Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 1.Tăng trưởng quy mô kim ngạch ất xunhập khẩu Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của thế giới và tỷ trọng thương mại dị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯỜNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUÓC TẾ
3 Đặng Khánh Ly - 2114720017
4 Đoàn Minh Quân - 1911110325
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
Chương I Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 7
1 Tăng tr ng quy mô kim ngưở ạch xu t nhấ ập khẩu 7
1.1 Phân tích sự tăng giảm trong kim ngạ ch xuấ t nh p kh u d ậ ẩ ịch vụ giai đo ạ n 2012 - 2022 7
1.2 Nh ng y u t ữ ế ố tác độ ng đ n s phát tri n c a Th ng m ế ự ể ủ ươ ại dịch vụ 8
2 Cơ cấu th ng mươ ại dịch vụ quốc tế 14
3 Các quốc gia có kim ng ch xuạ ất nhập kh u dẩ ịch vụ lớn nhất thế giới 17
3.1 S ự tăng giảm trong kim ngạ ch xu t nh ấ ậ p kh u d ẩ ịch vụ củ a các n ước dẫ n đ ầu 17
3.2 Nguyên nhân khi n các n ế ước dẫ n đ u th ầ ế giới v ề xuấ t nh ậ p kh u d ẩ ịch vụ 21
Chương II Tình hình xu ất khẩ u m ột số nhóm d ịch vụ chủ yế u trên th gi 25 ế ới 1 Dịch vụ du lịch qu c tố ế 25
1.1 Doanh thu và t ốc độ tăng trưở ng d ịch vụ du l ịch qu c t ố ế 25
1.2 Kim ng ạch xuấ t kh ẩ u d ịch vụ du l ịch qu c t ố ế 28
1.3 Top 5 qu ốc gia có kim ng ch xu ạ ấ t kh ẩ u d ịch vụ du l ịch lớ n nh ất thế giới 29
2 Dịch vụ vậ ải quốc tế 30n t 2.1 Khái ni ệm dịch vụ vậ ải quốc tế 30 n t 2.2 Kim ng ạch xuấ t kh ẩ u d ịch vụ vậ ả n t i qu c tế ố 30
2.3 C ơ cấ u xu ấ t kh ẩ u d ịch vụ vậ ả n t i qu c tế 33 ố 2.4 Kim ng ạch và tỷ trọ ng xu ấ t kh ẩ u d ịch vụ vậ ải quốc tế 35 n t 2.5 Top 5 qu ốc gia có kim ng ch xu ạ ấ t kh ẩ u d ịch vụ vậ ải lớ n t n nh ất thế giới 36
3 Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính 37
3.1 K hái ni ệm về dị vụ ch viễn thông, thông tin và máy tính 37
3.2 Tình hình xu ất khẩ u d ịch vụ viễ n thông, thông tin và máy tính 38
3.3 Nh ng y u t ữ ế ố tác độ ng đ n s ế ự tăng trưởng củ a d ịch vụ viễ n thông, thông tin và máy tính 40
3.4 Top 5 quốc gia có kim ng ạ ch xu t kh u vi n thông, thông tin và máy tính n ấ ẩ ễ lớ nh ất thế ới 41 gi 4 Dịch vụ tài chính 42
4.1 Đ h nghĩa ịn dị ch v tài chính 42 ụ 4.2 Tình hình xu ất khẩ u d ịch vụ tài chính trên th giới 43 ế 4.3 Nh ng y u t ữ ế ố tác độ ng đ n s ế ự tăng trưở ng c a d ủ ịch vụ tài chính 44
Trang 34.4 Top 5 qu ốc gia có kim ng ch xu ạ ấ t kh ẩ u d ịch vụ tài chính lớ n nh ất thế giới 46
5 Dịch vụ về quyền sở hữu trí tu 46ệ
5.1 Khái ni ệm dịch vụ chuyể n quy n s ề ử dụ ng các đ ối tượ ng s ở hữ u trí tu 46 ệ 5.2 Tình hình xu ất khẩu dị ch v chuyể ụ n quy n s ề ử dụ ng các đ ối tượ ng s ở hữ u trí tuệ 47 5.3 Nh ng y u t ữ ế ố tác độ ng đ n tăng tr ế ưởng 49 5.4 Top 5 qu ốc gia có kim ng ch xu ạ ấ t kh ẩ u v ề dị ch v quyề ụ n s ở hữ u trí tu ệ lớ n
nh ất thế ới 50 gi
Chương III Xu h ướ ng phát tri n c ể ủa th ương m ại dịch vụ quốc tế 51
1 Th ng mươ ại dịch vụ quốc tế tiế ụp t c có t c nhanh trưởố ng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong th ng mươ ại quốc tế 51
2 Cơ cấu th ng mươ ại dịch vụ tiế ục d ch chuyp t ị ển theo h ng gia tăng tướ ỷ trọng các ngành có hàm l ng công nghượ ệ cao giảm t trọỷ ng các dịch vụ truyền thống 53
3 Xu h ng hướ ội tụ giữa thương mại dịch vụ và th ng mươ ại hàng hóa 55
4 T do hóa th ng mự ươ ại dịch vụ tiế ục diễp t n ra ngày càng sâu rộng trên thế giới,
nhưng b o hả ộ vẫn còn phổ ế 57bi n
5 S phát tri n cự ể ủa cu c cách mạộ ng công nghi p 4.0 có vai trò quan ệ trọng thúc đ y ẩthương mại dịch vụ mở rộng v quy mô, thay đề ổi về cơ cấu, đ ng thồ ời làm thay đ i ổ
cơ bản ph ng thươ ức cung ứng và tiêu dùng dịch v 59ụ
6 S n phả ẩm dịch vụ ngày càng đa d ng, chạ ất lượng dịch vụ không ng ng đừ ược nâng cao, giá dịch v có xu hụ ướng giảm 62
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu một số dịch vụ của Hoa Kỳ giai đoạn 2012 - 2022
(ĐVT: triệu USD) 23
Bảng 2:Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế 33
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của thế giới và tỷ trọng thương mại dịch vụ so với tổng kim ngạch thương mại quốc tế giai đoạn 2012 - 2022 7
Biểu đồ 2: Quy mô GDP thế giới giai đoạn 1980 – 2022 9
Biểu đồ 3: Tỷ trọng các ngành trong GDP của thế giới (2012 - 2021) 10
Biểu đồ 4: Số lượng các liên kết kinh tế và FTA trên thế giới (1995 - 2022) 11
Biểu đồ 5: Số lượng ng ời sử dụng Internet và tỷ trọng so với dân số trên thế giới giai ư đoạn 2005 – 2022 12
Biểu đồ 6: GDP theo đầu người trên thế giới (1990 - 2022) 13
Biểu đồ 7: Tỷ trọng du lịch quốc tế trong tổng giá trị xuất khẩu th ng mại dịch vụươ của thế giới trong giai đoạn 2012 - 2022 14
Biểu đồ 8: Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2012 2022 14–
Biểu đồ 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của 10 quốc gia dẫn đầu thế giới năm 2022 18
Biểu đồ 10: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ so với thế giới của một số quốc gia giai đoạn 2012 - 2022 18
Biểu đồ 11 Chi tiêu cho hoạt động R&D của một số quốc gia giai đ: oạn 2012 - 2020 22 Biểu đồ 12: Doanh thu du lịch quốc tế và tốc độ tăng tr ởng du lịch quốc tếư 25
Biểu đồ 13: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch quốc tế 28
Biểu đồ 14: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch quốc tế của 05 n ớc lớn ư nhất năm 2022 29
Biểu đồ 15: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng tr ởng dịch vụ vận tải quốc tếư 30
Biểu đồ 16: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế 35
Biểu đồ 17:Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế của 5 nước lớn nhất năm 2022 36
Biểu đồ 18: Kim ngạch XKDV viễn thông, thông tin, máy tính thế giới và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2012 đến 2022 38
Trang 5Biểu đồ 19: Kim ngạch XKDV viễn thông, thông tin, máy tính và tỷ trọng trong tổng
XKDV thế giới giai đoạn 2012 - 2022 39
Biểu đồ 20: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông của 5 nước lớn nhất năm 2022 41
Biểu đồ 21: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính 43
Biểu đồ 22: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính và tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới 44
Biểu đồ 23: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính của 5 nước lớn nhất năm 2022 46
Biểu đồ 24: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ 47
Biểu đồ 25: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ trong tổng xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 2012 – 2022 48
Biểu đồ 26: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ của 5 nước lớn nhất năm 2022 50
Biểu đồ 27: Kim ngạch thương mại hàng hóa, dịch vụ quốc tế (1985 - 2022) 52
Biểu đồ 28: Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế (2012 2022) 53 -
Biểu đồ 29: Số khách du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2012 – 2022 55
Biểu đồ 30: Số lượng các thành viên WTO cam kết mở cửa thị tr ờng đối với từng ư lĩnh vực dịch vụ 58
Biểu đồ 31: Doanh thu du lịch trực tuyến giai đoạn 2018 - 2022 60
Biểu đồ 32: Doanh thu bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu giai đoạn 2014 - 2022 61
Biểu đồ 33 Các nền tảng mạng xã hội đ: ược sử dụng nhiều nhất trên thế giới 63
Trang 6MỞ ĐẦU
Trong thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế Từ năm 2012 đến nay, thương mại dịch vụ đã trở thành một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn cầu Trong bối cảnh các quốc gia liên kết mật thiết, sự kết nối
và tương tác trở nên ngày càng phức tạp, việc nghiên cứu và đánh giá tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế trong giai đoạn 2012 - 2022 trở nên hết sức cần thiết.Thương mại dịch vụ quốc tế không chỉ đơn thuần là việc giao dịch hàng hóa qua biên giới quốc gia mà còn mở rộng khái niệm để bao gồm các hoạt động như du lịch, giáo dục, tài chính, và các dịch vụ chuyên nghiệp khác Điều này tạo nên một môi trường kinh doanh đa dạng, nơi mà sự chuyển động của dịch vụ không chỉ phản ánh nhu cầu của thị trường mà còn thể hiện sự tương tác sâu rộng giữa các quốc gia
Thương mại dịch vụ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố mối quan hệ quốc tế Việc trao đổi thông tin, kỹ năng, và nhân sự qua biên giới không chỉ thúc đẩy sự đổi mới mà còn tạo ra cơ hội mới cho sự hợp tác và phát triển bền vững
Nhận thức được tầm quan trọng của thương mại dịch vụ đối với nền kinh tế thế giới, chúng em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc
tế giai đoạn 2012-2022” Qua đó, hy vọng sẽ có cái nhìn sâu sắc về sự biến đổi của thương mại dịch vụ quốc tế, từng bước tiến vào thế kỷ 21 đầy thách thức và cơ hội Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế
Chương 2: Tình hình xuất khẩu một số nhóm dịch vụ chủ yếu trên thế giới Chương 3: Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế
Trang 7mại dịch… 100% (4)
14
Tìm hiểu tình hình phát triển thương…Thương
Thương
81
Trang 8Chương I Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế
1 Tăng trưởng quy mô kim ngạch ất xu nhập kh ẩu
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của thế giới và tỷ trọng thương mại dịch
vụ so với tổng kim ngạch thương mại quốc tế giai đoạn 2012 - 202 2
Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map
Tổng quan:
Nhìn chung, cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn
2012 2022 có xu hướng giống nhau khi cả kim ngạch lẫn tỷ trọng đều tăng lên Kim - ngạch xuất khẩu từ 4674,32 tỷ USD năm 2012, sau 10 năm đã đạt 7086,08 tỷ USD năm
2022 Kim ngạch nhập khẩu đã tăng hơn 6486,73 tỷ USD, tỷ trọng tăng gần 5% trong giai đoạn từ năm 201 đến 20222 Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2014 nhưng đã dần tăng trở lại vào năm 2016 Sự suy giảm nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này là của năm 2020 do chịu tác động của đại dịch Covid-19
-mại dịch… 100% (1)
47
Nhóm 4 - Các quy định điều chỉnh…Thương
mại dịch… 100% (1)
23
Trang 9Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng dần qua từng năm trong giai đoạn 2012 - 2014, trung bình khoảng 301 tỷ USD/năm Tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ trên tổng xuất khẩu thương mại quốc tế trong giai đoạn này cũng tăng từ 19,77% lên 21,6% Kim ngạch nhập khẩu trung bình tăng khoảng 326 tỷ USD trong giai đoạn này Tuy có tăng trưởng nhưng còn chậm chạp do đây là giai đoạn kinh tế thế giới dần phục hồi sau Cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008
Xuất khẩu thương mại dịch vụ của thế giới năm 2015 biến động khi có sự sụt giảm 223,47 tỷ USD so với năm 2014, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cũng chững lại, giảm khoảng 243 tỷ USD nhưng tỷ trọng trong năm vẫn tiếp tục tăng 1,55% Kim ngạch xuất nhập khẩu dù còn phát triển yếu ớt nhưng đã dần tăng trở lại trong năm 2016 Giá trị xuất khẩu thương mại dịch vụ trong năm 2016 - 2018 trung bình tăng gần
492 tỷ USD, đây là mức tăng mạnh nhất trong giai đoạn được nghiên cứu Dù tăng mạnh
về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu nhưng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong năm
2017 lại giảm nhẹ 0 3% do sức tăng trưởng của thương mại dịch vụ vẫn còn yếu so với ,thương mại hàng hóa
Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu thương mại dịch vụ năm 2019 đạt mức cao nhất với 6279,76 tỷ USD và chiếm 24,61% Đây cũng là năm mà cả kim ngạch lẫn tỷ trọng nhập khẩu dịch vụ đạt mức cao nhất trong toàn bộ giai đoạn trước khi Covid-19 bùng
nổ năm 2020 và với mức tỷ trọng cao nhất đạt 26,61%
Sự sụt giảm nghiêm trọng nhất về cả kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ là năm 2020, giảm hơn 16% về kim ngạch và 2,17% về tỷ trọng so với năm 2019 Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong quá trình phát triển của TMDV khi so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ làm giảm 9,5% trong giá trị thương mại dịch vụ năm 2009 Năm 2021, thương mại quốc tế dần phục hồi trở lại, tuy nhiên sức phục hồi của thương mại dịch vụ vẫn còn khá yếu Cho đến năm 2022 – 2 năm sau dịch bệnh Covid-
19, nền kinh tế đã dần phục hồi rõ rệt với mức kim ngạch xuất khẩu tăng 859,19 tỷ USD
so với năm 2021, tăng 1861,44 tỷ USD so với năm 2020 và kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn 2020 2022 tăng trung bình 766 tỷ USD–
sự phát triển của nền kinh tế thế giới
Quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới gắn liền với các sự kiện kinh tế Những sự kiện này có tác động lớn tới sự phát triển của thương mại dịch vụ theo cả
Trang 10chiều hướng tích cực và tiêu cực Trong giai đoạn 2012 - 2018, các sự kiện như khủng hoảng nợ công và căng thẳng địa chính trị đã cản trở tăng trưởng thương mại Năm 2016,
sự kiện Anh quyết định rời khỏi EU sau 43 năm gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế châu Âu; sau bầu cử Tổng thống Mỹ, kinh tế thế giới được dự báo sẽ chịu tác động tiêu cực do quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại diễn ra mạnh mẽ trong thập kỷ qua
có thể sẽ đảo chiều do ông Donald Trump phản đối rất mạnh mẽ Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương Từ năm 2017 đến 2019, căng thẳng thương mại gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gây ra nhiều hệ quả cho nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại toàn cầu Năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng thương mại do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 Cuộc khủng hoảng kinh
tế do đại dịch gây ra là một thử thách lớn đối với hệ thống thương mại thế giới, gây ra những cú sốc chưa từng có đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và quan hệ thương mại giữa các quốc gia Bước sang năm 2021, các lệnh đóng cửa do đại dịch được nới lỏng, thương mại quốc tế đã hồi phục song song với hoạt động kinh tế toàn cầu, thương mại dịch vụ tăng trưởng khá mạnh nhưng vẫn còn tụt hậu, nhất là các dịch vụ du lịch
Sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới đã tạo ra khả năng cung ứng và nhu cầu ngày càng lớn về các loại hình dịch vụ Quy mô kinh tế thế giới ngày càng lớn đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao về các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh như vận tải, tài chính, thông tin, viễn thông…
Biểu đồ 2: Quy mô GDP thế giới giai đoạn 1980 – 202 2
Nguồn: World Bank
Trang 11Trong hơn 40 năm vừa qua, quy mô GDP thế giới tăng liên tục, từ 113,37 tỷ USD năm 1980 tăng lên 877,28 tỷ USD năm 2019, tăng gấp gần 8 lần so với năm 1980 Năm
2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, quy mô GDP thế giới suy giảm khoảng 3%, xuống còn 852,15 tỷ USD Đây chính là cơ sở tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về dịch
-vụ để phục -vụ nền kinh tế ngày càng lớn của thế giới
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ đã tạo ra khả năng cung ứng quy mô lớn và ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ, nhất
là các dịch vụ về công nghệ thông tin
Biểu đồ 3: Tỷ trọng các ngành trong GDP của thế giới (2012 - 2021)
Nguồn: World Bank
Từ biều đồ cho thấy kinh tế thế giới có sự dịch chuyển rất lớn trong 1/4 thế kỷ vừa qua Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thế giới có xu hướng tăng lên, từ 62,17% năm 2012 tăng lên 64,14% năm 2018 Hiện nay, gần 2/3 GDP toàn cầu do lĩnh vực dịch vụ tạo ra Ở các nước phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế rất cao, chiếm từ 70 – 80% Các yếu tố trên đã tạo ra khả năng cung ứng dịch vụ với quy mô rất lớn và ngày càng đa dạng, là động lực thúc đẩy thương mại dịch vụ quốc tế phát triển
, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại dịch vụ
Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ để phù hợp với xu thế quốc tế hóa
28.12 27.79 27.54 26.84 26.29 26.76 27.23 26.71 26.17 27.22
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2012
Trang 12kinh tế Toàn cầu hóa đem các quốc gia lại xích lại gần nhau và mở ra cơ hội hội nhập sâu rộng trong thị trường quốc tế Toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn kỹ năng quản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước phát triển đồng thời giúp các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội phát triển Nổi bật trong
xu hướng toàn cầu hóa là sự phát triển của WTO Tính đến năm 2021, đã có 164 nước thành viên gia nhập vào tổ chức Theo thống kê của WTO vào năm 2017, các thành viên của WTO chiếm tới 98,2% tỷ trọng thương mại hàng hóa trên thế giới
Tự do hóa thương mại là một quá trình, xu thế mà các nước đưa ra các cam kết về việc hạn chế, xóa bỏ các rào cản trong lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các nước Tự do hóa thương mại khiến số lượng các hiệp định thương mại tăng mạnh
và làm tăng dòng luân chuyển dịch vụ giữa các quốc gia, các khu vực cũng như giảm các thủ tục hành chính đối với thương mại, từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, dễ dàng và góp phần thúc đẩy thương mại dịch vụ quốc tế phát triển
Biểu đồ 4: Số lượng các liên kết kinh tế và FTA trên thế giới (1995 - 2022)
Nguồn: Asia Regional intergration Center
Lợi ích của tự do hóa thương mại dịch vụ
Các quốc gia có gia có thể tiêu dùng, nhập khẩu các sản phẩm dịch mà trong nước không có điều kiện để sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước, đồng thời tập trung nguồn lực phát triển các loại hình dịch vụ thế mạnh để cung ứng, xuất khẩu ra nước ngoài với hiệu quả cao hơn Từ đó người tiêu dùng dịch vụ được hưởng các lợi ích từ sự đa dạng các chủng loại dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng cao và giá cả thì giảm xuống
31 51
122
175 183
196 200
209 218
228 240
249 260
269 277 279
Trang 13Khi mở cửa thị trường, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài có thể thâm nhập vào thị trường trong nước, mang theo công nghệ kĩ thuật tiên tiến hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh gay gắt với các nhà cung ứng trong nước, từ đó buộc các nhà cung ứng dịch vụ trong nước phải đổi mới, tiếp thu công nghệ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm dịch vụ với nhiều ưu thế hơn, những nhà cung ứng không thích nghi sẽ bị đào thải, qua
đó tạo nâng cao năng lực cạnh tran của toàn bộ nền kinh tế.h
sự phát triển của khoa học công nghệ dựa trên nền tảng Internet đã tạo
ra nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ và loại hình dịch vụ mới có tốc độ phát triển rất nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ có thể thương mại hóa
Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đã làm giảm khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ hay các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm sản phẩm, đồng thời đơn giản hóa các giao dịch xuyên biên giới Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào gần như không đáng kể Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch
vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn Việc ứng dụng các phát minh mới của khoa học công nghệ giúp hoạt động thương mại dịch
vụ dễ dàng hơn bao giờ hết do tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí Điều này đã cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nhà xuất khẩu có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn về giá cả
Biểu đồ 5: Số lượng người sử dụng Internet và tỷ trọng so với dân số trên thế giới giai
đoạn 2005 – 2022
Nguồn: ITUWRC
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Trang 14Từ biểu đồ trên ta thấy, số lượng người sử dụng Internet trong gần 2 thập kỷ qua tăng nhanh, liên tục, từ 1 tỷ người sử dụng năm 2005, tăng lên gấp khoảng 5 lần năm
2022 với hơn 5,1 tỷ người dùng Tỷ lệ dân số thế giới sử dụng Internet cũng tăng rất lớn trong 20 năm qua, từ khoảng 15,6% dân số thế giới năm 2005, đến năm 2022 thì đã có hơn 64,4% dân số thế giới sử dụng Internet Như vậy, nền tảng Internet phát triển với tốc độ vũ bão đã tạo ra cầu ngày càng lớn và sản sinh ra đa dạng các ngành dịch vụ mới, thúc đẩy thương mại dịch vụ quốc tế phát triển
gia tăng mức sống người dân thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ cá nhân
Mức sống của người dân trên thế giới đã được cải thiện đáng kể nhờ vào sự hội nhập kinh tế mạnh mẽ
Biểu đồ 6: GDP theo đầu người trên thế giới (1990 - 202 2)
Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map
Nhu cầu về cải thiện chất lượng cuộc sống, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, các dịch
vụ cá nhân ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng Trong đó nhu cầu về du lịch quốc tế chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩuu thương mại dịch vụ của thế giới Du lịch quốc tế là ngành dịch vụ bao trùm nhất với sự tham gia thương mại của các nền kinh tế ở mọi trình độ phát triển đã có đóng góp không nhỏ vào giá trị thương mại dịch vụ toàn cầu
Trang 15Biểu đồ 7: Tỷ trọng du lịch quốc tế trong tổng giá trị xuất khẩu thương mại dịch vụ
của thế giới trong giai đoạn 2012 - 2022
Nguồn: World Bank
Bên cạnh đó, việc người dân ngày càng quan tâm tới sức khỏe cùng xu hướng già hóa dân số ở các nước phát triển làm thúc đẩy hơn nữa lượng cầu về dịch vụ y tế Đối với các nước đang phát triển, dân số trẻ ngày càng tăng cũng làm tăng thêm nhu cầu đối với dịch vụ giáo dục và các dịch vụ kỹ thuật số mà thương mại dịch vụ chính là chìa khóa để đáp ứng những nhu cầu này
2 Cơ cấ u thương m i dịch v ạ ụ quố ế c t
Biểu đồ 8: Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2012 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map
Trang 16Tổng quan:
Trong thập kỷ qua, thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng mạnh trên tất cả các loại hình dịch vụ Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2012 - 2022 có sự thay đổi lớn về tỷ trọng giữa các nhóm ngành Dịch vụ du lịch trong năm 2012 - 2019 đã giữ
ở mức ổn định khoảng 24% nhưng lại giảm hơn 1/2 chỉ trong một năm, xuống mức 10,7% vào năm 2020 Dịch vụ vận tải quốc tế thể hiện xu hướng giảm qua từng năm trong giai đoạn, từ mức 19,8% trong năm 2012 giảm xuống chỉ còn 16,5% vào năm 2020 và dần phục hồi lại vào năm 2021, 2022, đạt mức 20,7%
Từ năm 2012 tới 2022, cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế có sự thay đổi giữa tỷ trọng của hai ngành du lịch và vận tải quốc tế Trong 8 năm, từ năm 2012 2019, tỷ - trọng dịch vụ du lịch quốc tế đã tăng tới mức cao nhất là 24,62% năm 2013 và giữ trạng thái tương đối ổn định nhưng lại có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2020 – 2022 Cùng với đỏ, tỷ trọng dịch vụ vận tải quốc tế lại ghi nhận mức giảm liên tục cho tới sau đại dịch Covid 19, nó mới đạt được mức ổn định- Mặc dù lĩnh vực du lịch quốc tế giảm
tỷ trọng, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng, chiếm gần 1/4 cấu trúc thương mại quốc
tế Sự giảm tỷ trọng của ngành du lịch nhưng vẫn giữ phần trăm lớn trong cấu trúc thương mại quốc tế là do một số nguyên nhân sau:
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi: Phần lớn người tiêu dùng đang có xu hướng thay đổi
thói quen chi tiêu của họ Chi tiêu chung cho hàng hóa hữu hình đang giảm, trong khi chi tiêu cho các trải nghiệm như du lịch và ăn uống lại tăng lên (Delloite, 2017) Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển giúp cho thu nhập bình quân tăng lên, nhu cầu về đời sống tinh thần cũng tăng theo khiến cho xu hướng tiêu dùng dịch vụ cá nhân được thúc đẩy mạnh mẽ, nhất là đối với hoạt động du lịch
Chi phí đi lại giảm: Vận tải hàng không là lĩnh vực luôn song hành cùng với dịch
vụ du lịch quốc tế Từ năm 1995 đến 2015, chi phí trung bình cho một chuyến bay nhìn chung đã giảm Lý do là do sự cạnh tranh đã khiến các hãng hàng không phải vật lộn để kiếm được lợi nhuận và gặp sức ép buộc phải giảm giá vé Sự gia tăng của các hãng hàng không giá rẻ cùng với các đường bay thẳng, đặc biệt là ở cấp khu vực, không chỉ thay đổi ngành vận tải hàng không mà còn thúc đẩy tăng trưởng du lịch quốc tế một cách ấn tượng
Trang 17Khoa học công nghệ phát triển: Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần chuyển đổi ngành
du lịch, từ trợ lý ảo cho đến việc cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cao cho từng khách hàng của các doanh nghiệp đã đóng góp vào cải thiện hiệu suất kinh doanh của ngành
du lịch (UNWTO, 2019) Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực dịch vụ cũng làm giảm sự đòi hỏi về tương tác trực tiếp giữa con người để giúp cho khách du lịch tiết kiệm được thời gian và công sức tìm kiếm thông tin ,từ đó làm tăng động lực tiêu thụ dịch vụ du lịch hơn
Chính sách thu hút du khách nước ngoài của các quốc gia: Chính phủ các nước
đã và đang đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế thông qua thúc đẩy phát triển cơ sở
hạ tầng du lịch, phát triển các điểm đến mới, xúc tiến du lịch nông nghiệp nông thôn, các tuyến du lịch mới và đơn giản hóa các thủ tục về thị thực nhằm thu hút khách du lịch quốc tế Tính đến đầu năm 2018, đã có 66 quốc gia và khu vực thay đổi các hạn chế
về thị thực, điều này đã giúp các du khách nước ngoài đến những nơi này dễ dàng hơn Trái với mức tăng trong ngành du lịch, dịch vụ vận tải quốc tế có xu hướng suy giảm Khoảng một nửa thương mại dịch vụ vận tải trên thế giới được thúc đẩy bởi thương mại hàng hóa, điều này khiến lĩnh vực vận tải dễ bị tổn thương, do giá cước vận chuyển hàng hóa luôn biến động và biến động theo nhu cầu toàn cầu Hơn nữa, với sự gia nhập ngày càng nhiều của các nhà cung ứng dịch vụ trong thị trường vận tải trên thế giới, giá cước vận chuyển chịu áp lực cạnh tranh và đã giảm dần theo thời gian, từ đó doanh thu
từ dịch vụ vận tải quốc tế giảm và làm chậm lại sức tăng trưởng của lĩnh vực này so với các nhóm dịch vụ khác
Từ năm 2019 tới năm 2022, cơ cấu thương mại dịch vụ có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống, trong đó du lịch giảm xuống chỉ còn 15,42% Tỷ trọng nhóm dịch vụ hàm lượng công nghệ cao, nhất là các dịch vụ liên quan đến thành tựu khoa học công nghệ đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng Năm 2019, xuất khẩu dịch vụ trên thế giới chủ yếu vẫn là du lịch và vận tải Hoạt động thương mại giữa các loại hình dịch vụ là không đồng đều trong năm này, với sự tăng trưởng đáng
kể trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin nhưng giảm trong các ngành vận tải, xây dựng và bảo hiểm (UNCTAD, 2020) Năm 2020, du lịch và vận tải quốc tế là hai nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid 19 Cơ - cấu dịch vụ du lịch giảm tới 12,66% chỉ trong vòng một năm Theo báo cáo của WTO, chi tiêu của khách du lịch quốc tế đã giảm 81% Ngành vận tải nói chung sụt giảm nghiêm trọng do
Trang 18các chuyến bay chở khách quốc tế giảm Tuy nhiên, dịch vụ vận tải biển vẫn tăng trưởng tương đối tốt sau đại dịch
Sự ảnh hưởng của đại dịch lên các lĩnh vực dịch vụ thương mại là không giống nhau Đối với các lĩnh vực đòi hỏi có sự tham gia của con người như xây dựng, các dịch
vụ cá nhân, văn hóa và giải trí, giá trị thương mại đã giảm mạnh Ngược lại, xu hướng thương mại đối với dịch vụ tài chính và bảo hiểm tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia phản ánh sự gia tăng trong tiết kiệm của người dân trên khắp thế giới trong bối cảnh dịch bệnh, dẫn tới hoạt động thương mại đối với các sản phẩm tài chính tăng nhiều hơn
Các dịch vụ máy tính và thông tin, dịch vụ viễn thông là lĩnh vực dịch vụ phát triển nhanh nhất trong 10 năm qua, tăng 8% vào năm 2020 vì được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch sang phương thức làm việc từ xa và xu hướng chuyển đổi số Bên cạnh sự gia tăng về nhu cầu đối với thiết bị điện tử do hàng tỷ người phải học tập và làm việc tại nhà, các biện pháp ngăn chặn các hoạt động giải trí ngoài trời nhằm hạn chế ảnh hưởng của đại dịch cũng làm nhu cầu sử dụng các sản phẩm giải trí và thư giãn như máy chơi trò chơi điện tử xuất hiện nhiều hơn Xu hướng tiêu dùng mới này đã thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của một số công ty công nghệ Doanh thu của Apple trong 3 tháng cuối năm 2020 là hơn 111 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2019; Microsoft có sự bùng nổ
về nhu cầu đối với máy chơi game Xbox và các dịch vụ điện toán đám mây, với doanh thu tổng thể tăng 17% vào năm 2020 Vì vậy, cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế trong năm 2020 đã thay đổi đáng kể, với tỷ trọng du lịch giảm gần một nửa, các dịch vụ chuyển phát kỹ thuật số ngày càng nổi trội và tăng trưởng mạnh mẽ (OECD, 2021)
3 Các quốc gia có kim ng ch ạ xu ất nh ậ p kh u d ẩ ịch vụ lớ n nh ấ t th ế ới gi
Năm 2022, với kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ đạt 1625,24 tỷ USD, Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia xuất khẩu dịch vụ hàng đầu thế giới và chiếm tới 11,97% thị phần toàn cầu Theo sau là hai quốc gia Trung Quốc và Đức, chiếm lần lượt là 7,07% và 6,51%
tỷ trọng trong tổng xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới Trung Quốc là nước xuất nhập khẩu dịch vụ đứng đầu trong số các nước đang phát triển và đứng thứ 2 trên thế giới, với 959,49 tỷ USD về giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trong lĩnh vực dịch vụ
Trang 19Biểu đồ 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của 10 quốc gia dẫn đầu thế giới năm
Biểu đồ 10: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ so với thế giới của một số
quốc gia giai đoạn 2012 - 2022
Nguồn: Tổng hợp từ World Bank
1625.24
959.49883.29
784.59 672.24 622.99573.32 549.87 522.42
377.82
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%
anyIreland
Unite
d K
dom
France
Neth
landsSinga
Trang 20Hoa Kỳ, Anh, Đức và Trung Quốc là bốn quốc gia luôn có mặt trong nhóm 5 nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ hàng đầu thế giới, trong đó Hoa Kỳ luôn đứng ở
vị trí số 1 Vị trí xếp hạng các nước còn lại cũng không thay đổi quá nhiều trong giai đoạn nghiên cứu Tỷ trọng xuất khẩu của Hoa Kỳ so với toàn thế giới trung bình chiếm gần 15%, cao gấp đôi so với nước tỷ trọng của nước xếp ở vị trí thứ 2 Kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ có xu hướng tăng dần qua các năm và đạt giá trị cao nhất là 876 tỷ USD vào năm 2019 Năm 2020 là năm duy nhất quốc gia này ghi nhận mức giảm trong kim ngạch xuất khẩu Ngay sau đó, Hoa Kỳ đã dần phục hồi nền kinh tế cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu, đạt hơn 1000 tỷ USD vào năm 2022
Hầu hết các quốc gia đứng đầu đều có xu hướng tăng dần về giá trị xuất khẩu dịch vụ trong giai đoạn 2012 - 2019 và giảm mạnh vào năm 2020, sau đó có xu hướng tăng trở lại vào năm 2022 Cũng trong năm 2020, Pháp không còn duy trì được vị trí của mình trong top 5 nước xuất khẩu hàng đầu mà nhường chỗ cho Ireland, đây là năm đầu tiên Ireland góp mặt trong danh sách các nước dẫn đầu về xuất khẩu dịch vụ với giá trị gần 263 tỷ USD, chiếm 5.3% tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ toàn cầu
Trong năm 2019, ba nước Pháp, Anh và Đức ghi nhận mức giảm trong cả kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng, chỉ có Hoa Kỳ và Trung Quốc có kim ngạch tăng lên, đây cũng là hai quốc gia có sự tăng trưởng ổn định nhất trong toàn giai đoạn Hoa Kỳ hầu như không có sự suy giảm nào trong kim ngạch, Trung Quốc ghi nhận mức giảm vào năm 2016
Kim ngạch của nhóm 5 nước nhập khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới có sự biến động mạnh mẽ hơn so với kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Xếp hạng các nước nhập khẩu dịch
vụ nhiều nhất thế giới có thêm sự xuất hiện của Nhật Bản, tuy nhiên, nước này chỉ góp mặt một lần duy nhất trong năm 2012 ở vị trí thứ 5 và sau đó không còn trụ lại vị trí này
Hoa Kỳ tiếp tục là nước dẫn đầu trong toàn giai đoạn với kim ngạch tăng dần qua các năm Kim ngạch của Hoa Kỳ chỉ ghi nhận một mức giảm nhẹ trong năm 2013 và mức giảm nghiêm trọng trong năm 2020 Tỷ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng lớn hơn rất nhiều so với các nước đứng sau
Trang 21Kim ngạch nhập khẩu của các nước không có sự cách biệt quá lớn Trung Quốc ghi nhận một mức tăng mạnh trong năm 2014 và vượt qua Đức để trở thành nước nhập khẩu dịch vụ lớn thứ 2 thế giới Cũng trong giai đoạn 2019 - 2022, Ireland lọt vào nhóm các quốc gia nhập khẩu dịch vụ nhiều nhất và giữ vững vị trí thứ 4
Có thể thấy rằng, Trung Quốc là nước có mức tăng trưởng đáng kể nhất trong giai đoạn, từ mức 5 7% trong năm 201,3 2, sau 6 năm đã tăng lên mức cao nhất là 6,43% trong năm 2018 Tỷ trọng này sau đó hầu như có xu hướng giảm dần và chỉ còn 6,03% trong năm 2020 Dù vậy, so với đầu giai đoạn thì đây vẫn là sự tăng trưởng mạnh
Hoa Kỳ: Du lịch, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, kỹ thuật,
vận tải và chuyển quyền sở hữu trí tuệ là các nhóm dịch vụ Hoa Kỳ xuất nhập khẩu nhiều nhất Trong năm 2018, chỉ riêng dịch vụ du lịch và vận tải đã chiếm gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của nước này
Anh: Cơ cấu xuất khẩu của Anh tập trung vào ba nhóm dịch vụ chính là các dịch
vụ cá nhân, văn hóa và nghỉ dưỡng; vận tải biển và nhóm các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, kỹ thuật; mỗi nhóm có tỷ trọng tương đương nhau với 33 6% ,Trong khi đó, dịch vụ được nhập khẩu nhiều nhất năm 2018 là dịch vụ tài chính, chiếm gần 57%
Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ của Pháp và Đức khá giống nhau, cả hai quốc gia
chủ yếu xuất khẩu các dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp và kỹ thuật; dịch vụ thông tin, máy tính cũng như du lịch và vận tải Xuất khẩu du lịch ở Pháp là đáng kể hơn cả khi đây là quốc gia thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới
Ireland năm 2020, vị tính là dịch vụ có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tại Ireland,
chiếm tới 55% tỷ trọng Trong cơ cấu nhập khẩu dịch vụ, hai nhóm R&D và phí bản quyền cho các sản phẩm sở hữu trí tuệ có tỷ trọng 61.6%
Trung Quốc: Dịch vụ kinh doanh, vận tải, xây dựng, thông tin và máy tính là
những dịch vụ thương mại được xuất khẩu nhiều nhất ở Trung Quốc, nhưng trọng yếu nhất vẫn là dịch vụ du lịch Du lịch cũng là dịch vụ nước này nhập khẩu nhiều nhất, tỷ trọng gấp 2.5 lần so dịch vụ nhiều thứ 2 là vận tải
Trang 22, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của các nước phát triển, nên tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ của nhóm nước này rất lớn
Thương mại dịch vụ được thống trị bởi các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản và khu vực đồng Euro Chỉ riêng bốn nền kinh tế này đã chiếm tới 50% giá trị xuất khẩu và 40% nhập khẩu về dịch vụ toàn cầu Trong đó, theo Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ, lĩnh vực dịch vụ đã chiếm tới 80% trong nền kinh tế của Hoa Kỳ Hoạt động thương mại dịch vụ thường diễn ra ở các dịch vụ chuyên môn và sở hữu trí tuệ có giá trị cao, chủ yếu là xuất khẩu sang các nền kinh tế mới nổi Các nước phát triển cũng trao đổi khối lượng lớn các dịch vụ này với nhau
, tiềm lực kinh tế của các nước phát triển cho phép họ chi tiêu mạnh tay cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Điều này đã giúp các nước có được năng lực cạnh tranh vượt trội trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ở các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao
Phần lớn chi tiêu cho R&D của các quốc gia được sử dụng cho lĩnh vực máy tính
và điện tử Theo số liệu thống kê năm 2019, đứng đầu trong số các công ty có chi tiêu cao nhất cho việc nghiên cứu đều là các công ty công nghệ mà dẫn đầu là Amazon với chi tiêu cho R&D là 28.8 tỷ USD Alphabet, công ty mẹ của Google, đứng thứ hai với
26 tỷ USD
Nghiên cứu và phát triển được xác định là nền tảng cho tương lai phát triển của nền kinh tế Đức Chính phủ Đức đã khuyến khích hoạt động này thông qua Chiến lược Công nghệ cao (High-Tech Strategy) Trong đó, khu vực công và tư nhân đã cam kết chi khoảng 3% GDP quốc gia mỗi năm cho hoạt động R&D và sẽ tăng lên 3.5% vào năm 2025
Biểu đồ về chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của một số quốc gia dẫn đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ cho thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc luôn là hai nước chi tiêu nhiều nhất và có xu hướng ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào R&D hơn Sức tăng này của Trung Quốc là đáng kể hơn cả với việc chi trả cho hoạt động này từ năm 201 đến 2022 đã tăng đến 252 % Trong khi đó, mức gia tăng trong việc đầu tư vào R&D của Hoa Kỳ ở giai đoạn từ 201 đến 20222 chỉ hơn 28%
Trang 23Biểu đồ 11: Chi tiêu cho hoạt động R&D của một số quốc gia giai đoạn 2012 - 2020
Nguồn: World Bank
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, chi tiêu cho R&D của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 2,4% GDP vào năm 2020 Trung Quốc đang tiến tới mục tiêu trở thành nước dẫn đầu thế giới về khoa học và đổi mới vào năm 2050 Quốc gia này cũng đã phác thảo sơ bộ chiến lược “Made in China 2025” nhằm dẫn đầu thế giới về các ngành công nghệ cao, bao gồm robot, thiết bị hàng không vũ trụ, thiết bị y tế…
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Vận tải 88,24 90,0 90,69 84,43 81,78 86,34 93,11 91,02 56,71 66,05 90,95
Du lịch 153,92 170,98 180,27 192,60 192,87 196,47 200,72 199,36 72,81 71,41 136,86 Dịch vụ
kinh
doanh
118,45 122,17 132,24 141,42 153,09 167,27 176,54 186,18 195,13 220,16 245,21
Bảo hiểm 15,98 15,65 16,62 15,76 16,66 18,98 19,12 18,53 20,43 22,26 22,67 Tài chính 105,41 109,79 119,93 114,95 114,76 128,04 132,45 136,05 144,34 172,02 167,73
3.85 3.95 4.08 3.98
3.99
4.29 4.52 4.63 4.80
0 1 2 3 4 5
Trang 24Nguồn: Trade Map
Doanh thu đến từ hoạt động dịch vụ tài chính, dịch vụ kinh doanh và thu phí bản quyền đối với các tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ lớn nhất Những lĩnh vực này đòi hỏi có sự phát triển vượt trội về khoa học công nghệ, cũng vì vậy mà chi phí cho R&D của các quốc gia đang ngày càng tăng lên
Các quốc gia có thu nhập cao đã và đang xuất khẩu nhiều về dịch vụ bảo hiểm
và tài chính, trong khi các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tập trung nhiều hơn vào xuất khẩu các dịch vụ truyền thông và máy tính theo thời gian Những quốc gia có thu nhập cao cũng đồng thời là những quốc gia có nguồn doanh thu từ việc thương mại các tài sản trí tuệ lớn nhất thế giới Xu hướng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ sử dụng công nghệ tiên tiến diễn ra là bởi giá trị gia tăng của các lĩnh vực này rất cao, từ
đó đem lại mức lợi nhuận lớn cho các nước
mức thu nhập ở các quốc gia lớn rất cao khiến cầu về dịch vụ cá nhân ở những nước này không ngừng tăng lên
Thu nhập trung bình của các nước phát triển cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới dẫn tới nhu cầu trong các dịch vụ cá nhân của người dân tăng lên Nhu cầu chủ yếu tăng trong các dịch vụ về vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và sức khỏe, xu hướng này được phản ánh rõ nét nhất trong doanh thu của dịch vụ du lịch Số liệu thống
kê trong năm 2019 của trang statista.com cho thấy, các quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và Đức là năm quốc gia chi tiêu mạnh nhất cho hoạt động du lịch quốc tế Dẫn đầu
là Trung Quốc với 254.6 tỷ USD, gần như gấp đôi so với quốc gia xếp thứ hai là Mỹ (134.6 tỷ USD)
Trang 25Trung Quốc là một trong những nước đang phát triển lớn mạnh nhất trên thế giới với mức thu nhập của người dân đang ngày càng tăng, làm xuất hiện tầng lớp trung lưu mới nổi lên Du khách du lịch nước ngoài tới từ Trung Quốc đã trở thành phân khúc khách du lịch lớn nhất trên thế giới với tổng chi tiêu dẫn đầu trong dịch vụ du lịch quốc
tế Nguyên nhân là do chính sách nới lỏng các hạn chế đi lại giữa các quốc gia, đơn giản hóa thị thực nhập cảnh và có nhiều chuyến bay thẳng hơn tới các điểm du lịch hàng đầu thế giới (Forbes, 2019), người dân ngày càng quan tâm tới việc đi trải nghiệm và quan
trọng hơn cả là do thu nhập của họ ngày càng cao hơn (McKinsey, 2018)
Ngoài dịch vụ du lịch quốc tế, mức thu nhập cao còn kích thích người dân chi trả thêm cho các dịch vụ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đây cũng là lý do mà nhu cầu đối với dịch vụ y tế ngày càng tăng Theo dữ liệu thống kê bởi OECD, trong nhóm 10 quốc gia có hệ thống y tế công phát triển nhất năm 2019, Hoa Kỳ là nước có vị trí dẫn đầu Các quốc gia xuất hiện trong danh sách hầu hết đều là các nước phương Tây, trừ Nhật Bản
Với nhu cầu cũng như yêu cầu về dịch vụ y tế tăng lên, các quốc gia phát triển càng chú trọng hơn trong việc đầu tư vào hệ thống y tế của họ, nhất là hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao để ứng dụng vào lĩnh vực này Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc sức khỏe giúp tăng công suất hoạt động của các bệnh viện,
hỗ trợ cho việc nghiên cứu các loại thuốc mới cũng như các phương pháp điều trị tối ưu
để cải thiện hơn nữa chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế
Trang 26Chương II Tình hình xuất kh ẩu mộ ố t s nhóm dịch v ch ụ ủ yế u trên th gi ế ới
1 Dịch v ụ du lị ch qu c t ố ế
Khi tình hình kinh tế thế giới liên tục phát triển và thu nhập của cộng đồng ngày càng gia tăng, đồng thời sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang thuận lợi hóa sự di chuyển và truyền thông giữa con người, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu du lịch, khám phá thế giới của người dân trên khắp thế giới Đây
là một yếu tố quan trọng làm cho du lịch quốc tế trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế hàng đầu, với quy mô doanh thu tương đương hoặc thậm chí vượt qua một số ngành sản xuất lớn nhất trên thế giới
Biểu đồ 12: Doanh thu du lịch quốc tế và tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế
Nguồn: UNWTO
Phân tích đánh giá:
Trong dài hạn, dịch vụ du lịch quốc tế có sự tăng trưởng ổn định Sau 07 năm, doanh thu du lịch quốc tế đã tăng từ 1.141,9 tỷ USD năm 2012 lên 1.458 tỷ USD vào năm 2019, tăng gần 27,68% Tuy nhiên, vào năm 2020, đại dịch COVID 19 đã giáng -một đòn “chí mạng” đến ngành du lịch thế giới Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện
Trang 27chính sách đóng cửa, hạn chế nhập cảnh và giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus Điều này khiến cho doanh thu du lịch quốc tế toàn cầu giảm khoảng 63,09% vào năm 2020 so với năm 2019, giảm 919,8 tỷ USD Năm 2021, ngành du lịch bắt đầu phục hồi, doanh thu đạt 620 tỷ USD, tăng 15.20% so với năm trước Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đạt lại mức doanh thu trước đại dịch Đến năm 2022, chứng kiến một sự phục hồi mạnh mẽ với doanh thu 1.072,50 tỷ USD và tăng 72.98% so với năm 2021 Điều này có thể được hiểu là kết quả của việc giảm bớt các hạn chế du lịch do dịch bệnh và tăng cường hoạt động du lịch sau giai đoạn khó khăn
Xét các giai đoạn biến động của lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ du lịch quốc tế, ta có thể chia thành các giai đoạn nhỏ sau đây:
được đánh giá là giai đoạn tăng trưởng bền vững của du lịch quốc tế Sự phát triển nhanh chóng của du lịch quốc tế có được nhờ tác động tích cực của nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cụ thể là:
Môi trường kinh tế phát triển, kết hợp sự thay đổi vừa phải trong tỷ giá hối đoái cũng như tỷ lệ lãi suất thấp, nâng cao thu nhập, đời sống, đồng thời gia tăng khả năng chi trả cho những chuyến du lịch ngoài biên giới của người dân, từ đó thúc đẩy nhu cầu
du dịch quốc tế toàn cầu
Sự phát triển của dịch vụ hàng không, kèm theo sự mở rộng của các đường bay quốc tế và sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không giá rẻ, đã giảm đáng kể chi phí di chuyển trong các chuyến du lịch quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành du lịch
Sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
và trí tuệ nhân tạo, đã đa dạng hóa trải nghiệm du lịch thông qua chuyến đi tối ưu hóa trải nghiệm và tiết kiệm chi phí Đồng thời, sự phát triển của công nghệ kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch quốc tế phát triển Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, tính đến năm 2020 đã có 140/164 thành viên WTO cam kết mở cửa thị trường đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch Nhiều quốc gia cũng
đã áp dụng chính sách miễn visa cho khách du lịch từ các quốc gia nhất định Đồng thời, nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, thủ tục làm visa đi nước ngoài đã trở nên đơn giản và thuận tiện hơn thông qua việc áp dụng visa điện tử
ngành du lịch quốc tế đã phải đối mặt với những thách thức nặng nề do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 Số lượng du khách quốc tế
đã giảm hơn 1 tỷ so với năm 2019, dẫn đến sụt giảm đáng kể về doanh thu xuất khẩu,
Trang 28mất gần 1300 tỷ USD, với mức lỗ cao gấp 11 lần so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 Theo Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), hơn 32% số điểm du lịch trên toàn cầu đã đóng cửa hoàn toàn cho du khách quốc tế vào cuối năm
2020
Năm 2020, ngành du lịch toàn cầu đã phải đối mặt với thiệt hại nặng nề do các quốc gia áp đặt biện pháp phong tỏa và hạn chế di chuyển để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 Điều này đã dẫn đến việc người dân giảm hoạt động và mất nguồn thu nhập Báo cáo mới nhất từ UNWTO ngày 18/01/2022 cho biết, ngành du lịch thế giới trong năm 2021 hầu như không có sự cải thiện so với năm 2020, với mọi chỉ số đều đạt mức thấp hơn so với thời kỳ trước đại dịch, và tổng doanh thu du lịch quốc tế được ước tính
là khoảng 700 tỷ USD
Theo báo cáo, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng tăng và việc nới lỏng các hạn chế di chuyển đã giúp ngành du lịch có một số phục hồi trong nửa cuối năm 2021, thì sự lây lan của biến thể Omicron vào tháng 12/2021 đã khiến lượng đặt vé du lịch lại sụt giảm Báo cáo của UNWTO nhấn mạnh rằng "Tốc độ phục hồi (của ngành du lịch) vẫn chậm và không đồng đều ở các khu vực trên thế giới do mức độ khác nhau của các biện pháp hạn chế đi lại, tỷ lệ tiêm chủng và lòng tin của du khách" Trong năm 2021, khu vực Nam Âu, Trung Mỹ và vùng Caribe đã ghi nhận sự tăng trưởng về lượt du khách, tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với năm 2019 với mức tăng lần lượt là 54%, 56%, và 37% Trái lại, số lượt du khách ở Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục giảm trong năm 2021, xuống mức tương ứng là 79% và 94% dưới mức trước đại dịch do nhiều điểm đến du lịch vẫn đóng cửa đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu
Dấu hiệu phục hồi ngành du lịch
Theo dữ liệu mới của UNWTO, hơn 900 triệu khách du lịch đã đi du lịch quốc tế vào năm 2022, gấp đôi con số được ghi nhận vào năm 2021 mặc dù vẫn bằng 63% so với mức trước đại dịch năm 2019 Mọi khu vực trên toàn cầu đều ghi nhận sự gia tăng đáng chú ý về số lượng khách du lịch quốc tế Trung Đông có mức tăng mạnh nhất khi lượng khách đến tăng 83% so với trước đại dịch Châu Âu đạt gần 80% mức trước đại dịch khi đón 585 triệu lượt khách vào năm 2022 Châu Phi và châu Mỹ đều phục hồi khoảng 65% lượng khách trước đại dịch, trong khi châu Á và Thái Bình Dương chỉ đạt 23% do các hạn chế liên quan đến đại dịch mới bắt đầu được gỡ bỏ chỉ trong những tháng gần đây Các số liệu trên đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan đối với ngành du lịch toàn cầu
Trang 29Biểu đồ 13: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch quốc tế
Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map
Phân tích đánh giá:
Trái ngược với xu hướng tăng của doanh thu thì tỷ trọng của du lịch quốc tế trong tổng xuất khẩu dịch vụ quốc tế có khuynh hướng biến động nhẹ Tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ du lịch trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giảm từ 24,16% xuống 23,52% Tuy nhiên, vào năm 2020 và 2021, tỷ trọng này giảm đáng kể xuống dưới 11% do ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID 19 Năm 2021 có sự phục hồi khi kim ngạch xuất khẩu -dịch vụ du lịch tăng lên so với năm 2020, nhưng vẫn thấp hơn so với mức năm 2019
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch tăng từ 557.65 tỷ USD lên 631.04 tỷ USD, tăng khoảng 13% Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch đã tăng lên đáng kể, nhưng vẫn chưa đạt lại mức cao nhất năm 2019 Có thể thấy, tương lai của ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào việc ổn định hệ thống y tế toàn cầu và khả năng phục hồi kinh
tế sau đại dịch
Mặc dù có khuynh hướng giảm, nhưng có thể thấy trước khi đại dịch COVID –
19 bùng nổ thì dịch vụ du lịch quốc tế vẫn chiếm vị thế mũi nhọn trong phát triển thương mại dịch vụ quốc tế, khi chiếm tỷ trọng gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Nguyên nhân của xu hướng này là nhờ mức sống của con người ngày càng được nâng
0% 5% 10% 15% 20% 25%
Trang 30cao và nhu cầu du lịch khám phá lớn, ngành dịch vụ du lịch ngày càng phát triển, được xem là “ngành công nghiệp không khói”, ít bão hòa nên được chú trọng đầu tư
Biểu đồ 14: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch quốc tế của 05 nước lớn
Tây Ban Nha đứng thứ hai với tỷ trọng 1,03%, gần như là một nửa so với Hoa
Kỳ Tây Ban Nha được biết đến với văn hóa độc đáo, bãi biển đẹp và các thành phố lịch
sử như Barcelona và Madrid, có thể là một điểm đến hấp dẫn cho du khách
Vương Quốc Anh cũng đóng góp một phần quan trọng, chiếm 0.96% Số liệu này có thể phản ánh sức hấp dẫn của London, Scotland, Wales cũng như các điểm du lịch khác
Dù chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các quốc gia kể trên, nhưng Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất vẫn đóng góp một phần quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu
136.87
72.89 68.16
61.09 59.681.93%
1.03% 0.96%
0.86%
0.84%
0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5%
Trang 31dịch vụ của thế giới với 0.86% Trong đó, sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch
ở các thành phố như Dubai chính là một yếu tố quan trọng
Pháp chiếm tỷ trọng 0.84% trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới, đặt
nó trong số các quốc gia hàng đầu về xuất khẩu dịch vụ du lịch Đây chính là kết quả của văn hóa, ẩm thực, và các điểm du lịch nổi tiếng như Paris và Cannes
Và, tất cả các quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong thị trường du lịch thế giới, với mỗi quốc gia mang đến một sự đa dạng và sức hấp dẫn riêng
2 Dịch v ụ vận tả i qu ố c t ế
Quá trình vận tải quốc tế là quá trình chuyển động hàng hóa từ một quốc gia sang quốc gia khác và ngược lại, tạo ra một hệ thống lưu thông liên tục và có trình tự Điều này bắt nguồn từ nhu cầu kinh doanh và giao dịch của các doanh nghiệp trên thị trường, bao gồm cả những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ và doanh nghiệp tầm trung Vận tải hàng hóa quốc tế đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giao dịch hàng hóa toàn cầu Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện và phát triển của hoạt động thương mại quốc tế
Biểu đồ 15: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng dịch vụ vận tải quốc tế
Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map
Trang 32Phân tích đánh giá:
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế có sự biến động nhẹ, ổn định trong giai đoạn năm 2012 – 2014, đạt gần 979 tỷ USD năm 2014, tăng 3,38% so với năm 2011; giảm nhẹ trong giai đoạn 2015 2016 xuống còn khoảng 885 tỷ USD và nhanh chóng – phục hồi, phát triển trong giai đoạn năm 2017– 2019, đạt mức cao nhất vào năm 2019 với tổng kim ngạch lên tới khoảng 1028 tỷ USD, tăng 12,85% so với năm 2011 Năm
2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế
do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giảm hơn 265 tỷ USD, giảm hơn 16% so với năm 2019 Năm 2021 và 2022 đều ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ Tăng trưởng lớn nhất xảy ra vào năm 2021 với 38,20%, đạt hơn 1192 tỷ USD; sau đó năm 2022 vẫn tiếp tục tăng mạnh với 23,17%, đạt hơn 1468 tỷ USD Sự phục hồi này có thể do nhiều yếu tố, bao gồm cả khôi phục kinh tế toàn cầu sau đại dịch, tăng cường thương mại quốc tế, hoặc những thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế
Xét các giai đoạn biến động của tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc
tế, ta có thể chia thành các giai đoạn nhỏ sau đây:
Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009, các quốc gia đã điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, thực thi các chính sách, biện pháp bảo
vệ lợi ích và xích lại gần nhau hơn trong những vấn đề toàn cầu Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế năm 2012 vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước, tăng 3,38%
so với năm 2011, nguyên nhân là do tăng trưởng thấp tại Mỹ và châu Âu hai khu vực - kinh tế này vẫn gặp khó khăn trong tái cân bằng thu chi tài chính Trong năm 2013, kim ngạch vận tải quốc tế đã có sự hồi phục khiêm tốn, tăng 2.30%, tuy nhiên sự phục hồi này chưa thực sự vững chắc Đến năm 2014 thì đã đạt gần 979 tỷ USD, tăng 4,37% so với năm 2013 Và ở giai đoạn này, mức tăng trưởng trung bình đạt 3,35% mỗi năm
Sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, khu vực còn không đồng đều, chưa ổn định và thiếu bền vững Tình hình bất ổn ở một số khu vực đã làm chậm lại tốc độ tăng trưởng toàn cầu Mặc dù nền kinh tế của các quốc gia phát triển đang có sự phục hồi, nhưng không đủ để đối mặt với sự suy giảm đáng kể ở các nền kinh tế đang phát triển
Trang 33Nợ công và tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao, dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính và thiếu hụt đầu tư, gây trì trệ trong sản xuất và tiêu dùng tại nhiều quốc gia Mặt khác, giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu cũng một nguyên nhân gây ra mức tăng trưởng âm, cụ thể năm 2015 tăng trưởng âm 9,55%, năm 2016 tăng trưởng âm 4,13% Và ở giai đoạn này, mức tăng trưởng trung bình là âm 6,84% mỗi năm
Trong giai đoạn này, thế giới chứng kiến nhiều biến động tích cực trong cả kinh
tế và chính trị Khu vực Trung Đông, Bắc Mỹ và Tiểu vùng Sahara đang trải qua những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, đặc biệt trong quá trình lắp ráp và sản xuất hàng hóa Trong các mặt hàng xuất khẩu, máy móc và linh kiện vận tải tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu Đồng thời, các nước phát triển liên tục thặng dư trong việc xuất khẩu dịch vụ đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế, với mức tăng trưởng trung bình là 9.76% mỗi năm trong giai đoạn này
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, sự bất ổn xung quanh Brexit, khiếu nại
về các biện pháp thuế quan từ một số quốc gia đối với Ấn Độ, xung đột thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, và các diễn biến của chủ nghĩa bảo hộ trong năm 2019 đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực xuất khẩu vận tải quốc tế, dẫn đến sự giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn 5,27% trong năm 2019
Năm 2020, thế giới tiếp tục chứng kiến sự biến động tiêu cực trong kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Các biện pháp hạn chế nhập cảnh và đóng cửa biên giới đã gây tổn thất lớn đối với ngành vận tải quốc tế, với kim ngạch xuất khẩu giảm hơn xuống còn hơn 862 tỷ USD
Và ở giai đoạn này, mức tăng trưởng trung bình là 2,06% mỗi năm
Năm 2021, sự xuất hiện của các biến thể mới đã tạo ra sự lân lan mạnh mẽ ở một
số quốc gia, làm chậm lại hoạt động vận tải Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng
Trang 34thiếu hụt lao động do đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dẫn đến sự giảm giá trị xuất khẩu dịch vụ quốc tế Tuy nhiên, năm 2021 vẫn chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ vận tải quốc tế lên đến hơn 1192 tỷ USD, tăng 38,20% so với năm 2019 Đến năm
2022, đạt 1468 tỷ USD - một con số chưa từng có Và ở giai đoạn này, mức tăng trưởng trung bình lên tới 30,69% mỗi năm
Dịch vụ xuất khẩu vận tải quốc tế bao gồm: vận tải biển, vận tải hàng không và các phương thức vận tải khác (vận tải đường sắt, đường bộ, )
Kim ngạch xuất khẩu vận tải hàng không (Triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch xuất khẩu của các phương thức khác (Triệu USD)
Tỷ trọng (%)