1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích khái niệm nghề luật sư và các dịch vụ pháp lý được cung cấp bởi luật sư ở việt nam trong bối cảnh phát triển của dvpl hiện nay theo nhóm sinh viên thì các luật sư ở việt nam đứng trước cơ hội và thách thức nào

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 20/05/2023Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội.

Tổng số sinh viên của nhóm: 09+ Có mặt: 09+ Vắng mặt: 0

Tên bài tập: “Phân tích khái niệm nghề luật sư và các dịch vụ pháp lý được cung cấp bởi

luật sư ở Việt Nam Trong bối cảnh phát triển của DVPL hiện nay, theo nhóm sinh viên thì các luật sư ở việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức nào? Nhóm gợi ý gì để cácluật sư nắm bắt được các cơ hội và vượt qua các thách thức đó Trong tương lai nhóm sinh viên có thích hành nghề với chức danh luật sư không và tại sao?”

Kết quả như sau:

GVký tên

- Kết quả điểm bài viết:Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2023

+ Giáo viên chấm thứ nhất: Trưởng nhóm

+ Giáo viên chấm thứ hai: - Kết quả điểm thuyết trình: .- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng

Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Trang 3

3.1.2 Cơ hội việc làm 8

3.1.2 Cơ hội nâng cao năng lực 9

Trang 4

MỞ ĐẦU

Xã hội càng hiện đại, càng có nhiều ngành nghề ra đời để đáp ứng nhu cầu.Ngành luật cũng không nằm ngoài xu thế này, khi hiện nay có rất nhiều ngànhnghề đa dạng liên quan đến lĩnh vực pháp lý Điều này thuận lợi nhưng cũngkhiến cho không ít sinh viên luật bỡ ngỡ không biết nên lựa chọn ngành nghềnào phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân Vì vậy, nhóm sinh viên quyết

định lựa chọn nghiên cứu và làm rõ các vấn đề liên quan đến hành nghề Luậtsư ở Việt Nam để làm cơ sở trong việc xác định nghề nghiệp trong tương lai.

NỘI DUNG1 Khái quát nghề Luật sư ở Việt Nam

1.1 Khái niệm

Định nghĩa: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo

quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơquan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).[1]

Ở Việt Nam, Luật sư là một chức danh đã có từ lâu đời Theo nhiều tài liệusử học, thì chức danh này đã có từ thời nhà Lý với tên gọi “Sự” Theo đó, Trongbộ Hình thư của nhà Lý (1010-1225), có quy định về việc "thỉnh sự" cho phạmnhân Đây là việc người thân của phạm nhân xin một người có uy tín và học vấnđể làm "sự" (người biện hộ) cho phạm nhân trước công đường Người "sự" cóquyền nêu lên lý do bào chữa cho phạm nhân và yêu cầu giảm nhẹ hình phạt.Chức danh này sau đó tiếp tục được kế thừa và phát triển ở các triều đại phongkiến tiếp theo như Nhà Hậu Lê, Nhà Nguyễn.[2]

Chức danh Luật sư lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam là dưới thời kỳPháp Thuộc, tuy nhiên Luật sư lúc này chỉ do người Pháp hành nghề và cũng

Nhà Xuất bản Giáo dục, Tr 131.

Trang 5

chỉ bảo vệ cho người có quốc tịch Pháp Sau cách mạng tháng 8, Chủ tịch HồChí Minh ký sắc lệnh 46 ngày 04/10/1945 quy định thể thức tổ chức đoàn thểluật sư, những tiêu chuẩn của luật sư trong Toà thượng thẩm Hà Nội và Sài Gòn,đánh dấu việc thiết lập cơ sở pháp lý cho hoạt động luật sư ở Việt Nam.

Hiện nay, nghề Luật sư ở Việt Nam đã vô cùng phát triển cả về số lượngvà chất lượng trở thành một chức danh quan trọng không thể thiếu trong quátrình bảo vệ nền tư pháp Hiến pháp và pháp luật hiện nay đều ghi nhận và bảođảm quyền bào chữa của bị cáo cũng như là quyền tự do hành nghề của Luật sư.

1.2 Tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề

1.2.1 Tiêu chuẩn

Điều 10 Luật Luật sư quy định về tiêu chuẩn hành nghề luật sư: “Công dânViệt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩmchất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã quathời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thìcó thể trở thành luật sư.”

Như vậy, bên cạnh các tiêu chuẩn chung như là công dân Việt Nam trungthành với tổ quốc, tuân thủ Hiến Pháp và pháp Luật, có phẩm chất đạo đức tốtvà có sức khỏe bảo đảm để hành nghề như các chức danh tư pháp khác nhưthẩm phán hay kiểm sát viên thì tiêu chuẩn riêng để hành nghề Luật sư gồm cóba điều kiện sau:

Thứ nhất, đã có bằng cử nhân luật Muốn trở thành luật sư trước đó cần

phải theo học tại các trường đại học đào tạo luật và có cấp bằng cử nhân luật.

Thứ hai, đã được đào tạo nghề luật sư Căn cứ theo Điều 12 Luật Luật sưquy định như sau: “1 Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạonghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư 2 Thời gian đào tạo nghề luật sưlà mười hai tháng Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được

Trang 6

cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.”

Thứ ba, đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư Điều 13 Luật luật sưquy định: “Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và ngườiquy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chứchành nghề luật sư Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừtrường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này.”

1.2.2 Điều kiện

Về điều kiện hành nghề luật sư, để hành nghề Luật sư thì cần phải có haiđiều kiện sau là có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.Chứng chỉ hành nghề luật sư là chứng chỉ được cấp sau khi cá nhân có đầyđủ tiêu chuẩn để trở thành Luật sư đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra kết quả hànhnghề tập sự luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức Đồng thời, sau khicó chứng chỉ hành nghề luật sư, thì luật sư sẽ phải lựa chọn gia nhập một đoànLuật sư để hành nghề luật sư.

Tóm lại, chỉ khi có đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề theo quyđịnh của Luật thì một cá nhân mới được hành nghề với chức danh luật sư.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019

quy định: “Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độclập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế – xãhội và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

1.3.1 Bảo vệ nền tư pháp

Trang 7

Sứ mệnh bảo vệ nền tư pháp đối với Luật sư là một giá trị cốt lõi truyềnthống của Nghề Luật sư Vai trò của Luật sư góp phần thúc đẩy sự minh bạch,công khai, dân chủ của quyền lực tư pháp được thực thi bởi Tòa án Để thực thisứ mệnh này, Luật sư cần xây dựng và thường xuyên trau dồi phẩm chất, bảnlĩnh nghề nghiệp; sự thượng tôn pháp luật; sự chính trực; tôn trọng sự thật kháchquan bên cạnh kiến thức chuyên môn và sự am hiểu xã hội sâu rộng Giữ và bảovệ sự độc lập tư pháp đối với Luật sư là “vũ khí pháp lý” sắc bén để tự bảo vệbản thân, phòng ngừa, loại bỏ, xử lý hiệu quả các rủi ro, bất trắc có thế xảy ratrong hoạt động hành nghề.

1.3.2 Bảo vệ thân chủ

Luật sư đồng thời cũng là một ngành nghề mà cung cấp cho khách hàngnhững dịch vụ pháp lý liên quan như: tư vấn, đại diện, soạn thảo hợp đồng,…Trong cuộc sống hàng ngày công dân thường có nhiều mối quan hệ với nhau vàvới cơ quan, tổ chức Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh những mâuthuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên, đặc biệt là những vấn đề phải giảiquyết bằng con đường Tòa án Thường công dân bị hạn chế bởi trình độ vănhóa, sự hiểu biết pháp luật nên khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình một cách đầy đủ và toàn diện Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinhnghiệm trong hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lýcó hiệu quả nhất Vì thế người luật sư có trách nhiệm phải đảm bảo sao cho dịchvụ pháp lý mà mình cung cấp đạt được chất lượng cao nhất không phụ sự kỳvọng của khách hàng.

Luật luật sư đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ “Bảo vệ thân chủ” của người

Luật sư khi quy định về những điều bị cấm của một người Luật sư như sau: “a)Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùngvụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theoquy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

Trang 8

b) Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứnggiả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sựthật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khihành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc phápluật có quy định khác;

d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

đ) Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ kháchhàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợpđồng dịch vụ pháp lý;”

2 Các dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam

Các dịch cụ pháp lý của Luật sư ở Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều4 Luật luật sư Theo đó có bốn nhóm dịch vụ pháp lý mà một Luật sư có thểcung cấp bao gồm: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụngcho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác

2.1 Tham gia tố tụng

Đối với hình sự: Luật sư tham gia vào vụ án có thể do người bị buộc tộinhờ bào chữa hoặc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và đượccơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bàochữa Khi tham gia tố tụng, dù ở bất cứ giai đoạn nào thì Luật sư đều có vai tròcủa một chủ thể gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ Chính việcthực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó là Luật sư đã góp phần làm cho nguyêntắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

Diễn biến tại phiên tòa mọi chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, tình tiết

Trang 9

hành vi, về cấu thành tội phạm để xác định tội danh; quyết định hình phạt, mứcbồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ýnghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa,và Luật sư là người thúc đẩy để hoạt động tranh tụng diễn ra công khai để hướngtới việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Đối với hành chính: Cử luật sư tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháptrong phiên tòa hành chính, như khiếu kiện: quyết định thu hồi đất, quyết địnhbồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất, quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sửdụng đất…Tư vấn thủ tục kháng án sơ thẩm, thủ tục đề nghị xét xử Giám đốcthẩm hành chính Tư vấn trình tự, thủ tục đề nghị tạm hoãn thi hành bản án sơthẩm, phúc thẩm có hiệu lực để kháng án, kháng nghị thủ tục tố tụng tiếp theo.Cử luật sư đại diện thay mặt theo ủy quyền tại phiên tòa xét xử vụ án Thay mặtđại diện theo ủy quyền thu thập chứng cứ tài liệu phục vụ cho việc xét xử Đạidiện theo ủy quyền làm việc với các bên liên quan trong việc thi hành bản ánhành chính Tư vấn luật, cung cấp thông tin và tranh tụng lĩnh vực khác theoyêu cầu.

Đối với dân sự: Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, luật sư có quyền thuthập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi tòa án thụ lý vụ án dân sự Quá trìnhtham gia tranh tụng, luật sư được trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lậpluận về đánh giá chứng cứ, pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi íchhợp pháp của đương sự hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.

2.2 Tư vấn pháp luật

Đây là công việc mà phần lớn luật sư sẽ thực hiện trong quá trình hànhnghề Luật sư thực hiện hoạt động tư vấn nhằm giải đáp kiến thức về pháp luậthoặc đưa ra các hướng giải quyết tối ưu cho khách hàng của mình dựa trên kiếnthức, kinh nghiệm pháp lý của mình.

Trang 10

Có thể tư vấn dưới nhiều dạng hình thức khác nhau như: Trả lời các câuhỏi thắc mắc qua email, trang web, tài khoản cá nhân, điện thoại… hoặc tư vấntrực tiếp cho khách hàng khi khách hàng đến các văn phòng luật sư Luật sư làmviệc riêng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ đề xuất, kiến nghị nhữnghoạt động pháp lý tối ưu cho thân chủ.

2.3 Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng

Khi khách hàng cần phải thực hiện các hoạt động pháp lý nhưng lại khôngthể trực tiếp thực hiện thì họ sẽ ủy quyền cho Luật sư tiến hành các công việcnày Đầu tiên, khách hàng sẽ ủy quyền cho người Luật sư thông qua giấy ủyquyền Lúc này, người luật sư cần xác định phạm vi ủy quyền và thời hạn ủyquyền để tiến hành công việc Người luật sư có trách nhiệm thực hiện công việcủy quyền một cách trung thực, nghiêm túc, kịp thời; bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp cho người ủy quyền; báo cáo kết quả công việc cho người được trợ giúppháp lý hoặc người ủy quyền; bảo mật thông tin liên quan đến công việc ủyquyền; tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và các quy định của phápluật.

2.3 Dịch vụ pháp lý khác

Các công việc mà Luật sư có thể làm trong nhóm dịch vụ này rất đa dạngvà phụ thuộc vào khả năng của người luật sư Người Luật sư nếu có khả năngngoại ngữ tốt có thể tiến hành dịch thuật các văn bản pháp lý, hợp đồng quốc tế.Luật sư cũng có thể soạn thảo các mẫu hợp đồng theo yêu cầu của các bên.Ngoài ra không chỉ bảo vệ thân chủ trong hoạt động tố tụng, người Luật sư cũngcó thể trở thành người bảo vệ trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tàithương mại, người hòa giải trong quá trình hòa giải hay người đàm phán, thươngthảo Mỗi loại dịch vụ sẽ yêu cầu người Luật sư phải có kỹ năng chuyên biệt để

Trang 11

3 Cơ hội và thách thức của Luật sư trong bối cảnh hiện nay

Trong quá trình phát triển, Việt Nam được đánh giá là một trong nhữngquốc gia có tốc độ hội nhập, phát triển kinh tế số dẫn đầu trong khu vực ĐôngNam Á Sự phát triển nhanh chóng đó mang đến rất nhiều cơ hội và cả nhữngthách thức không nhỏ đối với mọi ngành nghề, trong đó bao gồm cả nghề Luậtsư.

3.1 Cơ hội

3.1.2 Cơ hội việc làm

Kinh tế càng phát triển thì vai trò, tầm ảnh hưởng của pháp luật sẽ càngsâu rộng và vị thế của Luật sư sẽ càng được coi trọng Pháp luật len lỏi xuyênsuốt trong toàn bộ cuộc sống của con người, tư các hoạt động đời thường đếncác hoạt động sản xuất kinh doanh Điều này cũng có thể nói rằng không mộtlĩnh vực nào lại không cần đến sự hiểu biết về pháp luật Và vì thế, tạo thêmnhiều cơ hội việc làm cho nghề Luật sư ở Việt Nam, đặc biệt là những hoạt độngpháp lý chỉ có Luật sư mới có thể thực hiện.

Trang 12

Ở nước ta, trong những năm qua mặc dù Nhà nước đã quan tâm đến việcphát triển đội ngũ Luật sư, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ Luật sư trên tổng số dân còntương đối thấp: theo thống kê thì tính đến cuối năm 2020 Việt Nam có 15.107Luật sư trên tổng dân số là 97.582.700 người, tức là chỉ khoảng 1 Luật sư/6.000dân [3], Như vậy, dư địa tăng trưởng cho Luật sư vẫn còn rất nhiều để có thể đápứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Xu thế toàn cầu hóa đồng thời cũng giúp cho hoạt động của Luật sư khôngchỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng cơ hội hành nghề đối vớicác đối tác nước ngoài, làm việc xuyên biên giới, với đa dạng về đối tác, loạihình và nội dung dịch vụ cung ứng.

Tóm lại, với việc nhu cầu của người dân sử dụng các dịch vụ pháp lý cungcấp bởi luật sư ngày càng tăng cao, dư địa tăng trưởng đối với nghề luật sư cònrất lớn cả trong và ngoài nước thì có thể đánh giá nghề Luật sư trong thời giantới sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh để theo kịp tốc độ phát triển đời sống kinhtế và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho những người theo đuổi nghề luật sư ởViệt Nam.

3.1.2 Cơ hội nâng cao năng lực

Dựa vào bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự lớn mạnhvề đội ngũ và trình độ của Luật sư Việt Nam Cơ hội của việc hành nghề luậttrong điều kiện hội nhập toàn diện của Việt Nam là giới hành nghề luật ViệtNam được tiếp cận với một thị trường dịch vụ hoàn toàn mới mẻ và rộng lớn.Nếu trước đây các dịch vụ pháp lý phi hình sự được cung ứng chủ yếu là việctham gia các vụ tranh tụng về kinh tế và dân sự của các đơn vị kinh tế và cánhân trong nước, việc soạn thảo và thương lượng các hợp đồng kinh tế thường

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w