1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn huy động vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Huy động vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn Anh, Phạm Đức Minh Tiến, Nghiêm Đông Khang, Đoàn Phương Thảo
Người hướng dẫn THS. Lê Thị Bích Ngân
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Tuy nhiên đừng quá nhạy cảm hoặc đặt nhiều cảm xúc vào nguồnvốn, một số doanh nghiệp cũng chỉ bắt đầu từ việc kinh doanh gia đình, kiếm tiền không phải là công việc chính của bạn mà chín

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH ****

BÀI TẬP LỚN HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI

NGHIỆP Ở VIỆT NAM

GVHD : THS LÊ THỊ BÍCH NGÂN

Nhóm lớp: 05

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2021

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN CHỦ ĐỀ: HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH

NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM

NHÓM 052-4

Giảng viên hướng dẫn: THS.Lê Thị Bích Ngân

Danh sách thành viên nhóm: 052-4, nhóm lớp 05

1 Nguyễn Văn Anh – 20A4012033

2 Phạm Đức Minh Tiến – 20A4011336 nhóm trưởng

3 Nghiêm Đông Khang – 20A4010986

4 Đoàn Phương Thảo – 20A4011276

Trang 3

Lời mở đầu Hiện nay trong sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần lưu ý rất nhiều để có thể ổn định và duy trì rất nhiều để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả Đối với doanh nghiệp mới bắt đầu thì không có nhiều thứ để thể hiện, không có sản phẩm hay team hùng mạnh khiến nhiều người căng thẳng và khó huy động nguồn vốn từ bất

cứ nguồn nào Huy động vốn là một thị trường hai chiều và các nhà đầu tư chỉ đánh giá cáo các startup hoạt động tốt và sẽ nhanh chóng làm việc với bạn nếu họ thấy được giá trị Tuy nhiên đừng quá nhạy cảm hoặc đặt nhiều cảm xúc vào nguồnvốn, một số doanh nghiệp cũng chỉ bắt đầu từ việc kinh doanh gia đình, kiếm tiền không phải là công việc chính của bạn mà chính là xây dựng doanh nghiệp Các startup không nên quá nóng vội để có một văn phòng, đồ nội thất, thương hiệu startup, … Trong thời điểm đầu điều này không quan trọng, nếu người sáng lập quá chăm chút cho những điều này, nó sẽ khiến họ mất tập trung Việc lưu ý nữa đó

là team sáng lập nên là những người bạn tin tưởng và thích làm việc với họ, kỹ năng cũng không quá quan trọng vì kỹ năng có thể xây dựng dễ dàng, còn con người thì không thể Bài viết đưa ra một số gợi ý về các công cụ có thể dùng để huy động vốn ở Việt Nam cũng như các công việc mà DN cần chuẩn bị trước và sau khi huy động vốn Với sự đồng hành của Chính phủ kiến tạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc tạo nhiều cơ chế thông thoáng, ưu tiên cho các DN khởi nghiệp sẽ tạo cơ hội để các DN khởi nghiệp tiếp cận hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước thông qua nhiều hình thức khác nhau

Trang 4

MỤC LỤC

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP:.5

I Khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp khởi

nghiệp: 5

1 Khái niệm: 5

2 Đặc điểm: 5

3 Giai đoạn phát triển: 6

II Bối cảnh về hoạt động khởi nghiệp trên thế giới nói chung: 7

III Các hình thức huy động vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên quy định pháp lí và xu thế chung toàn cầu: 10

1 Vốn tự có: 10

2 Vốn hỗ trợ từ Chính phủ 10

3 Vay ưu đãi: 10

4 Vốn vay ngân hàng thương mại 10

5 Vốn từ các Quỹ Đầu tư mạo hiểm: 11

6 Vốn từ các nhà đầu tư thiên thần: 11

7 Nguồn vốn khác: 11

Phần 2: THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM: 12

I Giới thiệu tình hình chung về hoạt động khởi nghiệp: 12

II Thực trạng phương thức và kết quả huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam: 15

1.Thực trạng: 15

2 Kết quả của việc huy động vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: 18

III Đánh giá về những thuận lợi và khóa khăn trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam: 19

1.Thuận lợi: 20

2 Khó khăn: 20

Phần 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP: 22

Trang 5

I Khuyến nghị: 22

II Các giải pháp huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay: 22

Trang 6

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP:

I Khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp:

ta thường nghĩ đến việc ai đó sẽ thành lập một doanh nghiệp riêng của họ – ở đó họ

là người sáng lập, người đứng đầu và quản lý mọi công việc lớn nhỏ hoặc đồng sáng lập

Khởi nghiệp theo định nghĩa đơn giản đối với tất cả mọi người hiểu là bạn có ý tưởng kinh doanh gì đó, muốn tự làm chủ và không phải đi làm thuê cho doanh nghiệp hay công ty nào đó Khi bạn tự mình bắt đầu kinh doanh thì có thể gọi là khởi nghiệp

2 Đặc điểm:

a.Sự đột phá: Bản chất của quá trình khởi nghiệp là quá trình hiện thực hoá ý

tưởng kinh doanh giữa những người đam mê sáng tạo Vì vậy, khởi nghiệp hướng tới việc gia tăng giá trị cạnh tranh thông qua việc tạo ra một sản phẩm chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một sản phẩm với giá trị tốt hơn so với những thứ sẵn

có chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D)

Trang 7

b Sự tăng trưởng: Một DN khởi nghiệp sẽ không đưa ra giới hạn cho sự tăng

trưởng mà hướng tới việc tăng trưởng ở mức lớn nhất có thể Do đó, các DN khởi nghiệp được đánh giá là người mở đường, người khai phá thị trường và thường tạo

ra ảnh hưởng lớn, định hình cho các DN khác cho quá trình đầu tư (như điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng đó sau này)

c Vốn ban đầu: Cũng giống như các hoạt động đầu tư khác, vốn ban đầu là đặc

điểm rất cần thiết để tiến hành khởi nghiệp Nguồn vốn cho hoạt động khởi nghiệp khá đa dạng và được chia thành 2 nguồn chính: Nguồn vốn đến từ chính nội bộ vốngóp của những người sáng lập và nguồn vốn đến từ đóng góp từ bên ngoài.Đối với trường hợp các DN khởi nghiệp, nguồn vốn đến từ đóng góp từ bên ngoài

có thể đến từ gia đình, bạn bè, hoặc cũng có thể đến từ hình thức gọi vốn từ cộng đồng Tuy nhiên, gần như tất cả các DN khởi nghiệp đều cần huy động vốn từ các nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm

d Công nghệ: Đối với các DN khởi nghiệp, công nghệ được ứng dụng trong việc

đạt được mục tiêu kinh doanh, tham vọng tăng trưởng Đặc biệt, với các DN khởi nghiệp về sản xuất, công nghệ thường được nhấn mạnh như là một đặc tính tiêu biểu, một giá trị cạnh tranh của các sản phẩm

3 Giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1 - Định hướng: Đây là giai đoạn khởi đầu của tất cả các công ty

Startups Tại giai đoạn này, việc triển khai các ý tưởng đầu tiên và lên kế hoạch thực hiện là cực kỳ quan trọng Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận, Startups sẽ rất dễ lạc lối ngay từ bước chân khởi đầu Khi đã xác định được ý tưởng và xây dựng kế hoạch chỉn chu, sẽ là thời điểm các thành viên trong nhóm bắt tay vào thực hiện

Giai đoạn 2 - Thử thách: Sau khi kết thúc giai đoạn 1, đây sẽ là quãng thời gian

khó khăn nhất đối với các Startups Đa phần hầu hết công ty Startup tại Việt Nam không thể vượt qua giai đoạn này và nhanh chóng đi đến thất bại hoặc phải thay đổi mô hình Thời điểm này, các thành viên thường sẽ bị "vỡ mộng", do kết quả đặt

ra không cách nào đạt được như mong muốn, kể cả các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến khiến cho số lượng nhân sự giảm phi mã so với lúc khởi đầu

Giai đoạn 3 - Hoà nhập: Đây được xem như là giai đoạn phục hồi sau khó khăn

của các Startups Năng suất lao động tăng, các thành viên bắt đầu làm việc ăn ý và hiểu nhau hơn Công ty bước đầu xuất hiện các dấu hiệu hy vọng như đạt được

Trang 8

doanh thu, tăng trưởng dương hoặc không bị thua lỗ quá nhiều như trước Các mụctiêu trong ngắn hạn dần dần đạt được, công ty sẽ hướng đến việc xây dựng kiên cố hơn cơ sở hạ tầng và tạo nền móng phát triển kiến trúc thượng tầng, đội ngũ nhân

sự để phục vụ cho các kế hoạch "dài hơi"

Giai đoạn 4 - Phát triển: Là giai đoạn lý tưởng nhất, là mục tiêu hướng đến của

các Startups Ở giai đoạn này, các co-founders sẽ đề ra những kế hoạch, nhưng mục tiêu dài hạn Bộ máy doanh nghiệp bắt đầu đi vào "luồng", trở nên hệ thống hơn, chặt chẽ hơn Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự sẽ giúp công ty đạt được những bước phát triển thần tốc

II Bối cảnh về hoạt động khởi nghiệp trên thế giới nói chung:

Startup Genome, tổ chức chuyên nghiên cứu về startup có trụ sở tại Mỹ, hàng năm công bố kết quả phân tích, đánh giá những hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn cầu thông qua dữ liệu các startup, khảo sát các nhà sáng lập, nhà đầu tư và phỏng vấn các chuyên gia trên thế giới Báo cáo “Global Startup Ecosystem Report 2017” về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2017 đã đánh giá 55 hệ sinh thái khởi nghiệp của 28 quốc gia và xếp hạng top 20 hệ sinh thái Báo cáo này cho thấy,tinh thần khởi nghiệp đang dần chuyển dịch về châu Á, với sự xuất hiện nhiều thành phố khởi nghiệp Trong top 20 hệ sinh thái khởi nghiệp có 5 ở châu Á, còn lại 9 ở Bắc Mỹ và 6 ở châu Âu Nổi bật về phát triển startup được ghi nhận ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Stockholm Ba nơi này đều lần đầu vào top 20 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, với vị trí ấn tượng lần lượt là 4, 8 và 14 Bắc Kinh nổi lên nhờ vào chỉ số hiệu suất hoạt động và kinh nghiệm khởi nghiệp, Thượng Hải có ưuthế về tài trợ vốn và Stockholm nhờ chỉ số tiếp cận thị trường Tuy nhiên, Thung lũng Silicon vẫn là địa chỉ tiếp tục thống trị toàn diện các chỉ số trong đánh giá xếphạng, đứng vị trí đầu tiên về hiệu suất hoạt động, tài trợ vốn, tiếp cận thị trường, kinh nghiệm khởi nghiệp, và thứ hai về tài năng

Trang 9

Bảng 1: 20 hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu thế giới

so với năm trước

Hiệu suất hoạt động

T

ài trợ vốn

Tiếp cận thịtrường

T

ài năng

Kinh nghiệ

m khởinghiệp

C

hỉ số tăng trưởng

11

4,21

Trang 10

12

5,3

5

15

4,31

17

19

16

4,82

từ những nhà đầu tư thiên thần; vòng gọi vốn đầu tiên (series A) là vòng đầu tư củacác quỹ đầu tư mạo hiểm, startup nhận đầu tư vòng serie A thường đã có doanh thu

và có nhu cầu mở rộng quy mô doanh nghiệp; tiếp theo là series B, series C,…là các vòng gọi vốn tiếp theo, tùy vào đặc thù của từng startup

Dòng vốn đầu tư vẫn đang tiếp tục rót vào các startup trên toàn cầu, vốn đầu tư mạo hiểm vào startup năm 2017 đạt cao nhất trong thập kỷ qua, với hơn 140 tỉ USD Tổng giá trị tạo ra từ nền kinh tế khởi nghiệp toàn cầu giai đoạn 2015-2017 lên đến 2,3 ngàn tỉ USD, tăng 25,6% so với giai đoạn 2014-2016 Nguồn vốn đầu

tư mạo hiểm chảy vào các startup ở châu Á Thái Bình Dương gia tăng mạnh kể từ

Trang 11

năm 2013, nhưng lại có xu hướng giảm ở Mỹ Năm 2017, tỷ lệ quỹ mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp ở hai khu vực này đã nhích lại gần nhau, dù vậy Mỹ vẫn dẫn đầu thu hút đầu tư mạo hiểm vào các startup

III Các hình thức huy động vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên quy định pháp lí và xu thế chung toàn cầu:

1 Vốn tự có: Vốn tự có được đầu tư bởi một hoặc những người sáng lập, đây là nguồn vốn quan trọng trong giai đoạn đầu của DNKN Số liệu điều tra của Tổ chứcKhởi nghiệp toàn cầu - GEM chỉ ra hơn 60% vốn cho các DNKN mới thành lập là vốn tự có (GEM, 2004) Berge và Udel (1998) chỉ ra rằng, vốn chủ DN chiếm khoảng 50% vốn huy động của các DNKN Tại Việt Nam, nguồn vốn tự có ban đầu của các DNKN còn rất hạn chế, chủ yếu trông chờ vào các quỹ đầu tư và nguồn vốn khác

2 Vốn hỗ trợ từ Chính phủ: Hỗ trợ tài chính của Chính phủ đối với các DNKN ĐMST thường thông qua việc thành lập các Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp, vốn tài trợ nghiên cứu và phát triển, vốn vay ưu đãi, Quỹ Bảo lãnh tín dụng của Chính phủ, các đề án, chương trình và các chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế… Vốn tài trợ không hoàn lại cho các DNKN ĐMST chủ yếu dành cho các dự án nghiên cứu và phát triển Một số chính sách đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu tư vấn, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ĐMST như: Đề án số 844; Quỹ Khởi nghiệp DN khoa học và công nghệ được thành lập ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhằm thu hút đội ngũ tri thức, tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nhàkhoa học đóng góp vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, tham gia thành lập các DN khoa học và công nghệ; Chương trình Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2016 -

Trang 12

2021; Chương trình khởi nghiệp ĐMST quốc gia - TECHFEST là sự kiện thường niên của Chính phủ dành cho cộng đồng khởi nghiệp ĐMST, nhằm quy tụ các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.

3 Vay ưu đãi: Khoản vốn này thường do Chính phủ triển khai thông qua các chương trình cho vay ưu đãi dành cho các DNNVV và DNKN thông qua các ngân hàng Hiện tại, Quỹ Phát triển DNNVV là cơ quan quản lý vốn vay ưu đãi dành cho DNNVV, theo đó DNKN phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì được vay vốn tại Quỹ với mức vay tối đa là 30 tỷ đồng, lãi suất vay 7%/năm, thời hạn vay tối đa 7 năm Trong thực tế, do có những quy định khắt khe từ phía ngân hàng và Chính phủ nên các khoản vay ưu đãi này chưa phát huy được hiệu quả tối đa

4 Vốn vay ngân hàng thương mại: Tiếp cận vốn vay ngân hàng cho khởi nghiệp

ĐMST cũng là V áp dụng như trên các thị trường tài chính ở các quốc gia khác Theo Robb và Robinson (2010), có khoảng 40% DNKN Mỹ được tài trợ bởi các khoản vay thương mại Tại Việt Nam, một số ngân hàng như Vietinbank, VP Bank

và BIDV trong thời gian qua đã công bố các chương tình tín dụng đặc biệt dành cho DNKN sáng tạo nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn vì còn nhiều rủi

ro, cần tài sản thế chấp và không đủ nhân sự để thẩm định DNKN sáng tạo.Chính phủ cũng đã lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng (CGF) để tham gia bảo lãnh các khoản vay của các DNNVV (trong đó bao gồm các DNKN sáng tạo), các quỹ CGF

sẽ trả nợ trong trường hợp DN vay vốn chậm trả nợ Mặc dù quỹ này đã hoạt động được 15 năm và trải khắp 28 tỉnh và thành phố trên cả nước tuy nhiên hiệu quả củacác quỹ này cho tới nay vẫn chưa được kiểm chứng Nguyên nhân là do các quy định khắt khe, cũng như thiếu sự cam kết của CGE về việc hoàn trả toàn bộ khoản bảo lãnh khi nợ xấu Do đó, các ngân hàng tư nhân thường không có động lực tham gia vào mô hình này

5 Vốn từ các Quỹ Đầu tư mạo hiểm: Đây là khoản vốn từ các Quỹ Đầu tư dành cho các doanh nghiê Žp ĐMST ở giai đoạn đầu khởi nghiê Žp, chủ yếu đầu tư vào các công ty có tiềm năng đủ tốt, công nghệ sáng tạo và có triển vọng phát triển Từ năm 2000, một số Quỹ Đầu tư mạo hiểm đã hoạt động tích cực tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay có khoảng 40 Quỹ Đầu tư mạo hiểm đã và đang hoạt động tại Việt Nam Các quỹ ngoại điển hình là IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent, Mekong Capital, DFJ Vina Capital, ESP Capital,

Innovatube Trong hai năm (2016, 2017), nhiều Quỹ Đầu tư mạo hiểm nội địa đã

Trang 13

được thành lập và hoạt động như: SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund,VPBank Startup, VIISA, ESP, VSV, 500 Startups Vietnam… các quỹ đầu tư này sẵn sàng bỏ vốn nếu DN có nền tảng về nguồn vốn tự có Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn vốn này còn rất hạn chế do mức độ uy tín, tin cậy của các DN chưa cao.

6 Vốn từ các nhà đầu tư thiên thần: Nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư vào giai đoạn có ý tưởng đến bắt đầu hoạt đô Žng để DNKN ĐMST có thể xây dựng kế hoạchkinh doanh, nghiên cứu thị trường và bắt đầu bán thử sản phẩm trên thị trường Từ năm 2017, hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam bắt đầu có tính hệ thống, chuyên nghiệp hơn, thông qua việc kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp như: VIC Impact, Hatch Angel Network, iAngel Vietnam hay Angel4us

7 Nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn trên, DNKN ĐMST cũng có thể huy động vốn từ một số nguồn khác như tài trợ đám đông và vốn hóa thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, huy động vốn cộng đồng theo hình thức nhậnquà tri ân, vay ngang hàng hoặc thông qua những hình thức huy động vốn mới từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Tuy nhiên, quy mô của các kênh đầu tư này còn rất hạn chế do chưa được hợp thức hóa và chưa được chính phủ khuyến khích

Phần 2: THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM:

I Giới thiệu tình hình chung về hoạt động khởi nghiệp:

Năm 2021 được dự báo vẫn là năm đầy khó khăn với nền kinh tế thế giới bởidịch Covid-19 Nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong bốicảnh khó khăn, thách thức nhưng cũng là cơ hội mới này, Chính phủ Việt Nam đã

có những hành động kịp thời nhằm khuyến khích doanh nghiệp không ngại khókhởi nghiệp trong năm 2021 với những cải cách, đổi mới, cải thiện môi trườngkinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP ban hành ngày04/01/2021 và Nghị quyết 02/NQ-CP ban hành ngày 01/01/2021

Trong 2 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 18.129 doanhnghiệp, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 15.864 doanh nghiệp có vốnđăng ký từ 0-10 tỷ đồng, tăng 1,3%; 1.092 doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10-20

tỷ đồng, tăng 24,9%; 565 doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 20-50 tỷ đồng, tăng16,7%; 287 doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng, tăng 36,7%; 321doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng, tăng 52,9% Sự gia tăng về sốlượng các doanh nghiệp có vốn đăng ký lớn cho thấy niềm tin của cộng đồng

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w