hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường nhật bản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm – tocontap
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
695,5 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY XÚC – ĐÀO TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển, đưa đất nước đi lên, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định mở cửa nền kinh tế và đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Sau hơn 20 năm thực hiện, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể: nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, xã hội phát triển và đời sống nhân dân được nâng cao. Bằng chứng cho những thành tựu đó là sự tấp nập trong giao thương quốc tế, những công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng hiện đại đang mọc lên từ bắc vào nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhu cầu xây dựng tăng mạnh do chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước, sự gia tăng đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước, của các địa phương cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng cùng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã tạo ra cơ hội lớn cho các DN NK máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng này. Theo đó, việc quản lý, giám sát hoạt động NK hàng hóa nói chung và máy công trình, xây dựng nói riêng được thực hiện chặt chẽ, quy củ nhưng cũng thông thoáng hơn trước nhiều. Quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại thương là một tất yếu của bất kỳ quốc gia nào và sự ra đời của cơ quan Hải quan cũng như văn bản pháp luật là để nhằm mục đích đó. Hơn nữa, khi hội nhập kinh tế quốc tế thì các quy định về hải quan cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên dự quy định có phức tạp hay đơn giản thì hàng hóa ra và vào một quốc gia đều phải làm TTHQ – TTHQ do cơ quan nhà nước ban hành buộc các chủ thể phải tuân theo. TTHQ có vai trò rất quan trọng đối với quản lý nhà nước, bởi thông qua đó Chính phủ nắm được tình hình ngoại thương, kim ngạch XNK, phòng chống buôn lậu, gian lận…cũng như đưa ra chính sách quản lý phù hợp và kịp thời. Hệ thống cơ sở thượng tầng phục vụ công tác hải quan của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, TTHQ đang cải thiện tích cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các DN trong và ngoài nước. Là một doanh nghiệp XNK hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước thì đương nhiên phải thực hiện TTHQ với hàng hóa khi mua bán với đối tác ở nước SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy khác. Việc tuân thủ TTHQ của DN không chỉ thể hiện sự tôn trọng pháp luật nước sở tại mà còn thể hiện sự hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, các quy định về TTHQ luôn có sự thay đổi để nhằm mục đích quản lý của Nhà nước nên DN phải thường xuyên cập nhật, nắm vững và tuân theo. Chính vì thế mà việc thực hiện quy trình TTHQ của DN không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Mặt khác, làm TTHQ là một khâu trong chuỗi các bước thực hiện một hợp đồng mua bán ngoại thương nên khi khâu này không được thực hiện tốt và hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, còn gây ra những hậu quả xấu như: tốn thời gian, chi phí phát sinh, hàng bị thông quan chậm hoặc không được thông quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng và quan trọng hơn là ảnh hưởng lớn đến uy tín của DN với bạn hàng và cả với cơ quan hải quan. Do đó, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc thực hiện TTHQ đối với hoạt động KD XNK của một DN. Cty CP XNK Tạp phẩm là một công ty có bề dày lịch sử trong hoạt động kinh doanh XNK, với uy tín lâu năm trên thị trường trong và ngoài nước nên hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng ở trên nhiều lĩnh vực. Qua quá trình tìm hiểu thực tế ở Công ty, em nhận thấy đóng góp doanh thu từ việc KD NK mặt hàng máy công trình cho Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn so với các mặt hàng khác, đặc biệt là “máy xúc – đào” từ thị trường Nhật Bản – một thị trường với nhiều nhà cung cấp uy tín như KOMATSU, HITACHI, KOBELCO nên Công ty cần chú ý nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng NK. Mặc dù, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực XNK nhưng quá trình thực hiện TTHQ NK mặt hàng này của Công ty vẫn còn tồn tại một số bất cập ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty. Vì vậy, nghiên cứu thực tế quy trình thực hiện TTHQ NK mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình đó dưới góc độ của một DN là một vấn đề cấp thiết, đáng được quan tâm nghiên cứu. Với sự giúp đỡ của các anh chị trong Cty CP XNK Tạp phẩm, đặc biệt là phòng XNK 2 và sự hướng dẫn của Cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Bích Thủy nên em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm – TOCONTAP” 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy Hoàn thiện quy trình TTHQ NK của một DN là một vấn đề cấp thiết nhưng cũng khá khó đối với một sinh viên khi DN đó KD nhiều loại mặt hàng khác nhau như Cty CP XNK Tạp phẩm. Vì thế, trong khuôn khổ luận văn này, em chỉ tập trung nghiên cứu quy trình thực hiện TTHQ NK một mặt hàng cụ thể từ một thị trường nhất định. Vấn đề trong đề tài: Quy trình thực hiện TTHQ NK mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Cty CP XNK Tạp phẩm, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình này. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Em thực hiện nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau: Thứ nhất: Khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết liên quan đến TTHQ, quy trình thực hiện TTHQ cũng như các quy định pháp luật của Nhà nước về TTHQ nói chung và TTHQ với mặt hàng máy xúc – đào nói riêng. Thứ hai: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động KD XNK, quy trình thực hiện TTHQ NK mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Công ty CP XNK Tạp phẩm; Tiến hành phân tích các dữ liệu thu được qua quá trình điều tra, phỏng vấn để tổng kết thực trạng của Công ty, làm cơ sở so sánh với lý thuyết được học cũng như phát hiện ra những tồn tại trong hoạt động để đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đó trên cơ sở thực tế Công ty. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về không gian, thời gian cũng như để thuận tiện cho việc đi sâu nghiên cứu nên đề tài được nghiên cứu trong phạm vi sau: - Đối tượng nghiên cứu: quy trình thực hiện TTHQ NK hàng hóa bằng đường biển. - Mặt hàng: máy xúc – đào. - Thị trường: Nhật Bản. - Phạm vi: tình hình nhập khẩu máy xúc – đào giai đoạn 2006 – 2009; tình hình thực hiện TTHQ hợp đồng nhập khẩu máy xúc – đào từ Nhật Bản. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài phần đầu gồm: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt và phần cuối gồm:danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn có kết cấu 4 chương chính: - Chương I: Tổng quan nghiên cứu về quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm - Chương II: Lý luận cơ bản về quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy hàng hóa - Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng thực hiện quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm - Chương IV: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy CHƯƠNG II LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2.1. Khái quát chung về thủ tục hải quan 2.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan Theo định nghĩa tại chương 2, Công ước quốc tế về Đơn giản và Hài hòa thủ tục hải quan – Kyoto: TTHQ là tất cả các hoạt động mà cơ quan hải quan và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật Hải quan. Theo Luật Hải quan Việt Nam năm 2001, tại khoản 6 điều 4 và điều 16: TTHQ là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Như vậy, TTHQ có thể hiểu là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải khi XK, NK hoặc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Quy trình thực hiện TTHQ xuất – nhập khẩu là trình tự các bước công việc cần thực hiện để tiến hành quy trình TTHQ xuất – nhập khẩu của Hải quan. Quy trình TTHQ được ban hành kèm theo một Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Tổng cục Hải quan áp dụng cho cán bộ/công chức hải quan. Trên cơ sở đó, các DN tự xây dựng quy trình thực hiện TTHQ phù hợp, thích ứng với quy trình TTHQ xuất – nhập khẩu của Hải quan. 2.1.2. Vai trò của thủ tục hải quan Việc ban hành quy trình TTHQ và các văn bản pháp luật liên quan nhằm quy định, hướng dẫn người khai hải quan và công chức hải quan tuân thủ để phục vụ công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động XNK. Quy trình TTHQ chỉ rõ các bước theo trình tự rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho công chức hải quan, người khai hải quan tuân theo. Như vậy, thực hiện TTHQ là các DN chấp hành pháp luật quản lý của Nhà nước, ngược lại giúp Nhà nước thuận tiện trong việc quản lý, phòng chống tiêu cực, gian lận và thông qua quản lý hải quan, Nhà nước nắm bắt được tình hình để đưa ra biện pháp, chính sách cải tiến kịp thời để điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả hơn thông qua những số liệu thống kê hải quan. Mặt khác, Hải quan còn đóng vai trong việc phát triển thương mại, thị trường quốc tế và vấn đề an ninh quốc gia, quốc tế. Do vậy, thực hiện TTHQ hiệu quả và hiệu lực có ảnh SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy hưởng to lớn đến việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển xã hội, từ đó thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế nếu môi trường thương mại an toàn. 2.1.3. Một số khái niệm liên quan - Đối tượng phải làm TTHQ + Hàng hoá XK, NK, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, văn hoá phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện XK, NK; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác XK, NK, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan. + Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng. - Người khai hải quan (NKHQ): bao gồm chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền. - Hồ sơ hải quan (HSHQ) là tập hợp những giấy tờ, chứng từ cần thiết theo quy định pháp luật hải quan đối với từng trường hợp mà NKHQ phải nộp cho cơ quan hải quan khi làm TTHQ. HSHQ là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử phải đảm bảo tính nguyên vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật. - Khai hải quan từ xa thông qua phương tiện điện tử là việc DN (người khai hải quan) khai các thông tin của một số chứng từ thuộc HSHQ trên máy tính và truyền dữ liệu khai tới hệ thống máy tính của cơ quan hải quan. Việc nộp HSHQ giấy và TTHQ vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành đối với các loại hình hàng hóa XNK. - Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ): Theo điều 32 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005 và thông tư 79/2009: KTSTQ là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung trên những chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền, cá nhân trực tiếp XK, NK đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hóa XK, NK đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của DN, làm cơ sở xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hóa XK, NK của DN và xử lý vi phạm (nếu có). 2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Thời hạn và địa điểm làm TTHQ cho hàng nhập khẩu - Địa điểm làm TTHQ là trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu và có thể là trụ sở hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy trung ương nếu thực hiện TTHQ điện tử. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền quyết định địa điểm khác kiểm tra thực tế hàng hóa XNK trường hợp cần thiết. - Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan hàng hóa NK là trước trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu; tờ khai hải quan có giá trị làm TTHQ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký. 2.2.2. Thủ tục hải quan hiện đại Những nguyên tắc của TTHQ hiện đại theo Tổ chức hải quan thế giới (WCO) và được thể hiện trong Công ước quốc tế về Đơn giản và Hài hòa thủ tục hải quan (Kyoto) đã sửa đổi: - Hoạt động quản lý Hải quan minh bạch và có tính dự báo; - Sử dụng tối đa công nghệ thông tin hiện đại; - Thủ tục đơn giản, thông thoáng, tiết kiệm thời gian; - Ứng dụng quản lý rủi ro và kiểm soát trên cơ sở kiểm toán; - Tăng cường hợp tác Hải quan – Hải quan; Hải quan – Doanh nghiệp; TTHQ hiện đại vừa giúp Hải quan thực hiện hiệu quả và nâng cao hiệu lực kiểm soát hải quan vừa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp. 2.2.3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại theo pháp luật Hải quan Việt Nam Theo điều 16 Luật Hải quan bổ sung sửa đổi 2005 quy định: - Khi làm TTHQ, người khai hải quan phải: + Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực thiện TTHQ điện tử, NKHQ được khai và gửi HSHQ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan; + Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; + Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Khi làm TTHQ, công chức hải quan phải: + Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện TTHQ điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký HSHQ được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan; + Kiểm tra HSHQ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; + Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; + Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải. Để đảm bảo tính thống nhất, chuẩn hóa và thuận tiện cho các công chức hải quan tác nghiệp cũng như là căn cứ để các DN biết được công việc cần thiết khi làm TTHQ, quy trình TTHQ đối với hàng hóa XNK thương mại đã được ban hành kèm theo một Quyết định của Tổng cục hải quan. Năm 2006, ban hành quy trình TTHQ kèm Quyết SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy định số 874/QĐ-TCHQ có 5 bước như sơ đồ Phụ lục 1 (thay thế Quyết định số 1951/2005/QĐ-TCHQ) đã được thay thế bởi quy trình mới ban hành kèm Quyết định số 1171/QĐ- TCHQ ngày 15/06/2009 có 4 bước (sơ đồ Phụ lục 2): 2.2.3.1. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai Hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan lô hàng miễn kiểm tra Trong bước này, công chức hải quan cần làm các công việc sau: a. Tiếp nhận HSHQ từ NKHQ (theo quy định tại điều 11 Thông tư 79/2009/TT- BTC của Bộ Tài chính). b. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký Tờ khai. - Nhập mã số thuế XNK của DN để kiểm tra DN có bị cưỡng chế làm thủ tục, kiểm tra ân hạn thuế, kiểm tra vi phạm để xác định việc chấp hành pháp luật của DN. Trường hợp hệ thống thông báo bị cưỡng chế nhưng DN có hồ sơ chứng minh đã nộp thuế hoặc thanh khoản thì công chức kiểm tra và nếu thấy phù hợp thì báo cáo Lãnh đạo Chi cục chấp nhận, lưu kèm hồ sơ và tiến hành các bước tiếp theo; - Kiểm tra chính sách mặt hàng: công chức hải quan kiểm tra xem mặt hàng có cần giấy phép, điều kiện NK…hay không; - Xử lý kết quả kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai: + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để đăng ký thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho NKHQ biết rõ lý do. + Nếu hồ sơ đủ điều kiện đăng ký tờ khai thì tiến hành các bước công việc tiếp theo. c. Nhập thông tin khai trên Tờ khai hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số Tờ khai và phân luồng hồ sơ. Công chức hải quan nhập thông tin trên Tờ khai vào hệ thống hoặc tiếp nhận dữ liệu do NKHQ khai qua mạng. Sau đó kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trong hệ thống với HSHQ với trường hợp khai báo qua mạng. Chấp nhận (lưu) dữ liệu để hệ thống tự động cấp số tờ khai, phân luồng hồ sơ và làm cơ sở khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu về trị giá, mã số, xuất xứ và thông tin khác. d. Đăng ký tờ khai Công chức hải quan sẽ ghi số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục Hải quan (do hệ thống cấp) và ghi ngày, tháng, năm đăng ký trên tờ khai sau đó ký, đóng dấu công chức vào ô “Cán bộ đăng ký tờ khai”. e. In lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Công chức hải quan in 01 bản lệnh để sử dụng nội bộ hải quan và lưu cùng hồ sơ. Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan bao gồm: - Đối với HSHQ: Kiểm tra sơ hộ hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và pháp luật về thuế; Kiểm tra chi tiết hồ sơ của chủ hàng khác. SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy - Đối với thực tế hàng hóa: Miễn kiểm tra thực tế hoặc kiểm tra thực tế (kiểm tra tỷ lệ và kiểm tra toàn bộ) đối với hàng hóa quy định tại Điều 30 Luật Hải quan; Điều 11 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Quyết định 48/2008/QD-BTC; f. Kiểm tra HSHQ và ghi kết quả kiểm tra, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào Lệnh. g. Lãnh đạo Chi cục duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế và duyệt kết quả kiểm tra HSHQ. Ghi hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa trên Lệnh và tờ khai hải quan. h. Công chức hải quan nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được Lãnh đạo Chi cục duyệt, chỉ đạo. i. Xác nhận đã làm TTHQ và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ miễn kiểm tra thực tế hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế sang Bước 2. - Ký, đóng dấu công chức vào ô “Xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan” đối với hồ sơ miễn kiểm tra thực tế hàng hoá được thông quan. - Chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá (đã kiểm tra chi tiết hồ sơ) sang Bước 2. 2.2.3.2. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá và thông quan lô hàng phải kiểm tra thực tế a. Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi NKHQ có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá. b. Kiểm tra thực tế hàng hoá: - Số lượng công chức kiểm tra thực tế do Lãnh đạo Chi cục quyết định tuỳ từng trường hợp cụ thể. - Nội dung kiểm tra: kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hoá XK, NK với nội dung khai trên tờ khai và chứng từ bộ hồ sơ về: tên hàng, mã số, lượng hàng, chất lượng, xuất xứ. - Cách thức kiểm tra: Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hoá; Kiểm tra nhãn mác, ký mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ bản của hàng hoá để xác định tên hàng, mã số và xuất xứ; Kiểm tra lượng hàng; Kiểm tra chất lượng. - Trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ có phát hiện vi phạm, xét thấy cần thiết thì kiểm tra đến toàn bộ lô hàng, do Lãnh đạo Chi cục quyết định. c. Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra (theo quy định cụ thể của quy trình được ban hành), ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh và tờ khai hải quan đồng thời yêu cầu NKHQ (hoặc đại diện) ký tên xác nhận kết quả SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bích Thủy kiểm tra. Sau đó, nhập đầy đủ kết luận kiểm tra thực tế hàng hóa ghi trên tờ khai và nội dung chi tiết đánh giá kết quả kiểm tra trên Lệnh vào hệ thống. d. Xử lý kết quả kiểm tra: - Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp với khai của NKHQ thì thực hiện điểm e dưới đây. - Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá có sai lệch so với khai của NKHQ thì đề xuất biện pháp xử lý, trình Lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định: Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định ấn định thuế; Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm; Quyết định thông quan hoặc chấp nhận yêu cầu của chủ hàng đưa hàng hoá về bảo quản; Báo cáo xin ý kiến cấp trên những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của Chi cục. e. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan: - Ký, đóng dấu số hiệu công chức vào ô ”Xác nhận đã làm thủ tục hải quan” nếu kết quả kiểm tra thực tế không có sai phạm. (nếu có nhiều công chức kiểm tra thực tế thì việc ký, đóng dấu do một người được Lãnh đạo chi cục chỉ định ghi trên Lệnh). - Chuyển hồ sơ sang Bước 3. 2.2.3.3. Bước 3: Thu thuế, lệ phí Hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan - Thu thuế và lệ phí hải quan; - Đóng dấu ”Đã làm thủ tục hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai (đúng trăm lên chữ HẢI QUAN VIỆT NAM”); - Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan); - Chuyển hồ sơ sang Bước 4. * Đối với hồ sơ còn nợ chứng từ hoặc chưa làm xong thủ tục hải quan thì Lãnh đạo Chi cục tổ chức theo dõi, đôn đốc và xử lý theo quy định, khi hoàn tất mới chuyển sang Bước 4. 2.2.3.4. Bước 4: Phúc tập hồ sơ Phúc tập hồ sơ được thực hiện sau khi lô hàng XNK được thông quan (tùy trường hợp cụ thể) nhằm mục đích: Kiểm tra lại các công việc đã làm trong qui trình thông quan xem có thiếu sót, sai sót gì không để kịp thời yêu cầu khắc phục; Phát hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy; Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ hồ sơ XK, NK; Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu; Sắp xếp, lưu trữ HSHQ một cách khoa học, dễ tra cứu. Và phải hoàn thành trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày ký thông quan lô hàng. Công chức hải quan thực hiện Phúc tập hồ sơ được theo quy trình 5 bước sau: -Bước 1: Nhận hồ sơ để phúc tập (tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ và ký nhận) -Bước 2: Phân loại hồ sơ (xác định: thời gian và mức độ phúc tập với từng hồ sơ) -Bước 3:Phúc tập hồ sơ (Kiểm tra sự đầy đủ và đồng bộ của chứng từ của HSHQ; SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 10 [...]... nhuận từ hoạt động KD chỉ chiếm ¼ trong tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty vì lợi nhuận trước thuế từ KD chỉ có 7.850.732.550 tỷ đồng và trong năm Công ty đã bán tài sản thu về lợi nhuận hơn 25 tỷ đồng 3.2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp phẩm SVTH: Vũ Thị Thùy... nghĩa vụ thuế của DN vì hầu hết các hợp đồng ký kết khách hàng đều không vay tiền thuế của Cty CP XNK Tạp phẩm 3.3 Thực trạng quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp phẩm qua kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Để hoàn thành đề tài này, em đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Trong đó, do đặc thù của đề tài... cách quy trình TTHQ NK máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư theo hướng hiện đại hóa phù hợp với các quy định của WTO – SV: Nguyễn Vi Lê – 2009 - Hoàn thiện quy trình TTHQ cho hàng hóa XK của các DN tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội – SV: Hứa Thị Mai – 2009 - Hoàn thiện quy trình TTHQ NK hàng hóa của DN tại Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài – SV: Nguyền Hồng Minh Giang - 2009 - Hoàn. .. tố môi trường đến quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào tại Công ty CP XNK Tạp phẩm 3.2.1 Giới thiệu về Công ty CP XNK Tạp phẩm 3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CP XNK Tạp phẩm tiền thân là DN nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Bộ Thương mại và được thành lập theo Quy t định số 62/BNT-NĐ-KD ngày 05/03/1956 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công thương)... xây dựng quy trình, hướng dẫn nhân viên cũng như đưa ra những quy t định, giải pháp đúng đắn giải quy t các vướng mắc trong khi tác nghiệp và hoàn thiện quy trình cho phù hợp Hiện nay, Cty CP XNK Tạp phẩm chưa có văn bản hay quy trình chuẩn nào mà do nhân viên các phòng tự thực hiện theo kinh nghiệm thực tế và căn cứ hướng dẫn của Hải quan + Mối quan hệ giữa công ty và cơ quan Hải quan: một mối quan hệ... ty XNK máy phụ tùng (năm 1985); Công ty XNK da giầy (năm 1987); Công ty XNK Tạp phẩm Sài Gòn (năm 1990) - Năm 1993, Bộ Thương mại ra quy t định đổi tên Tổng công ty XNK tạp phẩm SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương mại Page 19 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Bích Thủy thành Công ty XNK tạp phẩm - Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi Công ty thực hiện cổ phần hóa và đổi tên thành Công. .. 100% trong số các thị trường NK của Công ty 25% còn lại ước lượng là 70% - 79% là kết quả từ phiếu của phòng XNK 2, do trong năm 2009 phòng XNK 2 tăng tỷ trọng NK từ Hàn Quốc 3.3.2 Thực trạng thực hiện TTHQ NK máy xúc – đào từ Nhật Bản Thủ tục hải quan đã và đang được đổi mới theo hướng hiện đại hóa nên DN XNK như Cty CP XNK Tạp phẩm luôn phải thích ứng với những đổi mới đó để vừa tuân thủ đúng pháp luật,... lượng Sử dụng công cụ phân tích chuyên dụng như phần mềm SPSS… - Hoàn thiện quy trình thực hiện TTHQ của DN phù hợp với quy trình mới ban hành kèm theo quy t định 1171/2009/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan 2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cụ thể theo trình tự từng bước trong quy trình thực hiện TTHQ NK hàng hóa thương mại của một DN 2.4.1 Bước 1: Nhận chứng từ từ người XK và... QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY XÚC – ĐÀO TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CP XNK TẠP PHẨM 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã có sẵn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí nhưng có thể đã bị sửa đổi, không phản ánh chân thực vấn đề Mặt khác, tùy... Hoàn thiện quy trình làm TTHQ cho hàng hóa XK của CTCP dệt may Hà Nội trong giai đoạn hiện nay – SV: Nguyễn Thị Ngọc Linh – 2009 - Hoàn thiện quy trình TTHQ NK linh kiện, thiết bị xe hơi nguyên chiếc của công ty TNHH Ford Việt Nam nhằm phù hợp với sự đổi mới của Hải quan theo hướng hội nhập – SV: Vũ Huyền Trang - 2009 Trong đó, hơn một nửa số luận văn trên nghiên cứu về TTHQ trên góc độ của cơ quan hải . pháp hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm SVTH: Vũ Thị Thùy Linh – K42E5 – ĐH Thương. Tổng quan nghiên cứu về quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm - Chương II: Lý luận cơ bản về quy. tích thực trạng thực hiện quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm - Chương IV: Các kết luận và giải pháp hoàn