1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ NGUỒN Y TẾ

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan tình hình phát sinh chất thải nguy hại từ nguồn y tế
Chuyên ngành Quản lý chất thải nguy hại
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều loại chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động của con người có xu hướng tiếp tục tăng lên về số lương, từ nước cống, r

Trang 1

Baì 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ

NGUỒN Y TẾ

I Đặt vấn đề

Trong nhữnng năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại các thành phố

và các khu đô thị Việt Nam đã tăng mạnh mẽ và có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều loại chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động của con người có xu hướng tiếp tục tăng lên về số lương, từ nước cống, rác sinh hoạt, phân, chất thải công nghiệp đến các chất thải độc hại như rác y tế Nếu ta không có phương pháp đúng đắn để hạn chế và phân hủy lượng chất thải này thì sẽ gây ô nhiễm môi trường do vượt quá khả năng phân hủy tự nhiên

Chất thải rắn y tế là loại chất thải nguy hại (CTRYT) Trong thành phần CTRYT

có các loại chất thải nguy hại như: chất thải lâm sàng nhóm A,B,C,D,E Các loại chất thải này đặc biệt là chất thải nhiễm khuẩn nhóm A, chất thải phẫu thuật nhóm

E có chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường và nhiều cách khác nhau Các vật sắc nhọn như kim tiêm dễ làm tray xước da, gây nhiễm khuẩn Đồng thời, trong thành phần chất thải

y tế còn có các loại hóa chất và dược phẩm có tính độc hại như: độc tính di truyền, tính ăn mòn da, gây phản ứng, gây nổ Nguy hiểm hơn các loại trên là chất thải phóng xa phát sinh từ việc chuẩn bệnh bằng hình ảnh như: chiếu chụp X-quang, trị liệu…

II Chất thải nguy hại trong y tế

1 Định nghĩa chất thải nguy hại

- Định nghĩa của Việt Nam: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độ chại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độ choặc đặc tính nguy hại khác

2 Chất thải nguy hại trong y tế thành phần và nguồn phát sinh

a.Định nghĩa chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế được định nghĩa trong Quyết định 43/2007/QĐ-BYT bao gồm

tất cả chất thải rắn được thải ra từ các cơ sở y tế Định nghĩa chất thải rắn y tế của

Tổ chức Y tế Thế giới – WHO thêm vào đó là bao gồm cả những chất thải có

Trang 2

nguồn gốc từ các nguồn nhỏ hơn, như: khám chữa bệnh, chăm sóc, xé tnghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo…

Chất thải rắn y tế (CTRYT) nguy hại là chất thải rắn (CTR) y tế chứa yếu tố nguy

hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng

xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những phần chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần chất thải này không được tiêu hủy an toàn

b.Nguồn gốc phát sinh

+ Các phòng khám đa khoa

+ Các cơ sở , phòng khám nha khoa

+ Các phòng xét nghiệm, thí nghiệm

+ Các trung tâm, viện nghiên cứu y tế

+ Thực nghiệm trên động vật

+ Ngân hàng máu

+ Các khu điều dưỡng

+ Nhà xác

+ Trung tâm khám nghiệm tử thi

+ Các cơ sở sản xuất dược phẩm

c Thành phần chất thải rắn y tế

Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR khác

Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể

Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTR y tế, chưa kể 52% CTR y

tế là các chất hữu cơ

Trong thành phần CTR y tế có lượng lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có thành lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại

Trang 3

Nguồn: Cục Khám chữa bệnh; Bộ Y tế; Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng,

2010

d Phân loại chất thải y tế

Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:

Trang 4

Nhóm A: Chất thải lây nhiễm (nhiễm khuẩn ) là chất thải chứa mầm bệnh với số

lượng, mật độ đủ gây bệnh, bị bệnh khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm

… bao gồm các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…

Nhóm B: Chất thải sắc nhọn là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng,

có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác

sử dụng trong các hoạt động y tế

Nhóm C: Chất thải hóa học là các chất phóng xạ và các kim loại nặng được thải ra

từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu bao gồm: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị)

Nhóm D: Chất thải dược phẩm là các loại dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn,

dược phẩm bị bỏ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào

Nhóm E: Chất thải giải phẫu bao gồm các mô, cơ quan người bệnh, động vật, mô

cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai

III Hiện trạng phát sinh và ảnh hưởng của chất thải từ nguồn y tế

3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải y tế

Hiện nay theo báo cáo thống kê, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện trong cả nước khoảng 350 tấn/ngày, đòi hỏi phải xử lý bằng những biện pháp phù hợp

Tỷ lệ gia tăng chất thải y tế phụ thuộc vào tăng giường bệnh, phát triển các dịch vụ kỹ thuật và sự tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân Ước tính đến năm

2015 lượng chất thải phát sinh khoảng 600 tấn/ngày Có đến 100% bệnh viện tuyến

TW, 88% bệnh viện tuyến tỉnh, 54% bệnh viện tuyến huyện xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt tại chỗ hoặc thuê công ty môi trường đô thị đốt tập trung Số bệnh viện còn lại xử lý rác thải y tế bằng phương pháp thổ công, chon lấp tại chỗ (BV miền núi)

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu (2012) cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắn phát sinh

Trang 5

từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại (Tổng cục môi trường, 2012) Lượng CTYTNH phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn Theo Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế; Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng (2010), xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc Bắc Bộ gộp vào 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng thải nguy hại lớn nhất trong cả nước (32%), với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 21%) Các tỉnh có mức thải CTNH lớn (> 500 tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tự như sau: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế,

An Giang, Cần Thơ, Nghệ An, Phú Thọ, Hải Phòng, Long An

Biểu đồ: Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế

(Nguồn: Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế; Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông

thôn, Bộ Xây dựng, 2010)

Tính đến năm 2012, cả nước hiện có 1.087 bệnh viện (1.023 bệnh viện nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân ) với tổng số hơn 140.000 giường bệnh, ngoài ra còn

Trang 6

có hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục ngàn cơ sở phòng khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm, sinh phẩm y tế

Theo ước tính, trong một ngày đêm, mỗi giường bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác thải, trong đó từ 10% đến 15% là loại chất thải độc hại, dễ gây lây nhiễm cần được xử lý theo quy định đặc biệt (như: các chất tiết dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, các chất phóng xạ và cả các bộ phận của cơ thể người bệnh bị cắt bỏ sau phẫu thuật)

 Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại

Khối lượng CTR y tế nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng lượng phát sinh CTR y tế nguy hại trên toàn quốc CTR y tế xử lý không đạt chuẩn (32%)

là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng Các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiệp xử lý CTR y tế nguy hại vận hành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu huỷ CTR y tế nguy hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn CTR y tế nguy hại của các tỉnh, thành phố khác hiện được xử lý và tiêu huỷ với các mức độ khác nhau: một số địa phương như Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt lò đốt trang bị cho cụm bệnh viện, chủ động chuyển giao lò đốt cho công ty môi trường đô thị tổ chức vận hành

và thu gom xử lý CTR y tế nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Nghệ An có lò đốt đặt tại bệnh viện tỉnh xử lý CTR y tế nguy hại cho các bệnh viện khác thuộc địa bàn thành phố, thị xã

Một số thành phố lớn đã bố trí lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung tại khu xử lý chung của thành phố Tỷ lệ lò đốt CTR y tế phân tán được vận hành tốt chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 50% số lò được trang bị, có vùng chỉ đạt 20% Nếu xét mức độ xử

lý của các cơ sở y tế theo tuyến trung ương và địa phương, các sở sở trực thuộc Bộ

Y tế có mức độ đầu tư xử lý CTR y tế nguy hại cao hơn hẳn các cơ sở tuyến địa phương Bên cạnh lí do về công nghệ và trình độ quản lý, thì thiếu kinh phí vận hành là yếu tố quan trọng dẫn đến các lò đốt hoạt động phân tán không đạt hiệu quả

Nhìn chung các lò đốt CTR y tế nguy hại còn nhiều hạn chế, tập trung vào các vấn đề sau: Chi phí đầu tư, hiệu suất vận hành, chi phí xử lý khí thải lớn Giá nhiên liệu quá cao dẫn đến nhiều cơ sở không đốt hoặc đốt không đảm bảo Thiếu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất đốt và chất thải (khí, tro, nước thải từ bồn ngưng tụ xử lý khí) Hơn nữa, do chất đốt thường được sử dụng là dầu Diezel nên rất khó đảm bảo đủ và đúng yêu cầu nhiệt độ khi vận hành (nhiệt trị của dầu

Trang 7

thấp, và bắt buộc phải lưu thông khí khi đốt) Nếu phân loại rác không đúng sẽ gây tốn kém khi đốt cả rác thường, không kiểm soát được khí thải lò đốt, dẫn đến phí

xử lý khí thải lớn

Hiện nay có hai loại công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được lựa chọn thay thế các lò đốt chất thải y tế là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm (autoclave)

và công nghệ có sử dụng vi sóng Trong đó, công nghệ sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa là loại công nghệ tiên tiến nhất hiện nay bởi có hiệu quả khử tiệt khuẩn cao và thời gian xử lý nhanh, hiện đang được áp dụng tại Trung tâm y tế Viesovpetro Vũng Tàu Định hướng trong tương lai sẽ hạn chế việc sử dụng các lò đốt để xử lý chất thải y tế nguy hại, từng bước thay thế chúng bằng các thiết bị sử dụng công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các phương pháp tiên tiến khác

3.2 Ảnh hưởng của rác thải Y

tế

a Ảnh hưởng tới con người

Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm) Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng kép (vừa gây tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV ) Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B

b Ảnh hưởng đến môi trường

* Ảnh hưởng tới môi trường đất:

Trang 8

Việc chôn lấp rác thải y tế vào trong đất làm ô nhiễm nặng nề môi trường đất, đặc biệt là các chất thải khó phân hủy như túi nilon

* Ảnh hưởng tới môi trường không khí

- Không khí sẽ bị ô nhiễm một khi phần lớn chất thải nguy hại được thiêu đốt trong điều kiện không đảm bảo Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi nilon PVC, cùng với những loại dược phẩm, có thể tạo ra khí axit, thường là HCl và SO2 Trong quá trình đốt các dẫn xuất halogen (F, Cl, Br, I ) ở nhiệt độ thấp, cũng sẽ tạo ra axit như hydrochloride (HCl) Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành dioxins, furant các loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp

Các kim loại nặng, như thủy ngân có thể phát thải theo khí lò đốt Những nguy cơ này có thể tác động tới hệ sinh thái và sức khỏe con người trong dài hạn

IV Phương pháp quản lý và xử lý chất thải y tế

4.1 Tiêu chuẩn các dụng cụ, bao bì đựng chất thải

Túi đựng, thùng đựng chất thải

- Mã màu, biểu tượng:

- Dòng chữ (nhãn) chỉ tên từng loại chất thải tương ứng (VD: “Chất gây độc tế bào”

- Vạch 3 / 4 và dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”

TÚI ĐỰNG CHẤT THẢI

Trang 9

Kích thước

Độ dày

đích

Túi vàng, đen

làm bằng nhựa

PE, PP (không

dùng nhựa

PVC)

 Phù hợp với lượng chất thải phát sinh

 Thể tích tối đa 0.1m3

≥0.1mm

Trang 10

4.2 Phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ

a Phân loại chất thải rắn

- Phân loại tại nguồn: Điểm mấu chốt của phương pháp này là phân loại và tách ngay từ đầu một cách chính xác chất thải y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường Việc tách và phân loại chính xác chất thải y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo như quá trình vận chuyển và lưu tại trạm hay nơi trung chuyển và quá trình vận chuyển tới nơi tiêu hủy hay quá trình tiêu hủy

- Sử dụng túi, thùng đúng quy định về mã mãu và biểu tượng cho từng loại chất thải

b Thu gom

Quy định khi thu gom:

 Thu gom theo mã màu quy định

 Phải có nhãn hoặc ghi tên nơi phát sinh chất thải bên ngoài túi

 Lượng chất thải trong mỗi túi chỉ đầy tới ¾ túi sao đó buộc cổ túi lại

 Không để lẫn chất thải nguy hại trong chât thải thông thường Trường hợp để lẫn thì xử lý như chất thải y tế nguy hại

 Sử dụng thùng đựng chất thải đúng quy định

 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phải xử lý ban đầu trước khi thu gom

c Vận chuyển chất thải rắn y tế

 Vận chuyển bằng xe chuyên dụng riêng đối với CT nguy hại và CT thông thường

 Phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chât thải

 Tránh vận chuyển qua khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực sạch khác

 Tần suất vận chuyển ≥1lần/ ngày khi cần

 Yêu cầu khi vận chuyển

 Túi chất thải phải buộc kím miệng

 Không làm rơi vãi chất thải, nước thải

 Không làm phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển

d Lưu giữ chất thải y tế

 Nơi lưu giữ

Trang 11

 Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng, khu vực đông người tối thiểu là 10m

 Diện tích phù hợp vói lượng chất thải phát sinh

 Nhà lưu giữ chất thải phải có: mái chê, hàng rào bảo vệ, cửa, khóa, hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt

 Thời gian lưu giữ

 Bảo quản thường: ≤ 48 giờ

 Bảo quản lạnh: ≤ 72 giờ

 Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn/tiêu hủy hàng ngày

 Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải nguy hại phát sinh dưới 5kg/ ngày, thu gom tối thiểu 2 lần/tuần

 Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 48h đối với mùa đông

 Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 24h đới với mùa hè

Trang 13

Hình b Thùng đựng chất thải lây nhiễm

Hình a Thùng đựng chất thải sắc nhọn

4.2 Xử lý một số rác thải y tế

Chất thải nhóm A

- Thiêu đốt là phương pháp tốt nhất cho chất thải lây nhiễm nhưng khí thải phải đạt tiêu chuẩn môi trường

- Chôn lấp hợp vệ sinh: phải chôn tại bãi chôn lấp riêng, có hệ thống chống thấm tốt và che phủ tức thời

- Khử trùng chất phải lây nhiễm: bằng xử lý nhiệt, vi sóng, hóa chất

Chất thải nhóm B

- Không được đốt trong lò

- Nên đùng phương pháp chôn lấp

- Có thể thu hồi các phần kim loại sắc nhọn

Ngày đăng: 30/06/2024, 03:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w