1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn marketing quốc tế chiến lược marketing tướng ớt chinsu thâm nhập vào thị trường nhật bản

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lợi nhuậnsau thuế đạt 2.126 tỉ đồng, hoàn thành 85% mục tiêu lợi nhuận ở mức thấp là 2.500 tỉđồng cho năm tài chính 2021.Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty trong danh sách năm nay đ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

MÔN: MARKETING QUỐC TẾ

Trang 3

Mục Lục

L i m đầầuờ ở 4

Phần I Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm Chinsu 5

1.1 Gi i thi u vềầ t p đoàn Masanớệậ 5

1.1 Giới thiệu về sản phẩm chinsu của doanh nghiệp 6

1.2.1 L ch s hình thànhịử61.2.2 Đ c tr ng c a s n ph m chinsuặưủ ảẩ61.1.3Đặc điểm nhận diện của sản phẩm tương ớt chinsu 6

1.1.4Công dụng của sản phẩm tương ớt chinsu 6

Phầần II Nghiền c u th trứị ường Nh t B nậ ả 7

2.1 Phần tch môi trường Nh t B nậ ả 7

2.1.1 Môi trường vĩ mô72.1.2 Môi trường vi mô92.2 Ma tr n SWOTậ 11

2.2.1 Đi m m nhểạ112.2.2 Đi m yềếuể112.2.3 C h iơ ộ122.2.4 Thách th cứ12Phầần III Chiềến lược marketng thầm nh p th trậị ường Nh t B nậ ả 14

1.1Lựa chọn thị trường 14

1.1.1 Phần khúc th trị ường:141.1.2 Th trị ường m c tềuụ141.2Thời điểm thâm nhập 14

1.3Phương thức thâm nhập 14

Phần IV Phân tích chiến lược Marketing mix 16

4.1 Chiềến lượ ảc s n ph mẩ 16

4.1.1 Danh m c s n ph m:ụ ảẩ164.2 Thông tn s n ph m:ảẩ 16

4.2.1 Tương t Chin – su: (tềếng Nh t: ớậチンス チリソース)164.2.2 Tươ ớng t Chinsu siều cay (extra hot)174.3 Bao bì 174.3.1 Tươ ớng t Chin-su:17

Trang 4

4.3.2 Tươ ớng t Chinsu siều cay18

4.4 Nhãn hi uệ 184.4.1 Slogan19

4.4.2 Chiềến lược giá194.4.3 M c tều chungụ19

4.5 Chiềến lược giá c thụ ể 194.6 Chi phí xuầết kh u 1 container Tẩương t Chinsu 250g đềến Nh t B nớậ ả 204.7 Chiềến lược phần phôếi 214.7.1 L a ch n phần phôếi trung gianựọ22

4.7.2 Phát tri n cầếu trúc kềnh phần phôếiể22

4.8 Chiềến lược xúc tềến s n ph mảẩ 234.8.1 Lềễ ra mắết t tớ ương Chinsu t i Nh t B nạậ ả 244.8.2 Qu ng cáoả24

4.8.3 Các chương trình tài trợ 24

4.8.4 T ch c cu c thi v i m c đích truyềần thông s n ph mổ ứộớụảẩ24

Phần V Chương trình hành động 261.1Chương trình 261.2Dự kiến lời-lỗ 27Phần VI Đề xuất giải pháp cho chiến lược marketing quốc tế đối với sản phẩm tương ớt Chinsu thâm nhậpvào thị trường Nhật Bản 286.1 Đềầ xuầết cho doanh nghi pệ 286.2 Kiềến ngh v i nhà nị ớướ 30cKẾẾT LU NẬ 31TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 5

Lời mở đầu

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người cũng tăng lên theo nhịp sống mới.Các doanh nghiệp hiện nay không chỉ hoạt động với mục tiêu đáp ứng nhu cầu kháchhàng trong nước Mà doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô thị trường; Phát triển sảnphẩm trên các quốc gia khác trên thế giới Masan sau nhiều năm phấn đấu và phát triển đãthành công trở thành tập đoàn đa quốc gia quốc gia nổi tiếng Trong quá trình hoạt động,Masan đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm nổi bật Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đếntương ớt Chinsu đã chinh phục khách hàng trên toàn thế giới Tương tự như những thịtrường khác Masan trước khi bước vào kinh doanh trên thị trường Nhật Bản Công ty đãcó thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về ẩm thực của người Nhật Đây được coi là một thịtrường giàu tiềm năng phát triển cũng như ẩn chứa những cơ hội cho doanh nghiệp khẳngđịnh tên tuổi và địa vị của mình Để có thể thực hiện được mục tiêu đó, Masan cần xâydựng chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả nhất.

Do vậy, chúng em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “ CHIẾN LƯỢCMARKETING TƯỚNG ỚT CHINSU THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN”Qua bài tiểu luận này, nhóm chúng em mong muốn có được những kiến thức, bài học quaChiến lược Marketing quốc tế của Masan, từ đó có thể có những đề xuất đóng góp chohoạt động marketing của tương ớt Chin-su.

Trang 6

Phần I Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm Chinsu

1.1 Giới thiệu về tập đoàn Masan

Masan Group là một cách gọi khác của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan Đây làmột trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam Lĩnh vựckinh doanh chủ yếu mà Masan Group tập trung đến là hàng tiêu dùng và tài nguyên củaViệt Nam.

Kết thúc quý 3-2021, Masan đạt 64.801 tỉ đồng doanh thu thuần trong 9 tháng đầunăm 2021, hoàn thành 70,4% mục tiêu doanh thu, tương ứng 92.000 tỉ đồng Lợi nhuậnsau thuế đạt 2.126 tỉ đồng, hoàn thành 85% mục tiêu lợi nhuận ở mức thấp là 2.500 tỉđồng cho năm tài chính 2021.

Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty trong danh sách năm nay đạt 174.510 tỷđồng, tăng 25,8% so với danh sách công bố năm trước, mặc dù đại dịch COVID-19 đã tácđộng và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp,các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam cũng bị suy giảm sức mua.

Mới đây, vào ngày 10/8/2022, Masan Group đã được vinh danh đứng thứ 2 trongTop 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2022 (Corporate Sustainability Award) Đây làgiải thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức đã góp phần vào việc phát triển bền vững, thânthiện với môi trường và công bằng xã hội Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2022được thẩm định và bình chọn dựa trên 5 tiêu chí đánh giá chính, bao gồm: Tăng trưởng ổnđịnh, Văn hóa doanh nghiệp bền vững, Quản trị doanh nghiệp, Bảo vệ môi trường, Tráchnhiệm xã hội Hội đồng thẩm định đều là những chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế.Giải thưởng là sự ghi nhận với các doanh nghiệp đặt công tác trách nhiệm xã hội, đónggóp cho cộng đồng song hành cùng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngay trước đó, Masan Group cũng được tôn vinh trong Top 50 Công ty niêm yếttốt nhất Việt Nam năm 2022 - chương trình thường niên do Forbes Việt Nam thực hiện,nhằm tôn vinh các công ty có hoạt động kinh doanh tốt nhất theo từng lĩnh vực, có cổphiếu đang được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) và Hà Nội(HNX) Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp, Masan góp mặt trong danh sách uy tín này.

Ngoài Masan Group, trong Quý 2/2022, Masan Consumer và Masan MEATLifecũng đạt thứ hạng cao trong danh sách 25 thương hiệu Công ty F&B dẫn đầu Vinacafe,Cholimex Food và Vissan cũng góp mặt trong danh sách này Đặc biệt, bảng xếp hạngTOP 10 nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh được ưa chuộng nhất khu vực nông thôn củaKantar World Panel đã vinh danh Masan Consumer tại vị trí số 1, trên cả các doanhnghiệp quốc tế danh tiếng.

Masan hiện là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sảnxuất và phân phối trực tiếp tận tay người dùng khi sở hữu 30 nhà máy sản xuất hàng tiêudùng; các trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn cùng chuỗi bán lẻ hiện đại gần 3.000siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ trải dài trên cả nước Tập đoàn này cũng mởrộng sang lĩnh vực F&B, viễn thông, dịch vụ tài chính thông qua việc sở hữu Phúc Long,Mobicast và hợp tác cùng Trusting Social.

Trang 7

1.1 Giới thiệu về sản phẩm chinsu của doanh nghiệp1.2.1 Lịch sử hình thành

Masan là nơi bắt nguồn cho thương hiệu chinsu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng củahơn 90 triệu khách hàng tại Việt Nam Năm 2002, sản phẩm tương ớt Chinsu Masan rađời Sứ mệnh của Chinsu là tiếp cận đến thị trường gia vị cao cấp tại Việt Nam Bên cạnhthành công của thương hiệu Chinsu, Masan còn tự hào với rất nhiều thương hiệu khác.Những cái tên này gồm Tam Thái Tử, Nam Ngư, Omachi, Tiến Vua, Kokomi, Bfast,Vinacafe, Wake-up, Vĩnh Hảo… Tất cả sản phẩm của Masan đều được định hướng đến sựan toàn cho sức khỏe khách hàng.

1.2.2 Đặc trưng của sản phẩm chinsuDanh mục sản phẩm chinsu

Danh mục của Chin-Su rất đa dạng, bao gồm nước mắm, nước tương, tương ớt, tương cà,hạt nêm…

Về thành phần của tương ớt chinsu

Trong một chai tương ớt Chinsu có nước, đường, ớt 110 g/kg, muối, tinh bột biếntính (1422), tỏi, cà chua cô đặc, dextrose, maltodextrin, chất điều vị (621, 620, 635), chấtđiều chỉnh độ axit (260, 330), chất ổn định (415), chất bảo quản (211, 202), gia vị hỗnhợp, chất tạo ngọt tổng hợp, hương tổng hợp, màu thực phẩm, chất chống oxy hóa, bộtwasabi.

1.2.3 Đặc điểm nhận diện của sản phẩm tương ớt chinsu

Màu đỏ bắt mắt, từng dòng tương ớt sốt mịn màng, sánh quyện

Vị tự nhiên và vừa phải ai cũng có thể dùng Đặc biệt, Masan đã ra mắt dòngChinsu siêu cay cho những ai đặc biệt thích vị cay của loại tương ớt này.

Nguyên liệu ớt tươi chọn lọc và cung cấp lượng vitamin A dồi dào

Quy trình sản xuất hiện đại Sản phẩm Chinsu đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn vệsinh thực phẩm Đặc biệt, Chinsu không sử dụng chất tạo vị cay giả

1.2.4 Công dụng của sản phẩm tương ớt chinsu

Sản phẩm được dùng để tẩm ướp thực phẩm, thức ăn làm tăng thêm hương vị chomón ăn hoặc dùng chấm trực tiếp kích thích ăn ngon miệng hơn.

Trang 8

Phần II Nghiên cứu thị trường Nhật Bản

2.1 Phân tích môi trường Nhật Bản2.1.1 Môi trường vĩ mô2.1.1.1 Môi trường kinh tế

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nộiđịa (GDP) với 4975.42 tỷ USD năm 2020 (World Bank,2021), cũng như xếp vị trí thứ 3theo sức mua tương đương (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc); đạt vị trí thứ 4 và thứ 6 về nhậpkhẩu Nhật Bản và Việt Nam còn cùng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới.Theo số liệu được cập nhật năm 2021, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các quốc gia xuấtkhẩu nhiều nhất vào Nhật Bản với 3,6% (Tradingeconomics, 2021) Điều này có được làdo 2 quốc gia đã cùng ký kết nhiều FTA song phương và đa phương như Hiệp định đối táckinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - NhậtBản (AJCEP)…

Việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiệnthuận lợi cho việc mở rộng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệtkhi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệtkhi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổsung cho nhau

2.1.1.2 Môi trường nhân khẩu học

Tính đến tháng 11/2021, dân số của Nhật Bản là gần 126 triệu người, đứng thứ 11thế giới trong số những quốc gia đông dân Qua các năm, dân số đều có sự tăng trưởng ổnđịnh và không có nhiều biến động Với độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 48,6, Nhật Bảnđược đánh giá là quốc gia có dân số già với tốc độ tăng trưởng dân số là âm 0,37% (CIA,2021)

Điều này phần nào thể hiện được việc người dân Nhật Bản sẽ không thường thayđổi thói quen tiêu dùng, mua sắm của mình Vì vậy, khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trườngnày thì doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có thể lôi kéo được người tiêudùng sử dụng những sản phẩm mới mình mang đến.

Về phân bố dân số nơi đây có đến có đến 91,9% dân số sống ở thành thị (CIA,2021) Việc có phần đông dân số tại thành thị sẽ giúp cho sản phẩm xuất khẩu có thể dễdàng tiếp cận được với nhiều người, do sản phẩm sẽ thường được bày bán trong các siêuthị, cửa hàng tiện lợi, mà phần lớn những địa điểm này thì nằm ở vùng đông dân cư, thànhthị.

2.1.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật

Trong những năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽđể thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Nhật Bản ở phạm vi quốc tế, điển hình là ởviệc Nhật Bản đã ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đạt được thỏathuận về các nguyên tắc trong Hiệp định đối tác kinh tế Nhật – EU Ở phạm vi quốc gia,

Trang 9

Nhật Bản bắt đầu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hiệu quả trong năm 2013 và hướng tớigiảm tỷ lệ xuống còn 20% đến 29% trong những năm tới đây, cải cách thuế doanh nghiệpsẽ khiến môi trường đầu tư tại Nhật Bản có tính cạnh tranh quốc tế

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn tiến hành nhiều cải cách để thu hút nhà đầu tưnước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ y tế, năng lượng, bằng cách banhành Luật Bảo vệ tên các sản phẩm và thực phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, và thủy sảnvới hệ thống bảo vệ chỉ dẫn địa lý Về những quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, về cơbản có 4 luật chính liên quan đến an toàn thực phẩm gồm: Luật An toàn thực phẩm cơbản, Luật vệ sinh thực phẩm, Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản và Luật khuyếnkhích Y tế Bộ luật này nghiêm cấm việc bán các loại thực phẩm có chứa các chất độc hại,nó cũng quy định tiêu chuẩn đối với thực phẩm, phụ gia, các hộp đựng và đóng gói thứcăn

Các yêu cầu và tiêu chuẩn chung được thiết lập bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi(MHLW) và áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm, bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu.Thực phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các yêu cầu này sẽ không được phép nhậpkhẩu Những quy định, yêu cầu của MHLW đối với thực phẩm nhấn mạnh vào các tiêuchuẩn thành phần và quy trình sản xuất

Có thể thấy để xuất khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực thực phẩm vào Nhật Bản cần trảiqua những yêu cầu rất khắt khe và kỹ lưỡng, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được những quychuẩn nhất định nào đó, tuy nhiên điều này cũng sẽ giúp hàng hóa tránh được những vấnđề phát sinh sau này về an toàn thực phẩm.

2.1.1.4 Môi trường văn hóa xã hội

Quan niệm về đạo đức của người Nhật rất độc đáo, họ luôn hướng đến chủ nghĩatuyệt đối, đôi khi khiến người khác phải kính phục: trung thành, coi trọng kỷ luật, đoànkết, chia sẻ, dung hòa tốt các tôn giáo, tính quật cường vươn lên, tinh thần võ sĩ đạo Người Nhật luôn theo đuổi sự tinh tế Các sản phẩm hàng hóa cần phải có hình thức đẹpmắt, đa dạng về mẫu mã, sạch sẽ.

Về những văn hóa ẩm thực, món ăn Nhật Bản ngoài đáp ứng nhu cầu ăn ngon cònrất bổ dưỡng cho sức khỏe Làm nên tiếng vang ấy, người Nhật tinh tế từ cách chọn gia vịnêm nếm Ngoài những gia vị thông thường như những nước khác, gia vị của Nhật Bảncòn có những loại truyền thống, độc đáo mà càng khám phá lại càng lý giải được vì saonền ẩm thực lấy lại lôi cuốn con người đến vậy

Sản phẩm tương ớt của Việt Nam khi gia nhập vào thị trường này chắc chắn sẽ gặpphải sự cạnh tranh rất lớn từ những sản phẩm gia vị nội địa, đòi hỏi doanh nghiệp cầnphải nỗ lực và có những chiến lược tốt để có thể tồn tại Một yếu tố văn hóa đặc biệt nữacủa người Nhật đó là quan niệm về màu sắc Có một số màu sắc được coi là tốt lành, maymắn đối với người Nhật, có thể kể đến một trong số đó là màu đỏ Màu đỏ trong văn hóaNhật Bản biểu thị sức mạnh, niềm đam mê, sự hy sinh bản thân và máu Tương ớt Chin-su của Việt Nam cũng có màu đỏ là chủ đạo, điều này phần nào có thể sẽ có những ảnhhưởng tích cực đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng nơi đây

2.1.1.5 Môi trường tự nhiên

Trang 10

Về vị trí chiến lược, Nhật Bản chính là mắt xích cốt yếu trong vành đai châu Á –Thái Bình Dương Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu về kinh tế và vănhóa với một khu vực rộng lớn và đầy tiềm năng

Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương và thường xuyên phải chịu cácdư chấn động đất nhẹ cũng như hoạt động núi lửa, thiên tai Điều này ảnh hưởng rất lớntới nền kinh tế, sức khỏe của người dân Cho nên, khi quyết định thâm nhập vào thịtrường này, doanh nghiệp cần tính đến những rủi ro gặp phải gây ra bởi thiên tai để cónhững phương án đối phó thích hợp nhằm giảm thiểu những thiệt hại đến mức thấp nhất

Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn, và vìquốc gia này chỉ canh tác được một số cây trồng như lúa gạo nên khoảng một nửa sốlương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài Tuy nhiên, nó mở ra cơ hội cho những nước cótiềm lực về xuất khẩu gia vị, lương thực tiếp cận được thị trường này, trong đó có cả ViệtNam

2.1.2 Môi trường vi mô2.1.2.1 Khách hàng

Khách hàng Nhật Bản: Từ trước đến nay đối với người dân Nhật Bản khi muahàng thì chất lượng là yếu tố được quan tâm nhất Người Nhật cũng chú trọng đến giá cả,mẫu mã, kích thước, màu sắc, công dụng… của sản phẩm Ví dụ: nhịp sống nhanh, côngviệc bận bịu khiến nhiều người ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm ăn liền tiết kiệm thờigian Nhìn chung thị hiếu tiêu dùng của người Nhật rất đa dạng, coi trọng chất lượng vàtính tiện dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày

Khách hàng Việt Nam tại Nhật Bản là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tạiNhật Bản (448.053 người, chiếm 15% trong tổng số người nước ngoài tại Nhật Bản).Khách hàng Việt Nam không quá khắt khe đối với sản phẩm, hơn nữa, còn đã rất quenthuộc với sản phẩm tương ớt Chin-su Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này khá nhạy cảmvề giá cũng như muốn tìm kiếm sự tiện lợi trong việc mua hàng Vậy nên, bên cạnh chấtlượng sản phẩm, Masan cũng cần chú ý đến vấn đề giá và phân phối sản phẩm 2.1.2.2 Sản phẩm

Đối với khách hàng Việt Nam tại Nhật Bản: Sản phẩm phù hợp với đối tượngkhách hàng này do hương vị tương ớt Chin-su đã quen thuộc và phù hợp với khẩu vịngười Việt Đối với khách hàng Nhật Bản: Vị cay của ớt không phổ biến trong ẩm thựcNhật Bản bằng vị cay của wasabi hay gừng

Như vậy, có thể vị của tương ớt Chinsu sẽ không quen thuộc, song vẫn có tiềmnăng bởi ẩm thực Nhật Bản cũng có nhiều món ăn có thể kết hợp với tương ớt và sự giatăng độ phổ biến của ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản Như vậy, Masan cần có sự điềuchỉnh hương vị của tương ớt Chin-su sao cho vừa giữ được hương vị chính của sản phẩmvừa phù hợp với khẩu vị Nhật Bản

2.1.2.3 Quy mô và đặc điểm thị trường

Về quy mô thị trường: Quy mô thị trường Nhật Bản khá lớn (Dân số: 125,8 triệungười; GNI per capita: 43,76 nghìn USD/người) Quy mô thị trường của ngành F&B lớn

Trang 11

với doanh thu vào năm 2019 và 2020 lần lượt là 14 tỷ USD và 20 tỷ USD Như vậy, cóthể đánh giá rằng Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu ngành F&B Vềđặc điểm thị trường: - Tăng trưởng nhanh chóng mua hàng trên các sàn thương mại điệntử (TMĐT): Nhật Bản là thị trường TMĐT lớn thứ 3 thế giới

Quy mô thị trường TMĐT B2C và B2B lần lượt là 19,3 nghìn tỷ Yên và 334,9nghìn tỷ Yên Riêng ngành hàng F&B trên sàn TMĐT, quy mô thị trường vào năm 2020là 22,086 tỷ Yên, tăng 21,13% so với năm trước đó (Báo cáo của bộ thương mại NhậtBản 2020)

Điều này cho thấy mức độ tiềm năng của việc phân phối qua Internet đối với sảnphẩm tương ớt Chinsu - Sự gia tăng của những hộ gia đình một người: Số nhân khẩu trênmột hộ gia đình giảm liên tục và đạt trung bình 2,3 người/gia đình vào năm 2019, sốlượng hộ gia đình một người đang tăng lên và chiếm gần 35% Như vậy, Masan cần chú ýđến việc đóng gói sản phẩm và đưa ra dung tích phù hợp cho sản phẩm tương ớt Chin-su 2.1.2.4 Hệ thống phân phối

Nếu so với các thị trường khác thì các kênh phân phối hàng hóa tại Nhật Bảnphong phú và đa dạng hơn, do văn hóa kinh doanh của nước này đặc biệt chú trọng đếnviệc đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng đặc thù.

- Cửa hàng bách hóa: Những chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất Nhật Bản: Takashimaya,Sogo Seibu, Isetan, Mitsukoshi Tuy nhiên, doanh thu của các cửa hàng bách hóa đanggiảm do sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà bán lẻ Mặt khác, các cửa hàng bách hóacũng đang dần chuyển sang bán hàng trực tuyến

- Siêu thị và đại siêu thị: Tại Nhật Bản, hệ thống siêu thị chiếm phần lớn doanh thu bán lẻthực phẩm, với tỷ lệ 70% Các chuỗi siêu thị tiêu biểu bao gồm Aeon đạt doanh thu lớnnhất, ngoài ra có Itoyokado, Daiei, Uny, Izumi, Life Corporation, Izumiya.

- Cửa hàng tiện lợi: Cửa hàng tiện lợi là một kênh bán hàng quan trọng ở Nhật Bản Cáccửa hàng tiện lợi có được lợi thế cạnh tranh từ doanh thu cao và chuỗi cung ứng hiệu quảvà dịch vụ ăn uống tiện lợi, hấp dẫn đối với người tiêu dùng Các chuỗi cửa hàng tiện lợitiêu biểu gồm: Seven Eleven, Lawson, Family Mart, Daily Yamazaki, Mini Stop - Các cửa hàng chuyên doanh đồ Việt Nam: Đây là kênh bán hàng quan trọng và là kênhcó mức độ tiếp xúc trực tiếp nhất đối với đối tượng khách hàng Việt Nam tại Nhật Bảncũng như khách hàng Nhật Bản có hứng thú với ẩm thực Việt Nam

- Bán lẻ qua Internet: Bán lẻ qua Internet vô cùng phổ biến tại Nhật Bản Theo “Điều trakinh tế hộ gia đình” của Bộ Nội vụ và Truyền thông, trên 50% hộ gia đình mua sắm quaInternet vào tháng 7/2021 với mức chi tiêu tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước Các nhàbán lẻ truyền thống tại Nhật cũng đều đã có nền tảng bán lẻ trực tuyến của riêng mình.Các sàn TMĐT cũng là một trong những kênh mua hàng phổ biến tại Nhật Bản Ba sànTMĐT lớn nhất ở Nhật Bản là Amazon Japan, Rakuten Ichiba và Yahoo Japan 2.1.2.5 Cơ sở hạ tầng

Nhật Bản là một trong những quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển nhất trên thếgiới Hạ tầng đường bộ, cao tốc, đường sắt, tàu điện ngầm, sân bay, bến cảng, kho bãi và

Trang 12

hạ tầng viễn thông của Nhật Bản giúp việc phân phối hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả,chi phí thấp.

2.1.2.6 Các đối thủ chính

Thị trường gia vị nêm nếm ở Nhật Bản rất đa dạng và phong phủ Có rất nhiều cácloại gia vị cay được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản như: mù tạt xanh wasabi, mù tạt vànghạt cải Karashi, bột ớt shichimi, Những gia vị này rất quen thuộc với căn bếp của giađình và trong các nhà hàng, quán ăn ở Nhật Bản Do đó, tương ớt Chin – su cũng sẽ phảicạnh tranh rất lớn đối với các sản phẩm gia vị cay này Đe dọa của các thế lực cạnh tranhmới

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh mặt hàng tương ớt đến từ các thương hiệu HànQuốc và cả Trung Quốc cũng không ngừng xâm nhập vào thị trường Nhật Bản như LaoGan Ma Daesang, CJ, House Foods, Cạnh tranh của các đối thủ hiện có

Tương ớt của S&B Foods là công ty sản xuất gia vị, đồ nấu ăn lớn ở Nhật Bản,đồng thời cũng là công ty sản xuất các gia vị cay nổi tiếng như Wasabi tươi, ớt bộtShichimi, tương ớt Momiji Oroshi nổi tiếng

Tương ớt Daesang: là công ty sản xuất hàng thực phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc vàcũng là công ty sản xuất các loại gia vị cay nổi tiếng như bột wasabi cay Chunjung, tươngớt Gochujang, có mặt đã lâu tại thị trường Nhật Bản, chuyên cung cấp các loại sảnphẩm gia vị, nguyên liệu nấu cay nổi tiếng

Ajinomoto: Tập đoàn Ajinomoto dẫn đầu thị trường gia vị và đồ ăn đóng gói tạiNhật Bản Các sản phẩm chủ yếu của tập đoàn tại Nhật Bản bao gồm các loại sốt chấm,dầu ăn, các loại gia vị nêm sẵn và các loại thực phẩm chế biến

Kikkoman: Kikkoman là công ty chuyên sản xuất nước tương tại Nhật Bản Ngoàira, công ty cũng sản xuất các loại gia vị khác như rượu mirin, sake, sốt tsuyu, ponzu,…

Kewpie: Kewpie là nhà sản xuất sauce mayonnaise và các loại sốt salad bán chạykhông chỉ tại Nhật Bản mà còn tại nhiều nước trên thế giới.

2.2 Ma trận SWOT2.2.1 Điểm mạnh

Hội đồng quản trị Masan có năng lực, tầm nhìn và chiến lược nhằm phát triển côngty Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm về thị trường quốc tế với đối tác nước ngoài.Masan Consumer tập trung đầu tư vào xây dựng thương hiệu mạnh, nhờ đó nhiều nhãnhàng nhanh chóng đạt thị phần dẫn đầu trong các ngành gia vị, thực phẩm tiện lợi và càphê

Công ty có các hoạt động Marketing độc đáo, truyền thông đa phương tiện và cácchiến dịch quảng bá nên độ nhận diện thương hiệu rất cao

Công ty sở hữu trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm (MRD – MasanResearch & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt nam.

Quy trình sản xuất “khép kín”, công tác quản lý chặt chẽ, đẩy mạnh phát triển cácsản hẩm ngành hàng tiêu dùng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm

Trang 13

2.2.2 Điểm yếu

Masan chi quá nhiều ngân sách cho các hoạt động quảng bá và chi phí phát triểnsản phẩm Phần lớn nguyên vật liệu hiện đang nhập khẩu nước ngoài dẫn chi phí sản xuấtcao

Công ty chưa thể thích ứng kịp với các thay đổi không lường trước trong hoạt độngkinh doanh về ngành hay điều kiện kinh tế điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến các chiếnlược của công ty

2.2.3 Cơ hội

Hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợitừ các chính sách ưu đãi xuất khẩu nên khả năng phát triển sang các nước khác trên thếgiới thuận lợi hơn trước

Với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 43.000USD/người, Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn Tuy vậy, theo số liệu của Cơ quanHải quan Nhật Bản, nhập khẩu từ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng kimngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ thế giới Điều này cho thấy hàng Việt Nam vẫn cònnhiều dư địa và tiềm năng để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Phần đông dân số tại thành thị sẽ giúp cho sản phẩm xuất khẩu có thể dễ dàng tiếpcận được với nhiều người, do sản phẩm sẽ thường được bày bán trong các siêu thị, cửahàng tiện lợi, mà phần lớn những địa điểm này thì nằm ở vùng đông dân cư, thành thị.

Quy mô thị trường TMĐT Nhật Bản vô cùng phát triển là thị trường TMĐT lớnthứ 3 thế giới Điều này cho thấy mức độ tiềm năng của việc phân phối qua Internet đốivới sản phẩm tương ớt Chin-su.

Nhật Bản bắt đầu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hiệu quả trong năm 2013 vàhướng tới giảm tỷ lệ xuống còn 20% đến 29% trong những năm tới đây là điều kiện thuậnlợi để Masan xuất khẩu Chinsu sang nước này.

2.2.4 Thách thức

Thứ nhất cơ cấu dân số già sẽ khiến người dân Nhật Bản khó thay đổi thói quentiêu dùng, mua sắm của mình Vì vậy, khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này thìdoanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có thể lôi kéo được người tiêu dùng sửdụng những sản phẩm mới mình mang đến.

Thứ hai, vị trí địa lý của Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương vàthường xuyên phải chịu các dư chấn động đất nhẹ cũng như hoạt động núi lửa, thiên tai.Cho nên, khi quyết định thâm nhập vào thị trường này, doanh nghiệp cần tính đến nhữngrủi ro gặp phải.

Thứ ba, Nhật Bản yêu cầu chặt chẽ về những quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.Hàng hóa nước ngoài muốn được nhập khẩu vào Nhật bắt buộc phải có giấy chứng nhậnviệc đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng đã đặt ra Các lô hàng vi phạm quy định vềchất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại, đồng thời hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suấtvà mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau, có thể gây ra nhiều phiền phức và làmtăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Trang 14

Thứ tư, sản phẩm tương ớt Chin-su thuộc ngành hàng F&B Người tiêu dùng chínhmới trong ngành này tại Nhật Bản là phụ nữ Nhật Bản, những người đảm nhận việc nộitrợ trong gia đình Họ khó tính, đặc biệt quan tâm đến vấn đề nguồn gốc, hàm lượng dinhdưỡng, độ an toàn vệ sinh, hình thức sản phẩm và giá cả

Thứ năm, Hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản phức tạp với truyền thống lâuđời gồm nhiều cấp khác nhau, với các chức năng riêng biệt Ví dụ có những chuỗi siêu thịcủa Nhật Bản không nhập khẩu hàng trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài, mà chỉ muahàng từ các nhà bán buôn trung gian hoặc từ các đầu mối nhập khẩu lớn của Nhật Bản.đây là một đặc tính lâu đời khó có thể thay đổi trong văn hóa kinh doanh tại Nhật Bản.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu hàng vào thị trường Nhậtphải thiết lập được mối quan hệ tốt với các đầu mối nhập khẩu lớn của Nhật Bản

Thứ sáu, chi phí xúc tiến thương mại, giao thương, điều tra thị trường… của NhậtBản đắt đỏ Chi phí vận tải hàng hóa, gửi hàng mẫu tốn kém, đặc biệt chi phí vận tảiđường biển tăng cao trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, chi phí đường hàng không tốnkém Chi phí thuê điều tra hoặc mua dữ liệu thị trường của các công ty Nhật Bản chuyênđiều tra thị trường cũng là rất cao.

Trang 15

Phần III Chiến lược marketing thâm nhập thị trường Nhật Bản

3.1 Lựa chọn thị trường1.1.1 Phân khúc thị trường:

Masan consumer sử dụng nhiều tiêu thức để phân khúc thị trường như khu vực địalý, đặc điểm xã hội học, tâm lý Theo các cuộc điều tra và nghiên cứu về vị trí địa lý thìMasan Consumer nhận thấy hơn 90% dân số của Nhật Bản tập trung ở thành thị Do đó,đa số thu nhập của người tiêu dùng nằm ở mức từ trung đến cao

Họ đa phần chú ý đến vấn đề sức khỏe nên đầu tư tiền vào việc chăm sóc sức khỏe.Vì thế, họ sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm an toàn, đem lại lợi ích cho sức khỏe Ngoàira nắm bắt được đặc điểm văn hóa xã hội của người Nhật như ẩm thực, cách sống, truyềnthống, giúp Masan dễ dàng phân khúc thị trường mà họ muốn kinh doanh.

Nhóm khách hàng trẻ tuổi tại Nhật Bản: được xem là nhóm khách hàng tiềm năngnhất vì họ cập nhật xu hướng về ẩm thực “nóng hổi” trên thế giới và quan tâm tiệnlợi trong tiêu dùng hơn (kể từ sau đại dịch covid-19 nhu cầu nấu ăn tại nhà tăng lênvà quan tâm tới sức khỏe thông qua tìm kiếm sản phẩm)

Bên cạnh đó, nhóm khách hàng Việt Nam sống tại Nhật quen thuộc với tương ớtChin-su ưa chuộng sự tiện lợi, yêu thích và ủng hộ hàng Việt Nam

3.2 Thời điểm thâm nhập

Masan chọn thời điểm thâm nhập muộn với tư cách là “người đến sau” nên Masancó thời gian để nghiên cứu thật kỹ lưỡng và phát triển sản phẩm với sự đầu tư về chi phínghiên cứu sản phẩm ít hơn so với những “người đến trước” ở thị trường bởi thị trườngNhật Bản đã có rất nhiều loại tương ớt đa dạng với độ nhận diện thương hiệu cao.

Khó khăn Masan không tránh khỏi là việc tạo dựng lòng trung thành của kháchhàng khi mới xuất hiện sẽ không được để mắt tới sản phẩm nên việc có thị phần nhất địnhtrở nên đầy thử thách.

Trang 16

3.3 Phương thức thâm nhập

Masan đã lựa chọn phương thức xuất khẩu để xâm nhập vào thị trường NhậtBản.Masan đã nghiên cứu theo khẩu vị, nhu cầu của người Nhật Và công ty nhập khẩusản phẩm của Masan chính là công ty trách nhiệm hữu hạn Imai Theo ông Jorge Imai,Tổng giám đốc Công ty Imai Limited, công ty chọn Masan Consumer làm đối tác vì đâylà công ty bán hàng tiêu dùng dẫn đầu thị trường Việt Nam

Qua quá trình kiểm tra, công ty đánh giá tương ớt Chinsu khá đậm đà Việc nhậpkhẩu nhằm cung ứng cho cộng đồng người Việt tại Nhật cũng như để cung cấp một loạigia vị mới cho người Nhật trong các bữa ăn và chế biến thực phẩm

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w