đó, các chỉ tiêu thống kê cho

Trang 31

thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá Đầu tư công được đẩy mạnh về số vốn thực hiện, tốc độ tăng tỷ lệ giải ngân ở mức cao, an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, hiệu quả

Cùng với cả nước, kinh tế Hà Nội duy trì mức tăng trưởng khá, ước tính tăng 6,27% so với năm trước; GRDP bình quân đầu người ước đạt 151,1 triệu đồng, tăng 6,5% so với năm 2022, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố ước đạt 400,4 nghìn tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20% so với thực hiện năm 2022 Chi ngân sách chuyển dịch theo hướng tích cực, ước thực hiện 102,1 nghìn tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán năm và tăng 9,9% so với năm 2022 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 2,04% so với bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản được kiểm soát Thu hút đầu tư đạt kết quả nổi bật, dự kiến năm 2023, thu hút FDI của Thành phố đạt gần 2,9 tỷ đô la Mỹ, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 6,3% so với năm trước

Công tác quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực Tiến độ lập và phê duyệt các quy hoạch xây dựng được đẩy mạnh, tích cực triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật Quy hoạch và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị được quan tâm đầu tư: khởi công và triển khai dự án đường Vành đai 4; đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ…

Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh Đến nay toàn Thành phố có 2.167 sản phẩm OCOP, 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu Các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch được tích cực đẩy mạnh Hà Nội tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” Giáo dục, y tế và tôn tạo di tích được đặc biệt quan tâm đầu tư Đoàn thể thao Hà Nội đạt thành tích ấn tượng tại SEA Games 32 với 99 huy chương - chiếm gần 1/3 số huy chương toàn đoàn Việt Nam Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được cải thiện về cả chất lượng phục vụ và quy mô, an toàn thực phẩm được tăng cường, dịch bệnh được kiểm soát tốt

Trang 32

Năm 2023, Thành phố và các cấp, các ngành thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ người gặp khó khăn đột xuất Công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân Thủ đô tiếp tục được quan tâm chú trọng Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp Dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực… tác động trực tiếp đến kinh tế cả nước và Thủ đô Hà Nội Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố năm 2024, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

2.2.3 Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Tại hội thảo về quy hoạch diễn ra mới đây, kiến trúc sư Lê Hoàng Phương, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng), đơn vị tư vấn lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cho biết, Hà Nội sẽ phát triển đô thị theo mô hình chùm, đa cực, đa trung tâm gồm: Đô thị trung tâm (đô thị phía Nam sông Hồng; đô thị Long Biên, Gia Lâm); thành phố phía Bắc (các huyện Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn); thành phố phía Tây (đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai); cùng các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên và thị trấn sinh thái Trong đó, thành phố phía Bắc có diện tích 633km2 (gồm 385km2 đất xây dựng đô thị và 248km2 khu vực ngoại thị), định hướng chức năng dịch vụ, hội nhập quốc tế gắn với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Thành phố phía Tây có diện tích 251km2 (khoảng 135km2 đất xây dựng đô thị và 116km2 đất ngoại thị), là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo 9 (Thùy Chi, 2023)

Theo Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định sân bay thứ 2 tại Hà Nội với công suất 50 triệu hành khách/năm, được nghiên cứu sau năm 2030, thực hiện vào năm 2040 Với sân bay này, trong thời kỳ 2045-2065, Hà Nội hình thành một thành phố phía Nam Đối chiếu với Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đặt ra nhiệm vụ xây dựng 2 thành phố phía Bắc và phía Tây với

Trang 33

mốc thời gian tới năm 2045 thì việc hình thành thêm thành phố thứ 3 trong giai đoạn tiếp theo sẽ hoàn chỉnh cấu trúc không gian của Thủ đô Hà Nội (Thùy Chi, 2023)

Theo Sở Du lịch Hà Nội (2023), Hà Nội cũng đã triển khai nhiều sản phẩm du lịch văn hóa ứng dụng công nghệ trên cơ sở khai thác các giá trị truyền thống của Thủ đô, các sản phẩm du lịch văn hóa mang tính trải nghiệm có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, qua đó vừa góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh du lịch của Thủ đô Ngành du lịch Hà Nội đã được thành phố quan tâm, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển du lịch, đã chủ động trong việc phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong công tác xây dựng các video clip, giao diện ảnh 360 độ, chuẩn hóa các bài thuyết minh về địa danh, làng nghề, tổ chức các đoàn FAM đưa các doanh nghiệp du lịch về khảo sát dịch vụ nhằm xây dựng tour, tuyến du lịch

2.3 Kết quả kinh doanh du lịch Hà Nội

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 (tăng 13,83% so với kế hoạch, tương đương 84,4% kết quả năm 2019)

Hình 2.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú tại Hà Nội giai đoạn 2021-2023

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2022, 2023

Tính đến cuối tháng 12/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3.759 cơ sở lưu trú du lịch với 71,1 nghìn phòng, trong đó có 606 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao

Doanh thu dịch vụ lưu trú

Doanh thu dịch vụ lưu trú

Trang 34

với 26,4 nghìn phòng, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 60,1%, tăng 6,9% so với tháng 11/2023 và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2022 Tính chung cả năm 2023, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao đạt 59,4%, tăng 21,3% so với năm 2022 Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 37 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút lượng lớn du khách và người dân đến thăm quan, mua sắm

Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Thành phố chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn” Khách du lịch đến Hà Nội6 quý I/2024 tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2023

Khách du lịch đến Hà Nội tháng Ba ước đạt 575 nghìn lượt người, tăng 27,3% so với tháng trước và tăng 41,9% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước Trong đó:

Khách quốc tế đến Hà Nội tháng Ba ước đạt 445 nghìn lượt người, tăng 41,9% so

với tháng trước và tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I/2024, khách quốc tế đạt 1.116 nghìn lượt người, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 đạt 705 nghìn lượt người) Trong đó khách từ Hàn Quốc đạt 135,2 nghìn lượt người, tăng 31,2%; Trung Quốc 113,1 nghìn lượt người, gấp 2,9 lần; Mỹ 88,5 nghìn lượt người, tăng 38,2%; Anh 67,7 nghìn lượt người, tăng 60,8%; Nhật Bản 65,1 nghìn lượt người, tăng 45,5%; Pháp 57,6 nghìn lượt người, tăng 67%; Đức 49,6 nghìn lượt người, tăng 69,7%; Ma-lai-xia 36,6 nghìn lượt người, tăng 43,4%; Xin-ga-po 22,9 nghìn lượt người, tăng 7,5%; Thái Lan 23 nghìn lượt người, giảm 32,9%

Khách nội địa tháng Ba ước đạt 130 nghìn lượt người, giảm 5,8% so với tháng

trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I/2024, khách nội địa đạt 412 nghìn lượt người, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 đạt 338 nghìn lượt người)

Trang 35

Hình 2.3 Số lượt khách du lịch đến Hà Nội quý I các năm 2021 – 2024

(Do cơ sở lưu trú phục vụ)

Nguồn: Tổng cục thống kê Hà Nội năm 2024

Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 32 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 39 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh

2.4 Thực trạng ứng dụng một số loại hình công nghệ thông tin trong phát triển du lịch tại Hà Nội

2.4.1 Ứng dụng Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

2.4.1.1 Giới thiệu về Ứng dụng Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Prentice và cộng sự (2020) định nghĩa AI là việc tạo ra các hệ thống máy tính có thể thực hiện các hoạt động giống con người như nhận dạng giọng nói, giải quyết vấn đề và ra quyết định AI cho phép doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu người tiêu dùng để tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa Mức độ tùy chỉnh này khuyến khích lòng trung thành của người tiêu dùng bằng cách làm cho khách hàng cảm thấy được đánh giá cao và được thấu hiểu Các chatbot và trợ lý ảo được hỗ trợ bởi AI có thể giúp đỡ khách hàng suốt ngày đêm bằng cách trả lời các câu hỏi và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng Mức độ dịch vụ cao hơn này khiến khách hàng hài lòng và trung thành (Mustak và cộng sự, 2021)

Trí tuệ nhân tạo (AI) phải liên tục được nâng cao và chuyển đổi để giữ được lòng trung thành của khách hàng dựa trên phản hồi và phân tích dữ liệu của người tiêu

Quý I/2021Quý I/2022Quý I/2023Quý I/2024

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w