Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng với chính sách mởcửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng pháttriển và đạt được những thành tựu to lớn Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơquan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạtđộng xuất nhập khẩu nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tụchành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt độngnói trên có điều kiện phát triển.Với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giaodịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quancũng đã và đang được “điện tử hóa” Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã rađời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa vàxuất nhập cảnh giữa các quốc gia
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từnăm 2005 Và đến nay, qua gần 6 năm triển khai, thủ tục hải quan điện tử đã vàđang đi vào đời sống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpxuất nhập khẩu Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quanđiện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quantruyền thống, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thôngquan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, lợi nhuận,tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý Việclàm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng làmột đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam vớinền kinh tế thế giới Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tạicần phải phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tốt nghiệp vẫn còn những thiếu sótnhất định Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và bạn bè để tôi có
Trang 2thể hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình, tiếp tục nghiên cứu mở rộng và
áp dụng đề tài vào công việc sắp tới
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này thông qua phương pháp chung như sau:
- Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu năm chọn so với nămgốc
- Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở để nâng cao hiệu quả áp dụngthủ tục hải quan điện tử tại TP.HCM nói chung và cả nước nói riêng
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu:
Các báo cáo, tài liệu về tình hình xuất nhập khẩu TP.HCM từ 2007-2011
KẾT CẤU CỦA KLTN: gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thủ tục hải quan điện tử
Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
Trang 3CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan
Theo điều 3 thông tư số 222/2009/TT-BTC Hướng dẫn thí điểm thủ tục
hải quan điện tử:
Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp
nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệthống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: Là thông tin được tạo ra, gửi đi,
được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn đểthực hiện thủ tục hải quan điện tử
Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử
trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng
cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quanđiện tử
Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải
quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng: Là hệ thống thông tin do
Tổng cục Hải quan quản lý tại cơ quan hải quan, được sử dụng để người khai hảiquan thực hiện thủ tục hải quan điện tử khi có sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệuđiện tử hải quan
Thông quan hàng hoá: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đã
hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hoànthành các thủ tục hải quan và chuyển sang một chế độ quản lý hải quan khác
Giải phóng hàng: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong
quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khaihải quan
Đưa hàng hóa về bảo quản: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá
đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát
Trang 4hải quan khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hảiquan quy định hoặc giao cho người khai hải quan tự bảo quản nguyên trạng hànghóa chờ thông quan.
Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan: Là hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu đã được đưa vào hoặc được đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan baogồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biểnquốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng nội địa
(tiếng Anh Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD), kho ngoại quan, bưu điện
quốc tế
Thông quan hàng hóa “một cửa”: được thực hiện từ khâu đăng ký thủ
tục hải quan điện tử đến khâu thông quan hàng hóa, người NK không phải trựctiếp liên hệ với cơ quan hải quan tại các bộ phận khác nhau trong quá trình thôngquan hàng NK, mà thông quan đại lí hải quan sẽ làm thủ tục trọn gói cho DN.Đại lí chỉ cần khai báo điện tử 1 lần, nhận hàng tại cầu tàu khi tàu đến hoặc đưacontainer vào máy soi chiếu (nếu có) để thông quan hàng hóa Các khâu này thựchiện theo một quy trình khép kín từ đầu đến cuối, đảm bảo đúng quy định củapháp luật Với thủ tục hải quan “một cửa”, DN sẽ thực hiện việc khai báo hànghóa trước khi tàu cập cảng Căn cứ vào thông tin này, DN được thông quan trướckhi hàng hóa đến cửa khẩu đối với một số trường hợp ưu tiên theo quy định, hànghóa thuộc luồng xanh, hàng không phải kiểm tra chuyên ngành Hàng hóa đượckiểm tra bằng máy soi container Với nguyên tắc này, DN sẽ được hưởng một sốlợi ích thiết thực như: Chủ động thông quan hàng hóa để kịp thời đưa vào sảnxuất, kịp tiến độ; rút ngắn thời gian nhận hàng, giảm nhân lực cho hoạt độngXNK; giảm chi phí nhận hàng do không phải di chuyển container nhiều lần trongcửa khẩu
1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử
Thủ tục hải quan có thể thực hiện bằng những cách thức, phương tiện khácnhau Vídụ: truyền thống (thủ công), bán truyền thống hoặc điện tử Trước đây,
ở Việt Nam, thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp truyền
Trang 5hợp hồ sơ giấy) Trong phương pháp này, luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữangười khai hải quan và công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
và sử dụng hồ sơ giấy
Hiện nay, ngoài phương pháp truyền thống, bán truyền thống, thủ tục hảiquan còn được thực hiện hoàn toàn bằng phương tiện điện tử (hệ thống xử lý dữliệu điện tử)
Theo thủ tục truyền thống, doanh nghiệp muốn nhập hoặc xuất một lôhàng thì phải đến hải quan mua bộ hồ sơ (bằng giấy), khai các mặt hàng vào các
tờ khai rồi đem nộp cho công chức hải quan Sau khi dùng các biện pháp nghiệp
vụ (nhập dữ liệu vào máy tính, phân luồng hàng hóa, kiểm hóa, áp thuế ), côngchức hải quan trả hồ sơ cho doanh nghiệp để đi làm hàng Thường công đoạnnày phải mất hơn một giờ đồng hồ, tùy thuộc vào mặt hàng Nếu hàng ở luồngxanh, doanh nghiệp được làm hàng ngay, còn hàng ở luồng vàng - đỏ thì phảikiểm tra xác xuất theo phần trăm do lãnh đạo chi cục quyết định Cách làm này
cả hải quan và doanh nghiệp đều phải vất vả từ khâu khai báo đến kiểm tra chothông quan hàng hóa
Sau một thời gian chuẩn bị, thử nghiệm, hiện nay, người khai hải quan cóthể đăng ký hồ sơ làm thủ tục hải quan bằng cách tạo, gửi các thông tin dướidạng điện tử đến cơ quan hải quan và nhận các thông tin (cũng dưới dạng điệntử) phản hồi từ phía cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do doanh nghiệp gửi đến và thôngbáo kết quả xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp cũng thông qua hệ thống xử lý dữliệu điện tử Trong việc làm thủ tục hải quan, người khai hải quan và công chứchải quan không có sự tiếp xúc trực tiếp (trừ một số trường hợp ngoại lệ)
Thủ tục hải quan điện tử về cơ bản các nước giống nhau Tuy nhiên, tùytheo tình hình mỗi nước việc áp dụng có khác nhau về quy mô, mức độ và hìnhthức Đối với Việt Nam, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử là việc làm rấtcần thiết do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc ngày càng tăng; yêu cầuphục vụ cho sự phát triển của thương mại điện tử; yêu cầu hội nhập và xu hướngphát triển của hải quan thế giới; yêu cầu quản lý của Nhà nước, cộng đồngdoanh nghiệp và yêu cầu nhiệm vụ của ngành hải quan
Trang 6Mô hình TQĐT các nước đều có điểm giống nhau là gồm có ít nhất 3thành phần tham gia vào quy trình Đó là cơ quan hải quan, cơ quan truyền nhận
dữ liệu (VAN) và doanh nghiệp Đối với những nước phát triển như Nhật Bản,Hàn Quốc, vai trò của đại lý hải quan được chú trọng và phát triển đến mức độchuyên nghiệp Thông qua các đại lý hải quan, cơ quan hải quan có thể quản lýdoanh nghiệp một cách hiệu quả Điểm khác biệt giữa các nước là mức độ ápdụng thủ tục hải quan điện tử Đối với các nước có hạ tầng CNTT phát triển vàChính phủ điện tử phát triển thì thực hiện mô hình TQĐT ở mức độ cao, sửdụng toàn bộ chứng từ điện tử (Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc), một số nước
có hạ tầng CNTT trung bình và Chính phủ điện tử chưa phát triển thì áp dụng
mô hình TQĐT ở mức trung bình, kết hợp giữa chứng từ điện tử và chứng từgiấy, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp chứng từ giấy sau khi hàng hóa thôngquan Số còn lại áp dụng mô hình ở mức thấp, vừa khai báo điện tử vừa nộp hồ
sơ giấy trước khi hàng hóa thông quan
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanhnghiệp, cơ quan hải quan và xã hội, để việc triển khai thành công, các nước cần
có mục tiêu chiến lược cụ thể, xác định đúng mô hình thực hiện và có kế hoạchtriển khai thực hiện theo từng giai đoạn, tùy theo điều kiện của từng quốc gia.Trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở pháp lý,nguồn lực về tài chính, con người, cơ sở hạ tầng CNTT, thiết bị, máy móc,phương tiện hỗ trợ và phương pháp quản lý hiệu quả, phải đánh giá đúng nhữngthuận lợi và khó khăn trong thực hiện để có sự điều chỉnh phù hợp
Tính đến nay, Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiệnthủ tục hải quan điện tử qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (10/2005 – 11/2009) – giaiđoạn thí điểm hẹp theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủtướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Giai đoạn 2(12/2009 đến nay) – giai đoạn thí điểm mở rộng theo Quyết định103/2009/DQQ-TTg ngày 12/08/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định103/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
Việc khai báo thủ tục hải quan điện tử đã trở thành một hình thức đượccộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và sử dụng rộng rãi Theo Kế hoạch cải
Trang 7ban hành tại thông tư 222/2009/TT/BTC, với mục tiêu phấn đấu đến hết năm
2015, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của hải quan các nướctiên tiến trong khu vực ASEAN tại thời điểm năm 2010 với lực lượng hải quanchuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan phần lớn là tự động hóa; ápdụng kỹ thuật QLRR; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại Đảm bảo hệ thống thủ tụchải quan điện tử tích hợp đầy đủ các chức năng xử lý tờ khai hải quan điện tử,Manifest điện tử, thanh toán điện tử, các giấy phép điện tử Thủ tục hải quanđiện tử trở thành một phương thức phổ biến tại các địa bàn trọng điểm có quy
mô và lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, trong khi đó thủ tục hải quantruyền thống trở thành ngoại lệ
Mô hình quản lý mà ngành Hải quan Việt Nam sẽ xây dựng sẽ là mô hìnhquản lý hải quan hiện đại, tập trung thống nhất được xây dựng trên nền tảngCNTT với các nội dung: tập trung xử lý thông tin ở cấp Tổng cục và các Cục Hảiquan; công nghệ quản lý dựa trên kỹ thuật QLRR; sử dụng tập trung và có hiệuquả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại
Từ 1-1-2011, tất cả các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở ba loạihình: kinh doanh, sản xuất xuất khẩu và gia công trên địa bàn TPHCM đều phảithực hiện thông quan bằng hình thức hải quan điện tử với phần mềm khai báomới và có một số thay đổi trong phương thức truyền tải dữ liệu, theo Cục Hảiquan TPHCM Theo đó, từ 1-1-2011, 12/12 chi cục hải quan thuộc Cục Hải quanTPHCM sẽ đồng loạt triển khai hải quan điện tử bằng phần mềm mới (riêng Chicục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - cảng Cát Lái và Chi cục hảiquan cửa khẩu Tân Cảng áp dụng từ 15-12-2010) Do vậy, 100% doanh nghiệp
có hoạt động xuất nhập khẩu ở ba loại hình là gia công, sản xuất xuất khẩu vàkinh doanh sẽ áp dụng khai báo hải quan qua mạng internet từ thời điểm trên
1.3 So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử
Sau đây là một số so sánh được rút ra từ quy trình làm thủ tục hải quancho thấy được những ưu điểm của thủ tục hải quan truyền thống (TTHQTT) sovới thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT):
Trang 8Cách thức
khai báo
DN mang bộ hồ sơ giấyđến Chi cục HQ cửa khẩunộp trực tiếp cho cơ quan
HQ khi đăng ký tờ khai
Thực hiện tại cơ quan DN
DN tạo thông tin trên máy tính và gửi đến cơ quan HQ thông qua mạng Internet
Hệ thống tự động lưu trữ thông tin do DN tạo và gửi
hồ sơ đến
Phân luồng
tờ khai
Lãnh đạo Đội thủ tục phân luồng tờ khai và quyết định tỷ lệ kiểm tra
Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và Lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồngtrên hệ thống
Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồng trên hệthống
Việc kiểm tra hàng hóa
do Đội thủ tục tại các Chicục HQ cửa khẩu (nơi có hàng hóa xuất, nhập) thực
Chi cục HQ điện tử không kiểm tra hàng hóa như các Chi cục HQ cửa khẩu khác
Trang 9kiểm tra công chức kiểm tra ghi
trực tiếp vào tờ khai
công chức kiểm tra nhập vào
hệ thống và in ra từ hệ thốngPhiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa
Duyệt thông
quan hàng
hóa
Đội trưởng Đội thủ tục
ký duyệt thông quan trên
tờ khai giấy Lãnh đạo Chi cục HQ cửa khẩu ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy
Sau khi hàng hóa đã được kiểm tra và đã qua khâu kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa,lãnh đạo Chi cục HQ điện tử(hoặc Đội trưởng Đội thủ tục) duyệt thông quan trên
Đội kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra, xácđịnh tính giá thuế sau khi hàng hóa được thông quan Theo quy trình xác định giá mới: hàng luồng vàng, luồng
đỏ thực hiện trước khi hàng thông quan và luồng xanh thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan
Hệ thống tự kiểm tra tính thuế
Thông báo
thuế
Công chức HQ ra thôngbáo thuế, quyết định điều chỉnh thuế khi DN đăng
ký tờ khai, tính thuế (nay theo quy định mới của Luật thuế, cơ quan HQ không ra thông báo thuế)
Thông báo thuế được gửi kèm theo thông tin phản hồi cho DN khi duyệt phân luồng tờ khai
Trang 10bạc Nhà nước theo thông báo lệ phí của cơ quan HQ gửi qua mạng Internet (tháng sau nộp cho tháng trước, nộp cho toàn bộ các
Do Đội kiểm tra sau thôngquan thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan
Bộ hồ sơ bản chính DN giữ
Hồ sơ do Đội kế toán thuế và Phúc tập hồ sơ lưu
Cơ quan HQ chỉ lưu bộ hồ
sơ kèm theo Tờ khai đối với hàng luồng vàng và luồng
đỏ Đối với hàng luồng xanh: cơ quan HQ chỉ lưu một tờ khai, DN lưu một tờ khai kèm bộ hồ sơ và chỉ xuất trình khi cơ quan HQ yêu cầu Hồ sơ do Đội kiểm tra sau thông quan lưu
1.4 Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử
1.4.1 Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử
Theo điều 2 thông tư số 222/2009/TT-BTC quy định những đối tượng sau
thuộc phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thươngnhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài;
Trang 11- Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên;
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
- Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;
- Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.4.2 Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử
Theo khoản 2, điều 6 thông tư số 222/2009/TT-BTC quy định:
- Người khai hải quan thực hiện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử theomẫu “Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử” và nộp bản đăng ký cho Chicục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Đại lý làm thủ tục hải quan điện tử có thể thực hiện việc đăng ký tham giathủ tục hải quan điện tử cho chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở được
- Trong thời gian 08 giờ làm việc kể từ khi nhận bản đăng ký hợp lệ, Chi cục hảiquan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông báo chấp nhận hoặc từ chối cónêu rõ lý do
Việc gửi thông tin về tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tửHải quan cho người khai hải quan được thực hiện theo quy trình bảo mật
- Người khai hải quan có trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịchvới cơ quan hải quan thông qua Hệ thống khai hải quan điện tử hoặc Hệ thốngkhai hải quan điện tử dự phòng
- Tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có giá trị để giaodịch, làm thủ tục hải quan với tất cả các Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tụchải quan điện tử
1.4.3 Hồ sơ hải quan
Theo điều 9 thông tư số 222/2009/TT-BTC, Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử (có thể thể hiện ở dạng văn bản giấy);
- Các chứng từ đi kèm tờ khai có thể ở dạng điện tử hoặc văn bản giấy;
Trang 12- Chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tửnhư chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy Chứng từ điện tử có thểđược chuyển đổi từ chứng từ ở dạng văn bản giấy nếu đảm bảo các điều kiệnnhất định.
Khi thực hiện chuyển đổi, ngoài các chứng từ theo quy định phải có của
hồ sơ hải quan, người khai hải quan phải lưu giữ chứng từ điện tử chuyển đổitheo quy định
Tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng điện tửlưu giữ tại Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có đầy đủ giá trị pháp lý đểlàm thủ tục hải quan, xử lý tranh chấp khi được người khai hải quan sử dụng tàikhoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hảiquan điện tử
1.4.4 Thời gian khai và thủ tục hải quan điện tử
Theo điều 10 thông tư số 222/2009/TT-BTC, thời hạn người khai hải
quan phải khai tờ khai hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, ngày hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghitrên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hànghoá) trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không,đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổtheo dõi phương tiện vận tải
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan điện
tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần Cơ quan hải quan kiểm tra, đăng ký tờkhai hải quan điện tử trong giờ hành chính Việc thực hiện thủ tục hải quan ngoàigiờ hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hảiquan điện tử xem xét, quyết định trên cơ sở đăng ký trước của người khai hảiquan
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của tờ khai hải
quan quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 18 Luật Hải quan được áp dụng các
chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan hải quan chấp nhậnđăng ký, cấp số tờ khai hải quan
Trang 13Theo điều 3 quyết định số149/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ
về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, đã được sửa đổi, bổ sung theoquyết định số 103/2009/QĐ-TTG quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của doanhnghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử như sau:
Ngoài các quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Luật Hải
quan; quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế quy định tại Luật Quản lý thuế và các Luật về chính sách thuế; quyền, nghĩa vụ của đối tượng lựa chọn giao dịch bằng
phương tiện điện tử quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạmpháp luật hướng dẫn thực hiện Doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tửcòn có quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử:
a) Được cơ quan Hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báohải quan điện tử và tư vấn trực tiếp miễn phí;
b) Được sử dụng chứng từ điện tử hoặc ở dạng điện tử chuyển đổi từchứng từ giấy kèm theo tờ khai hải quan điện tử trong hồ sơ hải quan để cơ quanHải quan kiểm tra theo yêu cầu;
c) Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quanbằng giấy trong trường hợp cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ
sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa;
d) Được thông quan hoặc giải phóng hàng trên cơ sở tờ khai điện tử màkhông phải xuất trình hoặc nộp các chứng từ kèm theo tờ khai trong hồ sơ hảiquan đối với những lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ hải quan vàmiễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
Chỉ phải nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có liên quanđến nội dung cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra đối với những lô hàng thuộcdiện phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa;
đ) Được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử (có đóngdấu và chữ ký của đại diện doanh nghiệp) đối với lô hàng đã được cơ quan Hảiquan chấp nhận thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản trên hệthống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trênđường;
Trang 14e) Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí làm thủ tục hải quan và các loại phíkhác do cơ quan Hải quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức cho từng tờ khai hải quanhoặc nộp gộp theo tháng;
g) Được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hảiquan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
Nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng chứng từ in ra từ hệthống khai hải quan điện tử;
b) Thực hiện việc lưu giữ chứng từ hải quan (dạng điện tử, văn bản giấy)theo thời hạn quy định của Luật Hải quan, Luật Giao dịch điện tử và các văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan; đảm bảo tính toàn vẹn về nội dung và hình thứccủa chứng từ hải quan được lưu giữ; xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hảiquan khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan
c) Sao chép và lưu giữ bản sao của chứng từ hải quan điện tử, kể cả khi dichuyển chứng từ hải quan điện tử tới một hệ thống máy tính khác hoặc nơi lưugiữ khác.”
Tóm lại, quá trình triển khai thí điểm cho thấy thủ tục hải quan điện tửđem lại lợi ích kinh tế cho cả ngành Hải quan và doanh nghiệp do tiết kiệm thờigian, nhân lực, và chi phí khi thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thứcđiện tử Bên cạnh rất nhiều lợi ích khác nữa, những thành công bước đầu khithực hiện thủ tục hải quan điện tử đã tạo động lực để các cơ quan hành chínhNhà nước thực hiện cải cách hiện đại hoá, góp phần cải cách nền hành chínhquốc gia và làm tiền đề thực hiện các chương trình tạo thuận lợi thương mạiquốc gia và quốc tế Tuy nhiên, nếu muốn việc thực hiện quy trình thủ tụcHQĐT được thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất thì những người tham giaquy trình cần phải nghiên cứu và nắm bắt rõ các văn bản luật cũng như am hiểucác khái niệm có liên quan
1.5 Giới thiệu tờ khai hải quan và cách khai.
Tờ khai HQ mẫu HQ2009/TKĐTXK- cho phép kê khai tối đa 9 mặt hàng
Trang 15vượt quá 9 mặt hàng hoặc phần cho phép của TKXK thì phần mềm ECUS sẽ tựđộng in ra Phụ lục tờ khai hàng xuất khẩu kí hiệu PLTKĐT/2009-TKĐTXK.
Cách điền tờ khai hải quan điện tử XK có ký hiệu HQ/2009-TKĐTXK:
Phần mở đầu của TK (phần này dành cho HQ làm thủ tục ghi tên cơ quan
HQ, số tham chiếu, ngày giờ gửi, số tờ khai, ngày giờ đăng ký TK)
Ô trên góc trái: tên chi cục HQ, chi cục HQ cửa khẩu
Ô giữa: ghi số tham chiếu, ngày và giờ gửi
Ô trên góc phải: ghi số TK, ngày và giờ đăng ký
Phần dành cho người khai HQ khai, tính thuế (từ ô số 1 đến ô số 29) và
cơ quan HQ xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát, giải phóng hàng và thôngquan (từ ô số 30 đến ô số 33)
Tiêu thức 1 - người XK: điền đầy đủ tên, địa chỉ của công ty người XK
Tiêu thức 2 - người NK: điền đầy đủ mã số thuế, tên, địa chỉ của công tyngười NK
Tiêu thức 3 - người ủy thác: điền đầy đủ mã số thuế, tên và địa chỉ củangười ủy thác (nếu có)
Tiêu thức 4 - đại lý làm thủ tục hải quan: điền nội dung ủy quyền và nộpthuế (nếu có)
Tiêu thức 5 - loại hình: công ty điền loại hình kinh doanh của mình vào
có thể là: xuất kinh doanh (XKD), tạm nhập-tái xuất (NTX), nhập gia công(NGC), nhập khu chế xuất (NCX), nhập sản xuất xuất khẩu (NSX), nhập đầu tư(NDT)…
Tiêu thức 6 - Giấy phép: điền số và ngày cấp, ngày hết hạn của giấyphép kinh doanh
Tiêu thức 7 - hợp đồng: điền đầy đủ số, ngày ký kết và ngày hết hạn củahợp đồng kinh doanh được ký giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu
Tiêu thức 8 - hóa đơn thương mại: điền số và ngày của hóa dơn thươngmại
Tiêu thức 9 - cảng xếp hàng: điền đầy đủ tên nơi hàng hóa được xếp lênphương tiện vận chuyển của nước XK
Tiêu thức 10 - nước nhập khẩu: điền đầy đủ tên nước nhập khẩu hànghóa
Trang 16 Tiêu thức 11 - điều kiện giao hàng: điền đúng điều kiện giao hàng đãthỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
Tiêu thức 12 - phương thức thanh toán: điền đúng phương thức thanhtoán như đã được thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương như: TTR, D/A, D/P,L./C…
Tiêu thức 13 - đồng tiền thanh toán: điền đúng tên đông tiền thanh toán
đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương như: USD, VND…
Tiêu thức 14 - tỷ giá tính thuế: điền đúng tỷ giá tính thuế được xác địnhngay thời điểm đăng ký TK HQ tại cục HQ được niêm yết tại ngân hàng NhàNước Việt Nam Ví dụ trong tài liệu đính kèm: USD so với VND thì tỷ giá tínhthuế vào thời điểm đó quy định là 20673
Tiêu thức 15 - kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan –sau khi công ty khai tờ khai hải quan điện tử qua mạng thì hải quan sẽ phânluồng cho lô hàng của công ty, nhìn vào đây công ty có thêr biết được lô hàngcủa mình phân luồng đỏ, vàng hay xanh và biết được của số mấy để làm thủ tụchải quan, biết được số tham chiếu và số tờ khai
Tiêu thức 16 - chứng từ hải quan trước đó: ô này chỉ điền vào khi hànghóa đó là hàng hóa đặc biệt, nhằm giúp cho hải quan có thể căn cứ vào đó để xácđịnh mã số hàng hóa của lô hàng
Tiêu thức 17 - tên hàng, quy cách phẩm chất: điền đầy đủ tên hàng, chấtliệu, kích thước, kiểu dáng, độ ẩm theo hóa đơn thương mại
Tiêu thức 18 - mã số hàng hóa: điền đúng mã số HS (bao gồm 6 quy tắc
về việc phân loại hàng hóa XNK theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam banhành theo thông tư số 85/2003/TT-BTC của Bộ Tài Chính) trong biểu thuếXNK phù hợp với hàng hóa
Tiêu thức 19 - xuất xứ: điền xuất xứ hàng hóa theo giấy chứng nhận xuất
Trang 17 Tiêu thức 22 - đơn giá nguyên tệ: điền đúng đơn giá cho mỗi đơn vịhàng hóa
Tiêu thức 23 - trị giá nguyên tệ: điền số tiền thanh toán cho mỗi mặthàng (trị giá nguyên tệ = số lượng * đơn giá nguyên tệ)
Tiêu thức 24 - thuế xuất khẩu gồm 3 cột:
Cột trị giá tính thuế = trị giá nguyên tệ (giá đã bao gồmv cước phí vận
chuyển, bảo hiểm) * tỷ giá tính thuế
Cột thuế suất: điền đúng thuế suất xuất khẩu của mặt hàng theo đúng mã số
HS trong biểu thuế hiện hành
Cột tiền thuế = trị giá tính thuế * thuế suất.
Tiêu thức 25 - thông thường dán tem thu lệ phí làm thủ tục hải quan
Tiêu thức 26 - tổng số tiền thuế và thu khác (ô 27+28+29) bằng số vàbằng chữ
Tiêu thức 27- tổng trọng lượng, tổng số container, tổng số kiện, số hiệukiện, cont của lô hàng
Tiêu thức 28 - ghi chép khác: (nếu có)
Tiêu thức 29 - xác nhận giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản: do hảiquan xác nhận khi đăng ký thủ tục hải quan
Tiêu thức 30 - tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật vềnhững nội dung khai báo trên tờ khai này: doanh nghiệp ghi rõ họ tên, chứcdanh, ký tên và đóng dấu tên doanh nghiệp khai báo
Tiêu thức 31- xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát: dành cho hải quanghi rõ tên, ký và đóng dấu khi hàng đã qua khu vực giám sát
Tiêu thức 32 - xác nhận thông quan: do hải quan ghi rõ tên,ký và đóngdấu khi hàng được xác nhận thông quan
Tiêu thức 33 - xác nhận thực xuất: dành cho hải quan ghi rõ tên, ký vàđóng dấu khi hàng đã hoàn tất xuất khẩu
Trang 182.1 Tổng quan về tình hình khai báo hải quan điện tử hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử đượcthực hiện đồng thời cả hai phương thức truyền thống và điện tử đã đáp ứng đượctình hình thực tiễn và yêu cầu mở rộng, đảm bảo tính lan tỏa, phù hợp với điềukiện hiện tại và làm tiền đề để triển khai mô hình thông quan tập trung sau này.Kim ngạch xuất nhập khẩu và số lượng tờ khai thực hiện qua thông quan điện tử
trong những năm qua không ngừng tăng lên Hải quan điện tử giúp doanh nghiệp
thực hiện thủ tục hải quan nhanh hơn, tiện hơn và chính xác hơn chính vì vậy màkết quả đạt được là những con số rất đáng khích lệ, đáp ứng được yêu cầu pháttriển của ngành xuất nhập khẩu TP HCM
2.1.1 Tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu khai báo hải quan điện tử
tại thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm gần đây
Tình hình khai báo hải quan điện tử của hàng hóa xuất nhập khẩu tại TP.HCM qua các năm không ngừng tăng lên về số lượng Cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua TQĐT tại TP HCM từ
Nguồn: Cục Hải quan TP HCM
Hình 2.1 Số lượng tờ khai HQĐT tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Trang 1932.924 42.520
254.248
- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000
Số tờ khai
Hình 2.2 Số thuế xuất nhập khẩu Hải quan đã nộp vào Ngân sách Nhà nước
giai đoạn 2008-2010
60.514
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000
Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện tại các chi cục hảiquan (trực thuộc Cục Hải quan TPHCM) đạt 46,7 tỷ USD, trong đó kim ngạchxuất khẩu đạt 19,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 27,2 tỷ USD, kim ngạchxuất nhập khẩu qua TTHQĐT đạt gần 5,15 tỷ USD, tương ứng 128,75% so với
Trang 20năm 2008 Tổng thuế xuất nhập khẩu Hải quan TP.HCM thu nộp ngân sách nhànước là 5038 tỷ đồng, tăng gần 55%.
Lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT năm 2010 tăng từ 42.520 tờ khai lên254.248 tờ khai, đạt mức tăng trưởng 598% so với năm 2009 Kim ngạch XNKqua TTHQĐT cũng tăng từ gần 5,15 tỷ USD năm 2009 lên 27,93 tỷ USD năm
2010, tăng 442,33% Năm 2010, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã thu nộp ngânsách đạt trên 60.514 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu hơn 13.400 tỉ đồng
Số lượng tờ khai thực hiện hải quan điện tử đạt được trong 6 tháng đầunăm 2011 chiếm đến 60% trong tổng số gần 700.000 tờ khai đã hoàn thành thủtục hải quan Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện hải quan điện tử trong toànCục cũng đạt gần 60% trong số 34 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6tháng đầu năm Hải quan TPHCM tiếp tục phấn đấu đến hết năm 2011 sẽ có 80%
số tờ khai và 80% kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện hải quan điện tử
Theo chiến lược phát triển Hải quan, mục tiêu của Hải quan TP HCM từnay cho đến hết năm 2020 chia làm hai giai đoạn:
Từ nay đến năm 2015: phấn đấu 100% các cục hải quan, chi cục hảiquan tại các địa bàn trọng điểm, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế,các khu kinh tế, 60% các loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch xuất nhậpkhẩu, 60% DN thực hiện thủ tục HQĐT Tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thựchiện trong cơ chế một cửa hải quan quốc gia đến năm 2015 là 50%
Từ năm 2015 đến năm 2020: phấn đấu đạt 100% các loại hình hải quan
cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% DN thực hiện HQĐT Tỷ lệ kiểmtra thực tế hàng hóa đến năm 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dưới7% Tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa hải quanquốc gia đến năm 2020 là 90%
Qua các số liệu trên cho thấy số lượng các doanh nghiệp thực hiện khaibáo hải quan qua phần mềm điện tử ngày một tăng lên nhanh chóng chứng tỏ thủtục hải quan điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và ngày càng được cácdoanh nghiệp cũng như cơ quan Bộ, ngành quan tâm phát triển Trong tương laikhông xa nữa, cùng với xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng, việc xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ ngày một dễ dàng
Trang 21và nhanh chóng, đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ sự phát triển của công cụ Hải quanđiện tử
Bảng 2.2a Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của TP HCM từ 2007-2010
ĐVT: Nghìn USD
Năm kim ngạch Tổng
Kinh tế trong nước
Kinh tế có vốn ĐTNN
Kinh tế trung ương
Kinh tế địa phương
Bảng 2.2b Tỷ trọng của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong
kim ngạch xuất khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2007-2010
Tỷ
trọng
Kim ngạch XK
Tỷ
trọng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Trang 22Hình 2.3 Tỷ trọng của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong kim
ngạch xuất khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2007-2010
Bảng 2.2c Tỷ trọng của kinh tế trong nước và kinh tế có vốn ĐTNN trong
kim ngạch xuất khẩu TP HCM từ 2007-2010
Tỷ
trọng
Kim ngạch XK
Tỷ
trọng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Trang 23Hình 2.4 Tỷ trọng của kinh tế trong nước và kinh tế có vốn ĐTNN trong
kim ngạch xuất khẩu TP HCM từ 2007-2010
NHẬN XÉT:
Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ 2007 – 2010:
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không ổn định Cụ thể
là kim ngạch xuất khẩu biến động tăng ở năm 2007 và 2008 lần lượt là 12,4%;24,1% tuy nhiên do tình hình kinh tế chính trị bắt đầu lâm vào khủng hoảng từcuối năm 2008 nên kim ngạch xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh vào 2009 đã có sựgiảm sút, cụ thể là giảm đi 16,6% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2008 chỉ sốnày đã được cải thiện vào năm 2010 tốc độ tăng trưởng so với năm 2009 lại có sựtăng nhẹ (4.4%)
Theo thành phần kinh tế thì các đơn vị có vốn Đầu tư nước ngoài dần dầntăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, từ 15,3% năm 2008 tăng lên18,5% vào năm 2010 Ngược lại thì quốc doanh có xu hướng giảm dần tỉ trọnglần lượt là 2008 chiếm 84,7%; 2009 chiếm 84,4% và 2010 chiếm 81,5%, nguyênnhân chủ yếu là do quốc doanh Trung ương giảm tỉ trọng.Tuy vậy khu vực quốcdoanh Trung ương vẫn chiếm ưu thế và có tỉ trọng cao nhất Khu vực quốc doanhđịa phương mặc dù kim ngạch xuất khẩu có giảm nhưng xét về tỉ trọng thì lạităng lên cụ thể 2008 chiếm 24,1%; 2009 chiếm 25,6% và 2010 chiếm đến 29,4%kim ngạch xuất khẩu của thành phần kinh tế quốc doanh
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh có sự biến động tronggiai đoạn 2007 – 2010 là do cả 2 thành phần kinh tế trong nước (bao gồm kinh tếtrung ương và kinh tế địa phương) và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
Trang 24ngoài đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hình hình kinh tế - chính trị thế giới Cuộckhủng hoảng kinh tế- tài chính thế giới đã đổ bộ vào nền kinh tế Việt Nam nóichung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, ăn sâu vào hoạt động của tất cả thành phầnkinh tế Trong giai đoạn khó khăn này, Nhà nước cần có chính sách điều tiết kinh
tế vi mô và vĩ mô hợp lý để nền kinh tế được giữ vững cũng như cải thiện tìnhhình xuất khẩu trong tương lai
Bảng 2.3 Mặt hàng xuất khẩu chính TP HCM giai đoạn 2007-2010
10.356.000,8
6.194.000,6
4.969.000,9
Nông, lâm, thủy sản Hàng giày dép Hàng may mặc Dầu thô
Trang 25 NHẬN XÉT:
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
+ Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:
Điển hình là dầu thô, đây là mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng lớn trong kimngạch xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh Năm 2007 chiếm 30% kim ngạch xuất khẩuTp.Hồ Chí Minh Sản lượng dầu thô có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2007– 2010 Khối lượng xuất khẩu dầu thô nhìn chung chưa ổn định, tăng rất mạnh ởnăm 2008 (từ 8.487,6 triệu USD năm 2007 tăng lên 10.356,8 triệu USD năm2008) rồi giảm dần ở các năm kế tiếp Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu
cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nướckhác không đạt được nhiều tiến triển Thêm vào đó, sự bành trướng của TrungQuốc trên Biển Đông hiện nay cũng gây rất nhiều trở ngại đến ngành Côngnghiệp dầu khí Việt Nam Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trongnhững năm tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhiên liệu sẽ giảm dần, đồngthời phải kết hợp với triển khai các dự án xây dựng kho dự trữ dầu thô để đảmbảo an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững Để góp phần giảm nhập siêu,bảo vệ nguồn dữ trữ lâu dài các mỏ dầu quốc gia Nhà nước cần phát triển côngnghệ chế biến dầu thô phục vụ thị trường trong nước bên cạnh việc nhập khẩu
+ Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản:
Các mặt hàng gạo, cà phê có kim ngạch xuất khẩu tăng lên không ngừng
từ 2007 – 2010 cụ thể là gạo từ 2.043,1 nghìn USD năm 2007 tăng lên 2.545,6nghìn USD 2010; cà phê tăng từ 37.722 nghìn USD 2007 lên 163.620 nghìn USDnăm 2010 (tăng 333,7% tương đương 34 lần) Tuy nhiên cũng có 1 số sản phẩm
có sự tăng trưởng không đều qua các năm như: tiêu, sữa và sản phẩm từ sữa, thủysản, cao su Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này hiện tại đang có xu hướngtăng tuy nhiên vào thời điểm 2008, 2009 lại có sự chùng xuống Đây là nhữngmặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới Trong những năm 2007 –
2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với thiên tai, mấtmùa thường xuyên xảy ra trên phạm vi quốc gia, châu lục đã làm cho nhu cầu vềnhóm hàng nông lâm thủy sản tăng lên Thiên tai thường xuyên đã gây ra khó
Trang 26khăn cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng đến chất lượng và giá
+ Nhóm hàng chế biến:
Đây là nhóm hàng gốm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may,giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹnghệ có thể phân chia các mặt hàng này làm 2 nhóm:
Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩmchế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sảnphẩm gỗ
Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm
Ở đây xin được phân tích số liệu nhóm hàng xuất khẩu chính là dệt may,
da giày: Tình hình xuất khẩu hàng giày dép và hàng may mặc của Tp.Hồ ChíMinh trong 4 năm qua luôn ổn định Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành giày
dép, ngành hàng may mặc là 17.5%/ năm Trong đó, năm 2010 được xem là năm
thành công của nhiều mặt hàng xuất khẩu, dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu đạt1,9 tỷ USD (tăng 16,9% so với năm 2009); da giày đạt 0,5 tỷ USD (tăng 14,3%
so với năm 2009)…
Hai ngành này có chung điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi
thế lao động giá rẻ ở Việt Nam Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc
vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài (60% - 70%), hao phí điện năng lớn dovậy giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các Doanh nghiệp chưathực sự chủ động trong việc ký kết hợp đồng Nhiều sản phẩm chế biến còn mangtính chất gia công
Trang 27Bảng 2.4a Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của TP HCM từ 2007-2010
ĐVT: Nghìn USD
Năm kim ngạch Tổng
Kinh tế trong nước
Kinh tế có vốn ĐTNN
Kinh tế trungương
Kinh tế địa phương Tổng cộng
Bảng 2.4b Tỷ trọng của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong
kim ngạch nhập khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2007-2010
Tỷ
trọng
Kim ngạch NK
Tỷ
trọng
Kim ngạch NK
Tỷ
trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Trang 28Hình 2.6 Tỷ trọng của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong kim
ngạch nhập khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2007-2010
Bảng 2.4c Tỷ trọng của kinh tế trong nước và kinh tế có vốn ĐTNN trong
kim ngạch nhập khẩu TP HCM từ 2007-2010
Tỷ
trọng
Kim ngạch NK
Tỷ
trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Trang 29Kinh tế trong nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
NHẬN XÉT:
Giá trị và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ 2007 – 2010:
Theo báo cáo của Cục thống kê Tp.Hồ Chí Minh, tổng kim ngạch Nhậpkhẩu Tp.HCM trong vòng 4 năm trở lại đây, từ 2007 – 2010 tăng trưởng không
ổn định , nhìn chung có xu hướng tăng, nhưng bị chùng lại ở năm 2009 Kimngạch nhập khẩu năm 2008 so với 2007 tăng 5183, 9 triệu USD (khoảng28,64%), năm 2009 kim ngạch nhập khẩu có tốc độ giảm 16,4% sau đó lại tăngtrưởng trở lại ở năm 2010 từ 19477,4 triệu USD lên 21.063,5 triệu USD (tăng8,1%) đạt mức cao nhất
Cũng như kim ngạch xuất khẩu, trong giai đoạn vừa qua, hoạt động nhậpkhẩu Tp.Hồ Chí Minh tuy tăng giá trị nhưng chưa mang tính ổn định, vẫn cònphụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài như diễn biến giá cả, cung cầu trênthị trường thế giới, tình hình kinh tế của các nước bạn hàng…
Theo thành phần kinh tế thì các đơn vị có vốn đầu tư trong nước dần giảm
tỉ trọng nhưng không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu và chiếm tỉ trọnglớn nhất trong suốt giai đoạn từ năm 2007 đến 2010, trong đó cao nhất là 81%vào năm 2008 Trong đó quốc doanh địa phương có xu hướng tăng dần tỉ trọng.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dần tỉ trọng nhưng khôngđáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu củakhu vực này chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 2% so với 2007, năm
2007, năm 2010 là 21,8% tăng 0,8% so với năm 2009
Bảng 2.5 Mặt hàng nhập khẩu chính TP HCM từ 2007-2010
Trang 30- Sữa và sản phẩm từ sữa - Dầu mỡ động thực vật - Phân bón
- Xăng dầu - Nguyên, phụ liệu giày dép - Phụ liệu ngành may
NHẬN XÉT:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:
Sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất năm 2010 là xăng dầu(612.581 nghìn USD), vải (611.638 nghìn USD) sữa và sản phẩm từ sữa(285,493 nghìn USD), nguyên phụ liệu ngành may (179.939 nghìn USD), nguyênphụ liệu ngành giày dép(166.358 nghìn USD),… Qua biểu trên cho thấy,trên địa
Trang 31hướng gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu trừ xăng dầu, phân bón.Các mặt hàng xăng dầu có sản lượng nhập khẩu giảm dần trong những năm gầnđây do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò gặp nhiều trở ngại.Bên cạnh đó, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa vào vận hành sẽ đáp ứngđược phần nào lượng xăng dầu tiêu dùng trong nước, giảm nhập khẩu từ nướcngoài Sản lượng xăng dầu nhập khẩu thấp nhất là 612.581 nghìn USD (năm2010) giảm đi khoảng bốn lần so với năm 2007, phân bón nhập khẩu thấp nhấtđạt 170.760 tấn vào năm 2010, giảm đi 35% so với năm 2009.
Tóm lại, những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên nhiên liệuphục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến Điều này sẽ ảnh hưởnglớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các ngành này một khi những nguồnhàng nhập khẩu trên bị sụt giảm sản lượng do tác động của giá cả, thị trườngnhập khẩu và tình hình kinh tế của các nước xuất khẩu hàng hóa cho TP HCMnói riêng và Việt Nam nói chung
Hình 2.9 Xuất nhập khẩu hàng hóa TP.HCM giai đoạn 2007 - 2010
18,101
23,284 19,477 21,063
10,925 13,724 13,884 15,998
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Xuất khẩu không tính dầu thô)
Export (include crude oil)
kể Nhập khẩu giảm do cả yếu tố giá, do cả yếu tố lượng,nên kim ngạch giảm
Triệu USD
Trang 32mạnh Giảm mạnh gồm có xăng dầu, phân bón, bông, sợi, nguyên phụ liệu dệtmay giày dép,
Sự sụt giảm nhập khẩu cho thấy tình hình sản xuất hàng tiêu thụ trongnước và hàng xuất khẩu vẫn đang đứng trước những khó khăn
Trong thời gian tới để khắc phục tình trạng nhập siêu cần đẩy mạnh xuấtkhẩu nhiều hơn để bù đắp thâm hụt từ hàng nhập khẩu Tăng các rào cản thuế vàphi thuế đối với hàng nhập khẩu không thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng Bêncạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, thay đổi cơ cấu nhập khẩu, thì việc mở rộng sảnxuất thay thế hàng nhập khẩu và chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ cũngrất quan trọng như: Hướng vào xuất khẩu các hàng hóa đem lại giá trị gia tăngcao như phần mềm, linh kiện điện, điện tử ; hướng vào các dịch vụ phi hàng hóanhư du lịch, xuất khẩu lao động
2.1.2 Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến
Trang 33Hình 2.10 Biểu đồ dự báo sản lượng xuất khẩu TP HCM đến năm 2015
NHẬN XÉT:
Trong giai đoạn 2011-2015, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tốc độtăng trưởng xuất khẩu bình quân là 17%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm(không tính dầu thô) đạt 100 tỷ USD; tiếp tục giữ vững tốc độ xuất khẩu nhómhàng có kim ngạch xuất khẩu cao, thúc đẩy tăng trưởng nhóm hàng tiềm năng vàphát triển nhóm hàng dịch vụ phục vụ xuất khẩu; tăng tỷ trọng xuất khẩu vào cácthị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Á…
Theo đánh giá của các sở, ngành cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thànhphố có sự chuyển dịch tăng dần sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng côngnghệ cao và thị trường xuất khẩu mở rộng, kim ngạch xuất khẩu vào các thịtrường tăng
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, chủ yếu làsản phẩm gia công, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, giá trị chế biếnthấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ bất cập,lãi suất huy động vốn trên địa bản đang điều chỉnh theo xu hướng tăng gây áp lựcđối với chi phí hoạt động kinh doanh
Ngành dệt may TP đặt mục tiêu tăng trưởng 15% trong giai đoạn
2010-2015 Giữ vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và bảo đảm tỷ trọng 35% củanhững nhóm hàng có ưu thế như dệt may, giày dép… đồng thời nâng cao tỷ trọng
và kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng có giá trị gia tăng lớn, giảm dầnviệc xuất thô nông - lâm - thủy hải sản
2.000.000,0
Nông, lâm, thủy sản Hàng giày dép Hàng may mặc Dầu thô
Trang 34 Lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm đi khi các nhà máy lọcdầu đi vào hoạt động, và thậm chí Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu dầu thô Trongkhi đó, việc khai thác không tiến triển nhanh, và lượng dự trữ không đủ như dựđịnh ban đầu để bù cho sự sụt giảm tự nhiên ở các giếng dầu chính đang khaithác Chính vì vậy mà gía trị cũng như sản lượng dầu thô xuất khẩu trong nhữngnăm tới sẽ có chiều hướng giảm xuống.
- Nguyên, phụ liệu tân dược 47.720 49.824 50.683 51.754 53.120
- Nguyên, phụ liệu giày dép 169.538 173.076 180.102 184.735 193.648
- Phụ liệu ngành may 183.953 190.332 205.140 219.472 228.882
Hình 2.10 Biểu đồ dự báo sản lượng nhập khẩu TP HCM đến năm 2015
1.000.000
Sữa và sản phẩm từ sữa Phân bón
Nguyên, phụ liệu ngành may
NHẬN XÉT:
Trong giai đoạn 2001 – 2010 mức nhập siêu của Việt Nam nói chung và
Trang 35kế hoạch 2001 – 2010 của Chính phủ Vì thế dự báo đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệnhập siêu xuống còn 14% và những năm tiếp theo sẽ tiến tới cân bằng cán cânthương mại.
Theo Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm soátnhập siêu và cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vàocác ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thếnguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón,nguyên phụ liệu dệt may, da Tuy nhiên cho tới năm 2015, thành phố Hồ ChíMinh vẫn phải tăng nhập khẩu bột mì, nguyên phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệugiàu dép và nguyên phụ liệu ngành may để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất vàtiêu thụ trong nước
Về chế biến dầu khí, Petrovietnam phấn đấu đến năm 2015, tổng côngsuất lọc dầu khoảng 16-17 triệu tấn/năm, đáp ứng 50-60% nhu cầu sản phẩmxăng dầu, 60 - 70% nhu cầu phân đạm, 50-60% nhu cầu nguyên liệu cho hóa dầu
và các sản phẩm hóa dầu trong nước Như vậy, sự phát triển của tập đoàn Dầukhí Việt Nam giúp dự báo xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng như phân bón,xăng dầu trong thời gian tới
2.2 Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM
Tuy nhập khẩu được đánh giá là cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất hàng xuấtkhẩu phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ và tiêu dùng trong nước, nhưng nhậpsiêu vẫn luôn duy trì trong cán cân thương mại như hiện nay ẩn chứa trong đónhững nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như gia tăng nợ công, giatăng thất nghiệp, nhấn chìm thị trường chứng khoán trong nước,
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu đạt ở mức cao trong giai đoạn
2007 - 2010, trước hết là do các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa đượctriển khai quyết liệt và có hiệu quả ở các ngành và doanh nghiệp - chưa đẩy mạnhsản xuất trong nước nhóm hàng vật tư - thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mởrộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu lớn chưa tập trung năng lựccác ngành sản xuất những mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu, đã và sẽgiảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập ., Thứ hai, hàng hóa xuấtkhẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô Điềunày cũng cho thấy, một mặt, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào
Trang 36nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, mặt khác, tính gia công của xuấtkhẩu còn rất lớn, tuy Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 20 năm đổi mới.Bên cạnh đó nhiều dự án phục vụ cho việc sản xuất hàng tư liệu sản xuất nhưxăng dầu, máy móc thiết bị, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ trong nước lại triểnkhai quá chậm chạp, càng làm cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào nguồnnguyên liệu bên ngoài lại càng phụ thuộc thêm Thứ ba, kể từ năm 2007 giá thếgiới nhiều loại hàng hóa tăng nhanh làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam tănglên Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăngmạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đếnlượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh Do vậy, trong thời gian tới cán cân thươngmại của Việt Nam sẽ vẫn tình trạng nhập siêu Điều quan trọng là phải kiềm chếmức độ nhập siêu một cách phù hợp và phải phấn đấu giảm dần nhập siêu bằngcách đẩy mạnh xuất khẩu làm cho tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăngnhập khẩu Hơn nữa, là thành viên của WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để mởrộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, các ngành và các doanh nghiệp cần phải tậndụng tốt cơ hội này.
2.3 Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa của các loại hình doanh nghiệp tại TP HCM
Đối với xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, Việt Nam đã có những bướcđổi mới ngay từ giai đoạn đầu cải cách với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoạithương Từ 1988 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạtđộng xuất nhập khẩu, tiếp theo các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tưnhân cũng được kinh doanh xuất nhập khẩu (theo Luật Công ty) Thủ tục xingiấy phép xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hoá từng bước Việc ban hànhNghị định 57/NĐ-CP năm 1988 có thể coi là bước ngoặt của quá trình tự do hoángoại thương ở Việt nam, bởi nó đã chính thức khẳng định quyền tự do kinhdoanh trong lĩnh vực ngoại thương Bên cạnh đó, Nhà nước còn thực hiện nhiềubiện pháp nới lỏng về quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cácdoanh nghiệp trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài Những rào cảnphi thuế quan như chế độ quota, quy định đầu mối xuất nhập khẩu cũng dần được
gỡ bỏ, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam
Trang 37Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho phép tất cả các loạihình doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa với tư cáchpháp nhân, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng mặc
dù đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, song xuất nhập khẩu củaViệt Nam nói riêng và TP HCM nói riêng vẫn đang phải đối mặt với không ítnhững khó khăn do thiếu vắng cơ sở lý luận và các tiền lệ lịch sử Do vậy, nhiệm
vụ xây dựng và hoàn thiện khung thể chế cho nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN đang và sẽ tiếp tục được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của
Chính phủ Việt Nam
Hiện nay tại TP HCM có các loại hình sau tham gia vào quá trình xuất nhậpkhẩu hàng hóa: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanhnghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài Tính trên tổng số 200 doanh nghiệp được khảo sát, thống kê được cơ cấunhư sau: công ty cổ phần chiếm 26%, công ty TNHH chiếm 42%, công ty hợpdanh chiếm 6.5%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 12.5% và doanh nghiệp nhà nướcchiếm 13%
Doanh nghiệp một khi đã làm công việc xuất nhập khẩu thì tất nhiên luôngắn liền với hoạt động làm thủ tục hải quan Kể từ ngày 01/01/2011, 100% cácdoanh nghiệp tại TP HCM phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu Thông tư 222/2009/TT-BTC được ban hành ngày
25/11/2009 quy định tất cả các DN được ưu tiên như nhau, có quyền lợi và nghĩa
vụ như nhau khi thực hiện quy trình này
Một số ưu điểm của thủ tục hải quan điện tử hiện nay có thể kể ra như sau:
Đối với doanh nghiệp:
Tiết kiệm thời gian:
Thời gian làm thủ tục trung bình cho một lô hàng theo thủ tục hải quantruyền thống là từ 4-8 giờ Khi thực hiện thủ tục HQĐT, thời gian làm thủ tụccho một lô hàng đối với luồng xanh là từ 5 đến 10 phút, luồng vàng là từ 20 đến
30 phút, luồng đỏ là từ 1 đến 2 giờ DN tiết kiệm được khoảng 2 đến 4 giờ chomột lô hàng Việc thông quan hàng hóa nhanh chóng giúp cho DN chủ độngtrong hoạt động xuất nhập khẩu, trong sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm nhiều chiphí hữu hình cũng như vô hình DN không phải đến trụ sở của cơ quan HQ mà có
Trang 38thể khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng internet vàđược thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy
và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
DN có thể khai báo hải quan bất kỳ lúc nào thay cho việc chỉ có thể khaitrong giờ hành chính như trước đây và được cơ quan hải quan tiếp nhận khai báotrong giờ hành chính
DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đốivới các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa
Giảm bớt nhân sự cho việc làm thủ tục:
Do đơn giản trong việc khai báo, lập bộ hồ sơ chứng từ và DN có thể khaibáo từ cơ quan DN, một nhân viên có thể khai báo nhiều tờ khai cùng một lúc,khai báo ở nhiều cửa khẩu khác nhau mà không cần phải đến các cửa khẩu đểnộp hồ sơ như TTHQTT cho nên nhân sự phục vụ cho việc làm thủ tục của các
DN sẽ giảm Số lượng giảm là từ 1- 3 người/ công ty
Tiết kiệm chi phí làm thủ tục:
Do giảm được thời gian và nhân sự cho việc làm thủ tục và không phảitiếp xúc với nhiều bộ phận hải quan như đăng ký, tính thuế, giá, kiểm tra, giámsát kho bãi cho nên hạn chế rất nhiều tiêu cực phát sinh, đồng thời do giải phónghàng nhanh nên DN cũng giảm được chi phí kho bãi, chi phí bốc xếp, lãi vayngân hàng
DN được sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của DN, có chữ ký vàđóng dấu của DN thay cho tờ khai giấy và các chứng từ kèm theo để đi nhậnhàng và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường (nếu lô hàng thuộc diệnđược miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa)
Doanh nghiệp cũng được sử dụng Lệnh thông quan in ra từ hệ thống khaiHQĐT theo Mẫu phiếu giải phóng hàng hóa đã đăng ký với cơ quan hải quan(không cần đóng dấu, chữ ký của đại diện DN) đối với những lô hàng đã được cơquan chấp nhận thông quan
Được sử dụng hóa đơn in ra từ hệ thống, đóng dấu, ký tên của đại diện
DN để thông quan hàng hóa trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
có sự cố, tạm dừng hoạt động
Trang 39Các DN được hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời về thủ tục HQ, thông qua cơquan VAN và Chi cục HQĐT mà không phải tốn bất kỳ khoản chi phí nào giúpdoanh nghiệp giảm thiểu chi phí, lượng giấy tờ phải nộp và xuất trình; rút ngắnthời gian thông quan hàng hóa; hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa hải quan vàdoanh nghiệp.
Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận:
Với việc giảm thời gian làm thủ tục, thông quan hàng hóa nhanh, giảm bớtcác khoản chi phí như đã nêu trên thì việc tăng doanh thu của DN là điều tất yếu
Tăng uy tín thương hiệu doanh nghiệp:
- Ngoài những lợi ích như đã nêu trên, việc tham gia thủ tục của các DNcòn là dịp để giới thiệu thương hiệu của mình Do thủ tục HQĐT là một sự kiệnnổi bật chưa từng có nên rất được nhiều người, được các cơ quan truyền thôngđại chúng (truyền thanh, truyền hình, báo chí, báo điện tử ) trong nước cũng nhưnước ngoài quan tâm Sự xuất hiện hình ảnh, thông tin về các DN này trên cácphương tiện thông tin đại chúng là cơ hội để các DN quảng bá thương hiệu củamình mà không phải tốn kém chi phí cho việc quảng cáo
- Việc tham gia thủ tục HQĐT giúp cho DN làm quen với loại hình thủ tụcmới Đây cũng là bước chuẩn bị, là cơ hội để các DN tự khẳng định mình tronglĩnh vực thương mại điện tử Việc tham gia trước của các DN sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho các DN trong quá trình cạnh tranh đối với các đối thủ khác khi ViệtNam chính thức tham gia WTO
DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được cơ quan HQ cung cấp thông tin vềquá trình xử lý hồ sơ HQĐT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử HQ
Việc áp dụng việc kê khai tự tính thuế, tự lưu giữ các chứng từ, hồ sơ và
tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đã nâng cao vai trò trách nhiệm của các DNtrong hoạt động xuất nhập khẩu
Thực hiện thủ tục HQĐT giúp thông tin giữa hệ thống của HQ và DNđược quản lý đồng bộ trên máy tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tìmkiếm thông tin
Thực hiện thủ tục HQĐT, DN còn được hưởng thêm nhiều lợi ích khác
so với thủ tục HQ truyền thống đó là:
Trang 40- DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được cơ quan HQ hỗ trợ đào tạo, cungcấp phần mềm khai báo HQĐT và tư vấn trực tiếp miễn phí.
- Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức nộp lệ phí (theo tháng hoặc theotừng tờ khai) thay vì chỉ có thể nộp theo từng tờ khai như thủ tục hải quan truyềnthống
- Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất XKđơn giản hơn, thay vì phải nộp hoặc xuất trình tờ khai, báo cáo thanh khoản vàchứng từ bằng giấy thì DN được sử dụng hồ sơ điện tử để thanh khoản
- DN có thể đăng ký thực hiện thủ tục HQĐT tại bất kỳ Chi cục HQĐTnào và được chấp nhận làm thủ tục HQĐT ở các Chi cục khác thay vì việc phảilàm đăng ký tại từng Chi cục HQĐT như trước đây
- Thực hiện thủ tục HQĐT giúp DN giảm thời gian, chi phí làm thủ tục
HQ do DN có thể chủ động trong quá trình khai báo HQ và sắp xếp thời gian đinhận hàng và xuất hàng
Đối với cơ quan hải quan:
Thủ tục hải quan điện tử là giúp cơ quan hải quan thêm minh bạch vàchuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa, hội nhập với khu vực vàquốc tế; tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng tiềmlực kinh tế cho doanh nghiệp Bước đầu đã hình thành được một đội ngũ cán bộ,công chức tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố có kỹ năng và kiến thức thực hiệnthủ tục hải quan điện tử làm tiền đề cho việc triển khai mở rộng thủ tục hải quansâu, rộng trong giai đoạn tới
Việc thực hiện thủ tục HQĐT thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cải cách thủtục hành chính, thay đổi phương thức quản lý của Cục HQ TPHCM nói riêng vàngành HQ nói chung Áp dụng phương pháp QLRR dựa trên nền tảng trang thiết
bị hiện đại thay thế cho phương pháp quản lý thủ công truyền thống Chuyển từkiểm tra trước, kiểm tra trong thông quan (tiền kiểm) sang KTSTQ (hậu kiểm),tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc giải phóng nhanh hàng hóa
Việc thực hiện thủ tục HQĐT và ra đời Chi cục HQĐT đã làm giảm mộtphần áp lực công việc cho các Chi cục HQCK Toàn bộ công việc được xử lýthông qua hệ thống máy tính giúp cho việc quản lý được hiệu quả, khoa học; hạn