1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Khoa Đông Phương Học Khóa 2022 Đối Với Cơ Sở Vật Chất Phòng Thư Viện
Tác giả Đặng Thị Như Quỳnh, Phạm Thị Hải An, Hồ Thị Thúy Diễm, Ngô Thị Cẩm Hiếu
Người hướng dẫn Châu Văn Ninh, Thầy
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Bài Thi Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 3,47 MB

Cấu trúc

  • I. Lý do nghiên cứu (9)
  • II. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1. Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 2. Khách thể nghiên cứu (12)
  • III. Xác định mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
    • 1. Mục đích nghiên cứu (12)
    • 2. Nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • IV. Câu hỏi nghiên cứu, biến số, giả thuyết (13)
    • 1. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 2. Biến số (13)
    • 3. Giả thuyết (13)
  • V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (15)
    • 1. Ý nghĩa khoa học (15)
    • 2. Ý nghĩa thực tiễn (15)
  • VI. Xác định phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (16)
    • 2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (16)
    • 3. Phương pháp điều tra (17)
    • 4. Phương pháp thống kê miêu tả (17)
    • 5. Phương pháp phân tích tổng hợp (18)
  • VII. Tổng quan tình hình nghiên cứu (18)
  • Phần 1: Các công trình nghiên cứu ngoài nước (18)
  • Phần 2: Các công trình nghiên cứu trong nước (20)
  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN (24)
    • 1. Các khái niệm liên quan (24)
    • 2. Khái quát về Thư viện (29)
    • 3. Cơ sở vật chất phòng Thư viện (36)
  • CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN (42)
    • 1. Thực trạng sử dụng phòng Thư viện của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 (42)
    • 2. Mức độ hài lòng sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện (54)
    • I. Kết luận (84)
    • II. Kiến nghị (85)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (111)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC KHOA NGỮ VĂN ANH BÀI THI CUỐI KỲ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỰ H

Lý do nghiên cứu

Trong thời đại số hóa và công nghệ phát triển nhanh chóng, có những người đã nêu lên câu hỏi về sự cần thiết của phòng thư viện truyền thống Tuy nhiên, dù cho có sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ thông tin và khả năng tiếp cận thông tin từ xa, phòng thư viện vẫn giữ được tầm quan trọng đáng kể đối với sinh viên trong thời đại xã hội ngày nay Cụ thể, bài báo do tác giả Nguyễn Hữu Giới (Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam) đăng tải vào thứ Hai, 09/12/2019 trên Báo Quân đội nhân dân với tựa đề “Thúc đẩy sự nghiệp thư viện ở Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới” đã chỉ ra: “Sau gần 20 năm triển khai Pháp lệnh Thư viện, sự nghiệp thư viện Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ, mạng lưới thư viện Việt Nam đã phát triển vượt bậc (cả về số lượng và chất lượng), từ Trung ương tới địa phương, với hơn 31.000 thư viện; gần 21.000 tủ sách, phòng đọc sách cơ sở; hơn 30.000 cán bộ thư viện ”

Phòng thư viện là một nguồn tài nguyên quan trọng và không thể thiếu đối với sinh viên trong xã hội ngày nay Tầm quan trọng của phòng thư viện không chỉ nằm ở việc cung cấp thông tin và kiến thức, mà còn nằm ở ảnh hưởng của cơ sở vật chất trong phòng thư viện đối với quá trình học tập và phát triển của sinh viên

Cơ sở vật chất tại phòng thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập thuận tiện và hiệu quả Không gian làm việc rộng rãi, thoáng đãng và yên tĩnh trong phòng thư viện giúp sinh viên tập trung vào việc học một cách tốt nhất Bàn, ghế và không gian để đọc sách và làm việc trên máy tính cung cấp sự thoải mái và tiện nghi cho sinh viên Trang thiết bị và công nghệ hiện đại như máy tính, máy in và kết nối internet giúp sinh viên tiếp cận thông tin và tài liệu điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng Những điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự nghiên cứu, khám phá và tiếp cận kiến thức cho sinh viên

10 Ngoài ra, cơ sở vật chất tại phòng thư viện cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc sử dụng các dịch vụ và nguồn tài nguyên của thư viện Các khu vực mượn sách, đặt chỗ và tư vấn thông tin được xây dựng và trang bị đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của sinh viên Sự hiện diện của nhân viên thư viện nhiệt tình và thân thiện giúp sinh viên nhận được sự hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết Các phòng họp, khu vực tự học và khu vực làm việc nhóm cung cấp không gian để sinh viên gặp gỡ, trao đổi kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập

Cơ sở vật chất tại phòng thư viện không chỉ tạo ra một môi trường thuận tiện và hiệu quả cho sinh viên, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và chuyên môn của họ Một phòng thư viện đầy đủ và chất lượng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin, phát triển khả năng nghiên cứu và phân tích, và rèn luyện khả năng suy luận và logic Nó cung cấp cho sinh viên cơ hội trải nghiệm và tiếp cận kiến thức đa dạng từ các nguồn tài liệu và tài nguyên khác nhau, góp phần vào việc mở rộng hiểu biết và định hình ý thức chuyên môn

Tóm lại, cơ sở vật chất tại phòng thư viện đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đối với sinh viên trong xã hội ngày nay Nó không chỉ tạo ra một môi trường học tập thuận tiện và hiệu quả, mà còn cung cấp các dịch vụ và nguồn tài nguyên giúp sinh viên phát triển kỹ năng, mở rộng kiến thức và phát triển cá nhân Phòng thư viện tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng học tập vững chắc và chuẩn bị cho sự thành công của sinh viên trong tương lai

Theo bài viết “Về Trường ĐH KHXH&NV” trên Cổng Thông tin việc làm của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Hiện tại, trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG-HCM có khoảng 10.000 sinh viên hệ chính quy đang học tập tại cơ sở Thủ Đức, trong đó có 192 sinh viên khoa Đông phương học đã trúng tuyển khóa 2022 (theo Danh sách phân

11 chuyên ngành khoa Đông phương học, khóa tuyển sinh 2022 trên trang website khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM) Đây là một số lượng lớn sinh viên có nhu cầu sử dụng phòng Thư viện để phục vụ cho học tập, nghiên cứu Tuy nhiên, phòng Thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG-HCM tại cơ sở Thủ Đức đang còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập Thiếu khu vực làm việc riêng tư, khu vực làm việc nhóm hay không gian rộng rãi là những vấn đề phổ biến đang gặp phải Vấn đề chật chội, ồn ào làm giảm sự tập trung và sự hiệu quả trong quá trình học tập, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu và học tập đồng nhất Điều này ảnh hưởng đến khả năng nghiên cứu và tiếp cận thông tin của sinh viên

Nhận thức được tầm quan trọng này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện Đề tài này giúp xác định rõ ràng và khảo sát những yếu tố cơ sở vật chất nào có ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên Nó giúp làm rõ tầm quan trọng của không gian học tập, trang thiết bị, tiện ích và dịch vụ hỗ trợ trong phòng Thư viện đối với sự thành công học tập của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 Ngoài ra, đề tài nghiên cứu có thể cung cấp thông tin giá trị về những khía cạnh cần cải thiện trong cơ sở vật chất của phòng Thư viện Dựa trên các kết quả nghiên cứu, nhà quản lý và nhân viên Thư viện có thể tăng cường cung cấp các tiện ích và trang bị hiện đại, tạo ra một môi trường học tập thuận tiện và đáp ứng nhu cầu của sinh viên một cách tốt nhất.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Sự hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM tại cơ sở 2, phường Linh Trung, Thủ Đức

Khách thể nghiên cứu

Sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM tại cơ sở 2, phường Linh Trung, Thủ Đức.

Xác định mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích thứ nhất của nghiên cứu này là nhằm xác định các yếu tố cơ sở vật chất, bao gồm không gian học tập, tài liệu, công nghệ và dịch vụ hỗ trợ, đồng thời tìm ra mức độ tác động và định rõ lợi ích và hạn chế của cơ sở vật chất phòng Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cơ sở Thủ Đức đối với sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

Mục đích thứ hai của bài nghiên cứu là nhằm đưa ra kết quả góp phần cải thiện những hạn chế của cơ sở vật chất phòng Thư viện, giảm thiểu những vấn đề tiêu cực trong việc sử dụng cơ sở vật chất này đối với sinh viên khóa 2022 khoa Đông phương học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cơ sở Thủ Đức.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tìm hiểu lý thuyết dựa trên các tài liệu và nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của cơ sở vật chất phòng Thư viện đến kết quả học tập của sinh viên và tiến hành thu thập dữ liệu từ sinh viên khóa 2022 khoa Đông phương học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cơ sở Thủ Đức Chúng tôi sẽ nắm vững khái niệm về cơ sở vật chất Thư viện, hiệu quả học tập và các yếu tố tác động Đồng thời, chúng tôi sẽ tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và công cụ đo lường đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây

13 Thứ hai, tiến hành phân tích và đánh giá dữ liệu thu thập được để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cơ sở vật chất phòng Thư viện và quá trình học tập của sinh viên Từ đó đề ra các khuyến nghị và phương án thực hiện để tăng cường hiệu quả học tập của sinh viên thông qua cải thiện những hạn chế về cơ sở vật chất phòng Thư viện.

Câu hỏi nghiên cứu, biến số, giả thuyết

Câu hỏi nghiên cứu

Mức độ hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM cơ sở Thủ Đức như thế nào?

Biến số

Không gian và môi trường Thư viện, Tài liệu và nguồn thông tin từ Thư viện, Các thiết bị hỗ trợ trong Thư viện

Sự hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Giả thuyết

3.1 Không gian và môi trường Thư viện:

Sự hài lòng của sinh viên đối với không gian, môi trường học tập và nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập, cảm giác thoải mái và tự tin trong việc tiếp cận tài liệu cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu Không gian học tập trong Thư viện, một không gian học tập thoải mái, yên tĩnh và đủ cho các nhóm học tập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tập trung và tăng cường hiệu suất học tập Các khu vực riêng tư cho việc nghiên cứu đảm bảo tính riêng tư, cá nhân và tập trung cao trong quá trình học tập và nghiên cứu; từ đó góp phần làm tăng hiệu suất, chất lượng cho bài nghiên cứu Môi

14 trường học tập và nghiên cứu trong Thư viện: Thứ nhất, các dịch vụ hỗ trợ từ Thư viện như hướng dẫn sử dụng tài liệu, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ nghiên cứu có thể giúp sinh viên tiếp cận nguồn tài liệu một cách hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt hơn trong việc học tập và nghiên cứu Thứ hai, môi trường thân thiện và hỗ trợ trong Thư viện có thể tạo cảm giác chào đón cho sinh viên, khích lệ họ tìm kiếm kiến thức và nghiên cứu thêm Các nguyên do trên là cơ sở để hình thành nên giả thuyết H1: Không gian và môi trường học tập, nghiên cứu của Thư viện có ảnh hưởng cùng chiều đối với sự hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

3.2 Tài liệu và nguồn thông tin từ Thư viện:

Thư viện có chức năng cung cấp tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập: cung cấp đủ và đa dạng tài liệu trong các lĩnh vực, khoa, bộ môn; nhất là lĩnh vực Đông phương học giúp sinh viên tiếp cận và tham khảo kiến thức chuyên ngành một cách dễ dàng và hiệu quả Tài liệu trong Thư viện phải phù hợp với chương trình giảng dạy và nghiên cứu của khoa Đông phương học, giúp sinh viên tìm hiểu và tiếp cận kiến thức cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu chuyên ngành các nước phương Đông Tài liệu phải có chất lượng tốt, thông tin đáng tin cậy và được xuất bản, cập nhật một cách đầy đủ Điều này giúp sinh viên có đủ nguồn thông tin tin cậy để nghiên cứu và trau dồi kiến thức Đó cũng cơ sở hình thành giả thuyết H2: Tài liệu và nguồn thông tin từ Thư viện (sách, báo, giáo trình, tạp chí, ) có ảnh hưởng cùng chiều đối với sự hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

3.3 Các thiết bị hỗ trợ trong Thư viện:

Việc cung cấp các thiết bị hỗ trợ như: hệ thống Internet, máy in, máy tính, máy tìm kiếm sách, tạo ra nhiều thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu cho sinh viên trường nói chung và sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 nói riêng Hệ thống Internet, máy tính và máy tìm kiếm sách giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận thông tin và tài liệu học tập, nghiên cứu, từ đó giúp nâng cao hiệu quả học tập và nghiên cứu của họ Máy in giúp sinh viên

15 có thể in tài liệu và bài báo cáo một cách nhanh chóng và thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc viết tay hoặc sao chép bằng tay Đặc biệt, máy tìm kiếm sách giúp cho sinh viên có thể tìm kiếm, tiếp cận dễ dàng với đầu sách mà mình đang cần sử dụng, việc này giúp đơn giản hóa quy trình mượn - trả tài liệu và tiết kiệm rất nhiều thời gian Do đó hình thành nên giả thuyết H3: Các thiết bị hỗ trợ (hệ thống Internet, máy in, máy tính, máy tìm kiếm sách, ) có ảnh hưởng cùng chiều đối với sự hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

Bài nghiên cứu đóng góp vào việc mở rộng hiểu biết lý thuyết về môi trường học tập Bằng việc xác định và phân tích các yếu tố cơ sở vật chất trong Thư viện ảnh hưởng đến sinh viên, nghiên cứu cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về quan hệ giữa môi trường học tập và hiệu suất học tập của sinh viên

Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho những công trình sau.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của nghiên cứu giúp cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về những ý kiến, đánh giá của sinh viên về sự ảnh hưởng của cơ sở vật chất phòng Thư viện đến sự hài lòng của sinh viên Điều này giúp nhà trường và nhà quản lý

16 giáo dục nhận biết các vấn đề hiện tại và đưa ra các biện pháp cải thiện cụ thể nhằm nâng cao cơ sở vật chất phòng Thư viện

Bài nghiên cứu còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc hỗ trợ quyết định và quản lý giáo dục Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho nhà trường để đưa ra các chính sách và quyết định hợp lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thông qua việc đầu tư và phát triển cơ sở vật chất phòng Thư viện trong trường học

Những quyết định và chính sách này sẽ hướng tới việc tăng cường sự hài lòng và cải thiện kết quả học tập của sinh viên khóa 2022 khoa Đông phương học, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

Xác định phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tiến hành tham khảo, thu thập các bài viết, tài liệu về cơ sở vật chất của phòng Thư viện, ảnh hưởng của nó đối với việc học tập của sinh viên trong vài năm trở lại đây Nguồn tài liệu được tham khảo, thu thập có sẵn ở trong và ngoài nước, từ nhiều nguồn khác nhau như: báo điện tử, các bài nghiên cứu trước đó có liên quan đến ảnh hưởng của cơ sở vật chất Thư viện đối với sự hài lòng của sinh viên đã được đánh giá cao về mặt chuyên môn

Các nguồn tài liệu này có thể giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu sau khi phân tích, chọn lọc thông tin cần thiết và xác định hướng tiếp cận phù hợp Ngoài ra, phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình nghiên cứu nhưng vẫn cung cấp cho nhóm những thông tin có độ chính xác cao.

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Quan sát cơ sở vật chất của phòng Thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM cơ sở 2 và thu thập thông tin (số lượng, chất lượng sách, ghế ngồi, điều hòa, )

17 Việc quan sát thực trạng hiện tại của cơ sở vật chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cơ sở 2 và thu thập thông tin về số lượng, chất lượng sách, ghế ngồi, bàn học, máy tính, máy tìm thông tin sách; về sự tiện ích của việc tìm kiếm sách, tiếp cận thông tin của sinh viên sẽ giúp cho số liệu bài nghiên cứu khoa học chính xác, chuyên nghiệp và sát với thực tế hiện tại Đồng thời, nhóm nghiên cứu sẽ có những đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng của cơ sở vật chất phòng Thư viện cơ sở 2 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với sinh viên; điều này tăng thêm sự khách quan cho bài nghiên cứu.

Phương pháp điều tra

Nhóm nghiên cứu chọn phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trên phần mềm Google Forms Vì với sự phát triển của mạng xã hội, các thiết bị điện tử nên phần mềm Google Forms có sự tiệm cận nhất đối với khách thể được nghiên cứu Việc trả lời câu hỏi trở nên đơn giản, tiện ích, không tốn quá nhiều thời gian; tuy nhiên vẫn cung cấp đầy đủ các kết quả mà nhóm mong muốn

Nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế danh sách câu hỏi liên quan đến đối tượng nghiên cứu, gồm 4 phần: Lời cam kết; Thông tin cá nhân; Nội dung chính;

Lời cảm ơn Trong đó, phần Nội dung chính bao gồm: Tình trạng sử dụng phòng Thư viện của khách thể; Mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất phòng Thư viện đối với khách thể; Đánh giá của khách thể đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện Người tham gia khảo sát sẽ trả lời qua từng phần, câu hỏi mà nhóm đã phân loại sẵn, nhằm thu thập các số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu Thông qua phương pháp này, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận chính xác, phù hợp với thực tiễn của đối tượng và khách thể nghiên cứu.

Phương pháp thống kê miêu tả

18 Sau khi thu thập được kết quả từ phương pháp bảng hỏi, nhóm chúng tôi sẽ xử lý số liệu, tính toán, kiểm tra và đưa ra kết quả chính xác thông qua phần mềm Microsoft Excel, vận dụng kiến thức học phần “Thống kê cho khoa học xã hội” Nhóm nghiên cứu tiếp tục tóm tắt, mô tả các đặc điểm của dữ liệu thu được dưới dạng bảng hay biểu đồ Thông qua bảng hay biểu đồ, chúng tôi sẽ mô tả mức độ ảnh hưởng, tác động giữa khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, giúp tăng sự chính xác, sinh động, dễ nhận biết cho bài nghiên cứu, hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của cơ sở vật chất phòng Thư viện đối với sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022.

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp cuối cùng được áp dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp phân tích tổng hợp giúp khái quát, nhìn nhận vấn đề Khái quát về tình hình, thực trạng cơ sở vật chất của phòng Thư viện; đánh giá, nhìn nhận, làm rõ mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất phòng Thư viện đối với sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 thông qua câu trả lời của khách thể, các bảng số, biểu đồ Từ đó, cho ra kết quả của nghiên cứu mang lại những thông tin hữu ích cho sinh viên có thể định hình các quyết định học tập thông minh và tận dụng tối đa nguồn lực và tiện ích có sẵn trong cơ sở vật chất Thư viện, đồng thời cung cấp căn cứ cho quyết định và hành động trong việc cải thiện và phát triển cơ sở vật chất Thư viện, nhằm tăng cường trải nghiệm học tập và phát triển chất lượng giáo dục cho sinh viên.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi đã tìm thấy một số đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan cụ thể như sau:

Các công trình nghiên cứu ngoài nước

A Case Study (Thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng các thiết bị thư viện: Một nghiên cứu tình huống) – 2020

19 Nghiên cứu này được Alokluk thực hiện tại Ả Rập Xê Út vào năm 2020

Nghiên cứu đã khảo sát 60 sinh viên trong tổng số 3000 sinh viên để xác định thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng các cơ sở thư viện trong một trường đại học Nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên có thái độ tích cực đối với việc sử dụng các cơ sở thư viện và sự sẵn có của các nguồn tài nguyên là một yếu tố quan trọng trong quyết định sử dụng thư viện của họ Điểm mạnh của nghiên cứu này là nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng các cơ sở thư viện trong một trường đại học Tuy nhiên, nghiên cứu này có quy mô mẫu nhỏ và được thực hiện trong một bối cảnh cụ thể, vì vậy những phát hiện của nó có thể không khái quát được cho các bối cảnh khác

2 Rô-đi-géc, Man-rê-ka - Impact of academic library services on students’ success and performance (Tác động của các dịch vụ thư viện học thuật đối với sự thành công và hiệu suất của học sinh) – 2020

Nghiên cứu xem xét tác động của các dịch vụ thư viện học thuật đối với sự thành công và hiệu suất học tập của sinh viên Các phát hiện cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa các dịch vụ thư viện và sự thành công trong học tập của học sinh

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của các dịch vụ thư viện học thuật đối với thành công và kết quả học tập của sinh viên Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện trong một bối cảnh cụ thể và có thể không khái quát được cho các bối cảnh khác

Tuy có những hạn chế nhất định, các công trình nghiên cứu trên đều đóng góp quan trọng vào hiểu biết về ảnh hưởng của cơ sở vật chất phòng thư viện đối với sinh viên Việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này sẽ giúp cung cấp thêm thông tin và dẫn đến sự cải thiện liên tục của cơ sở vật chất thư viện để tối ưu hóa trải nghiệm học tập của sinh viên

Các công trình nghiên cứu trong nước

Thị Phượng (CN Trường Đại học Lâm nghiệp), Vũ Thị Hồng Loan (ThS Trường Đại học Lâm nghiệp) - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của

Trường Đại học Lâm nghiệp – 2016

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong công trình này gồm: Cơ sở lý thuyết, thiết kế thang đo, chọn mẫu và thu thập số liệu, phương pháp xử lý và phân tích số liệu Nghiên cứu này thuộc về Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Nghiên cứu đã khảo sát 423 sinh viên để xác định mức độ hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất và phục vụ của Trường Đại học Lâm nghiệp Dựa trên kết quả điều tra, nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng dịch vụ cơ sở vật chất tại Trường Đại học Lâm nghiệp, thành công tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với điều kiện cơ sở vật chất trong môi trường học tập Trường Đại học Lâm nghiệp tạo nên Điểm mạnh của nghiên cứu là cung cấp thông tin về mức độ hài lòng của sinh viên đối với từng yếu tố trong điều kiện cơ sở vật chất của môi trường đại học Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới đưa ra được mức độ hài lòng của sinh viên mà chưa làm rõ được những nguyên nhân khiến sinh viên chưa hài lòng, vì vậy các đề xuất giải pháp khắc phục chưa thực sự phù hợp với thực tiễn

2 Ngô Thị Kim Duyên (Trường Đại học An Giang), Nguyễn Thị Mai Trang (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) - Chất lượng dịch vụ thư viện: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long – 2017

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong công trình: Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phương pháp định luận thông qua phát trực tiếp bảng câu hỏi cho sinh viên Nghiên cứu đã

21 đưa ra kết quả tổng quát thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi dành cho sinh viên sử dụng thư viện của ba trường đại học vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Đồng tháp, qua đó đưa ra được đánh giá tổng quát thông qua sự so sánh chất lượng dịch vụ thư viện Điểm mạnh của nghiên cứu này là đã tìm ra được các yếu tố có khả năng tác động đến sự hài lòng của sinh viên gồm: Không gian thư viện, năng lực phục vụ, tài nguyên thông tin và khả năng tiếp cận thông tin Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn có mặt hạn chế khi chỉ khảo sát sinh viên của ba trường đại học trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và chỉ tập trung vào sinh viên, cần được triển khai rộng hơn cho các đối tượng khác cũng sử dụng dịch vụ thư viện tại các trường đại học nêu trên cho một kết quả bao quát và chuẩn xác hơn

3 Văn Tiến Đinh, Trần Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị Kim Chi - Data survey on the factors affecting students’ satisfaction and academic performance at private universities in Vietnam (Khảo sát dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học tư thục ở Việt Nam) – 2020

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phản ánh mức độ hài lòng và kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học tư thục ở Việt Nam Dữ liệu trình bày thông tin hữu ích về các yếu tố chính liên quan đến sự hài lòng của sinh viên và kết quả học tập của họ Điểm mạnh của nghiên cứu này là nó phản ánh sự hài lòng và kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học tư thục ở Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện trong một bối cảnh cụ thể và có thể không khái quát hóa được cho các bối cảnh khác

4 Trần Thị Yến Phương - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Duy Tân (Study the factors influencing students’ satisfaction for service quality at Duy Tan University library) – 2021

Phương pháp nghiên cứu của công trình này bao gồm: Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu, phương pháp phân tích số liệu Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Duy Tân Với các nghiên cứu định tính, định lượng để đo lường chất lượng dịch vụ thư viện tác động đến sự hài lòng của sinh viên và đạt được độ tin cậy theo yêu cầu

Nghiên cứu đã cho thấy được mô hình 4 nhân tố: Tin cậy, Đáp ứng, Năng lực phục vụ và Đồng cảm có tác động tích cực đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ thư viện Trường Đại học Duy Tân Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa bao quát được mức độ hài lòng của toàn bộ những người sử dụng Đồng thời, cần nghiên cứu thêm những thư viện của các trường đại học khác để có thể khám phá thêm những nhân tố khác ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên

5 Bùi Hà Phương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) - Lí thuyết về sự lo âu khi sử dụng thư viện và ảnh hưởng đối với hành vi tìm kiếm thông tin của sinh viên – 2021

Phương pháp đo lường mức độ lo âu và yếu tố ảnh hưởng đến sự lo âu của sinh viên khi sử dụng thư viện và biện pháp giảm thiểu sự lo âu của sinh viên khi sử dụng thư viện đã được sử dụng trong công trình Nghiên cứu chỉ ra được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lo âu của sinh viên khi sử dụng thư viện, và phát hiện một trong những yếu tố quyết định đến sự lo sợ của sinh viên là tâm lý của sinh viên

23 Nghiên cứu đã cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lo âu của sinh viên khi sử dụng thư viện Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ cho ta thấy được lý do của sự lo âu đến từ phía người sử dụng, chưa chỉ ra được vấn đề về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ và điều kiện công nghệ từ phía thư viện

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Các khái niệm liên quan

Theo Luật Thư viện 2019 do Quốc hội ban hành vào 21/11/2019 thì:

“Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.”

Chúng ta cũng có thể hiểu như sau: Thư viện là một khu vực hoặc không gian được dành riêng trong các cơ sở giáo dục, trường đại học, tổ chức nghiên cứu, hoặc các cơ quan công cộng, có chức năng chính là thu thập, tổ chức, bảo quản và cung cấp nguồn tài liệu học thuật, văn hóa và thông tin cho cộng đồng người sử dụng Đây là nơi tập trung các tài liệu học tập như sách, báo, tạp chí, bản đồ, tài liệu nghiên cứu, và các nguồn thông tin khác để hỗ trợ học tập, nghiên cứu và nâng cao kiến thức của mọi người

Thư viện thường được tổ chức và quản lý một cách hệ thống, các tài liệu được sắp xếp một cách logic và tiện lợi để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng

Ngoài việc cung cấp nguồn tài liệu vật lý, các phòng Thư viện hiện đại còn tích hợp các công nghệ hiện đại, cho phép truy cập vào các tài liệu kỹ thuật số và cơ sở dữ liệu trực tuyến

Thư viện không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu của sinh viên, học sinh, và nhà nghiên cứu, mà còn đóng góp vào việc duy trì và bảo tồn tri thức, văn hóa, và di sản của xã hội Nó cũng là nơi cung cấp dịch vụ hỗ trợ như hướng dẫn sử dụng tài liệu, tư vấn nghiên cứu, và đào tạo về thông tin, giúp người sử dụng tận dụng tối đa các nguồn tài liệu và công nghệ thông tin để phát triển khả năng học tập và nghiên cứu cá nhân

1.2 Cơ sở vật chất phòng Thư viện là gì?

25 Cơ sở vật chất của một Thư viện là các yếu tố vật chất cơ bản cần thiết để hoạt động và cung cấp các dịch vụ thư viện cho người dùng Điều này bao gồm không chỉ các tòa nhà và không gian vận hành, mà còn cả tài liệu và các nguồn tài nguyên thông tin có sẵn để mượn hoặc nghiên cứu

Các yếu tố cơ sở vật chất thường có trong một Thư viện bao gồm:

• Tòa nhà Thư viện: Nơi chứa tài liệu và nơi mà người dùng có thể tiếp cận các dịch vụ của Thư viện Tòa nhà Thư viện thường được thiết kế để đảm bảo an toàn cho tài liệu và thoải mái cho người sử dụng

• Phòng đọc và không gian làm việc: Các không gian mà người dùng có thể ngồi để đọc, nghiên cứu, làm việc, và truy cập các nguồn tài nguyên thông tin Các phòng đọc thường được cung cấp với bàn, ghế, các thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy in, và kết nối internet

• Bộ sưu tập tài liệu: Các tài liệu được thu thập và lưu trữ trong Thư viện, bao gồm sách, tạp chí, báo, tài liệu học thuật, đĩa CD, DVD, tài liệu kỹ thuật số, và các nguồn thông tin khác Bộ sưu tập tài liệu tại Thư viện cung cấp nguồn thông tin đa dạng và rộng lớn cho cộng đồng người dùng

• Hệ thống lưu trữ và quản lý tài liệu: Để duy trì một Thư viện hiệu quả thì cần có các hệ thống lưu trữ và quản lý tài liệu chặt chẽ Điều này bao gồm việc phân loại, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản các tài liệu một cách có tổ chức

• Các thiết bị hỗ trợ: Bên cạnh các phòng đọc, Thư viện còn cung cấp các thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy in, máy sao chép, máy quét, máy chiếu, và các thiết bị kỹ thuật khác giúp người dùng tiếp cận tài liệu một cách dễ dàng và thuận tiện

• Nhân viên Thư viện: Họ chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp dịch vụ Thư viện cho người dùng Những nhân viên có thể bao gồm thủ thư, thư mục, nhân viên tư vấn thông tin và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật

1.3 Không gian học tập chung là gì?

Theo bài viết của tác giả ThS Bùi Hà Phương - ThS Nguyễn Thành Nhẫn với tựa đề “Phát triển không gian học tập chung hỗ trợ hành vi thông tin: yêu cầu đối với người làm thư viện” được đăng tải trên trang Thư viện

Quốc gia Việt Nam thì: “Không gian học tập chung còn được hiểu là không gian học thuật, không gian thông tin chung hay không gian số là những không gian mang tính giáo dục, tương tự như thư viện và phòng học, mà ở đó chia sẻ không gian về công nghệ thông tin, giáo dục trực tuyến và giáo dục từ xa, giám sát, hợp tác, sáng tạo, hội họp, đọc và học tập.”

Không gian học tập chung là môi trường học tập được tạo ra để khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và tương tác giữa các cá nhân có cùng mục tiêu học tập Trong không gian học tập chung, sinh viên, giảng viên và các chuyên gia có thể đến từ nhiều nền văn hóa, chuyên ngành và trình độ, nhưng họ đều hướng đến mục tiêu học tập chung Không gian học tập chung thường có các phòng học, thư viện, phòng làm việc, phòng hội thảo và các khu vực gặp gỡ, nơi người học có thể trao đổi ý kiến, thảo luận về vấn đề, cùng nhau giải quyết thách thức và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập Sự giao lưu trong không gian học tập trungchung giúp mở rộng kiến thức, khám phá những góc nhìn mới và tạo ra sự đa dạng trong cách tiếp cận các vấn đề học thuật

Khái quát về Thư viện

2.1 Quy định tiêu chuẩn thư viện trường đại học tại Việt Nam

30 Theo Thông tư số: 14/2023/TT-BGDĐT “Quy định tiêu chuẩn Thư viện cơ sở giáo dục Đại học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 17/07/2023:

• Về tài nguyên thông tin

“Thư viện cần có đủ loại hình tài nguyên thông tin giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu nội sinh, tài nguyên thông tin số phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học Mỗi học phần có ít nhất một giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên, người học trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu học phần

Với mỗi tên giáo trình có ít nhất 50 bản sách/1.000 sinh viên của chuyên ngành đào tạo; với mỗi tên tài liệu tham khảo có ít nhất 25 bản sách/1.000 sinh viên của chuyên ngành đào tạo Tài nguyên thông tin số bảo đảm các quy định về sở hữu trí tuệ, được số hóa với tỷ lệ 100% giáo trình, 50% tài liệu tham khảo, 100% tài liệu nội sinh.”

• Về cơ sở vật chất

“Thư viện phải được bố trí ở vị trí thuận tiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, đảm bảo người khuyết tật tiếp cận và sử dụng

Không gian đọc bao gồm các phòng đọc và không gian mở Tổng số chỗ trong các phòng đọc được tính tối thiểu cho 5% tổng số người sử dụng thư viện và bảo đảm định mức 2,4 m 2 /01 chỗ (không bao gồm không gian mở) Tùy theo lĩnh vực đào tạo của từng cơ sở giáo dục đại học để bố trí các phòng đọc và số chỗ ngồi hợp lý trong từng phòng đọc, nhưng tổng diện tích các phòng đọc bảo đảm ít nhất 200 m 2

Khu vực tra cứu là nơi để người sử dụng thư viện tra cứu, tìm kiếm, chọn lọc tài nguyên thông tin; được bố trí phòng riêng hoặc kết hợp trong các phòng đọc

Khu vực mượn trả là nơi để người sử dụng thư viện mượn trả tài nguyên thông tin; được bố trí ở vị trí thuận lợi cho hoạt động mượn trả tài nguyên thông tin.”

• Về thiết bị chuyên dùng

“Có đủ thiết bị chuyên dùng bảo đảm các hoạt động thư viện, bao gồm tủ, kệ; bàn, ghế, tủ cho người làm công tác thư viện; quầy thông tin; thiết bị tra cứu tài nguyên thông tin; máy tính kết nối internet, máy in, máy photocopy, máy scan, hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu, các phương tiện nghe nhìn, các thiết bị an ninh và các thiết bị công nghệ thư viện khác tại các khu vực chức năng của thư viện…”

Thư viện đại học mang đến cho sinh viên nhiều lợi ích to lớn trong quá trình học tập và phát triển cá nhân Đây là không gian vô cùng quan trọng, cung cấp cho sinh viên môi trường học tập tích cực, cơ hội tiếp cận kiến thức và thông tin chất lượng, và khuyến khích trao đổi kiến thức cũng như học tập cộng đồng Việc xây dựng và tổ chức Thư viện đại học đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tối đa hóa những lợi ích của Thư viện đối với sinh viên

2.2 Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, cơ sở Thủ Đức

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Theo thông tin được đăng tải tại mục “Vài nét về Thư viện” trên website Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội

- Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM), lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM đã trải qua như sau:

“Thư viện Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có lịch sử 65 năm hình thành và phát triển Tiền thân là Thư viện trường Đại học Văn Khoa

32 thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập năm 1955), phục vụ cho công tác đào tạo 7 ngành: Văn chương Việt Nam, Hán Nôm, Lịch sử, Địa lý, Triết học, Anh văn, Pháp văn

Tháng 04/1977 Thư viện Trường Đại học Văn Khoa hợp nhất với Thư viện Đại học Khoa Học thành Thư viện Đại học Tổng hợp TP HCM phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất ở các tỉnh phía Nam

Vào tháng 03/1996, nhằm đổi mới, sắp xếp lại mạng lưới các trường Đại học trên phạm vi cả nước, theo quyết định 1233/GD–ĐT ngày 30/03/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo, Trường ĐH KHXH&NV được thành lập (tách ra từ Đại học Tổng hợp TP HCM), là Trường thành viên của Đại học Quốc gia TP HCM Trên cơ sở này, Thư viện được tách ra từ Thư viện Đại học Tổng hợp

Từ năm 1997 đến nay, Thư viện phục vụ theo phương thức mở, tiến hành tin học hóa thư viện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên tiếp cận dễ dàng vốn tài liệu – nguồn lực thông tin của thư viện

Hiện nay Thư viện Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Thư viện giữ một vị trí quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại 34 ngành bậc Đại học, 34 ngành bậc

Thạc sĩ, 18 ngành bậc Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực KHXH&NV Vốn tài liệu – nguồn lực thông tin của Thư viện được bổ sung và cập nhật theo các chuyên ngành đào tạo của trường và đã đáp ứng được một phần nhu cầu ngày càng tăng lên của cán bộ, giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên của trường Đồng thời vốn tài liệu - nguồn lực thông tin của thư viện cũng thu hút được sự chú ý của nhiều cán bộ thuộc cơ quan đơn vị khác trong và ngoài Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở vật chất phòng Thư viện

3.1 Sự ảnh hưởng của cơ sở vật chất phòng Thư viện đối với sinh viên

37 3.1.1 Sự ảnh hưởng của không gian và môi trường học tập, nghiên cứu Không gian học tập yên tĩnh và tập trung là một yếu tố quan trọng của một phòng Thư viện chất lượng Điều này giúp tạo ra môi trường học tập thuận lợi và hỗ trợ sinh viên trong việc tập trung vào công việc mà không bị xao lãng bởi những yếu tố bên ngoài Sinh viên có thể dễ dàng hòa mình vào việc đọc sách, làm bài tập, nghiên cứu và viết báo cáo mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và sự náo nhiệt từ các khu vực khác

Một phòng Thư viện thường cung cấp các khu vực học tập cá nhân và nhóm Khu vực cá nhân cung cấp không gian riêng tư và tách biệt cho sinh viên thực hiện các bài tập, nghiên cứu, và làm việc với tài liệu một cách cá nhân Không gian này giúp sinh viên tập trung vào công việc của mình mà không cảm thấy xâm nhập hay bị ảnh hưởng bởi những người khác Ngoài không gian học tập cá nhân, Thư viện cũng cung cấp các không gian học tập chung cho sinh viên làm việc nhóm và trao đổi kiến thức Những phòng học tập này thường được trang bị bàn và ghế để thuận tiện cho việc hợp tác và thảo luận Sinh viên có thể sử dụng không gian này để làm việc nhóm, thảo luận về dự án và cùng nhau giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học tập Học tập nhóm còn giúp sinh viên hiểu bài học sâu hơn và cải thiện kỹ năng làm việc nhóm

Thư viện còn là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho học tập cộng đồng bởi không gian học tập trong Thư viện thường thu hút nhiều sinh viên cùng tới để học tập Sự hiện diện của những người khác đang học tập có thể truyền cảm hứng và khuyến khích sinh viên tập trung hơn vào công việc.

3.1.2 Sự ảnh hưởng của các tài liệu và nguồn thông tin Một phòng Thư viện với bộ sưu tập tài liệu đa dạng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho sinh viên Các loại tài liệu khác nhau từ sách giáo khoa cơ bản đến các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu đều cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận kiến thức và thông tin chất lượng, giúp họ nâng cao

38 trình độ học vấn và hiểu biết theo nhiều cách khác nhau Các sách, báo, tạp chí, bài báo khoa học và tài liệu điện tử được sắp xếp một cách có trật tự và tiện lợi, giúp sinh viên nhanh chóng tìm kiếm và sử dụng thông tin cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu

Các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu, bài báo khoa học và sách chuyên ngành trong bộ sưu tập của Thư viện giúp sinh viên đào sâu vào các lĩnh vực học tập mình quan tâm Điều này cho phép họ nắm vững thông tin và kiến thức mới nhất trong lĩnh vực của mình và đóng góp vào các bài nghiên cứu và công trình học thuật chất lượng cao Bên cạnh đó, các sách giáo khoa và tài liệu cơ bản sẽ cung cấp nền tảng kiến thức cho sinh viên, giúp họ nắm vững các kiến thức cơ bản và phát triển năng lực trong việc tiếp cận kiến thức phức tạp hơn Đây là nền tảng giúp nâng cao trình độ học vấn và chuẩn bị tốt cho các khóa học và chuyên ngành cao hơn Từ việc tiếp cận các sách và tài liệu chuyên ngành đến các tài liệu tham khảo đa dạng, sinh viên có cơ hội khám phá các lĩnh vực mới và mở rộng kiến thức của mình

Bộ sưu tập đa dạng của Thư viện sẽ giúp kích thích tư duy sáng tạo của sinh viên Các nguồn tài liệu đa dạng khuyến khích sinh viên tìm kiếm những cách tiếp cận mới và tạo ra những ý tưởng độc đáo trong việc giải quyết vấn đề và nghiên cứu Ngoài ra, nó cũng tạo cơ hội để sinh viên tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật, văn hóa, lịch sử và xã hội, từ đó giúp họ hiểu và đồng cảm với người khác và xây dựng cái nhìn toàn diện về thế giới

3.1.3 Sự ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ hỗ trợ được trang bị sẵn Cơ sở vật chất của Thư viện được trang bị công nghệ thông tin tiên tiến là một yếu tố quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên Các Thư viện hiện đại thường cung cấp truy cập vào các nguồn tài liệu kỹ thuật số như cơ sở dữ liệu điện tử, tạp chí khoa học trực tuyến, sách điện tử và bài báo khoa học Đây sẽ là một nguồn tài nguyên khổng lồ để sinh viên có thể phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của mình Sinh viên có thể tìm kiếm và

39 truy cập thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua máy tính, điện thoại di động hoặc máy tính bảng Sinh viên cũng có thể tải xuống tài liệu này từ bất kỳ địa điểm nào, làm cho việc nghiên cứu trở nên tiện lợi hơn

Việc truy cập vào các nguồn tài liệu trực tuyến có sẵn của Thư viện giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và công sức so với việc tìm kiếm và tra cứu tài liệu truyền thống Một vài cú nhấp chuột là có thể tìm thấy các nguồn thông tin quý giá cho việc nghiên cứu và học tập Cùng với đó, sử dụng công nghệ thông tin và truy cập vào các nguồn tài liệu trực tuyến giúp sinh viên phát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin hiệu quả Họ có thể tìm hiểu cách sử dụng các công cụ tìm kiếm và bộ lọc để thu thập thông tin chính xác và đáng tin cậy

Ngoài ra, các dịch vụ trực tuyến của Thư viện như tra cứu thông tin, đăng ký mượn sách, gia hạn mượn sách, tư vấn thông tin hay dịch vụ tự động như máy tự động mượn sách, máy tự động trả sách và kệ sách tự động Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao tiện ích cho sinh viên, đặc biệt là đối với những sinh viên không thể thường xuyên đến Thư viện

3.2 Cơ sở vật chất phòng Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, cơ sở Thủ Đức

3.2.1 Các phương thức phục vụ Thư viện được tổ chức hoạt động theo hình thức mở, cho phép bạn đọc tiếp cận trực tiếp các nguồn tài liệu và nguồn lực thông tin của Thư viện

Người sử dụng có thể tự lựa chọn tài liệu từ kho sách và tra cứu thông tin theo mục lục truyền thống hoặc mục lục điện tử Bộ sưu tập trong Thư viện được phân loại theo từng môn loại khoa học, và trong mỗi môn loại, các tài liệu được sắp xếp theo ký hiệu mã hóa để bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm nhanh chóng Việc phục vụ mượn và trả sách được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại

40 Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM (cơ sở 2) có 2 tầng với tổng diện tích là 1.313 m 2 với hai phương thức phục vụ chính:

- Phục vụ đọc tại chỗ gồm: o 01 phòng Đọc o 01 Phòng Tạp chí o 01 Phòng Tra cứu đa phương tiện o 01 phòng Đọc tham khảo Hàn Quốc - Phục vụ mượn về nhà: o 01 Phòng Mượn o 01 Kho Giáo trình - Ngoài ra, Thư viện còn có: o 02 phòng học nhóm o 01 kho Đọc o 01 kho Lưu o 01 phòng Nghiệp vụ 3.2.2 Cơ sở vật chất hiện có

Tính chung ở cả hai cơ sở thì hiện nay Thư viện đang được trang bị các phương tiện kỹ thuật sau: 196 máy client, 06 máy server, 10 máy in laser, 06 máy scanner và 05 máy quét mã vạch (barcode)

KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

Thực trạng sử dụng phòng Thư viện của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

1.1 Mức độ hiểu biết của sinh viên về vị trí phòng Thư viện tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, cơ sở Thủ Đức Để bắt đầu cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi khảo sát xem các bạn sinh viên có đang hiểu rõ vị trí của Thư viện trường mình đang theo học hay không Câu hỏi khảo sát về việc hiểu rõ vị trí của Thư viện trong trường là một bước quan trọng để đánh giá mức độ nhận thức và sử dụng tài nguyên học thuật của sinh viên

43 Thư viện không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp tài liệu, mà còn là trung tâm thông tin và học tập chính trong môi trường giáo dục Trong suốt 4 năm theo học tại trường, Thư viện chắc chắn đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hành trình học tập và nghiên cứu của sinh viên Việc nắm vững vị trí của Thư viện giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và sử dụng tài nguyên học thuật một cách hiệu quả Hiểu rõ vị trí của Thư viện cũng giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cơ sở vật chất và nguồn lực hiện có của trường, từ đó thúc đẩy sự tương tác và tận dụng tối đa các dịch vụ và tiện ích mà Thư viện cung cấp

Hình 1.1 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hiểu biết của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 về vị trí phòng Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cơ sở 2

(Nguồn: Trích từ cuộc khảo sát)

Trong tổng số 104 sinh viên tham gia khảo sát, có đến 78,8% tương đương 82 sinh viên trả lời “Rất nhận thức” và có 14,4% tương đương 15 sinh viên trả lời “Có ý thức nhưng chưa rõ ràng” khi được hỏi “Bạn có nhận thức rõ về vị trí của Thư viện tại cơ sở 2 trường mình không?” Trong khi đó, chỉ có 6,7% tương đương 7 sinh viên trả lời “Khá mơ hồ” về vị trí của

Thư viện Để lý giải cho điều này, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu được những lý do sau:

• Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cơ sở 2 được xây dựng với vị trí đắc địa và thuận tiện, đem đến sự tiện lợi và hỗ trợ tối đa cho cộng đồng học thuật Nằm đối diện với bãi giữ xe, việc đặt Thư viện gần khu vực này giúp sinh viên và giảng viên dễ dàng tiếp cận và tiện lợi trong việc đỗ xe và đi đến Thư viện một cách thuận tiện

• Bên cạnh đó, Thư viện cũng được xây dựng gần phòng tự học của nhà trường Điều này giúp tạo môi trường học tập tốt hơn, cho phép người dùng thuận tiện di chuyển giữa việc nghiên cứu tại Thư viện và học tập tự do trong không gian riêng tư của phòng tự học

• Tính từ cổng sau vào trường, Thư viện đặt trên trục đường chính dẫn đến căn tin và tòa B4, tạo nên một vị trí trung tâm trong khuôn viên trường Chính điều này giúp Thư viện trở thành trung tâm của sự học tập và nghiên cứu, thu hút sinh viên và giảng viên đến tìm kiếm kiến thức, trao đổi ý tưởng và tiếp cận tài liệu một cách dễ dàng và tiện lợi

Nhờ vào vị trí đắc địa và liên kết hợp lý này, Thư viện của trường không chỉ là một không gian học tập hiện đại mà còn là điểm đến hấp dẫn và trung tâm thông tin quan trọng cho cộng đồng học thuật trong trường

1.2 Số lượng sinh viên đã tham gia lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng Thư viện

Tiếp đến, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi khảo sát về việc sinh viên đã tham gia hay là chưa tham gia vào lớp tập tập huấn hướng dẫn sử dụng Thư viện do Trung tâm Thông tin - Thư viện tổ chức vào tháng 10/2022

Hình 1.2 Biểu đồ tròn thể hiện số lượng sinh viên đã tham gia lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng Thư viện do Trung tâm Thông tin - Thư viện tổ chức vào tháng

10/2022 của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

(Nguồn: Trích từ cuộc khảo sát)

Trung tâm Thông tin - Thư viện đã tổ chức lớp tập huấn nhằm hướng dẫn sinh viên sử dụng thư viện với các mục tiêu cụ thể sau:

• Giới thiệu Thư viện trong môi trường đại học, giúp sinh viên hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng Thư viện

• Hướng dẫn các phương pháp tìm kiếm tài liệu (TL) hiệu quả, giúp sinh viên có khả năng tự học và tự nghiên cứu một cách hiệu quả

• Tăng cường chất lượng tự học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, giúp họ tiếp cận thông tin và kiến thức chất lượng, từ đó nâng cao khả năng nghiên cứu và tiến bộ trong học tập

Thông qua biểu đồ tròn hình 1.2, nhóm nghiên cứu nhận thấy có đến 93,3% tức là 97 sinh viên đã tham gia lớp tập huấn này Điều này cho thấy sự quan tâm và tham gia tích cực của sinh viên trong việc hiểu và nắm vững thông tin về Thư viện Lớp tập huấn đã truyền tải những kiến thức quan trọng, tạo nền tảng vững chắc giúp sinh viên sử dụng Thư viện một cách hiệu quả và hợp lý Nhờ vào những kiến thức này, sinh viên có thể nắm bắt và sử dụng

46 nguồn tài nguyên học thuật của Thư viện để nâng cao hiệu quả học tập và nghiên cứu của mình Việc nắm vững cách sử dụng Thư viện cũng giúp sinh viên tiếp cận thông tin và tài liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả Đồng thời, vận dụng nguồn tài nguyên của Thư viện giúp họ nghiên cứu và thực hiện các bài tập và dự án học tập một cách tỉ mỉ và đáng tin cậy

Với sự tham gia và kiến thức được truyền tải trong lớp tập huấn này, sinh viên đã được trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tận dụng tối đa sự hỗ trợ và tiện ích mà Thư viện cung cấp Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ có môi trường học tập chất lượng cao và tiện lợi, giúp họ phát triển kỹ năng nghiên cứu và học tập một cách hiệu quả và thành công trong quá trình học tập tại trường

1.3 Mức độ sử dụng Thư viện Ở nội dung này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi: “Bạn sử dụng Thư viện với tần suất như thế nào?”

Hình 1.3 Biểu đồ tròn thể hiện tần suất sử dụng Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cơ sở 2 của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

(Nguồn: Trích từ cuộc khảo sát)

Theo kết quả của cuộc khảo sát, đã có đến 74% tương đương 77 sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 thực hiện trả lời câu hỏi sử dụng thư viện với tần suất “Hàng tuần” hoặc “Hàng tháng” Cụ thể, trong số 104

Mức độ hài lòng sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện

2.1 Mức độ ảnh hưởng của không gian và môi trường đến việc học tập của sinh viên

Không gian và môi trường là một phần quan trọng khi đề cập đến vấn đề cơ sở vật chất Đặc biệt, phòng Thư viện không chỉ là nơi dành cho sinh viên đến để mượn sách, mà còn là nơi để sinh viên ngồi lại, học tập, nghiên cứu và làm việc, vậy nên việc đáp ứng nhu cầu về không gian và môi trường giúp cho sinh viên học tập, làm việc hiệu quả là rất quan trọng Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 104 sinh viên năm nhất khoa Đông phương học để tìm hiểu về mức độ đánh giá sự hài lòng của các sinh viên đối với vấn đề này

2.1.1 Cách bố trí không gian học tập và làm việc trong Thư viện a) Số lượng, chất lượng bàn, ghế trong Thư viện

Hình 2.1 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về số lượng bàn, ghế trong phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học

KHXH&NV, ĐHQG-HCM (Nguồn: Trích từ cuộc khảo sát)

Theo kết quả của cuộc khảo sát, có 23 sinh viên đánh giá “Rất không hài lòng” và 33 sinh viên đánh giá “Không hài lòng” đối với số lượng bàn ghế được bố trí của phòng Thư viện, tương đương với 53,8% số lượng sinh viên tham gia khảo sát Có 31 sinh viên tương đương 29,8% số lượng sinh viên tham gia khảo sát đánh giá số lượng bàn ghế của phòng Thư viện ở mức

“Bình thường”, và chỉ có 14 sinh viên đánh giá “Hài lòng” và 3 sinh viên đánh giá “Rất hài lòng”, tương đương 16,4% cảm thấy số lượng bàn ghế đáp ứng đủ nhu cầu học tập của mình

Từ kết quả trên, có thể thấy số lượng bàn ghế trong phòng Thư viện vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên

56 b) Diện tích phòng Thư viện

Hình 2.2 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về diện tích phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM (Nguồn: Trích từ cuộc khảo sát)

Theo kết quả của cuộc khảo sát, có đến 33 sinh viên tương đương 31,7% và 29 sinh viên tương đương 27,9% đánh giá mức độ hài lòng về diện tích phòng Thư viện lần lượt là “Rất không hài lòng” và “Không hài lòng”

Có 26 sinh viên tương đương 25% chọn đánh giá “Bình thường” về diện tích phòng Thư viện Chỉ có 12 sinh viên tương đương 11,5% và 4 sinh viên tương đương 3,8% số lượng sinh viên tham gia khảo sát đánh giá lần lượt “Hài lòng” và “Rất hài lòng” về diện tích phòng Thư viện

Như vậy, với 59,6% sinh viên tham gia khảo sát đánh giá không hài lòng về diện tích phòng Thư viện, nhóm nghiên cứu nhận thấy diện tích phòng Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cơ sở

57 2 vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học c) Sự dễ dàng di chuyển và tiếp cận các khu vực khác nhau trong Thư viện

Hình 2.3 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về sự dễ dàng di chuyển và tiếp cận các khu vực khác nhau trong phòng

Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

(Nguồn: Trích từ cuộc khảo sát)

Từ kết quả trên biểu đồ, có 10 sinh viên tương đương 9,6% và 25 sinh viên tương đương 24% số lượng sinh viên tham gia khảo sát đánh giá lần lượt

“Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý” đối với vấn đề di chuyển và tiếp cận các khu vực khác nhau trong phòng Thư viện Có 43 sinh viên tương đương 41,3% số lượng sinh viên tham gia khảo sát chọn đánh giá “Bình thường” Có 24 sinh viên tương đương 23,1% và 2 sinh viên tương đương

1,9% lần lượt đánh giá “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý”

58 Như vậy, với 41% đánh giá “Bình thường” và 25% đánh giá “Đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” từ số lượng sinh viên tham gia khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy không gian phòng Thư viện tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh viên trong việc di chuyển và tiếp cận các khu vực khác nhau

Từ khảo sát 3 vấn đề trên, có thể thấy cách bố trí, không gian trong Thư viện vẫn còn nhiều hạn chế Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng về “Cách bố trí không gian học tập ở phòng Thư viện” cho những sinh viên tham gia cuộc khảo sát

Hình 2.4 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về cách bố trí không gian học tập ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM (Nguồn: Trích từ cuộc khảo sát)

Từ kết quả khảo sát, ta có 5 sinh viên tương đương 4,8% đánh giá “Rất không hài lòng”, 38 sinh viên tương đương 36,5% đánh giá “Không hài lòng” đối với cách bố trí không gian học tập và làm việc trong phòng Thư

Kết luận

Sau quá trình điều tra bằng bảng hỏi, nghiên cứu, phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở phần mở đầu

Câu hỏi được đặt ra: “ Mức độ hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM cơ sở Thủ Đức như thế nào? ”, thông qua phần phân tích về Mức độ hài lòng của sinh viên Đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện, nhóm nghiên cứu xin đưa ra kết luận: Tất cả các yếu tố, bao gồm: Không gian và môi trường Thư viện, Tài liệu và nguồn thông tin từ Thư viện, Các thiết bị hỗ trợ trong Thư viện đều có ảnh hưởng đối với sự hài lòng của sinh viên khoa Đông phương học

Cụ thể, Không gian và môi trường Thư viện có ảnh hưởng cùng chiều đối với sự hài lòng của sinh viên Về cách sắp xếp, bố trí không gian, diện tích, điều hòa, ánh sáng, số lượng bàn, ghế của phòng Thư viện đa phần sinh viên năm nhất khoa Đông phương học cho rằng vẫn nên có sự cải thiện thể hiện ở các khía cạnh mà sinh viên muốn cải thiện: Chất lượng bàn ghế (46,2%, tương đương 48 sinh viên) Diện tích Thư viện (60,6%, tức 63 sinh viên), Điều hòa nhiệt độ (20,2%, tương đương 21 sinh viên), Bố trí không gian(43,3%, tức 45 sinh viên), tương quan với mức độ từ “Rất không hài lòng” đến “Bình thường” cao hơn so với mức độ từ “Hài lòng” đến “Rất hài lòng”, điều này cho thấy sinh viên chưa thực sự hài lòng đối với không gian và môi trường Thư viện

Tài liệu và nguồn thông tin từ Thư viện có được sự hài lòng cao hơn so với khía cạnh Không gian và môi trường khi phần trăm yêu cầu cải thiện của Chất lượng tài liệu ở mức 38,5% tương đương 40 sinh viên, đồng thời sự hài lòng về tài liệu chuyên ngành khoa Đông phương học chiếm 53,8% ở mức độ “Hài lòng” đến “Rất hài lòng”, tương đương 56 sinh viên Điều này cho thấy sinh

85 viên khoa Đông phương học khóa 2022 có sự hài lòng nhất định đối với tài liệu từ Thư viện

Cuối cùng là Các thiết bị hỗ trợ của Thư viện cung cấp, bên cạnh tính ứng dụng cao và hiệu quả của máy tính, máy tìm kiếm sách đem lại được đánh giá cao, thì nhất là vấn đề Internet là khía cạnh mà sinh viên khoa Đông phương học cho rằng cần phải cải thiện nhiều nhất, có đến 91,3% tức 95 sinh viên trên tổng số 104 sinh viên tham gia khảo sát Điều đó cũng có thể được lý giải bởi mức độ hài lòng về kết nối Internet của Thư viện được đánh giá từ “Rất không hài lòng” đến “Không hài lòng” là 74% tương đương 77 sinh viên Vì vậy, nhà trường, ban quản lý Thư viện cần xem xét và đưa ra các phương án để khắc phục hạn chế về kết nối Internet để đem đến cho sinh viên trải nghiệm tốt hơn Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu và bình luận kết quả, nhóm nghiên cứu nhận thấy các giả thuyết H1, H2, H3 đưa ra ở phần Mở đầu là phù hợp với kết quả nghiên cứu

Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, nhóm nhận thấy khách thể nghiên cứu vẫn còn ở phạm vi hẹp Chính vì thế, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu về đề tài ảnh hưởng của cơ sở vật chất của Thư viện, không chỉ góp phần khảo sát nhu cầu của các bạn sinh viên mà còn làm tăng thêm mức độ hiệu quả của việc sử dụng Thư viện trong học tập và nghiên cứu.

Kiến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị sau đây:

1 Đối với nhà trường, phòng, ban quản lý Thư viện:

• Đầu tư và nâng cấp hơn về cơ sở vật chất: Nhà trường nên xem việc đầu tư và nâng cấp này là một ưu tiên Điều này bao gồm mua sắm và duy trì các

86 nguồn tài liệu đa dạng và chất lượng, cải thiện không gian học tập, mở rộng diện tích, nâng cấp trang thiết bị công nghệ, đặc biệt là vấn đề kết nối internet, khi có đến 91,3% tương đương 95 sinh viên yêu cầu cải thiện

(Biểu đồ Hình 3.3.Biểu đồ cột thể hiện ý kiến của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về những khía cạnh cần cải thiện của cơ sở vật chất của phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM (Nguồn: Trích từ cuộc khảo sát)) Môi trường học tập tiện nghi và chuyên nghiệp trong Thư viện sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho sinh viên nghiên cứu và học tập; từ đó gia tăng sự hài lòng của sinh viên

• Xây dựng không gian học tập linh hoạt và sáng tạo: Thư viện nên được thiết kế sao cho linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của đa dạng sinh viên Đảm bảo rằng có không gian yên tĩnh để nghiên cứu cá nhân, không gian hợp tác để làm việc nhóm, và không gian sáng tạo để khuyến khích sự sáng tạo và tương tác xã hội Sự linh hoạt này sẽ thu hút và duy trì sự tương tác tích cực giữa sinh viên và Thư viện

• Lắng nghe, thường xuyên đưa ra các chương trình khảo sát ý kiến của sinh viên đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện ở cơ sở 2, nhằm kịp thời nắm bắt tình hình sử dụng, mức độ hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện, từ đó đưa ra các hướng giải quyết phù hợp

• Khai thác tối đa cơ sở vật chất Thư viện: Sinh viên nên chủ động sử dụng một cách hiệu quả các cơ sở vật chất trong Thư viện Tìm hiểu về các dịch vụ và nguồn tài liệu mà Thư viện cung cấp, từ đó khai thác tối đa tiềm năng của cơ sở vật chất và nâng cao hiệu suất học tập và nghiên cứu

• Phản hồi và đóng góp ý kiến: Sinh viên nên chủ động tham gia vào quá trình đánh giá và cải tiến cơ sở vật chất Thư viện Phản hồi từ phía sinh

87 viên về việc nâng cấp cơ sở vật chất và cải thiện dịch vụ Thư viện là rất quan trọng để tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho tất cả sinh viên nói chung và sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 nói riêng

CÂU HỎI MỤC TRẢ LỜI

PHẦN 1 LỜI CAM KẾT PHẦN 2 THÔNG TIN CÁ NHÂN PHẦN 3 NỘI DUNG

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC KHÓA 2022

1 Bạn có nhận thức rõ về vị trí của Thư viện tại cơ sở 2 trường mình không?

Có ý thức nhưng chưa rõ ràng Khá mơ hồ

2 Bạn đã tham gia lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng Thư viện truyền thống và Thư viện hiện đại do Trung tâm Thông tin - Thư viện tổ chức vào tháng 10/2022 chưa? Đã tham gia Chưa tham gia

3 Bạn sử dụng thư viện với tần suất như thế nào?

Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Hiếm khi Không sử dụng

4 Bạn dành bao lâu trong mỗi lần sử dụng thư viện?

Dưới 1 giờ Từ 1 đến 2 giờ Từ 2 đến 4 giờ Trên 4 giờ

89 5 Bạn sử dụng thư viện trong mục đích gì? Học tập

Nghiên cứu Tìm kiếm thông tin Giải trí

6 Bạn đã từng sử dụng các dịch vụ nào của thư viện? Đọc tại chỗ Mượn tài liệu về nhà Trả tài liệu ngoài giờ phục vụ Triển lãm tài liệu

Tra cứu thông tin trên OPAC Tư vấn thông tin

Cung cấp tài liệu theo môn học Kiểm tra trùng lặp dữ liệu Tìm kiếm thông tin theo yêu cầu

Tổ chức các lớp huấn luyện người dùng tin

Phát hành sách tham khảo - giáo trình

Mượn liên thư viện (Hệ thống thư viện ĐHGQ-HCM, TVĐH Mở, TVĐH Văn Hiến, TVĐH Ngoại ngữ - Tin học, TVĐH SPKT TP.HCM, TV Khoa học Tổng hợp TP.HCM, )

Sao chép, in ấn, nhận dạng và số hóa tài liệu

Sử dụng máy tính phòng tra cứu dữ liệu, Đa phương tiện

Biên soạn thư mục theo chuyên đề Mượn tài liệu qua đường bưu điện

90 Phát hành sách - giáo trình của NXB ĐHQG-HCM qua đường bưu điện

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC KHÓA 2022 ĐỐI VỚI CƠ SỞ VẬT CHẤT THƯ VIỆN

1 Cách bố trí không gian học tập và làm việc trong Thư viện

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

2 Sự thoải mái và khả năng tập trung trong môi trường Thư viện

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 3 Mức độ yên tĩnh Rất không hài lòng

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

4 Điều hòa không gian và nhiệt độ trong Thư viện

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

91 5 Ánh sáng trong Thư viện Rất không hài lòng

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 6 Diện tích phòng Thư viện Rất không hài lòng

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

7 Số lượng bàn, ghế trong Thư viện

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

8 Cách sắp xếp các loại tài liệu, sách, báo

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

9 Tài liệu chuyên ngành phục vụ cho khoa Đông phương học

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

92 10 Kết nối Internet Rất không hài lòng

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

11 Cơ sở vật chất của Thư viện đáp ứng đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

12 Bạn có đủ không gian để làm việc một cách thoải mái trong Thư viện

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

13 Thiết bị công nghệ (máy tính, máy in, v.v.) trong Thư viện đáp ứng đủ yêu cầu của bạn

Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

14 Các khu vực đặc biệt như phòng đọc, phòng hội thảo, phòng nhóm, v.v có sẵn và đáp ứng được nhu cầu của bạn

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

15 Bạn có đủ quyền riêng tư và không gian cá nhân trong Thư viện

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

16 Bạn dễ dàng tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu (sách, báo, tạp chí) trong Thư viện

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

17 Các khu vực và trang thiết bị hỗ trợ (ví dụ: máy tìm kiếm sách, tủ trả sách…) có sẵn và tiện lợi

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

18 Bạn dễ dàng di chuyển và tiếp cận các khu vực khác nhau trong Thư viện

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

19 Cơ sở vật chất của Thư viện có đáp ứng yêu cầu về sự an toàn và an ninh cho bạn

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

94 Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC KHÓA 2022 VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHÒNG THƯ VIỆN

1 Bạn đánh giá cơ sở vật chất phòng Thư viện về mặt không gian học tập như thế nào?

Rất tốt Tốt Trung bình Kém

2 Bạn cảm thấy cơ sở vật chất phòng Thư viện đáp ứng đủ các nhu cầu học tập của sinh viên không? Đáp ứng đủ Đáp ứng chưa đủ Đáp ứng không đủ

3 Theo ý kiến của bạn, cơ sở vật chất phòng Thư viện cần cải thiện những khía cạnh nào để tạo điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên?

Chất lượng bàn ghế Diện tích Thư viện Chất lượng tài liệu Kết nối Internet Khác

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 1 Thực trạng sử dụng phòng Thư viện của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

Hình 1.1 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hiểu biết của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 về vị trí phòng Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cơ sở 2

Hình 1.2 Biểu đồ tròn thể hiện số lượng sinh viên đã tham gia lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng thư viện do Trung tâm Thông tin - Thư viện tổ chức vào tháng 10/2022 của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

Hình 1.3 Biểu đồ tròn thể hiện tần suất sử dụng Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cơ sở 2 của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

Hình 1.4 Biểu đồ tròn thể hiện thời gian trong mỗi lần sử dụng Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cơ sở 2 của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

Hình 1.5 Biểu đồ cột thể hiện mục đích sử dụng thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cơ sở 2 của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

Hình 1.6 Biểu đồ cột thể hiện các dịch vụ Thư viện đã sử dụng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022

2 Mức độ hài lòng sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng Thư viện

Ngày đăng: 13/07/2024, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Danh sách phân chuyên ngành khoa Đông phương học, khóa tuyển sinh 2022. (2022, 10 08). Retrieved from Khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn:https://hcmussh.edu.vn/news/item/20711 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh sách phân chuyên ngành khoa Đông phương học, khóa tuyển sinh 2022
3. Giới, N. H. (2019, 12 09). Thúc đẩy sự nghiệp thư viện ở Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Retrieved from Báo Quân đội nhân dân: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/thuc-day-su-nghiep-thu-vien-o-viet-nam-phat-trien-len-mot-tam-cao-moi-604793 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy sự nghiệp thư viện ở Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới
4. hội, Q. (2019, 11 21). Retrieved from Luật Thư viện 2019: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-Thu-vien-2019-398157.aspx Link
1. A-lốc-lúc. (2020). Attitude of Students towards the Use of Library Facilities: A Case Study (Thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng các thiết bị thư viện: Một nghiên cứu tình huống) Khác
5. Ngô Thị Kim Duyên (Trường Đại học An Giang), N. T. (2017). Chất lượng dịch vụ thư viện: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long Khác
7. Phương, B. H. (2021). Lí thuyết về sự lo âu khi sử dụng thư viện và ảnh hưởng đối với hành vi tìm kiếm thông tin của sinh viên Khác
8. Phương, T. T. (2021). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Duy Tân (Study the factors influencing students’ satisfaction for service quality at Duy Tan University library) Khác
9. Rô-đi-géc, M.-r.-k. (2020). Impact of academic library services on students’ success and performance (Tác động của các dịch vụ thư viện học thuật đối với sự thành công và hiệu suất của học sinh) Khác
12. Văn Tiến Đinh, T. T. (2020). Data survey on the factors affecting students’ satisfaction and academic performance at private universities in Vietnam (Khảo sát dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học tư thục ở Việt Nam) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.5. Biểu đồ cột thể hiện mục đích sử dụng thư viện trường ĐH KHXH&NV,  ĐHQG-HCM cơ sở 2 của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 1.5. Biểu đồ cột thể hiện mục đích sử dụng thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cơ sở 2 của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 (Trang 49)
Hình 1.6. Biểu đồ cột thể hiện các dịch vụ Thư viện đã sử dụng của sinh viên khoa  Đông phương học khóa 2022 - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 1.6. Biểu đồ cột thể hiện các dịch vụ Thư viện đã sử dụng của sinh viên khoa Đông phương học khóa 2022 (Trang 50)
Hình 2.1. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về số lượng bàn, ghế trong phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.1. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về số lượng bàn, ghế trong phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học (Trang 55)
Hình 2.2. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về diện tích phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.2. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về diện tích phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, (Trang 56)
Hình 2.4. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về cách bố trí không gian học tập ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.4. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về cách bố trí không gian học tập ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại (Trang 58)
Hình 2.5. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về mức độ yên tĩnh ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.5. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về mức độ yên tĩnh ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học (Trang 60)
Hình 2.6. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về điều hòa không gian và nhiệt độ trong Thư viện ở phòng Thư viện tại cơ - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.6. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về điều hòa không gian và nhiệt độ trong Thư viện ở phòng Thư viện tại cơ (Trang 61)
Hình 2.7. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về ánh sáng ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.7. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về ánh sáng ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, (Trang 62)
Hình 2.8. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về sự thoải mái và khả năng tập trung ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.8. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về sự thoải mái và khả năng tập trung ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường (Trang 63)
Hình 2.9. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về các khu vực đặc biệt như phòng đọc, phòng hội thảo, phòng nhóm, v.v… - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.9. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về các khu vực đặc biệt như phòng đọc, phòng hội thảo, phòng nhóm, v.v… (Trang 65)
Hình 2.10. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về mức độ đáp ứng về quyền riêng tư và không gian cá nhân trong Thư - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.10. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về mức độ đáp ứng về quyền riêng tư và không gian cá nhân trong Thư (Trang 66)
Hình 2.12. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về tài liệu chuyên ngành phục vụ cho khoa Đông phương học ở phòng Thư - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.12. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về tài liệu chuyên ngành phục vụ cho khoa Đông phương học ở phòng Thư (Trang 69)
Hình 2.13. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về sự dễ dàng tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu (sách, báo, tạp chí) - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.13. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về sự dễ dàng tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu (sách, báo, tạp chí) (Trang 70)
Hình 2.15. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về sự an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của thiết bị ở phòng Thư viện - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.15. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về sự an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của thiết bị ở phòng Thư viện (Trang 73)
Hình 3.3. Biểu đồ cột thể hiện ý kiến của sinh viên năm nhất khoa Đông phương  học về những khía cạnh cần cải thiện của cơ sở vật chất của phòng Thư viện tại cơ sở 2, - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 3.3. Biểu đồ cột thể hiện ý kiến của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về những khía cạnh cần cải thiện của cơ sở vật chất của phòng Thư viện tại cơ sở 2, (Trang 80)
Hình 2.2. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về diện tích phòng Thư viện ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.2. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về diện tích phòng Thư viện ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học (Trang 98)
Hình 2.3. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về sự dễ dàng di chuyển và tiếp cận các khu vực khác nhau trong Thư viện - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.3. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về sự dễ dàng di chuyển và tiếp cận các khu vực khác nhau trong Thư viện (Trang 99)
Hình 2.4.  Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về cách bố trí không gian học tập ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.4. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về cách bố trí không gian học tập ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại (Trang 99)
Hình 2.5. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về mức độ yên tĩnh ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.5. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về mức độ yên tĩnh ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học (Trang 100)
Hình 2.6. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về điều hòa không gian và nhiệt độ trong Thư viện ở phòng Thư viện tại cơ - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.6. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về điều hòa không gian và nhiệt độ trong Thư viện ở phòng Thư viện tại cơ (Trang 100)
Hình 2.7. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về ánh sáng ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.7. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về ánh sáng ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học KHXH&NV, (Trang 101)
Hình 2.12. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về tài liệu chuyên ngành phục vụ cho khoa Đông phương học ở phòng Thư - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.12. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về tài liệu chuyên ngành phục vụ cho khoa Đông phương học ở phòng Thư (Trang 103)
Hình 2.11. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về cách sắp xếp các loại tài liệu, sách, báo ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.11. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về cách sắp xếp các loại tài liệu, sách, báo ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, (Trang 103)
Hình 2.14. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về kết nối Internet ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.14. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về kết nối Internet ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, trường Đại học (Trang 104)
Hình 2.16. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông  phương học về thiết bị công nghệ (máy tính, máy in, v.v.) ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, - sự hài lòng của sinh viên khoa đông phương học khóa 2022 đối với cơ sở vật chất phòng thư viện
Hình 2.16. Biểu đồ tròn thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên năm nhất khoa Đông phương học về thiết bị công nghệ (máy tính, máy in, v.v.) ở phòng Thư viện tại cơ sở 2, (Trang 105)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN