Thông qua việc tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu từ 60 phiếu điều tra trên tổng thể 76 đơn vị, nhóm có thể rút ra được một số đặc điểm chính về mức độ hài lòng của sinh viên khóa 61 c
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mô tả mẫu nghiên cứu
Cuộc khảo sát được tiến hành trên 60 sinh viên khoá 61 chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA tại Trường Đại học Ngoại thương cơ sở
Hà Nội Đồng thời, nhóm đã thu thập được những câu trả lời đầy đủ, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của nhóm qua phiếu khảo sát Sau đây, nhóm xin phép được đưa ra một số đặc trưng của mẫu nghiên cứu mà nhóm thu thập được
Bảng 1 Thống kê giới tính
Giới tính Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 1 Tỷ lệ giới tính
Nhận xét: Dễ thấy tỷ lệ giới tính nam và nữ có sự chênh lệch đáng kể Cụ thể, tỷ lệ sinh viên nam chỉ chiếm 21,7%, trong khi đó tỷ lệ sinh viên nữ chiếm đến 76,7%
Lý do bởi trong môi trường Đại học Ngoại thương chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán thì phần lớn sinh viên đều là nữ Ngoài ra có 1,7% số người khảo sát là giới tính khác
Bảng 2 Thống kê GPA tích luỹ đến thời điểm hiện tại
GPA tích lũy Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 2 Tỷ lệ xếp loại kết quả học tập
Nhận xét: Qua số liệu và biểu đồ tròn ta thấy được, trong các đối tượng thực hiện khảo sát không có đối tượng nào có điểm GPA tích luỹ đạt loại Trung bình (2.0 - 2.49) và Yếu (dưới 2.0) Sinh viên đạt loại Giỏi (3.2 - 3.59) chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,7%, sau đó là sinh viên đạt loại Khá (2.5 - 3.19) chiếm 36,7%, và ít nhất là loại Xuất sắc (3.6 - 4.0) với 21,7% Nhìn chung, đa số những sinh viên được khảo sát đều có học lực từ Giỏi trở lên (63,4%)
Mức độ hài lòng về chương trình học
2.1 Chương trình học cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho mục tiêu ra trường của sinh viên (CTH1)
Bảng 3 Mức độ hài lòng về chương trình học
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 3 Mức độ hài lòng về chương trình học
Nhận xét : Số liệu cho thấy sinh viên đánh giá tiêu chí này ở mức điểm 4 là nhiều nhất (48,3%), tức là đồng tình với ý kiến rằng chương trình học cung cấp những
14 kiến thức và kĩ năng cần thiết cho mục tiêu ra trường, theo sau đó là mức điểm 3 với 36,7% sinh viên Mức độ đánh giá trung bình của sinh viên nằm ở ngưỡng tương đối tốt (3,57/5), cùng với độ lệch chuẩn σ = 0,79 cho thấy sự chênh lệch khá nhỏ trong đánh giá của các sinh viên về tiêu thức này Hệ số biến thiên V nhỏ hơn 40% cho thấy con số bình quân 3,57 có tính đại biểu Với các mức điểm như trên, có thể thấy sinh viên đánh giá khá tốt những kiến thức và kĩ năng mà chương trình ACCA của Trường Đại học Ngoại thương đem lại, như kiến thức chuyên ngành Kế - Kiểm, các chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế, kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ,
2.2 Tổng số tín chỉ của các môn học trong chương trình là phù hợp (CTH2)
Bảng 4 Mức độ hài lòng về tổng số tín chỉ các môn học
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 4 Mức độ hài lòng về tổng số tín chỉ các môn học
Nhận xét : ở tiêu thức này, có thể thấy mức điểm được sinh viên đánh giá có phần thấp hơn so với tiêu thức CTH1, khi mức điểm được nhiều sinh viên đánh giá nhất là 3, chiếm 41,7% mẫu quan sát Mức điểm trung bình cũng thấp hơn so với tiêu thức CTH1, với con số 3,38 Tuy nhiên đa số sinh viên vẫn có cái nhìn tích cực rằng tổng số tín chỉ các môn học trong chương trình là phù hợp, với 85% sinh viên cho mức điểm từ 3 trở lên Hệ số biến thiên V nhỏ hơn 40% cho thấy con số bình quân 3,38 vẫn mang tính đại biểu tốt Tóm lại, với mức tổng tín chỉ của chuyên ngành ACCA hiện nay là khoảng gần 140 tín chỉ đối với sinh viên là con số hợp lý
2.3 Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành là hợp lý (CTH3)
Bảng 5 Mức độ hài lòng về tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
16 Đồ thị 5 Mức độ hài lòng về tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành
Nhận xét : Ở tiêu thức này, mặc dù đa số sinh viên (51,7%) vẫn đánh giá mức điểm
3, tuy nhiên có thể thấy mức độ hài lòng trung bình chỉ ở mức 2,92 Hơn nữa, có thể thấy số sinh viên đánh giá mức điểm từ 3 trở xuống nhiều hơn số sinh viên đánh giá mức điểm từ 3 trở lên (81,7% so với 70%) Điều này chứng tỏ đa số sinh viên chưa thực sự đánh giá cao sự hợp lý trong việc phân bổ thời gian lý thuyết và thực hành
2.4 Tỷ lệ thực hành so với tổng thời gian học (CTH3.2)
Bảng 6 Tỷ lệ thực hành so với tổng thời gian học
STT Tỷ lệ % Số lượng sinh viên
Tổng 60 100 Đồ thị 6 Tỷ lệ thực hành so với tổng thời gian học
Nhận xét : Dựa trên kết quả thu thập và phân tổ cho thấy, mức tỷ lệ % cao nhất được đánh giá là 50%, thấp nhất là 0%, trong đó mức tỷ lệ trong khoảng 20-30% được nhiều sinh viên đánh giá nhất Điều này cho thấy toàn bộ sinh viên được hỏi đều cho rằng tỷ lệ thực hành chỉ chiếm không quá một nửa tổng thời gian học, với số lượng sinh viờn cho rằng tỷ lệ thực hành chiếm khoảng ẳ tổng thời gian là nhiều nhất Độ lệch chuẩn 10,77 cùng với hệ số biến thiên 39,28% gần với mức 40% thể
18 hiện rằng có sự chênh lệch khá lớn trong đánh giá của các sinh viên về tiêu thức này và con số bình quân 𝑥̅ = 27,67 có tính đại biểu không cao
→ Khi kết hợp quan sát giữa tiêu thức CTH3 và CTH 3.2 có thể thấy, việc đa số sinh viên chưa thực sự đánh giá cao sự hợp lý trong việc phân bổ thời gian lý thuyết và thực hành có thể xuất phát từ tỷ lệ thời gian dành cho thực hành còn thấp so với tổng thời gian học của các học phần
2.5 Giáo trình môn học được biên soạn phù hợp, có tính hệ thống, cập nhật và dễ hiểu (CTH4)
Bảng 7 Mức độ hài lòng về giáo trình môn học
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 7 Mức độ hài lòng về giáo trình môn học
Nhận xét : Mức điểm trung bình cho tiêu thức này là 3,07, cho thấy sinh viên có đánh giá trung lập về chất lượng giáo trình của các môn học Mode bằng 3 cho thấy mức điểm được nhiều sinh viên đánh giá nhất là 3 Trung vị bằng 3, kết hợp cùng đồ thị cột cho thấy có khoảng một nửa số sinh viên có đánh giá không tốt về chất lượng giáo trình, và một nửa còn lại có đánh giá tốt Điều này cho thấy các giáo trình cần được cập nhật và sửa đổi hơn nữa để có thể đạt được mức đánh giá cao hơn, khi hiện tại vẫn còn một số giáo trình mắc lỗi sai về thông tin, số liệu hoặc chưa cập nhật xu thế
2.6 Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kiến thức học phần qua các kỳ học là hợp lý (CTH5)
Nhóm tiến hành nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên K61 ACCA thông qua bốn kỳ: Kỳ I năm 2223, Kỳ II năm 2223, Kỳ I năm 2324 và Kỳ II năm 2324 Giả thuyết đưa ra là mức độ hài lòng là như nhau trong suốt một kỳ học và bằng mức độ hài lòng tại thời điểm đánh giá
Kết quả thu thập được trình bày tại bảng dưới đây:
Bảng 8 Tổng hợp mức độ hài lòng về nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá qua các học kỳ
Mức độ hài lòng về ND,
HT kiểm tra đánh giá
Từ thông tin trên nhóm tính được mức độ hài lòng bình quân của mỗi thời điểm, mode, trung vị, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên
Bảng 9 Tổng hợp các chỉ tiêu trung bình, mode, trung vị, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên về mức độ hài lòng về nội dung và hình thức kiểm tra
Mode Trung vị Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên Học kỳ I năm 2223
Thông qua số liệu có thể thấy đa phần các sinh viên đánh giá nội dung đánh giá kiểm tra của chương trình là hài lòng Trong học kỳ I, II năm học 2223 và học kỳ II năm 2324, mức độ hài lòng ở mức độ 4 được nhiều sinh viên lựa chọn nhất Năm
2223, số lượng sinh viên chọn thang điểm từ 4 trở lên bằng số lượng sinh viên chọn thang điểm thấp hơn 4 Hệ số biến thiên của cả 4 học kỳ đều nhỏ hơn 0.4 (40%) cho thấy tính chất đại biểu của số bình quân có giá trị và có thể sử dụng được
Sử dụng dãy số thời gian, nhóm tính được mức độ bình quân sự hài lòng về nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá kiến thức trung bình theo thời gian là:
Bảng 10 Chỉ tiêu đánh giá dãy số thời gian theo từng học kỳ về nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá
Học kỳ I năm 2223 II năm 2223 I năm 2324 II năm 2324 Mức độ hài lòng bình quân
Lượng giảm tuyệt đối liên hoàn
Lượng giảm tuyệt đối định gốc
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Tốc độ phát triển định gốc (%)
Tốc độ giảm liên hoàn (%)
Tốc độ giảm định gốc (%)
Giá trị tuyệt đối của 1% giảm
Nhận xét : Qua thời gian, mức độ hài lòng của sinh viên về nội dung hình thức đánh giá kiểm tra của chương trình ngày càng giảm, với tốc độ giảm bình quân là 4.35%, lượng giảm tuyệt đối bình quân là 0.16, tốc độ phát triển bình quân là 95.65%
Dựa vào số liệu thu được, nhóm đã sử dụng phương pháp hồi quy để phát hiện xu hướng và dự đoán mức độ hài lòng về nội dung và hình thức kiểm tra trong học kỳ I năm học 2024 - 2025 Mô hình hồi quy: y = a + bx, với y là tiêu thức nguyên nhân (mức độ hài lòng về nội dung kiểm tra đánh giá) và t là các khoảng thời gian
Bảng 11 Quy tắc đặt t của từng học kỳ trong phương trình hồi quy
Học kỳ t Mức độ hài lòng bình quân
Phương trình hồi quy thu được là: 𝒚 = 𝟑 𝟗𝟐𝟓 − 𝟎 𝟏𝟔𝟑𝒕 Đồ thị 8 Đường hồi quy lý thuyết mức độ hài lòng về nội dung kiểm tra đánh giá
Thông qua phương trình hồi quy, dự đoán mức độ hài lòng về nội dung kiểm tra đánh giá trong kỳ học I năm học 2425 (t = 5): y 5 = 3.925 – 0.163*5 = 3.11
Dự đoán mức độ hài lòng về nội dung kiểm tra đánh giá trong kỳ I năm học 2425 dựa vào tốc độ phát triển bình quân: y 5 = 3.27*95.65% = 3.12
2.7 Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các cuộc thi học thuật, NCKH, các buổi trao đổi, sinh hoạt ngoại khóa (CTH6)
Bảng 12 Mức độ hài lòng về việc sinh viên được tạo điều kiện tham gia các cuộc thi học thuật, NCKH, các buổi trao đổi, sinh hoạt ngoại khóa
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Mức độ hài lòng về đội ngũ giảng viên
3.1 Giảng viên có trình độ, kiến thức chuyên môn vững (ĐNGV1)
Bảng 13 Mức độ hài lòng về trình độ, kiến thức chuyên môn của đội ngũ giảng viên
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
25 Đồ thị 10 Mức độ hài lòng về trình độ, kiến thức chuyên môn của đội ngũ giảng viên
Nhận xét : Ở tiêu thức này, ta có thể thấy số sinh viên đánh giá mức 4 chiếm lượng lớn nhất (48,3%), tiếp theo đó là mức điểm 3 (26,7%) và mức điểm 5 (20%) Điều này cho thấy được đa số sinh viên hài lòng về trình độ cùng kiến thức chuyên môn của giảng viên Độ hài lòng bình quân của sinh viên cũng ở mức tương đối cao là 3,82 Độ lệch chuẩn ở mức khá thấp (0,85) thể hiện rằng quan điểm của sinh viên về tiêu thức trên là tương đối đồng đều Hệ số biến thiên V với 22,17% cho thấy con số bình quân 3,82 có tính đại biểu Có được các kết quả đánh giá như trên, có thể thấy đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Ngoại thương, với bằng cấp cũng như kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực giảng dạy, đã góp phần củng cố thêm sự hài lòng của sinh viên
3.2 Giảng viên tạo được tương tác tốt với sinh viên (truyền đạt dễ hiểu, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, chia sẻ kinh nghiệm, ) (ĐNGV2)
Bảng 14 Mức độ hài lòng về khả năng tương tác của giảng viên
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 11 Mức độ hài lòng về khả năng tương tác của giảng viên
Nhận xét : Ở tiêu thức này, ta có thể thấy đa số các sinh viên đều đánh giá tiêu thức ở mức 3 và 4 (38,3% và 36,7%), điều này cũng được biểu hiện qua độ hài lòng bình
27 quân của sinh viên là 3.4, đồng thời cũng ở mức gần so với mốt và trung vị là 3 Hệ số biến thiên V 26,47% cho thấy con số bình quân 3.4 có tính đại biểu Có thể thấy, đa số sinh viên cảm thấy hài lòng với khả năng tương tác và thái độ của đội ngũ giảng viên trường, mang trong mình tinh thần năng động, sẻ chia của người Ngoại thương Tuy nhiên, vẫn có 15% số sinh viên được hỏi cảm thấy không đồng tình với tiêu thức trên (đánh giá mức điểm 1 và 2), qua đây cho thấy đội ngũ giảng viên trường vẫn có thể nỗ lực hơn nữa để tăng hiệu quả tương tác với sinh viên
3.3 Giảng viên tuân thủ quy định về giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy (ĐNGV3)
Bảng 15 Mức độ hài lòng về việc giảng viên tuân thủ quy định về giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 12 Mức độ hài lòng về việc giảng viên tuân thủ quy định về giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy
Nhận xét : Ở tiêu thức này, ta thấy được mức 4 được các sinh viên lựa chọn nhiều nhất (46,7%) khi được hỏi về việc tuân thủ quy định của các giảng viên Các tham số bình quân và trung vị cũng đều ở mức tương đối cao, cho thấy sinh viên đánh giá cao mức độ nghiêm chỉnh trong việc tuân thủ giờ giấc giảng dạy của giảng viên Hệ số biến thiên V với 25,15% cho thấy con số bình quân 3,82 có tính đại biểu
3.4 Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng và khách quan (ĐNGV4)
Bảng 16 Mức độ hài lòng về việc giảng viên đánh giá kết quả học tập
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
29 Đồ thị 13 Mức độ hài lòng về việc giảng viên đánh giá kết quả học tập
Nhận xét : Ở tiêu thức này, mức độ 4 (55%) được đa số các sinh viên lựa chọn khi nói về tính công bằng và khách quan của giảng viên khi chấm điểm cho các sinh viên Với con số bình quân là 3,78, gần với mốt và trung vị ở mức 4 Hệ số biến thiên V với 21,16% cho thấy con số bình quân 3.78 có tính đại biểu Có thể thấy, trong góc nhìn của sinh viên, giảng viên các bộ môn đã tương đối công bằng và khách quan trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên
3.5 Giảng viên có tác phong nhà giáo đúng mực (trang phục chỉnh tề, ngôn ngữ đúng mực, thái độ tôn trọng, ) (ĐNGV5)
Bảng 17 Mức độ hài lòng về tác phong của giảng viên
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 14 Mức độ hài lòng về tác phong của giảng viên
Nhận xét : Đây là tiêu thức được sinh viên đánh giá mức điểm tốt nhất trong nhóm tiêu thức ĐNGV Có đến 48,3% số sinh viên đánh giá tiêu thức này ở mức điểm cao
31 nhất là mức 5, đồng thời 5 cũng là mốt của tiêu thức Bên cạnh đó cũng có 38,3% số sinh viên đánh giá mức điểm 4, và chỉ có 3,4% số sinh viên đánh giá mức điểm 1 và
2 Con số bình quân và trung vị cũng ở mức cao so với các tiêu thức khác, lần lượt là 4,3 và 4 Hệ số biến thiên V với 19,53% cho thấy con số bình quân 4,3 có tính đại biểu Có thể thấy, song song với việc tạo được tương tác tốt, gần gũi, sẻ chia với sinh viên thì giảng viên Ngoại thương cũng đồng thời vẫn giữ được tác phong đúng mực của người làm nhà giáo.
Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất
4.1 Hệ thống phòng học được bố trí cho sinh viên tương xứng với mức học phí bỏ ra qua các kỳ học năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024 (CSVC1)
Nhóm tiến hành nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên K61 ACCA về hệ thống phòng học thông qua bốn kỳ: Kỳ I năm 2223, Kỳ II năm 2223, Kỳ I năm 2324 và
Kỳ II năm 2324 Giả thuyết đưa ra là mức độ hài lòng là như nhau trong suốt một kỳ học và bằng mức độ hài lòng tại thời điểm đánh giá
Kết quả thu thập được trình bày tại bảng dưới đây:
Bảng 18 Tổng hợp mức độ hài lòng về cơ sở vật chất qua các học kỳ
Mức độ hài lòng về hệ thống phòng
Từ thông tin trên nhóm tính được mức độ hài lòng bình quân của mỗi thời điểm, mode, trung vị, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên
Bảng 19 Tổng hợp các chỉ tiêu trung bình, mode, trung vị, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên về mức độ hài lòng về hệ thống phòng học
Mode Trung vị Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên Học kỳ I năm 2223
Thông qua số liệu có thể thấy đa phần các sinh viên đánh giá hệ thống phòng học qua các kỳ là ở mức độ 3 Trong tất cả các học kỳ được khảo sát, số sinh viên lựa chọn thang điểm từ 3 trở lên bằng số sinh viên chọn thang điểm thấp hơn 4 Hệ số biến thiên của cả 4 học kỳ đề nhỏ hơn 0.4 (40%) cho thấy tính chất đại biểu của số bình quân có giá trị và có thể sử dụng được
Sử dụng dãy số thời gian, nhóm tính được mức độ bình quân sự hài lòng hệ thống phòng học trung bình theo thời gian là:
Bảng 20 Chỉ tiêu đánh giá dãy số thời gian theo từng học kỳ về hệ thống phòng học
Học kỳ I năm 2223 II năm 2223 I năm 2324 II năm 2324 Mức độ hài lòng bình quân
Lượng giảm tuyệt đối liên hoàn
Lượng giảm tuyệt đối định gốc
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Tốc độ phát triển định gốc (%)
Tốc độ giảm liên hoàn (%)
Tốc độ giảm định gốc (%)
Giá trị tuyệt đối của 1% giảm
Nhận xét : Qua thời gian, mức độ hài lòng của sinh viên về hệ thống phòng học ngày cảm giảm, với tốc độ giảm bình quân là 8.34%, lượng giảm tuyệt đối bình quân là 0.26, tốc độ phát triển bình quân là 91.66%
Dựa vào số liệu thu được, nhóm đã sử dụng phương pháp hồi quy để phát hiện xu hướng và dự đoán mức độ hài lòng về hệ thống phòng học trong học kỳ I năm học
2024 - 2025 Mô hình hồi quy: y = a + bx, với y là tiêu thức nguyên nhân (mức độ hài lòng về hệ thống phòng học) và t là các khoảng thời gian
Bảng 21 Quy tắc đặt t của từng học kỳ trong phương trình hồi quy
Học kỳ t Mức độ hài lòng bình quân
Phương trình hồi quy thu được là: 𝒚 = 𝟑 𝟓𝟗 − 𝟎 𝟐𝟒𝒕 Đồ thị 15 Đường hồi quy lý thuyết mức độ hài lòng về hệ thống phòng học
Thông qua phương trình hồi quy, dự đoán mức độ hài lòng về hệ thống phòng học trong kỳ học I năm học 2425 (t = 5): y 5 = 3.59 – 0.24*5 = 2.39
Dự đoán mức độ hài lòng về hệ thống phòng học trong kỳ I năm học 2425 dựa vào tốc độ phát triển bình quân: y 5 = 2.57*91.66% = 2.35
4.2 Các trang thiết bị và CSVC hỗ trợ (căng tin, nhà để xe, thư viện, ) (CSVC2)
Bảng 22 Mức độ hài lòng về các trang thiết bị và CSVC hỗ trợ
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 16 Mức độ hài lòng về các trang thiết bị và CSVC hỗ trợ
Nhận xét : Số đông sinh viên khóa 61 chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp quốc tế ACCA tham gia khảo sát cảm thấy hài lòng về trang thiết bị và CSVC hỗ trợ ở mức độ 3 (36,67%), mức độ 2 (28,33%) và mức độ 4 (23,33%) Tỷ lệ sinh viên có mức độ hài lòng tối đa (ở mức 5) và tối thiểu (ở mức 1) chỉ chiếm lần lượt 10% và 1.67% So với những nghiên cứu thực hiện trước đây bàn về sự hài lòng của sinh viên đối với CSVC trường Đại học Ngoại thương, nhóm nhận định sự thỏa mãn có xu hướng gia tăng Điều này phản ánh những nỗ lực của trường Đại học Ngoại thương những năm gần đây trong việc tân trang các khu nhà xuống cấp như căn-teen, khu sinh hoạt sinh viên, đã có hiệu quả nhất định
Qua xử lý dữ liệu và tính toán bằng excel, ta có:
𝑥̅ =3,12 Ý nghĩa: Mức độ hài lòng trung bình của sinh viên về trang thiết bị và CSVC hỗ trợ là 3,12
M0 = 3 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên được khảo sát có sự hài lòng về trang thiết bị và CSVC hỗ trợ ở mức độ 3 là nhiều nhất
Me = 3 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên có mức độ hài lòng về trang thiết bị và CSVC hỗ trợ nhỏ hơn mức độ 3 bằng số sinh viên có mức độ hài lòng lớn hơn mức độ 3 σ = 0,99
V = 32% < 40% Ý nghĩa: Độ lệch chuẩn khá thấp cho thấy sự phân tán của các kết quả thống kê về mức độ hài lòng liên quan đến trang thiết bị và CSVC hỗ trợ là không quá lớn trong tương quan so sánh với mức độ hài lòng trung bình Hệ số biến thiên nhỏ hơn 40% chứng minh mức độ hài lòng trung bình tại mức 3,12 có tính chất đại biểu
4.3 Hệ thống wifi phủ sóng rộng, chất lượng đường truyền cao (CSVC3)
Bảng 23 Mức độ hài lòng về hệ thống wifi
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 17 Mức độ hài lòng về hệ thống wifi
Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên khóa 61 chương trình Kế toán
– Kiểm toán định hướng nghề nghiệp quốc tế ACCA không hài lòng với hệ thống wifi tại trường ĐH Ngoại thương Gần 1/3 số sinh viên được hỏi cho rằng hệ thống wifi nhà trường chỉ khiến họ hài lòng ở mức độ thấp và trung bình, tương ứng với các mức 1,2,3 Rất ít sinh viên, cụ thể ở mức dưới 15% có quan điểm mạng Internet tại trường đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của họ Điều này xuất phát từ thực tiễn hiện nay nhà trường chỉ có 3-5 mạng wifi chính phục vụ hơn 5000 sinh viên và cán bộ công chức nên không tránh khỏi tình trạng quá tải và tắc nghẽn
Qua xử lý dữ liệu và tính toán bằng excel, ta có:
𝑥̅ = 2,28 Ý nghĩa: Mức độ hài lòng trung bình của sinh viên đối với hệ thống wifi và chất lượng đường truyền là 2,28
M0 = 1 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên được khảo sát có sự hài lòng về hệ thống wifi và chất lượng đường truyền ở mức độ 1 là nhiều nhất
Me = 2 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên có mức độ hài lòng hệ thống wifi và chất lượng đường truyền nhỏ hơn mức độ 2 bằng số sinh viên có mức độ hài lòng lớn hơn mức độ 2 σ = 1,12
V = 49% > 40% Ý nghĩa: Độ lệch chuẩn khá thấp cho thấy sự phân tán của các kết quả thống kê về mức độ hài lòng liên quan đến hệ thống wifi và chất lượng đường truyền là không quá lớn trong tương quan so sánh với mức độ hài lòng trung bình Hệ số biến thiên lớn hơn 40% chứng minh mức độ hài lòng trung bình tại mức 2,28 có mức độ đại biểu không cao Có thể dùng mốt và trung vị thay thế để thể hiện tính đại biểu cho tổng thể nghiên cứu
4.4 Lớp học có lượng sinh viên hợp lý (CSVC4)
Bảng 24 Mức độ hài lòng về số sinh viên một lớp
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
39 Đồ thị 18 Mức độ hài lòng về số sinh viên một lớp
Nhận xét: 41,67% số sinh viên khóa 61 chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA tham gia khảo sát cho rằng nhà trường đã phân bổ khá hợp lý số lượng sinh viên trong một lớp Điều này mang lại cho họ sự hài lòng ở mức độ gần như tuyệt đối (mức độ 4) Theo sát là 36,67% sinh viên với mức độ hài lòng trung bình ở mức 3 Chỉ một bộ phận nhỏ sinh viên, chiếm 1,67% rất không đồng tình với cách sắp xếp số lượng sinh viên trong một lớp học của trường Đại học Ngoại thương Tỷ lệ sinh viên còn lại được phân chia đều tại mức 10% đối với cả 2 ngưỡng hài lòng 2 và 5 Kết quả này phần nào cho thấy nhà trường đã phần nào cân đối hiệu quả số lượng sinh viên trong lớp nhưng vẫn cần cải thiện để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ sinh viên
Qua xử lý dữ liệu và tính toán bằng excel, ta có:
𝑥̅ = 3,48 Ý nghĩa: Mức độ hài lòng trung bình của sinh viên đối với số lượng sinh viên được sắp trong một lớp học là 3,48
M0 = 4 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên được khảo sát có sự hài lòng về số lượng sinh viên được sắp xếp vào cùng một lớp ở mức độ 4 là nhiều nhất
Me = 4 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên có mức độ hài lòng về số lượng sinh viên trong một lớp nhỏ hơn mức độ 4 bằng số sinh viên có mức độ hài lòng lớn hơn mức độ 4 σ = 0,87
V = 25% < 40% Ý nghĩa: Độ lệch chuẩn khá thấp cho thấy sự phân tán của các kết quả thống kê về mức độ hài lòng liên quan đến số lượng sinh viên được sắp xếp trong một lớp là không quá lớn trong tương quan so sánh với mức độ hài lòng trung bình Hệ số biến thiên nhỏ 40% chứng minh mức độ hài lòng trung bình tại mức 3,48 có mức độ đại biểu cao
4.5 Cảnh quan khuôn viên nhà trường sạch sẽ, thoáng mát (CSVC5)
Bảng 25 Mức độ hài lòng về cảnh quan khuôn viên nhà trường
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
41 Đồ thị 19 Mức độ hài lòng về cảnh quan khuôn viên nhà trường
Nhận xét: Nhìn chung, số đông sinh viên khóa 61 chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp quốc tế ACCA có mức độ hài lòng tổng quan tương đối cao đối với cảnh quan khuôn viên nhà trường Đứng đầu là tỷ lệ sinh viên hài lòng tại mức độ 4, chiếm 41,67% Tiếp đến là 35% sinh viên đánh giá mức độ hài lòng ở ngưỡng trung bình (mức độ 3) Hơn 1/5 số sinh viên được hỏi cho biết họ vô cùng với sự sạch sẽ và thoáng mát của cảnh quan, khuôn viên nhà trường Cuối cùng, chỉ 3,33% số sinh viên bày tỏ thái độ chưa thỏa mãn đối với chất lượng vệ sinh chung Từ phân tích này có thế thấy những nỗ lực của trường Đại học Ngoại thương trong việc duy trì môi trường học tập xanh, sạch, đẹp đã được đông đảo sinh viên ghi nhận
Qua xử lý dữ liệu và tính toán bằng excel, ta có:
𝑥̅ = 3,78 Ý nghĩa: Mức độ hài lòng trung bình của sinh viên đối với cảnh quan, khuôn viên nhà trường là 3,48
42 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên được khảo sát có sự hài lòng về sự thoáng đạt của cảnh quan và khuôn viên nhà trường ở mức độ 4 là nhiều nhất
Me = 4 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên có mức độ hài lòng về cảnh quan, khuôn viên nhà trường lớn hơn mức độ 4 bằng số sinh viên có mức độ hài lòng lớn hơn mức độ 4 σ = 0,80
Mức độ hài lòng về quản lý và phục vụ đào tạo
5.1 Mức học phí là phù hợp, tương xứng với chất lượng đào tạo nhận được (QL1)
Bảng 26 Mức độ hài lòng về học phí
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
43 Đồ thị 20 Mức độ hài lòng về học phí
Nhận xét : Ở tiêu thức này, mặc dù đa số sinh viên (45%) vẫn đánh giá mức điểm 3, tuy nhiên có thể thấy mức độ hài lòng trung bình chỉ ở mức 2,73 Hơn nữa, có thể thấy số sinh viên đánh giá mức điểm từ 3 trở xuống nhiều hơn số sinh viên đánh giá mức điểm từ 3 trở lên (81,6% so với 63,3%) Điều này chứng tỏ đa số sinh viên chưa thực sự đánh giá cao sự phù hợp tương xứng giữa học phí với chất lượng đào tạo nhận nhận được Hệ số biến thiên V (31%) thấp thể hiện số bình quân mang tính đại diện tốt và sử dụng được
5.2 Thời khóa biểu được sắp xếp một cách phù hợp và khoa học.(QL2)
Bảng 27 Mức độ hài lòng về thời khóa biểu
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 21 Mức độ hài lòng về thời khóa biểu
Nhận xét : Ở tiêu thức này, mức độ hài lòng trung bình tuy chỉ ở mức 3,37 nhưng có thể thấy phần lớn sinh viên đánh giá cao và cảm thấy thỏa mãn với thời khóa biểu được sắp xếp một cách phù hợp, khoa học Số sinh viên đánh giá mức điểm từ 3 trở lên chiếm đa số (91,6%) với 40% sinh viên đồng ý, cho rằng sự phân bổ thời khóa biểu là khoa học Chỉ có một phần nhỏ chưa hài lòng với cách sắp xếp thời khóa biểu hiện tại đánh giá tại tại mức 1 và 2 chiếm 8,4%
5.3 Cán bộ nhân viên các phòng ban có thái độ hòa nhã, xử lý kịp thời công việc (QL3)
Bảng 28 Mức độ hài lòng về thái độ cán bộ nhân viên các phòng ban
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
46 Đồ thị 22 Mức độ hài lòng về thái độ cán bộ nhân viên các phòng ban
Nhận xét : Biểu đồ cho ta thấy tỷ lệ sinh viên hài lòng ở mức 3 là cao nhất (43,3%), tiếp đó là mức 4 (35%) Điều đó cho thấy số sinh viên đồng ý hoặc trung lập với ý kiến “Cán bộ nhân viên các phòng ban có thái độ hòa nhã, xử lý kịp thời công việc” chiếm nhiều hơn (88,3%) Hệ số biến thiên thấp cho thấy tính đại biểu cao của độ hài lòng bình quân 3,42, có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy thái độ của cán bộ nhân viên các phòng ban của Trường Đại học Ngoại thương được đánh giá cao
5.4 Các thông tin được thông báo đến sinh viên kịp thời và chính xác (QL4)
Bảng 29 Mức độ hài lòng về thông tin báo đến sinh viên
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 23 Mức độ hài lòng về thông tin báo đến sinh viên
Nhận xét : Biểu đồ cho ta thấy tỷ lệ sinh viên hài lòng ở mức 3 vẫn là cao nhất
(48,3%), tiếp đó là mức 4 (45%) Không có sinh viên nào cho thang điểm ở mức 1 và chỉ có 5% sinh viên đánh giá ở mức 2 Có thể thấy gần như tất cả sinh viên đều đồng ý với ý kiến “ Các thông tin được thông báo đến sinh viên kịp thời và chính xác” khi số lượng đánh giá hài lòng từ mức 3 trở lên chiếm đến 95% Độ lệch chuẩn thấp cũng thể hiện sự phân tán ít, không đáng kể
5.5 Các website của trường ổn định, đảm bảo truy cập, phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên (QL5)
Bảng 30 Mức độ hài lòng về website của trường
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
49 Đồ thị 24 Mức độ hài lòng về website của trường
Nhận xét : Có thể thấy so với tiêu thức QL4 và QL3, tuy tỷ lệ sinh viên hài lòng ở mức 3 vẫn là cao nhất (48,3%) nhưng số lượng sinh viên nào cho thang điểm ở mức
1 vẫn chiếm tới 33,3% và không có sinh viên nào đánh giá ở mức 5 Có thể thấy phần lớn sinh viên đều chưa thỏa mãn, hài lòng với ý kiến“ Các website của trường ổn định, đảm bảo truy cập, phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên ” khi số lượng đánh giá hài lòng từ mức 3 trở xuống chiếm đến 91,6% Mức hài lòng trung bình thấp và tính đại diện cao (V < 40%) cùng là dấu hiệu cho thấy trường Đại học Ngoại thương còn cần cải thiện nhiều chất lượng và độ ổn định của website
50 so với mức độ hài lòng hiện tại của sinh viên Khóa 61 chuyên ngành ACCA Kế toán - Kiểm toán.
Mức độ hài lòng về hình ảnh của trường
6.1 Đây là trường đại học có uy tín, có danh tiếng ảnh hưởng lớn đến tấm bằng tốt nghiệp (HA1)
Kháo sát mức độ hài lòng theo thang đo từ 1 đến 5, ta có bảng thống kê và biểu đồ như sau:
Bảng 31 Mức độ hài lòng về uy tín và danh tiếng của trường
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 25 Mức độ hài lòng về uy tín và danh tiếng của trường
Qua số liệu và tính toán bằng Excel ta được:
𝑥̅ = 4,35 Ý nghĩa: Mức độ hài lòng trung bình “Đây là trường đại học có uy tín, có danh tiếng ảnh hưởng lớn đến tấm bằng tốt nghiệp” là 4,35
M0 = 5 Ý nghĩa: Số sinh viên đánh giá mức độ hài lòng 5 với ý kiến “Đây là trường đại học có uy tín, có danh tiếng ảnh hưởng lớn đến tấm bằng tốt nghiệp” là nhiều nhất
Me = 4 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên đánh giá mức độ hài lòng “Đây là trường đại học có uy tín, có danh tiếng ảnh hưởng lớn đến tấm bằng tốt nghiệp” cao hơn thang điểm 4 bằng số lượng sinh viên đánh giá mức độ hài lòng thấp hơn thang điểm 4 σ = 0,684
V = 0,1574 = 15,74% < 40% Ý nghĩa: Độ lệch chuẩn khá thấp (σ = 0,684) cho ta biết được độ phân tán, tính biến động của giá trị thống kê so với giá trị trung bình không đáng kể Hệ số biến thiên (V) nhỏ hơn 40% cho thấy tính chất đại biểu của số bình quân có giá trị và có thể sử dụng được
Nhận xét : Biểu đồ cho ta thấy tỷ lệ sinh viên hài lòng ở mức 5 là cao nhất (46,7%), tiếp đó là mức 4 (41,7%) và mức 3 (11,7%) Không có sinh viên nào cho thang điểm ở mức 1 và 2 Điều đó cho thấy đa số sinh viên (88,4%) đều đồng ý với ý kiến “Đây là trường đại học có uy tín, có danh tiếng ảnh hưởng lớn đến tấm bằng tốt nghiệp” Đó có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy hình ảnh của Trường Đại học Ngoại thương được đánh giá cao
6.2 Có nhiều sinh viên của ngành ra trường thành công trong công việc (HA2)
Khảo sát mức độ hài lòng theo thang đo từ 1 đến 5, ta có bảng thống kê và biểu đồ như sau:
Bảng 32 Mức độ hài lòng về khả năng thành công trong công việc sau khi ra trường
Thang điểm Số lượng sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tổng 60 100 Đồ thị 26 Mức độ hài lòng về khả năng thành công trong công việc sau khi ra trường
Qua số liệu và tính toán bằng Excel ta được:
𝑥̅ = 4,067 Ý nghĩa: Mức độ hài lòng trung bình “Có nhiều sinh viên của ngành ra trường thành công trong công việc” là 4,067
M0 = 4 Ý nghĩa: Số sinh viên đánh giá mức độ hài lòng 4 với ý kiến “Có nhiều sinh viên của ngành ra trường thành công trong công việc” là nhiều nhất
Me = 4 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên đánh giá mức độ hài lòng “Có nhiều sinh viên của ngành ra trường thành công trong công việc” cao hơn thang điểm 4 bằng số lượng sinh viên đánh giá mức độ hài lòng thấp hơn thang điểm 4 σ = 0,861
V = 0,2117 = 21,17% < 40% Ý nghĩa: Độ lệch chuẩn khá thấp (σ = 0,861) cho ta biết được độ phân tán, tính biến động của giá trị thống kê so với giá trị trung bình không đáng kể Hệ số biến thiên (V) nhỏ hơn 40% cho thấy tính chất đại biểu của số bình quân có giá trị và có thể sử dụng được
Nhận xét : Biểu đồ cho ta thấy tỷ lệ sinh viên hài lòng ở mức 4 là cao nhất (45%), tiếp đó là mức 5 (33,3%) và mức 3 (18,3%) Số sinh viên cho thang điểm ở mức 1 và 2 rất thấp, chỉ ở mức 1,7% Điều đó cho thấy đa số sinh viên (78,3%) đều đồng ý với ý kiến “Có nhiều sinh viên của ngành ra trường thành công trong công việc” Trường đại học Ngoại thương nói chung và chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA nói riêng đều đang giữ vững mức tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao và đạt những thành tựu nhất định trong công việc
Mối liên hệ tương quan
7.1 Tương quan giữa mức độ hài lòng về chương trình học và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về chương trình học Để phân tích tương quan giữa mức độ hài lòng về chương trình học (CTH) và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về CTH, nhóm xây dựng phương trình hồi quy dựa trên các tiêu thức:
+ “Chương trình học cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho mục tiêu ra trường của sinh viên” (x1 = CTH1)
+ “Tổng số tín chỉ của các môn học trong chương trình là phù hợp” (x2 CTH2)
+ “Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành là hợp lý” (x3 = CTH3.1)
+ “Giáo trình môn học được biên soạn phù hợp, có tính hệ thống, cập nhật và dễ hiểu” (x4 = CTH4)
+ “Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kiến thức học phần qua các kỳ học là hợp lý” (x5 = CTH5)
+ “Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các cuộc thi học thuật, NCKH, các buổi trao đổi, sinh hoạt ngoại khóa” (x6 = CTH6)
- Tiêu thức kết quả: “Bạn hài lòng với chương trình học” (y = CTH)
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến: y = a 0 + a 1 x 1 + a 2 x 2 + a 3 x 3 + a 4 x 4 + a 5 x 5 + a 6 x 6
Sử dụng phần mềm Excel, ta thu được phương trình hồi quy:
CTH = -0.09 + 0,29*CTH1 + 0,02*CTH2 + 0,24*CTH3.1 + 0,09*CTH4 +
- Tham số a 0 = -0.09 nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhân khác tới mức độ hài lòng về chương trình học
- Tham số a 1 = 0,29 nói lên ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân “Chương trình học cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho mục tiêu ra trường của sinh viên” tới tiêu thức kết quả “Bạn hài lòng với chương trình học” Cụ thể, khi mức độ đồng tình với việc “Chương trình học cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho mục tiêu ra trường của sinh viên” tăng lên 1 điểm thì mức độ hài lòng tổng thể về chương trình học có xu hướng tăng lên 0,29 điểm
- Lý giải tương tự như tham số a 1 cho các tham số từ a 2 đến a 6
Bên cạnh đó, ta cũng thu được hệ số tương quan r = 0,92 và hệ số xác định r 2 = 84,29% Ý nghĩa: Hệ số tương quan r = 0,92 cho thấy giữa các tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả có mối liên hệ tuyến tính chặt chẽ Hệ số xác định r 2 = 84,29% cho biết các tiêu thức nguyên nhân nói trên giải thích được 84,29% sự thay đổi của tiêu thức kết quả là mức độ hài lòng chung về chương trình học Điều đó cho thấy nghiên cứu đã bao quát được khá tốt các nhân tố có thể ảnh hưởng lên mức độ hài lòng chung về chương trình học
7.2 Tương quan giữa mức độ hài lòng về đội ngũ giảng viên và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về đội ngũ giảng viên
+ “Giảng viên có trình độ, kiến thức chuyên môn vững” (ĐNGV1)
+ “Giảng viên tạo được tương tác tốt với sinh viên” (ĐNGV2)
+ “Giảng viên tuân thủ quy định về giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy”
+ “Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng và khách quan” (ĐNGV4)
+ “Giảng viên có tác phong nhà giáo đúng mực” (ĐNGV5)
- Tiêu thức kết quả: “Bạn có hài lòng với hệ thống ĐNGV” (y = ĐNGV)
Mô hình hồi quy đa biến: y = a 0 + a 1 x 1 + a 2 x 2 + a 3 x 3 + a 4 x 4 + a 5 x 5
Sử dụng phần mềm Excel ta thu được phương trình hồi quy: ĐNGV = 0,011 + 0,17*ĐNGV1 + 0,23*ĐNGV2 + 0,22*ĐNGV3 +
- Tham số a 0 = 0,011 nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài sự hài lòng về trình độ, kiến thức chuyên môn vững, tương tác, tuân thủ quy định về giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng và khách quan, tác phong nhà giáo
- Tham số a 1 = 0,17 nói lên ảnh hưởng của tiêu thức “Giảng viên có trình độ, kiến thức chuyên môn vững” tới mức độ hài lòng tổng thể về DNGV Cụ thể, mức hài lòng về kiến thức chuyên môn của giảng viên được bố trí tăng thêm 1 đơn vị thì mức độ hài lòng tổng thể về hệ thống DNGV tăng thêm tương ứng 0,17 đơn vị
- Lý giải tương tự như tham số a 1 cho các tham số từ a 2 đến a 5
Ta cũng được hệ số tương quan r = 0,92 và hệ số xác định r 2 = 85,49% Ý nghĩa: Hệ số tương quan r=0,92 tiệm cận tới giá trị 1 cho biết mối quan của các tiêu thức nguyên nhân nói trên với tiêu thức kết quả là quan hệ tuyến tính chặt chẽ
Hệ số xác định r 2 = 85,49% cho biết mức độ hài lòng về trình độ, kiến thức chuyên môn vững, tương tác, tuân thủ quy định về giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng và khách quan, tác phong nhà giáo thay đổi thì 85,49% mức độ hài lòng tổng quan về ĐNGV sẽ thay đổi Điều này phản ánh nhóm nghiên cứu đã chọn được các nhân tố khá tiêu biểu có ảnh hưởng tới mức độ hài lòng chung về ĐNGV
7.3 Tương quan giữa mức độ hài lòng về cơ sở vật chất và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về cơ sở vật chất Để phân tích tương quan giữa mức độ hài lòng về CSVC và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về CSVC, nhóm xây dựng phương trình hồi quy dựa tên các tiêu thức:
+ “Bạn hài lòng về hệ thống phòng học được bố trí” (x1 = CSVC1)
+ “Bạn hài lòng với trang thiết bị và CSVC khác” (x2 = CSVC2)
+ “Bạn hài hài lòng với hệ thống wifi của trường” (x3 = CSVC3)
+ “Bạn hài lòng với số lượng sinh viên trong một lớp học” (x4 = CSVC 4) + “Bạn hài lòng với cảnh quan, khuôn viên nhà trường” (x5 = CSVC 5)
- Tiêu thức kết quả: “Bạn hài lòng với hệ thống CSVC” ( y = CSVC)
Mô hình hồi quy đa biến: y = a 0 + a 1 x 1 + a 2 x 2 + a 3 x 3 + a 4 x 4 + a 5 x 5
Sử dụng phần mềm Excel, ta thu được phương trình hồi quy:
- Tham số a 0 = -0,068 nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài sự hài lòng về hệ thống phòng học được bố trí, trang thiết bị và CSVC khác, hệ thống wifi, số lượng sinh viên trong một lớp học, cảnh quan và khuôn viên nhà trường đến mức độ hài lòng tổng thể về hệ thống CSVC
- Tham số a 1 = 0,263 nói lên ảnh hưởng của tiêu thức “Bạn hài lòng với hệ thống phòng học được bố trí” tới mức độ hài lòng tổng thể về hệ thống CSVC Cụ thể, mức hài lòng về hệ thống phòng học được bố trí tăng thêm 1 đơn vị thì mức độ hài lòng tổng thể về hệ thống CSVC tăng thêm tương ứng 0,263 đơn vị
- Lý giải tương tự như tham số a 1 cho các tham số từ a 2 đến a 5
Bên cạnh đó, ta cũng thu được hệ số tương quan r = 0,83 và hệ số xác định r 2 = 69,39% Ý nghĩa: Hệ số tương quan r = 0,83 tiệm cận tới giá trị 1 cho biết mối quan của các tiêu thức nguyên nhân nói trên với tiêu thức kết quả là quan hệ tuyến tính chặt chẽ
Hệ số xác định r 2 = 69,39% cho biết khi mức độ hài lòng về hệ thống phòng học được bố trí, trang thiết bị và CSVC khác; hệ thống wifi; số lượng sinh viên trong một lớp; cảnh quan và khuôn viên trường thay đổi thì 69,39% mức độ hài lòng tổng quan về hệ thống CSVC sẽ thay đổi Điều này phản ánh nhóm nghiên cứu đã chọn được các nhân tố khá tiêu biểu có ảnh hưởng tới mức độ hài lòng chung về hệ thống CSVC
7.4 Tương quan giữa mức độ hài lòng về quản lý và phục vụ đào tạo và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về quản lý và phục vụ đào tạo Để phân tích tương quan giữa mức độ hài lòng về quản lý và phục vụ đào tạo và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về quản lý và phục vụ đào tạo, nhóm xây dựng phương trình hồi quy dựa trên các tiêu thức:
+ “Mức học phí là phù hợp, tương xứng với chất lượng đào tạo nhận được” (x1
+ “Thời khóa biểu được sắp xếp một cách phù hợp và khoa học” (x2=QL2) + “Cán bộ nhân viên các phòng ban có thái độ hòa nhã, xử lý kịp thời công việc” (x3=QL3)
+ “Các thông tin được thông báo đến sinh viên kịp thời và chính xác”
+ “Các website của trường ổn định, đảm bảo truy cập, phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên” (x5=QL5)
- Tiêu thức kết quả: “Sinh viên hài lòng với hệ thống quản lý và phục vụ đào tạo” (y
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến: y = a 0 + a 1 x 1 + a 2 x 2 + a 3 x 3 + a 4 x 4 + a 5 x 5
Sử dụng phần mềm Excel, ta thu được phương trình hồi quy:
QL = -0,15 + 0,22*CTH1 + 0,18*CTH2 + 0,14*CTH3.1 + 0,48*CTH4
- Tham số a 0 = -0,15 nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhân khác tới mức độ hài lòng với hệ thống quản lý và phục vụ đào tạo
- Tham số a 1 = 0,22 nói lên ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân “Mức học phí là phù hợp, tương xứng với chất lượng đào tạo nhận được” tới tiêu thức kết quả “Bạn hài lòng với hệ thống quản lý và phục vụ đào tạo” Cụ thể, khi mức độ đồng tình với việc “Mức học phí là phù hợp, tương xứng với chất lượng đào tạo nhận được” tăng lên 1 điểm thì mức độ hài lòng tổng thể về chương trình học có xu hướng tăng lên 0,22 điểm
- Lý giải tương tự như tham số a 1 cho các tham số từ a 2 đến a 5