1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI - đề tài - Tổng quan về tình hình phát sinh chất thải nguy hại ngành công nghiệp” hại ngành công nghiệp”

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan về tình hình phát sinh chất thải nguy hại ngành công nghiệp
Tác giả Sinh Viên
Trường học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 221 KB

Nội dung

Trong tình hình hiện nay, ngành công nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới nói chung đang ngày càng phát triển, kèm theo đó là lượng chất thải thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều, nế

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

Tiểu luận

Đề tài: “Tổng quan về tình hình phát sinh chất thải nguy

hại ngành công nghiệp”

Trang 2

A Đặt vấn đề Phát triển bền vững đang là mục tiêu sống còn trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Đó là việc phát triển kinh tế- xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường Trong tình hình hiện nay, ngành công nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới nói chung đang ngày càng phát triển, kèm theo đó là lượng chất thải thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều, nếu chúng ta không có chiến lược quản lý chất thải công nghiệp và đặc biệt là chất thải nguy hại phát sinh trong công nghiệp một cách hợp lý thì chính chúng ta và các thế hệ con cháu của chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường

Sự phát triển với tốc độ cao của các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm làm gia tăng nhanh chóng của chất thải nguy hại trong công nghiệp gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, tạo ra thách thức lớn cho các nhà quản lý

Để quản lý tốt chất thải nguy hại trong công nghiệp, chúng ta cần hiểu rõ chúng là gì? Chúng có nguồn gốc từ đâu? Chúng có khối lượng và thành phần như thế nào? Từ đó nhóm sinh viên đã thực hiện đề tài tiểu luận:

“Tổng quan về tình hình phát sinh chất thải nguy hại ngành công nghiệp

B Nội dung

I Khái niệm chất thải nguy hại

Thuật ngữ chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và

xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật

về môi trường

Philiphin: chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích

thích, họat tính,có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật

Mỹ: [được đề cập trong luật RCRA (the Resource Conservation and Recovery

Act-1976)] chất thải (dạng rắn, dạng lỏng, bán rắn-semisolid, và các bình khí) có thể được coi làchất thải nguy hại khi

Nằm trong danh mục chất thải chất thải nguy hại do EPA đưa ra (gồm 4

danhsách)Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn mòn,phản ứng và độc tính được chủ thải (hay nhà sản xuất) công bố là chất thải nguy hại

Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liềulượng nhỏ Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch tễ trên conngười, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng độc tínhcủa chúng lên con người

Trang 3

Tại Việt Nam, đứng trước các nguy cơ bùng nổ chất thải nguy hại là hệ quả của

việc phát triển công nghiệp, ngày 16 tháng 7 năm 1999, Thủ Tướng Chính Phủ ký quyết định ban hành Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số 155/1999/QĐ9-TTg trong đó tại Điều 2, Mục 2 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các

đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người Các chất thải nguy hại được liệt kê trong danh mục (phụ lục 1 của quy chế ) Danh mục do cơ quan quản lý nhà nước

về bảo vệ môi trường cấp Trung ương qui định

II Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại công nghiệp.

Ước tính mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu

tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%), Các chất thải nguy hại (trong đó bao gồm cả chất thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và chất độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, và các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp) chiếm 1% trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam Mặc dù phát sinh với khối lượng ít, song nếu không được quản lý tốt thì với các tính chất độc hại, chất thải nguy hại sẽ là mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe người dân và môi trường.Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp (tấn/năm) 128.400.Chất thải y tế nguy hại (tấn/năm) 21.000(

tấn/năm).Chất thải nguy hại là mối hiểm họa ngày càng lớn, nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm)

Trong phạm vi toàn quốc ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp mỗi ngày lên đến trên 13.000 tấn, trong đó chiếm một phần không nhỏ chất thải nguy hại,chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp đô thị phát triển :Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm

là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và 30% phát sinh ở các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung

Bộ.Phần lớn phát sinh do các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim, song vẫn chưa được quản lý và thu gom triệt để

Bên cạnh đó, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong các làng nghề trên toàn quốc cũng vào khoảng 2.800 tấn/ngày.Riêng các làng nghề ở khu vực

Trang 4

miền Bắc phát sinh chất thải rắn nhiều nhất đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt có số lượng từ 1-7 tấn/ngày Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ nhập khẩu phế liệu vi phạm pháp luật như pin, ắc quy, bản mạch….đã cũ hoặc hỏng vào lãnh thổ Việt Nam buộc phải tiêu hủy cũng không hề nhỏ

III Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại trong công nghiệp

Một số ngành công nghiệp tạo ra nhiều chất thải nguy hại ở VN gồm có:

III.1 Ngành dệt nhuộm:

Ngành dệt nhuộm sử dụng hóa chất chủ yếu ở công đoạn nhuộm sợi và vải Các hóa chất thực hiện những chức năng công nghệ khác nhau như:

- Xử lý bề mặt sợi vải làm tăng khả năng hấp thụ và giữ màu

- Tẩy trắng sợi và vải

- Trợ giúp cho quá trình khuếch tán màu vào trong các lỗ xốp của sợi và vải

- Nhuộm và in hoa

Thuốc nhuộm vải thường có các loại sau: trực tiếp, lưu

hóa,azo.bazo,acid,hoạt tính, hoàn nguyên Công thức các thuốc nhuộm hầu hết đều là chất hữu cơ mạch vòng phức tạp Các thuốc mang màu thường là nhóm nitrozo(-NO), nitro(-NO2),cacbonyl(>C=O) Các thuốc nhuộm và in hoa hầu hết ddefu sử dụng dung môi Khi sử dụng dung moi sẽ gây độc đối với công nhân khi tiếp xúc Dung môi làm tăng khả năng khuếch tán của thuốc nhuộm trong môi trường nghĩa là khả năng gây độc tăng Trong qui trình dệt nhuộm các qui trình phát sinh nhiều CTNH nhất là: hóa chất tẩy và trợ nhuộm, thuốc nhuộm, hơi dung môi

và hóa chất khi tiến hành nhuộm ở nhiệt độ cao,khí độc phát sinh trong quá trình chuẩn bị thuốc nhuộm và mực in Trong ngành dệt nhuộm CTNH còn phát sinh từ các chất trợ nhuộm không được biết tên cũng như công thức hóa học

Các thùng đựng hóa chất khi thải bỏ cũng tạo ra một lượng đáng kể CTNH Cụ thể các CTNH phát sinh được cho trong bảng dưới đây:

Công đoạn Chất ô nhiễm Chất ô nhiễm

nước

Cặn bã rắn,bán rắn

Nấu, tẩy, hồ VOCs Kim loại, chát

tẩy rửa, hồ

Xơ vải, hồ tinh bột

Trang 5

Dệt Không có Không có Xơ sợi,dầu thải Gĩu hồ VOCs từ glico

ether

Hồ tổng hợp, chất bôi trơn, chất diệt nấm mốc

Ngâm kiềm

bóng

Không có Ph cao, NaOH

chất hoạt độngbề mặt, chất độc, các chật nhuộm cation,màu, sulfid, acit/kiềm, dung môi

acetic từ công đoạn làm khô

SS, Urea, dung môi, màu, kim loại

môi

Vải vụn

III.2 Ngành điện, điện tử

Ở Việt Nam hiện nay ngành công nghiệp điện tử chủ yếu là lắp ráp và sản xuất mạch in, chỉ một số ít cơ sở sản xuất mạch in tuy nhiên trong tương lai số lượng các cơ sở sản xuất sẽ tăng lên nhiều

Công nghệ sản xuất mạch in sử dụng rất nhiều hóa chất, đặc biệt trong công đoạn chụp quang hóa mạch in và công đoạn ăn mòn bản đồng mạch in Hóa chất sử dụng trong trong nghệ mạch in bao gồm: FeCl2, CuCl2,

H2SO4,HCl và các dung môi hữu cơ, chủ yếu là loại dung môi mạch đẻ tẩy dầu mỡ trên bản mạch in như xylen

Có thể tham khảo một số công đoạn gây ô nhiễm trong ngành sản xuất mạch in như sau:

Công đoạn Chất thải khí Chất thải lỏng Chất thải rắn

Trang 6

Chuẩn bị mạch

in

Bụi, hơi axit, VOCs

Dung dịch axit

và dung dịch kiềm thải

Bùn và bản mạch

in hỏng

chứa đồng, dung dịch xúc tác, dung dich axit thải, nước xúc rửa bể mạ

Bùn, cặn bể mạ

và bùn xử lý nước thải

In mạch Hơi chất hữu cơ

và mù axit

Dung dịch tráng mạch thải, chất kháng, dung dịch khắc, dung dịch axit thải, nước thải có kim loại

Dung môi dùng làm sạch bản mạch, bùn xử lý nước thải

amoniac, VOCs

Nứơc thải chứa chì, chất thải ăn mòn, chất thải phản ứng, dung dịch khắc, dung dịch mạ, dung dich tráng

Bùn, cặn lắng bể

mạ và bùn xử lý nước thải

Gắn mạch và

hàn

VOCs, CFCs Bụi hàn, dung

môi

Xỉ hàn, kim loại

III.3 Ngành sản xuất pin và ắc quy

Hiện nay có một số qui trình công nghệ sản xuất pin khác nhau, tiêu biểu là qui trình sản xuất pin khô Trong công nghệ này người tasử dụng HgCl2 để làm chất chống phân cực Quá trình thiêu kết điện cực là kết dính bột graphit bằng nhựa than đá Nhựa than là tổ hợp của rất nhiều hợp chất hữu cơ đạc biệt là các hợp chất hữu cơ đa vòng nên khi nung sẽ xảy ra quá trình cháy Nếu quá trình cháy không hoàn toàn thì đay chính là nguồn gây ô nhiễm VOC và PH

Công đoạn trộn bột dương cực từ than cũng gây ô nhiễm đáng kể do phát tán bột than mịn vào không khí Công đoạn chế tạo bản cực chì có sử dụng các hóa

Trang 7

chất bột chì, bột oxit chì, H2SO4 đặc v.v Công đoạn chế tạo vỏ bình cao su có sản sinh một số chất trong quá trình luyện và lưu hóa

III.4 Ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su

Nguyên tắc của ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su là từ cao su sống đem nghiền trộn với chất phụ gia tạo hỗn hợp đồng nhất trước khi đưa vào khuôn ép thực hiên quá trình lưu hóa Về cơ bản cao su đống dù là cao su tự nhiên hay cao

su nhân tạo đều là những chất trơ ở điều kiện thường, chỉ có nguy cơ dễ bắt cháy Những hóa chất hay phụ gia cho quá trình hình thành sản phẩm cao su rất phức tạp bao gồm:

+ Lưu huỳnh: là phi kim tồn tại dưới dạng bột, không tan trong nước, nhưng là nguyên liệu dễ cháy và dễ thăng hoa trong tự nhiên

+ Chất xúc tiến: được đưa vào sản phẩm cao su với tỉ lệ 0,62-0,64% Có nhiều dạng chất xúc tiến khác nhau nhưng về cơ bản đều là những chất có dang amin hay carbamat hữu cơ mạch vòng Các chất này tồn tại ở dạng bột rắn và có mùi đặc trưng

+ Chất làm giảm khả năng oxy hóa của sản phẩm: còn gọi là chất phòng lão, được sử dụng với khối lượng lớn trên 3,5% Hầu hết chúng là sản phẩm hữu

cơ dạng dẫn xuất của phenol có khả năng làm giảm hoặc ngăn ngừa quá trình oxy hóa hoặc sự xâm nhập của nước Thông thường tồn tại dạng bột rắn

+ Các chất độn và dầu hóa dẻo, chất làm mềm, acid stearic, chất chống tự lưu Tổng các chất này vào khoảng 20% so với cao su Trong số này thì kẽm oxit được sử dụng nhiều nhất, cỡ 8% so với lượng cao su Oxit kẽm là chất dễ phân tán vào không khí do nhẹ và cũng là chất tương đối hoạt động trong môi

trường không khí Một tác nhân nữa là dầu hóa dẻo dùng cho cao su có nguồn gốc từ công nghệ chế biến dầu thông Loại chất thải này tồn tại dưới dạng dầu quánh, ít bay hơi, không tan trong nước nhưng đặc biệt là khả năng cháy rất mạnh

+ Chất độn: thường được sử dụng nhất là muội than đen Trong trường hợp chế tạo sản phẩm cao su chịu lực cao và chống mài mòn thì lượng muội than

sử dụng cỡ 60% so với cao su Muội than có đặc tính là rất mịn và rất nhẹ nên

là tác nhân gây ô nhiễm môi trường quan trọng

+ Xăng công nghệ: được sử dụng cỡ 2,5% trên tổng lượng sản phẩm,là chất dễ bay hơi, dễ cháy, nhiệt độ sôi khoảng 80-100 độ C, hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,025%, hàm lượng hydrocarbon nhỏ hơn 3% Do được sử dụng trong quá trình lưu hóa chứ không phải đốt trong động cơ kín nên xăng cũng có tác hại như đối với các loại hoác chất khác, mức độ tác động phụ thuộc vào việc sử dụng và hệ thống thông gió của nhà máy cũng như công nghệ sản xuất

Trang 8

+ Các loại dung môi được sử dụng với khối lượng lớn trước khi lưu hóa và sẽ chuyển hoàn toàn vào môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân tiếp xúc Đối với cơ sở sử duungj xăng pha chì thifkhar năng

ô nhiễm càng lớn

Các công ty sản xuất sản phẩm từ cao su hiện nay đều có khâu tháo và lặp khuôn đều là thủ công hoặc bán tự động do đó tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm sinh ra từ quá trình lưu hóa đặc biệt là công nghệ sản xuất săm lốp ô tô Với loại sản phẩm này thì keo cao su và cao su sẽ gắn kết cao su và vải với nhau Toàn bộ lượng dung môi sử dụng cho keo sẽ thoát ra môi trường lao động Nếu không có kiến trúc công nghiệp thì lượng dung môi tích tụ sẽ gây tác hại tới sức khỏa công nhân

Khu vực cán luyện cao su là khu vực mà công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với muội than, các oxit kim loại, chất màu và chất phụ gia Do rất mịn nên khi thao tác trực tiếp trong các khâu cân đong nên đây là nguồn tiếp xúc gây nguy hại đến sức khỏe công nhân

Lượng than và lưu huỳnh sử dụng trong thời gian lâu dài cũng gây nhiễm độc mãn tính đối với người tiếp xúc

2.5 Ngành cơ khí, luyện kim và hoàn thiện kim loại

Công nghệ chế tạo cơ khí ở nước ta được đánh giá vào hàng công nghệ đơn giản và lạc hậu nhất Hoạt động sản xuất trong ngành cơ khí nói chung không có

sự thải hóa chất vào môi trường trừ khi trong dây chuyền có công nghệ mạ, xử lý

bề mặt kim loại (sơn nhuộm) Ngành mạ điện sử duung rất nhiều hóa chất dạng muối kim loại có độc tính cao như: CrO3, CdCl2, MnCl2, ZnCl2, NaCN Nước thải từ khâu xử lý bề mặt nói chung và khâu mạ điện có kim loại như

Cr,Ni,Zn,Cd và các độc tố khác như CN-, dầu khoáng và độ axit, độ kiềm cao Khi không có sự phân dòng tốt thì sự kết hợp giữa hai dòng thải chứa cyanua và axit sẽ tạo nên khí HCN bay vào không khí gây tác động trực tiếp đến sức khỏa người lao động Từ các bể xử lý hơi xút, HCl, H2CrO4 gây ảnh hưởng đến công nhân Các cơ sở có qui mô nhỏ thường sử dụng công nghệ mạ cyanua (Zn, Cu,

Cd, Ag, Au ) thải ra các kim loại nặng vào môi trường

Kim loại nặng thường tác động đến công nhân thông qua việc ngấm vào da khi tiếp xúc Đối với việc mạ crom thông thường tiến hành ở nhiệt độ 40 độ C và hơi của axit cromic xâm nhập vào phổi của công nhân gây bệnh Crom thường được biết đến như chất gây ung thư và gây độc thần kinh Cr +6 gây ung thư phổi trong khi CrO3 gây bỏng cho hệ hô hấp HCN có thể gây nhiễm độc nặng và chết sau vài phút tiếp xúc do có độ linh động cao Hơi kẽm hay muối kẽm gây đau đầu và sốt

Trang 9

Công đoạn sơn bề mặt gây ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng nhiều hóa chất mang độc tính cao Vật liệu sơn thường là hợp chất cao phân tử trong khi dung môi thường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiếp xúc Ở Việt Nam hiện sơn dung môi được sử dụng nhiều hơn sơn nước Dung môi để pha sơn công nghiệp thường là Toluen, Tricloethylen, Xylen,Ethyl acetate, DOP Như vậy cả sơn và duung môi đều là nguồn đưa chất thải nguy hại vào môi trường

2.6. Ngành sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo

Gồm các ngành sản xuất nhựa, mút, tấm bông PE Đối với các cơ sở sản xuất mút xốp trên cơ sở poly uertan, nguyên liệu để sản xuất chính là TDI( toluen isocanate) là hóa chất độc và được sử dụng với số lượng lớn

Sản xuất chất dẻo còn bắt nguồn từ các khí dầu mỏ, formalin, nhựa urephor cũng là các tác nhân gây độc cho con người khi tiếp xúc

2.7 Ngành vật liệu xây dựng:

Sứ vệ sinh và gốm sứ sử dụng nguyên liệu chủ yếu là SiO2 và felpat được nghiền rất nhỏ là nguồn phát tán vào không khí khi phun lên sản phẩm

Vật liệu tấm lót hiện tại còn sử dụng amiang dạng sợi crisotin là loại đã bị cấm

sử dụng Amiang gây các bệnh về ung thư phổi

2.8 Ngành sản xuất giấy

Các công nghệ tái sinh giấy tạo nhiều chất thải do mực in là độc tố cho môi trường nước Nước thải từ quá trình tẩy rửa bột chứa nhiều xút gây độ kiềm cho nước

IV Khối lượng chất thải nguy hại công nghiệp tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục Môi trường, thì tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm khoảng 113.118 tấn Từ số liệu thống kê nêu trên có thể thấy lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam lớn khoảng gấp ba lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Trang 10

Bảng: Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại (Nguồn Báo cáo cục môi trường 2002)

Thực tế ở nhiều địa phương, có rất nhiều loại chất thải khác nhau, phát thải ra

một cách tùy tiện trong các cơ sở công nghiệp mà không hề có sự quản lý

Xét về khối lượng, các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất và cơ khí luyện kim

là ngành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất Ngành điện và điện tử phát sinh

ít chất thải nguy hại nhất Tuy nhiên, chất thải của hai ngành này lại có chứa những chất như PCB và kim loại nặng, là những chất rất nguy hại tới sức khỏe con người và môi trường

Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của chất

thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải nguy hại (CTNH) ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) đã và đang gây nên những ảnh hưởng xấu tới môi trường Vùng KTTĐPN bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An Vùng đã

và đang hình thành các trung tâm đô thị, thương mại dịch vụ, công nghiệp lớn vào bậc nhất nước ta Tuy nhiên, quá trình phát triển với tốc độ cao trên toàn vùng đã

và đang làm phát sinh một khối lượng lớn CTRCN và CTNH, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường Ta có thể thấy điều này qua một số thống kê Tại thành phố

Hồ Chí Minh, lượng phát thải CTRCN và CTNH từ các cơ sở công nghiệp trên thành phố khoảng 1.502 tấn/ngày, trong đó CTNH khoảng 300 tấn/ngày Số liệu tương tự tại Đồng Nai là 300 tấn và 60 tấn Tại Bình Dương, theo số lượng thống

Ngày đăng: 30/06/2024, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w