Do đó, nhóm 15 chúng em sẽ phân tíchyếu tố đạo đức – cơ sở để thị trường phát triển bền vững.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích Hiểu được vai trò yếu tố đạo đức trong thị trường kin
Trang 1Lý do chọn đề tài
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu, là “linh hồn” của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận trong môi trường thị trường cạnh tranh, là quy tắc ứng xử không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp cần sự trường tồn và phát triển bền vững Trong khi đó Việt Nam đang là nước đang phát triển và trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức, trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế Việc nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình, thị trường kinh tế Việt Nam sẽ phát triển bền vững, ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mang thương hiệu, trí tuệ và con người Việt Nam Do đó, nhóm 15 chúng em sẽ phân tích yếu tố đạo đức – cơ sở để thị trường phát triển bền vững.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Hiểu được vai trò yếu tố đạo đức trong thị trường kinh tế quan trọng như thế nào, thúc đẩy quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo được lòng tin cho người tiêu dùng Từ đó đẩy mạnh gia nhập các thị trường trong và ngoài nước tạo nên thương hiệu riêng cho doanh nghiệp Mục đích của đạo đức kinh doanh là mang lại lợi ích cho nhân viên và doanh nghiệp, trong khi trách nhiệm xã hội đảm bảo các chuẩn mực của một cộng đồng được tuân thủ
Nhiệm vụ:
Thứ nhất, tổng quan những nghiên cứu, tham chiếu kinh nghiệm của nước ngoài trong quá trình điều tiết, nhằm hình thành đạo đức thị trường phát triển bền vững
Thứ hai, làm sáng tỏ một số vấn đề về kinh tế đạo đức thị trường
Thứ ba, phân tích thực trạng biến đổi của đạo đức-cơ sở thị trường
Thứ tư, đưa ra giải pháp cơ bản để hình thành đạo đức-cơ sở thị trường phát triển bền vững
Trang 2Đối tượng nghiên cứu: với đề tài "phân tích yếu tố đạo đức-cơ sở để thị trường phát triển
bền vững" đối tượng nghiên cứu mà chúng em muốn hướng đến chính là giá trị đạo đức và
cơ sở để hình thành thị trường phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu
Nhân viên và các bên liên quan đến doanh nghiệp , còn trách nhiệm xã hội là cho tất cả mọi người sống trong một cộng đồng.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu về đề tài đã mang đến tình trạng, trạng thái cấp thiết của đối tượng và đưa ra giải pháp để hình thành đối tượng đúng chuẩn mực xã hội
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phản ánh đạo đức thị trường và cơ sở thị trường, giúp định hướng nhân cách và phản ánh tình trạng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của một cá thể hay một tập thể
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh
1.1.1Nguồn gốc đạo đức và bản chất:
Đạo đức là một hình thức xã hội được xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, nó được mọi xã hội, giai cấp, thời đại quan tâm đến Trong lịch sử, đã có nhiều quan niệm khác nhau giải
Trang 3thích về nguồn gốc và bản chất của đạo đức, tiêu biểu là một
số quan niệm cơ bản sau đây:
-Quan niệm của tôn giáo: Trong giáo lý của các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo đều đề cập đến tính thiện Điều đó khiến một số nhà tôn giáo ngộ nhận, hoặc cố tình kết luận đạo đức có nguồn gốc
từ tôn giáo và mang bản chất tôn giáo Họ đều cho rằng mọi ân đức đều do trời, do chúa, do thần thánh đem đến và ban phát cho loài người
+ Đối với Phật giáo cho rằng: Trong mỗi con người đều có một lòng tin về thế giới thần tiên, đó là cõi
“niết bàn” Sai lầm của quan điểm Phật giáo là đã đồng nhất đạo đức với tôn giáo Nhưng thực ra, đạo đức và tôn giáo tuy đề cập đến tính thiện, nhưng bản chất của đạo đức khác so với tôn giáo Mỗi quan niệm đạo đức đều xuất phát từ đời sống hiện thực, mang giá trị thực tiễn đối với đời sống con người Còn tôn giáo
Trang 4là thế giới mà con người tưởng tượng ra, hay còn được gọi là thế giới hư ảo
+Còn đối Thiên chúa giáo : Thượng đế là đấng tối cao có trách nhiệm ban phước lành, cứu rỗi loài người và hạnh phúc của con người là do chúa đem lại Vì thế mỗi con người phải có bổn phận chấp hành mọi nghĩa vụ trước Thượng đế
-Quan niệm tự nhiên: nguồn gốc của đạo đức có từ bản năng động vật Vì động vật cũng có hoạt động sinh con, nuôi con, cho con ăn, bảo vệ con Nó sinh sống và quan hệ với nhau một cách tự nhiên Xu hướng của loài vật là loại mạnh thắng loài yếu, vì thế chúng hành động theo tính bản năng của mình Do đó có người cho rằng loài người cũng là một sinh vật nên không tránh khỏi xu hướng tự nhiên vốn có này Từ đó cho thấy chủ nghĩa cá nhân, đạo đức vị kỷ là bản chất vĩnh viễn
Trang 5của con người, họ luôn mang trong mình cái tôi để tồn tại Quan niệm này là sai lầm,vì các loại sinh vật chưa bao giờ có ý thức được về nó Mọi hoạt động của loài vật hoàn toàn chỉ dựa vào tính bản năng Điều này được C.Mác chỉ rõ:” Một người kiến trúc sư dù tốt nhất,vẫn hành động khác về chất so với những con ong khéo léo nhất Do đó không thể lấy loài vật ra so sánh với loài người được Bản chất nổi bật nhất của con người không phải ở bản chất tự nhiên Cái tạo nên con người chính là từ bản chất xã hội.Vì vậy “tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng thể những mối quan hệ xã hội”
-Quan niệm xã hội: Cơ sở, nguồn gốc đạo đức là từ đời sống xã hội, nhưng khi giải thích về bản chất đạo đức họ lại gắn với những suy nghĩ chủ quan, vụ lợi nào đó Họ coi đạo đức là những quy ước chung,
có tính chất chủ quan xã hội Những chuẩn mực đạo
Trang 6đức hiện tồn tại trong xã hội là do chủ quan của con người đặt ra và trở thành những tôn ti trật tự xã hội Mỗi người phải có nghĩa vụ, suy nghĩ và hành động theo những khuôn khổ đó, nếu làm trái sẽ bị đánh giá là vô đạo đức
-Quan niệm của các học giả tư sản: Các học giả học giả tư sản cho rằng, bản chất của đạo đức mang tính vĩnh viễn, không thay đổi, đứng trên mọi giai cấp,
có một thứ đạo đức chung cho tất cat loài người đó
là đạo đức tư sản Có thể nói, tất cả các quan điểm trên đều chưa giải thích một cách đầy đủ và khoa học về nguồn gốc và bản chất của đạo đức Họ không thấy được cơ sở cho đạo đức ra đời đó chính
là hiện thực xã hội, họ xóa nhòa bản chất giai cấp của đạo đức Những học thuyết đó điều nhằm bảo
vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội
Trang 7-Quan niệm Mác-Leenin:Chủ nghĩa Mác-Lê nin đã giải thích một cách khoa học về nguồn góc và bản chất của đạo đức, quan niệm này cho rằng đạo đức
là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử và mang lại tính lịch sử Bằng những hoạt động thực tiễn , hoạt động xã hội và kinh nghiệm lịch sử, con người đã xây dựng lên những chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh hành vi trong mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng
1.1.2Lý luận về đạo đức.
*Từ xã hội nguyên thủy, ý thức đạo đức của con người đã được hình thành và hoàn thiện dần qua quá trình phát triển của xã hội trên cơ sở phát triển của các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao Như những hình thái xã hội khác, đạo đức cũng chịu sự
Trang 8quy định bởi điều kiện kinh tế-xã hội, luôn đấu tranh, kế thừa và phát triển để không ngừng tiến bộ Bản chất của đạo đức không phải là có sẵn, cố định Nếu không có con người và xã hội thì chẳng thể nào có đạo đức cả Đạo đức phản ánh mối quan
hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái thiện với cái ác tuy nhiên nó đều mang một tính chất lịch sử Đây là hiện tượng xã hội có tính người sâu sắc nhất,bị chi phối bởi điều kiện kinh tế-xã hội-lịch sử, có tính phổ biến và đang
dạ vì nó có mặt trong tất cả các mối quan hệ xã hội
và các lĩnh vực hoạt động của con người Mặt khác đạo đức còn bao hàm cảm xúc, trách nhiệm của con người trước hoàn cảnh sống và trước đồng loại Vì thế, đây là sản phẩm tổng hợp những yếu tố khách quan và chủ quan Khách quan là những hiện thực của nó được phản ánh vào ý thức đạo đức, còn về
Trang 9chủ quan là những nổ lực vươn lên của con người nhằm đạt được những giá trị đạo đức xác thực
Nói cách khác, bản chất đạo đức được coi là bất biến vì nó luôn luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội và luôn mang trong mình tính chất giai cấp Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăngghen đã khẳng định:” Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” Mỗi hình thái kinh tế- xã hội đều có một hình thái đạo đức tương ứng Từ đạo đức của xã hội nguyên thủy đến xã hội chiếm hữu nô lệ , phong kiến, tư bản và cộng sản chủ nghĩa, đây là những nấc thang đánh dấu sự tiến bộ về mặt đạo đức của lịch sử loài người Qúa trình phát triển của đạo đức là một quá trình phủ định biện chứng, một mặt, các hình thái sau kế thừa những hình thái trước, mặt khác bản
Trang 10thân nó tự biến đổi để phù hợp với sự tồn tại của xã hội Quy luật của sự biến đổi bao giờ cũng theo xu hướng tiến bộ và sáng tạo ra những giá trị mới Nguyên nhân sâu xa là do lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát triển và hoàn thiện, do đó đạo đức cũng phải phát triển và hoàn thiện trên nền tảng ấy Nhưng cũng cho thấy rằng nếu con người không tự
cố gắng biến đổi cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống thì ý thức và quan niệm về đạo đức cũng sẽ trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội
1.1.3Lợi ích của đạo đức giúp cho thị trường phát
triển bền vững
Các đối tượng có tính đạo đức gồm: Con người (Sản phẩm có
hỗ trợ cho người khuyết tật,…), Xã hội (Các sản phẩm mang tính công bằng trong thương mạng,…), Môi trường (Sản phẩm Eco, sản phẩm tái chế, sản phẩm được chứng nhận bảo
Trang 11vệ môi trường,…), Khu vực (Sản xuất địa phương, sản phẩm khu vực bị ảnh hưởng thiên tai,…), Động vật (Sản phẩm không thực hiện thử nghiệm trên động vật,…)
Theo tóm tắt của Bản nghiên cứu tiêu thụ về đạo đức, tiêu thụ
có tính đạo đức là hành vi tiêu dùng được đặt dưới góc nhìn xem xét tới cộng đồng trong cuộc sống Gíup cho người tiêu dùng xem xét các vấn đề có tính xã hội cho bản thân trong xã hội và tiến hành các hoạt động tiêu thụ dựa trên quan điểm mang lại lợi ích công bằng cho xã hội Hay một người tiêu dùng thực hiện hành vi tiêu thụ có tính đạo đức khi mua sắm được sản xuất có tính đạo đức và không có hại cho môi trường hay xã hội Ví dụ như khi người tiêu dùng từ chối sử dụng sản phẩm được tạo ra từ những doanh nghiệp bóc lột sức lao động của người lao động
Bộ trưởng Teru Fukui nhấn mạnh rằng “Tiêu thụ có tính đạo đức” cũng được đánh giá là một trong những hành động được cam kết Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp
Trang 12Quốc, cụ thể hơn được thể hiện trong mục tiêu “Đảm bảo trách nhiệm trong sản xuất và tiêu dùng” Nội dung “17 mục tiêu để thay đổi thế giới" đã được thống nhất giải quyết đến năm 2030, SDGs đều hướng đến tất cả các nước phát triển và đang phát triển, Với từ khóa tinh thần là "Không bỏ lại bất kỳ ai”, SDGs nhằm mục đích chuyển đổi thành một xã hội bền vững và không còn nghèo đói
Tháng 4/2017 Ban nghiên cứu ở Nhật Bản đã tóm tắt độ nhận thức trong cộng đồng về “ Tiêu thụ có tính đạo đức “ là dưới 10%, nhưng lại có 30% người tiêu dùng cho rằng nó có cần thiết đối với thời đại sau không.Cho thấy sự quan tâm to lớn dành cho “Tiêu thụ có tính đạo đức” với sự phát triển bền vững của xã hội, thể hiện ở dù sự hiểu biết về tiêu thụ đạo đức thấp, nhưng họ hiểu được những khái niệm cơ bản và nhận thấy giá trị của hành động này với sự phát triển của xã hội Tiêu thụ có tính đạo đức là nhân tố cân bằng giá trị của ba yếu tố: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính quyền
Trang 13=> +Nâng cao ý thức của người tiêu dụng về hành vi tiêu dùng sản phẩm hàng ngày
+Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong sản xuất hàng hóa và phát triển dịa phương dưới góc nhìn xem xét nhân quyền và môi trường
2.1 Vai trò đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
- Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của ý thức xã hội, một mặt được quy định bởi cơ sở hạ tầng của tồn tại xã hội Mặt khác nó cũng có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội Vì vậy trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đạo đức có vai trò rất
to lớn Và chúng được thể hiện qua một số khía cạnh:
+ Đầu tiên là, đạo đức định hướng mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Hiện nay nước ta đã và đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu của
sự định hướng, vừa hiện diện ngay từ đầu trong sự định hướng đó với tính cách là những nhân tố hợp thành, là những chồi non đang trưởng thành và phát triển hoàn thiện đạt đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Như vậy, mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa của cách mạng nước ta đồng nhất với mục tiêu của chủ nghĩa nhân đạo
Trang 14là làm cho mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Thứ hai là, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngay từ trong bản chất của nó đã chứa đựng yếu tố luân lý đạo đức
Trước hết ta cần hiểu rõ, nền kinh tế thị trường không phải là thuộc tính riêng của chủ nghĩa tư bản mà là phương thức tiến hành sản xuất của nhiều chế độ xã hội phù hợp với yêu cầu hoạt động của lực lượng sản xuất kể cả trình độ hiện đại Ở đây kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác trở thành nền tảng cho toàn
bộ nền kinh tế Nó có nhiệm vụ giải phóng lực lượng sản xuất, lấy việc nâng cao hiệu quả của kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế Vì vậy, đòi hỏi phải sử dụng hợp lý các nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm và bảo
vệ quyền lợi cho người tiêu dùng Ngày nay, thước đo đánh giá hoạt động của chủ thể sản xuất kinh doanh không hoàn toàn là hiệu quả kinh tế mà còn là trách nhiệm và danh dự xã hội.
+ Thứ ba là, tiêu chuẩn đạo đức và quan niệm giá trị
Thực tiễn cho thấy, động lực của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài những nhân tố kinh tế còn có nhân tố tinh thần đạo đức như: tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức độc lập tự chủ, tự cường của cán bộ, đảng viên, nhân dân Hiện
Trang 15nay, Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế nhưng không có nghĩa là ta xem nhẹ vai trò đạo đức Bởi lẻ đạo đức mới là một động lực tinh thần to lớn thúc đẩy phòng trào thi đua yêu nước, hăng say lao động sản xuất, thực hành tiết kiêm, phát huy sáng kiến kỹ thuật, làm việc có chất lượng và hiệu quả cao.
+ Điều cuối cùng là, đạo đức góp phần điều tiết các quan hệ lợi ích trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Các chuẩn mực đạo đức duy trì trật tự chung trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, điều hòa quan hệ lợi ích giữa con người với con người Trong quan hệ sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, yêu cầu đạo đức phải thực hiện đúng các quy phạm đạo đức nghề nghiệp, hàng hóa phải hợp quy cách, bảo đảm “hàng thực, giá đúng” Nhà doanh nghiệp luôn có ý thức về đạo đức trong kinh doanh, ngoài lợi nhuận chính đáng còn phải suy nghĩ xem có nên sản xuất loại hàng này không, có nên bán ra thị trường không? Tóm lại đạo đức có vai trò hết sức to lớn và là yếu tố quan trọng của chính nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.2 Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức
- Hiện nay nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong đó đổi mới kinh tế chiếm vai trò chủ đạo Việc chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động manh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, nó vừa có tính tích cực vừa có tính tiêu cực đối với đạo đức.