Việc hiểu rõ các phương thức giải quyếttranh chấp của các quốc gia khác nhau sẽ giúp Việt Nam phát triển các chiến lược pháp lý và chính trị hiệu quả để bảo vệ chủ quyền của mình trên bi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ LUẬT BIỂN QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY - ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
Nhóm Tác Giả:
Thành viên Nhóm 6
Nguyễn Đức Trọng
Võ Đức Hiền Nguyễn Thị Thanh Nhàn Đặng Thị Hà Nguyên Nguyễn Hoàng Thảo Ly Nguyễn Khánh Linh
TP Hồ Chí Minh, tháng 05/2024
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU: TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Tổng quan nghiên cứu
3 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu
6 Kết cấu đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm về Luật biển quốc tế
1.2 Chủ thể của Luật biển quốc tế
1.3 Các nguyên tắc của Luật biển quốc tế
1.3.1 Nguyên tắc tự do biển cả
1.3.2 Nguyên tắc đất thống trị biển
1.3.3 Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển
1.3.4 Nguyên tắc sử dụng biển vì mục đích hòa bình
1.3.5 Nguyên tắc giữ gìn di sản chung nhân loại
1.4 Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
2.1 Khu vực hai hòn đảo Trường Sa và hoàng Sa
2.1.1 Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc
2.1.2 Tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây
2.2 Tranh chấp vùng biển
2.2.1 Vùng biển phía Nam giữa Việt Nam, Inđônêxia và Malaixia
2.2.2 Vùng biển Vịnh Thái lan
2.2.3 Vùng biển phía Bắc
2.3 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp biển Đông
2.4 Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU: TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, biển và đại dương đã đóng vai trò không thể phủ nhận trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phòng và an ninh Ngày nay, khi các nguồn năng lượng trênđất liền càng ngày càng cạn kiệt, sự quan tâm đến nguồn tài nguyên từ biển càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Đặc biệt, việc khai thác dầu thô dưới đáy biển và sử dụng nguồn sinh vật biển làm nguồn thực phẩm thiết yếu đã tạo ra một cuộc đua tranh giữa các quốc gia để mở rộng diện tích biển của mình
Tranh chấp trên biển ngày càng trở nên căng thẳng hơn do sự cạnh tranh về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên Trong khu vực Châu Á, các mâu thuẫn giữa các quốc gianhư Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, và Nhật Bản về chủ quyền ở Biển Đông đã tạo ra những tình huống đặc biệt phức tạp Các quốc gia đang tận dụng sức mạnh 1quân sự để thúc đẩy chủ quyền của mình, đặc biệt là trên biển, gây ra những rủi ro không lường trước đến an ninh và quốc phòng của các quốc gia trong khu vực
Luật biển, đặc biệt là UNCLOS 1982, đã cung cấp một khung pháp lý cho giải quyết tranh chấp trên biển giữa các quốc gia Việt Nam, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình, đã thông qua Luật biển năm 2012 Tuy nhiên, vấn đề vẫn là cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển vẫn còn nhiều thách thức
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng pháp luật biển chủ yếu được điều chỉnh bởi các quy định quốc tế và các công ước UNCLOS 1982 đã trở thành một văn bản toàn diện, cung cấp hầu như tất cả các khía cạnh cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp trên biển Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận và thực thi hiệu quả từ các quốc gia
để đảm bảo ổn định và hòa bình trên biển
Trong tương lai, nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển cần được thực hiện một cách tổng hợp và thấu đáo hơn Việc hiểu rõ các phương thức giải quyếttranh chấp của các quốc gia khác nhau sẽ giúp Việt Nam phát triển các chiến lược pháp lý và chính trị hiệu quả để bảo vệ chủ quyền của mình trên biển Đông
1 ‘Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước – Văn nghiệp’ (12 February 2018) <https://vannghiep.vn/2018/02/12/co-che-giai-quyet-tranh-chap-ve- chu-quyen-lanh-tho-tren-bien-theo-luat-quoc-te-va-thuc-tien-giai-quyet-tranh-chap-giua-viet-nam-va-cac-nuoc/> accessed 13 May 2024.
Trang 4Bởi những lý do đã đề cập trên, với mong muốn góp một phần công sức trong vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam ở biển Đông, vì thế nhóm tác giả chọn đề tài
“Nghiên cứu về luật biển quốc tế và tranh chấp biển đông hiện nay - đề xuất giải quyết tranh chấp giữa việt nam và các nước trong khu vực”.
2 Tổng quan nghiên cứu
Trong thập kỷ gần đây, tranh chấp ở Biển Đông đã trở thành một trong những vấn
đề nóng bỏng của cộng đồng quốc tế Sự căng thẳng giữa các quốc gia về lãnh thổ, quyền lợi tài nguyên và an ninh đã tạo ra một môi trường không ổn định và đe dọa đếnhòa bình khu vực Đã có nhiều nghiên cứu về đề tài này, dưới đây là một số bài nghiêncứu cụ thể về đề tài này:
Bài nghiên cứu của Bùi Minh Thùy (2014) Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp 2
Bài nghiên cứu này làm rõ các khía cạnh về pháp lý của cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển đảo theo luật quốc tế Bên cạnh đó đề tài này đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật đối với một số tranh chấp về quyền lãnh thổ trên biển của một số quốc gia trên thế giới
Đặt ra phạm vi và nghiệm vụ, nội dung của bài nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Luật quốc tế, đề xuất các giải pháp cho Việt Nam
Bài nghiên cứu của Hoàng Việt Trường Đại học Luật TP.HCM (2022) Các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật quốc tế hiện nay 3
Các tranh chấp về lãnh thổ trên toàn cầu vẫn là một vấn đề lớn và khó giải quyết,
có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và gây mất ổn định cho khu vực và cả thế giới Nhiều cuộc tranh chấp đã khiến các quốc gia hoặc dân tộc đối đầu với nhau, thậmchí dẫn đến chiến tranh Từ khi Liên hợp quốc ra đời, hệ thống pháp luật quốc tế đã ngày càng được hoàn thiện, với sự chú trọng đặc biệt vào việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình
2 ‘Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước – Văn nghiệp’ < https://vannghiep.vn/2018/02/12/co-che-giai-quyet-tranh-chap-ve-chu-quyen-lanh- tho-tren-bien-theo-luat-quoc-te-va-thuc-tien-giai-quyet-tranh-chap-giua-viet-nam-va-cac-nuoc/ >
3 ‘Các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật quốc tế hiện nay’
<http://www.lapphap.vn:80/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211449>.
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu các biện pháp giải quyết tranh chấp về lãnh thổ theo quy định của pháp luật quốc tế hiện nay, cũng như quan điểm và lập trường của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến Biển Đông Điều này nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc quốc tế trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định và công bằng trong giải quyếtcác tranh chấp lãnh thổ.
Khoảng trống nghiên cứu của bài nghiên cứu trên là trong việc hiện thực hoặc phương pháp hiện đại chưa được áp dụng một cách đầy đủ trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ Đồng thời, việc tìm hiểu quan điểm và lập trường của các quốc gia hoặc các bên liên quan cũng có thể giúp xác định các điểm cần được nghiên cứu sâu hơn Trongbài nghiên cứu này nhóm tác giả khai thác và phân tích vào nội dung của bài nghiên cứu trên
Như vậy, việc điểm qua các công trình nghiên cứu dựa trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã phần nào phác họa nên bức tranh về Luật biển quốc tế và tranh chấp biểnđông hiện nay cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp Tất cả những công trình nói trên, đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành nhữnghiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu về luật biển quốc tế và tranh chấp biển đông hiện nay - đề xuất giải quyết tranh chấp giữa việt nam và các nước trong khu vực”.
3 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu này hứa hẹn sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển và đặc biệt là trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Sự phân tích kỹ lưỡng vàtổng hợp từ các nghiên cứu trước đây sẽ cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục khám phá và đề xuất các giải pháp hợp lý và hiệu quả cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông
Với sự phát triển của đề tài này, hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu sẽ không chỉ giúp cho việc xây dựng chiến lược pháp lý mạnh mẽ cho Việt Nam
Trang 6mà còn đóng góp vào sự ổn định và hòa bình trên biển Đông, góp phần vào sự phát triển và hòa bình của cả khu vực và thế giới.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Pháp luật quốc tế hiện nay đã cung cấp những cơ chế giải quyết tranh chấp biển quốc tế như thế nào và mức độ hiệu quả của chúng là như thế nào trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông?
- Quan điểm và lập trường của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến Biển Đông là gì và những biện pháp nào có thể được
đề xuất để thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và công bằng giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực?
4 Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu bài nghiên cứu “Nghiên cứu về luật biển quốc tế và tranh chấp biển đông hiện nay - đề xuất giải quyết tranh chấp giữa việt nam và các nước trong khu vực” nhóm tác giả sử dụng ba phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của nhóm, giúp nhóm so sánh và đánh giá các quy định và thực tiễn pháp lý của các nước khác nhau
về vấn đề Luật biển quốc tế và tranh chấp biển đông hiện nay Đồng thời phương phápnày giúp làm nổi bật được vấn đề mà nhóm tác giả nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp tổng kết mà nhóm sử dụng khi nghiên
cứu đề tài này, giúp nhóm tổng hợp và rút ra những kết luận và kiến nghị cho Việt Nam về vấn đề Luật biển quốc tế và tranh chấp tại biển Đông hiện nay
- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp giúp nhóm đưa ra các tình huống thực
tế để phân tích từ đó rút ra kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đônggiữa Việt Nam và các nước trong khu vực
5 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu về luật biển quốc tế: Nghiên cứu sẽ đi sâu vào việc khảo sát và phân tích các điều luật và quy định quốc tế liên quan đến biển và đại dương, đặc biệt là UNCLOS 1982 Phạm vi này bao gồm việc xem xét các nguyên tắc, quy định, và cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế và các công ước
Trang 7Thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu sẽ đánh giá và phân tích các tranh chấp lãnh thổ hiện nay trên Biển Đông, đặc biệt là những tranh chấp mà Việt Nam đang đối mặt với các quốc gia khác trong khu vực Phạm vi này cũng sẽ tập trung vào việc đề xuất các biện pháp giải quyết tranhchấp có thể áp dụng để thúc đẩy hòa bình, ổn định, và công bằng trên Biển Đông.
6 Kết cấu đề tài
Toàn bộ nội dung nghiên cứu được thực hiện qua các phần sau:
Tóm tắt nghiên cứu
Chương 1: Luật biển quốc tế
Chương 2: Tranh chấp biển Đông
Chương 3: Đề xuất giải quyết tranh chấp giữa việt nam và các nước trong khu vực
Phần kết luận
PHẦN NỘI DUNG
Trang 8CHƯƠNG 1: LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
Luật biển quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, qui phạm pháp luật quốc tế do chính các chủ thể luật quốc thỏa thuận xây dựng nên Mục đích chính của luật biển quốc tế là điều chỉnh chế độ pháp lýcủa các vùng biển và các hoạt động sử dụng biển, cũng như bảo vệ môi trường biển và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong lĩnh vực này
1.1 Khái niệm về Luật biển quốc tế
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) là một hiệp ước quốc tế quan trọng, được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm
1973 cho đến 1982 UNCLOS quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo
vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương.4
Luật biển quốc tế không chỉ là bộ khung pháp lý mà còn là một công cụ linh hoạt,
đa năng, và tiến bộ theo thời gian Ban đầu, các chức năng của luật biển thường liên quan chặt chẽ đến việc thực thi chủ quyền trên biển, như là sự điều chỉnh trong chiến tranh và xung đột vũ trang, việc đăng ký quốc tịch cho tàu thuyền, hoạt động cảnh sát biển và đánh cá Tuy nhiên, qua các giai đoạn phát triển, phạm vi và chức năng của luật biển đã mở rộng và đa dạng hơn
Ngày nay, luật biển không chỉ đóng vai trò trong việc quản lý và thực thi chủ quyền trên biển mà còn mở ra những khía cạnh mới như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển Nó
đã trở thành một công cụ quan trọng để thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc duy trì hòa bình, an ninh, và phát triển bền vững trên biển và đại dương Đồng thời, luật biển cũng thúc đẩy sự tương tác và hiểu biết giữa các quốc gia, góp phần vào việc tạo ra một môi trường quốc tế tích cực và hòa bình
1.2 Chủ thể của Luật biển quốc tế
Chủ thể của luật biển quốc tế trước hết là những thực thể có các quan hệ quốc tế trên biển, thực hiện một cách trực tiếp các quyền và nghĩa vụ quốc tế của mình trên biển Theo tiêu chuẩn này, chủ thể luật biển quốc tế bao gồm:
1.Các quốc gia
4 thuvienphapluat.vn, ‘Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 10 12 1982’ (THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, 10 July 2023)
<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Cong-uoc-Lien-hop-quoc-ve-Luat-bien-10-12-1982-86219.aspx>
Trang 9Các quốc gia là những chủ thể truyền thống và quan trọng nhất của luật pháp quốc tế, và cũng là những chủ thể hàng đầu trong luật biển quốc tế Vì biển động chạmđến nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, giao thông, năng lượng, nguyên liệu, thương mại, quốc phòng và chiến lược, nên tất cả các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia không có biển, đều có quyền lợi và quan tâm đến việc quản lý biển.
Trong luật quốc tế, mặc dù các quốc gia có thể có kích thước và quyền lực khác nhau, nhưng trên biển, mọi quốc gia không được xem xét mức độ tiếp cận với biển và hoạt động trên biển của họ Vị trí tự nhiên của mỗi quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của họ trên biển
Các quốc gia thường hình thành các nhóm hoặc liên minh với những quốc gia có quyền lợi và quan điểm tương tự trong các vấn đề liên quan đến biển Các nhóm này bao gồm các nhóm cường quốc biển, các nhóm nước đang phát triển, nhóm quốc gia quần đảo, và các nhóm quốc gia không có biển Mỗi nhóm có ảnh hưởng và sức ảnh hưởng riêng trong việc định hình luật biển quốc tế và quyết định về các vấn đề quan trọng liên quan đến biển
2.Các tổ chức quốc tế liên quan đến biển
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, do các quốc gia thành lập theo thoả thuận, đóng vai trò như những chủ thể thứ cấp và có hạn chế trong luật biển quốc tế Chúng được quy định và hạn chế bởi các quốc gia thành viên thông qua các hiến chương và
có các cơ quan điều hành riêng Các tổ chức này có tư cách pháp nhân riêng biệt và thường được uỷ quyền thẩm quyền để điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực sử dụng biển
Trước đầu thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế về biển phát triển chậm chạp và thườngchỉ liên quan đến các hoạt động truyền thống như nghề cá và hàng hải Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự quan tâm đến biển càng lớn và các tổ chức quốc tế mớibắt đầu xuất hiện và đóng góp đáng kể vào việc phát triển luật biển quốc tế Các tổ chức này bao gồm IMO, IHO và nhiều tổ chức tham gia vào các hội nghị của Liên hợpquốc về luật biển
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các tổ chức quốc tế mới, như Uỷ ban ranh giới thềm lục địa và Toà án quốc tế về luật biển Các tổ chức này có thẩm quyền thực hiện các hoạt động
Trang 10quốc tế trên phạm vi rộng lớn, như quản lý tài nguyên biển Đồng thời, các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc pháp điển hoá luật biển quốc tế, thông qua các cuộc hội nghị và các nghị quyết của Liên hợp quốc.
3 Các công ty biển
Các công ty biển là những tổ chức trực tiếp hoạt động trên biển và thường liên quan chặt chẽ đến luật hàng hải hơn là luật biển quốc tế Tuy nhiên, với vai trò của mình trong việc sử dụng biển, các công ty này thường có các quy định riêng nhằm đảmbảo trật tự trên biển trong lĩnh vực cụ thể, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng sử dụng biển Có thể xem các công ty biển là những cầu nối giữa luật hàng hải và luật biển quốc tế
Hãng bảo hiểm Lloyd's, ví dụ, bảo hiểm một phần lớn tàu thế giới và các quy định của họ thường trở thành tiêu chuẩn chung trong ngành Các công ty biển thông qua hoạt động của mình cũng thường kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của tàu thuyền và các cơ sở trên biển, là đối tượng điều chỉnh chính của luật biển quốc tế Mặc
dù việc xem xét các công ty biển là chủ thể hạn chế của luật biển quốc tế vẫn còn tranhcãi, nhưng sự đóng góp của họ vào việc xây dựng quy chuẩn và điều chỉnh môi trường hoạt động trên biển là không thể phủ nhận
4 Các thể nhân
Trong luật pháp quốc tế, không có một quy định chung nào xác định rằng các thể nhân không thể là "chủ thể của luật pháp quốc tế" Trong từng bối cảnh cụ thể, các thể nhân có thể trở thành các đối tượng trực tiếp của các quy định quốc tế Luật biển quốc
tế thiết lập các nghĩa vụ cho các thể nhân, bao gồm cấm buôn bán nô lệ, cấm hành vi cướp biển hoặc phát sóng trái phép, và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các vụ hỏng hóc của cơ sở dẫn đường cáp, ống dẫn đặt trên đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia
do hành vi lỗi của họ gây ra
Các thể nhân cũng được công nhận các quyền nhất định, như quyền tự do biển cả được thừa nhận cho tất cả các quốc gia, và thông qua các quốc gia đó, cho công dân của họ, các nhà đi biển và ngư dân Luật biển quốc tế thông qua các công ước với các mục đích khác nhau đặt ra các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể cho những người sử dụng
biển.
5 Loài người
Trang 11Khái niệm "di sản chung của loài người" đầu tiên được đề xuất bởi Arvid Pardo, đại sứ Malta tại Liên hợp quốc, vào năm 1967, khi ông coi vùng đáy biển và đáy đại dương, cùng các tài nguyên của chúng, là di sản chung của loài người Ông đã đưa ra sáng kiến này tại phiên họp thứ 22 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 17 tháng
8 năm 1967 Khái niệm này sau đó được ghi nhận trong Nghị quyết 2749 (XXV) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 17 tháng 12 năm 1970, được gọi là "Tuyên bố
về các nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúng nằmngoài ranh giới quyền tài phán quốc gia"
Mặc dù khái niệm này bao hàm tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả quốcgia có biển và quốc gia không có biển, nhưng không có định nghĩa chính xác và mô tả
rõ ràng về các đặc tính của "loài người" như một chủ thể của luật biển quốc tế trong luật thực định hay Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982
Do đó, trong khi các chủ thể truyền thống của luật pháp quốc tế, như quốc gia và
tổ chức quốc tế, vẫn được xem là các chủ thể của luật biển quốc tế, việc xác định các chủ thể khác của luật biển quốc tế vẫn còn là một vấn đề mở để tranh luận
1.3 Các nguyên tắc của Luật biển quốc tế
1.3.1 Nguyên tắc tự do biển cả
Quy định tại Điều 86 của UNCLOS, biển cả bao gồm tất cả khu vực biển không nằm trong vùng kinh tế đặc quyền, lãnh hải, hoặc nước nội địa của bất kỳ quốc gia nào, cũng như không thuộc về lãnh thổ biển của bất kỳ quốc gia quần đảo nào Điều này có nghĩa rằng chế độ pháp lý của biển cả áp dụng cho cả đáy biển và lớp đất phía dưới đáy biển mà không vi phạm các quy định riêng áp dụng cho thềm lục địa và vùngđáy biển quốc tế
Với việc biển cả tồn tại một cách khách quan và không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào, chế độ pháp lý của biển cả là chế độ tự do Điều này có nghĩa là biển cả được mở cửa cho tất cả các quốc gia, có biển hoặc không có biển Quyền tự do trên biển cả được thực hiện dưới điều kiện được quy định bởi UNCLOS và các quy định khác của pháp luật quốc tế Tất cả các quốc gia đều có các quyền tự do trên biển cả, nhưng việc thực hiện các quyền này phải tuân thủ "các điều kiện do Công ước này và các quy định khác của pháp luật quốc tế quy định", bao gồm: Tự do hàng hải, tự do
Trang 12hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép, tự do đánh bắt hải sản, tự do nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, nguyên tắc này cũng quan trọng trong việc điều chỉnh pháp lý liên quanđến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên biển cả và đáy đại dương Tóm lại, UNCLOS xác định biển cả là một không gian mở cho tất cả các quốc gia, và quy định rằng việc thực hiện các quyền tự do trên biển cả phải tuân thủ các quy định của Công ước và các quy định khác của pháp luật quốc tế, chứ không phải là sự tự do không bị hạn chế hoặc tùy tiện sử dụng biển cả
cả đảo tự nhiên và quần đảo Nguyên tắc "Đất thống trị biển" đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia trên biển và giúp giải quyết các tranh chấp trên biển một cách công bằng và hiệu quả Đặc biệt, đối với các quốc gia ven biển, đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của họ trên biển, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển
1.3.3 Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển
Bảo vệ môi trường biển trong bối cảnh hiện nay, khi môi trường biển đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động con người Điều này đe dọa sự cân bằng sinh thái của biển và có thể gây ra những tác động xấu đến đời sống của con người Các quốc gia đã thấu hiểu tầm quan trọng này và thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ môi trường biển, thông qua việc ký kết các Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường biển như Công ước Luật Biển 1982
Trang 13Các Công ước này không chỉ xác định các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển mà còn hợp tác trên phạm vi thế giới và khu vực để bảo
vệ môi trường biển Đồng thời, chúng cũng cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển để họ có thể thực hiện bảo vệ và duy trì môi trường biển
Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển cũng là một sự thể hiện của mối quan hệ giữa
sử dụng và bảo tồn trong khai thác môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.Việc hiểu và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì một môi trường sống bền vững cho loài người
1.3.4 Nguyên tắc sử dụng biển vì mục đích hòa bình
Nguyên tắc sử dụng biển cả vào các mục đích hòa bình được quy định trong Điều
88 của Công ước Luật Biển 1982 Biển cả là một nguồn tài nguyên quan trọng của cộng đồng quốc tế, và việc sử dụng nó đúng cách có thể thúc đẩy sự phát triển chung của nhân loại Tuy nhiên, việc sử dụng biển cả một cách tiêu cực có thể đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế
Nguyên tắc này cấm mọi hoạt động quân sự ở biển cả và đề cao việc xây dựng quy chế pháp lý để đảm bảo biển cả chỉ được sử dụng vì các mục đích hòa bình Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn sự sử dụng vũ lực và đe dọa dùng
vũ lực ở biển cả, giúp bảo vệ an ninh và hòa bình quốc tế
Tuy nhiên, các quy định của Công ước 1982 về vấn đề này vẫn chưa đủ cụ thể và cần một cơ chế thực thi trên thực tế Ví dụ như một số cường quốc vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động quân sự ở biển cả mặc dù có các hạn chế từ quy định của Công ước
Ngoài ra, nguyên tắc này cũng nhấn mạnh việc khai thác và sử dụng biển cả cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia và cần phải có quy hoạch, kế hoạch để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc duy trìmột môi trường biển bền vững và đảm bảo an ninh, hòa bình trong khu vực và trên toàn thế giới