Với phương diện nghề nghiệp thì đạo đức thể hiện cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp là một dạng của đạo đức xã hội, nó có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân, thông qu
Trang 11
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
Họ và tên : Võ Thanh Phấn Lớp : N04 – TL1
MSSV : 470556
Đề bài : Phân tích và bình luận về vai trò và ý nghĩa của đạo đức nghề luật đối với việc hành nghề luật nói riêng và đời sống xã hội nói chung.Trong bối cảnh hiện nay việc trau dồi đạo đức nghề luật đang đứng trước những thách thức nào? Sinh viên luật cần làm gì để rèn luyện các phẩm chất đạo đức nghề luật
BÀI THI KẾT THÚC MÔN HỌC
PHẦN NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT
Hà Nội – 2024
Trang 22
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Khái quát chung về nghề luật và đạo đức nghề luật 4
1 Nghề luật 4
2 Đạo đức nghề luật 5
II Vai trò, ý nghĩa của đạo đức nghề luật 6
1 Đối với việc hành nghề luật 6
2 Đối với đời sống xã hội 7
III Thực tiễn về đạo đức nghề luật 7
1 Thách thức của trau dồi đạo đức nghề luật 7
2 Hậu quả của việc vi phạm đạo đức nghề luật 8
3 Trách nhiệm của sinh viên 10
KẾT LUẬN 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Đạo đức là một loại quy phạm xã hội hiện diện trong tất cả các quan hệ xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục, gia đình, thay đổi và phát triển cùng sự phát triển của xã hội loài người Đạo đức tuy không mang tính cưỡng chế như pháp luật nhưng có tác động đến lương tâm con người và có ảnh hưởng lâu dài, rộng rãi trong xã hội Do đó, cùng với pháp luật, đạo đức có ý nghĩa quan trọng để góp phần xây dựng một xã hội quy củ, chuẩn mực, dân chủ Với phương diện nghề nghiệp thì đạo đức thể hiện cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp là một dạng của đạo đức xã hội, nó có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân, thông qua đạo đức cá nhân để thể hiện mình Trong đó, đạo đức nghề luật đóng vai trò phối hợp, giám sát hoạt động thực thi pháp luật của người trong các chức danh tư pháp Trong quá trình thực hiện, hoàn thành và giải quyết công việc liên quan đến luật thì các yếu tố như: năng lực, trình độ chuyên môn, thái độ làm việc, thường được chú trọng hơn Việc áp dụng đạo đức nghề luật giúp cho các chủ thể thực thi pháp luật có cái tâm trong nghề, chú trọng phát triển bản thân qua đó chuyển hóa trong giải quyết công việc linh hoạt Nhận thấy rằng đạo đức nghề luật còn nhiều thách thức khi việc tự trau đồi đạo đức nghề còn nhiều khó khăn, hạn chế Nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp để các chủ thể đang hoạt động liên quan đến luật có thể thực hiện tự trau dồi đạo đức nghề luật và trong phạm vi có thể đưa ra những giải pháp hoàn thiện và phát triển hơn
Trang 44
NỘI DUNG
I Khái quát chung về nghề luật và đạo đức nghề luật
1 Nghề luật
Do có sự khác nhau về hệ thống pháp của các quốc gia nên khái niệm về người hành nghề luật có quan điểm khác nhau trên thế giới Dựa trên các yếu tố xây dựng, thực thi và áp dụng luật thì nghề luật thừa nhận trên phương diện như: thẩm phán xét
xử, thẩm phán công tố,
Nghề luật xét trên quan điểm về phương diện liên quan đến luật thì khái niệm được mở rộng ra nhiều hơn đối với các nghề sau: chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, người làm viện trong các cơ quan nhà nước như: cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an,
Dựa trên hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, kiểm tra và giám sát trong hoạt động pháp luật bao gồm những chức danh như: nghề xét xử ( thẩm phán), nghề luật sư, nghề công chứng, thi hành án,
Theo nghĩa hẹp hơn thì nghề luật còn được xác định dưới nghĩa là người hành nghề liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực tư pháp Tức chỉ những người được hoạt động, thực hiện dưới chức danh tư pháp, họ được đào tạo các kĩ năng hành nghề đáp ứng chuyên môn nhất định, có danh xưng được bổ nhiệm hoặc thừa nhận theo các quy định pháp luật.1
Theo nghĩa rộng, nghề luật được hiểu là nghề có liên quan đến luật bao hàm rất nhiều các nghề: chuyên viên pháp lí, cố vấn pháp lí, giáo viên dạy luật, nhưng vị trí trung tâm vẫn đặt cho các chức danh tư pháp trong đa số các công việc, nghề nghiệp có liên quan dến luật 2
1 Học viện Tư pháp, Đạo đức nghề luật , NXB.Tư pháp, Hà Nội , trang [11]
2 Học viện Tư pháp, Đạo đức nghề luật , NXB Tư pháp , Hà Nội trang [12]
Trang 55
2 Đạo đức nghề luật
Đạo đức nghề luật là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh, kiểm soát, đánh giá và định hướng hành vi của những người làm nghề luật.3
Đạo đức nghề luật là một trong các loại của đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp là khái niệm đề cập đến những nguyên tắc và giá trị đạo đức mà người làm việc trong nghề nghiệp cần tuân thủ, đặt ra các tiêu chuẩn đạo đức và đạo đức học trong lĩnh vực công việc cụ thể, có thể khác nhau tùy thuộc vào nghề nghiệp, ngữ cảnh văn hóa.4 Đạo đức nghề luật là hình thức của đạo đức nghề nghiệp nhưng được hình thành cùng với hoạt động của những người hành nghề luật như: thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, có những đặc thù riêng đối với vì hoạt động công việc nghề luật mang tính chất liên quan đến yếu tố sức khỏe, tính mạng, tài sản, nhân phẩm của khách hàng nên đạo đức nghề luật cần được tuân thủ cách chặt chẽ, đầy đủ, tôn trọng
Nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nghề luật, tuy cùng xuất phát cùng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp và cùng tên gọi là nghề luật Nhưng tính chất công việc, định hướng vị trí khác nhau trong hoạt động nghề nghiệp nên rất khó xác cách chính xác nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức chung, nhưng vẫn có một số điểm tương đồng sau:
Thứ nhất, yêu cầu phẩm chất cơ bản về đạo đức mà xã hội yêu cầu đối với
công dân Khi tham gia vào công việc liên quan đến luật thì cá nhân đã đạt được những yêu cầu nhất định do pháp luật quy định riêng đối với ngành nghề này Bên cạnh đó, họ cần có lối sống lành mạnh, trong sáng và thái độ thân với với mọi người
Thứ hai, bản lĩnh nghề nghiệp là yếu tố cần và đủ cho lĩnh vực nghề nghiệp
này, họ có sự độc lập, kiên nhẫn ,phán đoán và quyết định cách sắc bén trong hoạt động nghề nghiệp Để hình thành và phát triển bản lĩnh nghề nghiệp thì họ cần có
3 Học viện Tư pháp , Đạo đức nghề luật , NXB Tư pháp, Hà Nội tr [70]
4 Nguyễn Hồng , “ Đạo đức nghề nghiệp là gì? Vai trò và ví dụ về đạo đức nghề nghiệp” truy cập ngày 15/06/2024 : Đạo đức nghề nghiệp là gì? Vai trò & ví dụ thực tế - JobsGO Blog
Trang 66
tinh thần độc lập, tự tin và thái độ kiên quyết không để các yếu tố tiêu cực chi phối lên quá trình giải quyết công việc, họ cần có sự học hỏi và bồi dưỡng để bản lĩnh nghề nghiệp ngày càng được phát huy sức mạnh
Thứ ba, tinh thần trách nhiệm có ý nghĩa trong tính chất, công việc của mọi
nghề nghiệp nói chung và nghề luật nói riêng Yếu tố này giúp cho việc thực hiện công việc được chính xác, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong hoạt động công việc Đối với nghề luật mang lại cho người hoạt động trong nghề luật tính chịu trách nhiệm,
ý thức công việc và nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp qua đó thể hiện sự quyết tâm, cống hiện tận tụy cho người hành nghề luật
Thứ tư, tình yêu thương con người trong nghề luật liên quan đến đối tượng: tội
phạm, nạn nhân, gia đình nạn nhân, Việc thực hành hoạt động công việc dựa trên tính chất hoạt động cứu giúp, hỗ trợ và giáo dục, cải tạo, sửa chữa , khắc phục dựa trên niềm tin tình yêu thương con người, nếu người làm luật không có tình yêu thương con người là không có đạo đức nghề luật
II Vai trò, ý nghĩa của đạo đức nghề luật
1 Đối với việc hành nghề luật
Thứ nhất, đạo đức nghề luật cùng kết hợp chuẩn mực đạo đức xã hội chi phối
lên hoạt động hành nghề luật Đặt ra những yêu cầu cho những người hoạt động lĩnh vực tư pháp ngoài những yêu cầu cơ bản cầu có theo pháp luật quy định , họ cần những phẩm chất, yếu tố cho việc hoàn thiện, phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp
Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp được quy định, cụ thể chặt chẽ bởi các cơ quan
nhà nước thay vì chi phối bởi những yếu tố lương tâm, chuẩn mực của xã hội như trước đây Góp phần cho hoạt động thực thi pháp, cán công công lí được bền chặt vững mạnh, yếu tố công tâm, độc lập trong phán quyết được nâng cao
Trang 77
Thứ ba, đạo đức nghề luật là cơ sở xác định xem xét, quyết định vấn đề kỉ luật
đối với những người thực thi pháp luật khi có hành vi ảnh hưởng đến việc vô tư, khách quan khi giải quyết công việc
2 Đối với đời sống xã hội
Thứ nhất, góp phần bảo đảm chất lượng hệ thống tư pháp, khi các cá nhân, tổ
chức cơ quan đặt lương tâm, đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu kết hợp cùng bản lĩnh, tố chất, kiến thức trình độ nghề nghiệp thì hiệu quả làm việc của hệ thống tư pháp sẽ được nâng cao cách hiệu quả
Thứ hai, những con số tài liệu thống kê về vụ án, bị cáo, kháng cáo, kháng
nghị , phần nào thể hiện được sự tích cực của việc thể chế hóa đạo đức nghề luật trong thực hiện thực thi pháp luật góp phần nâng cao chất lượng, giá trị, bền vững lâu dài trong hoạt động bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức trong cộng đồng xã hội
Thứ ba, vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội, kết quả
của hoạt động nghề luật chính là kết quả tố tụng, dịch vụ pháp lí cho khách hàng với nhiều tư cách , phương diện khác nhau đạo đức nghề luật đều hướng yếu tố chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nghề luật, sự bảo hộ quyền và lợi ích cho khách hàng Nhân tố đạo đức đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho việc thực thi, phán quyết của người làm nghề luật được đi đúng hướng bảo vệ công lí, công bằng, trong sạch
và vững mạnh cho xã hội
III Thực tiễn về đạo đức nghề luật
1 Thách thức của trau dồi đạo đức nghề luật
Thứ nhất, cá nhân các chức danh tư pháp chưa ý thức được đầy đủ về yêu cầu
đạo đức nghề nghiệp, ứng xử trong khi hành nghề5
5 Học viên Tư pháp, Đạo đức nghề luật, NXB Tư pháp, Hà Nội tr [49]
Trang 88
Thứ hai, các cơ quan, tổ chức còn coi nhẹ công tác bồi dưỡng về phẩm chất
chính trị, đạo đức cho các thành viên, chưa giám sát chặt chẽ và xử lí nghiêm túc, dứt điểm các hành vi vi phạm của các chức danh tư pháp.6
Thứ ba, nhiều biểu hiện sai lệch của các chức danh trong hành nghề được dư
luận, báo chí phản ánh nhưng không thuộc phạm vi pháp luật điều chỉnh, trong khi chưa có quy chế đạo đức nghề nghiệp áp dụng cho các chức danh.7
Thứ tư, quan điểm, thái độ chưa đúng của một bộ phận công chúng, một số cơ
quan, tổ chức đối với chức danh tư pháp , đặc biệt là các biểu hiện vi phạm đạo đức của các chức danh tư pháp.8
Thứ năm, quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của các chức danh tư pháp
còn nhiều thiếu sót, hạn chế tạo môi trường và điều kiện phát sinh những tiêu cực về đạo đức trong hoạt động của các chức danh tư pháp.9
2 Hậu quả của việc vi phạm đạo đức nghề luật
Tăng cường các chế tài xử lí cụ thể đối với các trường hợp vi phạm đạo đức nghề luật là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc nội dung đạo đức nghề luật
Đối với cá nhân có hành vi vi phạm:
Thứ nhất, bị xử lí kỉ luật
Thứ hai, tước thẻ hành nghề
Thứ ba, mất đi danh dự và uy tín
6 Học viên Tư pháp, Đạo dức nghề luật, NXB Tư pháp, Hà Nội tr [49]
7 Học viện Tư pháp, Đạo đức nghề luật , NXB Tư pháp, Hà Nội tr [49]
8 Học viện Tư pháp, Đạo đức nghề luật , NXB Tư pháp , Hà Nội tr [50]
9 Học viện Tư pháp , Đạo đức nghề luật , NXB Tư pháp , Hà Nội tr [50]
Trang 99
Thứ tư, có thể rơi vào vòng lao lí do hành vi vi phạm đạo đức của mình gây
ra thiệt hại cho các chủ thể khác
Đối với hệ thống pháp luật và cộng đồng xã hội:
Thứ nhất, suy giảm niềm tin xã hội đối với công bằng, minh bạch và trong
sạch trong quá trình thực thi pháp luật
Thứ hai, tạo gánh nặng cho hệ thống cơ quan nhà nước thực hiện việc kiểm
tra, giám sát các hành vi vi phạm đạo đức của các cá nhân, tổ chức trong hệ thống nghành luật
Dưới đây là một ví dụ điển hình cho việc cá nhân vi phạm đạo đức nghề luật :
Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã tiến hành thanh tra hai trường hợp tố cáo những hành vi tiêu cực của Luật sư X trong việc cố tình làm trái nguyên tắc để thu lợi bất chính, làm thiệt hại đến quyền lợi và tài sản hợp pháp của công dân là : trường hợp của ông Lưu Văn B ở xã LT, huyện Cái Nước và ông Lê C Kết quả thanh tra xác định, trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho ông Lưu Văn B trong vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng 595 m2 đất ( ngang là 17m đất dài 35m ) tại xã LT, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Luật sư X đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật, không có khả năng và điều kiện đi kiện lại của ông B để đặt vấn đề về giúp đỡ Tuy nhiên, ông
B phải đưa cho Luật sư X 10 cây vàng Theo Thanh tra sở, điều này là ngoài ý muốn
và không có sự tự nguyện của ông B, đồng thời thể hiện sự ràng buộc và môi giới Trong khi phần tranh chấp chỉ có 17m ngang nhưng đã cho Luật sư X và chấp hành viên đến 11m Đây là việc làm rất phi lí và trái đạo đức nghề nghiệp của luật sư Điều đáng nói là khi thỏa thuận về việc đồi đất này.Luật sư X biết rất rõ là giao dịch bất hợp pháp vì số đất nói trên đang thuộc quyền sử dụng của người khác đang bị tranh chấp
Trang 1010
Ngoài ra, Luật sư X còn bị tố cáo không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ cho ông Lê
C Do trước đó, ông C đến Trung tâm trợ giúp pháp lí tỉnh Cà Mau nhờ tư vấn pháp
lí và được Trung tâm giới thiệu đến Luật sư X.C đều đến Văn phòng Luật sư X thông báo ngày, giờ tòa đưa ra xét xử nhờ luật sư có mặt để bảo vệ Tuy nhiên, vị luật sư đều nói tòa đã đình chỉ chỉ việc xét xử và Luật sư sẽ kiến nghị ra Hà Nội Do không đến tòa theo giấy triệu tập, vụ kiện đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau ra quyết định
đình chỉ, làm thiệt hại đến quyền lợi và tài sản hợp pháp của ông C 10
3 Trách nhiệm của sinh viên
Thứ nhất, bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề luật thông qua các cơ sở đào
tạo nghề luật và hoạt động thực hiện nghề nghiệp chính bản thân
Thứ hai,tự rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề luật thông qua quá trình hoạt
động công viên trong các chức danh tư pháp
Thứ ba, rèn luyện , bồi dưỡng đạo đức nghề luật thông qua hoạt động thực
nghiệp nghiệp vụ trong quá trình giải quyết, thực thi pháp luật
học hỏi và nghiêm khắc với bản thân trong quá trình tu dưỡng đạo đức nghề luật
Thứ năm,sự học hỏi, tu dưỡng trên cơ sở giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức thực
hiện nghề nghiệp để việc thực hiện đạo đức nghề luật được phát triển và hoàn thiện hơn
10 Học viện Tư pháp , Đạo đức nghề luật, NXB Tư pháp, Hà Nội , tr [221-222]
Trang 1111
KẾT LUẬN
Đạo đức nghề luật là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh, kiểm soát và đánh giá và định hướng hành vi của những người làm nghề luật Là thuộc tính khách quan đồng thời là yêu cầu tất yếu của hoạt động nghề luật, đạo đức nghề luật trong hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp Việc áp dụng đạo đức nghề luật trong hoạt động thực hiện thực thi pháp luật là điều tương đối nhiều khó khăn và hạn chế Thách thức lớn nhất đến từ sự tự mình trau dồi đạo đức nghề nghiệp chủ thể thực hiện công việc liên quan đến nghành luật Vi phạm đạo đức nghề luật xảy ra thì để lại những hậu quả gì và như thế nào, cần những biện pháp
gì để khắc phục Phần trình phía trên đã có thể trả lời một trong những câu hỏi đó, nhằm tìm kiếm, khắc phục và đưa ra các biện pháp đúng đắn, kịp thời, cần thiết