Chương trình nghị sự 21đã đưa ra quan điểm PTBV không chỉ nhấn mạnh vấn đề môi trường,tài nguyên thiên nhiên mà còn nhấn mạnh nhiều hơn đến yếu tố xãhội, yếu tố con người trong quá trình
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ QUỐC DÂN
HÀ NỘI THÁNG 3 NĂM 2023
Trang 2“Toàn cầu cùng nhau hành động nhằm xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được hưởng hòa bình, thịnh vượng vào năm 2030”
( Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền
vững, LHQ)
“Tư duy toàn cầu – hành động địa phương”
(LHQ)
Trang 3và chống ô nhiễm môi trường Tiếp theo đó, thực tế phát triển kinh tế của các nướctrên thế giới, trong đó việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh đã không chỉ viphạm các nguyên tắc về môi trường mà còn vi phạm nhiều nguyên tắc về xã hội, conngười trong xã hội tăng trưởng nhanh đã trở thành công cụ kiếm tiền, các phạm trù đạođức, nhân cách hay quyền con người cũng bị vi phạm nghiêm trọng Trước thực trạng
đó, Chương trình nghị sự 21 thế giới (Agenda 21) của Liên Hiệp Quốc, đã xác định 3trụ cột của PTBV là kinh tế, xã hội và môi trường Những năm cuối thế kỷ 20 và đầuthế kỷ 21, những yếu tố bất ổn về chính trị của nhiều nước trên thế giới xuất hiện trởthành một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các nước này Vì thế, có nhiều ý kiếntranh luận nên hay không đưa yếu tố thể chế trở thành một cực trong nội hàm PTBV
Những xu hướng mới của hội nhập quốc tế (HNQT) và biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành những biến số chi phối mạnh đến PTBV của nhiều nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam Toàn cầu hóa, HNQT và BĐKH là một quá trình đã, đang và sẽ diễn
biến rất phức tạp, chưa đánh giá và dự đoán hết được hướng phát triển cũng như sự tácđộng nhiều mặt của nó đến các quốc gia như thế nào Cho nên việc nghiên cứu, tìmhiểu thực chất của hiện tượng, vốn phức tạp của lịch sử xã hội đương đại này là điềurất cần thiết Đặc biệt, Việt Nam đang trong bước ngoặt của quá trình tiếp tục sựnghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển với nhịp độ nhanh Đặc biệt, trong thập niênđầu của thế kỷ 21 và dự báo trong những năm tiếp theo, yếu tố toàn cầu hóa, HNQT
và BĐKH, có nhiều điểm mới xuất hiện, những yếu tố mới ảnh hưởng trực tiếp đến
nền kinh tế Việt Nam Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra những mô hìnhPTBV cho Việt Nam với quan điểm, định hướng, mục tiêu, thể chế và giải pháp cụ thểbảo đảm sự giao thoa giữa xu hướng chung toàn cầu nhưng có tính đến những đặctrưng riêng có của Việt Nam
Trang 4Như vậy, hiện tại và tương lai, đã và sẽ tiếp tục xuất hiện những vấn đề mới nảysinh trong quá trình phát triển Điều đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu, phát hiện, cậpnhật và hoàn thiện nội hàm của PTBV, hoàn thiện thêm các lý thuyết về PTBV để làm
cơ sở cho xây dựng và thực thi các chiến lược PTBV Chuyên đề đề cập đến những quan điểm mới về nội hàm - quan niệm, các bộ phận cấu thành - phát triển bền vững ở Việt Nam (chưa được đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ trong các nghiên cứu trước), tiêu chí đánh giá phát triển bền vững phù hợp với nội hàm mới và mô hình lý thuyết nhằm thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam Các nội dung trên được đề xuất và hoàn thiện: (i) Trong bối cảnh mới của toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu; (ii) Trong khung khổ thực hiện mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nội dung của chuyên đề được viết trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước KX04.17/2016-2020 (thuộc Chương trình KX04/2016-2020 của Hội đồng Lý luận Trung ương) Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là dơn vị chủ trì, GS.TS Ngô Thắng Lợi là chủ nhiệm
đề tài
1 Khái niệm, vai trò và nội hàm phát triển bền vững
1.1 Các quan niệm khác nhau
1.1.1 Quan niệm của trường phái Kinh tế học bền vững (lý thuyết)
Trường phái Kinh tế học bền vững xuất hiện vào giũa thập niên
90 của thế kỷ 20 với những tác phẩm của Hans Christoph
Binswanger (1979), Erhard Epplef (1981), Ulrich Ernst von Weizsäcker (1995, 1997), Hans Nutzinger (1991), Michael Muller (1994), Hermann Bartmann (1996) và Hermann Scheer (1993, 2002)
được coi là những đóng góp đầu vào có giá trị Trường phái kinh tếhọc bền vững đã đưa ra khái niệm về PTBV, đó là quá trình pháttriển đạt được tiêu chuẩn đủ cao về sinh thái, kinh tế và văn hóa – xãhội cho thế hệ hiện tại và tương lai trong khả năng chịu đựng củathiên nhiên Cụ thể, trường phái kinh tế học sinh thái đã cụ thể hóaquan niệm (hay nội hàm) của PTBV bao gồm 3 mục tiêu: (i) Kinh tế,(ii) sinh thái; (iii) xã hội Trong đó: Mục tiêu về kinh tế là quan trongnhất vì trong PTBV đều xoay quanh việc đảm bảo đáp ứng được nhucầu lâu dài của con người Mục tiêu xã hội là phấn đấu cho sự bìnhđẳng đến với con người trên mọi khía cạnh Mục tiêu về môi trườngbao gồm: phải dứt khoát giữ gìn được những cơ sở cơ bản của thiênnhiên là điều kiện cho mọi sự sống và hoạt động kinh tế và trụ cộtsinh thái phải có mức độ ưu tiên cao nhất
Một tư tưởng mới có trong trường phái kinh tế học bền vững, đólà: PTBV đòi hỏi quá trình phát triển phải tích hợp nhiều mục tiêu
Trang 5khác nhau Vì thế theo quan điểm kinh tế học bền vững: cần phảiđưa ra những nguyên tắc về phát triển bao gồm nhiều đại lượng (cótrách nhiệm với tương lai và công bằng trong phân phối), về lâu dàicác quốc gia không theo đuổi riêng một mục tiêu nào trong số 3mục tiêu nói trên là cần phải nghiên cứu các chiến lược hành độngkết hợp.
1.1.2 Quan niệm về Phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc (thực
tế của quốc tế)
Xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế và những hậu quả của quátrình phát triển gây ra, quan điểm PTBV trên thế giới đã được từngbước tìm kiếm từ thập niên 70 của thế kỷ trước và ngày càng được
hoàn thiện Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng
Thế giới về môi trường và phát triển (WCED) ấn hành năm 1987 đãchính thức đưa ra quan điểm của Liên hiệp quốc về PTBV, theo bào
cáo này PTBV được hiểu là “sự phát triển đáp ứng được những yêu
cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” Quan điểm này đã tác động mạnh mẽ
tới cộng đồng thế giới bằng lời cảnh tỉnh loài người phải thay đổi cơbản và ngay lập tức lối sống và cách hành động của mình, nếukhông sẽ phải đối mặt với tình hình không thể chịu đựng được vàmôi trường sẽ bị phá huỷ tới mức thảm họa Như vậy có thể thấy
rằng, quan điểm ban đầu về PTBV chủ yếu nhấn mạnh đến việc giải
quyết hợp lý mối quan hệ giữa mục tiêu về kinh tế với mục tiêu bảo
vệ tại nguyên và môi trường sống của con người Đầu thế kỷ 21, Hội
nghị thượng đỉnh trái đất về PTBV (WSSD) họp tại Johannesburg(Nam Phi) năm 2002 đã tiếp tục khẳng định việc lựa chọn con đườngPTBV trên thế giới là hoàn toàn đúng đắn Chương trình nghị sự 21
đã đưa ra quan điểm PTBV không chỉ nhấn mạnh vấn đề môi trường,tài nguyên thiên nhiên mà còn nhấn mạnh nhiều hơn đến yếu tố xãhội, yếu tố con người trong quá trình phát triển của các quốc gia
PTBV được Liên hiệp quốc đưa ra là: bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế
ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
1.1.3 Quan điểm của Việt Nam (Thực tế Việt Nam)
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, VN bắt đầu “nhập cuộc” PTBV
Chính phủ Việt nam đã có những bước tiếp cận ngày càng đầy đủ
Trang 6đến hành trình PTBV nền kinh tế đất nước Cụ thể: Ngày 12/6/1991,
tại Quyết định số 187-CT, Chính phủ thông qua “Kế hoạch quốc gia
về môi trường và PTBV giai đoạn 1991 – 2000” một trong những kế
hoạch quốc gia đầu tiên được xây dựng theo quan điểm PTBV vừa
được quốc tế chính thức công bố Ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị ban
hành Chỉ thị số 36-CT/TW “về việc tăng cường công tác bảo vệ môitrường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước” nêulên quan điểm “Bảo vệ môi trường phải gắn liền và là cơ sở quantrọng bảo đảm PTBV đất nước” Tiếp đó, Đại hội IX của Đảng đãkhẳng định con đường phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là:
“Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” Ngày 17 tháng 8 năm 2004, trong
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm PTBV đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Ngày 12 tháng 4 năm 2012, Thủ tường Chính phủ đã ký
Quyết định số 432/QĐ-TTg: Phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020 Theo đó: Phát triển bền vững là thực hiện tăng
trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội,bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xãhội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ quốc gia
1.2 Nhận xét và quan điểm của nhóm nghiên cứu
1.2.1 Nhận xét
(1) PTBV là khái niệm đặt ra dựa trên yêu cầu phát triển kinh tế.Phát triển nền kinh tế suy đến cùng là vì con người, và phục vụ chocon người Tuy nhiên trong quá trình chạy theo các mục tiêu tạo racủa cải vật chất cho con người (tăng trưởng kinh tế nhanh) quá trìnhphát triển lại vi phạm các nguyên tắc phát triển và có xu hướng gây
ra những hậu quả làm tổn thương con người cụ thể là môi trường tựnhiên và môi trường xã hội mà con người sinh sống Vì thế quanniệm về PTBV được xây dựng trên nền của nội hàm về phát triểnkinh tế tuy nhiên nó không mang tính cố định mà ngày càng được
Trang 7hoàn thiện theo những yêu cầu đặt ra của phát triển kinh tế, dựatrên những hậu quả mà quá trình phát triển kinh tế vi phạm yêu cầucủa chính nội hàm của quá trình phát triển Ngày này, quan niệm vềPTBV phải bao hàm cả 3 yếu tố Kinh tế - xã hội – môi trường (gọi là 3trụ cột của PTBV), tuy nhiên nội hàm cấu thành 3 trụ cột vẫn tiếp tụcđược hoàn thiện theo quá trình phát triển và dựa trên những viphạm của quá trình tăng trưởng đối với yếu tố xã hội và môi trường (2) Thể hiện trong các nghiên cứu lý thuyết (trường phái kinh tếhọc bền vững) cũng như trong các chương trình nghị sự của thế giới
và của Việt Nam (về định hướng PTBV) đều có sự thống nhất caotrong quan niệm về nội hàm PTBV Một nền kinh tế được coi là có sựPTBV khi nó được quan tâm đến cả 3 khía cạnh của phát triển làkinh tế, xã hội và môi trường và xem như đó là ba trụ cột của PTBV.Trong đó có quan điểm cho rằng, PTBV là sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý, hài hòa cả 3 mặt; có quan điểm thì cho rằng tăng trưởng kinh tếhợp lý hiệu quả phải đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (3) Khi mô tả nội hàm của ba trụ cột PTBV, quan niệm của thếgiới và của Việt Nam hiện nay vẫn đều đặt ra các nội dung bền vững
ba trụ cột này một cách độc lập (tức là bền vững về kinh tế là như
thế nào, bền vững xã hội và môi trường là như thế nào), chưa nhấnmạnh đến sự ràng buộc của các trụ cột này với nhau và như thếchưa thể bảo đảm được yêu cầu của sự “kết hợp” hay “đi đôi” vớinhau giữa các trụ cột này trong quá trình thực hiện sự phát triể
(4) Các quan niệm về nội hàm PTBV đều dùng từ “hợp lý” đểphản ánh mức độ kết hợp của 3 yếu tố, tuy nhiên, chưa đề cập đến(i) trong ba trụ cột này trụ cột nào đóng vai trò là điều kiện cần vàtrụ cột nào đóng vai trò là mục tiêu cuối cùng Vì thế, chưa thể hìnhdung được trong quá trình thực hiện kết hợp, trụ cột nào là đóng vaitrò là cơ sở để xem xét các trụ cột khác và đánh giá sự bền vững; (ii)Những mâu thuẫn trong quá trình thực hiện đồng thời cả ba trụ cộttrong từng giai đoạn phát triển thì yêu cầu đặt ra cho PTBV như thếnào Trên thực tế bảo đảm đồng thời 3 trụ cột của PTBV là khó khăntrong điều kiện các nền kinh tế đang phát triển, vì thế việc không có
sự phân biệt mức độ kết hợp hoặc yêu cầu khác nhau (nhấn mạnhyêu cầu của trụ cột nào hoặc thậm chí phải có sự “hy sinh” nhấtđịnh một số yêu cầu của một số trụ cột khác) sẽ gây khó khăn trongđánh giá cũng như thực hiện các mục tiêu của PTBV
Trang 8(5) “Tư duy toàn cầu và hành động địa phương” trở thành nguyên tắc trong PTBV của các cấp quốc gia và địa phương Phát triển kinh
tế của các quốc gia và địa phương hiện nay không thể đặt trong môi trường riêng rẽ mà nó phải đặt ra trên tư duy toàn cầu bởi lẽ nó chịa
sự tác động của 2 yếu tố toàn cầu đó là: HNQT và BĐKH toàn cầu Vì thế quan niệm về PTBV tuy rằng vẫn là 3 trụ cột tuy nhiên phải đặt
nó trong hoàn cảnh của quốc tế để bảo đảm sự bền vững quốc gia 1.2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu
Phát triển nền kinh tế là quá trình tăng tiến toàn diện và về mọimặt (có thể tựu chung lại bao gồm 3 mặt kinh tế, xã hội và môitrường) PTBV lại phản ánh trạng thái hay tính chất phát triển củanền kinh tế đó (cách thức thực hiện sự phát triển) Từ lập luận giữa
sự khác biệt của phát triển kinh tế và PTBV nền kinh tế, quan điểmnhóm nghiên cứu là:
(1) Đồng ý sử dụng từ “trụ cột” để phản ánh nội dung của PTBV,tuy nhiên không nên đồng nhất ba trụ cột của PTBV với ba khía cạnhphản ánh thành quả của phát triển nền kinh tế là kinh tế - xã hội -môi trường và đặt ba trụ cột này một cách riêng rẽ độc lập Nội hàmcủa PTBV phải thể hiện trạng thái gắn kết hợp lý ba khía cạnh củamục tiêu phát triển nền kinh tế với nhau và trên cơ sở đó ba trụ cộtcủa PTBV cũng phản ánh sự gắn kết này
(2) Theo lý thuyết về phát triển, yếu tố kinh tế là điều kiện cầncho sự phát triển xã hội (điều kiện cần để bảo đảm cho tiến bộ xãhội cho con người) nhưng lại chịu sự ràng buộc của các điều kiện vềmôi trường (vì nó hoạt động trong hệ môi trường cụ thể) Như vậy,nền kinh tế muốn phát triển thì trước hết là phải có sự tăng trưởngkinh tế và phải có sự bền vững về khía cạnh kinh tế
(3) Ảnh hưởng của yếu tố toàn cầu hóa, HNQT và BĐKH đến PTBV Việt Nam đang ở một vị trí địa chính trị-văn hóa “rất nóng” trongbản đồ phát triển của thế giới, các diễn biến mới này vừa tạo ra cơhội vừa tạo ra sức ép trong quá trình phát triển của Việt Nam Vì thếnhóm nghiên cứu cho rằng:
- Quan niệm và nội hàm của PTBV Việt Nam ngoài việc quán triệtđược ba trụ cột còn cần phải hoàn thiện thêm với góc độ là điều kiệnràng buộc của các trụ cột, chính là yếu tố toàn cầu, bao gồm 2 nộidung cụ thể là hội nhập kinh tế quốc tế và BĐKH toàn cầu
Trang 9- Mô hình PTBV của Việt Nam phải được xây dựng một cách hợp
lý trên nền của cả yếu tố nội tại và yếu tố toàn cầu, được tập trunglại thành 3 dấu hiệu quan trọng: tiềm năng- cơ hội – sức ép Yếu tốnội tại đặt ra việc phát triển của Việt Nam phải được xây dựng trênnền của việc tận dụng triệt để tiềm năng thế mạnh của đất nước.Yếu tố toàn cầu đặt ra việc phát triển kinh tế của Việt Nam phảiđược tính toán trên cơ sở vượt qua sức ép và tận dụng triệt để cơhội từ phía bên ngoài
(4) Gắn PTBV với thực hiện mục tiêu CNH đất nước Việt Namthực hiện công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay trong bối cảnhPTBV đang trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, vì thế conđường hay mô hình thực hiện công nghiệp hóa của Việt Nam dứtkhoát phải là con đường PTBV Nhóm nghiên cứu cho rằng để thựchiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp tức là thực hiệnthành công quá trình CNH ở Việt Nam bằng con đường PTBV thì: (i)Nội hàm và các tiêu chí đánh giá, các chỉ tiêu phản ánh PTBV củaViệt Nam phải được xây dựng dựa trên mục tiêu trở thành nước côngnghiệp về nội dung, tức là không chỉ là nâng cao thu nhập dân cư
mà còn phải bảo đảm những yêu cầu về tiến bộ xã hội cho con người
và môi trường trong sạch; (ii) Mô hình PTBV của Việt Nam phải đượcthiết kế xem như là con đường thực hiện quá trình công nghiệp hóa,
có nghĩa là nó phải đồng thuận với quá trình hoàn thiện động lực củacông nghiệp hóa và tạo điều kiện cho mọi động lực của nền kinh tếđều có cơ hội phát huy tác dụng, đồng thuận với quá trình khơi dậycác nguồn lực thực hiện CNH (vốn, nhân lực chất lượng cao)
(5) Yếu tố thể chế trong PTBV
Trong thời gian qua, nhiều ý kiến đề xuất cần bổ sung thêm mộttrụ cột PTBV là bền vững về thể chế Lý do của đề xuất này là xuấtphát từ lý do tầm quan trọng của yếu tố này ảnh đối với việc thựchiện các mục tiêu về kinh tế - xã hội – môi trường Nhiều nước trongthời gian qua do yếu tố thể chế không bền vững đã dẫn đến ảnhhưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước ỞViệt Nam những diễn biến không tích cực của nền kinh tê vĩ mô, tácđộng của mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian qua đã
có ảnh hưởng xấu đến các khía cạnh tiến bộ xã hội đối với con người
và nhất làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng bị cạnkiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên rất trầm trọng Có
Trang 10nhiều quan điểm cho rằng, thực trạng này xuất phát một phần từviệc chúng ta chưa có được hệ thống thể chế phát triển kinh tế tíchcực, bao gồm các văn bản luật và dưới luật; các chính sách pháttriển còn nhiều điểm bất hợp lý, nhiều chính sách đang là rào cảncho việc mở cửa cũng như khai thác năng lực kinh tế tư nhân,… Vớinhững phân tích đó nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm yếu tốthể chế là 1 trụ cột của PTBV Quan điểm của nhóm nghiên cứu: (1) PTBV phản ánh trạng thái phát triển của một đất nước, vì thếbức tranh PTBV phải phù hợp với bức tranh phát triển nền kinh tế Lýthuyết phát triển và thực tế khi xây dựng tiêu chí đánh giá phát triểnhiện nay của các tổ chức quốc tế đều đã khẳng định một cách thốngnhất thành quả phát triển kinh tế được thể hiện ở 3 khía cạnh: kinh
tế - xã hội – môi trường Đặt các mục tiêu phát triển của nền kinh tếthông thường chúng ta cũng hàm ý một công thức phát triển gồm 3nội dung nói trên
(2) Thể chế phát triển cho dù có tầm quan trọng đến quá trìnhphát triển những nó không chứa đựng hàm ý giống như 3 khía cạnhkinh tế - xã hội – môi trường Chúng ta không thể đặt mục tiêu PTBV
về thể chế giống như là đích đến cùa một quá trình phát triển mà nóchỉ có ý nghĩa là điều kiện, là cách thức để thực hiện được các mụctiêu PTBV mà thôi
1.3 Đề xuất khái niệm, vai trò và nội hàm phát triển bền vững Việt Nam
1.3.1 Khái niệm về phát triển bền vững Việt Nam
Từ những bình luận và thể hiện quan điểm của mình đối với các khía cạnh còn có
nhiều ý kiến tranh luận khác nhau (đã trình bày trong mục 1.2.2), kết hợp với yêu cầu mới đặt ra cho PTBV ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm về PTBV
của Việt Nam: là sự phát triển dựa trên kết hợp giữa nội lực của Việt Nam với sức
mạnh của HNQT, nhằm tạo ra và duy trì được trước hết là sự bền vững trong tăng trưởng kinh tế Đồng thời, những thành quả đạt được của tăng trưởng kinh tế có
sự lan tỏa tích cực đến các khía cạnh khác là xã hội và môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển vì con người
Khái niệm trên đã nhấn mạnh đến một số tư duy cần được điều chỉnh khi nói đến
PTBV: (i) Nói đến PTBV là phải nói đến bền vững trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội,môi trường chứ không phải nói PTBV chỉ nói về vấn đề môi trường; (ii) nói đến cáctrụ cột PTBV không thể nói đến một cách độc lập riêng rẽ bền vững kinh tế - bềnvững xã hội – bền vững môi trường mà phải là: Tăng trưởng kinh tế bền vững (trụ cột1) – Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội (trụ cột 2) – Tăng trưởng kinh tế gắnvới sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH (trụ cột 3);
Trang 11(iii) Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò là điều kiện tiên quyết cho PTBV, không thể cóbền vững trong phát triển của một quốc gia hay một địa phương khi kinh tế của quốcgia hay địa phương này nằm trong tình trạng tăng trưởng trì trệ hay tăng trưởng nóng,kém hiệu quả; (iv) Thể chế phát triển không nằm trong nội hàm về PTBV mà nó là bệ
đỡ cho PTBV là yếu tố tạo điều kiện hình thành, duy trì các thành quả của PTBV
Có thể mô tả khái niệm về phát triển bền vững VN hiện nay và trong thời gian tớiđây qua hình 1:
Hình 1.: Phát triển bền vững
Hình 1 mô tả tổng quát khái niệm về PTBV Việt Nam sẽ được cụ thể hóa theo các
nội hàm (các yếu tố cấu thành phát triển bền vững) ở phần sau (1.3.3)
1.3.2 Vai trò của Phát triển bền vững ở Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế bền vững
Tăng trưởng
kinh tế thúc đẩy
Tăng trưởng kinh tế gắn với sử dụng hiệu quả TNTN, BVMT, ứng phó với BĐKH
Thể chế PTBV Việt Nam
Trang 12Mặc dù “nhập cuộc” phát triển bèn vững chậm hon so với Quốc tế (khoảng 10năm), nhưng Đảng và Nhà nước Viêtj nam luôn quan tâm và xác định rõ: phát triểnbền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược và quá trình thực hiện chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội đất nước vai trò của phát triển bền vững được cụ thể hoáthành một số điểm chính:
Thứ nhất, Phát triển bền vững là xu thế chung của thế giới và là yêu cầu bức xúc của nước ta Không thể đặt phát triển bền vững Việt Nam độc lập với thế giới Theo
đó “ Tư duy toàn cầu, hành động địa phương” chính là kim chỉ nam cho quá trìnhhoách định chiến lược và chính sách phát triển bền vững của quốc gia cũng nhu cácđịa phương Việc đặt vấn đề phát triển bền vững của VN trong bối cảnh hội nhập quốc
tế là vô cùng quan trọng Toàn cầu hóa, HNQT nhìn chung đã đem lạinhiều lợi thế cho phát triển kinh tế mỗi nước Đối với Việt Nam, điềunày thể hiện trên các mặt: (i) cho phép mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm hàng hóa cũng như các thị trường khác giúp cho Việt Nam
có thể phát triển dựa trên việc huy động tối đa các lợi thế của mình;(ii) Khắc phục được những rào cản cho việc thực hiện các mục tiêutăng trưởng kinh tế nhanh hơn thông qua việc bổ sung sự thiếu thốncác yếu tố nguồn lực cần thiết cho phát triển như vốn, lao động cótrình độ cao và công nghệ hiện đại hơn; (iii) Nâng cao nhanh hơnnăng lực nội tại cho bản thân nền kinh tế đất nước do áp lực của việcnâng cao năng lực cạnh tranh trên phạm vi quốc tế và dẫn đến pháttriển kinh tế hiệu quả hơn
Thứ hai, phát triển bền vững đóng vai trò quyết định đến việc
thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiệu quả Theo đuổi mục
tiêu và yêu cầu phát triển bền vững, Việt Nam cần phải: (i) Giữ vững
và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế; (ii) Tích cực vàchủ động cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coichất lượng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh là ưu tiên hàngđầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức,thực hiện nghiên cứu và vận dụng thành quả cách mạng CN 4.0 vàophát triển kinh tế đất nước
Thứ ba, Phát triển bền vững tạo điều kiện thực hiện được mục
tiêu gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ xã hội cho con người Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn với
quá trình không ngững nâng cao chất lượng cuộc sống của nhândân, phát triển mạnh văn hoá, phát huy dân chủ và tăng cường đồng
Trang 13thuận xã hội Phát triển bền vững là cơ sở để tăng trưởng nhanh,tăng trưởng nhanh là để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững, cảithiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và sớm rút ngắnkhoảng cách phát triển so với các nước khác Quá trình thưụchiệnmục tiêu phát triẻn bền vững sẽ bảo đảm quan tâm giữa vững
ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệvững chắc độc lập, chhủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Thứ tư, phát triển bền vững tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu
về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và ứng phó kịp thời với biến đổi khi hậu Thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững: (i) Nhấn mạnh đến bảo vệ và cải thiện chấtlượng môi trường , tạo điều kiện tích cực và chủ động phòng ngừa,ngăn chặn tác động xấu đối với môi trường do hoạt động kinh tế gâyra; (ii) Coi trọng việc khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quảtài nguyên thiên nhiêm trong giơi hạn cho phép về mặt sinh thái vàbảo vệ môi trường bền vững; (iii) Tạo điều kiện để dự báo nhữngdiễn biến của biến đổi khí hậu, hậu quả của nó và chủ động đưa racác chính sách và giải pháp cho việc ứng phó, bao gồm thích ứng vàgiảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu
1.3.3 Nội hàm (các yếu tố - trụ cột) cấu thành phát triển bền vững Việt Nam
1.3.3.1 Trụ cột 1: Tăng trưởng kinh tế bền vững
Nhóm nghiên cứu cho rằng, trong điều kiện hiện nay của Việt
Nam và nhiều năm tới (đến 2030) thì tăng trưởng kinh tế bền vững
là khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả trên
cơ sở chuyển dịch cơ cấu ngành hợp lý và trong điều kiện các cânđối vĩ mô luôn được kiểm soát ở ngưỡng an toàn Với cách hiểu nóitrên, nội hàm của tăng trưởng kinh tế bền vững bao gồm:
- Duy trì được trong khoảng thời gian dài một tốc độ tăng trưởng
nhanh và hiệu quả Nội dung này thể hiện yêu cầu của tăng trưởngkinh tế được đặt ra cả về mặt số và chất lương Mặt số lượng là khảnăng duy trì lâu dài một tốc độ tăng trưởng nhanh Điều này là conđường tất yếu để Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước khác vàtạo ra các điều kiện về tài chính và vật chất đủ để tạo ra những bướctiến bộ vượt bậc về mặt xã hội Mặt chất lượng tăng trưởng được đượchiểu là: (i) duy trì cầu trúc tăng trưởng hợp lý theo xu hướng tăng dần
Trang 14hiệu ứng cảu các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu thay cho mô hìnhtăng trưởng đặc trưng nhờ vào đầu tư hiện nay; (ii) nâng cao đượchiệu quả đạt được của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế được thực hiện trong điều kiện cơ cấu
ngành kinh tế luôn được chuyển chuyển theo xu hướng tiến bộ, xuấtphát từ việc khai thác triệt để được các thế mạnh của đất nước vàđáp ứng được các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như khảnăng ứng phó với BĐKH
- Tăng trưởng kinh tế được kiểm soát trong khuôn khổ ngưỡng an
toàn của các cân đối vĩ mô Trong đó, trong điều kiện toàn cầu hóa
và HNQT, cần nhấn mạnh đến các giới hạn an toàn về thâm hụtngân sách, cán cân thương mại và nợ nước ngoài
1.3.3.2 Trụ cột 2: Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội
Theo cách đặt vấn đề ở trên thì trụ cột thứ hai của PTBV là sự gắnkết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội (chứkhông phải chỉ là bền vững về xã hội một cách độc lập) Vì thế, nộihàm của bền vững trụ cột hai bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy phát triển con người
Khía cạnh này muốn nhấn mạnh đến yêu cầu: quá trình tăngtrưởng kinh tế nhanh phải đi đôi với thực hiện sự lan tỏa của nó đếnphát triển con người, cụ thể là: (i) tăng trưởng kinh tế phải đi đôi vớinâng cao năng lực cho chính bản thân con người (năng lực tài lực,năng lực trí lực và năng lực thể lực); (ii) Tăng trưởng kinh tế phải gắnliền với tạo cơ hội mở rộng sự tham gia của con người đối với cáchoạt động phát triển kinh tế - xã hội Như vậy, khi đánh giá trụ cộthai, chúng ta sẽ không nhìn nhận một cách độc lập về phát triển conngười theo thời gian đã dành được kết quả như thế nào (về giáo dục,
y tế hay sự tham gia của con người) mà là phải đánh giá: thành tựucủa tăng trưởng kinh tế có tạo ra được sự lan tỏa tương ứng tới pháttriển con người không?
- Tăng trường kinh tế thúc đẩy xóa đói giảm nghèo
Yêu cầu của khía cạnh này muốn nói đến sức lan tỏa tích cực củatăng trưởng đến việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo Cũngnhư ở trên, việc đánh giá sẽ không tiến hành một cách độc lập kếtquả xóa đói giảm nghèo thực hiện như thế nào hay mức thu nhập
Trang 15bình quân đầu người tăng lên hay giảm đi mà là ở chỗ tìm ra đượcmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, tốc độtăng trưởng thu nhập bình quân đầu người có tác động tích cực đếntốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo hay không?
- Tăng trưởng kinh tế không gây bất công bằng xã hội gia tăng Trên thực tế sẽ là không bền vững nếu như tăng trưởng kinh tếkéo theo xu hướng bất công bằng xã hội gia tăng Vì thế nội hàmphân tích khía cạnh này của trụ cột hai là xác định trong thời kỳ tăngtrưởng nhanh các tiêu chí phản ánh bất công bằng xã hội biến đổitheo xu hướng nào cả về chiều rộng đến chiều sâu Nếu quá trìnhtăng trưởng nhanh có tác động tốt đến công bằng xã hội khi các chỉtiêu phản ánh bất công bằng trong phân phối thu nhập không có xuhướng vận động tiêu cực đi hoặc nằm ở ngưỡng không an toàn theocác quy chuẩn của quốc tế
1.3.3.3 Trụ cột 3 - Tăng trưởng kinh tế gắn với sử dụng hiệu quả
tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, trụ cột thứ ba của tamgiác PTBV là sự bền vững về môi trường được bảo đảm trong quátrình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiệu quả và trongđiều kiện BĐKH toàn cầu diễn ra ngày càng nhanh Theo cách đặtvấn đề nói trên, nội hàm bền vững trụ cột 3 (gắn kết tăng trưởngkinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH) được thể hiện
ở 3 khía cạnh chính sau đây:
- Tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng có hiệu quả và bảo vệ tàinguyên
Khía cạnh này muốn nhấn mạnh đến việc bảo vệ tài nguyên sinhthái trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiệuquả, cụ thể là: Quá trình tăng trưởng kinh tế phải quán triệt và đảmbảo sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tăng năng suất, hiệuquả sử dụng tài nguyên bằng cách kéo dài chuỗi giá trị của sảnphẩm hàng hóa từ một nguồn tài nguyên ban đầu
- Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
Sự gắn kết giữa tăng trưởng với môi trường thể hiện ở khía cạnhthứ hai là: (i) quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng phảihướng đến các phương án tăng trưởng thân thiện với môi trường, ít
Trang 16gây tổn hại, ô nhiễm môi trường, thể hiện trong quá trình lựa chọnngành sản phẩm, quy trình công nghệ cũng như loại hình công nghệ
sử dụng trong sản xuất; (ii) Phải có những biện pháp đồng bộ vềchống ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất kinhdoanh nhằm xử lý kịp thời ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tácđộng xấu của ô nhiễm môi trường
- Tăng trưởng kinh tế gắn với điều kiện BĐKH toàn cầu
Yêu cầu bền vững trụ cột 3 đặt ra việc thực hiện mục tiêu tăngtrưởng nhanh và hiệu quả phải hướng tới ngày càng thích nghi vớiđiều kiện BĐKH: (i) một mặt, quá trình tăng trưởng kinh tế phảihướng tới các ngành sản phẩm, các công nghệ sản xuất làm giảmnhẹ BĐKH, tức là làm giảm phát thải khí nhà kính làm cho nền kinh
tế không bị gắn nhiều với các bon; (ii) mặt khác, Quá trình tăngtrưởng kinh tế phải được điều chỉnh theo hướng thích ứng với BĐKH,nhằm giảm thiểu khả năng bị tổn thương và tăng cường khả năngchống chịu với BĐKH, thông qua các hoạt động thích ứng được tiếnhành bởi các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp vàchính phủ, và trên các phương diện thích ứng về công nghệ, tàichính, thông tin và thể chế, chính sách
2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
2.1 Các quan điểm khác nhau
2.1.1 Quan điểm của Liên hiệp quốc (UN)
Đến nay trên thế giới hoặc từng quốc gia đã có nhiều hệ thống
tiêu chí, chỉ tiêu được đề xuất phản ánh và đánh giá PTBV Bộ chỉtiêu PTBV của LHQ xác định theo các chủ đề trên 4 lĩnh vực, dựa trênnhững nội dung của chuwong trình nghị sự 21, hình thành nên 58 chỉtiêu cụ thể, bao gồm:
- Các tiêu chí bền vững về mặt xã hội: Bao gồm 6 chủ đề về
công bằng, y tế, giáo dục, nhà ở, an ninh và dân số với 19 chỉ tiêu cụthể: (1) Phần trăm dân số sống dưới ngưỡng nghèo; (2) chỉ số bấtbình đẳng Gini; (3) Tỷ lệ thất nghiệp; (4) tỷ lệ lương trung bình của
nữ so với nam giới;(5) tình trạng dinh dưỡng của trẻ em; (6) tỷ lệ tửvong của trẻ dưới 5 tuổi; (7) tuổi thọ; (8) phần trăm dân số có thiết
bị vệ sinh phù hợp; (9) phần trăm dân số được sử dụng nước sạch;(10) phần trăm dân số tiếp cận được các dịch vụ y tế cơ bản; (11)