1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa ở việt nam hiện nay

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Quốc Thái, Lê Quốc Thắng, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Thành, Quách Khải Thành
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Hữu Kỉ Tỵ
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-// -BÀI TẬP LỚN Môn học: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài 4: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY Lớp: L10 - Nhóm: 13 HK222 GVHD: Nguyễn Hữu Kỉ Tỵ SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT MSSV HỌ VÀ TÊN Nhiệm vụ được phân công hoàn thành Mức độ Ký tên

Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Quốc Thái

SĐT: 0796704025 Mail: thai.nguyen131102@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV:

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

PHẦN NỘI DUNG 6

1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay 6

2 Vận dụng: 13

2.1 Chủ trương của thành phố Hồ Chí Minh trong việc đổi mới phương pháp dạy học: 13

2.2 Đánh giá thực trạng của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc đổi mới phương pháp dạy học: 14

2.2.1 Thành tựu và nguyên nhân 14

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân: 16

2.3 Giải pháp: 19

PHẦN KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống văn hóa, văn hóa học đường là một bộ phận của văn hóa giáo dục; văn hóa giáo dục, đến lượt mình, là một bộ phận của một nền văn hóa (văn hóa dân tộc) Văn hóa (dân tộc) và văn hóa giáo dục có quan hệ với nhau thông qua mắt xích trung gian

là triết lý giáo dục: Văn hóa (dân tộc) là một trong ba thành tố chi phối triết lý giáo dục Triết lý giáo dục, đến lượt mình, được hiện thực hóa bằng bốn thành tố – văn hóa giáo dục là một trong số đó

Nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập được Hồ Chí Minh chuẩn bị từ những lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng trong những năm của thế kỷ XX thực sự ra đời sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của

cả dân tộc Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam mới phải được coi là một mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược,

cơ bản và lâu dài Nền giáo dục đó sẽ " làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập" Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra một

hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà

Từ những điều này có thể cho thấy rằng ván hóa giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển của toàn dân tộc vì nó tạo một nền tảng trong hệ tư tưởng của toàn bộ người dân, nó còn đóng vai trò đào tạo ra các thế hệ trẻđầy tri thức và tư duy phát triển hiện đại để có thế hệ nối tiếp phát triển đất nước Với những đặc trưng quan trọng trong đời sống cùng với sự phát triển của thế giới, cần đề ra

sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu về quan điểm của Đảng trong sự nghiệp lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục ở Việt Nam Từ đó, phát huy những thành tựu, nhìn nhận lại những khuyết điểm, thách thức mà ta phải đối mặt để có thể tìm được biện pháp

Trang 5

và hướng phát triển tốt nhất giúp Việt Nam có thể dựa vào những tiềm lực sẵn có mà pháttriển, bắt kịp với thế giới.

2 Đối tượng nghiên cứu

Yếu tố văn hóa giáo dục trong sự nghiệp phát triển văn hóa ở Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu.

Không gian: Tp HCM

Thời gian: năm 2021 cho đến nay (hết năm 2022)

4 Mục tiêu nghiên cứu.

Thứ nhất: quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con

người Việt Nam hiện nay

Thứ hai: đánh giá thực trạng về tình hình văn hóa giáo dục hiện nay và đưa ra các

giải pháp

5 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu, tìm hiểu giáo trình, các trang báo điện tử và các tài liệu liên quan Từ

đó sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống kê,… để phân tích và tổng hợp

6 Kết cấu của đề bài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 phần nội dung:

Phần I: Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngườiViệt Nam hiện nay

Phần II: Vận dụng vào đánh giá thực trạng của tình hình văn hóa giáo dục hiện nay

Trang 6

đó bộ phận tri thức giữ vai trò quan trọng Đó là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí, sự kiên trì và thận trọng Kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ thói hư tật xấu, nâng cao tinh thần chiến đấu, chống mọi lợi dụng văn hóa để thực hiện “diên biến hòa bình” Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, văn hoa có vại trò quan trọng đối với sự bền vững, cho nên dù cách tiếp cận nào cũng toát lên sự quan trọng của văn hóa, cómặt trong hầu hết các lĩnh vực, góp một phần vào nhân cách của con người Vì vậy nhận thức, ứng xử đúng với vai trò quan trọng của văn hóa là chìa khóa mở ra cánh cửa và tạo

Trang 7

lập ra một xã hội bền vững Chính vì sự quan trọng mật thiết của văn hóa cho nên tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 03- NQ/TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản chất dân tộc, với quan điểm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội Sau 15 năm kể từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứnăm, khóa VIII, Đảng ta tiếp ban hành Nghị quyết 33- NQ/TW ngày 09-6-2014 về xây dựng và phát triển nền văn hóa, phải đáp ứng sự bền vững lâu dài của đất nước, bổ sung thêm nhiều quan điểm mới củng cố thêm sự phát triển văn hóa, phải coi văn hóa ngang hàng với kinh tế phù hợp vơi chính trị.Trên con đường định hướng Văn hoá, Đảng ta xác định rất rõ thông qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, nhất là từ Đại hội lần thứ

XI, XII, XIII của Đảng về tính định hướng chiến lược lâu dài về xây dựng, phát triển con người Việt Nam Cụ thể :

Đại hội VI nhận ra những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, đặc biệt trên lĩnh vực kinh

tế, nguyên nhân là do chủ quan duy ý chí lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nối vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan với lối tư tưởng tiểu tư sản, vừa tả khuynh vừa hữu khuynh Cho nên đại hội rút ra được bài học là:” Một là trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt “lấy dân làm gốc” Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.” Thực hiện các chính sách xã hội như là kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động: thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục trật

tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực xã hội, chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân; xây dựng chính sách bảo trợ xã hội.Đại hội VII, trong cương lĩnh phương hướng xây dựng xã hội có đề ra tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế giới quan Mác-lênin,

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc Lấy mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là

Trang 8

vì con người, do con người, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo động lực cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ đất nước Mọi người được tự do kinh doanh theo phát luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp Trong hội nghị trung ương 5 khóa VII đã ban hành nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 10/06/1993 tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đã xác định ”xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nông dân có hệ thống chính trị vững mạnh.” Xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chinh chị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng hiệu quả Nângcao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước.

Đại hội VIII, quan điểm của Đảng về công nghiệp trong thời kì mới trong đó có nội dung “ lấy việc phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh vàbền vững”.Trong nghị quyết só 02-NQ/HNTW, định hướng chiến lược phát triển giáo dụcđào tạo đến năm 2000 đã xác định quan điểm cơ bản của giáo dục nhầm xây dựng con người để thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên” Lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội

Đại hội IX, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; làm cho chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân; góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, về năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối văn hoá, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng, xã hội

Đại hội X, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự

Trang 9

cường vương lên của nông dân Coi trọng văn học và nghệ thuật, lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu cần thiết, thể hiện khát vọng chân thiện mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.

Đại hội XI, giữ vững đặc trưng “Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ công bằng văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực

và thẩm mỹ ngày càng cao Lấy con người là trung tâm của chiến lược phát triển, là chủ thể phát triển Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe lao động giỏi, sống có văn hóa nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính

Đại hội XII, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòng yên nước gắn liền với lợi ích của đất nước

và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhấn mạnh viêccj bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,trong đó có nghành y tế là nồng cốt

Đại hội XIII, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khác vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồidưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao giáo dục- đào tạo, phát huy những truyền thống tinh hoa của văn hóa dân tộc

Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam thông qua nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (6/2014) gồm 5 quan điểm sau:

Trang 10

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chinh trị, xã hội Quan điểm này nhân mạnh vai trò quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh Việc thúc đẩy

sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa sẽ đảm bảo cho đất nước phát triển dài lâu

và bền vững Trước đây trong thời kì chiến tranh thì nhân dân ta luôn khát khao sự độc lập tự lập, tự do mãnh liệt với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” cùng với quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là mục tiêu, động lực cốt lõi đưa nhân dân ta chống lại giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do, còn ngày nay sau khi đã thực hiện được ý chí độc lập, tự do của cha ông ta thì điều cốt lõi hiện nay là khát vọng phát triển đất nước cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc xây dựng và phát triển đất nước xã hội chủ nghĩa bền vững lâu dài, đó cũng là khát vọng, ước mơ của Bác, bởi Người đã chỉ rõ: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” Vì vậy Đảng ta nhấn mạnh phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề ra chiến lược “tăng cường kinh

tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường” Mọi sự phát triển của xã hội, kinh tế đều xuất phát từ nền tảng văn hóa, vừa là mục tiêu , vừa là tinh thần của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Mọi hoạt động kinh tế đều đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa phải chú ý dến hiệu quả kinh tế, vừa phải chú ý dến hiệu quả xã hội và văn hóa Nhất là các nghành về văn hóa phải quảng bá được giá trị cũng như tinh hoa ra ngoài nước

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong

đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng và phong phú vơi 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có những bản sắc, đặc trưng riêng, lịch sử hình thành khác nhau luôn luôn bổ sung cho nhau, thống nhất hài hòa như những mạch máu cấu thành nên văn hóa Việt Nam Tiên tiến phải đi đôi với yêu nước, tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập va chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tât cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phât triển phong phú, tự do và toàn diện của

Trang 11

con người trong mối quan hệ hài hòa giữa con người và cộng đồng Tiên tiến không chỉ

về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện truyền tải nội dung Văn hóa tiên tiến cần phải tiếp thu những cái mới, cái hay, cái tinh hoa giao thoa vơi các nền văn hóa khác trên thế giới mà không bị kéo theo mất đi cái nết, giá trị riêng để tránh tình trạng giữ gìn mà không theo thời thế khiên lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lễ thói cũ

Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và con người để phát triển văn hóa Xây dựng, phát triển văn hóa là hoạt động có chủ đích của các chủ thể văn hóa tác động vào tự nhiên và xã hội nảy sinh những giá trị mới của nền văn hóa theo hướng Chân-Thiện-Mỹ thấm thuần sâu sắc tinh thần dân tộc, khoa học nhân văn, dân chủ tiến

bộ Cho nên suy cho cùng cũng là vì con người, vì sự phát triển toàn diện của con người Chính từ sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân cả về đầy đủ mọi mặt cả về trí tuệ, đạo đức, thể lực và năng lực thẩm mỹ Quy cho cùng mục tiêu, động lực chính phát triển cũng

là vì con người, do con người Trong cái nôi gia đình cần giáo dục, bồi dưỡng vế tinh thânyêu nước, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa nồng nàng, đậm đà bản sắc dân tộc Song với đó với sự phát triển của văn hóa cũng kéo theo sự phát triển của con người Tómlại, xây dựng và phát triển con người là vấn đề trung tâm của xây dựng, phát triển văn hóa

Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng; phát triển hài hòa giữa văn hóa và kinh tế; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển văn hóa Tế bào của xã hội là gia đình, là một môi trường tế bào, cái nôi nuôi dưỡng gốc rễ của xã hội Cho thấy sự quan trọng của gia đình để giáo dục và phát triển con người là nền móng vững chắc để phát triển và xây dựng văn hóa Văn hóa phát triển sẽ là động lực, mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, song kinh tế lấy văn hóa làm chủ đạo, đưa bản sắc hơi thở văn hóa trong từng sản phẩm của kinh tế Chính

vì sự quan trọng của văn hóa đối với kinh tế cho nên phải phát triển hài hòa giao hương lẫn nhau Quản bá, truyền tải nết văn hóa ra ngoài nước cũng như tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa trên thế giới thông qua con đường kinh tế Phải hết sức thận trọng, biết

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2021
4. Lưu Mai Hoa (30/10/2015), TP.HCM cần đổi mới mạnh mẽ về giáo dục - đào tạo 5. Thu Tâm (05/10/2022), Đổi mới dạy học từ không gian văn hóa Hồ Chí Minh . 6. Đỗ Tấn Ngọc (08/01/2015), Phương pháp dạy học mới đang vướng phải cản trở gì Sách, tạp chí
Tiêu đề: TP.HCM cần đổi mới mạnh mẽ về giáo dục - đào tạo"5. Thu Tâm (05/10/2022), "Đổi mới dạy học từ không gian văn hóa Hồ Chí Minh".6. Đỗ Tấn Ngọc (08/01/2015)
2. Quốc Cường (09/09/2022), Quận Tân Phú: Quan tâm đổi mới phương pháp dạy và học cho học sinh Khác
3. Nam Anh (27/08/2022), Ngành Giáo dục TPHCM: Nhiều điểm mới trong năm học 2022 – 2023 Khác
7. Phạm Thị Thùy Trang (02/07/2019), Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông Khác
8. T.Hoài (18/09/2022), TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai giáo dục phổ thông mới Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w