1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương ôn thi cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế khu vực

128 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,99 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC (0)
    • 1. Khái niệm hội nhập kinh tế khu vực (0)
    • 2. Các hình thức hội nhập (0)
      • 2.1. Khu mậu dịch tự do (FTA - theo quan niệm truyền thống) (0)
      • 2.2 Đồng minh thuế quan (Customs Union - CU) (0)
      • 2.3 Thị trường chung (Common Market - CM) (4)
      • 2.4 Liên minh kinh tế (Economic Union - EU) (5)
      • 2.5 Hội nhập kinh tế hoàn toàn (5)
    • 3. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế khu vực + ví dụ (6)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ AEC (8)
    • 1. AEC (8)
    • 2. ATIGA (hiệp định TMHH asean) (13)
    • 3. ATISA (15)
    • 4. ACIA (18)
    • 5. MNP (19)
    • 6. Cam kết về cắt giảm thuế quan của Nhật Bản và Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) (21)
    • 7. Cam kết cắt giảm thuế quan của Australia - New Zealand và Việt Nam trong Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) (21)
    • I. KINH TẾ SINGAPORE (22)
      • 1. Tổng quan kinh tế (22)
      • 2. Thương mại (22)
      • 3. Đầu tư (23)
      • 4. Lao động (26)
    • II. KINH TẾ MALAYSIA (27)
    • III. KINH TẾ INDONESIA (31)
    • IV. KINH TẾ THÁI LAN (37)
    • V. PHILIPPINE (43)
    • VI. VIỆT NAM (47)
    • VII. BRUNEY (53)
    • VIII. MYANMAR (56)
    • IX. CAMPUCHIA (60)
      • 5.1 VIỆT NAM VỚI BRUNEI (65)
      • 5.2 VIỆT NAM VÀ INDONESIA (68)
      • 5.3. VIỆT NAM VÀ MALAYSIA (70)
      • 5.4 VIỆT NAM VÀ PHILIPPIN (72)
      • 5.6 VIỆT NAM - THÁI LAN (76)
      • 5.7 VIỆT NAM – CAMPUCHIA (79)
      • 5.8 VIỆT NAM - LÀO (81)
      • 5.9 VIỆT NAM - MYANMAR (81)
      • 5.10 THÁI LAN VÀ BRUNEI (81)
      • 5.11 SINGAPORE VÀ MALAYSIA (83)
      • 5.12 SINGAPORE VÀ MYANMAR (85)
      • 5.13 CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE VÀ PHILIPPINES (87)
      • 5.14. CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE VÀ THÁI LAN (90)
      • 5.15 CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA MALAYSIA VÀ THÁI LAN (91)
      • 5.16 CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA BRUNEI VÀ INDONESIA (93)
      • 5.17 CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI BRUNEI VA PHILIPPINES (95)
      • 6.1. VIỆT NAM VÀ SINGAPORE (96)
      • 6.2. VIỆT NAM VÀ INDONESIA (98)
      • 6.3. VIỆT NAM VÀ MALAYSIA (99)
      • 6.4. VIỆT NAM VÀ THÁI LAN (101)
      • 6.5. VIỆT NAM VÀ BRUNEI (102)
      • 6.6. VIỆT NAM VÀ PHILIPPINE (104)
      • 6.7. VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA (105)
      • 6.8. VIỆT NAM VÀ LÀO (107)
      • 6.9. VIỆT NAM VÀ MYANMAR (108)

Nội dung

Khu mậu dịch tự do FTA - theo quan niệm truyền thống2.2 Đồng minh thuế quan Customs Union - CU - Đồng minh thuế quan là hình thức liên kết kinh tế giữa các nước, trong đó áp dụng các biệ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC

Tác động tích cực của hội nhập kinh tế khu vực + ví dụ

 Giúp các quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất các hàng hóa có lợi thế so sánh đồng thời nhập khẩu những hàng hóa không có lợi thế để tối ưu nguồn lực sẵn có của quốc gia từ đó, tận dụng tính kinh tế theo quy mô để thúc đẩy sản xuất phát triển

Ví dụ: Singapore có lợi thế trong việc sản xuất các sản phẩm máy móc do có lợi thế về khoa học kỹ thuật và công nghệ (nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao) nhưng quốc gia này lại không có được điều kiện tài nguyên thiên nhiên phong phú để sản xuất lương thực, thực phẩm Vì vậy quốc gia này sẽ tập trung các nguồn lực của mình để đẩy mạnh sản xuất máy máy công nghệ cao đồng thời nhập khẩu nguồn lương thực từ các quốc gia khác trong khu vực

 Giúp các nước trong khu vực có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật từ các quốc gia khác để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia mình

Ví dụ: Việt Nam là một nước đang phát triển trong khu vực, có trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, trong khi đó Malaysia hay Singapore lại là những nước có thế mạnh này Khi các quốc gia ASEAN hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội được đón nhận dòng vốn đầu tư FDI từ các quốc gia này (các quốc gia ASEAN đã ký kết ACIA để thúc đẩy tự do hóa đầu tư, các quốc gia cũng muốn tận dụng môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam khi Việt Nam có đến 15 FTA) Nhờ đó, mà Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận được những công nghệ mới từ Malaysia và Singapore

 Giúp các quốc gia cơ hội để hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật pháp, thông lệ khu vực cũng như quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế

Ví dụ: Gia nhập ASEAN đòi hỏi nước ta có những chế tài phù hợp để đáp ứng được những yêu cầu của tổ chức Bên cạnh đó, điều này còn giúp cho nước ta có cơ hội để nghiên cứu, xây dựng những văn bản luật pháp hợp lý, từ đó thuận lợi hóa hơn nữa môi trường đầu tư của Việt Nam

 Hội nhập kinh tế khu vực còn giúp các nước nâng cao uy tín và vị thế trên trường quốc tế

Ví dụ: Kể từ khi bắt đầu hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã có những bước tiến lớn về quan hệ kinh tế đối ngoại Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ hai ký kết hiệp định thương mại tự do song phương với Hàn Quốc sau Singapore Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong hai quốc gia duy nhất ký kết FTA với EU (EVFTA), Anh (UKVFTA), Liên minh kinh tế Á – Âu (EEUVFTA),… Những điều này khẳng định vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

 Hội nhập kinh tế khu vực góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển khi phải cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực trên cả thị trường trong nước và nước ngoài, từ đó, doanh nghiệp phải đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia khác để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp

Ví dụ: Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới Tuy nhiên chất lượng gạo của nước ta chưa đáp ứng được kỳ vọng, vì vậy khi vấp phải sự cạnh tranh của những dòng gạo tới từ Thái Lan như gạo Jasmine, gạo nếp (Khao Neow), gạo Việt Nam thường tỏ ra thất thế Chính vì vậy mà những doanh nghiệp của Việt Nam đã phải học hỏi, nghiên cứu, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật để cho ra những dòng gạo có chất lượng, trong đó có gạo ST 25 – loại gạo ngon nhất thế giới năm 2019

 Cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động có cơ hội được nâng cao khi mà dòng vốn, cùng dòng lao động có thể di chuyển giữa các quốc gia

Ví dụ: Năm 2020, Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Hiệp định sau đó đã chính thức có hiệu lực năm

2021 Điều này được xem là nền tảng mới cho việc thúc đẩy thương mại dịch vụ trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của những lao động có tay nghề giữa các nước Vì vậy, những công nhân, kỹ sư có trình độ của Việt Nam có cơ hội làm việc ở những tập đoàn lớn tới từ Singapore, Thái Lan hay Malaysia khi hội nhập kinh tế khu vực Đây là những công ty có mức thu nhập cao hơn nhiều so với khi làm việc cho những doanh nghiệp Việt Nam

 Bên cạnh đó, khi dòng vốn FDI từ các quốc gia ASEAN khác như Singapore, Thái Lan, Malaysia,… đổ vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập Điều này cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân

 Giúp cho người dân có nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn hàng hóa tiêu dùng

Ví dụ: Hiệp định Thương mại hàng hóa ATIGA được các nước ASEAN đã ký kết để giúp cắt giảm hay loại bỏ thuế quan, từ đó, thúc đẩy dòng hàng hóa vận chuyển giữa các quốc gia trong khu vực Nhờ đó, Eurofood - một hãng bánh kẹo hàng đầu của Thái Lan đã có cơ hội để tiếp cận thị trường Việt Nam và giúp cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm của hãng này như Choco Pie, Custard Cake,…

VD: VN tham gia AEC

Lợi ích mà Việt Nam có được khi AEC được hình thành là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và du lịch mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học-công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam cũng tranh thủ được những lợi ích thiết thực từ các chương trình hợp tác về thu hẹp khoảng cách phát triển

TỔNG QUAN VỀ AEC

AEC

a Lịch sử hình thành của ASEAN

 Từ sau năm 1945, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập do đó các nước ĐNA có dự định thành lập 1 tổ chức khu vực để cùng hợp tác phát triển

 1946: Philip - 1947 (Myanmar) - 1965 (singapore tách khỏi liên bang Malaysia, thành lập nước cộng hòa độc lập,

 1947: Liên bang gồm Miến Điện (Myanmar), Thái Lan, Đông Dương, Indonesia, Philippines, Malaysia nhằm mục đích hợp tác kinh tế

 1954: - Khối đoàn kết liên Á (Pan-Asia Unity) ; - Liên minh Đông Nam Á ; - Liên minh các nước theo Phật giáo gồm Thái Lan, Miến Điện (Myanmar) và Campuchia

 1/1959: Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (SEAFET) gồm Malaysia và Philippines

 7/1961: Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia ra đời

 8/1963: tổ chức MAPHILINDO gồm Malaysia, Philippines và Indonesia thành lập

=Trên thế giới hình thành trào lưu “chủ nghĩa khu vực”:

 Cộng đồng kinh tế Châu âu (EEC-1957)

 Khu vực tự do Mỹ-latinh (LAFTA)

 Thị trường chung trung mỹ (CACM)

=> Cổ vũ các nước ĐNA liên kết khu vực

=> Từ những hoàn cảnh trên thì 8/8/1967: Bộ trưởng ngoại giao 5 nước Inđo, Thái, Philip, Singapore, Malaysia ký bản “Tuyên bố ASEAN” về thành lập ASEAN

 Đến năm 1999, ASEAN kết nạp thêm 4 thành viên mới gồm Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999) b Mục tiêu ra đời của ASEAN 1967

Hiến chương ASEAN đã khẳng định lại các mục tiêu cơ bản của Tuyên bố Bangkok và nêu rõ 15 mục tiêu của ASEAN:

 Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;

 Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;

 Duy trì Đông Nam Á là một Khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;

 Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp;

 Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn;

 Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;

 Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các Quốc gia thành viên ASEAN;

 Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;

 Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;

 Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN;

 Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;

 Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;

 Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;

 Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hoá và các di sản của khu vực; và

 Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp c Lịch sử hình thành AEC

 Năm 1992: Khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ra trong hiệp định khung về Thúc đẩy hợp tác Kinh tế ASEAN ký tại Singapore Hiệp định này nhấn mạnh tầm quan trọng tỏng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng và khoáng sản, tài chính và ngân hàng, thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp, giao thông và truyền thông

 Năm 1992: Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được ký kết, sau đó được thay thế bởi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA -2010)

 Năm 1995: Hiệp định Khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) được ký kết

 Năm 1998: Hiệp định Khung về đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết, sau đó thay thế bằng Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA-2012)

 Năm 2003: : Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu honhf thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Mục tiêu này phù hợp với tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua vào năm 1997 với mục tiêu phát triển ASEAN thành một cộng đồng ASEAN

 Năm 2006: Tại cuộc họp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 38, Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) được đưa ra vơi scacs mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC

 Năm 2007: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạo ASEAN đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì 2020 như kế hoạch ban đầu

 22/11/2015: tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC d Mục tiêu của AEC giai đoạn 1 (2006-2015)

 Mục tiêu 1: Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất

Dòng hàng hóa tự do; Dòng dịch vụ tự do; Dòng đầu tư tự do; Dòng vốn tự do hơn; Dòng tự do di chuyển của lao động có kĩ năng; Khu vực hội nhập tiên tiến; nâng cao năng lực hợp tác về lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp

 Mục tiêu 2: Khu vực kinh tế có tính cạnh tranh

ATIGA (hiệp định TMHH asean)

- Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992

- ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan

- Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA b Các đặc điểm chính

 Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+)

 Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ

 Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước (Phụ lục 2 của Hiệp định) bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm Do đó, so với CEPT, cam kết thuế quan trong ATIGA rất rõ ràng và dễ tra cứu c Các cam kết chính

* Cam kết cắt giảm thuế quan

 Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN

(AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế

 Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái

Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại – nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam

 Ví dụ: Đối với các tất cả các sản phẩm thuộc lộ trình cắt giảm A (Sch-A) trong Biểu cam kết thuế quan thì:

+ Các nước ASEAN-6: đến năm 2010 phải xóa bỏ thuế quan toàn bộ + Các nước CLMV: đến năm 2015 mới phải xóa bỏ thuế quan và còn được linh hoạt 7% số dòng thuế (các nước được quyền tự lựa chọn các sản phẩm đưa vào danh mục 7% này) đến năm 2018 mới phải xóa bỏ thuế quan

 Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ được các nước xóa bỏ hoặc giảm thuế xuống còn dưới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm như: các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, các sản phẩm nhạy cảm như súng đạn, thuốc nổ, rác thải…

Thực thi của Việt Nam

 Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thực hiện cam kết ATIGA, tính đến ngày 1/1/2014, Việt Nam đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế nhập khẩu)

 Đến ngày 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm về 0% thêm 1.706 dòng thuế nữa Số còn lại gồm

669 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những sản phẩm nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa…

 Các sản phẩm không phải xóa bỏ thuế nhập khẩu (duy trì thuế suất MFN) gồm Thuốc lá điếu, lá thuốc lá, các mặt hàng an ninh quốc phòng như thuốc nổ, súng đạn, pháo hoa, rác thải y tế, lốp cũ

 Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan theo ATIGA giai đoạn 2015-2018, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 129/2016/NĐ-CP quy định thuế suất và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2016 - 2018

* Cam kết về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục chứng nhận xuất xứ

Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu:

1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc

2) Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định (Phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng) Có 03 loại quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng:

+ Hàng hóa phải có hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%, hoặc + Hàng hóa phải trải qua chuyển đổi HS 4 số, hoặc Hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định Các quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp Đa số các sản phẩm có quy tắc xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và Chuyển đổi HS/Quy trình sản xuất

Thủ tục chứng nhận xuất xứ:

ATISA

a Lịch sử hình thành của Atisa

 ATISA là từ viết tắt của ASEAN Trade in Services Agreement – Hiệp định về thương mại dịch vụ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

 ATISA là một trong 03 Hiệp định trụ cột về thương mại hiện nay của ASEAN,

 Thành viên của ATISA là 10 nước thành viên ASEAN, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam Đây là các nước đã tham gia đàm phán và ký ATISA

ATISA được hình thành như thế nào?

 ATISA không phải thỏa thuận đầu tiên giữa các nước ASEAN về thương mại dịch vụ Tiền thân của ATISA là Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) và các Nghị định thư trong khuôn khổ AFAS (tính đến khi ký ATISA, các nước ASEAN đã đàm phán và ký Nghị định thư thực hiện tổng cộng 10 Gói cam kết về dịch vụ - Gói cam kết thứ 10 là gói cuối cùng trong khuôn khổ AFAS)

 Việc xây dựng một thỏa thuận mới, thống nhất, nâng cấp và thay thế AFAS là nhiệm vụ đặt ra từ Hội nghị Hội đồng Kinh tế ASEAN (AEC Council) ngày 2/4/2012 Cũng trong Hội nghị này, nhiệm vụ xây dựng một Hiệp định mới về thương mại hàng hóa – ATIGA (thay thế cho Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) và Hiệp định mới về đầu tư – ACIA (thay thế cho Hiệp định khung về đầu tư và

Hiệp định về Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư) được đặt ra

 Tại Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 44 ngày 28/8/2012, các nguyên tắc và mục tiêu của ATISA đã được thống nhất

 Tại Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 48 ngày 03/8/2016, các bên thống nhất cân nhắc cách tiếp cận kiểu “chọn-bỏ” cho ATISA

 ATISA hoàn tất đàm phán và văn kiện Hiệp định được ký kết ngày 23/4/2019 bởi các Bộ trưởng Kinh tế của 7 nước thành viên ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) lần thứ 25 Sau đó, ATISA đã lần lượt được ký kết bởi Myanmar (3/8/2019) và Việt Nam (9/2019) Phillippines là thành viên ASEAN cuối cùng ký ATISA, ngày 07/10/2020

 ATISA chính thức có hiệu lực từ ngày 05/4/2021 b Mục tiêu của Atisa

ATISA được ký kết với 05 mục tiêu cơ bản:

• Tăng cường các kết nối về kinh tế;

• Thúc đẩy thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, từ đó tạo ra thị trường và quy mô dịch vụ lớn hơn;

• Giảm các rào cản, tăng tính dự báo về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ;

• Tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN;

• Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN

Với các mục tiêu này cùng những cam kết cụ thể trong ATISA Hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang tới những lợi ích đáng kể cho thương mại dịch vụ nội khối ASEAN thông qua việc:

• Thống nhất các nguyên tắc ứng xử chung đối với thương mại dịch vụ, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, ngành dịch vụ;

• Tổng hợp và minh bạch các lĩnh vực dịch vụ mà mỗi nước thành viên còn bảo lưu các hạn chế;

• Thúc đẩy tự do hóa trong thị trường dịch vụ bằng cách tiếp cận mới, tự do hóa toàn bộ ngoại trừ các lĩnh vực còn bảo lưu c Các nguyên tắc cơ bản đối với dịch vụ/ nhà cung cấp dịch vụ trong ATISA

 Là nguyên tắc cơ bản được đề cập tới đầu tiên

 Nguyên tắc NT trong ATISA yêu cầu Việt Nam phải đối xử với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của nước ASEAN khác không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam trong những hoàn cảnh tương tự

 Về phạm vi áp dụng: áp dụng đối với tất cả các biện pháp của Việt Nam có ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ

 Về cách giải thích nghĩa vụ: đối xử “không kém thuận lợi” hơn không có nghĩa là đối xử như nhau, ngang nhau hoặc giống hệt nhau

 Về điều kiện áp dụng: áp dụng đối với các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ASEAN khác trong “hoàn cảnh tương tự” với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước của Việt Nam

*Đối xử tối huệ quốc:

 Yêu cầu Việt Nam phải đối xử với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của một nước ASEAN khác trong hoàn cảnh tương tự không kém thuận lợi hơn đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước nào khác (ASEAN hay ngoài ASEAN) tại Việt Nam

 Về điều kiện: Áp dụng cho các dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong “hoàn cảnh tương tự”

 Về phạm vi: Khác với nguyên tắc NT, nguyên tắc MFN trong ATISA có nhiều ngoại lệ

 Yêu cầu Việt Nam không được sử dụng một số biện pháp hạn chế hoạt động cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp nước ASEAN khác trên lãnh thổ Việt Nam

*Hiện diện tại nước sở tại :

 Yêu cầu Việt Nam không được đặt ra các điều kiện sau đây đối với một nhà cung cấp dịch vụ từ nước ASEAN khác để được cung cấp dịch vụ qua biên giới cho khách hàng ở Việt Nam:

- Phải lập hoặc duy trì một văn phòng đại diện hoặc tổ chức dưới bất kỳ hình thức pháp lý nào khác (chi nhánh, doanh nghiệp…) tại Việt Nam

- Phải là người cư trú thường xuyên tại Việt Nam

*Nhân lực lãnh đạo : đòi hỏi Việt Nam không được đặt ra yêu cầu về quốc tịch cụ thể của các cá nhân ở vị trí lãnh đạo của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hiệp hội

18 Ý bổ sung nếu đề hỏi: Phương pháp mở cửa thị trường dịch vụ trong ATISA: Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong các Hiệp định mở cửa thương mại dịch vụ thường được thực hiện theo một trong hai phương pháp: “chọn-cho” và “chọn-bỏ” Cam kết ATISA về mở cửa thị trường được thực hiện theo phương pháp “chọn-bỏ”

ACIA

 Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng 2/2009 và có hiệu lực từ 29/3/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998)

 Hiệp định ACIA bao gồm 4 nội dung chính là Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư, Thuận lợi hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư a Các nghĩa vụ chính về đầu tư i) Các nghĩa vụ về không phân biệt đối xử

- Đối xử Quốc gia (NT): Mỗi Thành viên cam kết dành cho các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ nước Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư nước mình

- Đối xử Tối huệ quốc (MFN): Mỗi Thành viên cam kết dành cho các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ nước Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ bất kỳ nước Thành viên hay ngoài Thành viên ASEAN nào, trừ 1 số trg hợp sau:

- Các yêu cầu về thực hiện (performance requirement): ACIA khẳng định lại các quy định trong Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO (Hiệp định TRIMS)

- Các yêu cầu về Quản lý cấp cao và Ban giám đốc (Senior Management and Board of

Directors): các Thành viên không được đặt ra yêu cầu về quốc tịch của nhân sự quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, trừ khi có bảo lưu rõ ràng trong Hiệp định Tuy nhiên, các Thành viên có thể yêu cầu đa số nhân sự trong ban giám đốc phải thuộc một quốc tịch nào đó ii) Các nghĩa vụ về bảo hộ đầu tư

ACIA bao gồm rất nhiều các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho cho các nhà đầu tư nước ngoài và các khoản đầu tư của họ khi đầu tư vào một nước ASEAN, trong đó có các quy định về đối xử công bằng và thỏa đáng, tự do chuyển tiền (vốn, lợi nhuận ) ra nước ngoài, đảm bảo an ninh, an toàn, không bị trưng thu trưng dụng tài sản bất hợp lý… b Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định

+ Mở cửa đầu tư : Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng, nghề cá, dịch vụ liên quan đi kèm với các lĩnh vực trên và các lĩnh vực khác được sự đồng ý của tất cả các nước thành viên

+ Chống phân biện đối xử trong đầu tư (đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia)

 Theo nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), mỗi Quốc gia Thành viên cam kết đối xử với nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khác không kém thuận lợi hơn nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư nước mình trong việc cấp phép,

19 thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành và buôn bán hoặc các sắp xếp đầu tư khác trong lãnh thổ của mình

 Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), mỗi Quốc gia Thành viên cam kết dành cho các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ Quốc gia Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà họ dành cho các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ bất kỳ nước Thành viên hay không phải Thành viên ASEAN nào trong việc cấp phép, thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành và buôn bán hoặc các sắp xếp đầu tư khác

 Các quy định về bảo hộ đầu tư được đưa vào Điều 12 (Bồi thường trong trường hợp mất ổn định), Điều 13 (Chuyển tiền), Điều 14 (Tịch biên và bồi thường), Điều 15 (Thế quyền), Điều 28-41 (Các quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước thành viên) Các quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và các khoản đầu tư của họ khi đầu tư vào một nước ASEAN, cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài và khoản đầu tư của họ phải được đối xử công bằng và thỏa đáng, hay họ được quyền tự do chuyển tiền (vốn, lợi nhuận…) ra nước ngoài, đảm bảo an ninh, an toàn, không bị trưng thu trưng dụng tài sản bất hợp lý…

 ACIA quy định các nước thành viên phải “đối xử bình đẳng và công bằng” với các nhà đầu tư, “bảo hộ đầy đủ” đối với các khoản đầu tư và các lợi ích khác của nhà đầu tư

 Đặc biệt, ACIA đưa vào một Cơ thể Giải quyết tranh chấp Nhà nước-nhà đầu tư nước ngoài (ISDS) cho phép nhà đầu tư khi có tranh chấp với nước nhận đầu tư có quyền kiện nước đó ra một cơ chế trọng tài độc lập

+ Xúc tiến đầu tư : Xúc tiến đầu tư được tiến hành thông qua các hình thức như phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty xuyên nước; bổ sung công nghiệp và mạng lưới sản xuất; tổ chức đoàn khảo sát đầu tư tập trung phát triển tổ hợp khu vực và mạng lưới sản xuất; tổ chức và hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư, quy định, chính sách đầu tư và trao đổi những vấn đề có liên quan khác

+ Thuận lợi hóa đầu tư : Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thông qua các biện pháp chủ yếu như tạo môi trường cần thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư; phổ biến thông tin liên quan đến đầu tư (bao gồm quy định, quy tắc, chính sách); thành lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng cố cơ sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường đầu tư nội khối; tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề đầu tư; cung cấp dịch vụ tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp.

MNP

- Giới thiệu: Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP) được ký ngày 19/11/2012 tại Phnom Penh, Campuchia với mục tiêu dỡ bỏ đáng kể các rào cản đối với việc di chuyển tạm thời qua biên giới của các thể nhân tham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước ASEAN

+ Hiệp định này áp dụng đối với các quy định ảnh hưởng tới việc di chuyển tạm thời qua biên giới của thể nhân của một nước ASEAN sang lãnh thổ của nước ASEAN khác trong các trường hợp:

 Khách kinh doanh (business visitors)

 Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

 Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng

 Một số trường hợp khác quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết về Di chuyển thể nhân của mỗi nước đính kèm theo Hiệp định này

+ Hiệp định không áp dụng đối với các quy định của một nước ASEAN liên quan tới việc hạn chế tiếp cận thị trường lao động của người lao động các nước ASEAN khác Việc mở cửa thị trường lao động của mỗi nước chỉ áp dụng cho các ngành nghề được quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết của nước đó và thuộc một trong 4 trường hợp trên

 So sánh cam kết WTO và Pháp luật Việt Nam: Các cam của Việt Nam trong MNP phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO và các quy định pháp luật nội địa của Việt Nam

 Hiệp lực: Hiệp định này hiện vẫn chưa có hiệu lực do một số nước ASEAN chưa hoàn tất thủ tục phê chuẩn

Phạm vi điều chỉnh của MNP

- MNP chỉ đặt mục tiêu điều chỉnh một phần vấn đề tự do di chuyển thế nhân liên quan đến một số đối tượng cụ thể được đánh giá là lao động có kỹ năng, có chuyên môn cao

- Hiệp định này sẽ chỉ áp dụng cho các biện pháp ảnh hưởng việc tạm thời nhập cảnh và tạm thời lưu trú của các thế nhân từ một nước thành viên vào lãnh thổ của một nước thành viên khác

Cam kết của các nước Asean về di chuyển thể nhân

+ Về số lượng các lĩnh vực dịch vụ được cam kết giữa các nước thành viên có sự khác nhau: Trong số 154 phân nhóm ngành dịch vụ thì cam kết nhiều nhất là Brunei và Campuchia: cam kết

153 phân nhóm ngành, Myanmar chỉ cam kết 59 nhóm ngành Tính trung bình các quốc gia ASEAN đã có cam kết di chuyển tự do cho 110/154 phân nhóm ngành

+ Về mức độ cam kết: Thời gian lưu trú cho phép đối với từng nhóm đối tượng có sự khác nhau giữa các nước thành viên:

 Thời gian lưu trú tạm thời cho phép đối với nhóm đối tượng là khách kinh doanh được cam kết từ khoảng 30 ngày (Lào và Campuchia) hoặc 60 ngày (Indonesia và Philippines) đến

90 ngày (Malaysia, Thái Lan, Việt Nam)

 Thời gian lưu trú tạm thời đối với nhóm đối tượng là thể nhân di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là từ 1 tháng (Lào) hoặc 3 năm (Brunei, Việt Nam) đến 10 năm (Malaysia: Không vượt quá 10 năm)

 Thời gian lưu trí tạm thời đối với người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (chỉ có 3 quốc gia có cam kết) là không quá 90 ngày (Việt Nam), không quá 1 năm (Philippines) đến không quá 2 năm (Campuchia)

Cam kết về cắt giảm thuế quan của Nhật Bản và Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản- AJCEP ký ngày 3 tháng 4 năm

2008 và có hiệu lực thực hiện ngày 15/8/2008

 Cam kết cắt giảm thuế quan của VN cho Nhật Bản:

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 8231 dòng thuế (chiếm 88.6% tổng Biểu) trong vòng

16 năm, gần 100 dòng thuế cắt giảm xuống 5% và khoảng 10% số dòng thuế còn lại cắt giảm một phần thuế suất hoặc không cam kết

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 24/2015/BTC-TT ngày 14/2/2015 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện AJCEP giai đoạn 2015-2018

- Năm 2015, có 2874 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 30% tổng biểu thuế)

- Năm 2018, Việt Nam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế, tập trung vào các nhóm mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược

 * Cam kết cắt giảm thuế của Nhật Bản cho Việt Nam:

Tính tới thời điểm ngày 1/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam Đến năm 2019, sẽ có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế Đối với các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam, phần lớn được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, điện thoại, máy vi tính, đồ điện gia dụng, sản phẩm nhựa, giấy

Cam kết cắt giảm thuế quan của Australia - New Zealand và Việt Nam trong Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA)

 Cam kết cắt giảm thuế của Úc và Niu Di lân dành cho Việt Nam

Từ năm 2015, Úc đã xóa bỏ thuế quan khoảng 97% dòng thuế (chỉ còn duy trì thuế suất thấp dưới 10% đối với một số sản phẩm như: măng tre, chỉ phẫu thuật, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ sắt thép, vải các loại…)

Từ năm 2015, Niu Di lân đã xóa bỏ thuế quan cho khoảng 91% dòng thuế (chỉ còn duy trì thuế suất thấp dưới 10% đối với một số sản phẩm như: bánh, kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, gỗ và sản phẩm gỗ, hóa chất, linh kiện, phụ tùng ô tô, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…) Đến năm 2022 (cuối lộ trình) cả Úc và Niu Di lân sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan (toàn bộ Biểu thuế) cho hàng hóa các nước ASEAN

 Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam

Từ năm 2018, xóa bỏ 86% số dòng thuế trong Biểu thuế Đến năm 2022 (năm cuối lộ trình) xóa bỏ 92% số dòng thuế trong Biểu thuế (bao gồm cả các mặt hàng như chăn nuôi; dược phẩm; đường; gạo; gỗ; giấy; hóa chất; mỹ phẩm…)

8% số dòn thuế còn lại được cắt giảm theo lộ trình riêng hoặc được giữ nguyên thuế suất (ví dụ các mặt hàng như hóa quả (cam,quýt); rượu bia, xì gà, dầu mỏ, lá thuốc lá, một số sản phẩm sắt, thép, xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa…

CÁC NƯỚC ASEAN 6: SING, MALAY, INDO, THÁI, PHILIP, BRUNEY

KINH TẾ SINGAPORE

- Vị trí : Nằm ở trung tâm khu vực ĐNA, nhỏ nhất ĐNÁ

- Khí hậu: Chủ yếu là khí hậu xích đạo, khá ổn định, phân thành 2 mùa rõ rệt

- Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng chủ yếu Người Hoa là dân tộc lớn nhất ở Singapore, chiếm đến 76% dân số trên cả nước Tính đến năm 2022, dân số Singapore ước tính là 5.967.114 người

- Văn hóa: tôn giáo tại Singapore rất đa dạng và đặc sắc Hồi giáo là đạo chính ở đây; người theo đạo này sẽ không được uống rượu, ăn thịt lợn và các đồ ăn được chế biến từ lợn

- Singapore không có nguồn tài nguyên, nước ngọt hay là lương thực Đa phần thực phẩm đều nhập từ bên ngoài và diện tích cũng rất nhỏ Những ngành phát triển và các lĩnh vực ở Singapore phải kể đến là:

 Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển

 Chế tạo và lắp ráp linh kiện điện tử

- Nền kinh tế Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển hiện đại Quốc gia này được mệnh danh là một trong 4 con rồng châu Á

- Trong năm 2021, Singapore đứng vị trí thứ 4 về GDP trong khu vực ĐNA với 364 tỷ USD GDP bình quân đầu người của Singapore vào năm 2021 là 72,794.00 USD/người theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới Theo đó chỉ số GDP bình quân đầu người Singapore tăng 12,064.55 USD/người so với con số 60,729.45 USD/người trong năm 2020

2 Thương mại a Thương mại hàng hóa

- Trong tháng 8/2022, tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt gần 122 tỷ SGD, tăng 26,02%, trong đó XK đạt 63,4 tỷ SGD, tăng 21,85% và NK hơn 58,5 tỷ SGD, tăng 30,89% so với tháng 8/2021

- 8 tháng đầu 2022, Trung Quốc, Malaysia và Mỹ là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt: 116,3 tỷ SGD, 103,3 tỷ SGD và 89,2 tỷ SGD Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11, với kim ngạch TM hai chiều 21,5 tỷ SGD, tăng 24,32%

- Singapore là một trong những thị trường rộng mở với kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới Nước này có rất ít hoặc không có các hạn chế nhập khẩu hoặc hàng rào phi thuế quan vượt quá tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế (OIE và Codex) Hơn 99% sản phẩm nhập khẩu của Singapore được miễn thuế (trừ ô tô, xăng dầu, rượu, thuốc lá, v.v.) Quốc gia này được biết đến là thị trường trung chuyển, tạm nhập tái xuất lớn, chiếm khoảng 43% giá trị hàng hóa nhập khẩu của Singapore

- Giá trị nhập khẩu hàng hóa (2021) vào Singapore là 406 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020

- Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Singapore là Mạch tích hợp ($65,2 tỷ), Dầu mỏ tinh chế ($50 tỷ), Dầu thô ($22,5 tỷ), Vàng ($15,1 tỷ) và Tua bin khí ($7,43 tỷ), nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc ($53,9 tỷ), Malaysia ($49,6 tỷ), Đài Bắc Trung Hoa ($34,1 tỷ), Hoa Kỳ ($32,5 tỷ) và Nhật Bản ($18,2 tỷ)

Vào năm 2021, Singapore là nhà nhập khẩu mỡ Bò, Cừu và Mỡ dê ($635M) và Lợn và Mỡ Gia Cầm ($289M) lớn nhất thế giới

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa (2021) là 457 tỷ USD tăng 22% so với năm 2020

- Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Singapore là Mạch tích hợp ($77 tỷ), Dầu mỏ tinh chế ($40,8 tỷ), Vàng ($18,6 tỷ), Thuốc đóng gói ($10,4 tỷ) và Máy móc có chức năng riêng ($8,33 tỷ), xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc ($56,8 tỷ) ), Hồng Kông ($54,5 tỷ), Hoa

Kỳ ($28,1 tỷ), Malaysia ($27,7 tỷ) và Indonesia ($18,4 tỷ)

Vào năm 2021, Singapore là nhà xuất khẩu Máy gia công kính lớn nhất thế giới ($1,6 tỷ) b Thương mại dịch vụ

- Năm 2020, Singapore đã xuất khẩu dịch vụ trị giá 260 tỷ đô la Các dịch vụ hàng đầu được Singapore xuất khẩu vào năm 2020 là Dịch vụ kinh doanh, chuyên nghiệp và kỹ thuật khác ($89,8 tỷ), Vận tải đường biển ($80 tỷ), Dịch vụ tài chính ($36,4 tỷ), Phí bản quyền và phí giấy phép khác ($10,7 tỷ) và Dịch vụ bảo hiểm ( $8,26 tỷ)

Dịch vụ vận tải là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu

- Các dịch vụ hàng đầu được Singapore nhập khẩu vào năm 2020 là Dịch vụ kinh doanh, chuyên nghiệp và kỹ thuật khác ($71,5 tỷ), Vận tải đường biển ($68,9 tỷ), Vận tải hàng không ($19,5 tỷ), Thương mại và các dịch vụ liên quan đến thương mại khác ($15,7 tỷ) và Khác tiền bản quyền và phí giấy phép ($15,2 tỷ)

- Đối tác hàng đầu trong thương mại dịch vụ của Singapore là Liên minh Châu Âu (Eu), Hoa Kỳ (Mỹ), các nước trong ASEAN, NB, TQ

- Thực trạng môi trường đầu tư:

 Trong những năm qua, Singapore được xem là quốc gia thành công nhất trong khu vực ASEAN về thu hút FDI ổn định và bền vững qua các năm

 Đại dịch COVID19 xảy ra từ cuối tháng 12 năm 2019 và lan ra hơn 220 quốc gia và vùng lãnh, khiến cho cả thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng Sự cạnh tranh trong việc thu hút FDI trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Tuy nhiên, trước bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID19,

Singapore vẫn chứng tỏ là điểm đến FDI đầy hấp dẫn

 Singapore là một trong số ít quốc gia trên thế giới cung cấp các ưu đãi và khấu trừ thuế theo ngành cụ thể Đây cũng là một trong những yếu tố khiến Singapore trở nên rất hấp dẫn đối với các doanh nhân nước ngoài

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore năm 2017 là 82,5 tỷ USD, tăng22,22% so với năm 2016 FDI của Singapore có những bước khởi sắc do nhữngtín hiệu phục hồi tích cực của kinh tế toàn cầu.Đầu tư trực tiếp nước ngoài củaSingapore năm 2018 là 73,92 tỷ USD, giảm 10,4% so với năm 2017 Đầu tư trựctiếp nước ngoài của Singapore năm 2019 là 106,32 tỷ USD, tăng 43,83% so vớinăm 2018 Với môi trường kinh tế canh tranh và thân thiện hàng đầu, cùng chínhsách thu hút FDI trên mọi lĩnh vực, Singapore là một trong những điểm đến đầutư hấp dẫn trên thế giới

 Theo Báo cáo đầu tư thế giới của Hội nghị Liên HiệpQuốc về Thương mại và Phát triển dòng vốn FDI vào Singapore đứng ở mức82,5 tỷ USD năm 2017, giảm nhẹ xuống còn 73,92 tỷ USD năm 2018, sau đó16 dần phục hồi và đạt đỉnh 106,32 tỷ USD năm 2019 Con số này giúp Singaporelọt vào top ba thị trường đầu tư quan tâm nhất toàn cầu, chỉ xếp sau Hoa Kỳ vàTrung Quốc

 Các nhà đầu tư chính ở Singapore là Hoa Kỳ (597 SGD/2021) , Vương quốc Anh (115 SGD/2021), Thụy Sĩ và Hà Lan

KINH TẾ MALAYSIA

- Quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền

- Biên giới biển và đất liền giáp nhiều quốc gia như: Brunei, Thái Lan, Indonesia, Philippines,…

- Bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của Malaysi

- Dân số Malaysia khoảng 33 triệu người, trong đó người Mã lai chiếm 59%,

- Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản

- Malaysia là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng và độc đáo nhất trên thế giới

- Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và công nghiệp hóa mới

- Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đường thủy qua eo biển Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt

- Đại dịch Covid-19 xảy ra đã làm thay đổi đáng kể nền kinh tế nước này Mức độ tăng trưởng kinh tế malaysia 2018 tính theo GDP là 358,71 tỷ USD, năm 2019 là 364,68 tỷ USD, đến năm

2020 ước tính là 336,33 tỷ USD GDP Malaysia giảm 17.1%, bị xếp vào danh sách các quốc gia có nền kinh tế hoạt động kém nhất ASEAN Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế Malaysia năm 2021 là $372,98 tỷ , tăng 10,57% so với năm 2020

2 Thương mại a Thương mại hàng hóa

 Theo DoSM- Cục Thống kê Malaysia, tổng kim ngạch ngoại thương của quốc gia Đông Nam Á này trong năm 2021 tăng gần 25% và lần đầu tiên đạt 2.000 tỷ RM (gần 450 tỷ USD) sau khi ghi nhận mức tăng trưởng âm trong hai năm liên tiếp

 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng 26,1% với tổng giá trị đạt kỷ lục 1.200 tỷ

RM (270 triệu USD), được thúc đẩy từ cả xuất khẩu trong nước và tái xuất.Trong năm vừa qua, Trung Quốc và các nước ASEAN, Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản là các thị trường xuất khẩu chính của Malaysia Các sản phẩm điện, điện tử, xăng dầu, dầu cọ là các mặt hàng xuất khẩu chính

 Giá trị hàng hóa nhập khẩu của Malaysia năm 2021 cũng ghi nhận mức tăng 23,3% với tổng giá trị là 987,3 tỷ RM (221,8 tỷ USD) Đối tác nhập khẩu : Trung Quốc, Singapore , Liên minh châu Âu, Indonesia , Đài Loan, Mỹ và Hàn Quốc Mặt hàng nhập khẩu : vi mạch điện tử ; Dầu mỏ; dầu thô; gạo,… b.Thương mại dịch vụ

 Ngành xuất khẩu dịch vụ đã giảm xuống còn 92,6 tỷ ringgit từ mức 170,2 tỷ ringgit trong năm trước đó sau khi có sự gián đoạn trong hoạt động của các ngành dịch vụ chủ chốt, cụ thể như giao thông và du lịch

 Tương tự như vậy, nhập khẩu trong ngành dịch vụ giảm xuống 140,1 ringgit từ mức 181,1 tỷ ringgit trong năm 2019

 Năm 2020, Malaysia ghi nhận 4,3 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2020, giảm đáng kể xuống đến 83,4% so với năm 2019 sau khi các quốc gia trên thế giới đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại

 Tuy nhiên, xuất khẩu đường biển và các phương tiện vận tải khác, đặc biệt là dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh, đã tăng lần lượt là 7,7 tỷ ringgit và 2,4 ringgit

 Ngược lại, các dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin đã thành công trong suốt năm

2020 do hầu hết các hoạt động đều chuyển sang các hình thức teleworking, video, điện toán đám mây và các dịch vụ số khác

 Dịch vụ xuất khẩu chủ lực: kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, viễn thông

 Dịch vụ nhập khẩu chủ lực: vận chuyển, kinh doanh, viễn thông, du lịch,

Thực trạng môi trường đầu tư

 Năm 2021, Malaysia đã ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 48,1 tỷ

 Hưởng lợi lớn nhất là lĩnh vực sản xuất với 29,5 tỷ RM, tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với

12 tỷ RM và khai thác mỏ 5,8 tỷ RM Đối tác đầu tư:

 Giới chức Bộ Đầu tư và Phát triển Malaysia MIDA cho biết, Trung Quốc, Singapore và

Hà Lan là ba quốc gia rót vốn FDI nhiều nhất vào Malaysia, chủ yếu đầu tư vào các khu vực kinh tế chung, chiếm hơn 50% tổng số vốn FDI được phê duyệt trong năm 2020

Hiện nay ngành sản xuất chế tạo vẫn là ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn FDI tại Malaysia, tiếp đến là khu vực dịch vụ, khai thác đá và khoáng sản Ngành nông, lâm ngư và xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu FDI theo ngành của Malaysia

Thuận lợi của MalAY để thu hút đàu tư:

 Tiếp cận với các thị trường khác trên thế giới thông qua các tuyến đường thủy và hàng không thuận tiện. > hđ xnk

 Tiếp cận các thị trường quan trọng khác trên thế giới, bao gồm các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và châu Âu Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế đến Malaysia để tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác

- Với dân số đông đúc, Malaysia có một nguồn lao động dồi dào, nhu cầu tiêu dùng lớn, tiềm năng thị trường lớn, cơ hội đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước này

- Giàu tài nguyên thiên nhiên: Các nhà đầu tư từ các nước khác có thể sử dụng các tài nguyên và kỹ thuật tiên tiến của Malaysia để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và cạnh tranh trên thị trường quốc tế

- Nền văn hóa đa dạng, đóng góp cho việc thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư Sự đa dạng này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh doanh như thực phẩm, văn hóa, du lịch

- Khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ cung cấp sự ổn định và bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn vốn mong muốn các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ

- Đối với đầu tư nước ngoài, Malaysia có những hình thức ưu đãi, hỗ trợ thông qua các chính sách thuế và các biện pháp phi thuế

KINH TẾ INDONESIA

 Nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp

 Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo" vì lãnh thổ của nước này bao gồm 13.487 hòn đảo [11][12] với dân số ước tính đạt hơn 279 triệu người (năm 2022), xếp thứ 4 thế giới và đứng thứ 3 châu Á

 Năm 2020, nền kinh tế Indonesia có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, xếp thứ

 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia vào năm 2021 là 1,186.09 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới Theo đó chỉ số GDP Indonesia tăng 127.40 tỷ USD so với con số 1,058.69 tỷ USD trong năm 2020

2 Thương mại a Thương mại hàng hóa

 Về kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Indonesia đầu tiên có thể kể đến là dầu cọ, cao su và ca cao

 Là nước sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới Bởi Indonesia là đất nước có tài nguyên rừng, với một diện tích rừng rộng lớn, trữ lượng rừng cao, hệ sinh thái đa dạng, phong phú nên ngành lâm nghiệp của Indonesia rất phát triển, đây là một ngành kinh tế quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Indonesia

 Đất nước này còn có lợi thế sản xuất và xuất khẩu than đá lớn thứ hai thế giới và bánh than, Gas, dầu khí

 Được mệnh danh là “xứ sở vạn đảo” với hơn 17.000 đảo lớn nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho Indonesia phát triển ngành thủy hải sản Giá trị xuất khẩu thủy hải sản của Indonesia đứng thứ 13 thế giới và mang lại nguồn thu khổng lồ, đóng góp vào GDP đất nước năm

 Những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Indonesia là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật, Ấn Độ và Singapore

 Indonesia là nước chiếm vị trí quan trọng và lâu đời trong ngành công nghiệp dầu khí quốc tế Tuy nhiên gần đây sản xuất đã không đáp ứng đủ nhu cầu nên phải nhập khẩu tinh dầu khí, dầu thô Ngoài ra, lý do mà Indonesia phải nhập khẩu dầu vì lượng dầu tiêu thụ tăng mạnh ở Indonesia do tăng trưởng kinh tế Nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng đã được kích thích bởi chính sách của chính phủ vì các khoản trợ cấp nhiên liệu hào phóng

 Ngoài ra Indonesia còn nhập khẩu các mặt hàng như: điện thoại, phụ tùng xe và gas dầu khí

 Thị trường nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan

33 b Thương mại dịch vụ (tham khảo fao)

- Khu vực dịch vụ đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế trong 10 năm trở lại đây và tới hơn 50% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia Do dịch bệnh Covid bùng phát, mọi hoạt động thương mại quốc tế đều bị hạn chế Năm 2019 giá trị xuất khẩu dịch vụ thương mại của Indonesia là 30.911.000 USD nhưng đến năm 2021 đã giảm mạnh hơn một nửa chỉ còn 13.581.000 USD

- Vận tải là dịch vụ thuế mạnh của Indonesia do Indonesia là quốc đảo lớn nhất thế giới nằm ở Đông Nam Á, giữa lục địa châu Á và châu Đại Dương, nơi giao nhau giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Indonesia có 17.508 hòn đảo, trong đó có một số đảo lớn Jilui Java, Sumatra, Kalimantan (trên đó có 1782 km đường biên giới với Malaysia) Đường bờ biển dài 54.716 km nên nó có lợi về giao thông vận tải đặc biệt là về đường biển

 Giá trị nhập khẩu dịch vụ thương mại của Indonesia tăng mạnh đạt cao nhất vào năm 2019 với 39.203.000 USD nhưng lại giảm mạnh vào 2 năm sau đó cụ thể là còn 28.661.000 USD năm 2021

 Năm 2021, vận tải là dịch vụ có kim ngạch nhập khẩu cao nhất

 Một số dịch vụ khác và dịch vụ viễn thông máy tính thông tin cũng có giá trị nhập khẩu cao

- Bộ trưởng Đầu tư Indonesia, ông Bahlil Lahadalia cho biết, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động mạnh, dòng vốn FDI vào Indonesia năm 2022 vẫn tăng 44,2% so với một năm trước và chiếm 54,2% tổng đầu tư tại Indonesia năm 2022

- Theo Bộ trưởng Lahadalia, Indonesia là một trong những quốc gia có tốc độ tăng FDI cao nhất thế giới nhờ sự ổn định chính trị cũng như các chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài của chính quyền Tổng thống Joko Widodo

- Năm 2022, tổng đầu tư trong nước và nước ngoài của Indonesia đạt hơn 84 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra và đã tạo ra hơn 1,3 triệu việc làm mới trên khắp Indonesia Tại Indonesia, các ngành công nghiệp kim loại, máy móc và thiết bị nhận được nhiều vốn FDI nhất, lên tới 10,96 tỷ năm 2022 Tiếp đó là các lĩnh vực khai khoáng (5,1 tỷ USD); hóa chất và dược phẩm (4,5 tỷ USD); vận tải và viễn thông (4,1 tỷ USD); cung cấp điện, khí đốt, nước (3,8 tỷ USD); công nghiệp thực phẩm (2,4 tỷ USD); nông nghiệp và chăn nuôi (1,8 tỷ USD); dịch vụ (1,6 tỷ USD)…

- Theo dữ liệu của chính phủ Indonesia, nước láng giềng Singapore tiếp tục là nguồn FDI lớn nhất của Indonesia năm 2022, với khoản đầu tư lên tới 13,3 tỷ USD Các nhà đầu tư nước ngoài lớn khác gồm Trung Quốc (8,2 tỷ USD); Hồng Công (Trung Quốc) (5,5 tỷ USD); Nhật Bản (3,6 tỷ USD); Malaysia (3,3 tỷ USD); Mỹ (3 tỷ USD), Hàn Quốc (2,3 tỷ USD)

Thuận lợi thu hút đầu tư:

- DT lớn nhất trong các quốc gia kv ĐNÁ, dt đường bờ biển lớn  thuận lợi giao thg xuất nhập khẩu đg biển

- Dân số đông đảo gần 260 triệu dân,  lực lượng đông đảo cho nguồn lao động vai trò ng tiêu dùng tạo thị trg tiêu dùng tiềm năng cho nhà sx, đầu tư

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào (gỗ, tài nguyên thủy sản, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, kim loại) đk thuận lợi cho các nhà đầu tư sd, khai thác

- Sự lành mạnh của ngành tài chính ngân hàng tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho tăng trưởng bền vững

KINH TẾ THÁI LAN

 Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn vào du lịch và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP Đây là nền kinh tế lớn thứ

2 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia)

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong giai đoạn 2010 – 2019 giữ ở mức khá ổn định Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng âm và tụt giảm nghiêm trọng Tuy nhiên, bằng những biện pháp của chính phú, kinh tế Thái Lan đang dần phục hồi trở lại

 Thái Lan được xem là một cửa ngõ để tiếp cận các nền kinh tế mới nổi của khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông

 Thái Lan có diện tích 513.115 km2, biên giới giáp với Malaysia (phía nam), Myanmar (phía tây bắc), Lào (phía bắc đông bắc) và Campuchia (đông nam), toàn bộ bờ biển phía đông từ Campuchia sang Malaysia giáp với vịnh Thái Lan và bờ biển phía tây giáp với biển Andaman

2 Thương mại a Thương mại hàng hóa

- 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan năm 2021 là máy móc, thiết bị cơ khí, v.v (44,8 tỷ USD), máy móc và thiết bị điện (40,1 tỷ USD), phương tiện không phải đường sắt hoặc xe điện (31,7 tỷ USD), cao su và các mặt hàng (19,7 tỷ USD) ), nhựa và các sản phẩm (15,5 tỷ USD), ngọc trai và đá quý (9,9 tỷ USD), nhiên liệu khoáng và dầu (9,6 tỷ USD), trái cây và hạt ăn được (6,1 tỷ USD), thịt chế biến sẵn (6,0 tỷ USD), và hóa chất hữu cơ (5,6 tỷ USD)

10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan năm 2021 là Hoa Kỳ (41,3 tỷ USD), Trung Quốc (36,6 tỷ USD), Nhật Bản (24,6 tỷ USD), Việt Nam (12,3 tỷ USD), Malaysia (11,9 tỷ USD), Hồng Kông (11,4 tỷ USD) tỷ USD), Úc (10,7 tỷ USD), Singapore (8,8 tỷ USD), Indonesia (8,8 tỷ USD) và Ấn Độ (8,4 tỷ USD)

Là một quốc gia ở lục địa châu Á, Thái Lan xếp thứ 24 về nhập khẩu toàn cầu vào năm 2021, nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 269,1 tỷ USD

Thái Lan nhập khẩu nhiều nhất máy móc và thiết bị điện trị giá 53,0 tỷ USD vào năm 2021 Các danh mục nhập khẩu chính khác là nhiên liệu khoáng và dầu (41,3 tỷ USD), máy móc, thiết bị cơ khí, v.v (30,0 tỷ USD), sắt thép (15,3 tỷ USD) ), ngọc trai và đá quý (12,4 tỷ USD), nhựa và các

38 sản phẩm (10,7 tỷ USD), các phương tiện khác ngoài đường sắt và xe điện (10,2 tỷ USD), các sản phẩm bằng sắt và thép (7,3 tỷ USD), đồng và các sản phẩm (6,3 tỷ USD) tỷ USD), và thiết bị quang học, chụp ảnh, y tế (6,3 tỷ USD)

10 đối tác nhập khẩu hàng đầu của Thái Lan vào năm 2021 là Trung Quốc (66,6 tỷ USD), Nhật Bản (35,6 tỷ USD), Hoa Kỳ (14,6 tỷ USD), Malaysia (12,0 tỷ USD), Đài Bắc, Trung Quốc (10,5 tỷ USD) ), Hàn Quốc (9,9 tỷ USD), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (9,8 tỷ USD), Indonesia (8,2 tỷ USD), Singapore (7,3 tỷ USD) và Việt Nam (6,9 tỷ USD) b Thương mại dịch vụ (chính sách fao)

 Thái Lan được biết đến là một đất nước lý tưởng và phù hợp đối với khách du lịch quốc tế muốn đến tham quan Chính vì vậy, du lịch được coi là ngành mũi nhọn trong thương mại dịch vụ Những yếu tố làm nên sự phát triển của ngành du lịch Thái Lan đó là sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất, dịch vụ đạt chuẩn quốc tế, khách hàng luôn được coi là thượng đế, ẩm thực phong phú và hướng phát triển du lịch mới lạ rất hấp dẫn

 Ngành dịch vụ chiếm khoảng 58% tổng GDP, trong đó du lịch đóng góp phần lớn, tỷ trọng đóng góp chiếm khoảng 20% tổng GDP (số liệu năm 2020)

 khi đại dịch Covid - 19 bùng phát, Thái Lan buộc phải đóng cửa ngành du lịch Lượng khách quốc tế giảm xuống còn 6,7 triệu vào năm 2020, tạo ra doanh thu khoảng 300 tỷ baht, xuống 427.869 du khách vào năm 2021 và tăng lên 11 triệu vào nửa cuối năm 2022 sau khi Thái Lan mở cửa trở lại

 Với sự phát triển của Cộng đồng Kinh tế Châu Á (AEC), vị thế của Thái Lan như một trung tâm giao thông cho Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) đã được củng cố

 Ngành GTVT Thái Lan hiện đóng góp trực tiếp 7% vào tổng GDP của quốc gia này, trong đó giao thông đường bộ chiếm phần lớn tỷ trọng

Dòng FDI vào Thái Lan

 Hiện nay, Thái Lan đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài khu vực nhờ vào môi trường đầu tư thuận lợi và nền kinh tế đa dạng

 Theo Thống kê của Ngân hàng Thế giới, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thái Lan đã tăng từ 9,7 tỷ USD vào năm 2015 lên 12,4 tỷ USD vào năm 2019 Tổng giá trị đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thái Lan trong năm 2020 đạt 11,7 tỷ USD, giảm 19% so với năm trước đó do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, đây vẫn là con số khá ấn tượng so với các nước khác trong khu vực Gần đây, FDI chiếm khoảng 65% tổng giá trị đầu tư với số tiền 660 tỷ baht (18,96 tỷ USD) thuộc 2.119 dự án mà Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BoI) đã phê duyệt trong năm 2022

 Công nghiệp chế biến và sản xuất: Đây là ngành thu hút nhiều đầu tư nhất tại Thái Lan

 Dược phẩm: Là một ngành được quan tâm nhiều tại Thái Lan,

 Du lịch và giải trí: Thái Lan là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới đặc biệt là dịch vụ massage, spa được nhiều người yêu thích với các địa điểm du lịch nổi tiếng như Bangkok, Phuket, Pattaya và Chiang Mai Ngoài ra, Thái Lan cũng đang tập trung vào phát triển các khu du lịch sinh thái và y tế Điều này cũng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ liên quan

 Đầu tư bất động sản: Thái Lan có một thị trường bất động sản phát triển và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở Bangkok, Pattaya, Phuket và các thành phố du lịch khác Hơn nữa, Thái Lan có nhu cầu cao về phát triển hạ tầng và nhà ở, vì vậy lĩnh vực đầu tư bất động sản thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là từ Trung Quốc,

 Công nghệ thông tin: Là lĩnh vực mới nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn tại Thái Lan

PHILIPPINE

 Philippines là một quần đảo gồm 7.107 đảo [101] và tổng diện tích, bao gồm cả vùng nước nội lục, là xấp xỉ 300.000 kilômét vuông

 Philippines nằm trên rìa tây của Vành đai lửa Thái Bình Dương, do vậy quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng từ hoạt động địa chấn và núi lửa

 Philippines là nước khá giàu tài nguyên trên đất liền và dưới biển, có nhiều khoáng sản như vàng, đồng, sắt, crom, măng-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt Quốc gia được ước tính có tài nguyên vàng lớn thứ nhì trên thế giới sau Nam Phi và là một trong những nơi có tài nguyên đồng lớn nhất thế giới

 Dân số hiện tại của Philippines là 110.622.490 người tính đến ngày 17/03/2021

 Hiện nay, kinh tế Philippines là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, theo các số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2020, quy mô nền kinh tế của quốc gia này xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan

 Philippines là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế khác nhau và ký kết nhiều hiệp định FTA Nhưng chủ yếu chỉ là các hiệp định ký kết cùng ASEAN như: Khu vực Mậu dịch

Tự do ASEAN (AFTA) 1992, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2009), Đến nay, Philippines chỉ có một hiệp định thương mại tự do song phương duy nhất là kí kết vào năm 2008 với Nhật Bản (VJEPA),

2 Thương mại a Thương mại hàng hóa

Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa bên ngoài của đất nước lên tới 17,75 tỷ USD 64,7% là hàng nhập khẩu, phần còn lại là hàng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực : sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị điện tử, trái cây, các loại hạt, hóa chất Đối tác xuất khẩu : Hoa Kỳ, hồng Koong, NB,, TQ, Sing

Các mặt hàng nk: Vật liệu thô, máy móc trang thiết bị, dầu, xe, hóa chất Đối tác: TQ, HQ, NB, Hoa Ky, Thái lan là đối tác nk lớn nhất b Thương mại dịch vụ

Dịch vụ xk: dịch vụ máy tính và thông tin, du lịch,, gtvt

Dịch vụ nk: du lịch, dv kinh doanh, gtvt, dịch vụ bh

 Philippines có vị trí kinh doanh chiến lược: Giáp hai tuyến đường thương mại lớn - Thái Bình Dương và biển Đông và tiếp cận tốt thị trường ASEAN 677 triệu dân Có thể đến được các thành phố trọng điểm của Châu Á chỉ trong vòng vài giờ bằng máy bay

 Tài nguyên dồi dào: Là quần đảo lớn thứ hai trên thế giới, Philippines cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản từ đất liền, biển đến tài nguyên khoáng sản Đây là nhà sản xuất đồng lớn nhất ở Đông Nam Á và nằm trong số mười nhà sản xuất vàng hàng đầu thế giới

 Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong kinh doanh ở Philippines Hầu hết hợp đồng, thư từ và các tài liệu liên quan khác đều được viết bằng tiếng Anh Người Philippines có trình độ nói tiếng Anh tốt và trình độ học vấn tương đối cao nhờ hệ thống giáo dục tốt

 Thị trường và nền kinh tế đang phát triển Philippines là một trong những nền kinh tế năng động nhất ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương trong giai đoạn 2010-2019 với tăng trưởng trung bình hàng năm tăng lên 6,4% Tuy nhiên, các biện pháp kiểm dịch cộng đồng và đại dịch COVID-19 được áp dụng trong nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế gây giảm mức tăng trưởng đáng kể vào năm 2020 Đến nửa đầu năm 2021, nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi với mức tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước

 Chi phí sinh hoạt thấp: Ở Philippines, chi phí sinh hoạt hàng ngày thấp một cách đáng ngạc nhiên và nó mang lại một mức chất lượng khá Trong những năm gần đây, số tiền mà một cư dân chi tiêu trung bình hàng ngày là 491 PHP tương đương với 9,78 USD Mức thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi người lao động ở mọi mức thấp Chi phí chi trả cho công nhân đối với các nhà đầu tư là rất khả quan

 Philippines đã ký kết với hơn 45 quốc gia với Hiệp định đánh thuế hai lần còn được gọi là Hiệp ước thuế Các quốc gia nằm trong khu vực TGPT của Philippines có thể được hưởng một số miễn trừ và ưu đãi trong khi nộp thuế

 Philippines là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực gia công quy trình kinh doanh (BPO)

 Nền kinh tế tự do hóa và thân thiện với doanh nghiệp Nền kinh tế mở cho phép sở hữu

100% vốn nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực và hỗ trợ hình thức đầu tư Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)

 Mở rộng cơ sở hạ tầng: Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đầy tham vọng mang tên

“Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng” trị giá khoảng 153 tỉ nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Philippines đang được thúc đẩy hoàn thành

 Trong nhiều năm trở lại đây chính phủ Philippines tích cực mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế thông vua nhiều chính sách ưu đãi áp dụng trong các khu thương mại tự do

 Thiên tai, đặc biệt là bão là nguyên nhân gây thiệt hại rất lớn đến Philippines

 Philippines phải đối mặt với cuộc chiến chống tham nhũng Philippines xếp hạng thứ 139 trong số 180 nước có chỉ số tham nhũng cao nhất do Cơ quan Minh bạch quốc tế đánh giá

 Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng gây cho Philippines những khó khăn: hệ thống giao thông và phân phối hàng hoá tụt hậu đẩy giá thành sản xuất và vận chuyển tăng cao,…

 Tình trạng xung đột tôn giáo và ly khai ở miền Nam Philippines Chính sự bất ổn ở miền

Nam Philippines đã tác động đến sự phát triển thu hút đầu tư

VIỆT NAM

 Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á Vị trí thuận lợi của Việt Nam từ xa xưa cũng đã góp phần quan trọng vào việc giao lưu của các nền văn hóa Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và sau này với các nền văn hóa phương Tây

 Giàu tài nguyên khoáng sản và sinh vật

 Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.460.806 người (06/03/2023)

 Đến nay, vị thế của Việt Nam thay đổi đáng kể trên thế giới và khu vực ASEAN Xếp hạng

25 thế giới, Việt Nam là nước trong top đầu của ASEAN về hấp dẫn vốn FDI, chỉ sau Singapore và Indonesia, vượt các nước trong khu vực trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI

 Thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa với cơ chế duy nhất một Đảng chính trị lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam

 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 của Việt Nam lần đầu tiên vượt 400 tỉ USD Theo Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021

2 Thương mại a.Thương mại hàng hoá

 Năm 2019 và 2020, do chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 nên tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giảm so với các năm trước Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu năm 2019 và 2020 đạt lần lượt là 8,58% và 6,36% Tuy nhiên, đến năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu của ViệtNam bắt đầu hồi phục, đạt 19,5%

 Tính riêng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%

 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 336,31 tỷ USD, Về thị trường xuất khẩu năm 2021, Hoa Kỳ đứng vị trí thứ nhất (chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu) ; Trung Quốc ; EU; các nước ASEAN; Hàn Quốc ; Nhật Bản

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,sắt thép các loại tăng 124,3%; xơ, sợi dệt các loại tăng 50,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 41%

 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 332,23 tỷ USD, Về nhập khẩu,Trung Quốc vẫn giữ vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 33,1% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 Sau Trung Quốc, Hàn Quốc là nguồn nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam Còn có ASEAN, NB,

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vẫn là 02 nhóm sản phẩm nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng từ 12,580 tỷ USD năm 2015 lên 20,422 tỷ USD trong năm 2019 Giai đoạn 2020 - 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam có xu hướng giảm còn khoảng 5, 262 tỷ USD năm 2021

Bảng 3: top 5 dịch vụ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2021

Phân ngành Giá trị( tỷ USD)

Dịch vụ xuất khẩu điện tử và viễn thông 22,95

Dịch vụ xuất khẩu du lịch 3,21

Dịch vụ xuất khẩu sản phẩm thủy sản 2,55

Dịch vụ xuất khẩu dầu khí 2,22

Dịch vụ xuất khẩu tài chính, bảo hiểm và quản lý tài sản 1,36

Bảng 4: Top 5 dịch vụ nhập khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2021

Phân ngành Giá trị ( tỷ USD)

 Trong vòng 6 năm trở lại đây, 2017 - 2022, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN Minh chứng cho điều này, đó là Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia ASEAN nhận được lượng vốn FDI lớn nhất khu vực, chỉ sau Singapore và Indonesia

 Năm 2020 đai dịch Covid bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế các nước trên Thế giới, tuy nhiên với việc kiểm soát tốt dịch và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện Việt Nam được xem là điểm đến thu hút của nhà đầu tư nước ngoài

 Tính riêng năm 2022, Việt Nam thu hút được 2.036 dự án, với tổng số vốn FDI đăng ký là 27.718 triệu USD Số dự án so với cùng kỳ năm 2021 tăng 17%;

 Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nhiều nhất với hơn 260,1 tỷ USD (chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư) các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 66,3 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư)

 Cho đến nay, Việt Nam đã thu hút FDI từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Trong đó, các đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á Cụ thể, trong nhiều năm qua Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore luôn dẫn đầu danh sách các nguồn FDI vào Việt Nam

Thuận lợi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam 2021

Sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay đến từ các yếu tố bên trong của nội tại của nền kinh tế và các tác động của yếu tố bên ngoài

BRUNEY

 Brunei là một quốc gia Đông Nam Á gồm hai phần tách rời với tổng diện tích là 5.765 kilômét vuông (2.226 dặm vuông Anh) trên đảo Borneo Quốc gia có 161 km bờ biển giáp biển Đông và có 381 km biên giới với Malaysia

 Hệ thống chính trị tại quốc gia do hiến pháp và truyền thống Quân chủ Mã Lai Hồi giáo chi phối Ba thành phần của Quân chủ Hồi giáo Mã Lai, Melayu Islam Beraja (MIB), là văn hóa

Mã Lai, Hồi giáo và khuôn khổ chính trị dưới quyền quân chủ Brunei có hệ thống pháp luật dựa theo Hệ thống pháp luật Anh, song bị luật shariah Hồi giáo thay thế trong một số trường hợp Hệ thống thống chính trị tại Brunei được đánh giá là ổn định chỉ đứng sau Singapore trong ASEAN

 Nền kinh tế Brunei như đặc điểm của nó, giữ được sự phát triển ổn định phần lớn là nhờ các hoạt động ngoại thương, nhất là khu vực xuất khẩu Brunei luôn có giá trị mậu dịch thặng dư khổng lồ Nguồn xuất khẩu chính là dầu mỏ và khí đốt, hằng năm chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brunei Brunei là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Malaysia Brunei cũng là nước sản xuất khí đốt lỏng lớn thứ 4 thế giới

 Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Brunei bao gồm: nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất( chiếm 78,5% tổng giá trị hàng hóa được xuất khẩu); hóa chất hữu cơ; máy móc lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi; máy bay, tàu vũ trụ và phụ tùng; cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xương sống khác

 Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong năm 2021 của Brunei là Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và Malaysia, trong đó thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất là Singapore (2,36 tỷ USD) chiếm 21,3% tổng giá trị xuất khẩu, theo sau là Nhật Bản (2,24 tỷ USD) chiếm 20,3% tổng giá trị xuất khẩu

 Nhập khẩu vào Brunei trong giai đoạn 2017 – 2021 có xu hướng ổn định, tăng dần qua các năm

 Xếp đầu danh sách những hàng hóa nhập khẩu hàng đầu của Brunei năm 2021 là nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất (5,69 tỷ USD) chiếm 66,4% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Brunei Các mặt hàng quan trọng khác được nhập khẩu của Brunei bao gồm: máy móc, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi (472,27 triệu USD); các phương tiện khác ngoài đường sắt, đường xe điện (268,95 triệu USD); máy móc điện và thiết bị điện (214,15 triệu USD) và dược phẩm (150,98 triệu USD)

 Ngoài Anh là bạn hàng truyền thống lâu đời thì Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia cũng là những bạn hàng nhập

54 khẩu lớn của Brunei Trong năm 2021, thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Brunei là Malaysia, với tổng giá trị nhập khẩu là 1,9 tỷ USD và Singapore với 747,46 triệu USD

 Trong giai đoạn 2017 – 2019, xuất khẩu dịch vụ của Brunei có xu hướng tăng Đến năm

2020, dưới tác động của đại dịch COVID-19, xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh, chỉ đạt ở mức

 Các dịch vụ hàng đầu mà Brunei xuất khẩu trong năm 2020 là vận tải (145 triệu USD); xây dựng (135 triệu USD); du lịch (38 triệu USD); hàng hóa và dịch vụ Chính phủ (18,5 triệu USD); viễn thông, dịch vụ máy tính và thông tin (7 triệu USD)

 Vận tải là dịch vụ được xuất khẩu nhiều nhất tại Brunei năm 2020 do quốc gia này tận dụng tốt vị trí địa lý mang tính chiến lược của mình, hưởng lợi từ hoạt động trung chuyển hàng hóa của các quốc gia

 Trong năm 2020, Brunei nhập khẩu dịch vụ với tổng giá trị 1,2 tỷ USD Các dịch vụ hàng đầu mà Brunei nhập khẩu trong năm 2020 là: các dịch vụ kinh doanh (457 triệu USD); vận tải (228 triệu USD); viễn thông, dịch vụ máy tính và thông tin (159 triệu USD); dịch vụ bảo trì và sửa chữa (120 triệu USD); du lịch (97 triệu USD)

Chính sách thương mại hàng hóa

Brunei có mức thuế rất thấp Lệnh sửa đổi thuế quan nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt năm

2017 được tạo ra với mục đích tạo thuận lợi cho thương mại, thu hút FDI và thực hiện các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do hiện hành

 Quy định về phi thuế

Brunei sử dụng rất ít các biện pháp phi thuế quan và chỉ sử dụng biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và biện pháp kỹ thuật (TBT) trong rào cản thương mại hàng hóa Biện pháp SPS là biện pháp được sử dụng nhiều nhất (3 biện pháp), kế đó là TBT (2 biện pháp) Brunei chỉ áp dụng duy nhất biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) đối với 2 ngành hàng Động vật sống và các sản phẩm và Sản phẩm nông sản, trong đó Động vật sống và các sản phẩm sử dụng 3 biện pháp SPS

 Các mặt hàng cấm xuất khẩu

Hàng bị cấm xuất khẩu ở Brunei là đá và sỏi

Brunei được xem là một điểm đến thân thiện của nhà đầu tư nước ngoài để thiết lập các cơ hội hợp tác đầu tư và thương mại Nhiều cơ hội tiếp cận thị trường được tìm kiếm và cải thiện tạo cơ hội hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương mở rộng ra thị trường nước ngoài Trong khoảng

10 năm từ 2010 đến năm 2020, dòng vốn FDI vào Brunei đã tăng từ 480,75 triệu USD năm 2010 lên mức 577.43 triệu USD vào năm 2020 Brunei đứng thứ 4 trong top 25 quốc gia giàu có nhất trên thế giới nhờ nguồn dầu mỏ khổng lồ trên vùng đảo Borneo

MYANMAR

 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar có thể thấy tăng đều qua các năm Tuy nhiên, khi nhìn vào cán cân xuất nhập khẩu ta lại thấy sự bất ổn định bởi nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu qua từng năm, điều này cho thấy sự thâm hụt cán cân thương mại rõ rệt

 Myanmar chủ yếu giao dịch với các nước láng giềng do hoàn cảnh chính trị và cơ sở hạ tầng yếu kém, nhưng sự thay đổi sang chế độ dân chủ có thể cho phép Myanmar tiếp cận các thị trường mới Là quốc gia nghèo nhất ASEAN, thị trường Myanmar có xu hướng bị bỏ qua

 Tổng hàng hóa xuất khẩu của Myanmar chiếm 6,5% tổng sản phẩm quốc nội tổng thể cho năm 2020 so với 5,3% cho năm 2019, dường như cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các sản phẩm được bán trên thị trường quốc tế đối với tổng hiệu quả kinh tế của Myanmar mặc dù dựa trên khung thời gian ngắn

 Dựa vào điều kiện tự nhiên đa dạng, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên và các nhiên liệu khoáng sản luôn là mặt hàng chiếm ưu thế trong xuất khẩu của Myanmar Các mặt hàng xuất khẩu chính khác bao gồm rau, gỗ, cá, quần áo, cao su và trái cây Trong đó, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên là sản phẩm xuất khẩu có giá trị nhất của Myanmar, chiếm 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

 Theo SMART Châu Âu là thị trường quan trọng nhất đối với hàng may mặc do Myanmar sản xuất SMART Myanmar, một dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ, đã ghi nhận 19 nhà máy được đăng ký cho đến nay cho sản xuất hàng may mặc hoặc giày dép

 Kim ngạch nhập khẩu của Myanmar cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực

 Ngành nhập khẩu chính: Myanmar chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu, dầu thực vật, xe cộ, dược phẩm, thiết bị xây dựng, polyme, lốp xe và máy móc

 Trung Quốc vừa là đối tác xuất khẩu nhiều nhất của Myanmar nhưng cũng là nơi cung cấp hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất cho họ Tiếp đó là Singapore,Thái Lan Indonesia Malaysia, Đức, Pháp

2 Thương mại dịch vụ Đánh giá chung về tình hình thương mại dịch vụ của Myanmar có thể thấy cán cân thương mại dịch vụ trong giai đoạn này đạt mức thặng dư khá cao cho một số ngành Đi đầu trong xuất khẩu dịch vụ là dịch vụ thương mại với giá trị 4,3 tỷ USD tiếp sau là sản xuất dịch vụ trên các đầu vào vật chất thuộc sở hữu của người khác đạt giá trị 1,2 tỷ USD, dịch vụ du lịch đạt mức xuất khẩu 0,5 tỷ USD

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), Myanmar được xếp hạng có mức tăng đột biến cao nhất trong số 20 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2019 Myanmar đứng đầu danh sách xếp hạng với lượng khách du lịch tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Puerto Rico (31,2%) và Iran (27,9%)

 Dịch vụ viễn thông Đối với Internet, tỷ lệ lan tỏa vẫn còn thấp, nhưng điều này có nghĩa là có rất nhiều chỗ cho sự phát triển trong tương lai Vào năm 2019/2020, một sự phát triển viễn thông quan trọng đang diễn ra đối với Myanmar với việc phóng vệ tinh Kacific-1

 Dịch vụ vận tải hàng không

Vận tải hàng không của Myanmar ở mức 1,24 triệu tấn-km vào năm 2020, giảm so với 8,3 triệu tấn-km của năm trước, với mức thay đổi 85,04% COVID-19 đã tấn công Myanmar vào giữa năm

2020, tiếp theo là cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 năm 2021, đã làm tê liệt sự phục hồi của lĩnh vực hàng không

Myanmar đang trong quá trình phát triển và cải cách sâu rộng Những năm vừa qua, Chính phủ Myanmar đã bắt tay vào một loạt các cải cách thể chế và quy định để mở cửa nền kinh tế của đất nước và thúc đẩy sự phát triển của nó giữ vai trò quan trọng trong WTO

Chính phủ Myanmar cam kết duy trì đà cải cách chương trình nghị sự hướng tới mở cửa thương mại nhiều hơn, đa dạng hóa nền kinh tế và phát triển sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp

Myanmar là một Thành viên tích cực, cam kết của WTO và các nguyên tắc của tổ chức này là các đèn định hướng chính cho chính sách thương mại của quốc gia này Myanmar đang xem xét trở thành một quan sát viên của Hiệp định WTO về Mua sắm Chính phủ

Hiện nay, tại Myanmar, các ngân hàng nước ngoài được phép cho các công ty trong nước vay bằng đồng nội tệ của Myanmar theo mức lãi suất cho vay tiêu chuẩn là 13%

Trong khi đó, về lĩnh vực du lịch, với việc nới lỏng các quy định thị thực của Bộ Lao động, Nhập cư và Dân số Myanmar đối với du khách Ðông - Nam Á, ngành du lịch Myanmar được kỳ vọng sẽ sôi động hơn trong những năm tới

CAMPUCHIA

Campuchia nằm trong khu vực Đông Nam Á tạo điều kiện giao tiếp dễ dàng trong lĩnh vực kinh tế du lịch với các nước láng giềng và thế giới Nằm trong vùng nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa Châu Á – Thái Bình Dương, mưa nhiều Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên rừng phong phú cùng với các tài nguyên khoáng sản, quặng kim loại thuận lợi để phát triển nông nghiệp, khai thác

 Năm 2022, Campuchia xuất khẩu tổng giá trị hàng hóa đạt 22,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2021

 Hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch lớn gồm: hàng may mặc, dệt may, giày dép chiếm trên 75%; còn lại 20% là các loại hàng hóa thuộc các nhóm thiết bị điện tử, phụ tùng thay thế phương tiện giao thông, xe đạp, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, gạo, mủ cao su, đường, sản phẩm nông nghiệp, thuốc lá, dây điện và một số sản phẩm khác 5%

 Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam là những thị trường xuất khẩu truyền thống và quan trọng của Campuchia

 Giá trị nhập khẩu của Campuchia năm 2022 là 29,9 tỷ USD

 Hàng hóa nhập khẩu có kim ngạch lớn gồm: dược phẩm, xăng dầu các loại, vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện giao thông, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, phân bón, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, thuốc lá, bia rượu và đồ giải khát, đường, mì chính, thức ăn gia súc, v.v…

 Campuchia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ Trung Quốc với tổng trị giá 9,470 tỷ USD, tiếp theo là Việt Nam, Thái Lan và Singapore với kim ngạch lần lượt là 3,617 tỷ USD, 3,542 tỷ USD và 3,169 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Campuchia và Việt Nam lên tới hơn 2,4 tỷ USD

B Thương mại dịch vụ a, Xuất khẩu

 Ngành chủ lực: dịch vụ du lịch

Ngành du lịch: Theo thống kê của Bộ Du lịch Campuchia, trong năm 2022, tổng doanh thu của ngành du lịch nước này đạt 1.41 tỷ USD, cao hơn 669% so với hồi năm 2021

Theo số liệu gần đây nhất của Bộ Du lịch, Vương quốc đã thu hút 289,208 khách du lịch trong giai đoạn từ ngày 27/02 đến 05/03 Trong số đó, gồm có 23,811 du khách nội địa và 51,017 du khách quốc tế

Campuchia có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Angkor Wat, Phnom Penh, và các khu du lịch biển như Sihanoukville Cảnh quan đẹp, di sản văn hóa và lịch sử phong phú của Campuchia thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới Do đó, ngành du lịch là một nguồn thu lớn cho nền kinh tế Campuchia và tạo ra nhiều việc làm cho người dân

 Đối tác chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và các nước trong khu vực ASEAN b, Nhập khẩu

Dịch vụ tài chính: Campuchia nhập khẩu các dịch vụ tài chính nhưng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm Nhu cầu về các dịch vụ tài chính bao gồm cả quản lý tài sản, tư vấn đầu tư và dịch vụ ngân hàng đầu tư

Dịch vụ giáo dục: Campuchia nhập khẩu dịch vụ giáo dục từ các quốc gia khác để nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân Điều này bao gồm việc nhập khẩu các

62 chương trình đào tạo, giáo trình, phương pháp giảng dạy và sự hợp tác với các trường đại học và tổ chức giáo dục quốc tế

Dịch vụ y tế: Campuchia có nhu cầu nhập khẩu các dịch vụ y tế từ các quốc gia khác, bao gồm cả dược phẩm, thiết bị y tế và công nghệ y tế Điều này giúp nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe và cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân

 Đối tác chính: Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, các nước trong ASEAN, EU

Campuchia thực hiện các cam kết về thị trường tiếp cận và đối xử quốc gia trên tất cả các chính phân ngành, bỏ việc cung cấp xuyên biên giới dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực đã cam kết phần lớn miễn phí những hạn chế

Hạn chế theo chiều ngang đối với thương mại sự hiện diện bao gồm các hạn chế về quyền sở hữu đất, tiếp cận trợ cấp và ưu đãi đầu tư

Một số dịch vụ, chẳng hạn như khách sạn giá rẻ và lương hưu dịch vụ và một số dịch vụ bán lẻ, đã bị loại trừ từ Hiệp định chung về thương mại của Campuchia và các cam kết Dịch vụ (GATS), như một cách bảo vệ quy mô vừa và nhỏ trong nước doanh nghiệp Các lĩnh vực bị loại trừ phần lớn khỏi các cam kết WTO, có lẽ vì sự nhạy cảm về quy định mà họ phải tuân theo, bao gồm các dịch vụ y tế và xã hội, giáo dục cơ bản, và dịch vụ giải trí và văn hóa Các dịch vụ liên quan đối với vận tải hàng hải, cũng như đường thủy nội địa cách vận chuyển, cũng bị loại trừ

Dịch vụ từ Campuchia phải đối mặt với nhiều hạn chế tiếp cận thị trường, các quy định và thách thức khác trên thị trường xuất khẩu của họ Để tuân thủ các yêu cầu của WTO, Campuchia đã tiến hành rà soát lần đầu các chính sách và thông lệ thương mại vào tháng 11 năm 2011 và lên lịch xem xét tiếp theo vào năm 2017

+ Dân số hiện tại của Campuchia là khoảng 17,2tr người vào 11/2022

+ Campuchia là nước có dân số trẻ Nguồn dân trong độ tuổi lao động dồi dào, chiếm 79,681%

Vì vậy, Campuchia là nước xuất khẩu lao động lớn

+ Trình độ của người lao động còn thấp: Theo báo cáo vốn nhân lực toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn kinh tế thế giới đã cho Campuchia điểm số kém nhất trong Asean về giáo dục và đào tạo phát triển lực lượng lao động Campuchia xếp thứ 92 trong số 130 quốc gia về phát triển nguồn nhân lực

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w