1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần thực tập nhận thức nghành nghề tổng quan về ngành công nghệ phần mềm

22 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chương 1- Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin 1.1 Bối cảnh Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Cô

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

Giảng viên : Trần Xuân Thanh

Bắc Ninh T5 – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

(trang phụ bìa số 2, bìa mềm)

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC MẠNH

Học phần: Thực tập nhận thức nghành nghề

Giảng viên: Trần Xuân Thanh

Bắc Ninh T5 – 2023

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1- Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin

1.1 Bối cảnh

1.2 Cơ hội 1.3 Thách thức

Chương 2- Tổng quan về ngành Công nghệ phần mềm

2.1 Công nghệ phần mềm là gì?

2.2 Kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư phần mềm ?

2.3 Cơ hội nghề nghiệp, vị trí công việc của một kỹ sư phần mềm?

Chương 3- Tổng quan về ngành Hệ thống thông tin

3.1 Hệ thống thông tin là gì?

3.2 Kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư Hệ thống thông tin ?

3.3 Cơ hội nghề nghiệp, vị trí công việc của một kỹ sư Hệ thống thông tin ?

Chương 4- Định hướng của bạn trong tương lai

Trang 4

Chương 1- Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin

1.1 Bối cảnh

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Công nghệ thông tin cũng như các trường Đại học khác có đào tạo ngành học này Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay

Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau

Ngành công nghệ thông tin đang rất phát triển

1.2 Cơ hội

Trang 5

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:

Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám .) Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ

Các công ty điển hình: Esri, ArcGIS, FPT, TMA và các công ty phần mềm chuyên dụng khác

Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT

Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp

Các đơn vị: Ngân hàng, Bưu điện, Siêu thị

Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT

Trang 6

Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định

Các đơn vị: tập đoàn kinh doanh, sản xuất lớn như Samsung, IBM, CoopMart, Thế giới di động

Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp

Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của CNTT

Các đơn vị chuyên phát triển phần mềm: Microsoft, Google, CMC, các công ty phần mềm khác

Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web

1.3 Thách thức

Trang 7

Bên cạnh những thế mạnh của ngành Công nghệ thông tin thì cũng có không ít những thách thức của ngành Công nghệ thông tin

Đối với Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:

Hiện nay có nhiều Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ lĩnh vực công nghệ thông tin lớn nhỏ khác nhau Bên cạnh những ông lớn trong ngành thì cũng có khá nhiều Doanh nghiệp dần dần khẳng định vị thế và quy mô của mình Theo các chuyên gia đứng đầu, Doanh nghiệp của họ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường về chất lượng sản phẩm dịch vụ Nhân sự làm việc trong ngành phải liên tục được training, học tập, nghiên cứu,…để có thể đáp ứng yêu cầu công việc Bên cạnh đó, việc tuyển dụng nhân sự làm được việc không đơn giản, cần có sự chọn lọc và thời gian đào tạo

Đối với người lao động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin:

Bất kể bạn là người mới tốt nghiệp hoặc có thâm niên làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đều đối mặt với những thử thách nhất định Nếu như sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường không có nhiều kinh nghiệm kỹ năng cần phải nỗ lực học hỏi kiến thức thực tế thì những người làm việc lâu năm cũng phải liên tục nâng cấp bản thân để không bị bỏ lại phía sau Điều này càng rõ nét hơn khi ngành Công nghệ thông tin liên tục đổi mới từng ngày

Trang 8

Tương lai những lĩnh vực như AI, điện đám mây, học máy, IoT, Blockchain, Big Data,…ngày càng thống trị thì việc trang bị kiến thức mới là điều đương nhiên

Đối với đơn vị đào tạo giảng dạy ngành Công nghệ thông tin:

Hiện nay có nhiều đơn vị đào tạo ngành Công nghệ thông tin nhưng không phải đơn vị nào cũng xây dựng chương trình đào tạo sát thực tế Điều này khiến không ít sinh viên tốt nghiệp ra trường không có nhiều kiến thức để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng doanh nghiệp Do đó, thách thức đối với những đơn vị giảng dạy ngành Công nghệ thông tin cũng được đặt ra Cụ thể là xây dựng chương trình đào tạo mang tính ứng dụng thực tế, phát huy thế mạnh bản thân, trang bị kỹ năng cần thiết và ngoại ngữ cần thiết,…

Đối với người học ngành Công nghệ thông tin:

Đa số chúng ta đều biết rằng, thế giới đang ngày càng phát triển, điều đó có nghĩa dòng chảy của Công nghệ thông tin cũng không ngừng đổi mới để phù hợp với sự phát triển đó Chính vì vậy để cạnh tranh và phát triển theo xu hướng đó, các bạn sinh viên Công nghệ thông tin và “dân IT” thực thụ cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân, tự nghiên cứu những điều mới mẻ… nếu không muốn bị bỏ lại phía sau và dần dần bị đào thải

Cũng giống như tất cả những ngành học khác, ngành Công nghệ thông tin cơ hội và thách thức vẫn luôn song hành với nhau Nếu bạn đang có dự định theo học Công nghệ thông tin, bạn cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật chắc và những kỹ năng thật tốt Và lựa chọn một ngôi trường đào tạo uy tín sẽ giúp bạn tích lũy và phát huy được thế mạnh của bản thân

Chương 2- Tổng quan về ngành Công nghệ phần mềm

2.1 Công nghệ phần mềm là gì?

Trang 9

Trong quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam và thế giới, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin cho thị trường toàn cầu và trong nước đều tăng cao Công nghệ Phần mềm đang đóng vai trò vô cùng to lớn trong đời sống của con người Vậy ngành Công nghệ Phần mềm là gì?

Hiện nay Việt Nam ngày càng nổi lên là một trong những quốc gia xuất khẩu công nghệ thông tin ra thế giới Với nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu được đào tạo các kiến thức, kỹ năng toàn cầu sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra

Công nghệ phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính Cụ thể, ngành học này tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống

Ngành tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng đời sống con người

2.2 Kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư phần mềm ?

Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phát triển phần mềm được gọi là Software Engineer/Software Developer Đây là những người có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực công nghệ thông

Trang 10

tin phần mềm Họ áp dụng các nghiên cứu về các nguyên tắc khoa học cũng như toán học để tạo lập các phần mềm máy tính giải quyết một số các vấn đề cụ thể Trong vai trò là một kỹ sư phần mềm các kỹ sư sẽ tạo ra, duy trì và kiểm tra cũng như cải tiến hệ thống phần mềm hay phần cứng để xác định và giải quyết lỗi hệ thống một cách nhanh chóng Đồng thời thiết kế, viết các mã cho phần mềm đề xuất việc thay đổi, nâng cấp sao cho đáp ứng được quá trình hoạt động hiệu quả

Bên cạnh tìm hiểu kỹ sư phần mềm học trường nào, các bạn sinh viên cần biết những kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực này Học phần mềm không hề dễ dàng Bởi đây là ngành học đòi hỏi sự thông minh và nhạy bén của người học Vì thế để trở thành một kỹ sư phần mềm giỏi cũng không không phải là điều đơn giản Bên cạnh tư duy, niềm đam mê của bản thân các bạn cần phải trang bị đầy đủ các kỹ năng cụ thể là:

• Am hiểu ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình là công cụ chính để tạo nên phần mềm cũng như ứng dụng Vì thế việc tìm hiểu và có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình là yêu cầu cần thiết để các bạn làm việc và giao tiếp với máy tính hiệu quả Đây là kỹ năng cần thiết để các kỹ sư có thể giải quyết vấn đề một cách tối ưu, hiệu quả

• Làm việc nhóm và quản lý nhóm

Các công ty, doanh nghiệp thường bố trí các kỹ sư phần mềm lập trình làm việc cùng nhau theo nhóm hoặc phân thành từng phòng riêng biệt Vì thế khả năng làm việc teamwork là yêu cầu căn bản để các bạn thích nghi và hoạt động tốt khi giải quyết vấn đề Đặc biệt nếu bạn giữ vị trí quản lý nhóm sẽ càng cần phải giữ khả năng kết nối các thành viên với nhau để cùng phối hợp đảm bảo công việc vận hành trơn tru, hiệu quả

• Thiết kế và kiến trúc phần mềm

Các ứng dụng phần mềm thường không được thiết kế riêng mà sẽ nằm trong một hệ thống nào đó Người giữ vị trí kỹ sư phần mềm phải là người có kiến thức tổng quát và có kỹ năng thiết kế kiến trúc phần mềm sao cho phần mềm đó vận hành trơn tru, hiệu quả mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng

Trang 11

• Kỹ năng giải quyết vấn đề

Cũng giống như các ngành nghề khác kỹ sư phần mềm cũng có những vấn đề đòi hỏi các bạn phải có sự linh hoạt và xử lý khéo léo Tuy nhiên, muốn xử lý hiệu quả trước hết các kỹ sư phải có sự am hiểu chuyên sâu mới có thể đưa ra những giải pháp có tính chính xác và hiệu quả cao

2.3 Cơ hội nghề nghiệp, vị trí công việc của một kỹ sư phần mềm?

• Kỹ sư phần mềm học ngành gì?

Để trở thành một kỹ sư phần mềm chủ yếu các bạn cần phải được đào tạo đại học ở những chuyên ngành công nghệ phần mềm hoặc những lĩnh vực có liên quan khác Bạn vẫn có thể kiếm được việc với tấm bằng cao đẳng hay thậm chí kinh nghiệm thực tế mà không cần bằng cấp Dù vậy, kể cả khi chức danh “kỹ sư phần mềm” được ghi trong mô tả công việc, đây thường là những vị trí lập trình cấp thấp

Học công nghệ phần mềm giúp trang bị các kiến thức để trở thành kỹ sư phần mềm

Trang 12

Trong quá trình đào tạo kỹ sư phần mềm tại các trường đại học các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về các kiến thức máy tính Đây là những kiến thức cơ bản nhất mà một người học về phần mềm cần phải nắm rõ trước khi học chuyên sâu hơn

Sau khi được đào tạo các kiến thức căn bản các bạn sẽ được đào thêm về cấu trúc dữ liệu, giải thuật, học chuyên sâu về một hoặc các ngôn ngữ lập trình, phân tích cũng như thiết kế hệ thống

• Cơ hội nghề nghiệp

Trong thời kì chạy đua công nghệ như hiện nay, ngành Công nghệ Phần mềm đang là một trong những ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi tính thực tế cao của ngành Các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội việc làm rất lớn với mức thu nhập đáng kể

Theo thống kê từ TopDev – Một trang tuyển dụng uy tín về công nghệ phần mềm cho thấy thị trường lao động ngành Công nghệ phần mềm tại Việt Nam năm 2021 cần tới 500.000 lao động trong khi đó số lượng đáp ứng mới chỉ đạt hơn 1 nửa Nhân lực Việt Nam đang thiếu cả về chất lẫn lượng trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng tăng cao

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sẽ tìm được cơ hội việc làm toàn cầu ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau Tiêu biểu có thể kể đến như lập trình viên, kỹ sư hệ thống, kỹ sư phần mềm, chuyên viên phân tích kinh doanh, trưởng nhóm phát triển phần mềm, chuyên viên phân tích hệ thống, quản lý dự án, phân tích an ninh, cố vấn IT và an ninh mạng

2.3 Cơ hội nghệ nghiệp, vị trí công việc của một kỹ sư phần mềm?

Trang 13

• Công việc của một kỹ sư phần mềm

- Xác định nhu cầu khách hàng: Nói rõ hơn, đây là việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng Cụ thể hơn là khám phá ra những điều họ thật sự cần và vấn đề họ muốn được giải quyết khi sử dụng sản phẩm Cần đặt ra những câu hỏi như họ sử dụng sản phẩm để giải quyết vấn đề nào đang gặp phải? Hay người dùng thật sự muốn gì khi sử dụng sản phẩm? Thiết kế nào họ cảm thấy dễ sử dụng nhất? Và còn nhiều câu hỏi khác nhằm tìm hiểu nhu cầu sâu xa nhất của khách hàng đối với sản phẩm

- Chịu trách nhiệm thiết kế chương trình ứng dụng mới: Sau khi đã hiểu rõ được vấn đề từ khách hàng Người kỹ sư sẽ bắt đầu vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và sự sáng tạo của mình để cùng đồng đội thiết kế ra chương trình, phần mềm tối ưu nhất Mục tiêu là giải quyết được các nhu cầu, mong muốn của khách hàng

- Phối hợp với lập trình viên để tạo ra các mã code: Bước đầu thiết kế ra hệ thống chương trình đã hoàn thành thì công việc tiếp theo là phối hợp với các lập trình viên Đến đây, kỹ sư phần mềm có trách nhiệm trình bày, giải thích rõ các yêu cầu họ muốn để lập trình viên hiểu và thực hiện tốt việc viết chương trình - Phụ trách việc kiểm tra và cài đặt chương trình cho khách hàng: Đến được bước này thì có thể nói đã đến khoảng 70% công việc Sau nhận được sản phẩm hoàn chỉnh, kỹ sư phần mềm sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để tiến hành cài đặt chương trình cho khách hàng Bên cạnh đó, họ còn phải tổ chức hướng dẫn

Trang 14

cách sử dụng và giải đáp các thắc mắc nhằm đảm bảo khách hàng thao tác và sử dụng được

- Thực hiện kiểm tra bảo trì và nâng cấp cho toàn hệ thống: Bước cuối cùng không thể bỏ qua đó là kiểm tra bảo trì, nâng cấp Chúng ta có thể thấy các ứng dụng trên điện thoại luôn yêu cầu cập nhật, nâng cấp Thì phần mềm, ứng dụng khác cũng vậy Kỹ sư phần mềm cần theo dõi, kiểm tra định kỳ và nâng cấp khi gặp vấn đề hoặc phần mềm bị lỗi thời

Chương 3- Tổng quan về ngành Hệ thống thông tin

3.1 Hệ thống thông tin là gì?

Hệ thống thông tin (Information Systems – IS) là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ với nhau Chúng được sử dụng để cùng thu thập, xử lý và lưu trữ, phân phối dữ liệu và thông tin nhằm đạt được một mục tiêu nhất định Trước đây khi ngành CNTT chưa phát triển, thông tin chủ yếu được thu thập và lưu trữ thủ công bằng các văn bản, công cụ giấy bút, lưu trữ hồ sơ Ngày nay, sự

Trang 15

phát triển của công nghệ dẫn đến hệ thống thông tin được lưu trữ hiện đại trên máy tính bằng phần cứng hoặc phần mềm rất tiện sử dụng

3.2 Kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư Hệ thống thông tin ?

Đối với vị trí kỹ sư hệ thống CNTT, hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu bằng cử nhân về kỹ thuật máy tính hoặc các văn bằng tương đương liên quan đến máy tính Tuy nhiên, các bằng cử nhân ở những lĩnh vực khác đôi khi cũng có thể được chấp nhận nếu ứng viên có thêm kinh nghiệm trong quản trị hệ thống Một số loại văn bằng, chứng chỉ có thể kể đến như:

• Khoa học máy tính • Kỹ thuật phần mềm • Hệ thông thông tin • Mạng máy tính • Kỹ thuật tổng hợp

Các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên cho các ứng viên có hiểu biết tốt về phương pháp và thực hành kỹ thuật của hệ thống Kinh nghiệm vững chắc trong quản lý các dự án cũng rất được đánh giá cao Nhìn chúng trong công việc này, yếu tố kinh nghiệm luôn nhận được sự ưu tiên rất lớn

Các kỹ năng cần thiết để trở thành một kỹ sư hệ thống:

Các kỹ sư hệ thống phải có kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo rất tốt Họ phải biết các phối hợp ăn ý với các thành viên khác trong nhóm, trong đội ngũ những người trong bạn quản lý dự án (những người này có thể chịu trách nhiệm ở mỗi lĩnh vựa trong dự án như bảo mật, quản lý tài sản, dịch vụ khách hàng hoặc bộ phận trợ giúp) để giải quyết các vấn đề và quản lý dự án Các kỹ năng giải quyết

Ngày đăng: 17/06/2024, 14:18

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w