Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh
Trang 2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Trang 3MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG I ZARA và sự phát triển ZARA trên toàn cầu 4
1 Giới thiệu chung………4
2 ZARA trên toàn cầu……… 4
3 Sự xuất hi n c ệ ủa thương hiệu ZARA ở Việt Nam……… 4
II Mô hình S.W.O.T……….5
1 Điểm mạnh………5
2 Điểm yếu……… 6
3 Cơ hội………7
4 Thách thức………7
XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1 Phân đoạn thị trườ ……… 7 ng 2 Mô tả thị trường mục tiêu………8
3 Định v ị thị trườ ………9 ng CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P CỦA THƯƠNG HIỆU ZARA I Chiến lược sản ph m (Product) ẩ ……….9
II Chính sách giá (Price)……… 11
III Chính sách phân phối (Place)……….13
1 Cấu trúc kênh phân phối……… 13
2 Chính sách phân phối……… 14
3 Đánh giá……… 15
IV Chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion)……… 15
1 Quảng cáo, khuyến mãi……… 16
2 Bán hàng cá nhân……… 16
3 Marketing trực tiếp……… 16
4 Mối quan hệ công chúng……… 17
5 Đánh giá……….17
KẾT LUẬN……… 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO………18
Trang 4MỞ ĐẦU
Giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là một điều rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sách Marketing - mix với những chiến lược và biện pháp cụ thể sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén và hiệu quả của doanh nghiệp
để đi đến thành công
Việc vận dụng chiến lược Marketing Mix 4P vào xây dựng thương hiệu trong bối cảnh ngày nay là rất quan trọng Đó là các công cụ được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu, bao gồm: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place), xúc tiến (Promotion)
Vậy doanh nghiệp sẽ lựa chọn và thực hiện chiến lược này như thế nào? Nhóm 4 chúng
em sẽ giải đáp thông qua quá trình phân tích đề tài “Chiến lược Marketing Mix của doanh
nghiệp thời trang ZARA” Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em rất mong sẽ nhận được sự thông cảm và góp ý của cô!
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 54
NỘI DUNG
I ZARA và sự phát triển ZARA trên toàn cầu
1 Giới thiệu chung
ZARA là một nhà bán lẻ hàng may mặc của do Amancio Ortega người Tây Ban Nha thành lập năm 1975 lúc ông đã 40 tuổi, cửa hàng đầu tiên có trụ sở tại Arteixo,
A Coruña, Galicia, Tây Ban Nha Ban đầu, cửa hàng có tên gọi là Zorba theo bộ phim kinh điển Zorba của người Hy Lạp, nhưng sau khi biết được có một quán bar cùng tên cách
đó hai dãy nhà, các chữ cái đã được viết lại cho bảng hiệu
"ZARA"
Amancio Ortega
ZARA chuyên về “thời trang nhanh” và các sản phẩm bao gồm quần áo, phụ kiện, giày dép, đồ bơi, đồ làm đẹp và nước hoa Đây là công ty lớn nhất trong tập đoàn Inditex, nhà bán
lẻ hàng may mặc lớn nhất thế giới ZARA tính đến năm 2017 quản lý tới 20 bộ sưu tập quần áo mỗi năm Số lượng hàng bán ra của ZARA mỗi năm luôn nằm trong danh sách thương hiệu thời trang bán chạy nhất thế giới
Năm 2021, ZARA xếp thứ 83 trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất thế giới do Interbrand xếp hạng
2 ZARA trên toàn cầu
Thương hiệu thời trang ZARA có 2259 cửa hàng phân phối tại 96 quốc gia Vào đầu năm
2020 do ảnh hưởng của đại dịch (COVID 19), các cửa hàng - ZARA trên toàn thế giới đã tạm thời đóng cửa Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2020, chủ sở hữu của ZARA đã tăng cường vận chuyển đến châu Á khi Trung Quốc kết thúc khóa hàng sau 76 ngày và khi người mua hàng quay trở lại, hoạt động kinh doanh đã bắt đầu trở lại
ZARA không chỉ lấy lợi nhuận làm trung tâm, triển vọng tăng trưởng là một miếng bánh
vì tầm nhìn của họ xoay quanh sự hợp tác tăng trưởng dựa trên các quyết định thông minh thay
vì quyết liệt Giữ đúng đề xuất bán hàng độc đáo của mình ZARA luôn khiến khách hàng của mình chờ đợi những bộ sưu tập mới, truyền cảm hứng cho các thương hiệu thời trang nhanh khác giúp họ nổi bật trong cuộc đua bắt kịp xu hướng thời trang luôn thay đổi trên toàn cầu Cách thức và hướng đi mà đường cong thành công của ZARA đi từ chính nguồn gốc của nó, bản thân nó đã là nguồn cảm hứng cho các thương hiệu khác và những người khao khát thời trang
3 Sự xuất hiện của thương hiệu ZARA ở Việt Nam
ZARA đã ra mắt tại Việt Nam vào năm 2016 giải quyết nhu cầu mua sắm của lượng khách hàng lâu nay vẫn order sản phẩm của ZARA từ nước khác Thế lực đưa ZARA về với người tiêu dùng tại Việt Nam không phải tập đoàn chủ quản của nó mà lại là một công ty của Indonesia
là Mitra Adiperkasa - công ty đang quản lý 15 cửa hàng ZARA tại Indonesia
Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, ZARA có hai cửa hàng phân phối ở TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội
Trang 6Cửa hàng ZARA tại Hà Nội trong ngày khai trương
Doanh thu của ZARA trong kho ng thả ời gian hoạt động ở Việt Nam vừa qua đứng vị trí thứ 2 trong s ố các thị trường đóng góp Doanh thu cho Mitra
II Mô hình S.W.O.T
Mô Hình SWOT (hay ma trận SWOT) là kỹ thuật phân tích chiến lược được s dử ụng để giúp
cá nhân hay tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong c nh tranh ạ thương trường cũng như trong quá trình xây dựng n i dung k ho ch cho d ộ ế ạ ự án Doanh nghiệp có thể dùng phân tích SWOT làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định những yếu t ố khách quan – chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó Mô hình SWOT là tập hợp viết t t nh ng ch ắ ữ ữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh);
Weaknesses (Điểm yếu); Opportunities (Cơ hội); Threats (Thách thức)
1 Điểm mạnh
Lợi thế trong cách mạng thời trang
ZARA tập trung vào dòng thời trang nhanh (fast fashion) Công ty có thể tập trung luôn -vào thiết kế, sản xuất và bày bán, ngay khi xác định được xu hướng Thời gian trung bình cho toàn bộ công đoạn này là 3 tuần, nhanh hơn rất nhiều so với hãng thời trang khác (thường là mất hàng tháng) Là những người tiên phong cho thời trang nhanh, ZARA có những chiến lược
và phương thức quản lý tối tân nhất trong việc vận hành chuỗi cung ứng của mình
Số lượng cửa hàng
ZARA có cửa hàng tại 96 quốc gia với tổng số 22549 cửa hàng, ZARA có số lượng cửa hàng bán lẻ thời trang nhiều nhất trên thế giới, gần gấp đôi so với Nike – công ty có số lượng cửa hàng bán lẻ cao thứ hai trên thế giới
Chuỗi cung ứng
ZARA có nguyên tắc là luôn làm mới bộ sưu tập trực tuyến và bán lẻ của mình hai lần một tuần 10 trung tâm phân phối của ZARA luôn đảm bảo giao hàng đến bất cứ địa điểm nào trên thế giới trong vòng 48 giờ Ngoài ra, công ty cũng có một đội ngũ nội bộ chuyên thiết kế phần mềm để tăng gấp đôi tốc độ gửi đơn hàng
Trang 76
Đội ngũ thiết kế
ZARA có hẳn một đội gồm 700 nhà thiết kế được đào tạo chuyên nghiệp với mục đích chuyển đổi mong muốn, suy nghĩ của khách hàng thành các thiết kế Đội ngũ thiết kế này có thể tạo ra 50.000 sản phẩm hàng năm và ZARA chỉ mất ba tuần để đưa thiết kế từ bảng vẽ tới sản phẩm thực
Đầu tư vào bán lẻ trực tuyến
ZARA đang sử dụng khoản tiền đầu tư 3 tỷ USD để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến của mình Khoản tiền này sẽ được sử dụng vào việc phát triển trải nghiệm mua hàng trực tuyến Mục tiêu của ZARA là có thể tạo một phần tư doanh thu thông qua bán hàng trực tuyến vào năm 2022 ZARA đã có những cách tiếp cận rất mới và rất riêng, phục vụ được nhu cầu thị hiếu của khách hàng
2 Điểm yếu
Thời trang nhanh (Fast - fashion)
Khi xu hướng giúp đưa ZARA lên vị trí
hàng đầu lại là một vấn đề quan trọng mà hãng
thời trang này cần chú tâm Đặc biệt khi những
chủ đề như “phát triển bền vững”, “phát triển
kinh tế xanh” đã trở thành mối quan tâm của
người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính
sách trên nhiều quốc gia Điều ZARA cần phải
làm chính là cân bằng giữa tính bền vững với
thời trang nhanh
Quá phụ thuộc vào cửa hàng thực tế
Trong đại dịch Covid 19, mặc dù hệ thống bán hàng trực tuyến cũng giúp - ZARA thoát khỏi tình trạng sụt giảm nghiêm trọng doanh số bán hàng Tuy nhiên theo báo cáo kinh doanh gần đây nhất của ZARA thì ngay cả khi tăng doanh số bán hàng trực tuyến thì doanh số bán hàng chỉ bằng 89% so với năm 2019
Mở rộng sang Hoa Kỳ và Châu Á Thái Bình Dương -
Mỹ là thị trường may mặc lớn nhất thế giới và Châu Á chiếm vị trí thứ hai Tuy nhiên,
sự hiện diện của ZARA tại hai thị trường này là rất mờ nhạt
Tiêu chuẩn Đạo đức Nơi làm việc
ZARA làm việc với 1520 nhà cung cấp trên 7108 nhà máy trên toàn thế giới Tuy hãng này đã ban bố một bộ luật quy tắc ứng xử nghiêm ngặt nhưng một báo cáo về tình trạng đối xử với người lao động ở My-an-ma đã dấy lên nghi ngại về tính thực thi của bộ luật này
Vận hành bằng AI
Hiện tại công ty mẹ của ZARA – Inditex đang làm việc với hàng loạt công ty lớn về AI
và Dữ liệu lớn (Big Data) để tạo ra một hệ thống hỗ trợ AI dự đoán hành vi của người tiêu dùng Tuy nhiên, hệ thống này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm Với hệ thống này, ZARA hy vọng rằng, hãng sẽ có thể nâng cấp và dự đoán, nhằm đáp ứng chuẩn xác nhu cầu của Khách hàng
Trang 83 Cơ hội
Chu trình giao hàng nhanh chóng
Với cam kết thay đổi các bộ sưu tập với tần suất 2 tuần, ZARA có số lượng Khách hàng trung thành ghé thăm các cửa hàng rất cao (trung bình là 17 lần một năm) Phản ứng của ZARA đối với các xu hướng mới ngay khi xuất hiện Tổng thời gian trong toàn bộ khâu sản xuất là từ
2 đến 3 tuần nhưng trong tương lai, ZARA có thể rút ngắn chu kỳ này hơn nữa
Xu hướng cá nhân hóa
Việc thu thập dữ liệu và phân tích cơ sở khách hàng hiện nay đang trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) Và ZARA vẫn đang rất đầu tư và mở rộng công nghệ này
Bán lại (Resale)
Thị trường quần áo cũ, “bán lại” hay “resale” hiện đang rất sôi động với giá trị 28 tỷ đô
la và đang được dự đoán sẽ tăng lên Việc tích hợp chiến lược “bán lại” vào nền tảng hiện tại của họ cho phép khách hàng mua nhiều hơn mà ít lãng phí hơn Giúp khuyến khích chủ nghĩa tiêu dùng mua hàng mà vẫn tính tới vấn đề bền vững
Tiếp thị ảnh hưởng (Influencer Marketing)
Trong quá khứ, ZARA đã trở nên nổi tiếng với chiến dịch #DearSouthAfrica thu hút hơn 8 triệu người chú ý Trong tương lai, đây có thể sẽ là chìa khóa để thu hút Khách hàng cho ZARA
4 Thách thức
Một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của ZARA là H&M Ngoài ra, ngư ời khổng lồ ủ c a thời trang nhanh Trung quố –c Shien, là nhà bán lẻ thời trang lớn nhất trên thế giới với sự hiện diện hoàn toàn trực tuyến Chỉ trong tháng 9, ứng dụng Shien đã đạt 10,3 triệu lượt tải xuống Trong khi đó, ZARA chỉ với hơn 2 triệu lượt tải xuống Vậy nên, lĩnh vực kỹ thuật s ố là chiến trường mới, nơi ZARA c c kự ỳ c n phầ ải đề phòng
XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1 Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm trên cơ
sở những điểm khác biệt về nhu cầu, sở thích hay hành vi
Phân đoạn theo tiêu thức nhân khẩu học:
Trang 9
8
Độ tuổi: Trẻ em từ 0 đến 6 tháng, từ 6 tháng 5 tuổi, từ 5 14 tuổi và người lớn - -
từ 18 - 35 tuổi
Thu nhập: Người tiêu dùng của họ được xếp vào nhóm những người thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội
Giới tính:
Giới tính khác nhau giữa nam và nữ vì ZARA có xu hướng khá cởi mở với cả hai giới, đặc biệt là thông qua quảng cáo của họ, vì họ sử dụng người mẫu từ cả hai giới tính
Phân đoạn theo tiêu thức địa lý:
ZARA tập trung phát triển các cửa hàng của mình tại khu vực thành thị nơi tập trung đông đúc nhất số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu và am hiểu về thời trang Tại Việt Nam, ZARA đặt hai cửa hàng của mình tại Hà Nội (Vincom Bà Triệu) và Thành phố Hồ Chí Minh (Vincom Center)
Phân đoạn thị trường theo tâm lý học:
Lối sống: là một cá nhân trẻ ham mê thời trang luôn tìm kiếm xu hướng mới nhất để mặc
Giá trị: vẻ đẹp, sự rõ ràng, chức năng và tính bền vững
Phân đoạn thị trường theo hành vi tiêu dùng:
Lý do mua hàng: theo kịp các xu hướng thời trang mới nhất, sử dụng những bộ sưu tập quần áo có chất lượng cao nhưng giá cả hợp lý
Lợi ích tìm kiếm: Thời trang đi kèm với chất lượng sản phẩm
Số lượng người sử dụng: Nhiều
Tình trạng của người sử dụng: Thường xuyên
Mức độ trung thành với nhãn hiệu: Tuyệt đối
2 Mô tả thị trường mục tiêu
Khách hàng mục tiêu chính của ZARA là người lớn từ 18 tuổi đến 35 tuổi Theo nhà bán
lẻ ZARA, người tiêu dùng của họ được xếp vào nhóm những người thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội Giới tính khác nhau giữa nam và nữ vì ZARA có xu hướng khá cởi mở với cả hai giới, đặc biệt là thông qua quảng cáo của họ, vì họ sử dụng người mẫu từ cả hai giới tính Theo Arif Harbott, ZARA có xu hướng giữ cho phong cách của mình luôn “hot”, từ đó giúp họ nhắm đến nhóm khách hàng trẻ tuổi
Điều này cho phép họ có thể đạt được sự quan tâm của khách hàng cũng như tiếp tục cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh gần nhất như forever 21 và H&M Khách hàng điển hình của ZARA trông như thế nào? “Khách hàng của ZARA” điển hình là một cá nhân trẻ ham mê thời trang luôn tìm kiếm xu hướng mới nhất để mặc
Trang 103 Định vị thị trường
Phân khúc khách hàng của ZARA rất đa dạng nhưng chủ yếu là giới trẻ Họ muốn có những sản phẩm giá cả hợp lý nhưng vẫn thời trang Chính vì vậy, chiến lược marketing của ZARA
đã nhắm mục tiêu mạnh mẽ vào yếu tố sản xuất các thiết kế hợp thời trang và giá thành hợp lý
Là hãng thời trang nhanh, thân thiện môi trường, mang lại giá trị cho khách hàng qua từng sản phẩm Xây dựng hình ảnh “hàng hiệu bình dân” nhưng chất lượng tốt
Chiến lược định vị khách hàng của ZARA nhắm vào phần lớn là phụ nữ trong phân khúc mục tiêu của mình chiếm 40% Ngoài ra, nam giới chiếm một phân khúc nhỏ hơn trong chiến lược và phân khúc nhỏ nhất là dành cho thời trang trẻ em
Chiến lược Marketing 4P của thương hiệu ZARA
I Chiến lược sản phẩm (Product)
Chính sách sản phẩm là tập hợp các quyết định, biện pháp, cách thức của các nhà quản trị
nhằm làm cho sản phẩm của công ty phù hợp với nhu cầu của thị trường Chính sách sản phẩm được xác định trên cơ sở nhu cầu thị trường mục tiêu, kế hoạch kinh doanh và mục tiêu của chiến lược marketing
Giá trị cốt lõi
Các giá trị cốt lõi của thương hiệu ZARA được thể hiện qua bốn thuật ngữ đơn giản: vẻ đẹp, sự rõ ràng, chức năng và tính bền vững Thời trang ZARA có khả năng dẫn đầu và bắt kịp nhanh chóng các xu hướng thời trang; được thể hiện qua từng bộ sưu tập nên được khách hàng trên toàn thế giới yêu thích
Chất lượng
Chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn: sức khỏe, an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường
Là một thương hiệu bình dân với số lượng người dùng lớn và đa dạng sở thích khác nhau, ZARA nổi tiếng với việc tích cực thay đổi và đa dạng mẫu mã, cũng như liên tục đưa ra các mẫu mới nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi như chóng mặt của thời trang thế giới Thời gian từ khâu lên kế hoạch tới sản xuất vừa đưa tới cửa hàng chỉ trong vòng 30 ngày Điều này cho thấy với ZARA, người dùng hoàn toàn có thể hài lòng về các chủng loại, mẫu mã và tính bắt trend của thương hiệu này
Nhãn hiệu
Tên ban đầu của thương hiệu ZARA là Zobra – được lấy cảm hứng từ phim “Zobra The Greek” Tuy nhiên
do sợ bị nhầm lẫn, nhà sáng lập Amancio Ortega đã quyết định đổi thành ZARA
Logo ZARA là một mẫu thiết k d nhận dạng và ế ễ đơn giản nhưng thành công Nó dựa trên một kiểu chữ tùy chỉnh Màu đen trong logo ZARA đại diện sang trọng, phong cách và sự xuất sắc của thương hiệu
Thành phần chủng loại
Các dòng sản phẩm của ZARA Việt Nam rất đa dạng từ quần áo nam nữ đến quần áo trẻ em với nhiều chủng loại như áo phông, váy, đầm, áo khoác, giày, quần jean, túi xách, … và phụ kiện sự kiện thời trang