Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, hoạt động chăm sóc thú y chai lọ đựng
Trang 1Đề tài: Tổng quan tình hình phát sinh chất thải nguy hại từ Nông
nghiệp
Trang 2 Hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng chất thải nguy hại (CTNH) đang
là một thách thức không chỉ riêng ngành môi trường mà còn là của toàn bộ quốc gia Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng theo đó mà gia tăng
Nó không chỉ đến từ một nguồn duy nhất mà mọi hoạt động của con người đều có thể phát thải ra chúng Trong đó nông nghiệp cũng góp một phần đáng kể cho sự gia tăng này
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 31 Giới thiệu về CTNH
• Trên thế giới chất thải nguy hại là một thuật ngữ đã được đề cập đến từ rất lâu bởi đặc tính nguy hại của chúng, nhiều định nghĩa khác nhau đã
được đưa ra tùy thuộc điều kiện của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, lần đầu
tiên khái niệm chất thải nguy hại được đề cập đến một cách chính thức tại quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo QĐ 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế quy định:
“Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ
ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người”.
• Đến năm 2005, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với cách diễn đạt rất ngắn gọn và súc tích tại Khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 Theo đó, “ Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”.
• Những loại chất thải này cần có kĩ thuật xử lí đặc biệt để giảm thiểu hoặc loại bỏ đặc tính nguy hại của chúng
II NỘI DUNG
Trang 4Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các
hoạt động nông nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ)
Hiện nay các chất thải rắn như chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo
vệ thực vật, vỏ bình phun hóa chất: thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm;
thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ tăng lên đáng kể và
không thể kiểm soát
Các chất thải không được phân loại tại nguồn, bị vứt bừa bãi ra
môi trường Một số nơi không quy định bãi tập trung rác, không có nhân viên thu gom rác Lượng rác tồn đọng tại các kênh, mương rất lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Nhiều địa phương chưa có hướng xử lý bao bì sau thu gom
Các loại chất thải rắn nguy hại chưa được xử đúng quy cách, chôn lấp bừa bãi, khó phân hủy, gây tổn hại môi trường lâu dài và ảnh
hưởng sức khỏe người dân
2 Hiện trạng phát sinh CTNH nông nghiệp
Trang 5Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến
năm 2005, lĩnh vực nông nghiệp mỗi năm phát
phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ
sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu;
sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000
tấn hoá chất bảo vệ thực vật bao gồm
các loại hóa chất nông nghiệp bị thu giữ
và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng, đến năm 2006, tăng đột
biến lên tới 71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ
110.000 tấn, như vậy năm 2008 đã thải ra môi trường 11.000 tấn bao bì các loại (10%) Lượng phân bón hoá học sử dụng ở nước ta, bình quân 80 - 90 kg/ha Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh các bao bì, túi chứa đựng Năm 2008, tổng lượng
phân bón vô cơ sử dụng 2,4 triệu tấn/năm vậy mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại
2 Hiện trạng phát sinh CTNH nông nghiệp
Trang 6Trồng trọt
Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV
quá mức cho phép đã gây ra hiện tượng
tồn dư hóa chất trong đất, gây ô nhiễm
đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm
Chai lọ đựng hoá chất BVTV, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt côn trùng, các loại túi
nilon, gói thuốc…sau khi đã sử dụng hoặc chưa sử dụng hết vứt bỏ ra môi trường không đúng cách
Có tới hơn 800 hoạt chất thuốc BVTV đang được sử dụng
rộng rãi bao gồm
3 Nguồn gốc phát sinh CTNH Nông nghiệp
Thuốc trừ
sâu
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cỏ Thuốc trừ
chuột
Thuốc điều hòa sinh trưởng
437 hoạt chất 304 hoạt chất 160 hoạt chất 11 hoạt chất 49 hoạt chất
Trang 7Tuy chủ yếu là lượng chất thải dễ phân hủy nhưng lượng chất thải khó phân hủy cũng chiếm 1 phần.
Khoảng 40-70% chất thải chăn nuôi được xử lý, còn lại thải trực tiếp ra
ao, hồ, kênh, mương, sông…
Chất thải chăn nuôi cũng là một nguy cơ tiềm ẩn của sự lây nhiễm các
dịch bệnh nguy hiểm trên các loại gia súc, gia cầm Nhiều trường hợp
người dân tự ý thải bỏ những vật nuôi bị bệnh chết ra các con sông, các bãi rác tập trung mà không thực hiện quy định xử lý tiêu hủy đúng cách cũng là nguồn gốc của sự phát tán lây lan nhanh chóng dịch bệnh trên diện rộng, gây khó khăn trong kiểm soát và dập tắt dịch bệnh, đe dọa tính mạng con người bởi biến thể trên người của các loại bệnh này vô cùng nguy hiểm.
Chăn nuôi
Loài vật nuôi CTR bình quân(kg/con/ngày) Tổng CTR/năm(triệu tấn)
Bò 10 23,13
Trâu 15 15,86
Lợn 2 19.49
Gia cầm 0,2 18,05
Dê 1,5 0,73
Trang 8Bùn thải: chứa thức ăn dư thừa thối rữa, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại chất Diatomit,lưu huỳnh lắng đọng, các chất đọc hại có trong đất phèn:Fe 2+ ,Fe 3+ ,Al 3+ ,SO42-….
Nước thải nuôi tôm,cá có chưá P, N, NH3, chất hữu cơ, chất rắn
lơ lửng, nước rửa và sơ chế nguyên vật liệu,vệ sinh nhà xưởng
sản xuất, rửa máy móc thiết bị…
Khí thải:CO,CO2,NO2,SO2,S,NH3…
Chất thải rắn: thùng đựng hóa chất,dầu nhớt cặn,bóng đèn
huỳnh quang…
=> Vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường ngày càng lớn Tình trạng tự phát trong sản xuất thể hiện rõ
ở nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng thiếu quy hoạch, chuyển đổi đất giữa trồng
lúa và nuôi tôm, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, khai thác hải sản quá mức… dẫn đến dịch bệnh lây lan và phát tán nhanh.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản
Trang 9Chất thải nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác
nhau:
-Chất dễ phân hủy sinh học: rơm rạ, thức ăn thừa
-Chất thải khó phân hủy và độc hại: thuốc bvtv, chai lọ
Phân loại chất thải nguy hại nông nghiệp theo:
-Nguồn thải: chất thải trồng trọt,chất thải chăn nuôi, chất thải nuôi trồng thủy sản
-Trạng thái vật lí: chất thải rắn; chất thải lỏng; chất thải khí
-Độ bền: dựa vào thời gian phân hủy
+Rất bền vững: >5 năm
+Bền vững: 2-5 năm
+Bền vững bình thường: 1-18 tháng
+Không bền vững: 1-12 tuần
4 Thành phần và phân loại CTNH nông nghiệp
Trang 105 Quá trình thu gom, lưu giữ ,vận chuyển và xử
lý CTNH nông nghiệp
Trang 11Giai đoạn 1 : Quản lý nguồn chất thải nguy hại phát sinh trong nông
nghiệp
Cần nắm vững và quản lý tốt các thông tin về nguồn phát sinh chất thải nguy hại cụ thể tại địa phương
Giai đoạn 2 : Thu gọm, lưu giữ và vận chuyển
Cần bảo đảm CTNH không rò rỉ, phát tán, thất thoát ra môi
trường cho đến khi CTNH được vận chuyển đến các địa điểm hoặc
cơ sở xử lý, tiêu hủy
Quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh tới nơi lưu giữ, xử
lý, tiêu hủy cần đảm bảo qui tắc an toàn.
Giai đoạn 3 : Xử lý chất thải nguy hại nông nghiệp.
Bằng tác nhân ô xy hóa với các loại hóa chất xử lý như: NaOH, CaO, Fenton là những loại hóa chất sẵn có, giá thành rẻ, quá trình
xử lý đơn giản Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân nông thôn trong việc thu gom, xử lý hiệu quả chất thải rắn cũng cần phải đẩy mạnh.
Gồm 3 giai đoạn:
Trang 12- Hiện nay phần lớn rác thải nông nghiệp không được phân loại tại nguồn, vứt bừa bãi ra môi trường Lượng rác thải tồn đọng lại các kênh, mương khá lớn và phổ biến dẫn đến ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
- Một số nơi không quy định bãi tập trung rác, không có nhân viên thu
gom Công tác thu gom,lưu giữ và xử lý cũng được nhiều nơi thực hiện
xong quy mô còn nhỏ, không đạt tiêu chuẩn.
- Chất thải chưa qua xử lý đã chôn lấp bừa bãi không đúng cách, khó
phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường lâu dài.
- Công tác tuyên truyền còn hạn chế và chưa có hiệu quả Sự hiểu biết
của người dân chưa cao.
- Đến nay vẫn chưa có văn bản dưới luật nào hướng dẫn cụ thể vấn đề
xử lý chất thải nông nghiệp, nên đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xử lí.
- Các hệ thống xử lý chất thải nguy hại còn chưa đầy đủ: Thiếu các cơ sở
xử lý tập trung và các cơ chế khuyến khích để thúc đẩy thực hiện các biện pháp tiêu hủy an toàn
6 Những bất cập trong quản lý chất thải nguy hại nông nghiệp
Trang 13
Giải pháp dài hạn
- Tuyên truyền, vận động và giúp người dân thay đổi thói quen vứt bỏ chai lọ thuốc BVTV và súc rửa bình phun ở kênh, rạch
- Thống nhất tăng cường việc quản lý, cung ứng, bảo quản, kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV từ cấp Trung ương tới địa phương
- Xã hội hóa công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trong hoạt động
nông nghiệp với sự tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và người dân
- Xử lý nghiêm khắc với các trường hợp còn mua bán và sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục
- Nhà nước cần phải có những chính sách cụ thể hỗ trợ các địa phương
áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn,đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ.
- Có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong quy hoạch chiến lược
và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý CTNH.
- Lựa chọn phương pháp xử lý chất thải phù hợp với từng địa phương
để có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường
7 Một số giải pháp giảm thiểu CTNH Nông nghiệp
Trang 14Xây dựng mô hình thu gom và phân loại chất thải tại hộ gia đình Đẩy mạnh công tác thu mua và tái chế thích hợp, tuyên truyền giáo dục nhân dân về mức độ độc hại của
thuốc và dư lượng của nó trên nông phẩm
Tập huấn rộng rãi cho nông dân địa phương với nội dung
đa dạng để nâng cao trình độ cho nông dân nhằm sản xuất đạt hiệu quả cao nhất (giảm chi phí, tăng lợi nhuận)
Khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc ít độc và dễ phân hủy đặc biệt các loại thuốc có nguồn gốc sinh học nhằm hạn chế
ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng cư dân trong vùng sản xuất nông nghiệp
Giải pháp ngắn hạn
Trang 15 Chất thải nguy hại nông nghiệp có ảnh hưởng đến con người, môi trường sống và đang có xu hướng ngày càng gia tăng Vì vậy cần có những quan tâm cần thiết đến chất thải nguy hại nói chung và chất thải nguy hại phát sinh trong nông nghiệp nói riêng Quan trọng nhất cần làm là nâng cao hiểu biết của người dân về tác hại của chúng, đó là nền tảng
vững chắc cho công tác quản lý CTNH hiện nay.
III KẾT LUẬN
Trang 16khu-vc-nong-thon-gia-tng-o-nhim-do-cht-thi-rn-nguy-hi-&catid=73:mc-tin-tc
Chatthainguyhai.net
QUY ĐỊNH Số: 155/1999/QĐ-TTg.
Luan van.net.vn
IV Tài liệu tham khảo
Trang 17Cảm ơn cô và các
bạn chú ý lắng
nghe