1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phat trien san pham chung khoan phai sinh tai Cong ty Co phan Chung khoan VNDirect
Tác giả Nguyen Thi Thu Huyen
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyen Thi Minh Hue
Trường học Truong Dai Hoc Kinh Te Quoc Dan
Chuyên ngành Ngan hang - Tai chinh
Thể loại Chuyen de tot nghiep
Năm xuất bản 2019
Thành phố Ha Noi
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 16,92 MB

Nội dung

DANH MỤC VIET TATCTCK Công ty chứng khoán UBCK Ủy ban chứng khoán CKPS Chứng khoán phái sinh CTCP Công ty cô phần HĐTL Hợp đồng tương lai HĐQC Hợp đồng quyền chon SGDCK Sở giao dịch chứn

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

PHÁT TRIEN SAN PHAM CHUNG KHOAN PHÁI SINH TẠI

CONG TY CO PHAN CHUNG KHOAN VNDIRECT

: PGS.TS Nguyén Thi Minh Hué

: Nguyen Thi Thu Huyén

: 11162487

: Thi trường Chứng khoán 58

Hà Nội - 2019

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong dot thực tập 3 tháng vừa rồi tại CTCP chứng khoán VNDIretc, ngoài những nỗ lực của bản thân thì em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tinh của giảng viên hướng dẫn cũng như của các anh, chị trong công ty dé có thé hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này.

Trước tiên em xin được bày tỏ lòng biệt ơn sâu sắc đôi với trường đại học Kinh tê Quôc dân đã tạo điêu kiện cho em có môi trường học tập tôt trong suôt

thời gian em tham gia học tập, nghiên cứu tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Minh Huệ đã hỗ trợ rất nhiều cũng như trực tiếp hướng dẫn cho em trong suốt quá trình nghiên cứu dé em có

thé hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến CTCP chứng khoán VNDirect cùng các

anh chị ở phòng môi giới 07 đã giúp đỡ em trong việc thu thập dữ liệu cũng như

giúp em tìm hiểu và hòa nhập được với công ty dé em có thé hoàn thành chuyên

đề này một cách tốt nhất.

Một lân nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Mục lục

008067100577 1

Chương 1 Lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty

chứng KhOAN d ó6 9 9 9 9 9.9994.999 9.90 00.9.5001 0 :9.080090000809808609 3

1.1 Khai quát về công ty chứng khoán -2-©22¿©2+++Ek2SEEE221 22122711 11.211 2E1ecr.ce 3

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khOÁáH << << I c tg g 3

1.12 Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán -e-ccsccesccsccescceee 3 1.1.3 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoái << <«<s<sskesesse 4 1.1.4 Vai trò và chức năng của công ty chứng kÏuOáiH4 - 5< 5< << <<s<sskssesse 6 1.2 San phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán - 7

1.2.1 Khái quát chung về sản phẩm chứng khoán phái sinh -s-ccsccse- 7

1.2.1.1 Khái niệm chứng khoán phiát SỈHLỈH 5 <- << << th nh nghe ge 7

1.2.1.2 Vai trò của thị trường Phi SỈHLÏH o << << 9 TT TH 09 006 8 1.2.1.3 Phân loại chứng khoán phi STIÏ1 <- << < << 9 9 9 c0 ve 9 1.2.2 Sản phẩm chứng khoán phái sinh -e-ccceccceccceeereeerxeetreserserkeerkee 12 1.2.2.1 Sản phẩm chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán thế giới 12

1.2.3 Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh -e-c-scccsccseceserescescre 13 1.2.3.1 Quan điễm về phát triển sản phẩm phái sinh tại công ty chứng khoán 14

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển sản phẩm phái sinh tại công ty chứng khoán 15

1.3 Các nhân té ảnh hướng đến phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công

Ai: 41) 8 16

1.3.1 Nhân tỗ chủ quah «-©ce<©ceeerkeerkettkettrketrketrkertkrsrierkerrkee 16 1.3.2 Nhân tố khách quah -<©ce<©cscces©reerkerrertrerreerrrererrrrrrerrrerreecre 17

Chương 2 Thực trạng phát triển san phẩm chứng khoán phái sinh tai công ty cỗ phần

chứng khoán VINDÏTFCÍ o-<5- 5 << HH HH TH HH 0.0 0 000008000890 19

2.1 Khái quát về công ty cỗ phần chứng khoán VNDireet 5 ©5ecscczerxeez 19

2.1.1 Sơ lược về quá trình phát triển của CTCP chứng khoán VNDirect 19 2.1.1.1 Giới thiệu chung về CTCP chứng khoán VNDireet . s-c-sccsccsccee 19 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát trIỄn -ec<©cee©escreeceeerxerrerreerrerreecrerresrree 20 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán VNDir€et -«-c-escccse- 21

Sơ đồ : CƠ CẤU TÔ CHÚC VNIDRECT -cccs<©EcxeeetttEkxeesttrrrkrrrrrkrrieree 22

2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty chứng khoán VNDireet 28 2.1.3.1 Đánh giá kết quả kinh doanh chung của VNDirectc trong giai đoạn 2014-2018 28 Biểu đỗ 2.1 Biéu đồ kha năng sinh lời giai đoạn 2014-2018 . s-ccsccseccsccee 31 2.1.3.2 Đánh giá kết quả kinh doanh theo hoạt động kinh doanh của VNDirect 31 2.2 Thực trang phat triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cỗ phần

00113158 Khodn VNDIreCt 10000100 39

Trang 4

2.2.1 Các sản phẩm chứng khoán phái sinh ở thị trường chứng khoán Việt Nam hiện

nay 40

2.2.2 Thực trạng các sản phẩm phái sinh tại CTCP chứng khoán VNDirect 44 2.2.3 Thực trạng phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh qua các tiêu chí đánh

giá 48

2.2.3.1 Theo các chỉ tiêu VỀ SỐ ÏIQTig e-©cs©ce+©ceeceeEreeEksErerkeererkrrerrrerrkrrrrreerree 48

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm các sản phẩm chứng khoán phái sinh

tại công ty chứng khoán VNDTeC S12 1211212121111 111 21112112111 1111 11 H1 ng 51

2.3.1 Kết quá đạt MWOC.esssessesssesssssssssssssesssessssssessssssesssesssssssssssssessssssssssessesssessesssessesssessesees 51

2.3.2 Hạn chế và nguyên nha ecccecseccrecssessecssecsscsvesssesssssseesssssesssssssssseesesssesscsaseeseessesseeess 55 2.3.2.2 HAN CNE.cecssccvesseessessvessecssesssesssssscssssssesssssscsssessesssesscssscssessuesssssacsascesessucsucssscsscessessseess 55 2.3.2.3 Nguyên nhân của hạn CHE rcccssccsesssessecssessecssesssessessssssssssesssssscsssesvesssessesssesssessesseess 56

Chương 3 Giải pháp phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tai công ty cỗ phần

chứng khoán VÏNDÏTF€C G5 S9 9 2 0 0.0 0040040000400 10080 00040804096 60

3.1 Dinh hướng phát triển san phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán

MWj?) 1 60 3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh của CTCP chứng khoán

Mi 61

3.3 Kiến nghị Ă- CS TH HT HH HH nêu 62

3.3.1 Kiến nghị với ủy ban chứng khoán nhà nO « ceccccscceeereeereesrressreeee 62

Trang 5

DANH MỤC BANG

BANG 2.1 TINH HÌNH TÀI CHÍNH CUA CÔNG TTY - -cccsccceererxeree 29

BANG 2.2 SO LIEU VE HOẠT DONG MOI GIỚI CỦA 2-2-5 s+zsecs+ 34 CÔNG TY CHUNG KHOAN VNDIRECT GIAI DOAN 2016-2018 34 BANG 2.3 KET QUA HOAT DONG CUNG CAP DỊCH VỤ NGAN HANG ĐẦU

1 36

BẢNG 2.4 KÉT QUÁ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA VNDIRECT GIAI ĐOẠN 20115-201 - kề TT 111211211211 T1 11 T1 T1 1 11 1 1 1 1 HT g1 1 1111 11g11 1 key 38

BANG 2.5 KET QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGUON VON TỪ NĂM

20115-201 - St tk EEE2121121121111111 111112111111 11 1111111111 1E1111111111111111 1111111 cre 39

BẢNG 2.6 DANH SÁCH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊN CỦA TTCK PHÁI SINH -G- 6-5 SE EEEE SE EEEEEKEEEEEEEEEKEEEEEETEEEEEEE1111111111E11 11111111 ExL 45

BẢNG 2.7 BẢNG MÔ TẢ CÁC MÃ CHỨNG QUYỀN MÀ VNDIRECT ĐÃ

PHAT HANH ¿- 2 SE EEEEEEE21121115111111111111111E1111111111111111.11 1111111111 47

BANG 2.8 BANG THI PHAN CUA 5 CÔNG TY CHUNG KHOÁN LỚN NHAT TREN TTCK PHÁI SINH ccccccscssssscsssssssecsecsesessssscersassussecsesersassuceesansassucaesansassecaesaneaseees 48

BANG 2.9 BANG SO SANH BIEU PHI DOI VỚI SAN PHAM CHUNG KHOAN PHÁI SINH - S65 SE E11 E11111111111 1111111111111 1111111111111 111111111 57

DANH MUC SO DO, BIEU DO

SƠ BO : CƠ CAU TO CHỨC VNDRECT o ceccssesssssessesssssssessesersessecseseesassnceesaseasenees 22

BIEU DO 2.1 BIEU DO KHẢ NĂNG SINH LOI GIAI DOAN 2014-2018 31 BIEU DO 2.2 BIEU DO THI PHAN CUA CTCK VNDIRECT TREN THI

;:0/9)/€19 48

BIEU ĐÔ 2.3 SO LƯỢNG TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CKPS TỪ NĂM 2017-2019

" 49

BIÊU ĐỒ 2.4 BIEU BO DOANH THU HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CKPS CUA

VNDIRECT ou cecsecscscsscsesscsesececsececsesucsesucsesesucsesucsesusaesusassusussssusassucarsusacsusassesucatsusatsnsatsneneavees 50

Trang 6

DANH MỤC VIET TAT

CTCK Công ty chứng khoán

UBCK Ủy ban chứng khoán

CKPS Chứng khoán phái sinh

CTCP Công ty cô phần

HĐTL Hợp đồng tương lai

HĐQC Hợp đồng quyền chon

SGDCK Sở giao dịch chứng khoán

CTCP Công ty cô phan

HDKD Hoat dong kinh doanh

SXKD San xuat kinh doanh

MGCK Môi giới chứng khoán

HĐQT Hội đồng quản trị

KQKD Kết quả kinh doanh

CW Chứng quyền có đảm bảoTMCP Thuong mại cô phan

NDT Nha dau tu

HDMG Hoạt động môi giới

NHĐT Ngân hàng đầu tư

KHCN Khách hàng cá nhân

KHTC Khách hàng tổ chức

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn dé tài

Nhu cầu về vốn luôn là một vấn đề được chú trọng khi nên kinh tế ngày càng phát triển, chính vì thé ma“su phát triển” của TTCK là điều tất yếu Sự ra

đời và đi vào hoạt động của TTCK Việt Nam năm 2000 được coi là một bước

ngoặt lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước Sau gần 20 năm hoạt động,

TTCK Việt Nam đang dan thé hiện được tam quan trọng cua nó, được coi là “

phong vũ biểu của nền kinh tế” Đây không chila kênh dẫn vốn trực tiếp giữa

“các thành phần kinh tế” mà còn là kênh đầu tư hấp dẫn Chủ thé tham gia vào TTCK bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, t6 chức, cá nhan, va không thé thiếu

là CTCK Thông qua các hoạt động chính của mình các CTCK tham gia phát

triển, điều tiết kinh tế.Đồng thờigiúp cơ quan quản lí kiểm soát TTCK Do đó việc đưa ra “các sản phâm mới” phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình TTCK Việt Nam như “sản phẩm chứng khoán phái sinh” là điều cần thiết diễn ra CKPS không chỉ giúp TTCK Việt Nam hoàn thiện về cấu trúc, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư mà còn là một“kênh dé đầu tư hiệu quả” Đối với các CTCK- thành viên tích cực nhất trong TTCK- thì việc “phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh”tại CTCK sẽ góp phần vào việc hoàn thiện của thị trường cũng như tạo ra một môi trường kinh doanh mới Đó là lí do vì sao cần thiết phải “nghiên cứu phát trién sản phẩm chứng khoán phái sinh”ở CTCK Hơn hết, VNDirect lại là một trong số những CTCK lớn ở Việt Nam, việc phát triển sản phẩm CKPS ở CTCK VNDirect sẽ gây được những ảnh hưởng nhất định đối với TTCK, nhà dau tư nói chung va bản thân CTCK VNDirect nói riêng.

Sau 4 năm học tập, rèn luyện tại trường và được đến thực tập dé tiép xuc thực tế ở CTCP chứng khoán VNDirect, em đã được biết thêm nhiều kiến thức mới, có thêm cái nhìn mới, và nhận thấy được sự quan trọng của việc “phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh” đối với TTCK Việt Nam và vớiCTCK VNDirect Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect” này dé thực hiện chuyên

đề tốt nghiệp của mình.

Trang 8

2 Mục tiêu hướng đến của đề tài

Đề tài hướng đến việc tìm ra các thành quả mà CTCP chứng khoán VNDirect đã đạt được và những hạn chế còn ton tại trong quá trình “phát triển sản phâmchứng khoán phái sinh”ở công ty, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị tới công ty nhăm hỗ trợ công tytrong hoạt động này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề của em tập trung vào nghiên cứu những cơ sở lý thuyết và những thực tế em đã tự trải nghiệm tại phòng môi giới của CTCP chứng khoán

VNDirect trong thời gian qua Từ đó, em đưa ra các giải pháp hỗ trợ công ty

trong việc “phát triển sản phâm chứng khoán phái sinh’ma VNDS đang thực

hiện hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề này em nghiên cứu theo phương pháp phân tích và đánh giá kết quả HDKD của doanh nghiệp, so sánh kết quả HDKD của VNDirect theo từng

năm và với các CTCK khác Chuyên đề của em có kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn dé phân tích, đánh giá từ đó rút ra các kết luận và đề xuất các giải pháp.

Đồng thời, chuyên đề có sử dụng phương pháp mô hình hóa và lượng hóa thông

qua các bang và các biêu đô đê có thê biêu hiện van đê một cách trực tiép hơn.

5 Giới thiệu kết cấu đề tài Bên cạnh lời mở đầu và kết luận, bài viết được chia thành 3 phần chính

- Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm chứng khoán phái

sinh tại công ty chứng khoán

- Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect

- Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cỗ phần chứng khoán VNDirect

Trang 9

Chương 1 Lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm chứng khoán phái

sinh tại công ty chứng khoán

1.1 Khái quát về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán

“Thị trường chứng khoán” là nơi các giao dịch mua bán chứng khoán được

thực hiện mà các bên tham gia không cần trực tiếp gặp mặt Mọi hoạt động của

họ trên thị trường đều được thực hiện thông qua các CTCK Chính vì thế mà CTCK có một vai trò rất quan trọng trong việc vận hành TTCK.

Khái niệm về CTCK có thé được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Trong cuốn sách “Lý thuyết tài chính tiền tệ” của Đại Học KTQD, PGS.TS Cao Thị Ý Nhi và TS Đặng Anh Tuấn cho rằng: “Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán, là một đơn vị có tư cách pháp nhân, có nguồn vốn riêng và hạch

toán độc lập”.

Trong khi đó theo “luật chứng khoán số 62” Quốc Hội (2010) đã quy định thì “Công ty chứng khoán là công ty cô phần, công ty TNHH thành lập theo giấy phép do UBCK nhà nước cấp, theo đó công ty chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.”

Tóm lại,CTCKIlà một “tổ chức trung gian tài chính” thực hiện một hoặc một

số nghiệp vụ trên TTCK Không giống như các doanh nghiệp SXKD thông thường, sản phẩm của CTCK gọi là“ dịch vụ tài chính”.

1.L2 Nguyén tắc hoạt động của công ty chứng khoán

CTCK hoạt động theo hai nhóm “nguyên tắc cơ bản” đó là: “nhóm nguyên tắc mang tính chất đạo đức và nhóm nguyên tắc mang tính tài chính”

> Nhóm nguyên tắc đạo đức

- CTCK phải đảm bảo giao dịch trung thực và công bằng vì lợi ích của

khách hàng.

- Kinh doanh có ki năng, tận tuy ,có tinh thần trách nhiệm.

- Công ty luôn phải “ưu tiên” thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực

hiện lệnh của công ty.

Trang 10

- Có nghĩa vụ “bảo mật thông tin” cho khách hàng, không được tiết lộ các thông tin về tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng đồng ý bằng văn bản trừ khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn phải cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng và giải thích rõ ràng về các “rủi ro” mà khách hàng có thé phải gánh chịu, đồng thời họ không được khẳng định về lợi nhuận các khoản đầu tư mà họ tư vấn.

- Công ty không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao thông thường cho dịch vụ tư van của mình.

- Nghiêm cấm thực hiện các “giao dịch nội gián” Đặc biệt các CTCK không được phép sử dụng các thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho

chính mình, gây ra sự thiệt hại cho các NĐT khác.

- Không được tiến hành các giao dịch gây hiểu lầm về giá cả, giá trị và ban chất của chứng khoán hoặc các hoạt động khác gây thiệt hại cho khách hàng.

> Nhóm nguyên tắc tài chính

- CTCK cần phải đảm bảo các yêu cầu về vốn , cơ cấu vốn và nguyên tắc

hoạch toán, báo cáo theo các quy định của UBCK Nhà nước.

- Đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinh doanh chứng khoán với

khách hàng.

- Công ty không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùng để phục vụ cho giao dịch của

khách hàng.

- Công ty phải “tách bạch tài sản” của khách hàng (tiền và chứng khoán)

của khách hàng với tài sản của mình.

- CTCK không được dùng chứng khoán của khách hàng làm vật thé chấp dé vay vốn trừ trường hợp được khách hàng chấp nhận bằng văn bản

1.1.3 Cac hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

Các CTCK có hoạt động kinh doanh khá đa dạng, theo như“luật chứng

khoán số 62/2010/QH12” và “nghị định sửa đổi 151/2018/NĐ-CP hiện nay thì CTCK có thể thực hiện một, một số hoặc toàn bộ HDKD sau đây:

- “Môi giới chứng khoán”: Là nghiệp vụ củaCTCKkhi đứng ra làm “trung

gian thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán” cho khách hàng thông qua các

SGDCK trên “thi trường tập trung” hay “thi trường phi tập trung OTC” Day là

nghiệp vụ cơ bản nhất của CTCK Yêu cầu “vốn pháp định” của hoạt động MGCK là 25 tỷ đồng.

Trang 11

- “Ty doanh chứng khoán”: Là “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán ”mà

CTCK với tư cách là NDT tổ chức trên TTCK Công ty thực hiện giao dịch trên

“thị trường thứ cấp” hay mua chứng khoán trong “các đợt IPO” của tổ chức phát hành dé năm giữ và nhận cô tức trong tương lai Thông qua hoạt động này, CTCK tham gia điều tiết và tạo thanh khoản cho TTCK Tuy nhiên, dé hạn chế những “xung đột lợi ích” có thể xảy ra giữa CTCK và khách hàng của họ thì CTCK phải đảm bảo được nguyên tắc đạo đức như đã đề cập ở trên Yêu cầu về

“vốn pháp định” của hoạt động “tự doanh chứng khoán” là 50 tỷ đồng.

- “Bảo lãnh phát hành chứng khoán”: Là nghiệp vụ của CTCK nhằm giúp

tô chức phát hành hoàn thiện các “thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng” đồng thời“nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tô chức phát hành

dé bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết” hoặc cố găng tối đa để phát hành số chứng khoán cần phát hành của tô chức phát hành Yêu cầu “vốn pháp định” của hoạt động “bảo lãnh và phát hành chứng khoán” là

165 tỷ đồng.

- “Tư vấn đầu tư chứng khoán”: Là nghiệp vụ củaCTCK nhằm cung cấp cho khách hàngcác“báo cáo phân tích đầu tư” và đưa ratư vanvé việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán Yêu cầu “vốn pháp định” là 10 tỷ đồng.

- “Nghiệp vụ tư vấn tài chính”: CTCK cung cấp cho các doanh nghiệp dịch

vụ tư vấn về tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, thâu tóm, sáp nhập, tư vấn cổ phần hóa, chào bán, niêm yết, phát hành chứng khoán ra công chúng,

Ngoài ra hiện nay ở một số CTCK còn cung cấp các nghiệp vụ hỗ trợ khác bao gồm:

- “Nghiệp vụ lưu kí chứng khoán”: Đây là yêu cầu đầu tiên để các chứng khoán có thể được giao dịch trên thị trường tập trung.Hoạt động này bao gồm

việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực

hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu kí Việc lưu kí chứng khoán giúp

cho quá trình thanh toán tại SGDCK được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, dễ

dàng, hạn chế một số rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán do những vấn đề về hong, rách, thất lạc chứng chỉ chứng khoán,

- “Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán”: Đối với các TTCK còn hạn chế về thời gian giao dịch thì thông thường sau khi bán chứng khoán khách hàng

sẽ không nhận được ngay số tiền mà mình bán mà phải đợi đến khi đủ thời gian cho phép giao dịch Do đó hoạt động “cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán”

Trang 12

là việc CTCK ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng trước khi khách hàng nhận được tiền bán thực sự của mình.

- “Cho vay margin”: Là việc CTCK cho khách hang vay theo tỉ lệ quy định

của công ty khi khách hàng đã bị hết sức mua nhưng muốn có thêm vốn đầu tư, lượng chứng khoán sẵn có của khách hang được coi là tài sản đảm bảo dé vay.

1.1.4 Vai trò và chức nang của công ty chứng khoán

> Vai trò

- Đối với tô chức phát hành:Các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động phát hành cô phiếu đều có mục đích là dé huy động vốn dài hạn Tuy nhiên không

phải cứ “phát hành chứng khoán ra công chúng” là sẽ có người mua, bởi nó còn

phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là “uy tín” của doanh nghiệp và “độ an toàn” của loại chứng khoán đó.Băng hoạt động “bảo lãnh phát hành chứng khoán”của mình các CTCK giúp cho các nhà phát hành huy động vốn tốt hơn khi trở thành “cầu nối” giữa tổ chức phát hành và NDT Từ đó CTCK cũng giúp luân chuyển vốn trong nền kinh tế.

- Đối với nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như MGCK, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục dau tư, các CTCK có vai trò làm giảm chi phí giao dịch, thời gian cũng như là rủi ro với các khoản đầu tư của khách hàng Thông thường các loại hàng hóa mua bán qua trung gian sẽ bị gia tăng chi phí Nhưng đối với chứng khoán là loại hàng hoá có độ rủi ro cao nên nhà đầu tư phải mắt rất nhiều thời gian công sức và chi phí dé tìm hiểu, nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư Các CTCK với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín sẽ giúp nhà đầu tư sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

- Đối với thị trường chứng khoán: Thông qua hoạt động tự doanh của mình, CTCK góp phần vào việc tạo thanh khoản cho TTCK, hỗ trợ“tạo lập giá cả” và“điều tiết thị trường” Với cơ chế xác định giá chứng khoán thông qua cung- cầu thì việc tham gia TTCK với tư cách là NDT tổ chức của CTCK sẽ có tác dụng điều tiết giá cả trên TTCK khi thực hiện giao dịch.

- Đối với cơ quan quản lí thị trường: Mọi giao dịch trên TTCK đều diễn ra thông qua các CTCK, do đó CTCK có thể nắm được rất nhiều thông tin của

TTCK.Vi vậy, CTCK sẽ giúp các cơ quan quản lý giám sát và công khai hoá

thông tin về tài sản tài chính, đồng thời kiểm soát và ngăn chặn các hành vi gian

dối, thao túng trên TTCK.

> Chức năng

Trang 13

- Tạo ra cơ chế luân chuyên vốn linh hoạt giữa “người có tiền nhàn rỗi” và

“người sử dụng vốn” CTCK giúp các doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng HDKD đồng thời giúp cho NDT sinh lời khi đem tiền sử dụng hợp lý.

- Cung cấp giá cả: Thông qua hệ thống khớp giá khớp lệnh, các CTCK cung cấp kịp thời sự thay đổi về giá cả qua từng phút giúp NDT có thé đưa ra quyết định về giá, lượng một cách hợp lý.

- Tạo tính thanh khoản cho hoạt động thị trường: CTCK giúp chuyền đổi

dễ dàng giữa chứng khoán và tiền mặt Do đó, CTCK được coi là một tác nhân quan trọng giúp thúc đây “tăng trưởng kinh tế” nói chung và TTCK nói riêng.

1.2 Sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán 12.1 Khái quát chung về sản phẩm chứng khoán phái sinh

1.2.1.1 Khái niệm chứng khoán phái sinh

Thông thường khi nhắc đến các sản phâm của thị trường chứng khoán chắc han mọi người hay nhắc đến cô phiếu, trái phiếu Tuy nhiên dé tăng sự hiệu qua trong đầu tư thiTTCK đã phát triển thêm các “công cụ phái sinh”nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng hiệu quả đầu tư cũng như lợi nhuận cho các nhà đầu tư Việc xuất hiện các sản phẩm CKPS đã khiến cho TTCK trở nên đa dạng và

phong phú hơn.

“Công cụ phái sinh”: Là các công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị tài sản cơ Công cụ phái sinh sẽ không tôn tại nêu không có sự tôn tại của tài sản cơ sở Thông thường, sự thay đôi vê giá của công cụ phái sinh bắt nguôn từ sự thay đôi giá của tài sản cơ sở.

Một hợp đồng tài chính được gọi là một “chứng khoán phái sinh” hoặc một

“tài sản tài chính có giá trị phụ thuộc” nếu giá trị hợp đồng tài chính đó tại thời điểm đáo hạn hợp đồng có thê được xác định hoàn toàn bởi giá tri thi trường cua

tai san cơ SỞ.

Tài sản cơ sở cua CKPS được chia thành 2 dạng chính là hang hóa như thực

phẩm, nông sản, năng lượng, nhiên liệu, và công cụ tài chính như cô phiếu, trái phiếu, lãi suất,ngoại té, và thậm chí là cả các CKPS khác

Với những ưu điểm của mình, TTCK phái sinh đang thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư TTCK phái sinh giúp:

Trang 14

- Phòng hộ hoặc giảm nhẹ rủi ro trong các tài sản cơ sở bằng cách tham gia một hợp đồng phái sinh mà giá trị của nó di chuyển theo hướng ngược lại với vị thế tài sản cơ sở của nó và triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ rủi ro này

- Tạo khả năng tùy chọn trong đó giá trị của phái sinh liên kết với một điều kiện cụ thể

- Có được sự tiếp xúc với tài sản cơ sở khi không thé trao đôi bang dạng tài

sản cơ sở đó

- Cung cấp đòn bây tạo ra một sự khác biệt lớn trong giá tri của phái sinh

- Thu lợi nhuận nếu giá trị của tài sản cơ sở di chuyển theo cách nhà đầu tư

mong đợi

- Chuyên phân bố tài sản giữa các tài sản khác nhau, không làm ảnh hưởng đến tài sản cơ sở

1.2.1.2 Vai trò cua thị trường phái sinh

Việc sử dụng các “công cụ phái sinh” có lợi ích vô cùng to lớn đối với các NDT bởi lẽ thông qua các sản phẩm CKPS, NDT không chỉ giảm thiêu được rủi

ro mà còn là cơ hội đê tìm kiêm lợi nhuận

- Cung cấp các công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro: Từ trước đến nay việc quản lí rủi ro luôn là một công việc phức tạp và rất khó dé xác định chính xác được mức

độ rủi ro Chính vì vậy, với quan điểm chấp nhận rủi ro thì khi rủi ro xảy ra sẽ gây lên nhiều thiệt hại không thể suy tính được Việc xuất hiện các công cụ phái sinh cho phép NDT xác định trước được mức rủi ro tối đa sẽ xảy ra và từ đó quản trịiđược rủi ro tốt hơn mà không cần phải thay đổi cơ cấu danh mục tài sản Nói cách khác CKPS là công cụ phòng hộ mà các cá nhân/tổ chức có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và sử dụng để phòng hộ rủi ro liên quan đến biến động

giá của tài sản.

- Gia tăng cơ hội đầu tư kinh doanh kiếm lời cho nhà đầu tư: Thông qua đòn bay tài chính nhờ cơ chế kí quỹ, sản phẩm phái sinh có thể có chi phí giao dịch thấp hơn so với tài sản cơ sở Mặt khác, các sản phẩm CKPScó tính thanh khoản cao, được giao dịch với tần suất cao và có thé thực hiện ngay trong phiên giao dịch, trong khi mua bán các tài sản cơ sở thường không làm được điều này Chính vi vậy, CKPS tạo cơ hội dé các NDT tham gia đầu cơ hiệu quả Theo đó, cách thức nay thường sử dụng khi các cá nhân/tô chức không có ý định giao dịch tài sản cơ sở mà muốn lợi dụng sự biến động về giá của tài sản cơ sở để thu về

lợi nhuận ngăn hạn.

Trang 15

- Tăng cường tính thông tin của thị trường: Mức giá thực hiện trong tương

lai tuy không thực sự phản ánh hay chịu tác động nhiều từ sự biến đổi của mức giá giao ngay của tài sản cơ sở nhưng chúng lại có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau Trên thực tế, khi TTCK phái sinh phát triển, thì nó lại là nơi cung cấp thông tin tham khảo ngược lại cho thị trường cơ sở, bởi lẽ nhà đầu tư sẽ giao dịch nhiều hơn và thé hiện sự kì vọng về TTCK phái sinh nhiều hơn từ đó phản ánh ngược lại thông tin đến thị trường giao ngay.

- Tăng cường hiệu quả thị trường: Mặc dù trên thực tế, các thị trường tài chính trên thế giới đều tương đối hiệu quả, song vẫn có những khoảng thời gian

dé điều chỉnh giá về mức cân bằng Ké hở thời gian nay đã tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ kiếm được lợi nhuận do mức chênh lệch giá đáng kế của tài sản so

với giá tri thực của chúng Do đó, tính hiệu qua của thị trường tài chính sẽ được

cải thiện nếu thời gian này được rút ngắn lại Và việc ra đời các sản phẩm CKPS

đã hỗ trợ rất nhiều cho điều đó Bởi lẽ các sản phim CKPS đòi hỏi lượng vốn ít

hơn, thời gian luân chuyển nhanh hơn, giúp làm nhanh chóng thu hẹp sự chênh

lệch giá, đưa thị trường về mức cân bằng.

1.2.1.3 Phân loại chung khoán phái sinh

> Theo phương thức giao dịch

Cũng giống như chứng khoán cơ sở, CKPS cũng được giao dịch trên “thị

trường tập trung” thông qua các SGDCK và “thị trường phi tập trung OTC” Do

đó theo phương thức giao dịch có thể chia CKPS thành 2 loại là“Chứng khoán phái sinhniêm yết” và “chứng khoán phái sinh OTC”.

- “Chứng khoán phái sinh niêm yết”: Đây là sản phẩm CKPS được chuẩn hóa hay nói cách khác là các điều khoản, nội dung cụ thể của hợp đồng CKPS được tô chức có thâm quyên, thường là các sở giao dịch quy định thống nhất một cách chỉ tiết

- “Chứng khoán phái sinh OTC”: Trái với CKPS niêm yết thì loại chứng khoán này không được giao dịch trên một SGDCK nào mà về bản chất chúng chỉ

là hợp đồng mang tính cá nhân giữa các bên tham gia và được thiết kế linh hoạt, phù hợp, đáp ứng nhu cầu cụ thể của các bên Tuy nhiên, bên cạnh những

“Chứng khoán phái sinh OTC” không theo một khuôn mẫu nào thì ở sàn OTC

vẫn có những CKPS mang tính chuẩn hóa cao, tương tự như CKPS niêm yết, tiêu biểu là các “hợp đồng hoán đổi” và “hợp đồng kì hạn”.

> Theo sản phẩm

Trang 16

Hiện nay trên thị trường tồn tại 4 loại hợp đồng chính, được giao dịch phổ biến

- Hợp đồng tương lai: Là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước Đây là một “công cụ tài chính”đã được pháp luật“chuẩn hóa”, được niêm yết và được giao dịch trên thị trường tập trung với các đặc tính cơ bản bao gồm:

e Tài sản cơ sở: Là hàng hóa hoặc công cụ tải chính được sử dụng làm cơ sở

để thiết kế HDTL.

e Chất lượng tài sản cơ sở: “Chất lượng tài sản cơ sở” được xác định rõ trong HDTL nhằm đảm bảo mọi đối tượng tham gia giao dịch công cụ phái sinh này đều biết rõ và nhất quán về hình thức và chất lượng tài sản mà mình giao dich (đây là điều khoản thường thấy trongHDTL hàng hóa).

e Quy mô hợp đồng: La số lượng hay giá trị tài sản cơ sở mà bên mua và bên bán có thể giao dịch tương ứng với một HĐTL.

eĐơn vị yết giá, bước giá: Nhìn chung HĐTL thường được yết giá theo cách tương tự như yết giá “tài sản cơ sở” trên thị trường giao ngay Ngoài ra sở giao dịch nơi HĐTL được niêm yết thường cũng đưa ra quy định về bước giá hay mức độ biến động tối thiểu được chấp nhận của giá HDTL so với mức giá khớp gần nhất.

e Giờ giao dịch: Là thời gian trong ngày khi giao dịch HĐTLđược diễn ra

trên sở giao dịch.

e Tháng đáo hạn: Là tháng mà HĐTLphải được thanh toán theo một trong

hai hình thức là chuyền giao vật chất hoặc thanh toán bằng tiền.

eNgày đáo hạn: Là một ngày trong thang đáo hạn, sau ngày đó, mã hợp

đồng tương lai liên quan không còn được giao dịch trên thị trường nữa hay đồng nghĩa với việc hợp đồng đã hết hiệu lực và việc thanh toán phải được thực hiện

giữa bên mua và bên bán.

“+ Như vậy tai thời điểm thỏa thuận được xác lập, bên mua và bên bán sẽ biết được:

e Loai tài sản ma mình sẽ mua hoặc bán

e Khối lượng tài sản mà bên bán sẽ chuyền giao cho bên mua

e Thời điểm giao dịch sẽ diễn ra

e Mức thanh toán trong giao dịch đó.

10

Trang 17

“C6 các loại HDTLphé biến bao gồm: HDTLhang hóa, ví dụ như

HĐTLnông nghiệp, HDTL năng lượng, HĐTL kim loại quý, HDTL kim loại

công nghiép, ; HDTL chỉ số cổ phiếu HĐTL lãi suất, ví dụ như HĐTLEurodollar (CME), HĐTLIãi suất EULIBOR, HĐTLIãi suất KLIBOR, ; HDTLtién tệ.

- Hợp đồng kì hạn: Thường là một thỏa thuận giữa “các chủ thể” tham gia vào cùng một thị trường, nhằm trao đổi một lượng hàng hóa xác định (tài sản tài chính hay tài sản hàng hóa) với một mức giá nhất định trong tương lai

Dường như khi nhắc đến hợp đồng kì hạn chúng ta nhận thấy nó khá giống với HĐTL Tuy nhiên giữa chúng lại có sự khác biệt đáng ké giữa hai loại hợp đồng này ví dụ như: Hợp đồng kì hạn được giao dịch trên OTC thay vì trên sở giao dịch như HĐTL, nó không được chuẩn hóa về các điều khoản cơ bản, nội dung của hợp đồng được thỏa thuận riêng giữa các bên tham gia sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân, các hợp đồng kì hạn thường có thanh khoản kém hơn hợp đồng tương lai do tính chất cá biệt của từng hợp đồng Mặt khác hợp đồng kì hạn

bị hạn chế về vấn đề minh bạch thông tin hơn, ít bị chịu sự quản lí hơn và rủi ro

cao hơn.

- Hợp đồng quyền chọn: Là công cụ tài chính mà người nắm giữ (còn gọi là bên mua, bên sở hữu) được quyên, không phải nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở với mức giá xác định vào thời gian nhất định trong tương lai Trong khi người mua HDQC được quyền lựa chọn thực hiện quyền hay không thì người bán HĐQC có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng nếu người mua yêu cầu quyên.

Hợp đồng quyên chọn có thé được chuẩn hóa và niêm yết, hoặc là công cụ OTC thiết kế riêng theo yêu cầu.

Trên thị trường, quyền chọn có hai loại là quyền chon mua (call option) cho phép người sở hữu được quyền mua tài sản cơ sở và quyền chọn bán (put option) cho phép người được sở hữu quyền được bán tài sản cơ sở Và có 4 vị thế đối với HĐQC là: “mua quyền chọn mua”, “bán quyền chọn mua”, “mua quyền chọn bán” và “bán quyền chọn bán”.

Đề đổi lấy quyền, bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn một khoản tiền được gọi là “phí quyền” Day là số tiền bên bán quyền duoc hưởng song cũng ràng buộc bên bán có nghĩa vụ thực hiện khi bên mua yêu cầu quyền “Phí quyền chọn” phụ thuộc vào giá“tài sản cơ sở” và nhiều yếu tố khác trong đó yếu tố cung- cầu đóng góp một phần quan trọng.

- Hợp đồng hoán đổi: Là một thỏa thuận dạng hợp đồng giữa hai bên đối tác, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kì cho nhau, hay

11

Trang 18

là đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo một phương thức đã định sẵn và trong một khoảng thời gian xác định trước Hợp đồng hoán đổi có hiệu lực

từ ngày bắt đầu hay ngày định giá và chấm dứt vào ngày kết thúc hay ngày đáo hạn của hợp đồng Nó là sự kết hợp các yếu tô của hợp đồng kì hạn, HDTL và

HDQC.

Có nhiều loại hop đồng hoán đổi khác nhau từ đơn giản đến phức tap như: hợp đồng hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi cô phiếu, hoán đổi hàng hóa, hoán đồi tín dụng, được thiết kế riêng nhằm phù hợp với nhu cầu cụ thé

của các bên tham gia.

> Theo loại tài sản cơ sở

- CKPS dựa trên các công cụ thị trường vốn: Tài sản cơ sở là cổ phiếu đơn

lẻ, một nhóm hoặc một rỗ cô phiếu được lựa chọn theo tiêu chí nhất định, trái phiếu

- Chứng khoán phái sinh dựa trên công cụ thị trường tiền tệ: Tài sản cơ sở

là lãi suất ngăn hạn, công cụ nợ ngắn hạn hay đồng tiền của một quốc gia hoặc

vùng lãnh thô

- Chứng khoán phái sinh dựa trên chứng khoán phái sinh: Với bản thân tài

sản cơ sở đã là một CKPS thì đây là công cụ tài chính vô cùng phức tạp Ví dụ

điển hình có thé là quyền chọn HDTL, quyền chọn hợp đồng hoán déi,

- Chứng khoán phái sinh hàng hóa: Tài sản cơ sở là hàng hóa cơ bản như nông sản, kim loại quý, kim loại công nghiệp, năng lượng,

- Chứng khoán phái sinh khác: đây là những CKPS mà tài sản cơ sở không

phải hữu hình ví dụ như độ biến động giá của công cụ tài chính, sự kiện tín dụng, lạm phát, thời tiết,

12.2 Sản phẩm chứng khoán phái sinh 1.2.2.1, Sản phẩm chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán thể

giới

Chứng khoán phái sinh đã xuất hiện trên TTCK thé giới từ rất lâu đời và phát triển vô cùng đa dạng Ngay từ thời Trung cổ, người ta đã biết dùng đến các HĐTL, hợp đồng kì hạn khi kí các hợp đồng hứa hẹn giao hàng vào ngày nhất định trong các hội chợ ở châu Âu, hay các HDTLvé lúa gạo tại Nhật Bản Ở Hà Lan, khi “cơn cuồng hoa tulip” xuất hiện vào thế kỉ 16 khiến giá hoa bị thôi phòng lên, giới kinh doanh ban đầu cũng sử dụng hình thức giao ngay nhưng sau

đó đã sử dụng thêm hình thức quyền chọn mua và quyền chọn bán dé thực hiện

các giao dich.

12

Trang 19

Ở Mỹ ngay từ những năm 1790, quyền chọn cô phiếu đã được giao dịch tại SGDCK NewYork Năm 1848, khi sở mau dich Chicago được thành lập thi dén năm 1865 trên san nay cũng diễn ra giao dich hợp đồng ki han dau tiên với ngô

và sau đó thì nhanh chóng được chuẩn hóa và giao dịch nhiều hơn với các sản pham khác như ngũ cốc, nông sản, kim loại trên các sở giao dịch mới như “sở

giao dịch bông NewYork” hay là “sở giao dịch hàng hóa Chicago”.

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ 20, các hợp đồng CKPS mới thực sự phát triển khi xuất hiện HDTL đối với các sản phẩm tài chính như HDTLngoai tệ ở sàn giao dịch hàng hóa Chicago vào năm 1972, HĐTLtrái phiếu kho bạc Mỹ năm

1975, quyền chọn niêm yết đối với HĐTLtrái phiếu tại sở mau dich Chicago năm 1982 Và khi sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) ra đời, quyền chọn cô

phiêu mới chính thức được chuân hóa va đưa vào niêm yết trên sở giao dịch.

Ở Châu Âu, TTCK phái sinh cũng diễn ra vô cùng sôi nổi, bên cạnh đó là các hoạt động thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất các SGDCK phái sinh cũng diễn ra

rất mạnh mẽ từ những năm 1990

Ở thị trường Châu Á thì TTCK phái sinh xuất hiện muộn hơn vào cuối những năm của thế ki 20 Ở Hàn Quốc, các “san phẩm phái sinh” đầu tiên cũng xuất hiện từ năm 1996 với các “Hợp đồng tương lai "và “Hợp đồng quyền chọn”với các chỉ số thị của TTCK Sau đó thì các “hợp đồng tương lai” hay là các “ hợp đồng quyền chọn” mà sản phẩm cơ sở là tiền tệ, các khoản tiền gửi, trái phiếu chính phủ hay các hàng hóa cá nhân tiêu biéu, cũng ra đời Hay ở Thái

Lan, TTCK phái sinh cũng ra đời khá muộn Năm 2006, các HĐTL và HDQC

chỉ số chứng khoán cũng bắt đầu được giao dịch Sau đó các HDTL về hàng hóa, kim loại quý và tiền tệ cũng bắt đầu được đưa vào giao dịch Nhìn chung hàng hóa cơ bản trong TTCK Thái Lan chủ yếu là các các chỉ số chứng khoan Ngay nay,có tới 100 SGDCK trên thé giới đã đưa vào sanpham CKPS, thuộc 41 khu vực quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế đã và đang phát triển.Các tô chức tham gia đầu tư CKPS déu là những “nha đầu tư chuyên nghiệp”, bao gồm mạng lưới các ngân hàng, tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tô chức/cá nhân

có lượng vốn lớn, sử dụng CKPS như phương tiện phòng hộ rủi ro và giao dịch chênh lệch giá.Sự phát triển vượt bậc và rộng khắp của TTCK phái sinh là kết quả của một quá trình hình thành, thay đổi và sáng tạo qua hon hàng trăm năm và

sự ra đời của nó như một sự tât yêu của thị trường.

1.2.3 Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh

13

Trang 20

1.2.3.1 Quan điển về phát triển sản phẩm phái sinh tại công ty chứng

khoán

> Xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh

Trong bối cảnh kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng của thế giới đang ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các “sản phẩm phái sinh” cũng không ngừng tăng lên Nhờ những lợi ích mà sản phẩm phái sinh mang lại, kinh

tế thế giới đã có những bước chuyền biến đáng kể Chính vì thế mà việc xây dựng được những sản phẩm phái sinh mới để phù hợp với nhu cầu ngày càng

tăng cao là vô cùng cân thiệt.

- Sự cải thiện trong hiểu biết của khách hàng về CKPS: Mặc dù CKPS đã xuất hiện trên TTCK thé giới khá lâu nhưng ở một số quốc gia TTCK phái sinh chưa thực sự phổ biến, vẫn còn rất nhiều NDT chưa biết đến sản phẩm này Thậm chí có rất nhiều NĐT biết đến CKPS nhưng vẫn còn khá e ngại về sản phẩm do chưa có cái nhìn đúng đắn về chúng Họ cho rằng CKPS là đầu cơ và

mang tính chất đỏ đen nhiều hơn Bên cạnh đó những nhà đầu tư am hiểu về

CKPS, cũng như có chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm thực tế là chưa nhiều Đại đa số những người này đều thuộc các tô chức hay các CTCK Do đó bên cạnh việc phát triển sản phẩm phái sinh mới thì việc bồi dưỡng kiến thức cho khách hàng cũng là điều cần thiết hiện nay.

- Nhu cầu sử dụng CKPS phòng ngừa rủi ro: Như chúng ta đã biết, khi “rủi

ro thị trường” (hay rủi ro hệ thống) xảy ra thì toàn bộ TTCK sẽ bi ảnh hưởng Lúc này, việc đầu tư vào các “tài sản cơ sở” là vô cùng rủi ro và không thê tính được thiệt hại sẽ xảy ra Song, với các sản phẩm CKPS, NĐT có thể hạn chế được những thiệt hại đáng tiếc xảy ra khi xác định được trước những thiệt hại này và có phương pháp quản lí rủi ro phù hợp Do đó nhu cầu sử dụng các CKPS của các nhà đầu tư tô chức, cá nhân đều sẽ tăng lên.

- Nhu cầu sử dụng các sản pham phái sinh dé sinh lời: Mọi khách hàng đều

có nhu cầu bảo toàn tài sản và gia tăng khả năng sinh lời từ các tài sản hiện hữu.

Do đó, nhu cầu đầu cơ thông qua các sản pham phái sinh luôn luôn ton tại Tuy nhiên, mặc dù lượng khách hàng tiềm năng như vậy còn khá lớn nhưng những sản phâm phái sinh hiện tại có thể chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của họ nên việc phát triển thêm các CKPS mới để phù hợp với nhóm khách hàng này là một điều vô cùng cần thiết.

> Quan điểm phát trién CKPS ở công ty chứng khoán

14

Trang 21

Như chúng ta đã biết, hoạt động môi giới CKPS năm trong HDMG của các CTCK Hơn nữa, hoạt động môi giới lại là một trong số những hoạt động quan trọng nhất của CTCK Việc phát triên CKPS có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của công ty Mặt khác, nguồn khách hàng của CTCK rất đa dạng và nhu cầu quản trị rủi ro tài sản cũng như nhu cầu tìm kiếm một nguồn đầu tư sinh lợi của

họ cũng rất lớn Chính vì điều đó việc triển khai và phát triển thêm nhiều sản phẩm CKPS mới rất được chú trọng thực hiện Tuy nhiên để thực sự “phát triển các sản phâm chứng khoán phái sinh thì phải phát triển được cả về số lượng và chất lượng sao cho phù hợp Phát triển về số lượng ở đây bao gồm số lượng NĐT tham gia TTCK phái sinh, số lượng hợp đồng giao dịch, giá trị giao dịch, Còn phát triển về chất lượng nghĩa là phát triển về chất lượng của các sản phẩm hỗ trợ, chất lượng môi giới,

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển sản phẩm phái sinh tại

công ty chứng khoán

- Tốc độ gia tăng số lượng mở mới tài khoản giao dịchCKPS: Dù hoạt động kinh doanh trong bat cứ ngành nghề nào trên thị trường, mỗi doanh nghiệp đều cần phải gia tăng được lượng khách hàng của mình thường xuyên bởi khách hàng chính là những người sẽ đem lại doanh thu cho doanh nghiệp Đối với các các CTCK, lượng khách hàng được thê hiện thông qua “số lượng tài khoản giao dịch” Bởi vì, một điều kiện bắt buộc đối với bất kì nhà đầu tư chứng khoán nào muốn tham gia giao dịch trên TICK là họ cần phải mở một tài khoản tại một

CTCK nào đó và sẽ thực hiện các giao dịch của mình thông qua tài khoản đã mở

tại công ty đó Nhưng đồng thời, khách hàng cũng có quyền yêu cầu đóng tài khoản tại công ty này để mở tài khoản giao dịch tại công ty khác nếu họ không hài lòng Chỉ tiêu“tốc độ gia tăng số lượng tài khoản mới” thể hiện được tăng trưởng trong HĐKD của công ty cũng như thể hiện được sự gia tăng về số lượng người tiếp cận với TTCK và hơn hết đó là sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty Đối với TTCK phái sinh cũng tương tự như vậy

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động môi gidiCKPS: Đây là chi tiêu thé hiện rõ nhất kết quả hoạt động “phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh” của CTCK Phí môi giới CKPS được tính trên số lượng hợp đồng CKPS

được giao dịch của khách hàng Do đó việc mà“doanh thu từ hoạt động môi giới

chứng khoán phái sinh”ting (giảm)và tốc độ tăng (giảm) như thé nào qua từng thời điểm hoạt động của CTCK sẽ cho thấy việc “phát triển sản phẩm chứng

khoán phái sinh”của CTCK đó diễn ra hiệu quả hay không

15

Trang 22

- Tốc độ tăng trưởng thị phần hoạt động MGCK phái sinh:cho biết sự phát triển thực sự của hoạt động MGCK phái sinh của từng công ty riêng lẻ cần phải được đánh giá dựa vào mức đóng góp của nó đối với hoạt động môi giớiCKPS

của toàn thị trường, tức là trên cơ sở so sánh hoạt động của nó với hoạt động của

các CTCK khác trên TTCK Thị phần hoạt động của CTCK càng lớn chứng tỏ hoạt động phát triển CKPS ở công ty đó càng phát triển, thu hút được đông đảo

khách hàng.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm chứng khoán

phái sinh tại công ty chứng khoán

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm CKPS ở CTCK Những nhân tố đó có thể đến từ bên ngoài công ty hay cũng có thể xuất

phát từ chính nội tại công ty.

1.3.1 Nhân tổ chủ quan

Đây là những nhân tố xuất phát từ bản thân CTCK, được quản lí, giám sát

và điêu tiệt từ ban lãnh dao cau công ty, bao gôm:

- Chiến lược phát triển sản phẩm CKPS của công ty: Mỗi công ty chứng khoán đều có quan điểm phát triển và lối đi riêng cho riêng mình, có công ty tập trung về phát triển số lượng nhưng cũng có công ty tập trung về phát triển chất lượng sản phâm chứng khoán phái sinh.

- Chiến lược marketing và truyền thông: Việc đây mạnh marketing và truyền thông giúp CTCK dễ dang đưa các sản phâm phái sinh của mình đến với khách hàng hơn và từ đó năm bắt được nhu cầu của khách hàng để xây dựng được sản phẩm phù hợp hơn.

- Phát triển về nhân lực: Một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công cho bất kì hoạt động SXKD nào hiện nay đó là yếu tố con người Do vậy,

để đây mạnh hoạt động phát triển sản phẩm CKPS ở các CTCK thì trước hết là các CTCK phải phát triển đội ngũ các nhân viên toàn diện cả về chuyên môn và

kĩ năng Về phía nhân viên môi giới, đặt mục tiêu phát triển môi giới chuyên nghiệp có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nhề nghiệp vững vàng cũng như khả năng nam bắt nhanh nhạy các nhu cầu của khách hàng để đưa ra những lời khuyên xác đáng nhất, hiệu quả nhất cho những quyết định đầu tư của

họ Về phía đội ngũ phát triển sản phẩm,quản lí rủi ro cần cung cấp các công cụ

hỗ trợ phù hợp cũng như có các chương trình dao tạo dé nâng cao chuyên môn.

- Công nghệ và sản phẩm hỗ trợ: Trong TTCK, vai trò của hạ tầng cơ sở vật chất cũng là một nhân tố khá quan trọng Cơ sở vật chất ở đây bao gồm có máy

16

Trang 23

móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động hàng ngày của công ty như: máy tính, máy chiếu, sàn giao dịch, hệ thống mạng nội bộ, trình độ kĩ thuật của đội ngũ IT, tốc độ nhập lệnh vào hệ thống, khả năng cập nhật nhanh chóng các thông tin từ thị trường, các phần mềm giao dịch Trên TTCK chỉ một quyết định trong tích tắc cũng có thể làm nhà đầu tư phá sản hoàn toàn hoặc thu được nguồn lợi nhuận không lồ Vì vậy, chỉ cần một lỗi nhỏ như hệ thống chưa kip vào lệnh của khách hàng trong một phiên khớp lệnh cũng khiến họ mat đi cơ hội đầu tư quý giá khiến khách hàng rời bỏ công ty Do đó, bất kì công ty nào cũng không được xem nhẹ vai trò của mạng lưới hạ tầng công nghê, không ngừng đổi mới máy móc, hệ thống trang thiết bị kĩ thuật dé đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của

khách hàng.

Đi kèm với đó là cần chú trọng phát triển thêm các sản phẩm hỗ trợ dé đảm bảo cho hoạt động phát triển sản phẩm CKPS: các sản phẩm hỗ trợ ở đây có thé

là dịch vụ quản lí tài sản hay dịch vụ cho vay vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu

trong hoạt động giao dịch CKPS của khách hàng.

13.2 Nhân tố khách quan

> Môi trường kinh tế: Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động phát triển sản phim CKPS ở TTCK nói chung và ở các CTCK nói riêng Từ các sự kiện kinh tế xã hội trong và ngoài nước như là tốc độ tăng trưởng kinh tế, lam phát, tình hình ôn định chính trị, cũng gây lên những ảnh hưởng đến TTCK nói chung và TTCK phái sinh nói riêng Vì giữa TTCK cơ

sở và TTCK phái sinh cũng có ít nhiều tác động qua lại Một quốc gia có nền kinh tế phát triển ôn định sẽ thúc đầy nhà đầu tư tham gia tích cực vào thị trường

và từ đó phát sinh ra các nhu cầu về các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi

ro Ngược lại, néu môi trường kinh tế thường xuyên có những thay đổi bat thường, phát triển không 6n định sẽ khiến nhà dau tư e ngại về rủi ro và hạn chế tham gia và thay vào đó là đầu tư vào mảng phù hợp hơn Và do đó các sản pham

và mục tiêu phát triển sản phẩm CKPS mới cũng khó có thé thực hiện Đồng thời cũng gây anh hưởng đến doanh thu của các CTCK.

> Chính sách luật pháp: Mọi hoạt động diễn ra trên TTCK đều được quản lí dưới các chính sách pháp luật nhất định Nó ảnh hưởng đến tat cả các thành phần tham gia từ các SGDCK, CTCK đến nhà đầu tư, do vậy đòi hỏi sự chính xác trong việc tuân thủ luật pháp về chứng khoán, TTCK và các luật lệ liên quan khác Từ các quy định liên quan đến công bồ thông tin, đăng kí hoạt động, lưu kí, đều cần phải được quy định rõ ràng Việc xây dựng được chính sách pháp

17

Trang 24

luật phù hợp sẽ khiến cho TTCK phát triển lành mạnh, minh bạch hơn, từ đó thúc đây các NĐT trong và ngoài nước tham gia vào TTCK, tạo ra thanh khoản cho TTCK Đây là van đề cần thiết hỗ trợ cho TTCK phái sinh phát trién.Bén cạnh đó

do hiện nay đa số NDT tham gia giao dịch trên TTCK phái sinh đều là cá nhân

và giao dịch trên TTCK phái sinh mang tính đầu cơ cao Do vậy vai trò về chức năng phòng ngừa rủi ro của các tổ chức, trung gian tài chính cần được phát huy.

Lúc này, việc xây dựng được các quy định phù hợp trong công tác phòng ngừa

rủi ro sẽ giúp cho TTCK phái sinh được 6n định hơn, các CTCK cũng sẽ phát huy được chức năng của mình và có thé phát trién được các sản pham CKPS.

> Sự phát triển của TTCK phái sinh trong nước: Đây là một nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm CKPS ở CTCK Các sản phẩm CKPS thường có thời hạn ngắn, dễ xảy ra hiện tượng đầu cơ gây ảnh hưởng xấu đến toàn thị trường Do đó, các sản phẩm CKPS đều phải được quản lí chặt chẽ theo quy định của pháp luật Đối với những quốc gia mà TTCK phái

sinh còn non trẻ thì việc phát triển các sản phẩm mang tính chuẩn hóa trước tiên

tuân theo lộ trình phát triển và những quy định của UBCK nhà nước là điều nên làm dé tạo tiền đề phát triển thêm các sản phẩm CKPS khác có thể không chuẩn hóa về sau này Vì vaynéu TTCK phái sinh chung không phát triển thì các CTCKcũng khó có thé phát triển được sản pham CKPS của mình.

> Sự hiểu biết của khách hàng về TTCK phái sinh: Khách hàng là yếu tố không thể thiếu đối với CTCK vì đó là những người sẽ tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho CTCK Nếu khách hàng có được những sự hiểu biết nhất định về các sản phẩm CKPS, hiểu được vai trò của chúng đối với hoạt động quản trị rủi ro trong đầu tư thì tất yếu nhu cầu sử dụng các sản pham CKPS sẽ tăng lên và tạo điều kiện dé các CTCK phát triển được sản phẩm CKPS của minh.

18

Trang 25

Chương 2 Thực trạng phát triển sản phẩm chứng khoán phái

sinh tại công tycé phần chứng khoán VNDirect

2.1 Khái quát về công ty cỗ phần chứng khoán VNDirect 2.11 Sơ lược về quá trình phát triển của CTCP chứng khoán

VNDirect

2.1.1.1 Giới thiệu chung vé CTCP chung khoán VNDirect

> Thong tin chung:

- Tên công ty: CTCP chứng khoán VNDirect

- Tên viết tắt: VNDirect

01/06/2018.

- Vốn điều lệ : 2.204.301.690.000 (Hai ngìn hai trăm lẻ bốn tỷ, ba trăm lẻ

bôn triệu, sáu trăm chín mươi nghìn đông).

- Trụ sở chính: số 1, Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai

s* Tầm nhìn và str mệnh

- Tam nhìn: VNDirect trở thành công dich vụ dau tư tài chính và quản lí tài

sản có uy tín nhât của moi NDT.

19

Trang 26

- Sư mệnh: xây dựng VNDirect trở thành nơi hội tụ của công nghệ hiện dai,

quy trình quản tri minh bạch và đội ngũ nhân sự đoàn kết, nơi mọi khó khăn và thách thức được biến đổi thành cơ hội kinh doanh, nơi cung cấp thông tin thị trường chính xác và kịp thời làm nền tảng cho quyết định đúng đắn, nơi dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mọi NDT.

- Slogan: Wisdom to success (Hội tụ trí tuệ- Lan tỏa thành công)

s* Giá trị cốt lõi: VNDirect xây dựng nền tang văn hóa công ty dựa trên bốn giá tri cốt lõi bao gồm “ chính trực, tận tâm, thái độ tích cực và tri thức nghề nghiệp” trên mọi HĐKD, công việc khi thực hiện với khách hàng, đối tác và nội

bộ của mình đề hướng tới một tương lai bền vững.

- Thái độ tích cực: Mọi nhân viên của VNDirect luôn xây dựng chi mình

môt tư duy tích cực, sẵn sàng đối mặt và năng động đưa ra giải pháp cho mọi tình huống.

- Chính trực: Công ty cam kết HDKD dam bao tính trung thực và đạo đức, bảo vệ lợi ích, tài sản của khách hàng, uy tín của công ty và lợi ích của cô đông.

- Tận tâm: Mỗi một cá nhân trong công ty luôn luôn cố gắng làm việc hết mình dé đạt được kết quả cuối cùng nhưng vẫn giữ được niềm vui và đam mê với

Năm 2007 VNDirect tự hào là doanh nghiệp dau tiên tại Việt Nam cung cấp giải pháp giao dịch chứng khoán trực tuyến toàn diện đầu tư nền tảng công nghệ riêng, tự phát triển hệ thống core system và tạo tiền dé đầu tiên cho nền tang số

của công ty.

Đến năm 2009 VNDirect lại một lần nữa thé hiện sự nhanh nhẹn, luôn đi

đâu trong mọi lĩnh vực của mình khi tạo ra các sản phâm đột phá mới trên thị

20

Trang 27

trường, tiền đề đầu tiên cho các sản phẩm tương lai và quyền chọn, hoạt động

vay margin và các công cụ tài chính hỗ trợ cho giao dịch

Năm 2010 sau khi tăng “vốn điều lệ” 2 lần lên 1000 tỷ vào cuối năm và đến năm 2011 lần đầu tiên VNDirect dẫn đầu về thị phần MGCK tại sàn giao dịch HNX, công ty bắt đầu tập trung xây dựng nền móng đầu tiên cho hoạt động MGCK cho khách hàng cá nhân của mình Từ đó đến nay công ty luôn day mạnh phát triển mạng lưới, tập trung vào HDMG và cho vay margin, xây dựng nền tảng quản trị rủi ro hoạt động và giúp công ty mở rộng được thị phần và thu hút rất nhiều khách hàng cá nhân giao dịch chứng khoán.

Năm 2016 VNDirect dẫn đầu TTCK về số tài khoản cá nhân và tài sản ròng

do VNDirect quản lí khi đạt xấp xi 26 nghìn tỉ đồng Công ty cũng lọt top 15 công ty thành viên tiêu biểu giai đoạn 2015-2016 và top 30 doanh nghiệp minh bạch nhất trên SGDCK Hà Nội Mặc dù đạt được những thành tích như vậy nhưng VNDirect vẫn luôn cố gắng không ngừng dé giữ vững vị thế của mình Đến nay công ty đã đạt được nhiều thành tựu lớnnhưđạt top 1 “thị phần môi gidi hợp đồng tương lai” (chiếm 23.92% vào năm 2018), và đạt top 2 “thị phần môi giới cô phiếu và chứng chỉ quỹ” trên Upcom ( VNDirect có thị phần chiếm 10.41% năm 2018 chi sau SSI với thi phần 11.09%) và HNX (chiếm 9.165 thị phan năm 2018), top 4 “thi phan môi giới cổ phiếu và chứng chi quỹ” trên HOSE

và top 10 “thị phần môi giới trái phiếu chính phủ” Với phương châm hoạt động:“Luôn mang đến những giá trị tốt nhất dành cho khách hàng”, VNDirect luôn phấn đấu không ngừng, đồng thời tạo ra giá trị văn hóa và con người khác biệt là nền tảng cạnh tranh khác biệt.

Quá trình tăng vốn điều lệ:

- 2006: Khi mới thành lập công ty chỉ có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng

- 2010: công ty hai lần tăng vốn từ 300 lên 450 và lên 1000 tỷ đồng vào

" Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán VNDirectCo cau tỗ chức

21

Trang 28

Sơ đồ : CƠ CẤU TO CHỨC VNDRECT

Khối khách hàng cá nhân KH Tổ chức & Doanh nghiệp

Trang 29

VNDirect là CTCP hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp và luật

chứng khoán với cơ cấu tô chức chính bao gồm hội đồng quản trị, ban thường trựctổng giám đốc, ban điều hành, các đơn vị quản trị và kiểm soát các đơn vị hỗ trợ và

các đơn vị kinh doanh.

- Về bộ máy quản lí: Sự phát triển của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ cơquan này Bởi lẽ thông qua bộ máy quản lí điều hành đưa ra những chiến lược, chínhsách sáng tạo từ đó góp phần gia tăng sức cạnh tranh cho công ty Bộ máy quản lí

của VNdirect bao gồm:

* Hội đồng quản tri: Là cơ quan quản lí có “toan quyền nhân danh công ty để

quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thâm quyền

của đại hội cô đông” Mọi hoạt động của công ty được đảm bảo tuân thủ các quyđịnh của pháp luật, điều lệ và các quy định nội bộ của công ty dưới sự quản lí củaHĐQT Ngoài ra còn đảm bảo việc đối xử bình đăng đối với tất cả cô đông và tôntrọng lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến công ty

Thường trực ban giám đốc: Là cơ quan điều hành HDKD hàng ngày của công

ty, được HĐQT bổ nhiệm, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trướcHĐỌT, trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao

Y Ban điều hành: Thực hiện giám sát HĐQT, ban giám đốc trong việc quan lí

và điều hành công ty

Các đơn vị quản trị và kiểm soát:

* Bộ phận quản trị rủi ro: Hỗ trợ giám sát việc xây dựng “chiến lược quản trị

rủi ro” đồng thời đánh giá ban điều hành trong việc quản lí, điều hành , tuân thủ cácquy định của pháp luật, các khuyến nghị của cơ quan thanh tra, quy định của công ty

và các quyết định của HĐQT về quản trị rủi ro và đánh giá “sự phù hợp” trong côngtác quản trị rủi ro của công ty cũng như đưa ra những khuyến nghị khắc phục hạnchế tồn tại Các rủi ro trọng yêu mà công ty xác định bao gồm: “rủi ro thị trường, rủi

ro hoạt động, rủi ro đối tác”

* Bộ phận kiêm toán nội bộ: Tiến hành các hoạt động kiểm toán nội bộ theoquy định Đồng thời kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan các

đơn vị bộ phận và hoạt động của công ty Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm““sửachữa, khắc phục” sai sót và các biện pháp dé “nâng cao hiệu lực, hiệu quả” của hệthống kiếm tra, kiểm soát nội bộ

26

Trang 30

Hội đồng nhân sự: Tham mưu cho HĐQT về các vấn đề liên quan đến hoạt

động quản trị nhân sự của công ty; phê duyệt các chế độ chính sách nhân sự, cơ chế

lương thưởng, phúc lợi dành cho cán bộ nhân viên của công ty; thay mặt HĐQT

quyết định việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật các cán bộ quản lý thuộcthâm quyền của HĐQT và hoặc của Chủ tịch HĐQT; thực hiện các quyền hạn vànhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ và Nghị quyết/Quy chế do HĐQT ban

hành.

Hội đồng đầu tư: Tham mưu cho HĐQT về các vấn đề liên quan đến hoạt

động đầu tư của Công ty; Quyết định phân bổ tài sản đầu tư của Công ty trong phạm

vi thâm quyên; phê duyệt danh mục chứng khoán đầu tư ngăn hạn và/hoặc dài hạncủa Công ty; quản lý, ban hành chính sách và phê duyệt các khoản đầu tư tự doanhcủa Công ty; thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ vàNghị quyết/Quy chế do HĐQT ban hành

Các đơn vị hỗ trợ bao gồm

Trung tâm dịch vụ khách hàng: bao gồm bộ phần hành chính và phòng kế

toán lưu kí

e Phòng hành chính: phụ trách bố trí, sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần

cho các phòng ban, thực hiện công tác văn thư lưu trữ và quản lí con dấu, phối hợpvới các bộ phận liên quan tô chức các sự kiện, thực hiện các công tác lễ tân, tạp vụ

e Phòng kế toán lưu kí: thực hiện các công việc kế toán giao dịch, hạch toán vàquản lí tài sản lưu kí của khách hàng Đồng thời thực hiện lưu kí và tái lưu kí và cácdịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư liên quan đến hoạt động MGCK và lưu kí chứng

khoán.

Trung tâm công nghệ thông tin: Là nơi đề xuất và xây dựng các “giải pháp vềcông nghệ thông tin” trong quản lí, điều hành, tổ chức HDKD, quản lí điều phối, vậnhành hệ thống thông tin quản lí và thực hiện nghiên cứu, phát triển các phần mềm,ứng dụng dé hỗ trợ HDKD của công ty

# Trung tâm nghiên cứu: Đây là nơi đưa ra các phân tích, nghiên cứu về thịtrường, các mã cô phiéu, nhằm hỗ trợ cho khối đầu tư và khối kinh doanh

Về khối kinh doanh: VNDirect phân khối này ra thành các bộ phận chuyên biệt

là khối dich vụ khách hàng cá nhân, khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và tổchức, khối địch vụ khách hàng nước ngoài và khối khách hàng nội bộ Mỗi bộ phận

27

Trang 31

này sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối

tượng khách hàng.

Mạng lưới hoạt động: Trong những năm qua VNDirect đã không ngừng mở

rộng mạng lưới của mình trải khắp từ Bắc vào Nam với | trụ sở chính ở Hà Nội và 8

chi nhánh và phòng giao dịch, từng bước mang sản pham dịch vụ chất lượng hàng

Trang 32

Bảng 2.1 Tình hình tài chính của công ty

Trang 33

Về nguồn vốn: Trong giai đoạn 2014 - 2017, VNDirect không thay đổi vốnđiều lệ Vốn điều lệ của VNDirect trong giai đoạn này là 1.549.981.650.000 đồng,chỉ đến năm 2018 vốn điều lệ của công ty mới tăng lên thành 2204,3 sau đợt chào

bán 220.430.169 cổ phiếu Năm 2016, số lượng cé phiếu đang lưu hành củaVNDirect là 147.539.485 cổ phiếu, cô phiếu quỹ là 7.458.680 cô phiếu; tại ngày31/12/2017, các con số này lần lượt là 150.997.774 cô phiếu và 4.000.380 cổ phiếu.Năm 2017, tổng vốn chủ sở hữu của VNDirect tăng 28,67% so với năm 2016, chủ

yếu tăng do việc VNDirect bán cô phiếu quỹ và lợi nhuận giữ lại năm 2017 tăng cao nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, điều này một lần nữa minh chứng cho

những thành tựu đạt được từ việc nắm bắt sự ủng hộ của thị trường Đến năm 2018thì vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng khoảng 19% so với năm 2017.Nhìn chung cả giai đoạn 2014 - 2018, tổng tài sản của VNDirect có sự tăng trưởngmạnh mẽ Nếu như tại ngày 31/12/2014, tổng tài sản của VNDirect chỉ đạt 2.941,7

tỷ đồng thì đến 31/12/2018 con số này đã tăng lên 10.535 tỷ đồng (tăng gấp 3,58lần), tốc độ tăng trưởng lãy kế hằng năm (CAGR) đạt 39,88%

Về doanh thu: từ năm 2014-2018 doanh thu của VNDirect không ngừng tănglên mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng vô cùng ấn tượng Nếu như năm 2014 doanh thucủa công ty chi đạt 435,3 ty đồng thì đến năm 2018 con số này đã là 1634 tỷđồng(gấp 3,75 lần) Đóng góp nhiều nhất cho sự gia tăng này van chủ yếu đến từHDKD khi công ty gia tăng được lượng khách hang và các sản phẩm dich vụ củaminh, chú trọng hơn về dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân, day mạnh mởrộng mạng lưới và gia tăng thị phần Năm 2017 là một năm “đột biến về kết quảkinh doanh”của VNDirect bởi 2017 là một năm “bùng nổ” của TTCK Việt Nam,bên cạnh đó là sự ra đời của TTCK phái sinh với sản phẩm đầu tiên là “ hợp đồng

tương lai”đã tac động rất lớn đến KQKD của công ty Tuy nhiên đến năm 2018 mặc

dù doanh thu có tăng lên nhưng công ty vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra (chỉ đạt88,32% so với kế hoạch) Điều này được lí giải do năm 2018 là một năm biến động

tiêu cực của thị trường, đồng thời do mở rộng quy mô vốn vay và chi phí gia tăng

dan tới tổng chi phí kinh doanh vượt 19,12% so với kế hoach.phau

Về khả năng sinh lời

30

Trang 34

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ khả năng sinh lời giai đoạn 2014-201825.00%

2.1.2.2 Đánh giá kết quả kinh doanh theo hoạt động kinh doanh của VNDirect

VNDirect có HĐKD vô cùng đa dang với chất lượng cao, tạo nên giá trị giatăng cho doanh nghiệp va NDT bao gồm:

- Dịch vụ môi giới chứng khoán

- Dịch vụ ngân hàng đầu tư

- Dịch vụ trái phiếu

- Tự doanh

- Kinh doanh nguồn vốn

> Dịch vụ môi giới chứng khoán:

“Dịch vụ môi giới chứng khoánvà tư van đầu tư chứng khoán”là hai nghiệp vụ

có đóng góp to lớn nhất cho doanh thu của công ty VNDirect cung cấp dịch vụ môi

giới trọn gói cho tất cả các nhóm đối tượng khách hàng thông qua các hình thức giaodịch đa dang như: mở tài khoản giao dịch trực tuyến, truy van danh mục tai sản, truyxuất cơ sở dit liệu, giao dich trực tuyến qua các giao diện, phan mềm mà công tycung cấp và thậm chí là giao dịch qua điện thoại hay trực tiếp tại sàn giao dịch Vớitiêu chí luôn đồng hành cùng NDT, VNDirect cố gắng cung cấp các sản phẩm dich

vụ vượt trội, đa dạng, linh hoạt và hoàn hảo dé mang dén những lợi ich tốt nhất và

31

Ngày đăng: 29/06/2024, 01:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ : CƠ CẤU TO CHỨC VNDRECT - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Sơ đồ : CƠ CẤU TO CHỨC VNDRECT (Trang 28)
Bảng 2.1. Tình hình tài chính của công ty - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Bảng 2.1. Tình hình tài chính của công ty (Trang 32)
Bảng 2.2.Số liệu về hoạt động môi giới của - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Bảng 2.2. Số liệu về hoạt động môi giới của (Trang 37)
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh nguồn vốn từ năm 2015-2018 - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh nguồn vốn từ năm 2015-2018 (Trang 42)
Bảng 2.6. Danh sách công ty chứng khoán thành viên của TTCK phái sinh - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Bảng 2.6. Danh sách công ty chứng khoán thành viên của TTCK phái sinh (Trang 48)
Bảng 2.8. Bảng thị phần của 5 công ty chứng khoán lớn nhất trên - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Bảng 2.8. Bảng thị phần của 5 công ty chứng khoán lớn nhất trên (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w