Xăng dầu Nguyên, phụ liệu giày dép Phụ liệu ngành may

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh.doc (Trang 30 - 33)

NHẬN XÉT:

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:

Sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất năm 2010 là xăng dầu (612.581 nghìn USD), vải (611.638 nghìn USD) sữa và sản phẩm từ sữa (285,493 nghìn USD), nguyên phụ liệu ngành may (179.939 nghìn USD), nguyên phụ liệu ngành giày dép(166.358 nghìn USD),… Qua biểu trên cho thấy,trên địa bàn TP. HCM cơ cấu nhập khẩu theo nhóm hàng có những chuyển biến theo hướng gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu trừ xăng dầu, phân bón. Các mặt hàng xăng dầu có sản lượng nhập khẩu giảm dần trong những năm gần đây do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa vào vận hành sẽ đáp ứng được phần nào lượng xăng dầu tiêu dùng trong nước, giảm nhập khẩu từ nước ngoài. Sản lượng xăng dầu nhập khẩu thấp nhất là 612.581 nghìn USD (năm 2010) giảm đi khoảng bốn lần so với năm 2007, phân bón nhập khẩu thấp nhất đạt 170.760 tấn vào năm 2010, giảm đi 35% so với năm 2009.

Tóm lại, những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các ngành này một khi những nguồn hàng nhập khẩu trên bị sụt giảm sản lượng do tác động của giá cả, thị trường nhập khẩu và tình hình kinh tế của các nước xuất khẩu hàng hóa cho TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

18,101 23,284 23,284 19,477 21,063 10,925 13,724 13,884 15,998 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Xuất khẩu không tính dầu thô) Export (include crude oil)

10,925 13,724 13,884 15,998Nhập khẩu Nhập khẩu

Import

18,101 23,284 19,477 21,063Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nhận xét:

Nhập siêu xảy ra liên tục trong suốt giai đoạn 2007 – 2010, tuy nhiên giá trị nhập khẩu có xu hướng giảm, từ 23.284 triệu USD năm 2008 đã giảm xuống còn 19.477 triệu USD năm 2009, sau đó năm 2010 có tăng lên nhưng không đáng kể. Nhập khẩu giảm do cả yếu tố giá, do cả yếu tố lượng,nên kim ngạch giảm mạnh. Giảm mạnh gồm có xăng dầu, phân bón, bông, sợi, nguyên phụ liệu dệt may giày dép,...

Sự sụt giảm nhập khẩu cho thấy tình hình sản xuất hàng tiêu thụ trong nước và hàng xuất khẩu vẫn đang đứng trước những khó khăn.

Trong thời gian tới để khắc phục tình trạng nhập siêu cần đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn để bù đắp thâm hụt từ hàng nhập khẩu. Tăng các rào cản thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu không thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, thay đổi cơ cấu nhập khẩu, thì việc mở rộng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ cũng rất quan trọng như: Hướng vào xuất khẩu các hàng hóa đem lại giá trị gia tăng cao như phần mềm, linh kiện điện, điện tử...; hướng vào các dịch vụ phi hàng hóa như du lịch, xuất khẩu lao động...

2.1.2. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 năm 2020

Xuất khẩu:

Bảng 2.6. Dự báo sản lượng xuất khẩu TP. HCM đến năm 2015 ĐVT: Nghìn USD Sản phẩm 2011 2012 2013 2014 2015 - Gạo 2.927,4 3.366,6 3.871,5 4.452,3 5.120,1 - Tiêu 33.476,5 38.498,0 44.272,7 50.913,6 58.550,6 - Cafê 188.163 216.387,5 248.845,6 286.172,4 329.098,3 - Cao su 105.152,6 120.925,4 139.064,2 159.923,9 183.912,5 - Sữa và sản phẩm từ sữa 96.981,8 111.529,1 128.258,4 147.497,2 169.621,8 - Hàng thủy sản 422.001,7 485.302 558.097,2 641.811,8 738.083,6 - Hàng giày dép 582.395,7 669.755 770.218,2 885.751 1.018.613,6 - Hàng may mặc 2.142.384,5 2.463.742,1 2.833.303,4 3.258.299 3.747.043,8 - Dầu thô 5.715.000,4 6.572.000,7 7.558.000,6 8.692.000,4 9.996.000,2

Hình 2.10.Biểu đồ dự báo sản lượng xuất khẩu TP. HCM đến năm 2015

NHẬN XÉT:

Trong giai đoạn 2011-2015, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 17%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (không tính dầu thô) đạt 100 tỷ USD; tiếp tục giữ vững tốc độ xuất khẩu nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, thúc đẩy tăng trưởng nhóm hàng tiềm năng và phát triển nhóm hàng dịch vụ phục vụ xuất khẩu; tăng tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Á…

Theo đánh giá của các sở, ngành cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố có sự chuyển dịch tăng dần sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và thị trường xuất khẩu mở rộng, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường tăng. - 2.000.000,0 4.000.000,0 6.000.000,0 8.000.000,0 10.000.000,0 12.000.000,0 2011 2012 2013 2014 2015 Năm Nghìn USD

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, chủ yếu là sản phẩm gia công, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ bất cập, lãi suất huy động vốn trên địa bản đang điều chỉnh theo xu hướng tăng gây áp lực đối với chi phí hoạt động kinh doanh.

 Ngành dệt may TP đặt mục tiêu tăng trưởng 15% trong giai đoạn 2010- 2015. Giữ vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và bảo đảm tỷ trọng 35% của những nhóm hàng có ưu thế như dệt may, giày dép… đồng thời nâng cao tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng có giá trị gia tăng lớn, giảm dần việc xuất thô nông - lâm - thủy hải sản.

 Lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm đi khi các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động, và thậm chí Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu dầu thô. Trong khi đó, việc khai thác không tiến triển nhanh, và lượng dự trữ không đủ như dự định ban đầu để bù cho sự sụt giảm tự nhiên ở các giếng dầu chính đang khai thác. Chính vì vậy mà gía trị cũng như sản lượng dầu thô xuất khẩu trong những năm tới sẽ có chiều hướng giảm xuống.

Nhập khẩu:

Bảng 2.7. Dự báo sản lượng nhập khẩu TP. HCM đến năm 2015

ĐVT: Nghìn USD

Sản phẩm 2011 2012 2013 2014 2015

- Sữa và sản phẩm từ sữa 271,218 256,944 254,089 248,379 245,524 - Dầu mỡ động thực vật 157.542 154.117 152.405 149.836 147.267

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh.doc (Trang 30 - 33)