- Đẩy mạnh tốc độ hoàn thiện quy trình TTHQ hiện đại để vừa nâng cao hiệu quả quản lý vừa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.
+ Nghiên cứu hướng giải quyết, áp dụng các biện pháp tạo điều kiện cho những DN tuân thủ tốt pháp luật được đơn giản hóa TTHQ khi NK những mặt hàng máy móc như máy xúc – đào, phát huy tác dụng và ý nghĩa thực sự của việc áp dụng TTHQ điện tử chứ không phải như nhiều DN phàn nàn TTHQ điện tử hiện nay còn rắc rối hơn TTHQ truyền thống;
+ Nâng cao chất lượng đường truyền kết nối với DN và có phương án dự phòng những trường hợp bất khả kháng để không làm cản trở hoạt động của DN;
+ Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước cần phối hợp tốt hơn với Tổng cục Hải quan trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. Các đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Tổng cục Hải quan thực hiện các chương trình về cải cách, hiện đại hóa hải quan.
Thủ tục hải quan hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan và tạo thuận lợi thúc đẩy thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định về hải quan trong khu vực và thế giới, điển hình như: Công ước Kyoto sửa đổi 1999, khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SAFE, Công ước về Hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa HS của Tổ chức hải quan thế giới (WCO); Các hiệp định của WTO: GATT, quy tắc xuất xứ, xác định trị giá hải quan, sở hữu trí tuệ, PSI…; Thỏa thuận thuế quan ASEAN và ASEAN+… và đã đưa các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản nhất của các Công ước, Hiệp định…vào Luật Hải quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi thành thuộc hệ thông văn bản pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang trên con đường cải cách, hiện đại hóa TTHQ còn gặp nhiều trở ngại cần vượt qua và Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ cũng như mở rộng việc áp dụng một cách hiệu quả các công cụ tạo thuận lợi thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt là Mô hình dữ liệu của WCO để tiến tới Mô hình/môi trường một
cửa– Single window. Mô hình dữ liệu của WCO được coi là chìa khóa vàng cho tạo
thuận lợi thương mại bởi nó là một ngôn ngữ toàn cầu cho việc trao đổi dữ liệu qua biên giới, là công cụ đa chức năng cho nhiều cơ quan quản lý biên giới với đầy đủ các chuẩn mực. Khi Việt Nam áp dụng tốt mô hình này có nghĩa là quản lý hoạt động thương mại qua biên giới sẽ được thực hiện hoàn toàn trong môi trường điện tử và phối hợp tốt hơn với cơ quan hải quan quản lý biên giới nước khác, từ đó thông quan
nhanh, tiết kiệm chi phí cho cộng đồng thương mại cũng như các cơ quan của chính phủ. Hiện nay, Việt Nam trong giai đoạn triển khai khai hải quan từ xa và thí điểm TTHQ điện tử nhưng đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhiều phản ánh tiêu cực từ phía các DN. Lý do là quy trình TTHQ của Việt Nam chưa được chuẩn hóa hoàn toàn theo thông lệ quốc tế, mới chỉ nội hóa một phần Công ước Kyoto sửa đổi nên việc nhanh chóng chuẩn hóa quy trình TTHQ cần được cơ quan chức năng quan tâm thực hiện hơn nữa.
- Xây dựng Hải quan trong sạch, lành mạnh và hoạt động hiệu quả
+ Chính phủ và Bộ tài chính cần đưa ra những chỉ đạo với các biện pháp mạnh mẽ phù hợp với thực tế TTHQ hiện nay để có thể giải quyết triệt để nạn tham nhũng, phòng chống các biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức hải quan. Từ đó chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết công việc cho DN;
+ Lãnh đạo các cấp trong ngành Hải quan cần nẵm vững và quán triệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tđi chính; đẩy mạnh hoạt động thanh tra giám sát, kiểm tra công vụ và hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị hải quan cơ sở từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự kiểm tra, tăng cường kiểm tra đột xuất; đối với các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời và nghiêm minh, quy trách nhiêm rõ ràng để có đủ sức răn đe với không chỉ công chức hải quan mà còn với những DN có ý định lợi dụng công chức hải quan và gây ảnh hưởng đến các DN tuân thủ tốt pháp luật hải quan, làm ăn chân chính.
+ Tổng cục Hải quan cần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm với công tác hải quan một cách thường xuyên hơn và phải được lồng ghép vào công việc chuyên môn; làm cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan nhận thức đầy đủ và nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp, dũng cảm đấu tranh với sai phạm, tiêu cực phát sinh trong công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, luôn chú ý nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chức hải quan vì nhiều trường hợp, công chức hải quan thiếu hiểu biết về hàng hóa đã gặp khó khăn khi kiểm tra thực tế hàng hóa.
MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG I...1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY XÚC – ĐÀO TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM...1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài...2
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu...3
1.4. Phạm vi nghiên cứu...3
1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp...3
CHƯƠNG II...5
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA...5
2.1. Khái quát chung về thủ tục hải quan...5
2.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan...5
2.1.2. Vai trò của thủ tục hải quan...5
2.1.3. Một số khái niệm liên quan...6
2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu...6
2.2.1. Thời hạn và địa điểm làm TTHQ cho hàng nhập khẩu...6
2.2.2. Thủ tục hải quan hiện đại...7
2.2.3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại theo pháp luật Hải quan Việt Nam...7
2.2.3.1. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai Hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan lô hàng miễn kiểm tra...8
2.2.3.2. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá và thông quan lô hàng phải kiểm tra thực tế9 2.2.3.3. Bước 3: Thu thuế, lệ phí Hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan...10
2.2.3.4. Bước 4: Phúc tập hồ sơ...10
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài...12
2.4.1. Bước 1: Nhận chứng từ từ người XK và kiểm tra chứng từ...12
2.4.2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hải quan...12
2.4.3. Bước 3: Đăng ký tờ khai và phối hợp thực hiện với công chức hải quan...13
2.4.4. Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí, nhận lại tờ khai hải quan...15
2.4.5. Bước 5: Nhận hàng và kết thúc hồ sơ...15
2.4.6. Bước 6: Kiểm tra sau thông quan...16
CHƯƠNG III...17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY XÚC – ĐÀO TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CP XNK TẠP PHẨM...17
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề...17
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...17
3.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp...17
3.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp...17
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...18
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào tại Công ty CP XNK Tạp phẩm...19
3.2.1. Giới thiệu về Công ty CP XNK Tạp phẩm...19
3.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...19
3.2.1.2. Ngành nghề kinh doanh...20
3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty...20
3.2.1.4. Tình hình hoạt động KD XNK của Công ty giai đoạn 2006 – 2009...21
3.2.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp phẩm...21
3.2.2.1. Nhân tố môi trường bên trong...22
3.2.2.2. Nhân tố môi trường bên ngoài...23
3.3. Thực trạng quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp phẩm qua kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp 24 3.3.1. Tình hình nhập khẩu máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản...24
3.3.2.1. Bước 1 : Nhận chứng từ từ người XK và kiểm tra chứng từ...25
3.3.2.2. Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan...27
3.3.2.3. Bước 3: Đăng ký tờ khai và phối hợp thực hiện với công chức hải qua...30
3.3.2.4. Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí, nhận lại tờ khai hải quan...34
3.3.2.5. Bước 5: Nhận hàng và kết thúc hồ sơ...34
3.2.2.6. Bước 6: Kiểm tra sau thông quan...39
CHƯƠNG IV...41
CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN TTHQ NK MẶT HÀNG MÁY XÚC – ĐÀO TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CP XNK TẠP PHẨM...41
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu...41
4.1.1. Những thành công trong việc thực hiện TTHQ NK máy xúc – đào của công ty CP XNK Tạp Phẩm...41
4.1.2. Những tồn tại trong quy trình thực hiện TTHQ NK máy xúc – đào từ Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp phẩm...43
4.1.3. Nguyên nhân tồn tại vướng mắc trong quy trình thực hiện TTHQ NK máy xúc – đào từ Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp phẩm...45
4.1.3.1. Nguyên nhân khách quan...45
4.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan...46
4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn quy trình thực hiện TTHQ NK máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp phẩm...46
4.2.1. Dự báo triển vọng...46
4.2.2. Quan điểm giải quyết vấn đề...47
4.3. Một số kiến nghị với công ty và cơ quan nhà nước nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện TTHQ NK máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp phẩm...48
4.3.1. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện TTHQ NK mặt hàng máy xúc – đào từ thị trường Nhật Bản của công ty CP XNK Tạp Phẩm...48
4.3.2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước...53 TÀI LIỆU THAM KHẢ