1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài tìm hiểu tình hình phát triển thương mạidịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 – 2021

57 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 8,89 MB

Cấu trúc

  • I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ.2 1. Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu (8)
    • 1.1 Sự tăng giảm của xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới (9)
    • 1.2 Những yếu tố tác động đến sự phát triển của Thương mại dịch vụ quốc tế (10)
    • 2. Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế (12)
    • 3. Các quốc gia có kim ngạch XNK DV lớn nhất thế giới (15)
      • 3.1. Sự tăng giảm kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của các nước dẫn đầu (15)
        • 3.1.2 Kim ngạch xuất khẩu (17)
        • 3.1.3 Kim ngạch nhập khẩu (18)
      • 3.2 Yếu tố giúp các nước dẫn đầu về Thương mại dịch vụ (18)
  • II. Tình hình xuất khẩu một số nhóm DV chủ yếu trên thế giới (20)
    • 1. Dịch vụ du lịch quốc tế (20)
    • 2. Dịch vụ vận tải quốc tế (22)
      • 2.1. Khái niệm dịch vụ vận tải quốc tế (22)
      • 2.2. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế (22)
        • 2.2.1. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế (24)
        • 2.2.2. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới (26)
        • 2.2.3. Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới (27)
    • 3. Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính (28)
      • 3.1 Khái niệm dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính (28)
        • 3.1.1. Dịch vụ viễn thông (28)
        • 3.1.2. Dịch vụ thông tin và máy tính (29)
      • 3.2. Tình hình xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính (29)
        • 3.2.1. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính lớn nhất (31)
      • 4.2 Tình hình xuất khẩu dịch vụ tài chính giai đoạn 2010-2021 (0)
      • 4.3. Xu hướng phát triển của dịch vụ tài chính do tác động của cuộc CM4.0 (36)
  • III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ (8)
    • 1. Thương mại dịch vụ quốc tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong thương mại quốc tế (43)
    • 2. Cơ cấu thương mại dịch vụ tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao và giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống (44)
    • 3. Xu hướng hội tụ giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá (46)
    • 4. Tự do hoá thương mại dịch vụ tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới, nhưng bảo hộ vẫn còn phổ biến (47)
    • 5. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ có tác động sâu sắc đến thương mại dịch vụ quốc tế: thúc đẩy thương mại dịch vụ mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ (49)
    • 6. Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm xuống (52)

Nội dung

Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu...21.1 Sự tăng giảm của xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới...21.2 Những yếu tố tác động đến sự phát triển của Thương mại dịch vụ quốc tế..32.. Cu

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ.2 1 Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu

Sự tăng giảm của xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới

Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ Thế giới

Column2 Tỷ trọng trong tổng TMQT

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ trên thế giới giai đoạn 2010-2021

Trong giai đoạn 2010 - 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới tăng dần đều qua từng năm, từ 8 nghìn tỷ USD năm 2010 lên hơn 10 nghìn tỷ USD năm 2014, tỷ trọng của thương mại dịch vụ so với ngành thương mại quốc tế cũng tăng theo khoảng 2%, từ 19,4 % lên 21,5% dù trước đó vào năm 2010 con số này là 20,5 % Tới năm 2015 - 2016 có sự sụt giảm xuống dưới mốc 10 nghìn tỷ USD nhưng trái lại tỉ trọng của thương mại dịch vụ vẫn giữ xu hướng tăng so với xu hướng giảm của thương mại hàng hóa - tăng lần lượt 1,5% và 0,8% mỗi năm Thương mại dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn

2017 - 2019, trung bình khoảng 700 triệu USD mỗi năm, tới năm 2019 chiếm 24,5 % cơ cấu dịch vụ thương mại quốc tế Do tác động mạnh mẽ của Covid nên 2020 kim ngạch xuất nhập khẩu quay về mốc 10 nghìn tỷ USD tỷ trọng cũng giảm 2,3 % Năm 2021 các nước dần mở cửa hội nhập trở lại, đánh dấu sự trở lại của thương mại dịch vụ khi giá trị tăng hơn 1500 tỷ USD nhưng vẫn bị đánh mất tỷ trọng cho thương mại hàng hóa khi chỉ đạt mức 20,65%.

Những yếu tố tác động đến sự phát triển của Thương mại dịch vụ quốc tế

Thứ nhất, sự phát triển và chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế thế toàn cầu

Trong khoảng thời gian 2011 - 2021, GDP thế giới từ 73,86 nghìn tỷ USD năm

2011 tăng lên 87.65 nghìn tỷ USD năm 2019, tức là hơn 18% Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, quy mô GDP thế giới suy giảm khoảng 4%, xuống còn 84.7 nghìn tỷ USD.Quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới luôn gắn liền với các sự kiện kinh tế, tác động lớn tới sự phát triển của thương mại dịch vụ theo nhiều khía cạnh khác nhau Ví dụ như những năm 2011-2018, khủng hoảng nợ công và căng thẳng địa chính trị đã cản trở tăng trưởng thương mại Năm 2016, sự kiện Anh quyết định rời khỏi EU sau

43 năm gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế châu Âu.Từ năm 2017 đến 2019, căng thẳng thương mại gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gây ra nhiều hệ quả cho nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại toàn cầu Năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh của rất nhiều lĩnh vực ngành nghề, trong đó có thương mại dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch và vận tải Nhưng nhìn chung các nước trên thế giới vẫn tích cực hội nhập, hợp tác và phát triển tạo điều kiện mạnh mẽ để phát triển thương mại nói chung và đặc biệt thương mại dịch vụ nói riêng Bằng chứng là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ đã tạo ra khả năng cung ứng quy mô lớn và ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ ,từ 62% GDP thế giới 2011 tăng trưởng lên 65,3

% GDP thế giới năm 2020 và sử dụng hơn một phần ba lực lượng lao động trên toàn thế giới.

Thứ hai, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại dịch vụ

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ để phù hợp với xu thế quốc tế hóa kinh tế Toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn kỹ năng quản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước phát triển đồng thời giúp các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội phát triển Nổi bật trong xu hướng toàn cầu hóa là sự phát triển của WTO Tính đến năm 2021, đã có 164 nước thành viên gia nhập vào tổ chức Theo thống kê của WTO vào năm 2017, các thành viên của WTO chiếm tới 98.2% tỷ trọng thương mại hàng hóa trên thế giới Tự do hóa thương mại là một quá trình, xu thế mà các nước đưa ra các cam kết về việc hạn chế, xóa bỏ các rào cản trong lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các nước Tự do hóa thương mại khiến số lượng các hiệp định thương mại tăng mạnh và làm tăng dòng luân chuyển dịch vụ giữa các quốc gia, các khu vực cũng như giảm các thủ tục hành chính đối với thương mại, từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, dễ dàng và góp phần thúc đẩy thương mại dịch vụ quốc tế phát triển

Lợi ích của tự do hóa thương mại dịch vụ Các quốc gia có gia có thể tiêu dùng,nhập khẩu các sản phẩm dịch mà trong nước không có điều kiện để sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước, đồng thời tập trung nguồn lực phát triển các loại hình dịch vụ thế mạnh để cung ứng, xuất khẩu ra nước ngoài với hiệu quả cao hơn Từ đó người tiêu dùng dịch vụ được hưởng các lợi ích từ sự đa dạng các chủng loại dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng cao và giá cả thì giảm xuống Khi mở cửa thị trường, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài có thể thâm nhập vào thị trường trong nước, mang theo công nghệ kĩ thuật tiên tiến hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh gay gắt với các nhà cung ứng trong nước, từ đó buộc các nhà cung ứng dịch vụ trong nước phải đổi mới, tiếp thu công nghệ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm dịch vụ với nhiều ưu thế hơn, những nhà cung ứng không thích nghi sẽ bị đào thải, qua đó tạo nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế

Thứ ba, Công nghệ thông tin thúc đẩy toàn bộ ngành dịch vụ phát triển

Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào gần như không đáng kể Thí dụ, trong các dịch vụ sản xuất phần mềm máy tính hoặc các trang web thì hầu hết chi phí phát sinh trong khâu thiết kế và sáng tạo Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều Thí dụ, thông qua internet, các công ty lữ hành có thể cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; các nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện tử; các nhà cung cấp dịch vụ giải trí có thể truyền tải phim ảnh và âm nhạc đến người nghe; và các ngân hàng có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ Đô la chỉ trong vòng một vài giây đồng hồ Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc-phim số, thương mại điện tử (e-commerce) và ngân hàng điện tử (e-banking), tạo điều kiện cho những ngành dịch vụ này phát triển vượt bậc Các ngành tài chính-ngân hàng (gồm cả bảo hiểm) và dịch vụ kinh doanh trở thành hai ngành dịch vụ quan trọng, tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của ngành dịch vụ và là động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế Hai ngành này chiếm khoảng 20-30% giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế OECD hiện nay so với mức 10-20% của năm 1980 (FORFAS, 2006: 28, 29, 30) Công nghệ thông tin ngày nay đang giúp giảm bớt sự bất đối xứng về thông tin giữa khách hàng và ngân hàng Trong ngành dịch vụ kinh doanh, các ngành phần mềm máy tính, xử lý thông tin, nghiên cứu-triển khai, dịch vụ kỹ thuật, marketing, tổ chức kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành những ngành dịch vụ kinh doanh chiến lược Ở các nền kinh tế 4 OECD, các ngành này có mức tăng trưởng khoảng 10%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 1,5 nghìn tỷ USD năm 1999 và là nguồn cung cấp việc làm chủ yếu Năm 1995, các ngành dịch vụ kinh doanh chiến lược tuyển dụng khoảng 11 triệu lao động, chiếm 2,4% tổng lực lượng lao động của 21 nước OECD có số liệu thống kê, nhiều hơn gấp đôi số lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo lớn nhất là ngành sản xuất xe gắn máy

Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đã làm giảm khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ hay các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm sản phẩm, đồng thời đơn giản hóa các giao dịch xuyên biên giới Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào gần như không đáng kể Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn Việc ứng dụng các phát minh mới của khoa học công nghệ giúp hoạt động thương mại dịch vụ dễ dàng hơn bao giờ hết do tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí Điều này đã cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nhà xuất khẩu có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn về giá cả.

Thứ tư, gia tăng thu nhập cũng như mức sống của người dân thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ cá nhân

Mức sống của người dân trên thế giới đã được cải thiện đáng kể nhờ vào sự hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ.Nhu cầu về cải thiện chất lượng cuộc sống, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, giáo dục,… ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng

Trong đó nhu cầu về du lịch quốc tế chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị thương mại dịch vụ của thế giới Du lịch quốc tế là ngành dịch vụ bao trùm nhất với sự tham gia thương mại của các nền kinh tế ở mọi trình độ phát triển, đã có đóng góp không nhỏ vào giá trị thương mại dịch vụ toàn cầu,hiện nay không chỉ người trẻ mà cả người già hay các hộ gia đình đều có nhu cầu đi du lịch cao cả trong và ngoài nước Bên cạnh đó,việc người dân ngày càng quan tâm tới sức khỏe cùng xu hướng già hóa dân số ở các nước phát triển làm thúc đẩy hơn nữa lượng cầu về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.Đối với các nước đang phát triển, dân số trẻ ngày càng tăng cũng làm tăng thêm nhu cầu đối với dịch vụ giáo dục, tìm kiếm cơ hội đi du học hay học tập ở nước ngoài càng trở nên phổ biến, các gia đình cũng không ngần ngại chi trả khoản tiền lớn cho lĩnh vực này.

Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế

Du lịch Vận tải Dịch vụ khác Biểu đồ 2: Tỷ trọng Thương mại Dịch vụ năm 2011

Tổng quan: Trong thập kỷ qua, cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế có sự thay đổi rõ ràng về tỷ trọng giữa các nhóm ngành

Biểu đồ 3: Biểu đồ Thương mại Dịch vụ năm 2019

Biểu đồ 4: Biểu đồ Thương mại Dịch vụ năm 2021

Dịch vụ du lịch trong năm 2011-2019 có sự tăng nhẹ trong tỉ trọng từ 23,16% lên 23,38% trước khi giảm mạnh xuống còn 10,25 % vào năm 2021 Dịch vụ vận tải quốc tế thể hiện xu hướng giảm qua từng năm trong giai đoạn, từ mức 23,17% trong năm 2011 giảm xuống chỉ còn 18,53% vào năm 2019 và tăng trở lại chạm mốc 21,77% vào năm 2021.

Các dịch vụ khác dần chiếm nhiều tỉ trọng hơn: tăng từ 53,67% năm 2011 lên 58,09% năm 2019 và đạt 67,98% năm 2021.

Nhìn chung ngành thương mại dịch vụ như vận tải và du lịch dù vẫn tăng trưởng ổn định vào những năm 2011 - 2019, song sự đa dạng hóa của ngành nghề dịch vụ cũng như sự phát triển của thương mại điện tử đã tạo tiền đề cho các ngành dịch vụ khác phát triển bùng nổ hơn, với tốc độ nhanh hơn - có thể kể đến 1 số ngành như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ sử dụng tài sản trí tuệ …

Khoa học công nghệ phát triển cũng tạo điều kiện giảm chi phí cho việc sử dụng dịch vụ du lịch.Trí tuệ nhân tạo đang dần chuyển đổi ngành du lịch, từ trợ lý ảo cho đến việc cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cao cho từng khách hàng của các doanh nghiệp đã đóng góp vào cải thiện hiệu suất kinh doanh của ngành du lịch Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực dịch vụ cũng làm giảm sự đòi hỏi về tương tác trực tiếp giữa con người để giúp cho khách du lịch tiết kiệm được thời gian và công sức tìm kiếm thông tin, từ đó làm tăng động lực tiêu thụ dịch vụ du lịch hơn Vì thế sự phát triển dịch vụ du lịch sẽ dần đồng hành cùng với đó là hàng loạt dịch vụ viễn thông,dịch vụ sử dụng sản phẩm trí tuệ … nhiều hơn so với các dịch vụ truyền thống thông thường

Thương mại dịch vụ vận tải trên thế giới luôn được thúc đẩy bởi thương mại hàng hóa, điều này khiến lĩnh vực vận tải dễ bị ảnh hưởng bởi cá sự kiện kinh tế, biến động toàn cầu Hơn nữa, với sự gia nhập ngày càng nhiều của các nhà cung ứng dịch vụ trong thị trường vận tải trên thế giới, giá cước vận chuyển chịu áp lực cạnh tranh và đã giảm dần theo thời gian, từ đó doanh thu từ dịch vụ vận tải quốc tế giảm và làm chậm lại sức tăng trưởng của lĩnh vực này so với các nhóm dịch vụ khác

Từ năm 2019 tới năm 2021, do tác động mạnh mẽ của covid 19 cơ cấu của thương mại dịch vụ có sự thay đổi mạnh mẽ để thích ứng với công cuộc hồi phục kinh tế sau đại dịch.

Năm 2020, du lịch và vận tải quốc tế là hai nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 Cơ cấu dịch vụ du lịch giảm tới 18.1% chỉ trong vòng một năm Theo báo cáo của WTO, chi tiêu của khách du lịch quốc tế đã giảm 81% Ngành vận tải nói chung sụt giảm nghiêm trọng do sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng Sự ảnh hưởng của đại dịch lên các lĩnh vực dịch vụ thương mại là không giống nhau Đối với các lĩnh vực đòi hỏi có sự tham gia của con người như xây dựng, các dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí, giá trị thương mại đã giảm mạnh Ngược lại, xu hướng thương mại đối với dịch vụ tài chính và bảo hiểm tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia phản ánh sự gia tăng trong tiết kiệm của người dân trên khắp thế giới trong bối cảnh dịch bệnh, dẫn tới hoạt động thương mại đối với các sản phẩm tài chính tăng nhiều hơn Các dịch vụ máy tính và thông tin, dịch vụ viễn thông là lĩnh vực dịch vụ phát triển nhanh nhất trong

10 năm qua, tăng 8% vào năm 2020 vì được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch sang phương thức làm việc từ xa và xu hướng chuyển đổi số Bên cạnh sự gia tăng về nhu cầu đối với thiết bị điện tử do hàng tỷ người phải học tập và làm việc tại nhà, các biện pháp ngăn chặn các hoạt động giải trí ngoài trời nhằm hạn chế ảnh hưởng của đại dịch cũng làm nhu cầu sử dụng các sản phẩm giải trí và thư giãn như máy chơi trò chơi điện tử xuất hiện nhiều hơn Xu hướng tiêu dùng mới này đã thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của một số công ty công nghệ Doanh thu của Apple trong 3 tháng cuối năm 2020 là hơn 111 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2019; Microsoft có sự bùng nổ về nhu cầu đối với máy chơi game Xbox và các dịch vụ điện toán đám mây, với doanh thu tổng thể tăng17% vào năm

2020 Đến năm 2021, chính sách nới lỏng và mở cửa của các nước đã dần cải thiện tình hình kinh tế thế giới Thương mại vận tải phát triển mạnh mẽ trở lại thậm chí còn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với năm 2019: 21,77% so với 18,53% Sau khoảng thời gian giảm chi tiêu tăng tiết kiệm của các hộ gia đình cũng như dòng tiền cá nhân dần chuyển qua các lĩnh vực tài chính thì 2021 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của tất cả các ngành nghề từ đó nhu cầu về nhập khẩu hàng hóa bao gồm nguyên vật liệu, thành phẩm … đã giúp ngành vận tải trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết Trái lại với vận tải thì du lịch vẫn chưa phục hồi được vị thế của mình Những e sợ về việc biến chủng mới cũng như việc các công ty hàng không, các công ty kinh doanh lĩnh vực du lịch gặp vấn đề về tài chính thậm chí đã phải đóng cửa dẫn đến sự tăng trưởng trở lại khá là chậm chạp của ngành du lịch Cũng như việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các lĩnh vực giải trí khác nên đóng góp vào GDP của du lịch chỉ ở mức 10,25%.

Các quốc gia có kim ngạch XNK DV lớn nhất thế giới

3.1 Sự tăng giảm kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của các nước dẫn đầu

Nhìn chung trong giai đoạn 2010 - 2021, Mỹ luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ thậm chí luôn duy trì khoảng cách 600 triệu USD mỗi năm từ năm 2010 đến 2019 với các nước phía sau, đồng thời đạt mốc gần 1500 tỷ USD vào năm 2019 Ở các vị trí tiếp theo là các nước: Trung Quốc, Đức, Anh và Pháp đều có xu hướng tăng ổn định từ 2010 - 2019.Giai đoạn 2019 - 2020 thì các nước đều giảm mạnh kim ngạch và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Mỹ, sau đó phục hồi mạnh mẽ trở lại vào năm 2021.

Không thể không đề cập đến sự vươn lên phát triển mạnh mẽ từ những năm 2013-

2014, thậm chí duy trì ổn định kim ngạch vào thời kỳ Covid và sắp ngang hàng với các nước như Anh, Pháp hay Đức.

Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của một số quốc gia giai đoạn 2010-2021

Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước

Kim ngạch xuất khẩu của các nước

Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của một số quốc gia giai đoạn 2010-2021

Tỷ trọng xuất khẩu của Hoa Kỳ so với toàn thế giới trung bình chiếm gần 15%, cao gấp đôi so với nước tỷ trọng của nước xếp ở vị trí thứ 2 là Anh Kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ có xu hướng tăng dần qua các năm và đạt giá trị cao nhất là gần 900 tỷ USD vào năm 2019

Hầu hết các quốc gia đứng đầu đều có xu hướng tăng dần về giá trị xuất khẩu dịch vụ trong giai đoạn 2011-2019 và giảm mạnh vào năm 2020 Cũng trong năm 2020, Pháp không còn duy trì được vị trí của mình trong top 5 nước xuất khẩu hàng đầu mà nhường vị trí cho Ireland

Kim ngạch nhập khẩu của các nước

Mỹ TQ Đức Ireland Pháp Anh

Biểu đồ 7: Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của một số quốc gia giai đoạn 2010-2021

Mỹ tiếp tục là nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, nhưng từ năm 2014 đã bị thu hẹp khoảng cách bởi Trung Quốc Trung Quốc có sự chuyển mình mạnh mẽ khi giá trị nhập khẩu dịch vụ từ 200 tỷ USD vào năm 2010 đã tăng lên 430 tỷ USD vào năm

2014 - đánh dấu mức tăng mạnh nhất so với các nước cùng kỳ Ireland cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng vào 2018 - 2019 để vượt qua Pháp và Anh, thậm chí trong đại dịch năm 2020 còn vượt qua cả Đức - chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ

3.2 Yếu tố giúp các nước dẫn đầu về Thương mại dịch vụ

Thứ nhất, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của các nước phát triển.Thương mại dịch vụ được thống trị bởi các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và khu vực đồng Euro Trong đó, theo Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ, lĩnh vực dịch vụ đã chiếm tới 80% trong nền kinh tế của Hoa Kỳ và cũng sử dụng gần 80% lực lượng lao động của cả nước Dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản và cho thuê đóng góp tới gần 20% GDP.Hoạt động thương mại dịch vụ thường diễn ra ở các dịch vụ chuyên môn và sở hữu trí tuệ có giá trị cao, chủ yếu là xuất khẩu sang các nền kinh tế mới nổi Các nước phát triển cũng trao đổi khối lượng lớn các dịch vụ này với nhau.

Thứ hai, tiềm lực kinh tế của các nước phát triển cho phép họ chi tiêu mạnh tay cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Điều này đã giúp các nước có được năng lực cạnh tranh vượt trội trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ở các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.

Phần lớn chi tiêu cho R&D của các quốc gia được sử dụng cho lĩnh vực máy tính và điện tử Theo số liệu thống kê năm 2019, đứng đầu trong số các công ty có chi tiêu cao nhất cho việc nghiên cứu đều là các công ty công nghệ mà dẫn đầu là Amazon với chi tiêu cho R&D là 28.8 tỷ USD Alphabet, công ty mẹ của Google, đứng thứ hai với 26 tỷ USD.

Nghiên cứu và phát triển được xác định là nền tảng cho tương lai phát triển của nền kinh tế Đức Chính phủ Đức đã khuyến khích hoạt động này thông qua Chiến lược Công nghệ cao (High-Tech Strategy).

Hoa Kỳ và Trung Quốc luôn là hai nước chi tiêu nhiều nhất và có xu hướng ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào R&D hơn Sức tăng này của Trung Quốc là đáng kể hơn cả với việc chi trả cho hoạt động này từ năm 2011 đến 2019 đã tăng đến 116% Trong khi đó, mức gia tăng trong việc đầu tư vào R&D của Hoa Kỳ ở giai đoạn từ 2011 đến 2019 chỉ hơn 33%.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, chi tiêu cho R&D của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 2.4% GDP vào năm 2020 Trung Quốc đang tiến tới mục tiêu trở thành nước dẫn đầu thế giới về khoa học và đổi mới

Những quốc gia có thu nhập cao cũng đồng thời là những quốc gia có nguồn doanh thu từ việc thương mại các tài sản trí tuệ lớn nhất thế giới Xu hướng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ sử dụng công nghệ tiên tiến diễn ra là bởi giá trị gia tăng của các lĩnh vực này rất cao, từ đó đem lại mức lợi nhuận lớn cho các nước.

Thứ ba, mức thu nhập ở các quốc gia lớn rất cao khiến cầu về dịch vụ cá nhân ở những nước này không ngừng tăng lên

Thu nhập trung bình của các nước phát triển cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới dẫn tới nhu cầu trong các dịch vụ cá nhân của người dân tăng lên Nhu cầu chủ yếu tăng trong các dịch vụ về vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và sức khỏe, xu hướng này được phản ánh rõ nét nhất trong doanh thu của dịch vụ du lịch Số liệu thống kê trong năm 2019 của trang statista.com cho thấy, các quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và Đức là năm quốc gia chi tiêu mạnh nhất cho hoạt động du lịch quốc tế

Ngoài dịch vụ du lịch quốc tế, mức thu nhập cao còn kích thích người dân chi trả thêm cho các dịch vụ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đây cũng là lý do mà nhu cầu đối với dịch vụ y tế ngày càng tăng.

Theo dữ liệu thống kê bởi OECD, trong nhóm 10 quốc gia có hệ thống y tế công phát triển nhất năm 2019, Hoa Kỳ là nước có vị trí dẫn đầu Các quốc gia xuất hiện trong danh sách hầu hết đều là các nước phương Tây.Với nhu cầu cũng như yêu cầu về dịch vụ y tế tăng lên, các quốc gia phát triển càng chú trọng hơn trong việc đầu tư vào hệ thống y tế của họ, nhất là hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao để ứng dụng vào lĩnh vực này Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc sức khỏe giúp tăng công suất hoạt động của các bệnh viện, hỗ trợ cho việc nghiên cứu các loại thuốc mới cũng như các phương pháp điều trị tối ưu để cải thiện hơn nữa chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế.

Tình hình xuất khẩu một số nhóm DV chủ yếu trên thế giới

Dịch vụ du lịch quốc tế

Trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triển tân tiến, cùng với mức sống của người dân trên thế giới không ngừng gia tăng đã thúc đẩy cho việc di chuyển cũng như tương tác giữa người với người ngày càng thuận lợi Điều này đã tạo tiền đề cho nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu những vùng đất mới của người dân, mở ra cơ hội cho ngành du lịch phát triển mạnh mẽ trong thời đại mới.

Nhìn chung du lịch quốc tế có sự phát triển ổn định trong giai đoạn từ năm 2010 -

2019 Sau gần một thập kỷ, doanh thu nhận được từ việc phát triển ngành du lịch quốc tế đã tăng từ 960,9 tỷ USD lên 1471,7 tỷ USD vào năm 2019, tăng 53,1% Tuy nhiên, đến giai đoạn 2020 - 2021, đại dịch COVID - 19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch toàn cầu Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện chính sách “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để đảm bảo việc ngăn chặn sự lây lan của virus Điều này đã khiến doanh thu du lịch quốc tế năm 2020 giảm 62,8% so với năm 2019 Đến năm 2021, doanh thu du lịch

Biểu đồ 8: Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch giai đoạn 2010-2021

Biểu đồ giá trị và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch giai đoạn 2010 - 2021

Dịch vụ du lịch Tỷ trọng Năm

Kim ng ạch xu ất kh ẩu (đơn vị: triệ u USD ) Tỷ lệ (%) thế giới tăng 9,3%, tuy nhiên tỷ trọng dịch vụ du lịch trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ toàn cầu vẫn có xu hướng giảm.

Bên cạnh xu hướng tăng trưởng doanh thu du lịch quốc tế trong giai đoạn 2010 -

2019 thì trong giai đoạn này, tỷ trọng về doanh thu du lịch quốc tế giảm đều, nhẹ từ 24,2% xuống 23,43% Và trong giai đoạn 2019 - 2021, tỷ trọng đã sụt giảm đáng kể, xuống 10,58% vào năm 2020 và 9,91% vào năm 2021 Dù bị ảnh hưởng nặng nề của COVID - 19 trong giai đoạn 2020 - 2021 nhưng không thể phủ nhận rằng dịch vụ du lịch quốc tế vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong phát triển thương mại dịch vụ quốc tế, luôn chiếm gần ẳ tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Xu hướng du lịch toàn cầu xuất phỏt từ mức sống của người dân ngày một được nâng cao, dẫn đến nhu cầu khám phá và học hỏi nhiều hơn nên ngành dịch vụ du lịch ngày càng phát triển và xứng đáng để chú trọng đầu tư.

Giai đoạn 2011 – 2019: là giai đoạn tăng trưởng bền vững của du lịch quốc tế Sự phát triển nhanh chóng của du lịch quốc tế có được nhờ tác động tích cực của nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cụ thể là:

- Môi trường kinh tế phát triển, kết hợp sự thay đổi vừa phải trong tỷ giá hối đoái cũng như tỷ lệ lãi suất thấp, nâng cao thu nhập, đời sống Chính những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận được với những chuyến du lịch vượt ra ngoài biên giới quốc gia của họ, từ đó thúc đẩy du lịch toàn cầu.

- Dịch vụ hàng không phát triển cùng với số lượng, sự chuyên môn hóa của các đường bay quốc tế ngày càng được đẩy mạnh và sự ra đời của những hãng hàng không giá rẻ vô hình chung đã làm giảm đáng kể chi phí di chuyển của các chuyến du lịch quốc tế, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của ngành hàng không và du lịch.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, góp phần đa dạng hóa trải nghiệm của du khách, mang lại những chuyến du lịch tối ưu, vừa phong phú về trải nghiệm, vừa tiết kiệm về chi phí. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành phụ trợ du lịch, giúp du lịch quốc tế phát triển bền vững.

- Hợp tác quốc tế của các quốc gia ngày càng được mở rộng Tính đến năm 2020, đã có 140/164 quốc gia thành viên WTO cam kết mở cửa thị trường về lĩnh vực du lịch Nhiều quốc gia cũng áp dụng chính sách miễn visa cho du khách từ một số quốc gia nhất định Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc làm thủ tục visa cho những chuyến đi nước ngoài ngày càng đơn giản và thuận lợi hơn.

Giai đoạn 2020 - 2021: Dưới tác động nặng nề của COVID - 19, số lượng du khách quốc tế đã giảm hơn 1 tỷ người so với 2019, làm doanh thu xuất khẩu giảm gần 1300 tỷ USD - là mức lỗ gấp 11 lần so với khủng hoảng tài chính 2009 Theo UNWTO, năm

2020, 32% điểm du lịch trên toàn cầu đóng cửa hoàn toàn với du khách quốc tế Chỉ trong năm 2020, ngành du lịch đã chịu ảnh hưởng tiêu cực và đón nhận những hậu quả nghiêm trọng từ chính sách phong tỏa và hạn chế du nhập từ phần lớn các quốc gia trên thế giới nhằm chống lại đại dịch COVID - 19 khiến không ít người dân lâm vào cảnh thất nghiệp và mất đi sự nghiệp của mình Ngày 18/01/2022, UNWTO công bố rằng ngành du lịch thế giới năm 2021 không có sự cải thiện đáng kể nào so với năm 2020, mọi chỉ số đều thấp hơn mức trước đại dịch với tổng doanh thu chỉ vỏn vẹn 700 tỷ USD Theo như báo cáo, tỷ lệ tiêm chủng ra tăng và nới lỏng chính sách phong tỏa đã giúp du lịch thế giới phục hồi trong nửa cuối năm 2021, nhưng do sự lây lan của biến thể Omicron đã khiến ngành du lịch lại bị sụt giảm doanh thu một lần nữa.

Dịch vụ vận tải quốc tế

2.1 Khái niệm dịch vụ vận tải quốc tế

Vận tải quốc tế là quá trình lưu thông hàng hóa từ nước này sang nước khác và ngược lại Hàng hóa theo con đường đó sẽ được dịch chuyển và tạo ra tính lưu thông liên tục và tuần tự Quá trình này xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, giao dịch từ các doanh nghiệp trên thị trường, kể cả những cá nhân kinh doanh và giao dịch từ các doanh nghiệp tầm trung hoặc nhỏ lẻ Vận tải quốc tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong giao dịch hàng hóa toàn cầu Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển.

2.2 Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế

Biểu đồ giá trị và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải giai đoạn 2010 - 2021

Dịch vụ vận tải Tỷ trọng

K im n gạ ch x uấ t k hẩ u (đ ơ n vị : tr iệ u U S D ) Năm T ỷ lệ ( % )

Biểu đồ 9: Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải giai đoạn 2010-2021

Trong giai đoạn 2010 - 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế tăng khá chậm và đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây Trong khoảng từ năm 2010 - 2014, doanh thu tăng từ 824,8 tỷ USD lên 985,8 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2010 Đến giai đoạn 2015 - 2016, vận tải quốc tế giảm nhẹ, xuống còn 857,9 tỷ USD và nhanh chóng phục hồi, phát triển trong giai đoạn 2017 - 2019, đạt mức cao nhất vào năm 2019 với tổng kim ngạch lên tới 1040,6 tỷ USD Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19, tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế sụt giảm nghiêm trọng xuống chỉ còn 855,8 tỷ USD, giảm 17,8% so với năm 2019 Đến năm 2021, xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế nhìn chung đã được phục hồi, với tổng kim ngạch cao hơn năm 2019 trước đại dịch).

Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế trong tổng xuất khẩu dịch vụ thế giới có khuynh hướng giảm đều từ giai đoạn 2011 - 2020, từ 21% năm

2010 xuống chỉ còn 16,5% vào năm 2020, tuy nhiên đến năm 2021, tỷ trọng của xuất khẩu vận tải quốc tế tăng lên 19% Nguyên nhân cho sự sụt giảm về tỷ trọng trên là sự chuyển hướng tập trung để phát triển các ngành dịch vụ, sản xuất công nghệ cao, thân thiện với môi trường vô tình làm suy giảm nhu cầu về việc vận chuyển nguyên liệu trên thế giới. Để đánh giá biến động của tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế, ta có thể chia nhỏ thành từng giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: từ năm 2010 - 2014, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tăng trưởng ổn định.

Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 - 2009, các nước đã dần định hình lại những chiến lược phát triển kinh tế, đưa ra những phương án để phục hồi lại những tổn thất mà cơn đại khủng hoảng đem lại Trong thời gian từ năm 2010 - 2012, xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế tăng trưởng khá đồng đều, chỉ có năm 2012 là có mức tăng trưởng chậm hơn những năm trước đó với mức tăng xấp xỉ 1% so với năm 2011. Những năm sau đó, vận tải quốc tế đã có sự phục hồi với mức tăng cao và ổn định hơn. Đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu vận tải quốc tế đã đạt 985,7 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2013.

Giai đoạn 2: từ năm 2015 - 2016, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giảm sút đáng kể

Trong giai đoạn mà bất ổn về chính trị, kinh tế diễn ra thường xuyên ở nhiều khu vực trên thế giới, kết hợp cùng với sự chênh lệch về trình độ phát triển ở các quốc gia khiến cho việc kinh tế toàn cầu bị kìm hãm phát triển, nợ công và thất nghiệp diễn ra triền miên, đầu tư bị thiếu hụt khiến việc sản xuất bị đình trệ trên nhiều quốc gia, gián tiếp gây ra tác động tiêu cực đến ngành vận tải quốc tế Bên cạnh đó, giá nhiên liệu giảm kịch sàn cũng là một phần lí do khiến cho kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế bị suy giảm nghiêm trọng Cụ thể, mức tăng trưởng trong giai đoạn này lần lượt là -9,4% vào năm 2015 và -3,9% vào năm 2016 Có thể thấy, mức tăng trưởng trong giai đoạn này luôn âm và đánh dấu nốt trầm trong lịch sử phát triển của vận tải quốc tế.

Giai đoạn 3: từ năm 2017 - 2018, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế dần được phục hồi

Giai đoạn trên chứng kiến những đổi mới tích cực cả về chính trị và kinh tế trên toàn thế giới Với việc tình hình nội bộ tại Trung Đông, Bắc Mỹ và Bắc Phi dần trở nên êm dịu, kết hợp cùng chính sách mở cửa thương mại góp phần thúc đẩy việc lắp ráp và sản xuất, xuất khẩu hàng hóa Các mặt hàng máy móc, linh kiện giữ vững vị thế quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn này Cùng với đó, việc các nước phát triển trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường màu mỡ như Châu Á Thái Bình Dương cũng phần nào giúp cho kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế phát triển nhanh chóng, kết thúc với năm 2018 cùng doanh thu 1032,6 tỷ USD.

Giai đoạn 4: từ năm 2019 - 2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế biến động

Lại thêm một giai đoạn bất ổn cả về chính trị và kinh tế thế giới, đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, những khiếu nại của một số quốc gia chống thuế quan của Ấn Độ, tranh chấp thương mại Nhật - Hàn và các diễn biến chủ nghĩa bảo hộ năm 2019 đã khiến cho xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế bị ảnh hưởng tiêu cực, khiến cho tốc độ tăng trưởng của năm 2019 chỉ còn 0,77% Năm 2020, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến xấu dưới tác động tiêu cực của đại dịch COVID - 19 Những chính sách phong tỏa cũng như hạn chế nhập cảnh đã giáng một đòn đau đến ngành vận tải quốc tế, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế năm 2020 giảm 17,8% so với năm 2019. Đến năm 2021, đại dịch đã có những chuyển biến tích cực, hoạt động vận tải bắt đầu nhộn nhịp trở lại và vận tải quốc tế đã có những chuyển biến tích cực với mức doanh thu đạt 1157,1 tỷ USD (cao hơn năm 2019).

2.2.1 Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế

Năm Vận tải hàng không Vận tải đường biển Khác

Bảng 1: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai đoạn 2010-2021

Qua bảng trên, ta có thể thấy vận tải biển luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng ngành dịch vụ vận tải quốc tế Tỷ trọng vận tải biển có khuynh hướng giảm dần theo từng năm, từ 44,3 vào năm 2010 xuống chỉ còn 40,8 vào năm 2018 và đã tăng trở lại, năm

2021 đạt 50,7% Ngược lại, vận tải hàng không có xu hướng tăng đều từ 36,1 vào năm

2010 đến 38,3 vào năm 2018, sau đó giảm hơn 10% xuống chỉ còn 24% vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19.

Vận tải biển được coi là nòng cốt của vận tải quốc tế với vai trò đảm nhiệm luân chuyển hơn 80% hàng hóa trên toàn thế giới Ưu điểm của vận tải biển là:

- Chi phí thấp: Ngành vận tải bằng đường biển có chi phí vận chuyển cạnh tranh bậc nhất vì nó chính là phương pháp hiệu quả nhất để vận chuyển hàng hóa trên một quãng đường dài.

- Vận chuyển khối lượng lớn: Tàu thuyền được chế tạo để luân chuyển một số lượng lớn hàng hóa Với diện tích chở hàng vượt trội so với các phương tiện vận tải khác, đây chính là mắt xích quan trọng nhất cho vận tải quốc tế.

- An toàn: Theo Allianz, tỷ lệ tổn thất do sự cố trong quá trình vận chuyển bằng đường biển đạt mức thấp nhất trong một thập kỷ trở lại đây.

- Thân thiện với môi trường: So với vận tải đường bộ, vận tải đường thủy ít gây tổn hại hơn đáng kể, chỉ chịu trách nhiệm 12% tổng ô nhiễm do hoạt động kinh tế gây nên.

Vận tải hàng không cũng là một mũi nhọn không thể thay thế và có vai trò thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu Những ưu điểm có thể kể đến như:

- Tốc độ cao: Vận tải hàng không có khả năng vận chuyển trên quãng đường dài với thời gian ngắn.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ

Thương mại dịch vụ quốc tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong thương mại quốc tế

Victor R Fuchs (1968) đã nói về sự xuất hiện tất yếu của nền kinh tế dịch vụ tại Hoa Kỳ Thế nhưng ngày nay, không chỉ Mỹ mà còn là toàn thế giới đang bước sang một nền kinh tế mới: nền kinh tế dịch vụ Dịch vụ đang dần trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu, đóng vai trò trung tâm ở mỗi quốc gia thành viên của EU Những đóng góp của ngành dịch vụ nhiều hơn đáng kể so với các ngành, nhóm ngành khác (chẳng hạn như nông nghiệp, công nghiệp hay xây dựng) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và việc làm trong khối Liên minh châu Âu Mặc dù giá trị toàn cầu của thương mại hàng hóa quốc tế cao hơn gấp ba lần so với thương mại dịch vụ, song, thương mại dịch vụ đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng và dần khẳng định vị thế trong thương mại quốc tế.

Sự tăng trưởng của thương mại dịch vụ quốc tế trong những thập kỷ gần đây có nghĩa là dữ liệu chất lượng cao về thương mại dịch vụ quốc tế nhằm cung cấp thông tin chuyên sâu về các loại hình dịch vụ được giao dịch trên trường quốc tế, và các quốc gia đối tác đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích kinh tế và hoạch định chính sách.

Thương mại dịch vụ là thành phần phát triển nhanh nhất của thương mại quốc tế kể từ đầu những năm 1990, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gần 10% Cụ thể, ngành dịch vụ hiện chiếm 60% trong tổng GDP của thế giới (Lovelock và Wirtz, 2007). Trong khi đó, ở các nước OECD, tỷ trọng này lên đến 70% Tại các quốc gia lớn như Mỹ, Pháp Anh, Nhật Bản, ngành thương mại dịch vụ cũng chiếm phần lớn trong tỷ trọng GDP; cụ thể như sau: tại Nhật Bản, GDP của lĩnh vực này chiếm tới 74%, 80% GDP của

Mỹ, 73% GDP của Pháp và Anh Tại các quốc gia Mỹ Latinh, thương mại dịch vụ cũng đóng góp trên 50% GDP của các nền kinh tế như Brazil và Argentina, trên 60% GDP của các nước công nghiệp hoá mới ở châu Á như Singapore, Đài Loan và Malaysia Đồng thời, lĩnh vực này cũng chiếm tới 48% GDP của Ấn Độ và 40% GDP của Trung Quốc (Lovelock và Wirtz, 2007, trích từ World FactBook, 2007 và EIU Country Data) Trong vòng hơn hai thập kỷ trở lại đây, đóng góp của ngành thương mại dịch vụ quốc tế cho giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế OECD tăng từ 60% lên 68%, còn đóng góp của ngành công nghiệp lại giảm từ 34% xuống còn 29% Sự thay đổi này thể hiện rất rõ việc giá cả của các sản phẩm công nghiệp giảm tương đối so với các sản phẩm dịch vụ trên trường quốc tế và người tiêu dùng ngày càng ưu tiên chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ thay vì hàng hoá

Khi nền kinh tế toàn cầu phát triển đến một trình độ cao hơn, xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) đối với dịch vụ sẽ có xu hướng tăng nhanh và lớn hơn nhiều so với xu hướng tiêu dùng cận biên đối với sản phẩm hàng hoá Con người khi ấy sẽ nảy sinh nhu cầu sử dụng nhiều hơn đối với các sản phẩm phi vật chất của dịch vụ như thẩm mỹ, giáo dục và giải trí thuộc những thang bậc nhu cầu cao hơn mà nhà tâm lý học AbrahamMaslow (1943) đã liệt kê là nhu cầu về quan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện Điều này lý giải nguyên do vì sao xã hội ngày càng phát triển, cơ cấu của nền kinh tế toàn cầu nói chung và thương mại quốc tế nói riêng lại càng thay đổi theo hướng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại dịch vụ quốc tế, đồng thời giảm tỷ trọng của thương mại hàng hóa quốc tế.

Cơ cấu thương mại dịch vụ tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao và giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích của con người ngày càng tăng Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng người dùng và mong muốn tiếp cận với dịch vụ Internet trên toàn thế giới là cơ sở phát triển các nhóm ngành ưu tiên sử dụng mạng

Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt phải kể đến sự xuất hiện của hệ thống Internet là cơ sở dẫn đến những thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung cấp cũng như tiêu dùng dịch vụ Phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ đang chuyển dần từ việc sử dụng phần lớn sức lao động truyền thống sang sử dụng lao động tri thức kết hợp với những phương tiện công nghệ tiên tiến, hiện đại

Một số ví dụ sau đây về những ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đang rất được chú trọng xây dựng và phát triển:

- Đầu tiên phải kể đến dịch vụ du lịch online (bao gồm các website đặt phòng khách sạn, tham khảo tour du lịch trực tuyến, trải nghiệm hoàn toàn online đối với các hình thức quảng cáo nhà hàng, khách sạn, địa điểm thu hút du khách)

- Đối với dịch vụ giáo dục, nhờ có sự phát triển của công nghệ số, giáo dục hiện nay không đơn thuần chỉ tuân theo những hình thức truyền thống như gặp mặt và được giảng dạy trực tiếp từ giáo viên Thay vào đó, những bài giảng giờ đã được đưa lên các nền tảng số, giúp người học có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp nhận dịch vụ thông qua mạng Internet và các thiết bị điện tử Sự thay đổi đáng kể trong hình thức giảng dạy này đã phát huy vai trò rất lớn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới Do chính sách hạn chế tiếp xúc của nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, các học sinh, sinh viên không thể đến trường và tham gia học trực tiếp tại lớp như trước đây Nhưng nhờ có dịch vụ giáo dục trực tuyến mà cụ thể là các phần mềm dạy và học online như: Zoom, Google Meet, Microsoft Teams, Trans, , các học sinh, sinh viên đã có điều kiện tiếp cận với bài giảng của giáo viên, giúp cho chương trình học không bị đứt đoạn hay bỏ lỡ vì phải chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tỷ lệ dân số đăng ký học trực tuyến

Số lượng (triệu người) Năm

Biểu đồ 11: Tỷ lệ dân số đăng ký học trực tuyến trên thế giới giai đoạn 2016-2021

Biểu đồ trên cho thấy lượng người tiếp cận với phương pháp học trực tuyến trên thế giới đã tăng lên đáng kể trong gần một thập kỷ vừa qua và có xu hướng không ngừng tăng cao Từ 21 triệu người học vào năm 2016, con số này đã tăng lên thành

44 triệu người vào năm 2019 Đặc biệt, trong vòng 2 năm trở lại đây, lượng người truy cập vào các phần mềm, website học tập online đã tăng đột biến lên 71 triệu vào năm 2020 và đạt ngưỡng 92 triệu người vào năm 2021 Nguyên dân dẫn đến việc số lượng người học trực tuyến tăng mạnh là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lối học trực tiếp như truyền thống gặp nhiều gián đoạn, phương pháp học trực tuyến qua các thiết bị điện tử được đẩy mạnh như một biện pháp tối ưu lúc bấy giờ

- Dịch vụ tài chính được kể đến là bất kỳ loại hình dịch vụ nào mang tính chất tài chính Các dịch vụ tài chính bao gồm toàn bộ các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm cũng như toàn bộ các dịch vụ ngân hàng và tài chính khác (ngoài bảo hiểm) phục vụ cho một loại hình dịch vụ mang tính chất tài chính Thương mại dịch vụ tài chính (2009-2018) chịu sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và xu hướng tự do hoá thương mại, thương mại dịch vụ tài chính cũng cho thấy sự phát triển đáng kể, từ 157,1 tỷ USD vào năm 2009 tăng lên đến 228,1 tỷ USD vào năm 2018.

- Trong bối cảnh người tiêu dùng đang mất dần sự hứng thú với việc mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng truyền thống, thị trường thương mại điện tử đang chớp lấy cơ hội để tiến gần hơn đến với thói quen tiêu dùng của khách hàng Thương mại di động (m-commerce) có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, do phải hạn chế ra khỏi nơi cư trú, người dân trên toàn thế giới có xu hướng mua sắm trực tuyến qua các phần mềm, trang web bán hàng online hoặc thông qua các trang mạng xã hội Những tiến bộ công nghệ như

AR, AI, mạng 5G thúc đẩy người dùng lựa chọn thiết bị di động để mua sắm trực tuyến Theo thống kê của Shopify, vào năm 2021, doanh số của các công ty sử dụng công nghệ này chủ yếu đến từ mua sắm trên di động, chiếm hơn 70% so với tổng doanh số bán hàng trực tuyến Mua sắm trên thiết bị di động cũng kéo theo sự phát triển của hình thức mua bán trên mạng xã hội Theo như dự báo của Shopify, doanh số mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025.

Xu hướng hội tụ giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá

Trên thực tế, thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá không tồn tại như hai mặt đối lập mà thay vào đó có xu hướng song song cùng phát triển Thương mại dịch vụ góp phần thúc đẩy thương mại hàng hoá vươn ra thị trường thế giới Để làm được điều này đòi hỏi có sự tham gia của khối lượng lớn dịch vụ, bắt đầu từ khâu phân tích, nghiên cứu thị trường và kết thúc ở khâu chuyên chở hàng hoá cũng như dịch vụ hậu mãi Theo ước tính của các chuyên gia, giá trị dịch vụ chiếm tới 60% tổng giá trị của một sản phẩm hàng hoá thông thường Vai trò của thương mại dịch vụ càng được thể hiện rõ hơn đối với những loại hàng hoá sử dụng hàm lượng tri thức, công nghệ cao Do các loại mặt hàng trên yêu cầu một lượng lớn thông tin, đòi hỏi luôn đi kèm dịch vụ tư vấn và các dịch vụ hậu mãi Nếu một doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình ra toàn cầu, họ cần đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho người tiêu dùng, điều này quyết định phần lớn đến sự thành công của sản phẩm và đảm bảo hàng hóa có thể tồn tại lâu dài ở thị trường nước ngoài

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là do:

- Nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế dịch vụ, đặc biệt là các nước đang phát triển;

- Nhu cầu của xã hội về dịch vụ ngày càng tăng cao;

- Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong một thập kỷ qua, đặc biệt là sự xuất hiện của cuộc Cách mạng 4.0 cùng những chính sách mở cửa đến từ thị trường các nước là tiền đề cho sự thúc đẩy mạnh mẽ của thương mại dịch vụ với thương mại hàng hóa.

Một số nhà kinh tế đã đề xuất sự tồn tại bổ sung giữa thương mại hàng hóa quốc tế và thương mại dịch vụ quốc tế Trong các mô hình của Markusen, sự gia tăng các loại dịch vụ của nhà sản xuất (loại hình dịch vụ trung gian) đem đến tác động tích cực trong việc áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất hàng hoá cuối cùng Điều này lần lượt dẫn đến sự gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp (Total factor productivity - TFP).

Amiti và Wei (2004) sử dụng dữ liệu về các ngành sản xuất của Hoa Kỳ và thấy rằng các dịch vụ gia công phần mềm có tương quan thuận với năng suất lao động. Francois và Wootton (2005) phân tích tác động qua lại giữa thương mại hàng hóa và mức độ cạnh tranh trong ngành dịch vụ liên quan đến xuất khẩu và bán lẻ (tức là dịch vụ vận chuyển, hậu cần, bán buôn và phân phối của người tiêu dùng cuối cùng) Họ cho thấy về mặt lý thuyết và thực tiễn rằng một khu vực dịch vụ trong nước kém cạnh tranh có thể trở thành rào cản đối với nhập khẩu hàng hoá.

Thêm vào đó, khi quá trình sản xuất dịch vụ và hàng hoá dần có xu hướng hội tụ và trở nên giống nhau thì mối quan hệ giữa ngành dịch vụ và ngành chế tạo cũng dần thay đổi Quan niệm truyền thống cho rằng dịch vụ chỉ có vai trò hỗ trợ và tạo thêm giá trị cho ngành chế tạo (Wolfben, 1988), nhưng hiện nay, ranh giới giữa ngành dịch vụ và chế tạo dần trở nên lu mờ trong quá trình sản xuất Do đầu vào dịch vụ của các sản phẩm chế tạo không chỉ đa dạng, phong phú, tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn cho hàng hoá mà thậm chí ngành dịch vụ còn quyết định sự phát triển của ngành chế tạo Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi một chiếc máy tính cần đảm bảo nhiều chức năng khác nhau bao gồm khả năng tra cứu và lưu trữ một lượng lớn thông tin, liên lạc và phục vụ cả nhu cầu giải trí cho họ Điều này buộc nhà sản xuất cho ra đời những sản phẩm tối tân có đầy đủ mọi chức năng Thậm chí, ngành dịch vụ giải trí đã phát triển đến mức mà các nhà sản xuất xe hơi cũng phải trang bị cho những chiếc xe các ổ đĩa CD, DVD và màn hình LCD nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Đối với nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, dịch vụ là động lực thúc đẩy bền vững nhằm thu hút vốn đầu tư quốc tế, mở rộng đầu vào tạo điều kiện cho ngành chế tạo phát triển (OECD, 2000).

Tự do hoá thương mại dịch vụ tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới, nhưng bảo hộ vẫn còn phổ biến

Tự do hoá thương mại (Trade liberalization) được hiểu là việc loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế, rào cản trong việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ tự do giữa các quốc gia.Chính sách tự do hoá thương mại có nguồn gốc từ nước Anh, tự do thương mại được hệ thống luật (common law) thừa nhận khá lâu trước khi chính sách này được chính thức áp dụng tại các quốc gia khác Trên thực tiễn và về mặt pháp luật, ở các nước có nền kinh tế thị trường, tự do thương mại là một chính sách đồng thời cũng là quyền của công dân.Trong những thập niên gần đây, thuật ngữ này đã trở nên phố biến trên toàn thế giới và được nhiều quốc gia chấp thuận, với mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và lợi ích của từng nước.

Trên thế giới đã hình thành nhiều khối liên kết khu vực và liên khu vực tại các châu lục khác nhau, trong đó tiêu biểu là: Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) hay khối thị trường chung, thành lập năm 1957 - là một liên minh kinh tế hùng mạnh do 12 thành viên đồng sáng lập, chiếm 20,9% tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của thế giới; Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), thành lập năm 1959, gồm 6 nước công nghiệp phát triển Bắc và Trung Âu; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ban đầu gồm 5 thành viên, ngày nay mở rộng ra gồm 10 quốc gia trong khu vực.

Mức độ tự do hoá thương mại phụ thuộc vào trình độ phát triển và cam kết của mỗi nước Quá trình tự do hoá chia làm 3 nhóm nước bao gồm: các nước chủ động tự do hoá; các nước tự do hoá có điều kiện và các nước tự do hoá bị động Lợi ích do tự do hoá thương mại dịch vụ đem lại cho các quốc gia là rất lớn:

- Giúp nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc gia;

- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ;

- Mang lại nguồn lợi cho người tiêu dùng: chất lượng dịch vụ được nâng cao, giá thành dịch vụ giảm;

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa các nước thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Thực tế, trong giao lưu thương mại dịch vụ quốc tế, luôn luôn tồn tại hai khuynh hướng đối lập: tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhằm mục đích mở rộng thị trường, bành trướng kinh tế, các nước tư bản thực hiện chính sách tự do hoá thương mại (thực chất là tự do hoá ngoại thương), đồng thời cũng thực hiện bảo hộ mậu dịch, với mức độ khác nhau, nhằm một mục đích chung là đảm bảo và phục vụ lợi ích của quốc gia đó Ngày nay, việc phụ thuộc cũng như có sự can thiệp khiến các nước vẫn duy trì những chính sách bảo hộ và rào cản thương mại để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước Gần đây nhất có thể kể đến sự kiện Chính phủ Hoa Kỳ “cấm cửa” Huawei - một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng có trụ sở chính tại Trung Quốc, việc các công ty lớn của Hoa Kỳ như Google hay Apple không hợp tác với Huawei đã làm cho các hãng này và người tiêu dùng trên toàn thế giới bị ảnh hưởng ít nhiều Một số xu hướng mới trong bảo hộ thương mại được các nước áp dụng nhằm xác lập lại luật chơi toàn cầu hay trong phạm vi một quốc gia, đó là chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc; Hoa Kỳ rút khỏi TPP hay sự kiện Brexit của nước Anh.

Có thể thấy, bảo hộ trong thương mại dịch vụ là hiện tượng phổ biến trên thế giới, chủ yếu là hạn chế về tiếp cập thị trường, nhất là Mode 3 - Hiện diện thương mại Tuy có sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá, song, hiện tượng này vẫn không mất đi mà sẽ được điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn khác nhau.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ có tác động sâu sắc đến thương mại dịch vụ quốc tế: thúc đẩy thương mại dịch vụ mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ

Trong vòng hơn một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự chuyển mình vĩ đại của khoa học công nghệ mà điển hình là sự xuất hiện của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư Khoa học ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự tăng cao đột biến trong nhu cầu về trao đổi và tìm kiếm thông tin, cũng như các dịch vụ tiện ích của con người Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng người sử dụng Internet và thiết bị điện tử trên toàn thế giới là cơ sở để các quốc gia ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như: các ngành sử dụng Internet, mạng xã hội và các loại hình dịch vụ online

Tỷ lệ dân số thế giới sử dụng mạng Internet

Biểu đồ 12: Tỷ lệ dân số trên thế giới sử dụng mạng Internet giai đoạn 2010-2020

Có thể thấy rằng số lượng người sử dụng Internet tại tất cả các nước trên thế giới đang có xu hướng tăng lên với những mức tăng đáng kể qua từng năm Kể từ năm 2010, lượng người sử dụng mạng đã chiếm gần 30% tổng dân số thế giới, con số này có xu hướng tăng thêm từ 2-3% sau mỗi năm Từ sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ người dùng Internet trên toàn cầu tăng mạnh hơn so với những chu kỳ trước đó, cụ thể, từ 54% vào năm 2019, con số này đã tăng thêm 6% và đạt ngưỡng 60% vào năm 2020 COVID-19

) khiến người dân tại nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng từ đại dịch phải ở nhà trong một thời gian dài, cùng với việc giáo viên và học sinh, sinh viên chuyển sang sử dụng các phần mềm giảng dạy trực tuyến đã trở thành lý do dẫn đến nhu cầu dùng Internet tăng cao trong những năm này.

Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà trong đó, hạt nhân là công nghệ thông tin Hàm lượng công nghệ, tri thức ngày càng được áp dụng nhiều hơn vào các sản phẩm của ngành dịch vụ, điều này giúp cho việc sử dụng các loại hình dịch vụ này trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của người dùng một cách nhanh chóng và dễ dàng; đồng thời thay đổi ít nhiều cơ cấu của ngành thương mại dịch vụ Có thể nói, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất, nhưng lại có khả năng liên kết, cung cấp vô số tính năng, công dụng khác nhau và có thể thỏa mãn yêu cầu của bất cứ người tiêu dùng khó tính nào Vì những lợi ích nói trên, thương mại dịch vụ có xu hướng dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao và giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống

Trong các ngành dịch vụ vận dụng hàm lượng công nghệ cao, các ngành tài chính- ngân hàng (bao gồm cả bảo hiểm) và dịch vụ kinh doanh được nhắc đến như là hai ngành dịch vụ quan trọng nhất, do đã tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của ngành dịch vụ và góp phần không nhỏ vào động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Hai ngành này hiện đang chiếm khoảng 20% đến 30% giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế OECD, một mức tăng đáng kể so với mức 10% đến 20% của năm 1980 (FORFAS, 2006) Mặc dù cuộc khủng hoảng thị trường tài chính cho vay thế chấp dưới mức chuẩn trong vài năm trở lại đây ở Mỹ và một số nền kinh tế phát triển khác đã có những tác động ít nhiều đến loại hình dịch vụ này, nhưng nếu xét về dài hạn, ngành dịch vụ tài chính-ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) bao gồm cả các ngân hàng điện tử (virtual banks) vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn, do việc sử dụng ngân hàng điện tử và các phần mềm trong giao dịch tiền tệ hàng ngày đang ngày càng phổ biến rộng rãi và dần trở thành xu thế của người dân trên toàn thế giới, thay thế cho thói quen sử dụng tiền mặt như trước đây.

Một số ví dụ cụ thể cho hiện tượng này có thể kể đến như: các công ty lữ hành có thể cung cấp thông tin về chuyến bay, giá vé, giờ khởi hành, các tuyến du lịch và khách sạn phù hợp theo nhu cầu của từng khách hàng, người dùng chỉ cần truy cập website là có thể tìm kiếm mọi thông tin phục vụ cho chuyến đi của mình Đối với các nhà phân phối, có thể chuyển từ hình thức bán hàng truyền thống sang thương mại điện tử, người mua tham khảo hình ảnh, giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, hay thậm chí đặt đơn hàng online thông qua các phần mềm, trang mạng xã hội Thêm vào đó, việc phát triển các trang mạng xã hội cũng đang giành được sự quan tâm lớn từ những nhà cung cấp dịch vụ do nhu cầu giải trí của con người ngày càng tăng cao Du lịch luôn đóng vai trò là một trong những yếu tố quan trọng nhất nhằm thỏa mãn mong muốn thư giãn, giải trí của con người Nắm được điều này, các nhà đầu tư đã chú trọng hơn đến việc phát triển ngành dịch vụ du lịch online - hình thức từ lâu đã không còn quá xa lạ với người dân toàn thế giới Có thể nói trong những năm vừa qua, du lịch trực tuyến đang là thị trường có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và đặc biệt giành được sự quan tâm của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Quy mô thị trường du lịch trực tuyến

Indonesia Malaysia Philipines Singapore Thái Lan Việt Nam

Biểu đồ 13: Quy mô thị trường du lịch trực tuyến tại một số nước Đông Nam Á giai đoạn 2019-2022 và dự báo vào năm 2025

Tại một số nước Đông Nam Á, mảng du lịch trực tuyến (bao gồm hoạt động tiếp thị, bán các dịch vụ du lịch qua mạng) gặp thiệt hại nặng nề, giảm hơn 50% trong vòng 2 năm sau sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 Vào năm 2019, quy mô thị trường du lịch trực tuyến tại các nước Đông Nam Á đang ở mức tương đối ổn định, hai nước sở hữu quy mô lớn nhất là Indonesia và Thái Lan với 7 tỷ USD, trong khi đó, Philippines là nước có quy mô nhỏ nhất với khoảng 2 tỷ USD Sau hai năm dịch bệnh bùng nổ trên toàn thế giới, quy mô thị trường du lịch online của các nước Đông Nam Á đều có tình trạng chung là suy giảm mạnh xuống còn từ 0,4 đến 2 tỷ USD Sang đến năm 2022, khi đại dịch

COVID-19 về cơ bản đã được khống chế, người dân trên thế giới được phép tự do đi lại, các quốc gia bắt đầu mở cửa, con đường du lịch trong và ngoài nước đã được lưu thông, du lịch trực tuyến cũng đã có phần khởi sắc hơn Quy mô thị trường tại các nước Đông Nam Á đều đã tăng so với hai năm trước đó, nhìn chung sức tăng không đáng kể và mới chỉ bằng một nửa so với năm 2019 Mặc dù vậy, mảng du lịch trực tuyến vẫn được đánh giá cao và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng và lấy lại vị thế trong tổng thể thương mại dịch vụ quốc tế trong những năm tới Quy mô vào năm 2025 của thị trường này được dự đoán sẽ tăng mạnh và vượt ngưỡng của năm 2019 Trong đó, Indonesia vẫn sẽ dẫn đầu với 10 tỷ USD, xếp sau đó là Singapore và Thái Lan với 9 tỷ USD; tiếp đến là Malaysia với 8 tỷ USD; Việt Nam đạt mức 6 tỷ USD; cuối cùng là Philippines với 4 tỷ USD, con số được dự báo này tăng gấp đôi so với năm 2019.

Từ những ví dụ nêu trên, có thể thấy nhờ sự thành công của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, những ngành dịch vụ công nghệ cao đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và rõ rệt, dần thay thế vị trí của những ngành dịch vụ truyền thống trong tổng thể thương mại dịch vụ Những sản phẩm mang yếu tố công nghệ cao, khó sao chép sẽ được xem xét như yếu tố cạnh tranh then chốt của bất kỳ công ty nào trên thị trường quốc tế hiện nay.

Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm xuống

Nhờ vào nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ, các doanh nghiệp quốc tế đã cho ra mắt vô số các sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu đang không ngừng mở rộng và nâng cao của người dân trên toàn thế giới. Các loại hình dịch vụ mới ngày càng được sản sinh nhiều hơn như một hệ quả tất yếu của quá trình chuyển giao công nghệ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Con người ngày nay đặt ra nhiều yêu cầu cho các ngành dịch vụ, chúng ta sử dụng các sản phẩm dịch vụ trong hầu hết những hoạt động thường ngày, bao gồm cả học tập, làm việc và giải trí Vì lý do đó, các công ty, doanh nghiệp như nhìn thấy một khoản đầu tư lớn từ việc mở rộng ngành dịch vụ, biến các sản phẩm trở nên đa dạng và gia tăng các loại hình dịch vụ mới.

Không chỉ đa dạng hóa dịch vụ, các doanh nghiệp hiện nay còn đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành này Nhờ có sự hỗ trợ đến từ khoa học công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ đang ngày càng trở nên phổ biến, dễ tiếp cận hơn với công chúng, kể cả với những người không có điều kiện cuộc sống thuận lợi.Nhiều sản phẩm dịch vụ hiện nay có thể bao hàm vô số chức năng khác nhau, mà điển hình là các loại dịch vụ có liên quan đến thiết bị điện tử, công nghệ thông tin Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh với kích cỡ nhỏ bé, con người có thể được đáp ứng mọi yêu cầu cơ bản như: tìm kiếm thông tin, tra cứu hình ảnh, phục vụ nhu cầu giải trí thông qua việc nghe nhạc, xem phim và nhiều hình thức khác

Dịch vụ về du lịch cũng là một lĩnh vực giành được sự quan tâm của các nhà đầu tư Bằng chứng cho thấy điều đó là việc các doanh nghiệp đang rất chú trọng nâng cao dịch vụ du lịch Cụ thể, các du khách sẽ có vô vàn lựa chọn tùy theo sở thích của cá nhân hoặc của nhóm Đối với dịch vụ lưu trú, khách du lịch có thể chọn nhiều loại hình lưu trú khác nhau như: khách sạn cao cấp, khu cắm trại hoặc nhà dân Tour du lịch cũng được thiết kế theo nhiều loại khác nhau: có thể là tour chuyên đề (du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo, du lịch mạo hiểm, ) hoặc tour tổng hợp, tour mở,… Tại những khách sạn khác nhau, các loại hình dịch vụ được cung cấp cũng sẽ có sự khác biệt mang tính đa dạng và phong phú, có thể kể đến như: dịch vụ ăn uống với nhiều loại hình nhà hàng, dịch vụ hội nghị, dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, chăm sóc trẻ em, bán đồ lưu niệm, Tiếp tục là câu chuyện về công nghệ hiện đại được áp dụng vào thương mại dịch vụ, ngày nay, người ta không còn cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn cho mình những địa điểm nghỉ dưỡng nữa, chính công nghệ sẽ làm công việc đó thay họ Các phần mềm về du lịch liên tiếp được cho ra mắt, với khả năng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho một chuyến đi dài hoặc ngắn hạn Người dùng có thể tra cứu hình ảnh, giá tiền, vị trí phòng khách sạn và mọi địa điểm ăn uống hay nghỉ dưỡng phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của họ

Bảng 6: Tỷ trọng chi phí sản xuất hàng hoá và dịch vụ trên thế giới giai đoạn 2006-2018

Dựa vào bảng số liệu về tỷ trọng chi phí sản xuất hàng hoá và dịch vụ, có thể thấy chi phí sản xuất dịch vụ đang có xu hướng trở nên thấp hơn Cụ thể, năm 2006, tỷ trọng chi phí từ 13,284% giảm xuống 12,55% vào năm 2007 và tiếp tục giảm sâu xuống dưới 10% vào năm 2010 Sau đó, mặc dù có dầu hiệu tăng lên của tỷ trọng nhưng không đáng kể vào những năm tiếp Nhìn chung, càng tiến về sau, tỷ trọng chi phí sản xuất hàng hoá và dịch vụ càng có xu hướng giảm.

Nguyên nhân của hiện tượng giảm giá này là do số lượng sản phẩm dịch vụ tại hầu hết các thị trường trên toàn thế giới đang gia tăng thường xuyên, các doanh nghiệp luôn sản xuất một lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như giảm chi phí sản xuất Một số ít trong đó là thị trường độc quyền và giá được kiểm soát bởi chính phủ như: điện, nước, xăng dầu Bên cạnh nhu cầu của người tiêu dùng, số lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành thương mại dịch vụ cũng ngày càng lớn, tính cạnh tranh cao là nguyên do khiến cho giá thành một số mặt hàng giảm mạnh để gia tăng thị phần Thêm vào đó, việc phát triển nhanh khiến cho các sản phẩm của ngành thương mại dịch vụ có vòng đời ngắn hơn Để tránh tồn đọng hàng hoá cũ, các doanh nghiệp quốc tế có xu hướng giảm giá nhanh nhằm giải quyết bài toán hàng tồn.

Trong giai đoạn 2010-2021 vừa qua, tuy cũng có những lúc thăng trầm, nhưng nhìn chung, thương mại dịch vụ trên thế giới đều có xu hướng đi lên Có thể nói, đây là một kết quả mang tính hiển nhiên do sự chuyển dịch cơ cấu ngành, mà cụ thể là tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành công-nông nghiệp, gây nên.

Bên cạnh đó, mặc dù trong những năm 2019-2020, kinh tế toàn cầu nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng phải chịu ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ, gây nên những khó khăn, trì trệ, song, đến năm 2021, đã thấy được những tiến triển tích cực, những nỗ lực đẩy thương mại toàn cầu quay trở lại vị trí và mức độ phát triển vốn có Và chắc chắn rằng, những dấu hiệu khả quan này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai như những dự đoán trong Phần III, Xu hướng phát triển của Thương mại Dịch vụ Quốc tế đã trình bày. Nhóm 8 chúng em đã dành thời gian nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp những thông tin, kiến thức về đề tài “Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 – 2021”, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót.

Nhóm chúng em rất mong nhận được những góp ý, sửa đổi từ thầy để có thể cải thiện bài làm của nhóm hơn nữa ạ.

Chúng em xin cảm ơn thầy!

More from: quan h ệ kinh t ế qu ố c t ế

Threefold typology of theories quan hệ kinh tế… 100% (3) 7 Đ Ề NH Ữ NG NĂM GẦN ĐÂY quan hệ kinh tế… 100% (3) 2

Quan hệ KTQT thầy Toàn quan hệ kinh tế… 83% (6) 14

[123doc] - dia-ly-va- tai-nguyen-du-lich… quan hệ kinh tế… 100% (2)231

Lịch sử đảng None 28 Ôn t ậ p thi h ọ c kì - ưebdufr3g4oe tài liệu đề cương None

Kinh doanh quốc tế None

Midterm Test - Group 6 - Report of…

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w